10644_Pháp luật về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRỌNG THẠCH

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ CN: 60380107

Người hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Đặng Anh Quân

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung Luận văn này là kết quả của một
quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của riêng bản thân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Đặng Anh Quân. Tất cả các ý kiến của tác giả
khác nêu trong luận văn đều được trích dẫn theo đúng quy định. Kết quả
nghiên cứu của Luận văn chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
Tác giả

Nguyễn Trọng Thạch

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..
1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CHUYỂN
NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ
TRONG NƯỚC …………………………………………………………………………………………
6
1.1. Khái niệm tổ chức kinh tế trong nước và vai trò của tổ chức kinh tế
trong nước ………………………………………………………………………………………………..
6
1.1.1.
Khái niệm tổ chức kinh tế trong nước …………………………………………….
6
1.1.2.
Vai trò của tổ chức kinh tế trong nước ………………………………………….
10
1.2. Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong
nước ………………………………………………………………………………………………………
13
1.2.1.
Khái niệm quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế
trong nước …………………………………………………………………………………………….
13
1.2.2.
Ý nghĩa của việc tổ chức kinh tế trong nước thực hiện quyền chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ………………………………………………………………………
18
1.3. Sơ lược sự phát triển quy định pháp luật về quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước ……………………………………
21
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ
HƯỚNG HOÀN THIỆN …………………………………………………………………………….
29
2.1. Đối với quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ
chức kinh tế trong nước …………………………………………………………………………..
29
2.1.1.
Điều kiện thực hiện quyền …………………………………………………………..
29
2.1.2.
Điều kiện có quyền
……………………………………………………………………..
36
2.2. Đối với quy định chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện
dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở …………………………………………………
40
2.3.
Đối với quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ……..
44
2.4. Đối với quy định về thời điểm có hiệu lực của giao dịch chuyển nhượng
quyền sử dụng đất
……………………………………………………………………………………
49
2.5. Đối với một số vấn đề khác liên quan ………………………………………………
52
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..
57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một quyền rất cơ bản của người sử
dụng đất. Tuy nhiên, không phải người sử dụng đất nào cũng có được quyền
này. Bản chất pháp luật trao quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất chính
là đã trao quyền định đoạt quyền sử dụng đất. Định đoạt nhưng trong giới hạn
của pháp luật, định đoạt đối với quyền sử dụng đất của mình theo quy định.
Tổ chức kinh tế là chủ thể sử dụng đất rất quan trọng trong chính sách
pháp luật đất đai của nhà nước ta. Việc tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế
tập trung vào sản xuất kinh doanh, tham gia cung ứng sản phẩm là một nhiệm
vụ rất quan trọng của nhà nước và pháp luật trong đó có chính sách pháp luật
đất đai. Vấn đề xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung
và của tổ chức kinh tế nói riêng là vấn đề rất được quan tâm, vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến việc sử dụng đất đai của các chủ thể.
Đảng ta xác định: phải biến đất đai thành động lực trực tiếp phát triển
kinh tế – xã hội. Muốn vậy, chúng ta cần tháo gỡ những “nút thắt” trong
chính sách pháp luật về đất đai, cản trở sự phát triển; tạo hành lang pháp lý
thuận lợi cho các chủ thể có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp,
bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất…v.v qua đó huy động được nguồn
lực từ đất đai góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Pháp luật về quyền của
người sử dụng đất nói chung và quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
tổ chức kinh tế nói riêng có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển
của các tổ chức kinh tế và xã hội. Việc pháp luật trao quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế trong nước trong khuôn khổ quy
định của pháp luật chính là việc xác định quyền sử dụng đất là một quyền tài
sản và đất đai đã được coi như một loại “hàng hóa đặc biệt” trong thị trường
quyền sử dụng đất ấy. Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất tạo điều kiện
cho doanh nghiệp huy động nguồn vốn, nội và ngoại lực thúc đẩy sản xuất
2

kinh doanh góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện chính
sách pháp luật đất đai về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặc biệt là
quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, một trong
những chủ thể có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kinh tế đất nước,
tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Pháp luật về quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước ” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và khoa
học pháp lý nói riêng ở nước ta hướng sự quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề
địa vị pháp lý của các chủ thể sử dụng đất trong các giao dịch quyền sử dụng
đất, trong đó có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ở phạm vi và mức
độ khác nhau đã có một số công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp liên
quan như:
– Dự án điều tra sự hiểu biết về năm quyền của người sử dụng đất, TA
2225 – VIE, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Địa
chính – Tổng cục Địa chính;
– Dự án JICA, Khảo sát và điều tra xã hội về hộ gia đình và quyền sử dụng
đất tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (năm 1999);
– Luận án “Địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao dịch dân
sự, thương mại về đất đai” của tác giả Nguyễn Quang Tuyến (năm 2003);
– Sách “Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam” của tác giả Bùi Thị
Tuyết Mai (Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2005);
– Sách “Giao dịch quyền sử dụng đất vô hiệu – pháp luật và thực tiễn xét
xử” của tác giả Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Minh Hằng (Nhà xuất bản
Thông tin và Truyền thông, năm 2011);
3

