BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
PHẠM MINH HOÀNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MBS
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
PHẠM MINH HOÀNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MBS
Chuyên ngành:
Quản trị nhân lực
Mã số:
60340404
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỒNG
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài “Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Chứng khoán MBS” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu
khác.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy
tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên
cứu, khảo sát của chính bản nhân tôi.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.
HàNội, ngày 08 tháng 09 năm2018
Tác giả luận văn
Phạm Minh Hoàng
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Nhà trường, các
Thầy giáo, Cô giáo tại khoa Sau Đại học – Trường Đại học Lao động – Xã Hội
và các Thầy giáo, Cô giáo là giảng viên đã trang bị những kiến thức về lý luận
và thực tiễn, đồng thời đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý cho tác giả
trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thày Nguyễn Quang Hồng đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các đồng nghiệp
tại Công ty Cổ phần chứng khoán MBS đã tạo mọi điều kiện thuân lợi, giúp đỡ
tác giả trong việc thu thập thông tin, số liệu trong quá trình nghiên cứu tại đơnvị.
Tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý, bổ sung của các Thầygiáo,
Cô giáo, các nhà khoa học và các bạn bè đồng nghiệp quan tâm để tác giả tiếp
tục hoàn thiện Luậnvăn.
Trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………… 1
1. Lý do chọn đề tài. ………………………………………………………………………….. 1
2. Tổng quan tình hình nghiêncứu. ………………………………………………………. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
……………………………………………………….. 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………….. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………… 6
6. Đóng góp mới của luận văn …………………………………………………………….. 6
7. Kết cấu luận văn ……………………………………………………………………………. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP …………………. 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản
………………………………………………………………. 8
1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
.. 12
1.2.1 Tiêu chí về thể lực …………………………………………………………………. 12
1.2.2 Tiêu chí về trí lực …………………………………………………………………. 14
1.2.3 Tiêu chí về tâm lực ………………………………………………………………. 15
1.3.Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 16
1.3.1 Quy hoạch nguồn nhân lực
……………………………………………………. 16
1.3.2 Thu hút, tuyển dụng ……………………………………………………………… 17
13.3 Đào tạo nguồn nhân …………………………………………………………….. 18
1.3.4 Chế độ đãi ngộ ……………………………………………………………………. 19
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp ………………………………………………………………………….. 22
1.4.1 Các yếu tố bên trong………………………………………………………22
1.4.2 Các yếu tố thuộc bên ngoài …………………………………………………….. 23
1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng NNL của một số doanh nghiệp và bài
học rút ra cho công ty cổ phần chứng khoán MBS
………………………………… 24
1.5.1 Kinh nghiệm của doanh nghiệp…………………………………………… 25
1.5.2 Bài học rút ra cho công ty cổ phần chứng khoán MBS…………………… 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC CÔNG TY CÔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MBS.
………………. 29
2.1 Khái quát chung về công ty CP chứng khoán MBS …………………………. 29
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển …………………………………………….. 29
2.1.2 Tổ chức bộ máy …………………………………………………………………… 32
2.1.3 Đặc điểm NNL của công ty ……………………………………………………. 33
2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực công ty CP chứng khoán MBS .. 37
2.2.1 Về thể lực …………………………………………………………………………….. 37
2.2.2 Về trí lực …………………………………………………………………………….. 40
2.2.3 Về tâm lực ………………………………………………………………………….. 41
2.3 Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong DN .. 42
2.3.1 Về quy hoạch nguồn nhân lực …………………………………………………. 42
2.3.1 Về thu hút, tuyển dụng …………………………………………………………. 43
2.3.3 Về đào tạo nguồn nhân lực
……………………………………………………… 48
2.3.2 Về chế độ đãi ngộ ……………………………………………………………….. 51
2.3.5.Về bố trí và sử dụng người lao động …………………………………………. 54
2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL công ty CP chứng
khoán MBS. ……………………………………………………………………………………. 56
2.4.1 Các yếu tố về môi trường bên ngoài ……………………………………….. 56
2.4.2 Thực trạng các yếu tố về môi trường bên trong ………………………….. 57
2.5 Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng NNL công ty CP chứng khoán
MBS. …………………………………………………………………………………………….. 59
2.5.1 Ưu điểm……………………………………………………………………………….. 59
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân ………………………………………………………… 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MBS
………… 64
3.1 Định hướng phát triển NNL của công ty MBS
………………………………… 64
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại công ty CP chứng khoán
MBS. …………………………………………………………………………………………….. 65
3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch nguồn nhân lực ……………………………………… 65
3.2.2 Đổi mới thu hút, tuyển dụng ……………………………………………………. 66
3.2.3 Đào tạo nguồn nhân người lao động. ……………………………………….. 71
3.2.4 Cải tiến chế độ đãi ngộ …………………………………………………………… 74
3.2.4 Cải tiến chế độ đãi ngộ ………………………………………………….76
3.2.6 Giữ chân nhân tài..
……………………………………………………………….. .78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 80
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 83
PHỤ LỤC 1
……………………………………………………………………………………… 84
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
NNL
Nguồn nhân lực
CP
Cổ phần
DN
Doanh nghiệp
QĐ
Nguồn nhân lực
CLNNL
Chất lượng nguồn nhân lực
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
SXKD
Sản xuất kinh doanh
MBS
Công ty Cổ phần chứng khoán MBS
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp lao động công ty giai đoạn 2015-2017
…………………33
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty giai đoạn 2015-2017 ……34
Bảng 2.4.Cơ cấu lao động theo tính chất công việc giai đoạn 2015-2017 ……..34
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại công ty giai đoạn 2015-2017 ……..36
Bảng 2.6.Tình trạng sức khoẻ người lao động theo tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ
của công ty giai đoạn 2015 – 2017
…………………………………………………………..37
Bảng 2.7. Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty giai đoạn 2015-2017 ……. 40
Bảng 2.8. Kết quả tuyển dụng của MBS giai đoạn 2015 – 2017
…………………..45
Bảng 2.9. Trình độ chuyên môn lao động được tuyển mới so với yêu cầu của vị
trí công việc tại MBS năm 2017 …………………………………………………………….46
Biểu 2.3. Mức độ hài lòng về công tác tuyển dụng của Công tyhiện nay ………46
Bảng 2.10. Đánh giá của người lao động về hoạt động đào tạo và phát triển nhân
lực của công ty ……………………………………………………………………………………50
Bảng 2.11. Tiền lương của CBNV công ty giai đoạn 2015 – 2017 ………………. 52
Bảng 2.11: Đánh giá của người lao động về phân công công việc ……………….55
Bảng 3.1. Đề xuất tiêu chí tuyển chọn điển hình
……………………………………….69
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán MBS ………32
Hình 2.2. Tỷ lệ cơ cấu lao động theo lĩnh vực trực tiếp và gián tiếp …………….35
Hình 2.3. Tỷ lệ tình trạng sức khỏe của công ty trong các năm 2015- 38
2016-2017 ………………………………………………………………………………………….38
Hình 2.4. Kết quả khảo sát ý kiến người lao động về sự tương xứng ……………52
giữa mức lương và công việc được giao năm 2016
……………………………………52
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang chung tay nỗ lực, phấn đấu xây
dựng và phát triển kinh tế đất nước, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển theo
định hướng XHCN và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế. Trong quá
trình đó, đội ngũdoanh nghiệp được xác định là lực lượng đóng vai trò tiên
phong thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong
điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì việc tồn tại được trên
thị trường là bài toán đau đầu với các doanh nghiệp.Một doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả, đội ngũ nhân lực đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn
luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh
nghiệp đã nhận thấy rõ được rằng không thể đạt được hiệu quả và những tiến bộ
kinh tế bền vững nếu như thiếu đi sự đầu tư cho nâng cao chất lượng đội ngũ
nhân lực trong công ty. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lựcđã và
đang trở thành nhiệm vụ được quan trọng bậc nhất trong vấn đề quản trị doanh
nghiệp.
Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp là hoạt động
cần đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Là một trong những điều kiện
nâng cao năng suất lao động, phát triển toàn diện đội ngũ nhân lực, nâng cao vị
thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hơn nữa, suy cho cùng mọi
quản trị đều là quản trị con người, chúng ta thấy rằng máy móc dù có hiện đại
đến mấy cũng không thay thế được con người. Doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển được thì phải luôn đổi mới: đổi mới về mục tiêu, đổi mới về công
nghệ,… đó là tất yếu khách quan và để đạt được điều này chỉ có thể nhờ vào
nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý để thích ứng và nâng cao khả năng bền
vững của doanhnghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng đội
2
ngũ nhân lực với sự tồn tại, phát triển và thành công của doanh nghiệp. Kết hợp
với tình hình thực tế của công ty cổ phần chứng khoán MBS, em đã lựa chọn đề
tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần chứng khoán
MBS” làm luận văn thạc sỹ
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong xã hội hiện đại, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối
với sự phát triển của bất kì quốc gia, dân tộc nào, bởi phải có những con người
đủ khả năng, trình độ mới khai thác tốt các nguồn lực khác. Chính vì thế, nhiều
nước trên thế giới đã có những chính sách phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong nước.Bởi nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là vấn đề then
chốt, luôn đứng ở vị trí trung tâm của doanh nghiệp, là một trong những nhân tố
cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương
trường.Hoạt động lao động của quản lý luôn giữ vai trò chiến lược, quyết định
đến thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Jones Lang LaSalle (2003) và Knight Frank (2007) là các nhà nghiên
cứu đã chú trọng quan tâm nghiên cứu tới vai trò của các nhà quản lý các cấp
trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tập đoàn và việc thu hút nhân tài
là một yếu tố quan tâm hàng đầu. Khoảng 7 năm trước, các chuyên gia tư vấn
của hãng McKinsey & Company đã công bố kết quả của một nghiên cứu dưới
tên gọi là: Cuộc chiến giành nhân tài. (The war for talent).Điều đó cho thấy
nhiều người, họ nhận thức ra một điều rằng, trong sự cạnh tranh ngày một gay
gắt của thương trường, nhân tài chính là một thứ tài sản quý giá của doanh
nghiệp.
Koko mani (Người Nhật,2004) là người đã chỉ ra hiệu quả của chế độ
gắn bó cả đời đối với lao động tại Nhật, người quản lý trong công ty thường là
những người lao động gắn bó lâu dài với công ty và được cân nhắc, thăng tiến
trong quá trình làm việc…
3
Trong nước, những nội dung nghiên cứu liên quan tới thực trạng, đổi
mới chất lượng quản lý đã bước đầu được quan tâm và có ảnh hưởng qua các
công bố dưới dạng đề tài, chuyên đề, khảo sát, bài đăng….
TS.Phùng Rân (2008) với bài “Chất lượng nguồn nhân lực, bài toán
tổng hợp cần có lời giải đồng bộ” [31] đã trăn trở với vấn đề chất lượng NNL
đã đưa ra nhận định: sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi quốc gia hay sự thành
công của một tổ chức đều dựa vào NNL và trình độ có được của NNL đó. Tuy
nhiên, đến nay chưa có lời giải xác đáng cho vấn đề chất lượng NNL này mặc
dù luôn có chiến lượng phát triển NNL cho quốc gia và các chính sách NNL cho
việc thực hiện các chiến lược phát triển NNL đó. Vấn đề tác giả Phùng Rân trăn
trở không chỉ là vấn đề của một thời điểm hay một thời kỳ nhất định, mà đó là
một vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn
của một quốc gia, một ngành và từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Một quốc
gia muốn phát triển, có sánh vai với tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển
hiện đại được hay không chủ yếu nhờ vào lợi thế cạnh tranh về NNL. Đó là chìa
khoá, là đầu mối để có những quyết sách và chiến lược thành công.
Mỗi quốc gia, muốn phát triển kinh tế – xã hội, cần các nguồn lực gồm:
Tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học – công nghệ, con người… Trong đó
nguồn lực con người là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định nhất.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận không tách rời nguồn nhân lực
quốc gia, khi quốc gia đó chuyển dần sang nền kinh tế dựa trên tri thức là chủ
yếu. Cộng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế, nguồn nhân lực chất
lượng cao có vai trò quyết định, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là gia
tăng giá trị cho con người cả về vật chất, tinh thần, trí tuệ, kỹ năng, làm tươi mới
năng lực và phẩm chất để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho phát triển kinh tế –
xã hội. Nhưng tựu chung, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một
quốc gia chính là sự thay đổi số lượng và chất lượng về kiến thức, kỹ năng, thể
4
lực và tinh thần; là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con
người cho phát triển kinh tế – xã hội và sự hoàn thiện của mỗi cá nhân. Vậy các
tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao là gì? Không phải tất cả những
người đã qua đào tạo đều đáp ứng các công việc. Nhân lực chất lượng cao không
chỉ thể hiện ở tấm bằng, chứng chỉ học vấn, nghề nghiệp mà chủ yếu ở chất
lượng văn hóa, trình độ tay nghề, kỹ năng lao động để làm ra các sản phẩm có
chất lượng cao
TS Phạm Văn Quý (2012) với Đề tài “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nguồn nhân lực Khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” [30] đã tập trung vào đối tượng nhân lực khoa học công nghệ
trong cả nước, trình bày các cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn đổi mới các
chính sách sử dụng có hiệu quả năng lực và trình độ của đội ngũ khoa học công
nghệ, đồng thời mở rộng sang tất cả các khâu của quá trình đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng, đãi ngộ và các khía cạnh trong tổ chức và quản lý để phát triển NNL
và phát huy vai trò của NNL khoa học công nghệ.
Từ quá trình nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả cho
thấy nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của đơn vị nói riêng và đất nước nói chung. Các nghiên cứu đều chỉ ra
rằng, để đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực cần phải xác định được các
tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cũng như áp dụng phương pháp
đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra các tiêu chí chung phản
ánh chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi mỗi đơn vị, mỗi địa phương cần phải
xây dựng các tiêu chí đánh giá riêng căn cứ vào đặc điểm và điềukiện riêng của
mình. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thông qua
xây dựng các tiêu chí đánh giá và áp dụng các phương pháp đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực tại các đơn vị cụ thể là rất cần thiết.
Việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng đôi ngũ cán
5
bộ quản lý các cấp là vấn đề mới ở Công ty Cổ phần chứng khoán MBS vẫn
chưa có tác giả nào thự chiện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng và các hoạt động nâng cao
chất lượng; đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cổ phần chứng khoán MBS.Từ đó đưa
ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực tạiCổ phần chứng khoán MBStrong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực
Xác định các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực
Nghiên cứu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thông qua các tiêu
chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cổ phần
chứng khoán MBS thông qua việc phân tích các hoạt động nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cổ
phần chứng khoán MBS.
Đưa ra các kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên nhằm tạo cơ sở tiền
đề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cổ phần chứng khoán MBS.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cổ phần chứng khoán MBS.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
6
Về không gian: Cổ phần chứng khoán MBS
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và sử dụng dữ liệu trong
giai đoạn 2013 – 2017 để minh họa, đánh giá và phân tích trong quá trình
nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê – phân tích:
Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn số liệu được cung cấp từ phòng Tổ
chức – Hành chính, phòng Kế toán của Cổ phần chứng khoán MBS.
Ngoài những tài liệu được cung cấp trực tiếp từ Cổ phần chứng khoán
MBScòn có các tài liệu, sách báo, mạng internet và ý kiến trong các cuộc hội
thảo.
Tất cả các tài liệu đều được tổng hợp, phân tích nhằm tìm ra điểm mạnh,
điểm yếu về chất lượng nguồn nhân lực tại Cổ phần chứng khoán MBS
Phương pháp điều tra xã hội học: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
dành cho các nhóm đối tượng: Lao động quản lý (phó phòng trở lên); Nhân
viên, công nhân của Cổ phần chứng khoán MBS
Quy mô mẫu điều tra: Số phiếu phát ra là 100 phiếu với cơ cấu 10 phiếu
lao động quản lý; 40 phiếu nhân viên công ty (Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ);
50 phiếu công nhân kỹ thuật ở các công trường. Kết quả thu về là 97 phiếu.
Các phiếu điều tra được thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích trên
máytính.
Phương pháp quan sát tại nơi làm việc: tác giả thực hiện quan sát
ngườilao động: thao tác làm việc, kỹ năng xử lý tình huống, thái độ giao tiếp
ứng xử tại nơi làm việc.
Phương pháp phòng vấn sâu: tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với một
số lãnh đạo
6. Đóng góp mới của luận văn
7
Hệ thống hóa vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn
nhân lực;
Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm thước đo
đểđánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại Cổ phần chứng khoán MBS. Từ các
tiêu chí này, giúp cho Ban lãnh đạo Tổng Công ty đánh giá chính xác về chất
lượng nguồn nhân lực , đưa ra các quyết định quản trị nguồn nhân lực hiệu quả.
Phân tích rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thông qua các thước
đo về trí lực, thể lực, tâm lực của nguồn nhân lực và các hoạt động nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đang áp dụng tạiCổ phần chứng khoán MBS.
Tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
với thực tiễn Cổ phần chứng khoán MBS.Đây là các giải pháp quan trọng giúp
cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cổ phần chứng khoán MBS
cả trước mắt và lâu dài
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu,
danh mục sơ đồ, hình vẽ và danh mục từ viết tắt thì luận văn được cấu trúc gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cổ phần
chứng khoán MBS.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cổ phần
chứng khoán MBS.
8
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1. 1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1
Nhân lực
Nhân lực là toàn bộ khả năng thể lực và trí lực của con người tham gia
vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy
động vào quá trình lao động. Nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng những
người lao động đáp ứng nhu cầu nhất định về loại hình lao động tương ứng của
mỗi doanh nghiệp, tổ chức trên thị trường. Nói cách khác, nhân lực được hiểu là
lực lượng lao động với kỹ năng nhất định để làm công việc nào đó mà xã hội
hay thị trường có nhu cầu. Cấu thành nhân lực là số lượng nhân lực bao gồm
tổng thể những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy
động của họ. Chất lượng nhân lực: thể hiện ở giới tính, sức khỏe, trình độ
chuyên môn, ý thức, tác phong, thái độ làm việc của người lao động.
1.1.2
Nguồn nhân lực
Trong các nguồn lực để phát triển bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn,
khoa học-công nghệ và con người thì nguồn lực con người là quan trọng nhất,
có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của mọi quốc gia từ trước đến nay. Hiện nay, có nhiều khái niệm vềnguồn
nhân lực, trong đó có các khái niệm đáng chú ý như sau:
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Nguồn nhân lực của mộtquốc
gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn
nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lựclà nguồn
cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho
sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư cóthể phát triển
9
bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội,
là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong
độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là
toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu
tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động” .
Theo PSG.TS. Nguyễn Tiệp: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người,
yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã
hội” [22, tr8].
Tác giả Mai Quốc Chánh: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có
khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra
là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định” [5, tr27].
Trong phạm vi khuôn khổ luận văn, tác giả khái quát khái niệm nguồn
nhân lực như sau: “Nguồn nhân lực là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực,
phẩm chất của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất,
đang và sẽ sẵn sàng tham gia vào sự phát triển kinh tế – xã hội”
1.1.3
Chất lượng nguồn nhân lực
Từ những đánh giá ở trên, nguồn nhân lực có thể được xem xét và
đánh giá theo số lượng, chất lượng và cơ cấu. Về số lượng: thể hiện quy mô
nguồn nhân lực và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Về chất lượng: thể hiện mối
quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực,
được biểu hiện thông qua thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, tinh thần, thái độ, ý
thức lao động và phong cách làm việc.
Nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực có rất nhiều, nhưng chưa
có được quan điểm thống nhất chỉ ra rằng việc đánh giá chất lượng nguồn nhân
lực cần những tiêu chí nào, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần có
những điều kiện gì. Trong thực tế thuật ngữ chất lượng nguồn nhân lực thường
hay bị nhầm lẫn với thuật ngữ: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của
10
nguồn nhân lực.
Theo GS.TS Phùng Rân, chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá
qua hai tiêu chí: năng lực hoạt động của nguồn nhân lực và phẩm chất đạo đức
của nguồn nhân lực đó. Năng lực hoạt động có được thông qua đào tạo, qua
huấn luyện, qua thời gian làm việc được đánh giá bằng học hàm, học vị, cấp bậc
công việc và kỹ năng giải quyết công việc. Năng lực này là kết quả giáo dục đào
tạo của cả cộng đồng chứ không riêng một tổ chức nào[31; Tr36].Theo quan
điểm này, năng lực của nguồn nhân lực thuộc về chuyên môn của nguồn nhân
lực.Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nguồn nhân lực dễ dàng hơn
phẩm chất nguồn nhân lực.
Phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực được biểu hiện qua thái độ, ý
thức, phong cách làm việc, quan hệ lao động, văn hóa doanh nghiệp… và được
hiểu là tâm lực lao động. Tiêu chí này mang tính “nhạy cảm”, khó đo lường bởi
chịu chi phối bởi tâm lý bên trong. Thực tế chưa có con số thống kê chính thống
về chất lượng nguồn nhân lực khía cạnh phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực.
PGS.TS Mai Quốc Chánh “chất lượng nguồn nhân lực được xem
xét trên các mặt: trình độ sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn,
năng lực phẩm chất” [4; Tr36]. Tác giả sử dụng “xem xét trên các mặt” chứ
không coi đó là các tiêu chí bắt buộc.Bên cạnh đó còn nhiều mặt chưa được
hoặc không được xét đến. Như vậy có thể nhận thấy các hướng nghiên cứu về
chất lượng nguồn nhân lực còn chưa được thống nhất. Các tiêu chí đưa ra chủ
yếu là một số tiêu chí định lượng như: trình độ, sức khỏe, năng lực…Thông qua
các quan điểm trên, tác giả nhận định:
Chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là một trạng thái
của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, biểu hiện qua mối liên hệ giữa các yếu
tố cấu thành đó là:
Thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự
11
chăm sóc sức khỏe và rèn luyện của từng cá nhân cụ thể. Thể lực thể qua quyết
định năng lực hoạt động của con người. Phải có thể lực con người mới có thể
phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội.
Trí lực được xác định bởi tri thức chung về khoa học, trình độ kiến
thức chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy, sáng tạo
của mỗi con người.
Đạo đức, phẩm chất là những đặc điểm quan trọng trong yếu tố xã
hội của nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ những tình cảm, tập quán phong cách,
thói quen, quan niệm, truyền thống, các hình thái tư tưởng, đạo đức và nghệ
thuật…, gắn liền với truyền thống văn hóa.
Trong luận văn này, chất lượng nguồn nhân lực là thuật ngữ thể
hiện một tập hợp các đánh giá về thể lực, trí lực, tâm lực của người lao động
trong doanh nghiệp. Cụ thể, các tiêu chí thể hiện năng lực làm việc, kỹ năng
thực hiện công việc phải có trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năng
được trau dồi, đào tạo.Đó chính là trí lực của nguồn nhân lực.Nhưng nếu có trí
lực mà nguồn nhân lực không đủ sức khỏe, thể chất yếu thì tác động tiêu cực
đến trí lực.Thái độ trong công việc chính là tâm lực của nguồn nhân lực. Đó là
tinh thần làm việc, khả năng chịu áp lực công việc, trạng thái cảm xúc của
người lao động được biểu hiện thông qua hành vi. Thái độ trong công việc cũng
là thể hiện tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực.
1.1.4
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là sự tăng cường sức
mạnh và kỹ năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh
thần của lực lượng lao động lên đến một trình độ nhất định để lực lượng này có
thể hoàn thành được nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong một giai đoạn
phát triển của một quốc gia, một tổ chức. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực
chínhlà động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Thông qua chất
12
lượng nguồn nhân lực thể hiện rõ trình độ phát triển kinh tế – xã hội của một
quốc gia, chất lượng cuộc sống của dân cư hay mức độ văn minh của một xã.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tạo ra tiềm năng của con
người thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại, chăm sóc sức
khỏe về thể lực và tinh thần, khai thác tối đa tiềm năng đó trong các hoạt động
lao động thông qua việc tuyển dụng, sử dụng, tạo điều kiện về môi trường làm
việc (phương tiện lao động có hiệu quả và các chế độ chính sách hợp lý,…) môi
trường văn hóa, xã hội kích thích động cơ, thái độ làm việc của người lao động,
để họ mang hết sức mình hoàn thành các chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc
quản lý và sử dụng đúng nguồn nhân lực sau khi đã được đào tạo phù hợp với
năng lực của mỗi cá nhân phục vụ cho các công việc cụ thể là nhân tố quyết
định đến thành công của doanh nghiệp.
Trong phạm vi luận văn, khái niệm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực được hiểu như sau: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp chính là nâng cao mức độ đáp ứng công việc của người lao động trên các
phương diện: thể lực, trí lực và tâm lực so với yêu cầu cụ thể nhằm đạt được
mục tiêu chung của doanh nghiệp”
1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp.
1.2.1 Tiêu chí về thể lực
Thể lực nguồn nhân lực là tình trạng sức khỏe của con người biểu hiện
ở sự phát triển bình thường, có khả năng lao động. Đây là cơ sở quan trọng cho
hoạt động của thực tiễn con người có thể đáp ứng được đòi hỏi về hao phí sức
lao động trong quá trình hoạt động kinh doanh với những công việc cụ thể khác
nhau và đảm bảo cho con người có khả năng học tập và lao động lâu dài.
Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức
khỏe cơ bắp trong công việc; thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực;
13
bởi nếu không chịu được sức ép của công việc cũng như không thể tìm tòi, sáng
tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới. Thể lực của nguồn nhân lực được hình
thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe. Vì
vậy, thể lực của nguồn nhân lực phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã
hội, phân phối thu nhập cũngnhư chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nêu: Sức khỏe là một
trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần vã xã hội, chứ không phải là
không có bệnh hoặc thương tật.
Thể lực là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất lẫn tinh
thần (sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần). Thể lực là năng lực lao động chân
tay; sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh,là khả năng vận
động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn.
Thể lực có nhiều chỉ tiêu biểu hiện, cơ bản như: chiều cao, cân nặng,
tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các
điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Thể lực nguồn nhân lực được hình thành và phát triển bằng con đường
di truyền, qua quá trình nuôi dưỡng và luyện tập, qua rèn luyện thân thể như: thể
dục, thể hình, lao động, kinh doanh… Căn cứ vào những tiêu chuẩn nhất định về
trạng thái sức khỏe, người ta cân, đo, đánh giá để xác định tình trạng sức khỏe
người lao động.
Theo Bộ Y tế Việt Nam, có ba loại sức khỏe:
Loại A: Sức khỏe tốt, không mắc bệnh tật, các chỉ tiêu sức khỏe tốt
Loại B: Trung bình
Loại C: Yếu, không có khả năng lao động
Tóm lại, sức khỏe người lao động tốt tức là một phần trong chất lượng
nguồn nhân lực được đảm bảo, đây là một nhân tố quyết định giúp các nhân tố
còn lại trong người lao động có cơ hội phát triển tốt.
14
1.2.2
Tiêu chí về trí lực
Trí lực được hình thành và phát triển thông qua con đường giáo dục,
đào tạo và thực tế lao động. Trí lực của con người chính là kiến thức của nhân
loại được mỗi người tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo, có chọn
lọc. Bên cạnh đó, trí lực còn thể hiện khả năng tư duy khác nhau mỗi người
trong việc vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm nghề nghiệp vào thực tế.
Trí lực quyết định phần lớn khả năng lao động và sức sáng tạo của con người.
Trí lực bao gồm kiến thức và kỹ năng; do đó, nâng cao trí lực thực chất
là nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và kỹ năng cho người lao động.
Nâng cao trí lực là tìm cách trang bị cho người lao động những kiến thức mới,
nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho người lao động để
người lao động có đủ năng lực cần thiết làm chủ được những trang thiết bị kỹ
thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại; khả năng biến trí thức thành kỹ
năng lao động nghề nghiệp thể hiện qua trình độ tay nghề và mức độ thành thạo
trong chuyên môn nghề nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Nâng cao trí lực
cần gắn kết, sát thực với chức danh công việc, làm sao để thỏa mãn các yêu cầu
tổ chức đề ra, từ đó đi đến hoàn thành mục tiêu chiến lược mà đơn vị đặt ra.
Đánh giá trình độ của người lao động cần phải xét trên 03 yếu tố, cụ thể
như sau:
Trình độ học vấn: là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu
những kiến thức cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Trình độ học vấn là
tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Năng lực trí tuệ của con người hiện nay biểu hiện ở khả năng sáng tạo.
“Trí tuệ là sản phẩm sáng tạo về tinh thần của con người, thể hiện qua việc huy
động có hiệu quả lượng tri thức tích lũy vào quá trình sáng tạo cái mới, nhằm
cải biến tự nhiên, xã hội và bản thân con người trong sự phát triển ngày càng
tiến bộ, văn minh” của TS Bùi Ngọc Lan [13, tr26].
15
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo
cần thiết để đảm đương các chức vụ quản lý, kinh doanh và hoạt động nghề
nghiệp, đánh giá trình độ chuyên môn cũng thông qua bằng cấp chuyên môn của
người lao động, đã được đào tạo và thể hiện thong qua bằng cấp, chứng
chỉ,…Trình độ chuyên môn chính là khả năng ứng dụng giữa lý thuyết với thực
hành để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp; ngoài ra, còn thể hiện ở
trình độ tay nghề của người lao động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là điều kiện
đảm bảo cho nguồn nhân lực hoạt động mang tính chuyên môn hóa và chuyên
nghiệp hóa.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá
trí lực của người lao động và đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật thông qua
các chỉ tiêu: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo.
Kỹ năng phụ trợ: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng
giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, ngoại ngữ,tin học,…là nhữngnăng lực
không phải người lao động nào cũng nắm bắt được.
Ngày nay, khi trình độ học vấn của người lao động ngày càng được
nâng caothìcácdoanhnghiệpkhi tuyển dụngđều chú trọng đến những ứng viên có
thêm kỹ năng phụ trợ, đây là thước đo hiệu quả cao trong đánh giá trí lực người
lao động.
1.2.3
Tiêu chí về tâm lực
Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi tổ chức, doanh nghiệp xây dựng
cho mình hệ thống các tiêu chí đánh giá tâm lực NNL: về thái độ, hành vi, trách
nhiệm của người lao động. Mức độ của ý thức, trách nhiệm của một người quyết
định mức độ thái độ của người đó khi làm việc, chi phối hành vi và quyết định
thành tích công việc của người đó. Do đó, tiêu chíđánh giá về thái độ, hành vi,
trách nhiệm của người lao động là trọng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Năng lực trí tuệ của con người hiện nay biểu hiện ở khả năng sáng tạo.
16
“Trí tuệ là sản phẩm sáng tạo về tinh thần của con người, thể hiện qua việc huy
động có hiệu quả lượng tri thức tích lũy vào quá trình sáng tạo cái mới, nhằm cải
biến tự nhiên, xã hội và bản thân con người trong sự phát triển ngày càng tiến
bộ, văn minh” [13, tr26].
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo
cần thiết để đảm đương các chức vụ quản lý, kinh doanh và hoạt động nghề
nghiệp, đánh giá trình độ chuyên môn cũng thông qua bằng cấp chuyên môn của
người lao động, đã được đào tạo và thể hiện thong qua bằng cấp, chứng
chỉ,…Trình độ chuyên môn chính là khả năng ứng dụng giữa lý thuyết với thực
hành để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp; ngoài ra, còn thể hiện ở
trình độ tay nghề của người lao động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là điều kiện
đảm bảo cho nguồn nhân lực hoạt động mang tính chuyên môn hóa và chuyên
nghiệp hóa.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá
trí lực của người lao động và đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật thông qua
các chỉ tiêu: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo.
Kỹ năng phụ trợ: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng
giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tin học,…là nhữngnăng lực
không phải người lao động nào cũng nắm bắt được.
Ngày nay, khi trình độ học vấn của người lao động ngày càng được
nâng cao thì các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều chú trọng đến những ứng viên
có thêm kỹ năng phụ trợ, đây là thước đo hiệu quả cao trong đánh giá trí lực
người lao động.
1.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp
1.3.1 Quy hoạch nguồn nhân lực
Quy hoạch nguồn nhân lực là một chuỗi các hoạt động về: dự báo,