BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc Hành
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM LÝ
TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc Hành
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM LÝ
TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI HIỀN LÊ
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2018
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được
sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá
nhân. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập
kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của
nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị. Đặc
biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ giáo viên các trường Trung học Cơ sở Trần
Bội Cơ, trường Trung học Cơ sở Vĩnh Lộc B và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật
chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Mai Hiền Lê – người trực
tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, phòng sau đại học cùng toàn thể
các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những
người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến
đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2018.
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hành
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hành
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
………………………………………………………………………………………………………
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ
………………………………………………………………………………………………………..
11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp
với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
…………………………………………………… 11
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu xung đột tâm lý và kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè trên thế giới. …………………………………………………… 11
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu xung đột tâm lý và kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè ở Việt Nam.
…………………………………………………….. 15
1.2. Kỹ năng ……………………………………………………………………………………………. 20
1.2.1. Khái niệm kỹ năng ……………………………………………………………………….. 20
1.2 2. Đặc điểm kỹ năng ………………………………………………………………………… 24
1.2.3. Các giai đoạn hình thành và mức độ của kỹ năng ……………………………. 25
1.3. Xung đột tâm lý
…………………………………………………………………………………. 28
1.3.1. Định nghĩa xung đột …………………………………………………………………….. 28
1.3.2. Định nghĩa xung đột tâm lý …………………………………………………………… 30
1.3.3. Phân loại xung đột tâm lý
……………………………………………………………… 32
1.4. Kỹ năng giải quyết xung đột ……………………………………………………………….. 37
1.4.1. Khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột …………………………………………… 37
1.4.2. Biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột
………………………………………. 38
1.5. Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh Trung học
Cơ sở ……………………………………………………………………………………………………… 43
1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học Cơ sở.
……………………….. 43
1.5.2. Khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học
sinh Trung học Cơ sở.
……………………………………………………………………………. 46
1.5.3. Biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh
Trung học Cơ sở …………………………………………………………………………………… 47
1.5.4. Mức độ kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh
Trung học Cơ sở. ………………………………………………………………………………….. 48
1.5.5. Tiêu chí đánh giá kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở. ……………………………………………………………….. 48
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở.
…………………………………………………………………… 54
1.6.1. Yếu tố chủ quan …………………………………………………………………………… 54
1.6.2. Yếu tố khách quan
………………………………………………………………………… 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
………………………………………………………………………………
59
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
TRONGGIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………………………………………………………….
60
2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………
60
2.1.1. Khách thể nghiên cứu
………………………………………………………………………. 60
2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu
…………………………………………………………………. 61
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM
LÝ TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ
SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ………………………………………………………
71
2.2.1. Đánh giá chung thực trạng kỹ năng gỉai quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
…………………………………………….. 71
a. Kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải. ……………………………………… 73
b. Kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè. …………………………………………………………….. 76
c. So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của
học sinh Trung học Cơ sở theo giới tính. …………………………………………………. 79
d. So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của
học sinh Trung học Cơ sở theo khối lớp.
………………………………………………….. 80
2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh. ……………………………………………………………………………………………………… 83
a. Yếu tố ảnh từ phía nhà trường. ……………………………………………………………. 83
b. Yếu tố ảnh từ phía gia đình
…………………………………………………………………. 87
2.3. Đánh giá tính khả thi một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng giải quyết
xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh. ………………………………………………………………………….. 91
2.3.1. Biện pháp từ phía nhà trường. ……………………………………………………….. 91
2.3.2. Biện pháp từ phía gia đình.
……………………………………………………………. 96
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
…………………………………………………………………………….
101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
…………………………………………………………………….
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………………………….
105
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trung học Cơ sở
THCS
Thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM
Điểm trung bình
X
Độ lệch chuẩn
Std
Xác suất thống kê kiểm nghiệm sự khác biệt
P
Cao
C
Thấp
T
Trung bình
TB
Ban giám hiệu
BGH
Nhà xuất bản
NXB
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mẫu khách thể
…………………………………………………………………………….
60
Bảng 2.2: Thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở. ……………………………………………………………………….
72
Bảng 2.3: Kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải của học sinh Trung học Cơ
sở tại Thành phố Hồ chí Minh.
……………………………………………………………………….
73
Bảng 2.4: Kĩ năng thỏa hiệp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
…………………………………………………………………………………………
76
Bảng 2.5: So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở theo giới tính.
……………………………………………………
79
Bảng 2.6: So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở theo khối lớp.
……………………………………………………
81
Bảng 2.7: Yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường đến kỹ năng giải quyết xung đột
tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
………………………..
83
Bảng 2.8: Yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm
lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
………………………………
87
Bảng 2.9: Đánh giá tính khả thi biện pháp từ phía nhà trường đến kỹ năng giải
quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
….
91
Bảng 2.10: Đánh giá tính khả thi biện pháp từ phía gia đình đến kỹ năng giải quyết
xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
…………..
96
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kì đổi mới hiện nay, cùng với sự phát triển về mọi lĩnh vực của
đất nước, con người ngày càng văn minh hơn, có điều kiện và cơ hội để phát triển
và học hỏi nhiều hơn. Bên cạnh những thuận lợi về nhu cầu vật chất của xã hội và
nền khoa học văn minh phát triển, con người ngày càng phải đối mặt với những
thách thức lớn về sự thích nghi những thay đổi của môi truờng và xã hội. Ngày nay,
chúng ta, đặc biệt là học sinh Trung học Cơ sở, không những cần trau dồi tri thức
khoa học mà còn phải trang bị cho mình những kỹ năng thiết yếu nhằm ứng xử, đối
phó kịp thời, chuẩn xác với những xung đột, khó khăn về tâm lý trong giao tiếp với
con người, xã hội mà gần nhất đối với học sinh Trung học Cơ sở là mối quan hệ bạn
bè.
Các nhà triết học đã cho rằng nơi nào có con người sẽ xảy ra xung đột. Sự
xung đột ban đầu được biết đến với các hình thức bảo vệ quyền lợi cá nhân như:
bảo vệ nòi giống, lãnh thổ, chủ quyền,… Dựa trên cơ sở lí luận các nghiên cứu đi
trước, nhiều nhà khoa học, tâm lý học đã đưa ra các hướng nghiên cứu về thực trạng
xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột,…Trong đó, những vấn đề về giải quyết xung
đột ở độ tuổi học sinh Trung học Cơ sở cũng được các nhà xã hội học và tâm lý học
quan tâm.
Tuổi học sinh Trung học Cơ sở là một giai đoạn phát triển đầy biến động của
một đời người. Đây là thời kỳ quá độ chuyển tiếp từ thế giới trẻ con sang thế giới
người lớn. Sự phát triển “nhảy vọt” về thể chất, sự thay đổi điều kiện sống và hoạt
động (học tập, giao tiếp, …), nhất là sự trưởng thành về mặt sinh dục và sự thay đổi
vị thế trong gia đình, nhà trường và xã hội đã tạo điều kiện phát sinh nét cấu tạo tâm
lý mới trung tâm của tuổi học sinh Trung học Cơ sở: ý thức của học sinh Trung học
Cơ sở được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này là
hoạt động học tập và hoạt động giao tiếp với bạn bè. Trong hoạt động giao tiếp ở
tuổi học sinh Trung học Cơ sở có những thay đổi về chất so với hoạt động giao tiếp
ở tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt trong giao tiếp với người lớn và bạn bè đồng trang
lứa. Giao tiếp mang tính chất tâm tình trở thành hoạt động chủ đạo của tuổi học sinh
2
Trung học Cơ sở. Vì vậy, trong giai đoạn tuổi học sinh Trung học Cơ sở, quan hệ
bạn bè chiếm một vị trí quan trọng trong lòng các em và mức độ ảnh hưởng đến
nhận thức và hành vi từ những xung đột với bạn bè là điều không thể tránh khỏi.
Xung đột với bạn bè, tập thể có thể thúc đẩy các em sửa chữa, hoàn thiện bản thân
để hoà nhập với bạn, nhưng cũng có thể khiến các em đau khổ, tổn thương về mặt
tâm lý, dẫn đến lệch lạc về nhận thức và hành vi: gia nhập nhóm bạn khác, nảy sinh
hành vi tiêu cực như phá phách, gây hấn, phạm tội và tệ nạn.
Một trong những biện pháp giúp các em có được sự hình thành và phát triển
đầy đủ về nhân cách là trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để tồn tại và
phát triển. Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè là một
trong những kỹ năng quan trọng mà các em cần trau dồi và ứng dụng vào thực tiễn
một cách thành thục, linh hoạt và đúng đắn nhằm ứng phó trước nhiều tình huống
khác nhau trong cuộc sống.
Ngày nay, trên phương tiện thông tin đại chúng, khi nhắc đến học sinh Trung
học Cơ sở là nhắc đến các vấn đề bạo lực học đường, trầm cảm, bỏ học, gia nhập
nhóm tệ nạn, thậm chí nguy hiểm hơn là tự tử và trở thành tội phạm hình sự,..ngày
càng nổi cộm và lên đến mức báo động, đòi hỏi các nhà giáo dục, xã hội và tâm lý
quan tâm, can thiệp nhằm giúp các em có cuộc sống lành mạnh, đúng đắn và ý
nghĩa hơn. Những hậu quả đáng tiếc trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như gia
đình, áp lực thành tích học học tập, điểm số hay đáng chú ý hơn là do xung đột với
bạn bè. Trước tình hình này, không chỉ các nước trên thế giới mà cả Việt Nam cũng
đã đưa ra nhiều dự án nhằm hạn chế những điều đáng tiếc trên, một trong những
biện pháp hiệu quả nhất là giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giải quyết
xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè để các em có thể bảo vệ bản thân và các
mối quan hệ của mình trong cuộc sống.
Trên thực tiễn, một số nghiên cứu về xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột
trong các mối quan hệ liên nhân cách như: Nghiên cứu “Giải quyết xung đột pháp
luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong
mối tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới” của tác giả Phạm
Thành Tài (2011), “Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh Trung
3
Học Cơ Sở về nhu cầu độc lập” của tác giả Đỗ Hạnh Nga (2014), vấn đề “Xử lí
xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh từ việc xử phạt học sinh” của tác giả
Đỗ Quốc Huy (2016), tác giả Trang Đặng Thị Thu (2016) đã nghiên cứu về “Xung
đột tâm lý vợ chồng trong gia đình tri thức trẻ trên địa bàn Hà Nội”, tác giả Nguyễn
Đức Mạnh (2017) nghiên cứu về “Kỹ năng giải quyết xung đột của công nhân công
ty cổ phần nhựa Bình Minh, tình Bình Dương” và vấn đề “Xung đột tâm lý trong
hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” đã được nghiên cứu tổng quát bởi tác
giả Nguyễn Thị Hiền (2017)…Các nghiên cứu đều nhằm tìm hiểu lí luận, quan điểm
chung về vấn đề xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột, các yếu tố ảnh hưởng của
kỹ năng giải quyết xung đột và từ đó đề xuất biện pháp can thiệp.
Thực tế, ngày này, chưa có nhiều trường trang bị kiến thức đến việc giáo dục
kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè đối với học sinh
Trung học Cơ sở. Bên cạnh đó, vẫn có một số trường đã chú trọng đến việc giáo dục
kỹ năng này cho các em, mặc dù chưa thống nhất các nội dung, biểu hiện của kỹ
năng này và việc giáo dục còn mang tính chất hình thức, hạn chế.
Ở Việt Nam, dưới góc độ nghiên cứu khoa học, kỹ năng giải quyết xung đột
tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở chưa được nghiên
cứu nhiều. Phần lớn các nghiên cứu, dự án đều được thực hiện dưới dạng bài báo,
giáo dục, công tác xã hội. Đối với đối tượng học sinh Trung học Cơ sở, các nghiên
cứu về xung đột thường dừng lại ở việc đề xuất biện pháp giải quyết xung đột, chưa
đi sâu vào việc phân tích biểu hiện, đặc điểm của kỹ năng và tiêu chí đánh giá kỹ
năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm, nghiên cứu đi trước về các vấn đề liên
quan đến xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột và học sinh Trung học Cơ sở, tôi sẽ
nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở nhằm nghiên cứu thực trạng kỹ năng
giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành
phố Hồ Chí Minh để đưa ra cách nhìn tổng quát về thực trạng, nguyên nhân và từ
đó đề xuất biện pháp phát huy kỹ năng giải quyết xung đột của tuổi học sinh Trung
4
học Cơ sở, nhằm giúp các em giảm bớt áp lực trong quan hệ bạn bè và tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển đời sống tâm lý của các em.
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong
giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Tp.HCM và tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của
học sinh Trung học Cơ sở tại Tp.HCM.
3. Giả thuyết khoa học
– Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh Trung học Cơ sở
tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm 2 kỹ năng thành phần là: kỹ năng tìm kiếm người
trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè ở mức độ trung bình.
– Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung
học Cơ sở có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng giữa các khối lớp.
– Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung
học Cơ sở của học sinh nữ tốt hơn học sinh nam.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
– Mức độ và biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn
bè.
4.2. Khách thể nghiên cứu
– Luận văn tiến hành nghiên cứu trên 310/400 học sinh cả 4 khối của 2 trường
Trung học Cơ sở: trường Trần Bội Cơ (quận 5) và trường Vĩnh Lộc B (Bình Chánh)
.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết xung đột
tâm lý trong giao tiếp với bạn bè mà không nghiên cứu về Kỹ năng giải quyết xung
đột tâm lý trong học tập của học sinh Trung học Cơ sở.
5
– Đề tài chỉ nghiên cứu Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn
bè của học sinh Trung học Cơ sở trên hai trường: trường Trung học Cơ sở Trần Bội
Cơ (quận 5) và trường Trung học Cơ sở Vĩnh Lộc B (quận Bình Chánh) lần lượt đại
diện cho khu vực nội thành và khu vực ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh.
– Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở, chẳng hạn: sự thay đối tâm sinh lí,
năng lực của học sinh, cơ chế tâm lý xã hội, yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình, nhà
trường hay hoạt động truyền thông…Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này,
chúng tôi chỉ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình và nhà trường đến
kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung
học Cơ sở.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống một số vấn đề lý luận về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh: khái
niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột, mức độ và biểu hiện kỹ năng
giải quyết xung đột, các yếu tố ảnh hưởng kỹ năng giải giải quyết xung đột.
– Mô tả thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của
học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong
giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nhiệm vụ của đề tài thông qua
sách, báo, tài liệu tham khảo và những công trình nghiên cứu có liên quan.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1.. Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản.
a. Mục đích
6
Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản nhằm góp phần xây dựng cơ sở lí luận của
đề tài.
b. Nội dung
Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ đề tài đã được đề cập từ trước
đến nay: khái niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột, khái niệm xung
đột, khái niệm giao tiếp, mức độ và biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột,
phương pháp nghiên cứu, luận chứng lí giải.
c. Cách tiến hành
Đọc các tài liệu viết về kỹ năng, kỹ năng giải quyết xung đột, xung đột, xung đột
trong giao tiếp, các vấn đề liên quan đến học sinh Trung học Cơ sở,… Phân tích, xử
lý, tổng kết thành cơ sở lí luận của đề tài.
7.2.2. Phương pháp quan sát
a. Mục đích
Phát hiện thực trạng về những biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong
giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở trong cuộc sống hằng ngày: giờ
ra chơi, buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ.
b. Nội dung
Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở nhằm thu thập thêm dữ liệu
cũng như củng cố các dữ liệu đã thu thập được thông qua phương pháp bảng hỏi.
Nội dung quan sát được chuẩn bị sẵn nhằm thu thập những nội dung cần thiết nhất
cho công trình nghiên cứu. Chủ yếu là quan sát có chủ định với những nội dung đã
chuẩn bị trước.
Địa điểm: Giờ ra chơi, buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ.
c. Cách tiến hành
Xây dựng hệ thống các mức độ biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong
giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
Quan sát và đánh giá về biểu hiện của học sinh.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
a. Mục đích
7
Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập thêm dữ liệu cũng như lấy thêm ý kiến của
chuyên gia, người hướng dẫn giúp hoàn thành có chất lượng, đảm bảo tính khách
quan, tính giá trị của luận văn.
b. Nội dung
Phương pháp chuyên gia được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Việc tham khảo ý kiến góp ý của chuyên gia, người hướng dẫn trong quá trình thực
hiện đề tài nhằm thu thập thêm dữ liệu, đối chứng những dữ liệu đã có sẵn, chỉnh
sửa, hoàn thành luận văn.
c. Cách tiến hành
Thường xuyên lấy ý kiến của các chuyên gia và người hướng dẫn từ khi bắt đầu
chọn đề tài đến khi hoàn thành.
7.2.4.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích
Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài để thu thập
thông tin về thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn
bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này sử
dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ kiện, nhất là những chi tiết về hoàn cảnh hiện tại,
ý kiến của đối tượng về một vấn đề nào đó.
b. Nội dung
Có 3 hình thức điều tra bằng bảng hỏi thông thường: câu hỏi kín, câu hỏi mở và vấn
đáp bằng tranh ảnh:
Câu hỏi kín bao gồm những câu hỏi cụ thể và một số câu trả lời có sẵn ở mỗi câu để
lựa chọn. Người trả lời chỉ việc đánh dấu vào những câu trả lời phù hợp với mình.
Câu hỏi mở để cho người trả lời tự diễn tả ý nghĩ của mình. Phương pháp này giúp
cho người trả lời có thể nói lên tất cả những gì mình muốn nói.
Vấn đáp bằng tranh ảnh thích hợp cho việc thu thập dữ kiện với trẻ em và người lớn
không đủ khả năng đọc và hiểu các câu hỏi. Thay vì đặt các câu hỏi viết, ta đưa các
tranh ảnh, hình vẽ và dùng lối khẩu vấn để lấy ý kiến của người đối thoại.
Nội dung câu hỏi được chuẩn bị sẵn phù hợp với phiếu tham dò ý kiến ban đầu và
được thử nghiệm, chỉnh sửa, đảm bảo tính giá trị của bảng hỏi.
8
c. Cách tiến hành
Giai đoạn 1: Đưa ra bảng thăm dò mở nhằm trưng cầu ý kiến khách thể nghiên cứu
về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung
học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó phân tích và xử lý câu hỏi mở. Trên
cơ sở kết quả của phiếu điều tra câu hỏi mở kết hợp với lý luận về kỹ năng giải
quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức.
Giai đoạn 2: Phát phiếu thăm dò chính thức
Bảng 1: Dành cho khách thế nghiên cứu chính của đề tài, gồm 2 phần:
A.Những thông tin chung về học sinh: giới tính, thời gian học, kết quả học, hoàn
cảnh gia đình.
B. Câu hỏi
Câu hỏi được xây dựng phải đảm bảo tính khách quan, tính giá trị, tính tin cậy, tính
phù hợp của đề tài. Ngôn ngữ trong bảng hỏi phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, tránh
dùng từ địa phương, chuyên ngành giúp người trả lời dễ dàng trả lời câu hỏi. Hệ
thống câu hỏi bao gồm nhiều câu hỏi có nhiều lựa chọn, mức độ phù hợp với câu
hỏi, khách thể trả lời. Kết quả thu thập thông tin từ thang đo thái độ nhằm xác định
mức độ, cường độ, tần số của các biến số trong vấn đề kỹ năng giải quyết xung đột
tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
Bảng 2: Dành cho khách thể nghiên cứu bổ trợ là ban hiệu trưởng, thầy cô. Thiết kế
câu hỏi mở nhằm thu thập ý kiến về thực trạng, nhận thức, biểu hiện của học sinh về
vấn đề kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả thu được từ bảng hỏi là cơ sở xác định thực trạng kỹ năng giải quyết xung
đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố
Hồ Chí Minh, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề xuất biện pháp phát huy.
7.2.5.Phương pháp phỏng vấn
a. Mục đích
Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu trong đó người nghiên cứu trực tiếp nêu ra
một hệ thống câu hỏi bằng lời cho đối tượng để thu thập những dữ kiện cần thiết.
9
b. Nội dung
Khi sử dụng phỏng vấn, người nghiên cứu cần lưu ý đến những nguyên tắc sau giúp
việc phỏng vấn đạt hiệu quả:
1. Xác định nhân vật được phỏng vấn
2. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
3. Dàn bài phỏng vấn và cách chuẩn bị câu hỏi
4. Thử trước các câu hỏi
5. Nắm vững kỹ thuật phỏng vấn
6. Ghi chép trong cuộc phỏng vấn
c. Cách tiến hành
Người thực hiện đề tài chuẩn bị sẵn những câu hỏi về giá kỹ năng giải quyết xung
đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở, phỏng vấn và
ghi chép câu trả lời một cách chính xác nhất qua giấy bút hoặc ghi âm nếu được cho
phép.
7.2.6. Phương pháp bài tập tình huống
a. Mục đích
Đây là phương pháp dùng trong đề tài này nhằm đưa ra cách đánh giá kỹ năng giải
quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở dựa
trên các tiêu chí: tính đúng đắn, tính thành thục, tính linh hoạt và tính hiệu quả của
kỹ năng một cách khách quan nhất.
b. Nội dung
Phương pháp này được sử dụng như một bảng hỏi bao gồm nhiều bài tập tình huống
về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung
học Cơ sở nhằm giúp đánh giá chính xác nhất khả năng nhận thức kỹ năng và mức
độ thực hiên kỹ năng của các em.
c. Cách tiến hành
Người thực hiện đề tài soạn các câu hỏi bài tập tình huống về giá kỹ năng giải quyết
xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở, bao gồm
nhiều đáp án cụ thể và có mức điểm cụ thể. Dựa trên câu trả lời của người làm bài,
10
người thực hiện tổng hợp và tính điểm nhằm đánh giá mức độ khả năng nhận thức
kỹ năng và mức độ thực hiên kỹ năng của người làm bài.
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê:
-Phương pháp toán thống kê: xử lý thống kê theo chương trình thống kê SPSS For
Win 10.0. Tính tần số, tỉ lệ phần trăm, tính trung bình, độ phân cách, độ lệch tiêu
chuẩn, kiểm nghiệm Chi-Square, tính hệ số tương quan, xếp thứ hạng.
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu xung đột tâm lý và kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè trên thế giới.
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu về xung
đột tâm lý và kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi
nhà nghiên cứu tiếp cận giải quyết xung đột dưới một góc độ khác nhau nhưng đa
phần các tác giả đều thống nhất giải quyết xung đột được thể hiện thông qua việc
chủ thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các tình huống khác nhau của đời
sống. Và quá trình giải quyết xung đột là một quá trình đòi hỏi chủ thể phải tích cực
tư duy để tìm giải pháp và thực hiện giải pháp. Từ đó, các tác giả tập trung nghiên
cứu về xung đột và kỹ năng giải quyết xung đột, cấu trúc, các thao tác của quá trình
giải quyết xung đột và đặc biệt là cơ chế giải quyết, đồng thời ứng dụng kỹ năng
giải quyết xung đột trong đời sống con người trên các khía cạnh khác nhau.
Các nhà tâm lý học trên thế giới bao gồm các nhà tâm lý học phương Tây và
các nhà tâm lý học Liên Xô cũ đã đưa ra 2 hướng nghiên cứu chính về xung đột tâm
lý:
Hướng thứ nhất: Nghiên cứu xung đột tâm lý của chính sự phát triển nhân
cách cá nhân.
Nghiên cứu xung đột tâm lý của chính sự phát triển nhân cách cá nhân được
các nhà tâm lý học nổi tiếng thuộc nhiều trường phái khác nhau đề cập đến như: J.
Frued, J. Piaget, L.X. Vuwgotxki, X.L. Rubinstein,…
J. Freud và các nhà phân tâm học xung đột cho rằng xung đột tâm lý là sự
đấu tranh giữa các lực lượng tâm lý: cái tôi, cái siêu tôi và cái ấy. Kurt Lewin cũng
đã nhấn mạnh đến vấn đề xung đột động cơ cá nhân trong công trình nghiên cứu
theo hướng phân tâm xã hội của mình.( dẫn theo Nguyễn Văn Tuân, 2015)
12
J.Piaget và các nhà tâm lý học nhận thức (1987) nghiên cứu xung đột tâm lý
như là một trạng thái thiếu hụt, mất cân bằng giữa các quá trình đồng hóa và điều
ứng các kích thích từ các môi trường. Ông chỉ ra sự nguyên lý của sự phát triển
nhận thức bắt nguồn từ sự đan xen thường xuyên giữa đồng hóa và điều ứng.
Trong tâm lý học học hoạt động, L.X. Vugotxki, X.L. Rubinstein và một số
nhà tâm lý học cùng hướng tiếp cận đều cho rằng xung đột là mâu thuẫn giữa các
yêu tố tâm – sinh lý bên trong của cá nhân với các yếu tố bên ngoài thuộc về môi
trường. Sự phát triển của các yếu tố bên trong và điều kiện khách quan bên ngoài
không thống nhất với nhau sẽ dẫn đến xung đột tâm lý, làm cho cá nhân đó sẽ bị
khủng hoảng trong quá tình phát triển, tạo nên hoạt động chủ động và cấu tạo tâm lý
mới ở trẻ. (Lê Minh Nguyệt, 2016)
Như vậy, dưới góc độ tâm lý, sự hình thành và phát triển các chức năng tâm
lý là hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lý mới. Trong quá trình phát triển đó,
thường xuyên xuất hiện các trạng thái xung đột giữa cấu trúc mới và cũ, giữa khả
năng thực tế của cá nhân, đáp ứng yêu cầu về biến đổi của môi trường. Trong các
nghiên cứu của J. Frued và các nhà tâm lý học trị liệu phân tâm cho thấy, việc giải
quyết không đúng các xung đột tâm lý của cá nhân dẫn đến các lệch lạc tâm lý,
hành vi.
Hướng thứ hai: Nghiên cứu xung đột Tâm lý của cá nhân trong mối quan hệ
liên nhân cách.
Nhìn chung, trong thời kỳ này, các nhà nghiên cứu tập trung giải thích và gọi
tên hiện tượng xung đột xảy ra ở trẻ với nhiều hướng tiếp cận khác nhau nhằm tạo
ra tiền đề cho việc tìm ra phương thức giải quyết xung đột. Đa số nghiên cứu trong
thời kì này đều xem xét nguyên nhân xảy ra xung đột xuất phát từ sự thay đổi về
tâm sinh lý của học sinh Trung học Cơ sở. Trên cơ sở đó, một số nhà tâm lý học bắt
đầu đề cập đến những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết xung
đột của thiếu niên nhưng chưa đi sâu vào cách giải quyết cụ thể.
Anna (2015) cho rằng xung đột giữa cha mẹ và con cái là “biểu hiện bình
thường của một quá trình tách ra và là một kích thích cần thiết cho quá trình phát
triển”. Các nhà phân tâm học xem “sự hòa hợp với cha mẹ là dấu hiệu của sự chưa
13
trưởng thành về mặt tâm lý bên trong (Phạm Thị Cường, 2017). Như vậy, xung đột
của học sinh Trung học Cơ sở trong gia đình được nhìn nhận như nhân tố thúc đẩy
sự phát triển và có vai trò quan trọng trong sự trưởng thành về mặt nhận thức của
thiếu niên.
Peter Blos trong thuyết “Quá trình cá thể hóa”của mình đã nêu lên quan điểm
giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì của thiếu niên chính là cơ hội để các em tích lũy
những khác biệt và khoảng cách với người khác để vượt qua ràng buộc từ thời thơ
ấu”. Nhận định này đã góp phần lý giải cho những mối bất hòa trong quan hệ bạn bè
của tuổi học sinh Trung học Cơ sở. Trong quá trình cá thể hóa, học sinh Trung học
Cơ sở được “hình thành cảm giác nhạy bén để phân biệt mình với người khác và
nâng cao nhận thức về những giới hạn của bản thân”. (Lê Minh Nguyệt, 2016)
Quan điểm của Vưgotsky khi nhìn sự phát triển tâm lý gắn liền với các yếu
tố văn hóa lịch sử được quan tâm trong thế kỷ XXI. Nhiều nghiên cứu đã bác bỏ
quan điểm tuổi thiếu niên là thời kỳ đầy bão táp và giông tố, sự nhìn nhận bi quan
về lứa tuổi này và xây dựng khái niệm mới thay thế (Dương Thủy Nguyên, 2016).
Các nhà tâm lý học hiện đại nhận thấy có sự liên quan giữa mức độ gần gũi trong
quan hệ bạn bè với khuynh hướng xảy ra xung đột. Trong giai đoạn này, các lĩnh
vực của xung đột giữa học sinh Trung học Cơ sở với bạn bè như: nguyên nhân, giải
pháp, kết quả, biểu hiện… được nghiên cứu sâu hơn.
Nghiên cứu về kết quả của xung đột, các nhà tâm lý đưa ra khái niệm về
“xung đột có lợi” và “xung đột có hại”. Theo Barrera & Stice (1998), Fuller &
Krupinski (1994), Shek (1991), xung đột có hại liên quan đến sự lo âu, buồn khổ
của mỗi cá nhân nói chung và đặc biệt là tính khó kiểm soát ở học sinh Trung học
Cơ sở nói riêng. Mặt khác, Montemayor (1983) cho rằng xung đột với mức độ thấp
hoặc trong quá trình xảy ra xung đột có sự giao tiếp hiệu quả,có giải pháp giải quyết
xung đột và không để lại hậu quả học sinh Trung học Cơ sở được xem là xung đột
có lợi – tạo điều kiện để thiếu niên và thỏa mãn nhu cầu độc lập của bản thân.
Nghiên cứu về biểu hiện và nguyên nhân xung đột, D.E. Way, Brett laursen
(1987) đã nghiên cứu về xung đột tuổi thiếu niên. Tác giả đã đưa ra hàng loạt biểu
hiện xung đột của trẻ. Ông cho rằng biểu hiện xung đột của trẻ rất đa dạng và phong
14
phú. Cùng xuất phát từ một nguyên nhân nhưng biểu hiện hành vi xung đột lại rất
khác nhau: Cãi lí, lí sự, bỏ đi lang thang hoặc mắc bệnh trầm cảm.
Trong xung đột tâm lý vợ chồng, tác giả John Gary (2009) đã đưa ra các
nguyên nhân dẫn đến xung đột tâm lý cơ bản nhất là do nhận thức chưa đúng về sự
khác nhau. Ông nhấn mạnh sự khác nhau theo câc yếu tố: Giá trị bản thân, phản ứng
khi bị căng thẳng, việc khích lệ, sự bất đồng về ngôn ngữ, về tình yêu. Ông cho
rằng, nguyên nhân sâu xa nhất của việc xung đột tâm lý là do cảm thấy mình không
được yêu thương.
Nghiên cứu về các mức độ và bản chất của xung đột, Murnich Zamnes, V.A.
Sysenko đã chỉ ra các mức độ xung đột tâm lý cụ thể như: Sự đồng nhất, sự khác
nhau, sự đối lập, mâu thuẫn và cuối cùng là xung đột bùng nổ. Ông đã đưa ra các
trình tự của quá trình gây nên xung đột, từ sự đồng nhất tiêu cực, xung đột được ẩn
dấu đến khi xung đột trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được giữa các cá
nhân, giữa cá nhân với nhóm về nhận thức, quan điểm, thái độ, hành động, lúc này
xuất hiện sự phản kháng mạnh mẽ từ cả hai bên xung đột. (dẫn theo Đỗ Hạnh Nga,
2014)
Cùng quan điểm và mục đích nghiên cứu về mức độ xung đột, Zắcke đã đưa
ra ba mức độ của xung đột đi kèm với những dấu hiệu dựa vào cường độ căng thẳng
trong quan hệ: Thái độ tiêu cực kéo dài trong quan hệ, sự căng thẳng tiêu cực và
mức độ cuối cùng là xung đột đi kèm với những dấu hiệu. Trong đó, xung đột có
những dấu hiệu rõ nhận biết nhất như: bùng nổ, cắn dứt, xúc phạm đến nhau, cãi
nhau, dùng vũ lực, từ bỏ công việc,…so với những dấu hiệu khó nhìn thấy, thông
thường ở thời kỳ đầu như: lo lắng, giọng nói không thân thiện, không hiểu nhau, ý
kiến khác nhau,…(dẫn theo Lê Sơn, 2016)
Nghiên cứu về ảnh hưởng và phương thức giải quyết xung đột, A. Rapport,
Ja.Cob. Becrcovich đã nghiên cứu sâu về sự ảnh hưởng của của xung đột tới bầu
không khí tâm lý trong tập thể. Các nhà nghiên cứu cho rằng xung đột thường nảy
sinh trong nhóm và tập thể. Trong những tập thể phát triển nhanh, có tính ổn định
thì xung đột có vẻ ít xuất hiện hơn. Ngược lại trong những nhóm, tập thể đang ở gia
15
đoạn hình thành và phát triển thì mâu thuẫn kết thúc bằng sự xung đột là không ít.
(dẫn theo Nguyễn Thi Hiền, 2017)
Tác giả G.P. Sedronixki và R.G. Nadetxki (Phạm Thị Cường, 2017) đã
khuyên các nhà giáo dục không nên bỏ qua những tình huống xung đột trong quan
hệ của trẻ mà phải chú ý đến và biến nó trở thành phương tiện giáo dục hiệu quả.
Nhiệm vụ của các nhà giáo dục là phải biết điều chỉnh những xung đột, xác định
nguyên nhân xung đột và thông qua đó điều chỉnh mối quan hệ của trẻ.
Dr. Brenda Davies (2001) trong tác phẩm “làm thế nào để đối phó với những
xung đột trong tình bạn” đã đưa ra cách thức giải quyết xung đột trong tình bạn
như: tìm ra động cơ xảy ra xung đột là xuất phát từ yêu thương hay trả đũa vết
thương lòng của bạn. Tác giả đưa ra lời khuyên khi xảy ra xung đột, chúng ta cần
tìm ra nguyên nhân xung đột và cư xử với thái độ cởi mở ngay cả khi bản thân đang
tức giận và có cách nhìn bao quát dựa trên cả hai quan điểm của bạn và đối phương.
Như vậy bạn sẽ củng cố và duy trì được tình bạn lâu dài dù có xung đột xảy ra.
Nhìn chung ở giai đoạn sau này, các nhà khoa học đã chỉ ra những nghiên
cứu thực tiễn có liên quan đến biểu hiện, mức độ, sự ảnh hưởng từ xung đột và từ
đó đưa ra các lời khuyên cách giải quyết cụ thể và đã được đối chứng với cơ sở lí
luận ban đầu. Các nhà nghiên cứu Tâm lý học cho rằng xung đột là điều tất yếu xảy
ra, đòi hỏi được giải quyết trong quá trình phát triển cá nhân. Nếu xung đột không
được giải quyết thì cá nhân không thể có một cuộc sống bình thường giữa các cá
nhân và giữa các nhóm với nhau trong xã hội. Ngược lại, nếu xung đột được giải
quyết phù hợp thì sẽ làm dịu đi sự căng thẳng, xóa bỏ cảm giác nặng nề trong mỗi
cá nhân và tập thể, tạo điều kiện cho mọi người hướng đến trách nhiệm chung và sự
phát triển của tập thể, thúc đẩy cá nhân và tập thể phát triển theo chiều hướng tích
cực. Vì vậy, xung đột tâm lý được nghiên cứu và phân tích dưới nhiều góc độ, lĩnh
vực khác nhau.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu xung đột tâm lý và kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè ở Việt Nam.
Cũng như ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã đưa ra lí luận và
thực tiễn về vấn đề xung đột. Xu hướng chung của các nhà nghiên cứu là làm sáng
16
tỏ nguyên nhân, bản chất, mức độ, sự ảnh hưởng của xung đột và đưa ra cách giải
quyết, từng bước thử nghiệm đối chứng và ứng dụng vào cuộc sống hiện tại.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học Việt nam đã đi sâu nghiên cứu về xung đột
tâm lý theo 2 hướng chính:
Hướng thứ nhất: Nghiên cứu xung đột tâm lý giữa các cá nhân trong tập thể
Vũ Dũng (2000) đã đưa ra khái niệm phân biệt giữa mâu thuẫn và xung đột,
trong đó xung đột là mức độ cao hơn của mâu thuẫn và là sự va chạm của các “xu
hướng đối lập nhau trong tâm lý của các cá nhân trong hoạt động chung của tổ
chức”. Nhận định của các tác giả trên khẳng định xung đột xuất phát từ những sự
đối lập, va chạm về nhận thức, quan điểm, phải bộc lộ qua thái độ và hành vi ứng
xử, “nếu chỉ dừng lại ở nhận thức thì chưa phải xung đột”.
Nghiên cứu về sự ảnh hưởng và phương thức giải quyết, tác giả Nguyễn
Ngọc Phú (2016) đã nói đến vấn đề xung đột tâm lý và giải quyết vấn đề xung đột
tâm lý và giải quyết vấn đề xung đột trong lãnh đạo, quản lí bộ đội nhằm xây dựng
quân đội vững mạnh.
Nghiên cứu về biểu hiện và mức độ xung đột, tác giả Ngô Minh Tuấn và
Nguyễn Văn Tuân (2015) đã tìm hiểu những biểu hiện của xung đột giữa các cá
nhân trong tập thể quân nhân và ảnh hưởng của xung đột tới bầu không khí trong
tập thể.
Tác giả Đỗ Thị Vân Anh nghiên cứu mức độ đoàn kết và xung đột giữa các
thành viên trong doanh nghiệp hiện nay, cho rằng đoàn kết và xung đột là không thể
triệt tiêu, nhất là xung đột về quyền và lợi ích. Để hạn chế đến mức có thể được
những xung đột, không để xung đột bị đẩy lên cao, tác giả đưa ra các giải pháp quản
lý đảm bảo hài hòa về mặt lợi ích của công nhân và doanh nghiệp. (dẫn theo Dương
Thủy Nguyên, 2016)
Tác giả Đỗ Văn Phúc (2008) đã đưa ra quan điểm rằng cách giải quyết xung
đột tận gốc (triệt để) cần loại trừ được mâu thuẫn về lợi ích và tránh được nhiều tình
trạng xúc phạm nhau như “ngồi không đúng chỗ”, qua mặt nhau, coi thường nhau.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu Việt nam về xung đột Tâm lý giữa các cá nhân
trong tập thể đã cung cấp cái nhìn tổng quát về thực trạng và lí luận xung đột trong