– Luận án “Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh
bất động sản ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (năm 2012);
Và gần đây nhất là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Pháp luật về
chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của tác giả Lưu Quốc Thái (năm 2014).
Tiếc rằng tác giả chỉ biết thông tin đề tài này đã được bảo vệ vào tháng
8/2014, nhưng chưa có điều kiện để tham khảo.
Ngoài ra, còn một số bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên
ngành pháp lý như Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Tòa án nhân dân…v.v.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên, hoặc đã được thực hiện
với thời gian khá lâu, hoặc chỉ nghiên cứu các giao dịch quyền sử dụng đất
nói chung, có đề cập đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng không đi
sâu tìm hiểu quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của riêng tổ chức kinh
tế. Xuất phát từ đó, và cũng từ việc Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực thi hành
với khá đầy đủ các văn bản hướng dẫn dưới luật cùng một số điều chỉnh trong
quy định về quyền của người sử dụng đất nói chung, bao gồm cả quyền giao
dịch quyền sử dụng đất, và quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ
chức kinh tế nói riêng; đồng thời góp phần tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự
sôi động trở lại của thị trường bất động sản vốn đang trầm lắng trong thời
gian gần đây, việc nghiên cứu tìm hiểu và hoàn thiện pháp luật về quyền
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong tình hình hiện
nay vẫn là phù hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp
luật về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong
nước, tác giả hướng đến tìm ra những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện
quy định pháp luật điều chỉnh nội dung này.
4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
– Nghiên cứu những vấn đề chung về quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước.
– Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước, những thành tựu đã đạt
được cũng như một số vấn đề còn tồn tại.
– Đề ra những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quy định của pháp luật về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
tổ chức kinh tế và thực trạng pháp luật về quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
– Trong khuôn khổ phạm vi của luận văn, tác giả chủ yếu tập trung
nghiên cứu các quy định của pháp luật đất đai, nhất là Luật Đất đai 2013 hiện
hành và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của tổ chức kinh tế, cùng các quy định liên quan (nếu có) của Luật
Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản…v.v. và thực
trạng pháp luật, để trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị của mình.
– Để làm rõ quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế
trong nước tác giả cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan
và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ, ngành, các địa phương
về thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trên
một số địa bàn.
5

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Luận văn vận dụng các nguyên tắc, phương
pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của lý luận nhà nước và pháp luật trong điều
kiện cơ chế kinh tế mới. Ngoài ra, luận văn được thực hiện trên cơ sở vận
dụng những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi
mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, phát huy mọi tiềm năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: các phương pháp nghiên cứu cụ
thể được sử dụng như: tổng hợp, hệ thống, điều tra xã hội học, phương pháp
lịch sử, so sánh, phân tích, đối chiếu v.v… để giải quyết các vấn đề mà đề tài
đặt ra.
6. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung vào hệ thống
lý luận về pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước nói riêng.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy khoa học pháp lý và đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý
chuyên ngành về quản lý đất đai, quản lý thị trường bất động sản.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có bố cục 2 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước và hướng hoàn thiện.
6

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CHUYỂN
NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỔ CHỨC
KINH TẾ TRONG NƯỚC
1.1. Khái niệm tổ chức kinh tế trong nước và vai trò của tổ chức
kinh tế trong nước
1.1.1. Khái niệm tổ chức kinh tế trong nước
Hiện nay, không có một văn bản quy phạm pháp luật định nghĩa cụ thể
về tổ chức kinh tế, tuy nhiên nó được hiểu là đơn vị thực hiện chức năng sản
xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, của cải vật chất duy
trì sự tồn tại của chúng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội. Dù không
có định nghĩa, nhưng thuật ngữ “tổ chức kinh tế” đã được nhắc đến trong một
số quy định pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã và đầu tư.
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”1. Theo đó, tổ chức kinh tế được hiểu là doanh nghiệp thực hiện chức
năng kinh doanh, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định và được
đăng ký kinh doanh theo quy định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Cũng nhắc đến tổ chức kinh tế, Luật Hợp tác xã 2012 quy định: “Hợp
tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít
nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung
của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ
trong quản lý hợp tác xã”2. Theo đó, hợp tác xã cũng là một loại hình tổ chức

1 Khoản 1 Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005.
2 Khoản 1 Điều 3, Luật Hợp tác xã năm 2012.
7

kinh tế, tuy cũng hoạt động kinh doanh, nhưng hướng đến mục đích chủ yếu
là hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên của hợp tác xã.
Nếu dựa trên Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã thì có thể hiểu tổ
chức kinh tế là thuật ngữ hay tên gọi chung để chỉ loại hình chủ thể kinh
doanh bao gồm doanh nghiệp và hợp tác xã. Trong luận văn, đối tượng nghiên
cứu mà tác giả hướng đến là các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh với
mục tiêu chính là lợi nhuận. Vì vậy, đối với hợp tác xã, với mục tiêu chính là
tương trợ, hợp tác trong tập thể xã viên, mục tiêu lợi nhuận là thứ yếu, tác giả
sẽ không xếp hợp tác xã vào loại tổ chức kinh tế mà luận văn đề cập. Tổ chức
kinh tế ở đây sẽ là các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra là tổ chức kinh tế là doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp
có phải là tổ chức kinh tế trong nước hay không? Luật Doanh nghiệp xác định
rõ: quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi
doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh3. Nghĩa là một doanh nghiệp
được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam sẽ được xác định là
doanh nghiệp Việt Nam, dù nguồn vốn hay chủ thể góp vốn thành lập doanh
nghiệp đó là tổ chức nước ngoài, hoặc cá nhân nước ngoài. Theo đó, doanh
nghiệp trong quy định của Luật Doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp (hoặc tổ
chức kinh tế) có vốn đầu tư trong nước, cũng có thể là doanh nghiệp (hoặc tổ
chức kinh tế) có vốn đầu tư nước ngoài, miễn là các doanh nghiệp này thành
lập và hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam, và được xác định
chung là doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với pháp luật đầu tư
bởi nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 bao gồm cả tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước4. Thuật ngữ “tổ chức kinh tế” cũng được nhắc đến trong pháp luật
đầu tư khi cho phép nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế hoạt động dưới
các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp5.

3 Khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005.
4 Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2005.
5 Điều 21 và Điều 22 Luật Đầu tư 2005; Điều 7 và Điều 8 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.
8

Như vậy, với cách xác định quốc tịch của doanh nghiệp dựa trên quốc
tịch của quốc gia nơi doanh nghiệp được thành lập thì tổ chức kinh tế theo
pháp luật doanh nghiệp và pháp luật đầu tư sẽ được xem là tổ chức kinh tế
Việt Nam hay tổ chức kinh tế trong nước, không phân biệt nguồn vốn thành
lập là trong nước hay nước ngoài.
Cũng không đưa ra định nghĩa về tổ chức kinh tế, dù quy định tổ chức
kinh tế là một trong những chủ thể sử dụng đất, nhưng pháp luật đất đai lại
xác định tổ chức kinh tế theo một hướng khác, không thống nhất với Luật
Doanh nghiệp.
Luật Đất đai 2003 quy định: “Tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội –
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ
chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và
các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức)
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ
chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất”6. Theo đó, tổ chức kinh tế được
xác định là một trong số các tổ chức trong nước. Trong khi đó, tổ chức nước
ngoài, cá nhân nước ngoài là chủ thể sử dụng đất tại Việt Nam được xác định
là chủ thể sử dụng đất riêng, có thể sử dụng đất cho quan hệ ngoại giao, hoặc
sử dụng đất cho hoạt động đầu tư. Cụ thể, “Tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại
diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam
thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ
chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà
nước Việt Nam cho thuê đất”7 và “Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất”8.

6 Khoản 1 Điều 9 Luật Đất đai 2003.
7 Khoản 5 Điều 9 Luật Đất đai 2003.
8 Khoản 7 Điều 9 Luật Đất đai 2003.
9

Sự phân biệt này tiếp tục được thể hiện trong quy định về chủ thể sử
dụng đất của Luật Đất đai 2013. Tổ chức kinh tế vẫn là một trong số các tổ
chức trong nước: “Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp
luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức)”9. Tổ chức nước ngoài, cá nhân
nước ngoài vẫn là những chủ thể sử dụng đất riêng cho quan hệ ngoại giao
hoặc cho hoạt động đầu tư. Điểm khác biệt là đối với chủ thể nước ngoài sử
dụng đất để đầu tư tại Việt Nam, Luật Đất đai 2013 không gọi tên là “tổ chức,
cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam” như Luật Đất đai 2003, mà xác
định theo một tên gọi phù hợp hơn là “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài” và xác định rõ bao gồm “doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài
mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư”10.
Có thể thấy, tổ chức kinh tế theo xác định của Luật Đất đai 2003, hay
hiện nay là Luật Đất đai 2013, đều chỉ là doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư
hoàn toàn trong nước, không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này thành lập, hoạt động
tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. Cách xác định này là dựa trên cơ sở
nguồn vốn hình thành doanh nghiệp, chứ không phải nơi doanh nghiệp được
thành lập như Luật Doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những nội
dung chưa thống nhất giữa pháp luật đất đai và pháp luật doanh nghiệp, dù
hai ngành luật này có liên quan khá mật thiết với nhau, khi mà quyền sử
dụng đất của doanh nghiệp không chỉ là cơ sở hạ tầng, mà còn là nguồn vốn,
là tài sản có giá trị cao của doanh nghiệp. Lẽ tất nhiên, khi nghiên cứu tổ
chức kinh tế với tư cách là một chủ thể sử dụng đất, tác giả phải xác định tư

9 Khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai 2013.
10 Khoản 5 và Khoản 7 Điều 5 Luật Đất đai 2013.
10

cách chủ thể, quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp
luật đất đai.
Như vậy, tổ chức kinh tế trong nước (hay tổ chức kinh tế) theo pháp luật
đất đai là một loại chủ thể sử dụng đất hoặc một doanh nghiệp sử dụng đất
được hình thành từ nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước, không
bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Pháp luật đất đai định danh chủ thể sử dụng đất là tổ chức kinh tế, dù có
hay không cụm từ “trong nước” đi kèm sau đó, chính là đề cập đến tổ chức
kinh tế trong nước. Vì vậy, trong luận văn, việc tác giả sử dụng thuật ngữ “tổ
chức kinh tế” cũng chính là đề cập đến “tổ chức kinh tế trong nước”, hoặc
ngược lại.
1.1.2. Vai trò của tổ chức kinh tế trong nước
Tổ chức kinh tế trong nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh
tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm
gần đây, hoạt động của tổ chức kinh tế trong nước đã có bước phát triển đáng
kể, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội
lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng
trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải
quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm
nghèo..v.v. Vai trò của tổ chức kinh tế trong nước thể hiện rõ nét trên những
phương diện sau:
– Tổ chức kinh tế trong nước góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống của người lao động.
Trong những năm gần đây, số tổ chức kinh tế trong nước tăng nhanh đã
giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động.
Theo báo cáo về Điều tra lao động việc làm năm 2013 của Tổng cục thống kê
thì tỉ lệ cơ cấu lao động trong tổ chức kinh tế trong nước của các năm 2009 –
11

2011 – 2013 lần lượt là :18,5% – 18,8% – 18,9%11, đối với tỉnh Lâm Đồng thì
tỉ lệ này năm 2011 là 9,16%, năm 2012 là 10,22%12. Qua các số liệu trên ta
thấy được tỉ lệ lao động trong các tổ chức kinh tế ngày càng tăng đáng kể đáp
ứng yêu cầu tạo ra việc làm mới cho toàn xã hội.
Tỷ trọng thu hút lao động của các tổ chức kinh tế trong nước là đáng kể,
là lực lượng chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đóng góp
lớn cho tăng trưởng GDP. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động khối tổ
chức kinh tế trong nước góp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của
toàn xã hội và tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông
nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.
– Tổ chức kinh tế trong nước là chủ thể sử dụng đất góp phần trong việc
khai thác, sử dụng đất đai.
Tổ chức kinh tế trong nước được thành lập và hoạt động theo pháp luật
Việt Nam, sử dụng đất đai tại Việt Nam và tạo ra nguồn lực, của cải vật chất,
giải quyết công ăn, việc làm, thúc đẩy kinh tế – xã hội trong nước phát triển.
Ở góc độ hiệu quả sử dụng đất, tổ chức kinh tế trong nước đã góp phần nâng
cao hiệu quả khai thác và sử dụng đất đai, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tăng tỷ lệ công nghiệp, du lịch và dịch vụ cùng với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Cả Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013, tổ chức kinh tế
trong nước đều được xác định là người sử dụng đất, có đóng góp không nhỏ
trong việc đảm bảo khai thác đất đai theo quy hoạch của Nhà nước, đem lại
nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Thu ngân sách của cả nước từ các hoạt động sử dụng đất năm 2012 là
45.109 tỷ đồng, năm 2013 là 39.000 tỷ đồng, dự toán trong năm 2014 là

11 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=15072
12 Cục thống kê Lâm Đồng (2013), Thực trạng lao động và việc làm năm 2012 tỉnh Lâm Đồng, Văn phòng
Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng.
12

36.000 tỷ đồng13. Đối với tỉnh Lâm Đồng, nguồn thu cho ngân sách nhà nước
từ khai thác sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong các năm là:
Năm
2005
2010
2011
2012
2013
Thu (triệu đồng)
32.178
44.485
45.741
30,975
246.825
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2013)14
– Tổ chức kinh tế trong nước tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết
định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê trong giai đoạn từ 2000 – 2012 tổng
thu ngân sách nhà nước ngày càng tăng dần trên tất cả các lĩnh vực, chủ yếu là
nguồn thu từ các doanh nghiệp trong nước15:
Năm
2000
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tỷ
đồng
19692
25066
28748
32177
39079
46344
50371
71835
84049
112143
126418
143618
Các tổ chức kinh tế trong nước phát triển nhanh những năm gần đây đã
góp phần làm cho tổng thu ngân sách cả nước ngày càng tăng, năm sau cao
hơn năm trước đã làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP tăng
nhanh. Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng của các tổ chức kinh tế trong nước
đem lại là tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn,
chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần
quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu,
đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển những năm qua.
– Tổ chức kinh tế trong nước phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu
trong nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành.

13
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088?p_folder_id=115344943&p_r
ecurrent_news_id=12057173
14 Cục thống kê Lâm Đồng (2014), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2013, Xí nghiệp in bản đồ Đà
Lạt, Lâm Đồng.
15 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=230&ItemID=15418

13

Trong giai đoạn hiện nay tổ chức kinh tế trong nước phát triển chủ yếu
trong hầu hết các ngành công nghiệp với vai trò quyết định là doanh nghiệp
nhà nước, hoạt động của loại hình doanh nghiệp thuộc tổ chức kinh tế trong
nước có mặt ở đại đa số các ngành sản xuất kinh doanh. Trong đó đặc biệt là
sự phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò đầu tàu, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế từng
bước đi lên từ các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp, thương mại, dịch
vụ du lịch, xây dựng, vận tải và hoạt động tài chính ngân hàng..v.v. Bên cạnh
đó, cũng đã xuất hiện các doanh nghiệp đầu tư một cách bài bản vào một số
ngành, lĩnh vực mới như hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao,
cứu trợ xã hội, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng.
– Các tổ chức kinh tế trong nước có tác động tích cực đến giải quyết tốt
hơn các vấn đề xã hội, đặc biệt là an sinh xã hội.
Những năm gần đây, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do tổ chức kinh tế
trong nước tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất
lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức
sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượng hàng hóa xuất khẩu. Nhiều sản
phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các
doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm
như ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc,
thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩm phục vụ xây
dựng..v.v, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội và an sinh xã hội.
1.2. Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế
trong nước
1.2.1. Khái niệm quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức
kinh tế trong nước
Quyền và nghĩa vụ là yếu tố quan trọng, bên cạnh yếu tố chủ thể và
khách thể, của bất kỳ quan hệ pháp luật nào. Trong quan hệ pháp luật đất đai,
cùng với nghĩa vụ phải thực hiện, quyền của người sử dụng đất là vấn đề mà
cả Nhà nước và người sử dụng đất đều quan tâm.
14

Với tư cách vừa là chủ thể quản lý xã hội – quản lý tài nguyên đất đai
quý giá của quốc gia, vừa là đại diện chủ sở hữu của đất đai – quản lý tài sản
thuộc sở hữu của mình, Nhà nước cần đảm bảo đất đai, dù ở phương diện nào,
cũng phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, mang lại lợi ích cho xã hội và
cho chính Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước lại không trực tiếp sử dụng đất đai
mà chuyển giao đất đai và quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất để họ
thay mặt Nhà nước khai thác đất đai trên thực tế. Cách sử dụng gián tiếp này
không chỉ giúp cho đất đai của Nhà nước được đưa vào khai thác theo đúng
mong muốn của Nhà nước, mà còn giúp cho Nhà nước thu được lợi ích từ đất
đai thông qua việc thu nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Theo đó,
việc đảm bảo cho người sử dụng đất an tâm đầu tư, sử dụng đất đai có hiệu
quả cũng là biện pháp đảm bảo cho Nhà nước hưởng được lợi ích từ đất đai.
Một trong những đảm bảo mà Nhà nước đã thực thi bằng pháp luật kể từ
Luật Đất đai 1993 đến nay chính là việc trao cho người sử dụng đất các quyền
giao dịch đối với quyền sử dụng đất. Việc người sử dụng đất được thực hiện
giao dịch quyền sử dụng đất, nghĩa là tiến hành dịch chuyển quyền sử dụng
đất của mình theo nội dung và hình thức nhất định phù hợp quy định của pháp
luật đất đai16, thể hiện sự thừa nhận và khẳng định của Nhà nước rằng quyền
sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất; họ được đưa nó vào lưu thông,
trao đổi trên thị trường; tạo thuận lợi để người sử dụng đất khai thác tối đa lợi
ích từ đất đai.
Như vậy, quyền sử dụng đất của người sử dụng đất có thể được hiểu theo
hai nghĩa.
Ở mức độ chung và theo cách hiểu thông thường, quyền sử dụng đất
được hiểu là một trong ba quyền năng của chủ sở hữu: quyền chiến hữu,
quyền sử dụng, và quyền định đoạt; nghĩa là quyền khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai17. Tuy không phải là chủ sở hữu của đất đai,

16 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Hồng Đức, tr. 209
17 Điều 192 Bộ luật Dân sự 2005
15

nhưng người sử dụng đất có quyền sử dụng đất do chủ sở hữu là Nhà nước
trao để có thể tiến hành việc khai thác, sử dụng đất.
Ở mức độ riêng và đối với những chủ thể sử dụng đất được quyền giao
dịch quyền sử dụng đất, nghĩa là được phép đưa quyền sử dụng đất vào lưu
thông, dịch chuyển trên thị trường, quyền sử dụng đất được xem là quyền tài
sản hay tài sản của người sử dụng đất18. Tùy loại chủ thể sử dụng đất và tùy
vào điều kiện pháp luật quy định, người sử dụng đất được phép thực hiện các
giao dịch khác nhau đối với tài sản quyền sử dụng đất của mình.
Theo pháp luật đất đai, giao dịch quyền sử dụng đất gồm bảy quyền. Đó
là: (i) chuyển đổi quyền sử dụng đất; (ii) chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
(iii) cho thuê (cho thuê lại) quyền sử dụng đất; (iv) để thừa kế quyền sử dụng
đất; (v) tặng cho quyền sử dụng đất; (vi) thế chấp bằng quyền sử dụng đất; và
(vii) góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Có những quyền khi được thực hiện, sẽ
có sự dịch chuyển hẳn quyền sử dụng đất từ chủ thể thực hiện quyền sang chủ
thể nhận quyền, làm chấm dứt quyền sử dụng đất của chủ thể này và làm phát
sinh quyền sử dụng đất của chủ thể kia (nghĩa là có sự thay đổi chủ thể sử
dụng đất)19 và được gọi tên chung là quyền chuyển quyền sử dụng đất, bao
gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất
và góp vốn bằng quyền sử dụng đất20. Trong đó, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất là một trong những quyền giao dịch quyền sử dụng đất có sự chuyển
quyền mà người sử dụng đất quan tâm.
Pháp luật đất đai không đưa ra định nghĩa cho từng quyền giao dịch
quyền sử dụng đất, bao gồm cả quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Dựa trên quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Bộ luật
Dân sự, có thể hiểu chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa
các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và

18 Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
19 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Hồng Đức, tr.209
20 Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
16

quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển
nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và
pháp luật về đất đai21.
Giáo trình Luật Đất đai của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh cũng đưa ra định nghĩa tương tự: “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là
việc người sử dụng đất chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất của mình
cho chủ thể khác để nhận lấy một khoản tiền tương ứng với giá trị quyền sử
dụng đất chuyển nhượng theo thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật”22.
Giống với các quyền chuyển quyền sử dụng đất khác, ở chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cũng có sự dịch chuyển hoàn toàn quyền sử dụng đất từ bên
chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng, làm chấm dứt quyền sử dụng
đất của bên chuyển nhượng và làm phát sinh quyền sử dụng đất cho bên nhận
chuyển nhượng. Tuy nhiên, nếu chuyển đổi quyền sử dụng đất hướng đến mục
đích thuận tiện cho sản xuất và đời sống, khắc phục sự phân tán, manh mún của
đất đai; hoặc để thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất là hành động xuất phát
từ tình cảm, tình yêu thương của người để thừa kế hoặc người tặng cho đối với
người nhận thừa kế hay người nhận tặng cho; hoặc góp vốn bằng quyền sử
dụng đất là nhằm mục đích hợp tác sản xuất, kinh doanh; thì chuyển nhượng
quyền sử dụng đất hướng đến mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận. Dù trong một
số trường hợp, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là do nhu cầu di chuyển
chỗ ở, không tiếp tục sử dụng đất, nhưng trong chuyển nhượng, quyền sử dụng
đất được trao đổi với một khoản tiền, và bên chuyển nhượng, nếu không vì lý
do cấp thiết nào đó phải chuyển nhượng ngay quyền sử dụng đất, thì thường cố
gắng thỏa thuận đạt được khoản tiền này với giá trị tương đương hoặc cao hơn
giá trị quyền sử dụng đất chuyển nhượng mà họ đã tạo lập. Nghĩa là việc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường phải mang đến cho bên chuyển
nhượng một khoản lợi nhuận bằng tiền. Đồng thời, nhận chuyển nhượng quyền

21 Điều 697 Bộ luật Dân sự.
22 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Hồng Đức, tr. 220.
17

sử dụng đất là một trong những cách thức đáp ứng nhu cầu tạo lập quyền sử
dụng đất cho những chủ thể mong muốn có quyền sử dụng đất. Theo đó, quyền
sử dụng đất được lưu thông, dịch chuyển trên thị trường, góp phần cho sự hình
thành và phát triển của thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và thị trường bất
động sản nói chung.
Vì vậy, quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất có ý nghĩa khác với
các quyền giao dịch quyền sử dụng đất còn lại. Nó đáp ứng nhu cầu tập trung,
tích tụ đất đai của nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Trong đó,
hàng hóa quyền sử dụng đất được lưu chuyển một cách tự nhiên theo nhu cầu
xã hội, trên cơ sở sự thỏa thuận bình đẳng giữa các chủ thể, tạo điều kiện thúc
đẩy kinh tế phát triển và việc khai thác lợi ích kinh tế của đất đai được hiệu
quả hơn. Và do đó, quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất được pháp luật
trao cho nhiều loại chủ thể sử dụng đất khác nhau khi các chủ thể này đáp ứng
được những điều kiện mà pháp luật quy định23.
Là một trong các chủ thể sử dụng đất chủ yếu cho mục đích kinh doanh
nên tổ chức kinh tế trong nước cũng được quy định có quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, bên cạnh các quyền giao dịch quyền sử dụng đất khác, khi
đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định.
Như vậy, từ các phân tích trên, có thể hiểu quyền chuyển nhượng quyền
sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước là việc tổ chức kinh tế trong nước
thực hiện việc chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất của mình cho chủ thể
khác để nhận lấy một khoản tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất
chuyển nhượng theo thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật, với điều kiện
là tổ chức kinh tế trong nước với tư cách bên chuyển nhượng và chủ thể nhận
chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định.

23 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Hồng Đức, tr. 223.
18

1.2.2. Ý nghĩa của việc tổ chức kinh tế trong nước thực hiện quyền
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Từ những phân tích trên cho thấy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
là quyền mà tổ chức kinh tế được hưởng khi có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng là hoạt động kinh doanh thu
lợi nhuận của tổ chức kinh tế. Thông qua hoạt động này có thể tạo ra lợi nhuận
góp phần củng cố, duy trì và phát triển tổ chức kinh tế. Đặc biệt, thông qua hoạt
động chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ thúc đẩy thị trường quyền sử dụng
đất và thị trường kinh doanh bất động sản phát triển vì chuyển nhượng là một
trong các giao dịch nền tảng của thị trường bất động sản. Cũng thông qua giao
dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tổ chức kinh tế trong nước sẽ đóng góp
cho ngân sách nhà nước, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
– Việc tổ chức kinh tế trong nước thực hiện quyền chuyển nhượng quyền
sử dụng đất là thực hiện một quyền quan trọng mà tổ chức kinh tế với tư cách
chủ thể sử dụng đất được hưởng và được đảm bảo khi có đủ điều kiện.
Là chủ thể kinh doanh tạo ra lợi nhuận để duy trì sự tồn tại, phát triển
của mình và đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, giải
quyết việc làm, nên tư liệu sản xuất, nguồn vốn đầu tư và các quyền lợi khác
trong kinh doanh, bao gồm cả quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế được
Nhà nước và pháp luật bảo hộ, nhằm tạo điều kiện nguồn lực vật chất cho tổ
chức kinh tế tồn tại và phát triển.
Điều 32 và 33 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền sở
hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu
sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. “Mọi
người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm”. Điều 54 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định: “Tổ chức, cá nhân
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người
sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
19

theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”. Như vậy,
là một trong các quyền chuyển quyền sử dụng đất, quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước đã được Hiến pháp ghi nhận
và bảo hộ.
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 2013 quy định rõ
tại Điều 174 về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế.
Theo đó, về cơ bản tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với
đất. Thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ giúp cho tổ chức
kinh tế chủ động trong kinh doanh quyền sử dụng đất, huy động và dịch
chuyển quyền sử dụng đất tham gia vào thị trường bất động sản. Tuy nhiên,
không phải trường hợp nào tổ chức kinh tế cũng có quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, quyền này phụ thuộc vào hình thức và nguồn gốc sử dụng
đất của tổ chức kinh tế trong nước; nói cách khác đây là quyền chuyển
nhượng có điều kiện.
– Việc tổ chức kinh tế trong nước thực hiện quyền chuyển nhượng quyền
sử dụng đất là thực hiện quyền kinh doanh thu lợi nhuận của tổ chức kinh tế.
Như đã phân tích, khi chuyển nhượng, quyền sử dụng đất được trao đổi
bằng một khoản tiền với giá trị tương đương, nghĩa là có thể quy ra thành giá
trị bằng tiền. Như vậy, cùng với việc được lưu thông dịch chuyển trên thị
trường như là hàng hóa, quyền sử dụng đất đã được pháp luật thừa nhận là
quyền tài sản, hay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Là chủ thể có
quyền, dĩ nhiên tổ chức kinh tế trong nước được khai thác, kinh doanh và
hưởng lợi từ tài sản quyền sử dụng đất của mình khi đáp ứng đầy đủ các điều
kiện pháp luật quy định. Bản chất của việc tổ chức kinh tế chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, xét cho cùng, là quyền kinh doanh nhằm thu lợi nhuận từ
quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế. Hoạt động này chịu sự điều chỉnh của
quy luật cung – cầu trong thị trường quyền sử dụng đất, đồng thời chịu sự
20

điều chỉnh của các quy định pháp luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Kinh
doanh bất động sản…v.v.
– Việc tổ chức kinh tế thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
thúc đẩy sự phát triển của thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và thị
trường bất động sản nói chung.
Có thể khẳng định giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao
dịch rất cơ bản và quan trọng của thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và
thị trường bất động sản nói chung. Nếu như trước Luật Đất đai 1993, quyền
sử dụng đất chưa chính thức được thừa nhận là một quyền tài sản có thể dịch
chuyển trên thị trường, điều đó đồng nghĩa với việc thị trường quyền sử dụng
đất bị bóp nghẹt, méo mó không phản ánh đúng, đầy đủ, bản chất của thị
trường và cũng không thể hình thành thị trường bất động sản theo đúng nghĩa.
Với sự hoàn thiện của pháp luật đất đai và hệ thống pháp luật kinh doanh nói
chung đã tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường quyền sử dụng đất và
thị trường bất động sản. Đóng góp cho sự phát triển của thị trường này có vai
trò rất quan trọng của các tổ chức kinh tế trong nước. Việc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nói riêng và các chủ thể sử dụng đất
nói chung đã góp phần cho việc tập trung, tích tụ đất đai, đáp ứng nhu cầu mở
rộng sản xuất kinh doanh quy mô lớn trong nền kinh tế thị trường.
– Việc tổ chức kinh tế thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng
đất đóng góp một khoản thu cho ngân sách Nhà nước.
Khi phát sinh lợi nhuận từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tổ chức
kinh tế trong nước, cũng như các chủ thể sử dụng đất khác, phải nộp thuế thu
nhập cho Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước còn thu được những khoản lệ
phí, phí liên quan như lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính…v.v. Theo những số
liệu từ Tổng cục thống kê, chúng ta có thể thấy vai trò của nguồn thu từ nhà
đất trong tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước.

21

Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
% tổng thu
4.43
6.93
9.15
7.78
7.35
10.74
9.07
9.60
9.49
(Nguồn Tổng cục Thống kê)24
Nhìn bảng số liệu chúng ta thấy, nguồn thu từ nhà đất có xu hướng càng
ngày càng tăng trong tỷ trọng cơ cấu nguồn thu của ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, tổng nguồn thu này chiếm khoảng 1/10 trong tổng nguồn thu ngân
sách nhà nước. Như vậy, các hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói
chung và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nói riêng có
vai trò rất tích cực đối với nền kinh tế – xã hội, đặc biệt trong những năm thị
trường quyền sử dụng đất sôi động. Hiện nay, thị trường quyền sử dụng đất
nói riêng và thị trường bất động sản nói chung đang trong giai đoạn khó khăn,
trầm lắng. Tuy nhiên, vai trò của nó là không thể phủ nhận và cũng phù hợp
với đường hướng chỉ đạo của Đảng và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Việc cần làm hiện nay là hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật, kinh tế xã
hội để thị trường quyền sử dụng đất phát triển lành mạnh, trong đó có việc tổ
chức kinh tế thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tạo động lực
thúc đẩy kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước.
1.3. Sơ lược sự phát triển quy định pháp luật về quyền chuyển
nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước
Kể từ văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp 1980, đất đai ở
Việt Nam chính thức thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản
lý25. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ khi Hiến pháp 1980 có hiệu lực thi hành
(ngày 18/12/1980) đến năm 1987, trên thực tế Nhà nước ta chưa xác lập được
một cách đầy đủ quyền sở hữu chủ của mình đối với đất đai, đặc biệt là đất
đai đang thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình cá

24 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=1447.
25 Điều 19 Hiến pháp 1980

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *