11224_Tiểu luận Các giải pháp hoàn thiện luật đầu tư trong quá trình hội nhập quốc tế

luận văn tốt nghiệp

1

Tiểu luận

Các giải pháp hoàn thiện luật đầu tư
trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
2

——-
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, việc thu hút vốn
đầu tư phát triển nền kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia. Tuy
nhiên, nội dung quy định của các Bộ Luật ngày càng bộc lộ một số điểm
lạc hầu không còn phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển kinh tế xã
hội của nước ta và điều kiện phát triển kinh tế thế giới trong bối cảnh hội
nhập kinh tế và toàn cầu hóa như hiện nay.
Khi gia nhập tổ chức thương m ại thế giới WTO, chúng ta phải bám
sát 5 nguyên tắc cơ bản của tổ chức, để từng bước hòa nhập với kinh tế thế
giới từng bước vũng chắc, thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực bên
ngoài và phát triển nội lực kinh tế quốc gia là mục tiêu chính.
1) Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xữ (non
discrimination): được thực hiện dưới 2 hình thức
– Hình thức tối huệ quốc (MFN): Được diễn dịch là mỗi nước thành
viên sẽ dành sự ưu đãi của mình đối với sản phẩm của các nước thành viên
khác, không có nước nào dành lợi thế thương mại đặc biệt cho bất cứ một
nước nào khác hay phân biệt đối xữ chống lại nước đó (trên cơ sở bình
đẳng và phân chia lợi ích mậu dịch ở mọi lĩnh vực). Riêng các nước đang
phát triển và c ác nước có nền kinh tế thấp kém có thể hưởng lợi ích từ điều
kiện thương mại thuận lợi nhất ở bất cứ nơi nào mỗi khi các điều kiện
thương mại được đưa ra đàm phán.
Ngày nay, qui c hế “tối huệ quốc” được hiểu như là sự bình thường
hóa quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn.
– Hình thức đối xữ quốc gia (National treatment): Đối xữ quốc
gia(NT) được hiểu là: “khi hàng hóa thâm nhập vào một thị trường, sẽ phải
được đối xữ không kém ưu đãi về thuế, điều kiện vệ sinh, v.v… so với
hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước đó”. Sự đối xử quốc gia
3

thường chỉ là kết quả của cuộc đàm phán, thương lượng giữa các nước
thành viên với nhau.
2) Nguyên tắc tạo điều kiện hoạt động thương mại ngày càng
thuận lợi và tự do hơn thông qua đàm phán. Tức là mỗi nước phải thiết
lập được lộ trình cắt giảm thuế và các biện pháp phi thuế quan thông qua
các vòng đàm phán song phương và đa phương để tạo thuận lợi cho việc
thực hiện tiến trình tự do hóa thương mại. Các nước thành viên phải có
nghĩa vụ tạo môi trường lành mạnh , công khai , bình đẳng giữa các sản
phẩm sản xuất trong nước mình và sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu.
3) Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh có thể dự đoán
trước: Được thể hiện qua việc các nước thành viên không được thay đổi
các chính sách , pháp luật về kinh tế một cách tuỳ tiện, đặc biệt là hàng rào
thương mại, gây trở ngại cho các nhà doanh nghiệp và nhà nhập khẩu khi
thực hiện các kế hoạch, các chính sách thương mại của mình.
4) Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh công bằng: Các nước thành
viên phải cam kết giảm dần đi đến cắt bỏ các biện pháp cạnh tranh không
bình đẳng (như trợ giá, tài trợ xuất khẩu), phải chống bán phá giá, từ bỏ
các biện pháp ưu đãi, đặc quyền đặc lợi trong hoạt động thương mại, kể cả
ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước.
5) Nguyên tắc chấp nhận dành một số ưu đãi thương mại cho các
nước đang phát triển hoặc chậm phát triển: như ưu đãi về thuế nhập
khẩu hàng hóa của các nước đang phát triển (hay chậm phát triển) vào thị
trường nội địa của các nước công nghiệp phát triển (theo qui định “Hệ
thống ưu đãi thuế quan tổng quát” – Genenalized Systems of preference).
Các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển được ưu đãi không phải
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ c ủa WTO như các nước c ông nghiệp phát triển,
4

được kéo dài lộ trình thời gian điều chỉnh, sửa đổi các chính sách thương
mại, kinh tế để phù hợp dần với các qui định của WTO.

Để đảm bảo được 5 nguyên tắc tr ên chúng ta phải xây dựng nền
kinh tế có môi trường chính trị ổn định và một hành lang pháp lý kinh tế
chặt chẽ, rõ ràng, bám sát với thực tế yêu cầu của nền kinh tế nước ta và có
tầm nhìn chiến lược phù hợp với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, là các Bộ
luật kinh tế phải rõ ràng, chặt chẽ, thông thoát tạo lòng tin cho nhà đầu tư
an tâm thực hiện các dự án kinh tế của mình, thu hút vốn đầu tư, phát triển
nền kinh tế đất nước.
Hiện nay, trong công tác xây dựng các văn bản luật có một thực tế
rất phổ biến, Luật đã ban hành nhưng phải đợi nghị định, thông tư hướng
dẫn mới có thể thực hiện được; điều này có nghĩa là Luật ban hành quá
chung chung, không cụ thể dẫn đến khi đưa vào thực tế gặp lúng túng, phải
điều chỉnh luật bằng các văn bản pháp quy cấp thấp hơn (điều này không
xảy ra ở các nước khác). Làm mất lòng tin ở nhà đầu tư, vì luật là văn bản
pháp quy cao nhất do Quốc hội ban hành để làm cơ sở điều hành đất nước,
mà còn phải điều chỉnh bằng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn của
các cấp thấp hơn. Tạo cái nhìn không tốt vào hành lang Luật của ta. Tuy
nhiên, việc này đã được Nhà nước ta từng bước cải thiện, điển hình nhất là
việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp xây dựng dự thảo Hiến Pháp mới đang
được thực hiện.
Ngoài ra, để làm tốt hơn công tác xây dựng và ban hành các văn bản
mới, chúng ta cần phải thực hiện nghiên cứu, khảo sát, lấy ý kiến của các
đối tượng liên quan đến luật thật cụ thể rỏ ràng. Khi Luật ban hành là có
thể áp dụng ngay, không cần đợi thông tư hướng dẫn, rút ngắn thời gian
hiệu lực của Luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đưa ngay Luật áp dụng
vào thực tế như các nước khác trên thế giới.
5

Trong quá nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng Luật đầu tư năm 2005 có
liên quan đến một số luật khác theo từng ngành nghề đầu tư như: Luật
Doanh Nghiệp 2005, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư Bất động
sản, Luật Môi Trường…Và các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện
các Luật có liên quan được đề cập. Trong phạm vi bài nghiên cứu này,
chúng tôi chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu Luật Đầu tư.
Những quy định của Luật Đầu tư và các điều khoản ghi rõ tại Nghị
định 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh
doanh của các nhà đầu tư, xóa bỏ một số rào cản đầu tư không phù hợp với
thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở
pháp lý cho việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh theo
hướng ngày càng hiện đại, minh bạch và bình đẳng giữa c ác nhà đầu tư.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc thực hiện
Luật Đầu tư và Nghị định 108 và các văn bản pháp luật có liên quan còn
tồn tại và hạn chế. Các vấn đề tồn tại và hạn c hế được đưa ra liên quan đến
đối tượng áp dụng của Luật; Những quy định về bảo đảm đầu tư, quyền và
nghĩa vụ của nhà đầu tư; Những quy định về hình thức đầu tư, lĩnh vực, địa
bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; Những quy định về hoạt động đầu tư
trực tiếp, về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.
Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đề xuất một số hướng hoàn thiện Luật
Đầu tư liên quan đến việc:
– Sửa đổi nhóm các quy định chung của Luật làm cơ sở cho việc áp
dụng thống nhất điều kiện, thủ tục đầu tư, kinh doanh, khắc phục tình trạng
xung đột giữa luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Luật có liên quan
khác.
6

– Sửa đổi, bổ sung quy định về điều đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều
kiện phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn
mới đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, cần hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi
đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên thực
hiện các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu
quả các nguồn tài nguyên…; Hoàn thiện các quy định về phân cấp Giấy
chứng nhận đầu tư; Các quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư, đặc
biệt là các quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư.
Một số nội dung liên quan đến quy trình, thủ tục đầu tư theo quy định của
Luật Đầu tư gồm Thủ tục đầu tư dự án mới; Thủ tục đầu tư gắn với thành
lập doanh nghiệp; Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư; Thủ tục tạm ngừng,
giãn tiến độ; Thủ tục góp vốn, mua cổ phần; Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu
tư; Thủ tục thanh lý, chấm dứt dự án đầu tư.
Ví dụ: Liên quan đến Thủ tục đầu tư dự án mới, việc đăng ký đầu tư
được thực hiện trong vòng 15 ngày, áp dụng đối với dự án dưới 300 tỷ
không có điều kiện. Hồ sơ gồm: bản đăng ký đầu tư và báo cáo năng lực tài
chính (đối với dự án nước ngoài). Sau đó tiến hành việc thẩm tra c ấp Giấy
chứng nhận đầu tư được thực hiện trong 45 ngày, áp dụng đối với dự án có
điều kiện, dự án trên 300 tỷ và dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng. Tuy
nhiên, qua thời gian thực hiện đã phát sinh những vấn đề vướng mắc như
xác định loại thủ tục: một số trường hợp không xác định được dự án đầu tư
có điều kiện (phân biệt điều kiện ĐKKD); Nội dung thẩm tra chưa phù hợp
cho các dự án khác nhau, thiên về các dự án sử dụng đất hơn là các dự án
thông thường khác; Chưa đồng bộ trong các thủ tục có liên quan. Vì vậy,
để hoàn thiện quy trình này chúng tôi đưa ra hướng hoàn thiện quy trình
7

thông qua việc nghiên cứu phương án tích hợp các thủ tục khác vào thủ tục
đầu tư. Về hồ sơ và quy trình, cần hoàn thiện quy trình cho từng loại dự án,
rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ và đơn giản thủ tục hành chính một của.
Để hoàn thiện và ban hành Luật Đầu tư sửa đổi cần chú ý đến các nội
dung liên quan đến vai trò pháp lý của nhà đầu tư, đánh giá rõ vai trò của
nhà đầu tư đối với xã hội. Cần xem xét kỹ việc có nên đưa quyền sử dụng
đất vào Luật Đầu tư. Luật Đầu tư sửa đổi cần ghi rõ quy trình, điều kiện
chuyển nhượng dự án để các cấp quản lý áp dụng dễ hơn. Tránh trường
hợp cụ thể hiện này đang vướng phải trên địa bàn thành phố Biên Hòa (Dự
án chợ tạm Tân Hiệp).
Về danh mục ưu đãi đầu tư, nên quy định rõ thẩm quyền thu hồi ưu
đãi đầu tư, tránh tình trạng doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết
trong quá trình nhận ưu đãi đầu tư.
Về quy định thẩm tra dự án đầu tư, không chỉ áp dụng đối với dự án
có giá trị trên 300 tỷ, bởi có nhiều dự án lúc đi vào hoạt động thực tế sẽ c ó
nhiều thay đổi về vốn để đầu tư máy móc, thiết bị, nhân công…
Cần thể hiện trong Luật như thế nào về việc quy định xử lý việc nhà
đầu tư nước ngoài bỏ dự án về nước và đưa ra các quan điểm xử lý.
Đây là thời điểm thích hợp nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tư để phù
hợp với yêu cầu phát triển và cam kết quốc tế. Luật mới ban hành cần chi
tiết, rõ ràng đảm bảo lợi ích nhà đầu tư nhằm thu hút đầu tư, đồng thời càn
phải có những quy định phạt rõ ràng trong việc nhà đầu tư gây tổn hại đến
nguồn tài nguyên quốc gia và các quy phạm đối với các hành động quy
phạm pháp luật khác. Để nhà đầu tư biết, lường trước và trách được rủi ro
tổn thất cho cả hai bên./.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *