10387_Một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

luanvantotnghiep.com

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
————–

NGUYỄN DUY TƢỞNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH
VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội, 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
————–

NGUYỄN DUY TƢỞNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH
VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trƣơng Thị Khánh Hà

Hà Nội, 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc.

Hà nội, Ngày 27 tháng 05 năm 2020
Học Viên

Nguyễn Duy Tƣởng

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
Cảm ơn giáo viên hướng dẫn đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu và các bạn sinh viên Trường Đại học Kinh
tế Kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập dữ liệu khảo
sát thực tiễn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình và những người
thân luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do khả năng còn hạn chế nên luận văn
của tôi còn nhiều thiết sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các
bạn để tôi có thể hoàn thành tốt hơn luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2020

Học Viên

Nguyễn Duy Tƣởng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài
………………………………………………………………………………. 1
2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………… 2
3. Khách thể nghiên cứu
………………………………………………………………………… 2
4. Mục đích nghiên cứu
…………………………………………………………………………. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………………… 2
6. Phạm vi nghiên cứu
…………………………………………………………………………… 3
7. Giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 3
8. Các phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………… 3
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH
CÁCH VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC ………………………………………………. 5
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về đặc điểm tính cách và cảm nhận
hạnh phúc
…………………………………………………………………………………………… 5
1.1.1. Một số nghiên cứu về tính cách …………………………………………………….. 5
1.1.2. Một số nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc
…………………………………….. 7
1.1.3. Lòng biết ơn và cảm nhận hạnh phúc …………………………………………… 12
1.1.4. Tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc. …………………………………………….. 14
1.1.5. Đặc điểm của lòng biết ơn. …………………………………………………………. 16
1.1.6. Đặc điểm của tính đố kỵ
……………………………………………………………… 18
1.2. Một số khái niệm cơ bản
……………………………………………………………… 22
1.2.1. Khái niệm tính cách …………………………………………………………………… 22
1.2.2. Khái niệm về lòng biết ơn và tính đố kỵ
………………………………………… 22

1.2.3. Khái niệm về hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ………. 24
Tiểu kết chƣơng 1
……………………………………………………………………………… 27
Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
………………. 28
2.1. Tổ chức nghiên cứu …………………………………………………………………….. 28
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
………………………………………………….. 28
2.1.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn
……………………………………………….. 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
…………………………………………………………….. 30
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: ……………………………………………….. 30
2.2.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. …………………………………………. 31
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
……………………………………………………….. 37
Tiểu kết Chƣơng 2
…………………………………………………………………………….. 39
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH VÀ
CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
……………………………………………. 40
3.1. Thực trạng một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc
……. 40
3.1.1. Một số đặc điểm tính cách cá nhân………………………………………………. 40
3.1.2. Sinh viên với việc tự cảm nhận về hạnh phúc của bản thân. ……………. 46
3.1.3. Thực trạng về tính biết ơn. ………………………………………………………….. 49
3.1.4. Thực trạng sự hài lòng của bản thân.
…………………………………………… 52
3.2. Tƣơng quan giữa tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
. 55
3.2.1. Tương quan giữa các đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc ….. 55
3.2.2. Tương quan giữa sự hài lòng và lòng biết ơn với việc cảm nhận
hạnh phúc.
………………………………………………………………………………………… 58
Tiểu kết chƣơng 3
……………………………………………………………………………… 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
……………………………………………………… 69
1. KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………… 69
2. KHUYẾN NGHỊ
……………………………………………………………………………. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 73
PHỤ LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
ĐTB
Điểm trung bình
2
ĐLC
Độ lệch chuẩn
3
ĐHKT KTCN
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
4
SV
Sinh viên

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu
……………….. 31
Bảng 2.2: Sự hài lòng của sinh viên về các vấn đề xung quanh cuộc sống … 34
Bảng 2.3: Ở thang đo về lòng biết ơn của sinh viên chúng tôi thu được điểm
số về độ tin cậy của từng item như sau:
…………………………………………………. 35
Bảng 2.4: Thang đo tính cách của sinh viên trong cuộc sống, với 5 đặc điểm
tính cách khác nhau chúng tôi có bảng: ………………………………………………… 36
Bảng 3.1. Cảm nhận về tính cách của bản thân ………………………………………. 40
Bảng 3.2. Cảm nhận hạnh phúc về toàn bộ cuộc sống của sinh viên (%) …… 46
Bảng 3.3. Cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên. (ĐTB) …………….. 47
Bảng 3.5: ĐTB Tính biết ơn của bản thân ……………………………………………… 49
Bảng 3.6: ĐTB sự hài lòng của bản thân ………………………………………………. 53
Bảng 3.7. Tương quan mối quan hệ giữa tính cách với hạnh phúc của sinh viên.
55
Bảng 3.8. Tương quan Person giữa sự hài lòng; cảm thấy hạnh phúc ở
sinh viên
……………………………………………………………………………………………. 59
Bảng 3.9. Tương quan Person giữa lòng biết ơn; cảm thấy hạnh phúc ở
sinh viên
……………………………………………………………………………………………. 62
Bảng: 3.10. Mối tương quan của việc không cảm thấy biết ơn; cảm nhận
hạnh phúc …………………………………………………………………………………………. 66

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 là thế kỷ của tri thức, là thế kỷ đánh dấu sự phát triển như vũ
bão về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vì thế đòi hỏi con người phải thay đổi
tư duy, phương pháp hoạt động và biết vượt qua mọi khó khăn để thích ứng
với thời đại. Tuy nhiên, không phải mọi thứ của cá nhân đều có thể thay đổi
đó là những đặc trưng tính cách cũng như cách cảm nhận hạnh phúc của mỗi
con người. Nếu như trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường quan niệm
là có thể dễ dàng đánh giá tính cách của từng người như là người này nóng
tính, người kia dễ tính… Nhưng thực tế là không phải ai cũng đánh giá đúng
về tính cách của bản thân mình cũng như tính cách của người khác. Trong khi
đó, tính cách lại có một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, nó giúp
bản thân hòa nhập được với cuộc sống đầy biến động xung quanh.
Hạnh phúc là gì? Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều đã từng đặt câu
hỏi như vậy. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó
một cách rõ ràng thì không phải là điều đơn giản. Sinh viên là độ tuổi ở giai
đoạn chuyển giao từ tuổi thanh niên sang tuổi trưởng thành, đồng thời, đây là
giai đoạn chuyển đổi từ bậc học phổ thông sang việc học ở bậc đại học. Sinh
viên bắt đầu với cuộc sống tự lập và tự định hướng cho cuộc sống của bản
thân. Vì vậy, việc nắm bắt các đặc điểm về tính cách cũng như cách cảm nhận
hạnh phúc của họ có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc sống sau này
của họ.
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp là trường có truyền
thống lâu đời về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về kinh tế – kỹ thuật.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cũng rất quan tâm
đến việc cân bằng đời sống tinh thần của các bạn SV.

2
Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc là vấn đề được nhiều nhà nghiên
cứu trong nước và trên thế giới quan tâm. Nó được coi là hướng nghiên cứu
mới mẻ trong lĩnh vực tâm lý học. Trong khi đó, các đặc điểm tính cách được
coi là vấn đề trọng tâm khi nghiên cứu về tâm lý học. Tuy nhiên, việc kết hợp
nghiên cứu giữa một số đặc điểm tính cách với cảm nhận hạnh phúc trên
nhóm khách thể là SV thì dường như chưa được khai thác. Vì vậy, có thể nói
rằng triển khai đề nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Một số đặc điểm tính cách và
cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật
Công nghiệp” nhằm làm rõ ảnh hưởng của một số đặc điểm của tính cách
đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, từ đó đưa ra những nhận định giúp
sinh viên rèn luyện những tính cách tốt, nâng cao cảm nhận hạnh phúc của
bản thân.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Chỉ ra một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của SV và
mối liên hệ giữa một số đặc điểm tính cách đó với cảm nhận hạnh phúc của
SV trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
3. Khách thể nghiên cứu
298 khách thể là sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công
nghiệp, trong đó 148 nam, 150 nữ; sinh viên ở cả 4 năm từ năm nhất tới năm
thứ 4.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mối liên hệ của một số tính cách đến cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị giúp sinh viên rèn luyện
tính cách để có đời sống tinh thần cân bằng và hạnh phúc hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu lý luận:
+ Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

3
+ Đề xuất một số khái niệm công cụ của đề tài như khái niệm tính đố
kỵ, tính biết ơn, cảm nhận hạnh phúc.
– Nghiên cứu thực tiễn:
+ Nghiên cứu chỉ ra thực trạng tính đố kỵ, tính biết ơn, cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
+ Phân tích mối quan hệ giữa tính đố kỵ, tính biết ơn, cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
+ Rút ra kết luận và đề xuất một số kiến nghị
6. Phạm vi nghiên cứu
+ Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành từ Trường Đại học Kinh tế Kỹ
thuật Công nghiệp.
+ Khách thể: Nghiên cứu được thực hiện trực tiếp trên 298 sinh viên
đang học tại trường từ năm thứ nhất tới năm thứ tư.
+ Nội dung: Nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ một số đặc điểm tính
cách trong đó hai nét tính cách chính là lòng biết ơn và tính đố kỵ trong của
sinh viên đối với việc các em cảm nhận hạnh phúc.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Một số đặc điểm của tính cách của sinh viên Trường Đại học Kinh tế
Kỹ thuật Công nghiệp có tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc. Mối
quan hệ này có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giới tính, địa bàn sinh sống, điều
kiện kinh tế xã hội của gia đình.
8. Các phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này giúp chúng tôi có thêm nhiều cơ sở để tiến hành nghiên
cứu đề tài. Qua đây, chúng tôi biết được rằng, những nghiên cứu trước đã làm
được những gì, nghiên cứu của chúng tôi góp phần củng cố luận điểm nào, bổ
sung luận điểm nào. Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng để viết tổng quan cho đề

4
tài nghiên cứu được tham khảo từ các tạp chí khoa học, từ luận văn, luận án tiến sĩ
cũng như trên những trang Web cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh.
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm mục đích thu thập
được các thông tin định lượng liên quan đến tính đố kỵ, tính biết ơn, cảm
nhận hạnh phúc, và một số thông tin nhân khẩu của khách thể
8.3. Phương pháp sử dụng thang đo
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng các thang đo
của nước ngoài để đánh giá tính đố kỵ, tính biết ơn, cảm nhận hạnh phúc của
sinh viên.
+ Thang đo tính đố kỵ
+ Thang đo lòng biết ơn
+ Thang đo về cảm nhận hạnh phúc
8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Chúng tôi lựa chọn 8 sinh viên có chủ định để tiến hành phỏng vấn sâu
nhằm làm rõ quan điểm của các em về lòng biết ơn và tính đố kỵ và hai đặc
điểm tính cách này đối với việc cảm nhận hạnh phúc.
Các cuộc phỏng vấn sâu được xây dựng với các kỹ thuật hỏi chuyện.
8.5. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
(SPSS):
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để thực hiện các phép toán
phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH VÀ
CẢM NHẬN HẠNH PHÚC

1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về đặc điểm tính cách và cảm nhận
hạnh phúc
1.1.1. Một số nghiên cứu về tính cách
Tính cách là một đề tài được được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm
với nhiều các lý thuyết được đưa ra theo nhiều hướng khác nhau. Tính cách
làm nên sự khác biệt, sự “độc nhất vô nhị” của một cá nhân so với các cá
nhân khác trong xã hội. Trên cơ sở mục tiêu, hứng thú, niềm tin riêng biệt,
mỗi cá nhân có phương thức hành động riêng, bày tỏ cảm xúc riêng biệt và
đặc biệt tỏ ra khác biệt về tính cách: mềm dẻo, linh hoạt, khiêm nhường hay
cứng rắn, nghiêm ngặt và hiếu thắng; vui vẻ hay buồn rầu, ồn ào hay bình
thản…. trong nghiên cứu vấn đề này đã được quan tâm từ thời Cổ đại với các
triết gia như: Platon, Galieng… đặc biệt trong tâm lý học hiện đại vấn đề tính
cách đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả khác nhau thuộc các nền
văn hóa khác nhau. Có ba cách tiếp cận khác nhau về tính cách: tiếp cận tâm
lý học xã hội, tâm lý học cá nhân và tâm bệnh học.
Lý thuyết về tính cách xã hội: Mỗi cá nhân có những đặc điểm tính
cách riêng biệt và độc đáo. Theo E.S. Fromm cho rằng nhân cách của mỗi
người chính là kết quả của quá trình tương tác giữa các nhu cầu bẩm sinh và
áp lực của chuẩn mực xã hội, ông có hai xu hướng tính cách xã hội: kiểu hiệu
quả và kiểu không hiệu quả.
Theo Bratus nhà tâm lý học người Nga, ông quan tâm đến thái độ của
cá nhân đối với người khác và đối với bản thân. Dựa vào những thái độ đặc
trưng mà cá nhân ứng xử với môi trường xung quanh, ông đã phân chia thành
bốn cấp độ tính cách: cấp độ tự kỷ trung tâm, cấp độ nhóm trung tâm, cấp độ
nhân văn và cấp độ tinh thần- siêu linh.

6
Lý thuyết về tính cách cá nhân: Trong hệ thống lý thuyết phân tâm học
của mình, S. Freud đã đề cập đến vấn đề tính cách của cá nhân. Có 3 luận
điểm chính: thứ nhất, tính cách của cá nhân là một hệ thống các đam mê cá
nhân quy định chứ không phải hành vi của họ; thứ hai, đặc điểm tính cách của
mỗi cá nhân có nguồn gốc từ một hình thức đặc biệt đó là xung năng sống
(libido) là xung năng tính dục giữ vai trò chủ đạo; thứ ba, ông cho rằng bản
chất của tính cách không phải bắt nguồn từ một thuộc tính đơn lẻ nào đó mà
là một cấu trúc tâm lý hoàn chỉnh của tập hợp liên quan chặt chẽ và phụ thuộc
lẫn nhau của các thuộc tính riêng lẻ. Carl Jung lại cho rằng những khác biệt
tâm lý cá nhân là bẩm sinh và dựa vào đó ông đã phân chia thành hai nhóm
người là nhóm hướng ngoại và nhóm hướng nội: Nhóm hướng ngoại có đặc
điểm như hướng ra thế giới bên ngoài, do vậy ý kiến của người khác, những
chuẩn mực chung hay những tình huống khách quan là những yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi của họ nhiều hơn so với thái độ chủ quan của họ đối với
hiện thực xung quanh. Những người thuộc nhóm hướng nội thường định
hướng vào cảm xúc của bản thân nhiều hơn so với hoàn cảnh bên ngoài và
những người xung quanh.
Các lý thuyết về tính cách ranh giới: Các lý thuyết về tính cách ranh
giới đều xuất phát từ cách tiếp cận tâm bệnh học và phần lớn các tác giả của
lý thuyết này là các nhà tâm thần học, tâm bệnh học và tâm lý học lâm sàng.
Khái niệm “tính cách ranh giới” được dịch nghĩa từ thuật ngữ “Akzentuierte”
do Karl Leonhrd một nhà tâm thần học đồng thời là nhà tâm lý học người Đức
đưa ra vào năm 1968. Ông cho rằng những dạng tính cách này được đặc trưng
bởi tính sẵn sàng phát triển thành các nhân cách đặc biệt: hoặc trở thành
người có hành vi xã hội tích cực hoặc trở thành người có hành vi xã hội tiêu
cực. Karl Leonhard (1904- 1988) trong cuốn sách của mình xuất bản ở Berlin
năm 1976 đưa ra phân loại các dạng tính cách ranh giới gồm những kiểu sau:
kiểu phô diễn; kiểu cố chấp; kiểu hoang tưởng; kiểu kích động; kiểu tăng

7
động; kiểu nặng nề; kiểu lo âu; kiểu nhẹ dạ; kiểu biểu cảm; kiểu bất ổn; kiểu
hướng ngoại; kiểu hướng nội. Trong hoạt động giao tiếp tính cách của con
người được bộc lộ rất rõ ràng, ngay cả việc lựa chọn hành động để tiến hành,
trên cơ sở mục tiêu, hứng thú, niềm tin riêng biệt, mỗi cá nhân có phương
thức hành động riêng, bày tỏ xúc cảm riêng và đặc biệt là tỏ ra khác biệt về
tính cách. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài trong tính cách cá nhân chúng
tôi tập trung vào biểu hiện về lòng biết ơn và tính đố kỵ trong việc cảm nhận
hạnh phúc của cá nhân.
1.1.2. Một số nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc
Descartes có sự phân biệt giữa hạnh phúc thông thường và hạnh phúc
linh thánh. Hạnh phúc thông thường “chỉ phụ thuộc vào các sự vật bên
ngoài”, và điều này là đối lập với hạnh phúc linh thánh (béatitude) bao hàm
“một sự toại ý hoàn hảo của trí tuệ cùng sự thỏa mãn nội tâm”.
Ngày nay, hạnh phúc và cảm nhận về hạnh phúc vẫn là đề tài thu hút
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, không chỉ trong lĩnh vực xã hội
như triết học, tâm lý học, xã hội học,… mà còn lan sang cả những ngành
thuộc khoa học tự nhiên như sinh học, kinh tế học,… Hạnh phúc trở thành
một ngành khoa học, khoa học nghiên cứu về hạnh phúc. Đặc biệt, không
dừng lại ở những lý thuyết, nhận định, các nghiên cứu về hạnh phúc bắt đầu
được hình thành, được đo đạc, tính toán định lượng. Kết quả là các nhà khoa
học chỉ ra vai trò của từng yếu tố cụ thể trong cấu trúc hạnh phúc của con
người. Đầu tiên là vai trò của các yếu tố sinh học: Nhóm nghiên cứu Lauri
Nummenmaa, tại Phần Lan đã khảo sát trên 700 khách thể bằng cách cho họ
xem hai bóng thân thể đồng thời với các lời, câu chuyện, bộ phim tạo ra cảm
xúc hay các biểu hiện trên khuôn mặt, sau đó tô màu những vùng trên cơ thể
mà họ cảm thấy làm tăng hay giảm hoạt động của mình. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, tương ứng với màu vàng biểu thị mức độ hoạt động cao nhất, hạnh

8
phúc được xem là “cảm xúc duy nhất khiến cơ thể tràn ngập hoạt động, sẵn
sàng lao vào hoạt động hay khiến ta muốn nhảy cẫng lên”.

Vai trò của tiền bạc: Chúng ta đều biết rằng tiền bạc – đại diện cho của
cải, vật chất đóng một vị trí quan trọng trong đời sống của con người. Vậy,
liệu tiền có làm cho con người hạnh phúc? Nhà tâm lý học Daniel Kahneman
thuộc Trường Đại học Princeton (Mỹ) – người giành giải thưởng Nobel Kinh
tế năm 2003 vì những đóng góp của ông trong việc nghiên cứu nguyên nhân
tiền bạc có thể mua được hạnh phúc nhưng không làm con người hạnh phúc.
Qua việc nghiên cứu về hạnh phúc, ông đưa ra một công cụ mới xem xét hạnh
phúc gọi là “phương pháp lượng giá ngày hôm trước”. Theo phương pháp
này, những người tham gia ghi lại việc làm của mình trước đó, sống với ai,
làm gì với ai, lượng giá mỗi việc làm và mỗi cảm xúc theo thang 7 điểm.
Theo ông, các nhà tâm lý nên chú trọng đến các trải nghiệm của người ta hơn
là chỉ thăm dò những cảm nghĩ của họ. Về quan hệ giữa trí thông minh – khả
năng trí tuệ với hạnh phúc: Cũng trong nghiên cứu nói trên của Ectward
Diener, kết luận được nêu đáng để phải suy nghĩ là, thông minh không có ảnh
hưởng gì đến hạnh phúc. Diener giải thích, người thông minh thường nuôi
những ước vọng cao và rất cao. Bởi vậy, họ sẽ khó thỏa mãn với những gì
không phải thành quả cao nhất. Người bình thường mơ ước thành đạt được
như họ. Nhưng với họ, thành đạt như thế có thể vẫn là quá ít, và đó là nguyên
nhân khiến họ ít thấy mình hạnh phúc.

Trong nghiên cứu kéo dài 15 năm với hơn 30 ngàn người Đức, Diener
và công sự đã rút ra kết luận thú vị rằng những người hạnh phúc thường dễ
kết hôn và chấp nhận đời sống hôn nhân sau đó. Trong tạp chí nghiên cứu về
hạnh phúc do ông làm chủ biên, ông đã phát biểu: “Loài người được tự nhiên
ban cho một quá trình tiến hoá mà theo đó chúng ta cần phải có những người
khác để cùng nhau tồn tại. Vì thế, chúng ta hạnh phúc khi có những người
chung quanh cổ vũ nâng đỡ mình, và sẽ rất buồn khi thiếu vắng họ”. Có thể

9
nói, khát khao tìm kiếm, phân tích hạnh phúc của con người là vô cùng to lớn.
Bên cạnh việc tìm ra những nhân tố có vai trò làm nên hạnh phúc của mỗi
người, các nhà khoa học không ngừng hướng tới việc tìm ra một công thức
tổng quát, định lượng để đo đạc hạnh phúc. Năm 2003, Carol Rothwell và
Pete Cohen đã đưa ra công thức để tính hạnh phúc. Dựa trên kết quả khảo sát
xã hội học ở 1000 nghiệm thể là người Anh, công thức được đưa ra dưới dạng
(Hạnh phúc = P + (5xE) + (3xH)). Trong đó, P là chỉ số cá tính bao gồm:
quan niệm sống, khả năng thích nghi và sự bền bỉ dẻo dai trước thử thách. E
là chỉ số hiện hữu (Existence) phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng tài
chính và các mối quan hệ thân hữu. H là chỉ số thể hiện nhu cầu cấp cao
(Higher Order) bao gồm lòng tự tôn, niềm mơ ước, hoài bão và cả óc hài
hước. Dĩ nhiên không nhiều người kỳ vọng ở công thức này, song ở một
phạm vi nào đấy, người ta cũng thấy công thức này có giá trị gợi mở nhất
định. Một công trình nghiên cứu trên quy mô lớn nữa của Quỹ kinh tế mới
NFF về chỉ số hạnh phúc hành tinh HPI, công bố lần đầu tiên vào tháng 7/
2006, các nhà khoa học (Marks, Abdallah, Simms, Thompson, et al, 2006) đã
chỉ ra được bức tranh về thực trạng hạnh phúc của 178 quốc gia trên thế giới.
Trong đó, HPI được tính theo công thức: [Mức độ hài lòng của người dân
(Life Satisfaction) x Tuổi thọ (Life Expectancy)]/ Môi sinh (Ecological
Footprint). Đáng chú ý, trong báo cáo này, Việt Nam đứng thứ 12 về chỉ số
hạnh phúc, vượt xa các cường quốc có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc. Ba năm tiếp theo, năm 2009, NFF tiếp tục có những điều
tra về chỉ số hạnh phúc HPI. Việt Nam lại vươn lên đứng vị trí thứ 5 trong
tổng số 143 quốc gia khảo cứu và là nước châu Á duy nhất nằm trong top 10
nước đầu bảng. Đây là một kết quả đáng mừng, tuy nhiên lại gây tranh cãi
nhiều ở báo chí trong nước. Gần đây nhất, năm 2012, Việt Nam tiếp tục đứng
ở thứ hạng thứ hai trên tổng số 151 nước điều ra về chỉ số này. Lý giải cho
băn khoăn về độ tin cậy của nghiên cứu, Nick Mark – người sáng lập ra chỉ số

10
HPI khẳng định: “Những quốc gia có thứ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng
không nhất thiết là những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, mà nó chỉ có ý
nghĩa rằng người dân ở đây có thể đạt được hạnh phúc trong cuộc sống mà
không cần phải khai thác và sử dụng tràn lan các nguồn tài nguyên sinh thái”.
Theo đó, chúng ta có thể thấy, hạnh phúc không nhất thiết đi liền với trình độ
giàu – nghèo, phát triển hay kém phát triển,… của mỗi quốc gia mà nó phụ
thuộc vào số năm, mức độ hài lòng của con người trong cuộc đời của họ và
việc không làm tổn hại đến môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến một chương trình
nghiên cứu khá đồ sộ khác nữa, có tên “Dữ liệu thế giới về Hạnh phúc”
(World Databases of Happiness – WDH) do giáo sư Ruut Veenhoven thuộc
đại học Erasmus Rotterdam, Netherland công bố năm 2009. “Ông đã tiến
hành khảo sát ở 148 quốc gia từ năm 2000-2009 bằng nhiều thang đo có giá
trị khoa học khác nhau đã mang lại cho cho chúng ta một cái nhìn khá chuẩn
xác về vấn đề và mức độ hạnh phúc của người dân từng quốc gia. Câu hỏi căn
bản của chương trình khảo sát này là: Bao nhiêu người hạnh phúc với cuộc
sống của họ trên tổng thể theo thang đo từ 0 đến 10. Các yếu tố được xét đến
trong những khảo sát này bao gồm: Môi trường sống, xã hội vĩ mô, tình trạng
xã hội của cá nhân, các mối liên kết thân tình, năng lực, tính cách, sở thích,
hành vi, sự kiện đang diễn ra, lịch sử cuộc đời; và các yếu tố như sự nhận
thức, tính xác quyết, hệ quả, việc theo đuổi, niềm tin phổ biến, và triết lý của
hạnh phúc (Veenhoven, 06/2009)”. Như vậy, cách tiếp cận của WDH khá
tổng thể, đi sâu vào những yếu tố thuộc về chủ quan, bên trong con người.
Khác với cách tiếp cận trước, cảm nhận hạnh phúc, mức độ hài lòng về cuộc
sống chỉ là một trong ba thành phần tạo nên chỉ số HPI thì cách tiếp cận của
vị giáo sư này tập trung nhắm vào đo lường mực độ hạnh phúc của người dân
một cách toàn diện trên tất cả các phương diện bên trong lẫn bên ngoài ảnh
hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của họ. Với tổng điểm là 6.1, Việt Nam đứng

11
vị trí 63-66, cùng với các nhóm nước Hàn Quốc, Indonexia… sau các nước
như Nhật bản, Lào…. Đặc biệt hơn, Carol Ryff (1989) đã có một bài đánh giá
mang tính hệ thống về các lý thuyết và quan điểm trong tâm lý học, ở đó bà
xác định được 6 khía cạnh làm nên cảm nhận hạnh phúc như sau: 1) sự chấp
nhận bản thân; 2) cảm nhận về các mối quan hệ tích cực; 3) sự tự chủ; 4) khả
năng thích ứng với thay đổi của môi trường; 5) cảm nhận về mục đích sống và
6) cảm giác phát triển cá nhân.

Bàn về hạnh phúc, bên cạnh các công trình nghiên cứu, các tác giả còn
cho ra đời những cuốn sách chia sẻ những kinh nghiệm mà họ tích lũy được
qua quá trình nghiên cứu lâu dài, bền bỉ. Một trong những tác phẩm đi đầu
trong nghiên cứu về hạnh phúc là của Dr Tal Ben-Shahar “The Science of
Happiness, (1861) và Happier (2007) trong tác phẩm này ông đưa ra giả
thuyết về 4 mẫu người tìm kiếm hạnh phúc. Thứ nhất là mẫu người tìm kiếm
hạnh phúc trong tương lai, là những người xem hạnh phúc trong tương lai là
đích đến chứ không phải là một hành trình, vì vậy họ trở thành nô lệ của
tương lai. Thứ hai, là kiểu người tìm kiếm hạnh phúc trong hiện tại, có xu
hướng tìm kiếm niềm vui và tránh đau khổ, thích thỏa mãn những mong
muốn tạm thời trước mắt mà không chú ý tới hậu quả sau này, theo ông họ lại
trở thành nô lệ của hiện tại. Theo chủ nghĩa hư vô là mẫu người thứ 3, cho
rằng cuộc sống là vô nghĩa, không thể có hạnh phúc, luôn ám ảnh bởi những
thất bại trong quá khứ. Cuối cùng là kiểu người tìm lối sống hạnh phúc, hòa
hợp giữa hiện tại và tương lai.
Tác giả Martin Seligman với cuốn “Hạnh phúc đích thực”, (2004)
(Authenic happiness) cho rằng: “Người hạnh phúc là người say mê hoạt động
quên bản thân và thời gian, sống theo bản năng và không trông đợi vào những
hoàn cảnh cũng như tác động của xã hội”. Ông xác định các yếu tố trụ cột tạo
nên hạnh phúc, đó là: cảm xúc tích cực, sự gắn kết, cuộc sống có ý nghĩa. Sau

12
này, ông bổ sung thêm hai tiêu chí nữa trong cuốn Well – Being (2011) chính
là: các mối quan hệ tích cực và đạt được thành tựu (Achievement).

Tác giả Matthieu Recard với cuốn Bàn về hạnh phúc nêu ra ba biểu
hiện của hạnh phúc là: 1. Khoảnh khắc hạnh phúc (Một cảm xúc dễ chịu, một
trạng thái thanh thản, một niềm vui tràn trề,…); 2. Hạnh phúc của cuộc sống
đầy đủ (điều kiện sống tốt) và 3. Hạnh phúc an lạc (trước mọi hoàn cảnh dù
khó khăn hay thuận lợi vẫn an nhiên tự tại vui sống, cảm thấy cuộc đời có ý
nghĩa). Theo tác giả, nếu 2 yếu tố đầu được xem là yếu tố hạnh phúc đến từ
bên ngoài, từ những điều kiện ngoại cảnh thì Hạnh phúc an lạc được xem là
hạnh phúc từ bên trong, phụ thuộc vào các điều kiện nội tâm.
1.1.3. Lòng biết ơn và cảm nhận hạnh phúc

Lòng biết ơn đã được coi là một cảm xúc đạo đức có liên quan mạnh
mẽ với ảnh hưởng tích cực (Watkins et al., 2009). Theo Fredrickson (2004),
lòng biết ơn hoạt động giống như những cảm xúc tích cực khác, mở rộng tiết
mục về khả năng hành động tư tưởng và xây dựng nguồn lực cá nhân lâu dài.
Do đó, có thể việc nuôi dưỡng lòng biết ơn có thể thúc đẩy hạnh phúc trong
khi cũng tạo ra hy vọng. Lòng biết ơn đã được tương quan tích cực với sự hài
lòng với cuộc sống, ảnh hưởng tích cực và hạnh phúc (Watkins, Woodward,
Stone, & Kolts, 2003). Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các kiểu
phản ứng đặc trưng của lòng biết ơn đặc trưng cho hạnh phúc (trên và ngoài
tính cách, được đo bằng Big Five) dựa trên thông tin và tự báo cáo
(McCullough et al., 2002). Hill và Allemand (2011) phát hiện ra rằng những
đặc điểm biết ơn và tha thứ mà mỗi người chiếm giữ hạnh phúc khi kiểm soát
người kia. Tác giả khuyên các nhà nghiên cứu thử nghiệm nhiều biến số đặc
điểm liên quan đến đạo đức để thúc đẩy nghiên cứu về hạnh phúc và áp dụng
phương pháp này để nghiên cứu hy vọng và hạnh phúc.
Sự đánh giá cao những điều tốt đẹp trong cuộc sống của một người có
thể khiến những người biết ơn tránh được lợi ích và được duy trì hạnh phúc

13
và sự hài lòng của họ theo thời gian (McCullough et al., 2002). Watkins,
Woodward, Stone và Kolts (2003) đã đưa ra một khung lý thuyết xác định ba
đặc điểm riêng biệt trong một cá nhân biết ơn, đặc điểm đầu tiên là thiếu cảm
giác thiếu thốn; thứ hai là xu hướng đánh giá cao những thú vui đơn giản, và
cuối cùng là xu hướng đánh giá cao những đóng góp của người khác đối với
hạnh phúc của một người khác và bày tỏ lòng biết ơn này. Trong khi lòng biết
ơn và hạnh phúc gắn liền với sự phong phú, hy vọng được định hướng để có
được sự phong phú, để thỏa mãn sự thiếu hụt hoặc để giảm bớt rắc rối trong
tương lai (gần hoặc xa). Nghiên cứu tính cách Big five với cảm nhận hạnh
phúc (Arsh Ziapour, Alireza Khatony, Faranak Jafanak Jafari, Neda
Kianipour, 2018) Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ
tích cực đáng kể giữa tổng số đặc điểm tính cách và tổng hạnh phúc. Hơn nữa,
sự vượt trội có mối tương quan mạnh mẽ với hạnh phúc, trong khi sự cởi mở
để trải nghiệm có mối tương quan thấp nhất với hạnh phúc
Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã cho thấy mối liên hệ tích cực
của khuynh hướng biết ơn với hạnh phúc chủ quan (Emmons & McCullough,
2003; McCullough và cộng sự, 2002; Thomas & Watkins, 2003; Watkins et
al., 2003; Wood, Froh, & Geraghty, 2010). Kết quả của các nghiên cứu thực
nghiệm đã cho thấy tầm quan trọng của lòng biết ơn là một yếu tố bảo vệ có
thể có trong chăm sóc sức khỏe và do đó tầm quan trọng của các biện pháp
đánh giá tình trạng biết ơn.
Trong môn nghiên cứu tâm lý học tích cực tại Trường Y Harvard, lòng
biết ơn thường được định nghĩa là sự cảm kích của chúng ta với những thứ có
giá trị hay ý nghĩa mà chúng ta có được. Lòng biết ơn không chỉ thiên về
“không nói như những gì bạn làm”, theo Emmons. Tờ NBC khẳng định rằng:
phàn nàn về vấn đề của ai đó có thể gây ra lo lắng và suy nhược. Tuy vậy,
nghiên cứu cũng đưa ra lợi ích của việc “nói ra” (chia sẻ) nhưng cần nhất vẫn
là có sự cân bằng.

14
Theo chia sẻ của Emmons, những người biết ơn thường có ngôn phong
đặc biệt và thường nói về các nội dung như: quà tặng, sự cho đi, những điều
an lành,… Trái lại, người kém lòng biết ơn thường có xu hướng nói về sự
tước đoạt, sự xứng đáng, điều hối tiếc, thiếu thốn, nhu cầu, sợ hãi và mất
mát… Ông khuyên rằng nên cẩn trọng với những điều mình nói, nếu không
dần dà chúng ta sẽ trở thành người kém biết ơn. Bên cạnh đó, họ ít ghen tị với
những người giàu có vì họ có tính xã hội cao hơn và có xu hướng chia sẻ tài
sản của họ với những người khác so với những người ít biết ơn hơn. Như vậy,
từ nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy lòng biết ơn và cảm nhận với hạnh
phúc luôn có mối tương quan chặt chẽ thuận chiều nhau, đây cũng là cơ sở
hình thành được nhiều cảm xúc tích cực khác cho cá nhân trong cuộc sống.
1.1.4. Tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc.
Tính đố kỵ là một cảm xúc phổ biến trong cuộc sống của con người, đó
là do các mối đe dọa, cạnh tranh và bảo vệ, khi một người cảm thấy những gì
họ có thể bị lấy đi từ họ do một điều gì đó tốt hơn. Họ được bảo vệ và ghen tị
nếu các mối đe dọa phát sinh. Tính đố kỵ được định nghĩa là một phản ứng
cảm xúc đối với sự từ chối xã hội. Sợ bị từ chối và mất những gì họ có nên họ
bảo vệ nó hết mức có thể, và nếu họ cảm thấy họ không thể bảo vệ nó hoặc
làm bất cứ điều gì về các mối đe dọa, điều đó gây ra sự căng thẳng lớn cho
lòng tự trọng và hạnh phúc của người này và điều này có thể gây thiệt hại cho
những mối quan hệ trong tương lai của những người có cảm xúc tích cực hoặc
bất kỳ mối quan hệ nào họ có thể có (DeSteno, Valdesolo & Bartlett, 2006).
Theo quan điểm của Nadler & Dotan (1992) cho rằng tính đố kỵ liên
quan đến hai mối đe dọa khác nhau, đó là mối đe dọa đối với mối quan hệ
hiện tại và suy nghĩ về việc mất đi những gì họ có và mối đe dọa khác về lòng
tự trọng bởi đối tác chọn ai đó tốt hơn ở vị trí của họ, khiến họ trở nên tốt hơn
cảm thấy không tốt hoặc không hạnh phúc và cũng có thể không mong muốn.
Chính điều đó tạo cho họ cảm giác ghen tuông trong mối quan hệ hoặc mối

15
quan hệ tương lai mà họ có thể có. Một số người có thể có cảm giác ghen
tuông trong mối quan hệ của họ ngay cả khi không có dấu hiệu nguy hiểm
trong mối quan hệ của họ, điều này là do người có lòng tự trọng thấp và luôn
cảm thấy rằng họ không đủ tốt cho người họ ở cùng, vì vậy họ luôn nghĩ rằng
khi đối tác của họ không ở bên họ thì họ sẽ tìm thấy ai đó tốt hơn họ, điều này
có thể gây căng thẳng lớn cho mối quan hệ.
Tính đố kỵ là phổ biến trong rất nhiều mối quan hệ và một số nghiên
cứu đã chỉ ra rằng hầu hết những điều này là do người hành động ghen tuông,
chịu đựng lòng tự trọng thấp. Ghen tỵ có mối quan hệ nhất định với hạnh
phúc của mỗi cá nhân, mặt khác tính đố kỵ còn được định nghĩa là cảm xúc,
suy nghĩ và hành động có thể gây tổn thương và căng thẳng cho một mối quan
hệ hạnh phúc do bản thân cảm thấy bị đe dọa bởi một vài yếu tố tác động đến
tính cách của mỗi người. Những người có tính đố kỵ thấp có khả năng tưởng
tượng ra những tình huống về mối quan hệ xung quanh và không cảm thấy
hạnh phúc với họ. Họ tưởng tượng rằng đối tác của họ sẽ không đủ hạnh phúc
với họ và tìm ai đó mà họ cảm thấy tốt hơn họ. Đó là nỗi sợ bị từ chối và
hoang tưởng và không cảm thấy tốt về bản thân, cảm giác chiếm hữu và kiểm
soát của nó và nó có thể làm tổn thương người và những người gần gũi với
họ, vì bất hạnh và tức giận và đó là cảm giác mà hầu hết mọi người không thể
kiểm soát (Firestone, 2011).
Mặt khác, tác giả Melamed (1991) Nói rằng những người ghen tị rất lo
lắng và không hài lòng với mọi thứ. Họ không an toàn và phụ thuộc vào
người khác. Một nghiên cứu cho thấy tính đố kỵ phụ thuộc vào loại mối quan
hệ của những người này, họ phụ thuộc vào nhau rất nhiều, điều này có thể gây
ra sự xung đột về mối quan hệ hạnh phúc và tính đố kỵ cao lên.
Trong khi đó tác giả White (1981) đã chỉ ra rằng rằng tính đố kỵ là khi
mọi người có những cảm xúc, suy nghĩ, đe dọa và hành vi lẫn lộn xuất phát từ
lòng tự trọng mà họ mang theo và thể hiện khi họ ở trong mối quan hệ có sự

16
cảm nhận hạnh phúc. Nghiên cứu này được thực hiện vào năm 1981 nhằm tìm
ra những mối tương quan khác nhau của sự đố kỵ trong các mối quan hệ lãng
mạn. Phần lớn những người tham gia là sinh viên tại một trường đại học ở
Los Angeles tuổi đối với nam tham gia là 22 và đối với nữ là 21,50% số
người tham gia được xếp hạng. Kết quả cho thấy cả nam và nữ đều có mối
tương quan ngược chiều với cảm giác không thỏa đáng, cảm giác không tốt
trong các mối quan hệ lãng mạn. Do đó giới tính cũng là một yếu tố để xác
định được mức độ đố kỵ so với sự cảm nhận hạnh phúc cá nhân.
Như vậy, tính đố kỵ có mối tương quan nghịch với cảm nhận hạnh
phúc. Nếu như mỗi cá nhân có tính đố kỵ thấp thì sự cảm nhận hạnh phúc cao
hơn so với những người có tính đố kỵ cao. Nghiên cứu này tiến hành đo
lường thực trạng tính cách của cá nhân có tác động đến sự cảm nhận hạnh
phúc của cá nhân.
1.1.5. Đặc điểm của lòng biết ơn.
Gia đình là tế bào của xã hội ở đó chúng ta luôn có nhiều quy tắc khác
nhau từ những việc phải làm, được phép làm và không được phép thực
hiện,… đó chính là những khuôn mẫu, đạo đức xã hội, ở đó là những khuôn
mẫu mà mỗi cá nhân cần phải làm theo và những điều cần tránh và có những
điều nếu vi phạm sẽ bị lên án từ mọi người xung quanh cũng như từ xã hội.
Lòng biết ơn cũng là một trong nhiều điều nằm trong khuôn mẫu đạo đức đó,
vì vậy cho nên đây cũng là điều được quan tâm từ nhiều hướng khác nhau, từ
gia đình tới xã hội. Trong gia đình ông bà, cha mẹ thường xây dựng và dạy
con cháu cần có lòng biết ơn với người đi trước, được biểu hiện nhỏ nhất từ
việc biết nói “cảm ơn”, lòng biết ơn được xem như là một trong số nhiều
chuẩn mực xã hội cơ bản mà một cá nhân cần có nó vừa là cảm nhận của cá
nhân vừa được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động. Việc dành thời gian
bày tỏ lòng biết ơn và cảm kích những điều mà một cá nhân nhận được từ
những người xung quanh nói riêng và từ cuộc sống nói chung, dù là hữu hình

17
hay vô hình, sẽ khiến chúng ta cảm nhận được nhiều cảm xúc tích cực hơn,
tận hưởng những trải nghiệm tốt đẹp, cải thiện sức khỏe để đương đầu với
nghịch cảnh và xây dựng các mối quan hệ vững chắc. Tất cả đều là những
điều cần thiết cả trong công việc lẫn cuộc sống. Là một trong những giá trị
đạo đức quan trọng, lòng biết ơn cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau trong sự kết nối với
nhiều yếu tố khác. Lòng biết ơn là một cảm giác biết ơn và niềm vui khi nhận
được một món quà, cho dù món quà là một lợi ích hữu hình từ một người
khác hoặc một khoảnh khắc của hạnh phúc, vui vẻ được gợi lên bởi vẻ đẹp tự
nhiên. Steven Toepfer, thông qua nghiên cứu của mình đã khẳng định mối
liên hệ gần gũi giữa lòng biết ơn và sự khỏe mạnh (thể chất và tinh thần) của
cơ thể. Emmons cũng khẳng định rằng lòng biết ơn giúp cho cuộc sống tự do,
nhẹ nhàng và dễ chịu hơn, cũng từ lòng biết ơn giúp chúng ta có sức mạnh để
kiểm soát đời sống cảm xúc của chính bản thân mình. Đặc biệt trong nhiều
năm trở lại đây các nghiên cứu về lòng biết ơn được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm cả về các trải nghiệm cũng như sự biểu hiện của nó về mặt tình cảm,
xã hội hay thể chất cá nhân (Emmons & McCullough, 2003; Froh et al, 2008;
Watkins, Woodward, Stone, & Kolts, 2003). Nhiều tác giả cũng đã tìm thấy
mối quan hệ của lòng biết ơn với chất lượng của cuộc sống như sự hạnh phúc,
niềm lạc quan và các ảnh hưởng tích cực. Nghiên cứu tại đại học
Pennsylvania, (2005) cũng đã khẳng định một trong những yếu tố góp phần
quan trọng nhất vào hạnh phúc nói chung trong cuộc sống là việc chúng ta thể
hiện lòng biết ơn nhiều thế nào, chúng ta có thể trải nghiệm sự khác biệt đáng
kể mỗi ngày chỉ với một thể hiện rất nhỏ như 3 từ “Cảm ơn vì…”. Các nhà
nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích to lớn mà việc thực hành lòng biết
ơn mang lại cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần như: giúp khỏe mạnh hơn, cải
thiện giấc ngủ và thậm chí còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một
nghiên cứu năm 2011 trên 200 sinh viên đại học có cuộc sống hạnh phúc cho

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *