ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ DOAN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ DOAN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Phạm Hùng Tiến
Hà Nội – 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………………………………………
1
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………………………
1
2. Tình hình nghiên cứu
…………………………………………………………………………………..
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
……………………………………………………………….
5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
………………………………………………………………..
6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………….
6
6. Những đóng góp của luận văn
……………………………………………………………………..
7
7. Kết cấu luận văn …………………………………………………………………………………………
7
CHƢƠNG I …………………………………………………………………………………………………….
9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH .
9
1.1. Khái niệm về du lịch và vai trò của ngành kinh tế du lịch trong nền kinh tế
quốc dân
…………………………………………………………………………………………………………………… 9
1.1.1. Khái niệm về du lịch
…………………………………………………………………… 9
1.1.2. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
……………………………. 12
1.1.3. Thách thức của phát triển du lịch trong nền kinh tế thị trường ……. 15
1.2. Khái luận về Quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc về du lịch ………………….
17
1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về Quản lý nhà nước
…………………………………. 18
1.2.2. Quản lý nhà nước về du lịch ……………………………………………………… 20
1.3. Những nhân tố tác động tới Quản lý, phát triển ngành du lịch trên địa
bàn Thủ đô ……………………………………………………………………………………………………………
24
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan bên trong Quản lý nhà nước ………………….. 25
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan trong Quản lý nhà nước …………………….. 27
1.4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nƣớc về du lịch trong và ngoài nƣớc, một số bài
học cho công tác Quản lý du lịch của Hà Nội ……………………………………………………….
31
1.4.1. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về du lịch ở một số quốc gia và
Thành phố trên thế giới ……………………………………………………………………… 31
1.4.2. Một số kinh nghiệm trong công tác Quản lý nhà nước về du lịch ở
nước ta ……………………………………………………………………………………………… 39
1.4.3. Một số bài học cần lưu ý đối với Quản lý du lịch ở Thủ đô Hà Nội
…….. 41
CHƢƠNG II …………………………………………………………………………………………………
43
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ……………………………………………………………….
43
2.1. Tổng quan về du lịch trên địa bàn Thành phố ………………………………………….
43
2.2. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác Quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa
bàn Hà Nội ……………………………………………………………………………………………………………..
46
2.2.1. Những kết quả trong công tác Quản lý nhà nước về định hướng, chiến
lược phát triển du lịch ………………………………………………………………………… 46
2.2.2. Những kết quả trong Quản lý nhà nước đối với luồng khách và hoạt
động của khách du lịch
………………………………………………………………………. 49
2.2.3. Những kết quả đạt được trong Quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp và cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch
……………………………………… 54
2.2.4. Những thành công trong Quản lý nhà nước đối với các tuyến, các
điểm du lịch ………………………………………………………………………………………. 57
2.2.5. Kết quả Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực cho ngành du
lịch ……………………………………………………………………………………………………. 59
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong công tác Quản lý nhà nƣớc về
du lịch trên địa bàn Hà Nội
……………………………………………………………………………………
61
2.3.1. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong công tác xây dựng, ban
hành và thực thi chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
. 61
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác Quản lý thị trường du
lịch và hoạt động của du khách ở Hà Nội …………………………………………….. 63
2.3.3. Những điểm yếu về Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch ………….. 64
2.3.4. Những hạn chế về Quản lý các điểm tuyến, dịch vụ du lịch …………. 66
2.3.5. Những hạn chế và nguyên nhân trong Quản lý nguồn nhân lực du
lịch
……………………………………………………………………………………………………. 67
2.4. Cơ hội và thách thức trong công tác Quản lý, phát triển du lịch Hà Nội
……..
68
2.4.1. Những thời cơ, thuận lợi trong Quản lý, phát triển ngành du lịch Hà
Nội ……………………………………………………………………………………………………. 69
2.4.2. Những thách thức, khó khăn trong Quản lý, phát triển ngành du lịch
Hà Nội
………………………………………………………………………………………………. 70
CHƢƠNG III ………………………………………………………………………………………………..
73
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ……………………………………………………..
73
3.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030
73
3.1.1. Vị trí, tầm quan trọng của ngành du lịch Thủ đô trong bản đồ du lịch
Việt Nam và tổng thể nền kinh tế – xã hội của Thủ đô …………………………. 73
3.1.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển ngành du lịch Thủ đô
đến năm 2030…………………………………………………………………………………….. 74
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc về du
lịch trên địa bàn Hà Nội
…………………………………………………………………………………………
78
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác Quản lý nhà nước về định hướng,
chiến lược phát triển du lịch thông qua công tác quy hoạch và thực hiện
quy hoạch
………………………………………………………………………………………….. 78
3.2.2. Chú trọng bảo vệ, tôn tạo các điểm du lịch, cảnh quan, môi trường
phục vụ du lịch ………………………………………………………………………………….. 83
3.2.3. Tăng cường Quản lý nhà nước bằng pháp luật, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du
lịch
……………………………………………………………………………………………………. 84
3.2.4. Nâng cao năng lực Quản lý, phát triển thị trường khách và hoạt động
của khách du lịch ………………………………………………………………………………. 85
3.2.5. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ngành du lịch
…………………………………………………………………………………….. 87
3.2.6. Sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính, thuế, giá cả, hỗ trợ thông tin,
chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư và kích cầu du lịch …………………………… 88
3.3. Một số kiến nghị ………………………………………………………………………………………………
88
KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………………………..
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
APEC
Hiệp hội kinh tế châu Á- Thái Bình Dương
2
GDP
Tổng sản phẩm trong nước
3
TAT
Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan
4
UBND – TP
Uỷ ban nhân dân thành phố
5
UNWTO
Tổ chức du lịch thế giới
6
VHTTDL
Văn hóa Thể thao và Du lịch
7
WTO
Tổ chức thương mại Thế giới
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
2.1
Số lượng du khách đến Hà Nội giai đoạn 2009-
2013
43
2
2.2
Doanh thu từ du lịch của Thành phố Hà Nội các
năm gần đây
44
3
2.3
Lượng khách của các thị trường hàng đầu đến Hà
Nội giai đoạn 2003 -2013
50
4
2.4
Công suất sử dụng phòng của các khách sạn
56
5
2.5
Thống kê số lượng lao động trực tiếp trong nghành
du lịch Hà Nội
59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ, được coi là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn
việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các địa phương, giúp nâng
cao hiểu biết, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hoà bình giữa các dân tộc,
vùng miền. Đối với nước ta hiện nay, du lịch góp phần không nhỏ vào việc
thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Thu nhập từ hoạt động
Du lịch Việt Nam ngày càng cao, trong thời gian gần đây, hàng năm tổng thu
bình quân từ ngành Du lịch đạt hơn 130.000 tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP/
năm và tạo ra 1,3 triệu việc làm cho người lao động. Du lịch đang dần trở
thành một ngành “công nghiệp không khói”, đóng vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nắm bắt được xu thế đó, trong quá trình đổi mới và hội nhâp, Đảng và
nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, quan điểm hết sức đúng đắn để phát
triển du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa IX, X và XI đều xác định
quan điểm Phát triển du lịch bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua
đó góp phần thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, từng bước
đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực. Thực
hiện chủ trương của Đảng, ngày 30/12/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu của
chiến lược là phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương
đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương
2
hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu
vực và đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Cũng như bất cứ thủ đô của một quốc gia nào, đối với Hà Nội, du lịch
có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ dưới góc độ lợi ích kinh tế mà còn là
vấn đề bản sắc văn hóa, tâm hồn dân tộc, bản lĩnh chính trị, bộ mặt quốc gia
và nhiều góc độ khác.
Trong những năm gần đây, hòa nhịp với công cuộc đổi mới đất nước và
tiến trình hội nhập quốc tế, ngành du lịch Hà Nội đã nỗ lực vượt qua khó
khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển. Nhờ đó
đã góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế, giữ gìn và phát huy sức
sống bản sắc văn hóa cũng như giá trị truyền thống của dân tộc, giải quyết các
vấn đề xã hội của thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, ngành du lịch Thủ đô cũng bộc lộ những hạn chế, bất
cập trên nhiều mặt, trong đó có công tác quản lý nhà nước về du lịch của chính
quyền địa phương các cấp của Thành phố. Điều này đặt ra cho công tác quản lý
nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội hàng loạt vấn đề phải giải quyết.
Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Quản lý Nhà nước về Du lịch trên
địa bàn Hà Nội’’ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch nói chung từ
trước đến nay đã và đang là đề tài được nhiều cơ quan, ban ngành, học giả
quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài khoa học có giá trị lý luận và
thực tiễn cao góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý và phát
triển ngành du lịch trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, số lượng đề tài
nghiên cứu chuyên về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
3
Hà Nội có thể nói là chưa nhiều. Chúng ta có thể điểm qua một số công
trình, đề tài tiểu biểu dưới đây:
– “Tổ chức khai thác không gian Kiến trúc cảnh quan các khu di tích
lịch sử văn hóa thuộc T.P Hà nội và phụ cận nhằm phục vụ cho chiến lược
phát triển du lịch Thủ đô” –Đề tài Khoa học cấp Bộ năm 2006 của TS.KTS
Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội khoa học phát triển du lịch bền vững.
Đề tài củ tác giả đề cập đến công tác quản lý nhà nước ở khía cạnh khai thác
không gian kiến trúc cảnh quan các công trình di tích lịch sử văn hóa của Hà
Nội và các vùng phụ cận nhằm góp phần định hình chiến lược phát triển du
lịch lâu dài và bền vững của Thủ đô Hà Nội.
– “Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn Hà Nội” – Luận văn Thạc sỹ Du lịch học Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội của Đỗ Thị Nhài, năm 2008.
Luận văn đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với
hoạt động du lịch và doanh nghiệp du lịch; tập trung nghiên cứu thực trạng
hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội
hiện nay dưới các góc độ: tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức các
doanh nghiệp du lịch, thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về
thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức và các giải pháp về chính sách vĩ mô,
cũng như các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền từ Trung ương đến
chính quyền và các ban ngành của Thành phố Hà Nội.
– “Phát triển nhân lực ngành Du lịch Thủ đô và các địa phương phụ
cận”- Báo cáo tham luận Hội thảo quốc gia lần II “Đào tạo nhân lực du lịch
theo nhu cầu xã hội” tháng 11/2011 của ThS. Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Tác giả vừa là người nghiên cứu
đồng thời vừa là nhà quản lý với cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa – thể
4
thao và du lịch thành phố Hà Nội. Trong Báo cáo tham luận của mình, ông đã
đi sâu vào lĩnh vực quản lý nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực ngành
du lịch trên địa bàn Thủ đô gắn kết với các địa bàn xung quanh Hà Nội như
một mạng lưới liên kết vùng mà tâm điểm là Hà Nội. Theo đó, tác giả đã đưa
ra những nhận định, đánh giá dựa trên sự kết hợp giữa nhãn quan khoa học và
những kinh nghiệm thực tiễn mà ông tích lũy được trong quá trình công tác về
nhu cầu, thực trạng, xu hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế du
lịch của Thủ đô và các vùng phụ cận, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu
nhằm góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực này trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
– “Phát triển thị trường du lịch Hà Nội”- Luận văn Thạc sĩ ngành:
Kinh tế chính trị năm 2012 của Nguyễn Thị Cẩm Thúy thuộc Trung tâm đào
tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Tác giả đã khái quát một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Hà Nội; đưa ra một số kinh nghiệm
về thị trường du lịch ở một số tỉnh, thành trong cả nước trước khi đi sâu phân
tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những nội lực, ngoại lực để phát
triển thị trường du lịch Hà Nội. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ thực trạng du lịch
Hà Nội trong những năm gần đây, mạnh dạn chỉ ra những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức của thị trường du lịch Hà Nội. Từ đó tác giả kiến
nghị các giải pháp và các định hướng cơ bản nhằm phát triển thị trường du
lịch Hà Nội đến năm 2020.
Ngoài ra, còn nhiều công trình, đề tài khoa học khác nghiên cứu về các
vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài đều đi sâu vào nghiên cứu
một khía cạnh nào đó của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
Hà Nội, chẳng hạn như quản lý di tích, nguồn nhân lực, kiến trúc, quy hoạch,
đầu tư phát triển… hoặc không trực tiếp nghiên cứu về công tác quản lý nhà
5
nước mà nghiên cứu sự phát triển, hoạt động của ngành du lịch dưới sự tác
động của quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.
Khác với các nghiên cứu trên, ở đề tài này chúng ta sẽ nghiên cứu công
tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thủ đô một cách trực diện và
toàn diện nhất, tức là chúng ta đề cập một cách trực tiếp và đầy đủ về thực
trạng công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến các cấp ủy, chính quyền,
ban ngành, đoàn thể của Thành phố Hà Nội và hệ quả của nó trên tất cả các
khía cạnh của đời sống kinh tế du lịch của Thủ đô và ở tất cả các cấp độ từ vĩ
mô đến vi mô, cả ngắn hạn và dài hạn. Đây cũng chính là điểm mới của luận
văn này so với các công trình, đề tài khoa học từ trước tới nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
– Mục đích nghiên cứu
– Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
Hà Nội, làm rõ những thành công và hạn chế, lý giải nguyên nhân của thực
trạng đó (trên tổng thể các nội dung định hướng, chiến lược, quy hoạch và
thực hiện quy hoạch; chính sách bảo vệ môi trường các vùng du lịch, xây
dựng và quảng bá thương hiệu của du lịch Hà Nội trên phạm vi toàn thế giới,
các giải pháp liên kết du lịch của Hà Nội với các tỉnh bạn, nước bạn; quản lý
thị trường khách du lịch; đào tạo nguồn nhân lực…).
– Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những kết quả đạt
được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội.
– Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận chung về vai trò và sự cần thiết của việc Quản Lý
nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội.
6
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác Quản lý Nhà nước về du lịch
trên địa bàn Hà nội gồm cả ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân thành công,
hạn chế.
+ Đánh giá, phân tích những vấn đề nổi bật, làm rõ những thành tựu
cũng như hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn Hà Nội dưới sự
tác động của công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.
– Nghiên cứu và so sánh kinh nghiệm của các nước, thành phố khác
làm cơ sở rút ra những bài học mà Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội
nói riêng có thể vận dụng.
+ Đưa ra một vài nhận định, dự báo về xu hướng phát triển Du lịch trên
địa bàn Hà Nội đến năm 2030.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác giả xác định đối tượng nghiên cứu ở đề tài này là công tác quản lý
nhà nước về du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội được tiếp cận trên hai
bình diện là thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, tác giả tập trung
đánh giá, phân tích những vấn đề nổi bật, làm rõ những thành công cũng như
hạn chế trong thực trạng công tác quản lý ngành Du lịch trên địa bàn Thủ đô
dưới góc độ phát triển bền vững, và từ đó cố gắng đưa ra một bộ các giải pháp
căn bản về công tác quản lý Du lịch trên địa bàn để nâng cao hiệu quả công
tác này trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
– Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy
7
vật lịch sử.
– Phương pháp cụ thể: Các phương pháp thống kê, tổng hợp và phân
tích tài liệu; các phương pháp so sánh và dự báo.
– Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT.
6. Những đóng góp của luận văn
Phân tích, đánh giá vai trò của phát triển ngành Du lịch trong tổng thể
cơ cấu nền kinh tế ở phạm vi một thành phố đó là địa bàn Hà Nội gắn liền với
vai trò và tác động của các chính sách, hoạt động quản lý nhà nước.
Lần đầu tiên tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng của công tác Quản lý
Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà nội trên tất cả các khía cạnh của công tác
quản lý nhà nước cũng như các mặt của đời sống kinh tế Du lịch Thủ đô, gồm
những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân thành công và hạn chế.
Nghĩa là tác giả mong muốn đề cập và lý giải vấn đề nghiên cứu một cách bao
quát,trực tiếp và đầy đủ nhất cả về lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu.
Đề xuất, kiến nghị những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội. Đó là các giải pháp
chưa từng được nhắc tới trong các luận văn, đề tài trước hoặc đã được đề cập
nhưng mang ở luận văn này giải pháp đó phải mang nội hàm mới, phù hợp
với tình hình, bối cảnh kinh tế – xã hội và thực tiễn nghiên cứu đã có nhiều
thay đổi.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài những phần chung là mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề
tài được kết cấu như sau:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận về du lịch và công tác Quản lý Nhà nước về
du lịch. Chương này đề cập một số vấn đề lý luận chung như khái niệm, vai
trò, nội dung về Du lịch và Quản lý nhà nước về du lịch.
8
Chƣơng II: Thực trạng công tác Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa
bàn Hà Nội. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, phần này đi
sâu tìm hiểu thực trạng Quản lý Nhà nước về Du lịch tại Hà Nội, đánh giá
những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, khó khăn.
Chƣơng III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý Nhà
nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở thực trạng đã được phân tích,
đánh giá, tác giả nêu ra một số giải pháp, kiến nghị đối với các cấp, các ngành
có liên quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác Quản lý Du lịch trên
địa bàn Thành phố.
9
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Khái niệm về du lịch và vai trò của ngành kinh tế du lịch trong
nền kinh tế quốc dân
1.1.1. Khái niệm về du lịch
a. Định nghĩa về du lịch
Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Tonos nghĩa là “Đi một
vòng„. Thuật ngữ này được đưa vào hệ ngữ La tinh thành Turnur và sau đó
thành Tour trong tiếng Pháp với nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Theo
Robert Langquar (1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên được sử dụng trong
tiếng Anh vào khoảng năm 1800 và được quốc tế hoá, nhiều nước đã sử dụng
trực tiếp mà không dịch nghĩa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch là một từ
gốc Hán – Việt, tạm hiểu là đi chơi, trải nghiệm.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến
ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, do bối cảnh về không gian, thời gian khác nhau
hoặc dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về
du lịch khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, “Du lịch” được hiểu là việc đi lại
của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng
thời gian nhất định đến một nơi nào đó để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh.
Dưới đây, chúng ta chỉ đề cập một số định nghĩa thông dụng:
Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
10
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa:“Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”1.
Tổng hợp các cách tiếp cận như vậy, định nghĩa về du lịch hiện nay bao
gồm hai thành tố, đó là:
Thứ nhất, du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội: sự di chuyển và
lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư
trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết, có hoặc không kèm
theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ nào đó.
Thứ hai, đó là một ngành hay hoạt động kinh doanh sinh lời: Cung cấp
các ấn phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di
chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể
ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế
giới xung quanh.
Cách hiểu về du lịch như vậy có ý nghĩa thúc đẩy quan điểm phát triển
đúng đắn về du lịch. Cho đến nay, không ít người, kể cả những người đang
làm việc trong ngành du lịch cũng có cách hiểu phiến diện về du lịch thiên về
góc độ xã hội hoặc kinh tế. Do đó, họ chỉ tập trung vào thỏa mãn nhu cầu tinh
thần, sức khỏe mà bỏ qua lợi ích quan trọng của kinh tế hoặc đề cao lợi nhuận
bằng việc khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa.
Chỉ có hiểu khái niệm du lịch một cách đầy đủ như vậy, chúng ta mới
xác định được rằng phát triển du lịch không chỉ là trách nhiệm của nhà nước
hay của một cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
b.Các loại hình du lịch cơ bản
1 Khoản 1 Điều 4 Luật du lịch (Luật số 44/2005/QHXI được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 14/6/2005).
11
Hoạt động du lịch diễn ra rất phong phú và đa dạng. Tuỳ thuộc vào cách
phân chia mà có các loại hình du lịch khác nhau. Mỗi loại hình du lịch đều có
những tác động nhất định lên môi trường. Tùy theo căn cứ khác nhau người ta
phân du lịch thành nhiều loại hình khác nhau2:
Du lịch Quốc tế: là sự di chuyển từ nước này sang nước khác, du khách
phải ra khỏi vùng lãnh thổ biên giới và tiêu bằng ngoại tệ nơi họ đến du lịch.
Du lịch nội địa: là sự di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trong cùng
một phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
Du lich Lễ hội: Lễ hội là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống
tâm linh của con người, lễ hội không chỉ đem lại sự hiểu biết về truyền thống văn
hóa, phong tục, tập quán của mỗi vùng, mỗi quốc gia mà còn đem lại cho du khách
sự bình yên, quên đi những khó khăn vất vả của cuộc sống đời thường.
Du lịch Văn hóa: Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết của du
khách về những khu di tích lịch sử, những công trình kiến trúc, chế độ xã hội,
văn hóa, phong tục tập quán của nơi đến du lịch.
Du lịch giải trí: Là một nhu cầu không thể thiếu được của du khách, vì
vậy ngoài thời gian tham quan du khách còn phải được thư giãn nghỉ ngơi để
phục hồi sức khỏe sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng, do đó các khu
vui chơi cần phải có các chương trình vui chơi giải trí cho du khách.
Du lịch tham quan: Đây là loại hình du lịch nhằm nâng cao sự hiểu biết của
con người về thế giới bên ngoài, đối tượng tham quan là tài nguyên du lịch tự
nhiên, các khu di tích lịch sử, hoặc các công trình kiến trúc cổ xưa vv….
Du lịch khám phá: Du khách muốn khám phá thế giới xung quanh nhằm
mục đích nâng cao sự hiểu biết thế giới bên ngoài, du lịch khám phá còn được
2 Trần Đức Thanh, 2003, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội và
Nguyễn Văn Đính -Trần Thị Minh Hòa, 2008, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh
tế Quốc dân.
12
chia thành du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch tìm hiểu là du khách
có thể tìm hiểu về phong tục tập quán văn hóa lịch sử, về tài nguyên thiên
nhiên môi trường nơi họ đến du lịch. Du lịch mạo hiểm chủ yếu dành cho giới
trẻ họ thích rèn luyện bản thân, thích ưa mạo hiểm chính vì vậy họ thường
chọn những nơi có nhiều rừng núi để khám phá.
Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch nhằm đáp ứng lòng ham mê hoạt
động thể thao của con người, họ đi du lịch ngoài việc tham quan những danh
lam thắng cảnh thì bên cạnh đó họ cũng tìm đến những nơi có điều kiện để tự
mình chơi những môn thể thao mà họ yêu thích.
Du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, triển lãm, tổ chức các sự kiện
(Du lịch MICE/Meeting, Incentive, Convention, Exhibition ): Đây là loại hình
du lịch tiềm năng và ngày càng phát triển, và là một trong những mục tiêu của
chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Vì đây là một loại hình du lịch
cao cấp, kinh phí tổ chức cho chương trình thường cao hơn so với du lịch
thông thường, tùy thuộc vào yêu cầu của từng đối tượng khách hàng. Đòi hỏi
các công ty kinh doanh du lịch phải cung ứng dịch vụ trọn gói từ lưu trú, cho
đến vận chuyển và xây dựng các chương trình. Đây là cơ hội để các công ty
khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình về ngành dịch vụ này.
Nhìn chung, các loại hình du lịch thường phối hợp chặt chẽ với nhau, để
khai thác hết tiềm năng của các loại hình du lịch, các cơ quan tổ chức du lịch cần
nghiên cứu cách thức tổ chức các loại hình du lịch đan xen nhằm đáp ứng nhu
cầu tối đa của khách du lịch.
1.1.2. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Cùng với tiến trình phát triển không ngừng của đời sống vật chất và
tinh thần của xã hội loài người, ngày nay du lịch đã trở thành một dạng hoạt
động kinh tế – xã hội, một ngành kinh tế tổng hợp có vị trí rất quan trọng. Ở
13
đây, tôi đề cập đến vai trò của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân trên các
khía cạnh sau:
Thứ nhất, du lịch tạo nguồn thu ngân sách và ngoại tệ
Hoạt động du lịch có thể làm thay đổi cán cân thu chi của khu vực và
của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước mà họ đi du lịch,
làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước đến. Theo Tài liệu “Chỉ số cạnh tranh
Du lịch năm 2009” (Travel & Tourism Competitiveness Index – TTCI 2009)
do Diễn đàn kinh tế thế giới thì ngành du lịch và lữ hành chiếm khoảng 9,9%
GDP, 10,9% xuất khẩu và 9,4% đầu tư của thế giới. Còn theo Báo cáo tóm tắt
hoạt động du lịch của LHQ (World Tourism Organization – Tourism Higlights
2008) thì: “Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu từ dịch vụ du lịch trên thế
giới chỉ đứng sau nhiên liệu, hóa chất và ô tô”. Năm 2008, doanh thu du lịch
toàn cầu đạt 1.100 tỷ USD, hay khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày3.
Du lịch có tác dụng điều hòa thu nhập từ vùng kinh tế phát triển sang
vùng kém phát triển hơn, kích thích tăng trưởng kinh tế các quốc gia, địa
phương còn nghèo, Đối với các nước đang phát triển thì ngành du lịch lại càng
có vai trò quan trọng, như ông Lelei Lelaulu – Chủ tịch Đối tác quốc tế đã phát
biểu tại Diễn đàn Du lịch thế giới vì hòa bình và phát triển bền vững năm 2006
tại Brazil: “Du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ
các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho
các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các
chính phủ4. Du lịch tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ các khoản
trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa
phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh
3; 4 Nguồn: http://niemtin.free.fr/cnkhongkhoivn.htm
14
trên địa bàn. Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới trung bình mỗi năm thu
hàng tỷ USD thông qua việc phát triển du lịch.
Thứ hai, du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành để cùng phát
triển, chính vì vậy du lịch có quan hệ mật thiết với toàn bộ các hoạt động kinh
tế, văn hóa, xã hội . Góp phần vào việc tăng trưởngkinh tế, ổn định giá cả,
thăng bằng cán cân thanh toán, phân phối công bằng thu nhập quốc dân.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Liên Hợp Quốc (UN WTO)- ông
Taleb Farid, ngành du lịch thế giới đã phục hồi và vượt trước thời điểm xảy
ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ 2008; 8 tháng đầu năm 2011, tổng số người
đi du lịch trên toàn thế giới ước 642 triệu lượt người, tăng hơn 20 triệu lượt
(7%) so với cùng kỳ 2010. Cả năm 2011, ngành du lịch tăng trưởng ước đạt
5-6%, trong đó khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng 14%, Châu Mỹ tăng
8%, khu vực Caribe tuy khó khăn cũng tăng 3% 5.
Ở nước ta, ngành du lịch phát triển là một động lực thúc đẩy quá trình
sản xuất kinh doanh của nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
như giao thông vận tải, xây dựng, bưu chính viễn thông, ngân hàng, sản xuất
hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, thể thao, văn hóa – giải trí vv…. Ngoài ra,
còn góp phần khôi phục nhiều ngành nghề , lễ hội truyền thống.
Thứ ba, du lịch góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân
Du lịch là một ngành kinh tế góp phần tích cực giải quyết việc làm
cho người lao động kể cả khu vực chính thức và phi chính thức của nền
kinh tế. Do đặc trưng của ngành du lịch là ngành phục vụ, nhiều hoạt động
không thể cơ giới hóa được, nên đòi hỏi nhiều lao động sống có kỹ năng,
nghiệp vụ. Do vậy, phát triển du lịch sẽ tạo thêm nhiều chỗ làm mới và
5 Theo http://tamnhin.net/Viet-Nam-Xanh/14567/Du-lich-Dong-luc-thuc-day-kinh-te-the-
gioi-.html
15
tăng thu nhập cho người dân địa phương. Theo thống kê năm 2000, tổng số
lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số
lao động toàn cầu và đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có một người làm
trong ngành du lịch. Các nguồn tài nguyên du lịch thường nằm ở các vùng
xa xôi hẻo lánh, phát triển du lịch làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội ở
vùng đó và đem lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây.
Thứ tư, tăng cường giao lưu quốc tế và hiểu biết giữa các dân tộc
Ngày nay trong quá trình hội nhập với xu hướng toàn cầu hóa, sự giao
lưu giữa các nước, đặc biệt thông qua con đường du lịch ngày càng phát triển,
sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa cũng như các mối quan hệ đối
ngoại được củng cố và mở rộng. Du lịch còn là chiếc cầu nối hòa bình giữa
các dân tộc trên thế giới làm tăng thêm sự hiểu biết và xích lại gần nhau hơn.
1.1.3. Thách thức của phát triển du lịch trong nền kinh tế thị trường
Trong khi nhấn mạnh vai trò tích cực của phát triển du lịch chúng ta
cũng không được quên rằng nếu phát triển du lịch không đúng cách có thể gây
ra những tác động tiêu cực không mong muốn, thậm chí là mang lại những
hậu quả khôn lường đối với đời sống kinh tế – xã hội. Chúng ta cần lưu ý một
số biểu hiện tiêu cực dưới đây có thể phát sinh khi phát triển du lịch trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay:
Phát triển du lịch một cách tự phát, không theo quy hoạch: Xu hướng
này sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư phát triển du lịch dàn trải, tràn lan, không có
trọng tâm, trọng điểm. Ở nước ta nói chung và ngay tại địa bàn Hà Nội thời
gian vừa qua cũng có biểu hiện xu hướng này theo kiểu mạnh ai nấy làm, làm
ăn chộp giật, cạnh tranh không lành mạnh. Tình trạng đó làm cho ngành du
lịch thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động, kinh doanh kém hiệu quả.
16
Phát triển du lịch không phù hợp và cân đối có thể làm gia tăng sự bất
bình đẳng xã hội: Một trong những biểu hiện rõ nhất nguy cơ này trong phát
triển du lịch ở nước ta trong thời gian qua là việc xây dựng một số dự án,
công trình du lịch lớn như sân golf, khu nghỉ dưỡng cao cấp… tốn rất nhiều
diện tích, buộc chính quyền địa phương phải thu hồi đất của người dân để
giao cho dự án, trong đó chủ yếu là đất canh tác. Đã có nhiều người dân mất
đất, không còn phương tiện để sản xuất và lâm vào tình trạng không có việc
làm, bị bần cùng hóa. Thực tế đã nảy sinh nhiều vấn đề, nhiều vụ kiện tụng
đông người, phức tạp và kéo dài xung quanh vấn đề này. Có một sự thật trớ
trêu là ở một tỉnh ven biển miền Trung nhiều người dân không còn cơ hội
được tắm biển tự do như bao đời nay cha ông họ vẫn tắm bởi vì các bãi biển
đã được quản lý bởi các doanh nghiệp, chủ đầu tư nắm quyền quản lý, khai
thác. Không phải ai cũng có tiền vào những khu như thế, nhất là những người
dân chân lấm tay bùn.
Du lịch phát triển không đúng cách có thể tạo ra sự lai căng về văn
hóa, lối sống, làm lu mờ giá trị, bản sắc dân tộc: Mặt tích cực phát triển du
lịch đem lại cơ hội giao thoa giữa các nền văn hóa nhưng bên cạnh đó nó
cũng làm phát sinh xung đột về giá trị, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.
Khách du lịch nước ngoài khi đến nước sở tại họ mang theo nguồn thu nhập
đáng kể và những giá trị đặc sắc của các nền văn hóa trên thế giới nhưng đồng
thời họ cũng vô tình hay hữu ý mang theo cả những quan niệm, ứng xử, lối
sống không phù hợp với văn hóa nước sở tại cũng như không phù hợp với tiến
bộ xã hội, thậm chí là phản văn hóa. Gần đây, một bộ phận thanh thiếu niên
nước ta, nhất là ở các thành phố lớn – nơi thường xuyên có cơ hội giao lưu
với du khách, có biểu hiện chạy theo lối sống lai căng, thực dụng, xa rời bản
sắc, giá trị truyền thống từ trong trang phục, trang điểm, cách ăn mặc cho đến
hành vi, ứng xử. Đơn cử như các biểu hiện như đua xe trái phép, sống gấp,
17
sống thử..vv… Xa hơn nữa, thiết nghĩ có lẽ phát triển du lịch không lành
mạnh cũng là một trong những nguyên nhân làm cho “một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống”.
Phát triển du lịch không đúng cách và thiếu bền vững sẽ tác hại đến
môi trường văn hóa và môi trường tự nhiên: Nếu các hoạt động kinh doanh
du lịch chạy theo lợi nhuận, làm ăn chộp giật, chỉ tập trung khai thác mà
không chú ý duy tu, tái tạo các công trình, cảnh quan thì sẽ sớm làm suy kiệt
nguồn tài nguyên du lịch. Ngay cả trong trường hợp ý thức được điều này
nhưng nhận thức và cách làm không đúng, cũng dẫn đến việc xâm hại các di
tích, danh lam thắng cảnh. Chẳng hạn, việc tu bổ Chùa trăm gian ở huyện
Chương Mỹ vừa qua là một ví dụ điển hình của hậu quả này: công trình khi
được tu bổ đã bị thay đổi nhiều họa tiết hoa văn, kiến trúc, vật liệu, làm giảm
đi giá trị văn hóa, tâm linh vốn có của nó.
Phát triển du lịch không lành mạnh có thể làm phát sinh các tệ nạn xã
hội: Ma túy, mại dâm, cá độ, cờ bạc, rửa tiền và nhiều loại tội phạm, tệ nạn xã
hội khác, là những “ngành nghề” ăn theo sự phát triển của du lịch nếu chúng
ta buông lỏng sự quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Nhất là trong thời kỳ hội
nhập và toàn cầu hóa thì các loại tội phạm quốc tế lợi dụng con đường du lịch
để “nhập khẩu” vào nước ta.
1.2. Khái luận về Quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc về du lịch
Quản lý nhà nước là một da ̣
ng , mô ̣t phương thư
́ c hoạt động cơ bản của
các nhà nước, dù là theo chính thể, chế đô ̣ nào đi nữa. Hoạt động quản lý nhà
nước đã gắn liền với quá trình ra đời , tồn ta ̣
i, phát triển và diệt vong của nhà
nước. Muốn cho chư
́ c năng quản lý của nhà nước có hiê ̣
u lực, hiê ̣
u quả thì các
thành tố, bô ̣ phâ ̣
n của cơ quan nhà nước phải có sự phân công , phân nhiê ̣
m và
phối hợp đồng bô ̣. Mô ̣t trong những tiêu chí để phân công trong qu ản lý nhà
nước đó là lĩnh vực được quản lý
, chẳng ha ̣
n như quản lý nhà nước về tài