11021_Thiết kế cung cấp điện cho nhà hàng Nhật Bản KuKai tại tầng 11 tòa nhà Hải Phòng Tower

luận văn tốt nghiệp

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

ISO 9001:2015

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ HÀNG
NHẬT BẢN KUKAI TẠI TẦNG 11 TÒA NHÀ HẢI
PHÒNG TOWER

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

HẢI PHÒNG – 2019
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

ISO 9001:2015

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ HÀNG
NHẬT BẢN KUKAI TẠI TẦNG 11 TÒA NHÀ
HẢI PHÒNG TOWER

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

Sinh viên: Nguyễn Trọng Tỉnh
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đoàn Phong

HẢI PHÒNG – 2019

3

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
—————-o0o—————–

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên : Nguyễn Trọng Tỉnh – MSV : 1412102059
Lớp : ĐC 1802- Ngành Điện Tự Động Công Nghiệp
Tên đề tài : Thiết kế cung cấp điện cho nhà hàng Nhật Bản
KuKai tại tầng 11 tòa nhà Hải Phòng Tower

4

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………… 6
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ TÒA NHÀ HẢI PHÒNG TOWER VÀ
NHÀ HÀNG NHẬT BẢN KUKAI
……………………………………………………… 7
1.1
GIỚI THIỆU VỀ TÒA NHÀ HẢI PHÒNG TOWER………………………. 7
1.2
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ HÀNG NHẬT BẢN KUKAI ……………………… 8
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT TÍNH TOÁN PHỤ TẢI CHO
NHÀ HÀNG ……………………………………………………………………………………. 10
2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CUNG CẤP ĐIỆN …………………. 10
2.1.1 Công thức tính: …………………………………………………………………………. 10
2.1.2. Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị sản xuất . 11
2.1.3. Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị
sản phẩm………………………………………………………………………………………….. 11
2.1.4. Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại kmax và công suất trung
bình Ptb (còn gọi là phương pháp số thiết bị hiệu quả nhq) ………………………. 12
2.1.5. Phương pháp tính toán chiếu sáng ………………………………………………. 13
2.2 XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA NHÀ HÀNG…. 16
2.2.1
Phòng ăn: ……………………………………………………………………………… 16
2.2.2 Phòng bếp ……………………………………………………………………………….. 18
2.2.3 Nhà vệ sinh ……………………………………………………………………………… 19
CHƯƠNG 3:CHỌN PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ
HÀNG NHẬT BẢN KUKAI
…………………………………………………………….. 22
3.1 CÁC PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN ………………………………………… 22
3.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN CHO NHÀ HÀNG ……………. 24
3.3 LỰA CHỌN DÂY DẪN ……………………………………………………………… 25
CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG ……………………… 31
4.1 LÝ THUYẾT THI CÔNG ĐIỆN ………………………………………………….. 31
5

4.1.1 Lắp đặt ống bảo vệ dây cáp điện âm tường và ống ngầm dưới đất, ống gas
thoát nước máy lạnh. (tiêu chuẩn việt nam, tiêu chuẩn IEC và chỉ dẫn thiết kế) 31
4.1.2 Lắp đặt cáp điện: ……………………………………………………………………… 32
4.1.3 Lắp đặt tủ điện, bảng điện: ………………………………………………………… 34
4.1.4 Lắp đặt thiết bị điện. ………………………………………………………………….. 35
4.2 PHƯƠNG ÁN THI CÔNG…………………………………………………………… 37
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 41

6

LỜI MỞ ĐẦU

Cung cấp điện là một ngành khá quan trọng trong xã hội loài người,
cũng như trong quá trình phát triển nhanh của nền khoa học kĩ thuật nước ta
trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Vì thế, việc thiết
kế và cung cấp điện là một vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu đối
với ngành điện nói chung và mỗi sinh viên đã và đang học tập, nghiên cứu về
lĩnh vực nói riêng.
Trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn
trong phát triển kinh tế xã hội. Số lượng các nhà máy công nghiệp, các hoạt
động thương mại, dịch vụ, … gia tăng nhanh chóng , dẫn đến sản lượng điện
sản xuất và tiêu dùng của nước ta tăng lên đáng kể và dự báo là sẽ tiếp tục
tăng nhanh trong những năm tới. Do đó mà hiện nay chúng ta đang rất cần đội
ngũ những người am hiểu về điện để làm công tác thiết kế cũng như vận
hành, cải tạo sửa chữa lưới điện nói chung trong đó có khâu thiết kế cung cấp
điện là quang trọng.

Nhằm giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học ở trường vào việc thiết
kế cụ thể. Nay em được giao đề tài “Thiết kế cung cấp điện cho nhà hàng nhật
bản KUKAI – tòa nhà hải phòng Tower”do Thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Đoàn
Phong hướng dẫn.

Đồ án gồm các nội dung như sau:
 CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ TÒA NHÀ HẢI PHÒNG TOWER VÀ
NHÀ HÀNG NHẬT BẢN KUKAI
 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT TÍNH TOÁN PHỤ TẢI
CHO NHÀ HÀNG NHẬT BẢN KUKAI
 CHƯƠNG 3:CHỌN PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN NHÀ HÀNG
NHẬT BẢN KUKAI
 CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHỐNG SÉT CHO CẢ
TÒA NHÀ HẢI PHÒNG TOWER
7

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ TÒA NHÀ HẢI PHÒNG
TOWER VÀ NHÀ HÀNG NHẬT BẢN KUKAI
1.1
GIỚI THIỆU VỀ TÒA NHÀ HẢI PHÒNG TOWER
 Haiphong Tower là tổ hợp nhà hàng, văn phòng và căn hộ cao cấp.
Trải qua quá trình phát triển bền vững, Haiphong Tower luôn là tòa nhà hiện
đại, sang trọng bậc nhất tại Hải Phòng. Nhằm mang đến cho các chuyên gia
nước ngoài tới làm việc, sinh sống tại đây cảm nhận được không gian thư
thái, tiện ích và luôn coi Haiphong Tower như ngôi nhà của mình, nơi đây đã
và luôn đầu tư hệ thống trang thiết bị, nội thất hiện đại nhất của các thương
hiệu nổi tiếng nhập khẩu từ Nhật Bản, Châu Âu, bên cạnh quy trình quản lý
chuyên nghiệp.
 Haiphong Tower nằm tại vị trí đắc địa,khu vực trung tâm chính trị,
văn hóa của Hải Phòng. Đây là khu vực tập trung nhiều công trình quan trọng
của thành phố, giao thông thuận lợi, an ninh luôn ổn định. Từ đây, mọi người
rất dễ để tới Quảng trường thành phố, nhà hát lớn, ga Hải Phòng, sân bay, và
cảng biển.
 Với tổng diện tích xây dựng 700m2, bao gồm 11 sàn và 1 tầng hầm,
Haiphong Tower dành 4 tầng văn phòng tiêu chuẩn, 6 tầng với 56 căn hộ cao
cấp sẵn sàng mang đến cho quý khách một không gian sống tiện nghi, đẳng
cấp. Các căn hộ được bố trí ban công rộng mở, từ đây có thể chiêm ngưỡng
toàn cảnh thành phố. Chỉ cần mở cửa ban công, mọi người sẽ cảm nhận một
không gian trong lành từ dải công viên trung tâm-lá phổi xanh của thành phố,
giúp mọi người xua tan căng thẳng sau 1 ngày làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, hệ
thống xông hơi riêng biệt được bố trí từng căn hộ chỉ có tại Haiphong Tower,
sẽ giúp mọi người thư giãn mà không phải mất chi phí và thời gian di chuyển
tới các trung tâm spa, massage.
 Bên cạnh không gian sống tiện nghi, hải phong Tower mang tới cho
mọi người sự lựa chọn đa dạng về ẩm thực. Lobby Bar tại tầng 1 là sự lựa
8

chọn thuận tiện cho mọi người trong việc gặp gỡ đối tác. Kukai Japanese
Restaurant là không gian Nhật thu nhỏ tại tầng 11 với đầu bếp Nhật uy tín,
chuyên nghiệp, thực đơn phong phú. Rooftop Bar lại mang đến một không
gian hiện đại, mọi người có thể ngắm toàn cảnh thành phố, hòa mình vào các
bản nhạc và thưởng thức đồ uống tuyệt vời.
1.2
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ HÀNG NHẬT BẢN KUKAI
 Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản tại thành phố hoa phượng đỏ thì không
thể không nhắc đến KuKai toạ tại tầng 11 Hải Phòng Tower ( siêu thị Ánh
Dương cũ )
 Kukai với view từ tầng 11 rất đẹp và thơ mộng sẽ là điểm đến được
yêu thích. Thực đơn phong phú và đội ngũ phục vụ vô cùng chuyên nghiệp là
điểm cộng lớn. Nhà hàng rất chú trọng tới hình thức khi trang trí, bày biện
theo đúng phong cách Nhật, có phòng riêng ngồi trên nệm như người Nhật
thường ngồi và các nhân viên phục vụ mặc kimono, búi tóc như các cô gái
Nhật Bản.
 Một số hình ảnh về nhà hàng nhật bản Kukai

9

10

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT TÍNH TOÁN PHỤ
TẢI CHO NHÀ HÀNG
2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CUNG CẤP ĐIỆN
Hiện nay có nhiều phương pháp để tính toán phụ tải tính toán. Những
phương pháp đơn giản, tính toán thuận tiện, thường kết quả không thật chính
xác. Ngược lại, nếu chế độ chính xác được nâng cao thì phương pháp phức
tạp. Vì vậy tùy theo giai đoạn thiết kế, yêu cầu cụ thể mà chọn phương pháp
tính cho thích hợp. Sau đây là một số phương pháp thường dùng nhất:
2.1.1 Công thức tính:
Ptt = knc . ∑n
i = 1 . Pđi
(2.1)
Qtt = Ptt . tgφ

(2.2)

(2.3)
Một cách gần đúng có thể lấy Pd=Pdm
Do đó Ptt = knc . ∑n
i = 1 . Pđmi

(2.4)
Trong đó:
Pdi ,Pdmi – công suất đặt và công suất định mức của thiết bị thứ I, kW;
Ptt , Qtt, Stt – công suất tác dụng, phản kháng và toàn phần tính toán của nhóm
thiết bị, kW, kVAr, kVA;
n – số thiết bị trong nhóm.
Nếu hệ số cosφ của các thiết bị trong nhóm không giống nhau thì phải tính hệ
số công suất trung bình theo công thức sau:

Hệ số nhu cầu của các máy khác nhau thường cho trong các sổ tay.
Phương pháp tính toán phụ tải tính toán theo hệ số nhu cầu có ưu điểm
là đơn giản, thuận tiện, vì thế nó là một trong những phương pháp được dùng
rộng rãi. Nhược điểm của phương pháp này là kém chính xác. Bởi hệ số nhu
11

cầu knc tra được trong sổ tay là một số liệu cố định cho trước không phụ thuộc
vào chế độn vận hành và số theiets bị trong nhóm máy. Mà hệ số knc = ksd .
kmax có nghĩa là hệ số nhu cầu phụ thuộc vào những yếu tố kể trên. Vì vậy,
nếu chế độ vận hành và số thiết bị nhóm thay đổi thì kết quả sẽ không chính
xác.
2.1.2. Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị
sản xuất
Công thức:
Ptt = p0 . F

(2.5)
Trong đó:

p0- suất phụ tải trên 1m2 diện tích sản xuất, kW/m2.

F- diện tích sản xuất m2 ( diện tích dùng để đặt máy sản xuất ).
Giá trị p0 có thể tra được trong sổ tay. Giá trị p0 của từng loại hộ tiêu thụ do
kinh nghiệm vận hành thống kê lại mà có.
Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng, nên nó thường được dùng trong
thiết kế sơ bộ hay để tính phụ tải các phân xưởng có mật độ máy móc sản xuất
phân bố tương đối đều, như phân xưởng gia công cơ khí, dệt, sản xuất ô tô,
vòng bi…
2.1.3. Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng cho
một đơn vị sản phẩm
Công thức tính:

(2.6)
Trong đó:

M- số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong 1 năm ( sản lượng );
w0- suất tiêu hao điện năng cho mọt đơn vị sản phẩm, kWh/đơn vị sp;
Tmax- thời gian sử dụng công suất lớn nhất, h
12

Phương pháp này thường được dùng để tính toán cho các thiết bị điện có đồ
thị phụ tải ít biến đổi như: quạt gió, bơm nước, máy khí nén… Khi đó phụ tải
tính toán gần bằng phụ tải trung bình và kết quả tương đối trung bình.
2.1.4. Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại kmax và công suất
trung bình Ptb (còn gọi là phương pháp số thiết bị hiệu quả nhq)
Khi không có các số liệu cần thiết để áp dụng các phương pháp tương đối
đơn giản đã nêu trên, hoặc khi cần nâng cao trình độ chính xác của phụ tải
tính toán thì nên dùng phương pháp tính theo hệ số đại.
Công thức tính:
Ptt = kmax . ksd . Pdm
(2.7)
Trong đó:

Pdm- công suất định mức, W;

kmax, ksd- hệ số cực đại và hệ số sử dụng

hệ số sư dụng ksd của các nhóm máy có thể tra trong sổ tay.
Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác vì khi xác định cố thiết bị
hiệu quar nhq chúng ta đã xét tới một loạt các yếu tố quan trọng như ảnh
hưởng của số lượng thiết bị trong nhóm, số thiết bị có công suất lớn nhất cũng
như sự khác nhau về chế độ làm việc của chúng.
Khi tính phụ tải theo phương pháp này, trong một số trường hợp cụ thể mà
dùng các phương pháp gần đúng như sau:
 Trường hợp n ≤ 3 và nhq < 4, phụ tải tính theo công thức: Đối với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại thì:  Trường hợp n > 3 và nhq < 4, phụ tải tính theo công thức: Trong đó: Kpt- hệ số phụ tải của từng máy 13 Nếu không có số liệu chính xác, có thể tính gần đúng như: Kpt = 0,9 Đối với thiết bị làm việc ở chế độ dài hạn Kpt = 0,75 Đối với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại  nhq > 300 và ksd < 0,5 thì hệ số cực đại kmax được lấy ứng với nhq = 300. Còn khi nhq > 300 và ksd >= 0,5 thì Ptt = 1,05 . ksd . Pdm
 Đối với các hiết bị có đồ thị phụ tải bằng phẳng (các máy bơm,
quạt nén khí,…) phụ tải tính toán có thể lấy bằng phụ tải trung
bình:
Ptt = Ptn = ksd . Pdm
(2.8)
 Nếu trong mạng có các thiết bị một pha thì phải cố gắng phân
phối đều với các thiết bị đó lên ba pha của mạng.
2.1.5. Phương pháp tính toán chiếu sáng

Có nhiều phương pháp tính toán chiếu sáng như:

– Liên Xô có các phương pháp tính toán chiếu sáng sau:

+ Phương pháp hệ số sử dụng

+ Phương pháp công suất riêng

+ Phương pháp điểm

– Mỹ có các phương pháp tính toán chiếu sáng sau:

+ Phương pháp quang thông

+ Phương pháp điểm

– Còn ở Pháp thì có các phương pháp tính toán chiếu sáng sau:

+ Phương pháp hệ số sử dụng

+ Phương pháp điểm và cả phương pháp tính toán chiếu sáng
bằng các phần mềm chiếu sáng.

Tính toán chiếu sáng theo phương pháp hệ số sử dụng gồm có các
bước:
 Nghiên cứu đối tượng chiếu sáng
 Lựa chọn độ rọi yêu cầu
 Chọn hệ chiếu sáng
14

 Chọn nguồn sáng
 Chọn bộ đèn
 Lựa chọn chiều cao treo đèn
Tùy theo: đặc điểm của đối tượng, loại công việc, loại bóng đèn, sự
giảm chói, bề mặt làm việc. Ta có thể phân bố các đèn sát trần (h’=0) hoặc
cách trần một khoảng h’. Chiều cao bề mặt làm việc có thể trên độ cao 0,8m
so với sàn (mặt bàn) hoặc ngay trên sàn tùy theo công việc. Khi đó độ cao
treo đèn so với bề mặt làm việc: htt = H – h’ – 0,8
(với H: chiều cao từ sàn đến trần).
Cần chú ý rằng chiều cao htt đối với đèn huỳnh quang không được vượt
quá 4m, nếu không độ sáng trên bề mặt làm việc không đủ. Còn đối với các
đèn thủy ngân cao áp, đèn halogen kim loại… nên treo trên độ cao từ 5m trở
lên để tránh chói.
a. Xác định các thông số kỹ thuật ánh sáng:
– Tính chỉ số địa điểm: đặc trưng cho kích thước hình học của địa điểm

(2.9)
Với: a,b – chiều dài và chiều rộng của căn phòng; htt – chiều cao h tính
toán

Tính hệ số bù

Tính tỷ số treo:

(2.10)
với h’ – chiều cao từ bề mặt đến trần.

Xác định hệ số sử dụng: dựa trên các thông số loại bộ đèn, tỷ số treo,
chỉ số địa điểm, hệ số phản xạ trần, tường, sàn ta tra giá trị hệ số sử dụng
trong các bảng do các nhà chế tạo cho sẵn.
b. Xác định quang thông tổng yêu cầu:
15

(2.11)

Trong đó:
Etc – độ rọi lựa chọn theo tiêu chuẩn (lux)

S – diện tích bề mặt làm việc (m2)

d – hệ số bù.

Фtong – quang thông tổng các bộ đèn (lm)
c. Xác định số bộ đèn:

(2.12)

Kiểm tra sai số quang thông:

(2.13)

Trong thực tế sai số từ – 10% đến 20 % thì chấp nhận được.
d. Phân bố các bộ đèn dựa trên các yếu tố:
– Phân bố cho độ rọi đồng đều và tránh chói, đặc điểm kiến trúc của đối
tượng, phân bố đồ đạc.
– Thỏa mãn các yêu cầu về khoảng cách tối đa giữa các dãy và giữa các
đèn trong một dãy, dễ dàng vận hành và bảo trì.
e. Kiểm tra độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc:
(2.14)

16

2.2 XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA NHÀ HÀNG

Mặt bằng trần
Nhà hàng có diện tích 175m2 ta tiến hành chiếu sáng theo phương pháp độ
rọi tiêu chuẩn như sau
Kích thước căn hộ: chiều dài 31,8(m), chiều rộng 5,5(m), chiều cao 3,5(m)
Chia thành : 1 phòng ăn , 1 nhà bếp, 1 wc
XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT ĐẶT CỦA TỪNG KHU:
2.2.1 Phòng ăn:
Ta tiến hành theo phương pháp chiếu rọi tiêu chuẩn như sau:
Chiều dài a=26,8(m) ; chiều rộng b=5,5(m) ; chiều cao h=3,5 (m), diện
tích S=147(m2)
Thể tích phòng T=515,9(m3)
Độ chiếu rọi yêu cầu: Etc = 300(lux) theo TCVN8794
– chọn hệ chiếu sáng chung, không những bề mặt làm việc được chiếu
sáng mà mọi nơi trong phòng đuov=cự chiếu sáng.
– chọn bóng đèn huỳnh quang loại màu trắng ngày 6500k (standard
26mm) Ra=75pđ, p=36W, Фd =2500(lm)
17

– Chọn bộ đèn loại profil laque, cấp bộ đèn: 0,58D, hiệu suất trực tiếp
ηd=0,58. Số đèn trên bộ: 2, quang thông các bóng trên một bộ 5000(lm), Ldoc
max = 1,35htt , Lngang max = 1,6htt.
– Phân bố các đèn: cách trần h’=0, bề mặc làm việc 0,8(m), chiều cao đèn so
với bề mặt làm việc: htt = 2,7(m)
– Chỉ số địa điểm:
𝐾=
𝑎𝑏
ℎ𝑡𝑡(𝑎+ 𝑏) =
5.3,6
2,7(5 + 3,6) = 0.78
– Hệ số bù d = 1,25 ít bụi (tra bảng)
– Tỉ số treo:

– Hệ số sử dụng:

trong đó: ηd, ηi – hiệu suất trực tiếp và gián tiếp của bộ đèn

ud ,ui – hệ số có ích ứng với nhóm trực tiếp và gián tiếp
Ta có: Hệ số phản xạ trần (màu trắng) Ptrần = 0,7 (tra bảng)

Hệ số phản xạ tường (vật liệu xi măng) Ptuong = 0,5 (tra bảng)

Hệ số phản xạ sàn (vật liệu gạch) Psàn = 0,2 (tra bảng)
Từ chỉ số địa điểm K=0.78 , cấp bộ đèn: 0,58D và hệ số phản xạ trần, tường,
sàn ta tra bảng được giá trị ud = 0,73
Ku = 0,58 . 0,73 = 0,42
Фtong=
𝐸.𝑠.𝑑
Ku =
100.147.1,25
0,42
= 43750(𝑙𝑚)
Ntong=
Фtong
Фcacbong/bo =
43750
5000 = 8,75
=> Số đèn cần lắp là 9 bộ.
=> Vậy ta có công suất chiếu sáng của nhà hàng:
Pcs/phongan = 9 . 2 . 36 =648(W)
18

Phụ tải động lực
Ta chọn quạt lắp đặt cho phòng là quạt trần và theo kinh nghiệm ta lấy gần
đúng là 15 m2/ 1 quạt trần

Số quạt trần 9
Chọn loại quạt treo trần có công suất P = 61W lưu lượng gió Q = 213
(m3/min)
Phòng ăn được trang bị lắp đặt 9 ổ cắm điện loại cắm 2 chấu 16A Sino
S18AU3 với công suất Pocam = 300 (W)
Phòng được lắp 2 điều hòa : Pdh = 1500
Từ công suất chiếu sáng Pcs và công suất động lực Pdl ta có công suất
tổng của phòng ăn:
Pphongan=Pchiếu sáng+Pđộng lực+ Pdh=648+(9.61)+2700 + 1500=5397(W)
2.2.2 Phòng bếp

chiều dài = 5(m), chiều rộng = 3,5(m), chiều cao=3,5(m)
Diện tích S = 17,5(m2), thể tích T = 61,25(m3)
Độ rọi yêu cầu: Etc = 300(lux) theo TCVN 8794
– Chọn hệ chiếu sáng chung, không những bề mặt làm việc được chiếu
sáng mà tất cả mọi nơi trong phòng được chiếu sáng.
– Chọn bóng đèn loại bóng huỳnh quang màu trắng ngày 6500k (standard
26mm) Ra=75pđ, P=36W, Фd = 2500(lm)
– Chọn bộ đèn loại profil laque, cấp bộ đèn: 0,58D, hiệu suất trực tiếp
ηd=0,58. Số đèn trên bộ: 2, quang thông các bóng trên một bộ 5000(lm),
Ldoc max = 1,35htt , Lngang max = 1,6htt.
– Phân bố các đèn: cách trần h’=0, bề mặc làm việc 0,8(m), chiều cao đèn
so với bề mặt làm việc: htt = 2,7(m)
– Chỉ số địa điểm:
𝐾=
𝑎𝑏
ℎ𝑡𝑡(𝑎+ 𝑏) =
3,4.2,4
2,7(3.4 + 2.4) = 0.52
19

– Hệ số bù d = 1,25 ít bụi (tra bảng)
– Tỉ số treo:

– Hệ số sử dụng:

trong đó: ηd, ηi – hiệu suất trực tiếp và gián tiếp của bộ đèn

ud ,ui – hệ số có ích ứng với nhóm trực tiếp và gián tiếp
Ta có: Hệ số phản xạ trần (màu trắng) Ptran = 0,7 (tra bảng)
Hệ số phản xạ tường (vật liệu xi măng) Ptuong = 0,5 (tra bảng)
Hệ số phản xạ sàn (vật liệu gạch) Psan = 0,2 (tra bảng)
Hệ số phản xạ sàn (vật liệu gạch) Psan = 0,2 (tra bảng)
Фtong=
𝐸.𝑠.𝑑
Ku =
100.17,5.1,25
0,42
= 5208(𝑙𝑚)
Ntong=
Фtong
Фcacbong/bo =
5208
5000 = 1,04
Vậy bộ đèn cần lắp là 2 bộ
Vậy ta có công suất chiếu sáng phòng bếp là:
Pchiếu sáng=2. 2. 36=144(W)

Phòng được trang bị lắp đặt là 4 ổ cắm loại cắm 2 chấu 16A Sino S18AU3
với công suất Pocam = 300 (W)
Pphongbep=Pchiếu sáng+Pocam = 144 + 1200 =1644(W)
2.2.3 Nhà vệ sinh

chiều dài 5m ; chiều rộng 2(m).
Diện tích: S = 10 (m2) ; Thể tích: T= 35 (m3)
Etc = 100(lux), bóng đèn loại bóng huỳnh quang màu trắng ngày 6500k
(standard 26mm).
20

Ra = 75pđ, P = 36W, Фd = 2500(lm), bộ đèn loại profil paralume lauqe,
cấp bộ đèn : 0,58D, quang thông các bóng trên một bộ: 5000(lm), htt = 2,7
(m), chỉ số địa điểm:
𝐾=
𝑎𝑏
ℎ𝑡𝑡(𝑎+ 𝑏) =
5.1,83
2,7(5 + 1,83) = 0.5
Ta có: Hệ số phản xạ trần (màu trắng) Ptrần = 0,7 (tra bảng)

Hệ số phản xạ tường (vật liệu xi măng) Ptuong = 0,5 (tra bảng)

Hệ số phản xạ sàn (vật liệu gạch) Psàn = 0,2 (tra bảng)
Фtong=
𝐸.𝑠.𝑑
Ku =
100.10.1,25
0,42
= 2976(𝑙𝑚)
Ntong=
Фtong
Фcacbong/bo =
2976
5000 = 0,59
=> Số đèn cần lắp là 1 bộ.
=> Vậy ta có công suất chiếu sáng của phòng:
Pcs-nhavesinh = 2 . 1 . 36 = 72(W)
Phụ tải động lực: Nhà vệ sinh cần lắp quạt thông gió
Bội số trao đổi không khí của nhà vệ sinh X=10 lần/giờ theo TCVN 5687
2010
Từ thể tích phòng ta có thể tính được lượng khí lưu chuyển của phòng
Tg = T . X = 35 . 10 = 350 (m3/h)
Ta chọn loại quạt thông gió Panasonic FV-20RL7 lưu lượng gió 546 m3/h
công suất P=20W
Vậy ta lắp đặt 1 quạt thông gió cho nhà vệ sinh P=20 (W)
=> Công suất tổng của nhà vệ sinh:

Ptong-nhavesinh = 20 + 72 = 92 (W)

21

01-
phòng ăn
Tên phụ
tải
Pcs
(W)
Pđl(W)
Pổ
cắm(W)
Pdh
Ptổng
01-WC
72
20
x
x
92
01-
phòng
bếp
144
x
1200
x
1344
Nhà
hàng
864
569
3900
1500
6833(W)
Tính toán tủ phân phối nhà hàng:
Pcs = 864 W
Pđl = 569 W
Pổ cắm = 3900 W
Pđh = 2(hp)  1500 (W)
Up = 220V
𝐼=
𝑃
𝑈.𝐶𝑜𝑠𝜑 =>
𝐼=
𝑃
𝑈. 𝐶𝑜𝑠𝜑 Ics
Idl
I ổ cắm
I đh
5
2,5
22
8.5

Cb 1b16A
Cb 1b16A
Cb1b25A
Cb1b16A

2C*2.5mm2
2C*2.5mm2
2C*2.5mm2
2C*2.5mm2

Icb khoảng 29A nên ta chọn CB loại 100AF kiểu ABH103a do LG chế tạo
Chọn dây tủ cấp điện căn hộ: 2C*6mm2

22

CHƯƠNG 3:CHỌN PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO
NHÀ HÀNG NHẬT BẢN KUKAI

3.1 CÁC PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN
Mạng điện hạ áp ở đây được hiểu là mạng động lực hoặc chiếu sáng với
cấp điện áp thường là 380/220V. Sơ đồ nối dây của mạng động lực có hai
dạng cơ bản là mạng hình tia và mạng phân nhánh và ưu khuyết điểm của
chúng như sau:
 Sơ đồ hình tia có ưu điểm là nối dây rõ ràng, mỗi hộ dùng điện được
cấp từ một đường dây, do đó chúng ít ảnh hưỡng lẫn nhau độ tin cậy
cung cấp điện tương đối cao dễ thực hiện biện pháp bảo vệ và tự động
hóa cao dễ vận hành bảo quản.
 Khuyết điểm của nó là vốn đầu tư lớn, vì vậy sơ đồ nối dây hình tia
được dùng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại 1 và loại 2.
 Sơ đồ phân nhánh có ưu khuyết điểm ngược lại so với so đồ hình tia vì
vậy loại sơ đồ này được dùng khi cung cấp điện cho các hộ tieu thụ loại
2 và 3.
Trong thực tế người ta thường kết hợp hai dạng sơ đồ cơ bản đó thành
những sơ đồ hỗn hợp để nâng cao độ tin cậy và linh hoạt của sơ đồ người ta
thường đặt các mạch dự phòng chung hoặc riêng.
Các dạng sơ đồ:

Hình 3.1: Sơ đồ hình tia
23

 Sơ đồ hình tia được cung cấp cho các phụ tải phân tán. Từ thanh cái của
trạm biến áp có các đường dây dẫn đến các tủ phân phối động lực. Từ
các tủ phân phói động lực có các đường dây dẫn đến phụ tải.
 Loại sơ đồ này có độ tin cậy tương đối cai, nó thường dùng trong các
phân xưởng có các thiết bị phân tán trên diện rộng như xưởng gia công
cơ khí lắp ráp, dệt, sợi…
 Sơ đồ hình tia dùng cung cấp cho các phụ tải tập trung có công suất
tương đối lớn như các trạm bơm: lò nung trạm khí nén…trong sơ đồ này
từ thanh cái của trạm biến áp có các đường dây cung cấp thẳng cho các
phụ tải
 Sơ đồ phân nhánh: thường được dùng trong các phân xưởng có phụ tải
không quan trọng

Hình 3.2: Sơ đồ phân nhánh
– Sơ đồ này thường được dùng trong các phân xưởng có phụ tải tương đối lớn
và phân bố đều trên diện tích rộng. Nhờ có các thanh cái chạy dọc theo phân
xưởng mạng có thể tải được công suất lớn giảm được các tổn thất về công
suất và điện áp
24

Hình 3.3: Sơ đồ máy biến áp đường trục
– Sơ đồ máy biến áp đường trục. Loại sơ đồ này thường được dùng để cung
cấp cho các phụ tải phân bố rải theo chiều dài
3.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN CHO NHÀ HÀNG
Với ưu nhược điểm của các loại sơ đồ như trên ta nhận thấy với những
đặc điểm nhà hàng và để đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật ta lựa chọn phương án
cung cấp điện bằng sơ đồ hình tia kết hợp với sơ đồ đường trục để cấp điện
cho nhà hàng.

Hình 3.1: Sơ đồ hình tia
25

Hình 3.3: Sơ đồ máy biến áp đường trục

3.3 LỰA CHỌN DÂY DẪN
– Tính thiết diện dây dẫn cho nhà bếp
+ Từ công tắc tới bóng đèn
Qua thông số đèn để tính toán : P = 36W Udm=220v
𝐼𝑡𝑡=
𝑃
𝑈. 𝐶𝑜𝑠𝜑=
36
1.220 = 0,16(𝐴)
Vì dây đi trong nhà lên chọn K = Kn = 1
Tra bảng ta chọn dây đôi mền tròn do Trần Phú chế tạo có tiết diện (2.
0,75)mm2
Dòng điện phụ tải 7A
Khi dây trong ống chứa phair nhân với hệ số giảm thiểu dòng điện K = 0,7

Vậy dòng điện cho phép tải trong dây

Icp= 7 . 0,7=4,9A
Vì Icp >Itt (thỏa mãn điền kiện chọn)
+ Chọn thiết diện dây tới các ổ cắm
Dòng điện thực tế trong dây dẫn là
𝐼𝑡𝑡=
𝑃
𝑈. 𝐶𝑜𝑠𝜑=
1344
220 . 0,85 = 7,1(𝐴)
Vì sự vận hành của tất cả các tải là không bao giờ xảy ra . ta chọn hệ số đồng
thời Kđt = 0,8

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *