11316_Tiểu luận Tham nhũng

luận văn tốt nghiệp

Tiểu luận

Tham nhũng

Mục lục

Lời mở đầu ………………………………………………………………………….. 3
Chương I: Tội phạm tham nhũng – Một số vấn đề lý luận …….. 6
1. Khái niệm tham nhũng
………………………………………………….. 6
2. Khái niệm tội phạm tham nhũng
……………………………………. 8
3. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm tham nhũng
………………………………………………………………………………………. 10
3.1. Khách thể của tội phạm tham nhũng ………………………. 10
3.2. Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng ………………. 11
3.3. Chủ thể của tội phạm tham nhũng …………………………… 13
3.4. Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng ………………….. 14
4. Phân biệt tội phạm tham nhũng và các hành vi vi phạm
pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện …………. 14
Chương II:Tội phạm tham nhũng – thực tế và nhữnG ảnh
hưởng tới nền kinh tế …………………………………………………………. 16
1. Thực tế và những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh
tế của một số nước
…………………………………………………………… 16
2. Tội phạm tham nhũng ở Việt Nam
……………………………….. 18
2.1. Một thực tế đang báo động
………………………………………. 18
2.2. Những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh tế Việt
Nam
…………………………………………………………………………….. 22
Chương III: Một số biện pháp đấu tranh phòng chống
………… 25
1. Hoạt động chống tham nhũng ở một số nước
………………… 25
1.1. Châu Phi ……………………………………………………………….. 25
1.2. Mỹ
…………………………………………………………………………. 26

2. Kiến nghị một số biện pháp chống tham nhũng ở Việt Nam
………………………………………………………………………………………. 27
Kết luận …………………………………………………………………………….. 29
Tài liệu tham khảo
……………………………………………………………… 30

Lời mở đầu

Bước vào thế kỷ thứ 21, tất cả thế giới đang vận hanh theo xu
hướng mới: hoà bình, đối thoại, hội nhập và cùng phát triển. Các
ranh giới ngăn cách về kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc sẽ dần
được xoá bỏ.
Việt Nam cũng ở trong xu hướng chung đó. Là một bước đang
phát triển, Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề thách thức trong quá
trình hội nhập nhất là về kinh tế, khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
Bằng việc phát huy cao độ nguồn nội lực trong nước và sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài, Việt Nam đang cố gắn
tiến những bước lớn trên con đường phát triển kinh tế. Nhưng có
một thách thức lớn đang cản trở con đường ấy, đó là các tội phạm
về tham nhũng (mà theo ngôn ngữ của người dân là những con sâu
mọt đang đục khoét xã hội) cũng đang ngày càng gia tăng về mức
độ phổ biến, quy mô và thủ đoạn.
Có thể nói, tham nhũng là vấn đề toàn cầu. Các quốc gia công
nghiệp hoá tất nhiên không hề miễn dịch trước tham nhũng và tất cả
đều có trách nhiệm tham gia vào việc tìm ra giải pháp. Tuy nhiên,
tham nhũng dường như xâm hại với tỷ lệ cao hơn ở các nước đang
phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi. Tham nhũng ngăn cản
nhiều nước vượt qua những thách thức nghiêm trọng nhất của phát
triển, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài, làm xói mòn niềm
tin trong các t
ổ chức công cộng, niềm tin của nhân dân đối với

Chính phủ, và làm tồi tệ thêm vấn đề ngân sách bằng cách lấy đôi
của Chính phủ các khoản thuế quan và thuế thu nhập đáng kể.
Mặc dù tội phạm tham nhũng là một loại tội phạm nguy hiểm
và có tính ch
ất truyền thống nhưng việc nghiên cứu và tìm ra các
biện pháp phòng chống loại tội phạm này luôn là m
ột vấn đề bức
xúc đối với mọi nền kinh tế trên thế giới và đối với sự phát triển của
nền Việt Nam nói riêng. Đó là một nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra
cho các nhà luật học nói chung và người nghiêm cứu khoa học luật
hình sự nói riêng.
Dù vẫn đang là sinh viên nhưng thông qua các phương ti
ện
thông tin đại chúng cũng như trong thực tế đời sống xã hội, tôi cảm
thấy rất quan tâm và bức xúc về vấn đề tội phạm tham nhũng hiện
nay. Tôi đã tiến hành nghiên cứu trên sách báo, internet và thực tế
để hoàn thành báo cáo khoa h
ọc này. Trong phạm vi một báo cáo
kho học sinh viên chỉ xin đề cập về vấn đề này trên một số khía
cạnh như sau: tội phạm tham nhũng – một số vấn đề lý luận, thực tế
và những ảnh hưởng tới nền kinh tế, một số biện pháp đấu tranh
phòng chống, tương ứng với 3 chương trong nội dung của báo cáo.
Do tầm kiến thức còn hạn chế của sinh viên và thời gian thực
hiện ngắn nên báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình và đóng góp của
thầy cô cùng các bạn.
Trong quá trình thực hiện báo cáo tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự

cảm ơn chân thành tới ThS Chu Thị Trang Vân- giảng viên bộ môn
LHS, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo này.

Chương 1
Tội phạm tham nhũng – Một số vấn đề lý luận

1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện cùng
với sự phát triển của Nhà nước, nó là biểu hiện của sự tha hoá của
một bộ phận các quan chức được giao cho các quyền về chính trị –
kinh tế – văn hoá – xã hội. Do vậy hiện tượng tiêu cực này được đề
cập, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác
nhau: chính tr
ị – pháp lý – kinh tế -xã hội… Mỗi ngành khoa học
đều có cách hiểu và tiếp cận riêng về quốc nạ này nhưng tất cả đều
nhắm đến một mục đíhc chung là nhận diện tham nhũng để từ đó
tìm ra nh
ững giải pháp khả thi để có thể ngăn chặn, khắc phục và
giảm thiểu đến mức thấp nhất hiện tượng này.
Nhìn từ góc độ xã hôi, tham nhũng phải được đánh giá là một
hiện tượng xã hội chứ không phải là hiện tượng nhất thời của một
người hay một nhóm người nhất định trong xã hội. Trạng thái, hình
thức và mức độ của tệ tham nhũng phụ thuộc vào những thay đổi
đang diễn ra trong xã hội, xã hội càng hiện đại thì tệ nạn này càng
có môi trường phát triển, mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn
và thu đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.
Dưới góc độ chính trị, tham nhũng thể hiện sự tha hoá của một
bộ phận không nhỏ các cán bộ công chức Nhà nước mà biểu hiện rõ
nhất của nó là tình trạng quan liêu, mua bán chức quyền để vụ lợi.

Còn từ góc độ kinh tế thì tham nhũng không chỉ gây ra thiệt
hại, thất thoát tài sản của Nhà nước của nhân dân mà nó còn phá
hoại cản trở các giải pháp kinh tế xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh
tế.
Dưới góc độ pháp luật hình sự thì tham nhũng là hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Các hành vi này do chủ thể đặc
biệt (người có chức vụ, quyền hạn) thực hiện với lỗi cố ý, động cơ
và mục đích phạm tội là vì vụ lợi cá nhân, có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp đến lợi ích vật chất xâm phạm vào các quan hệ xã hội được
pháp luạt bảo vệ.
Hiện nay ở Việt Nam khái niệm về tham nhũng đang là một
vấn đề gây tranh luận, ở đây chỉ xin đề cập đến một số quan điểm
sau:
– Theo “T
ừ điển Tiếng Việt” thì “Tham nhũng là lợi dụng
quyền hạn để nhũng nhiễu dân và lấy của”
– Trong tác ph
ẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947) Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “Tham nhũng là hành vi của những người đặt lợi
ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc” do đó mà chỉ tự
tư, tự lợi dùng công việc trên dựa vào thế lực của Đảng để theo
đuổi mục đích riêng của mình.
– Còn dưới góc độ tội phạm học, Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Ngọc
Quang đưa ra khái niệm: “Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực
có tính lịch sử xuất hiện và tồn tại trong xã hội được phân chia giai
cấp và hình thành nhà nước, được thể hiện bằng những hành vi của
người có chức vụ quyền hạn để trục lợi cho cá nhân hoặc cho người

khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước,
của tập thể, của công dân hoặc đe doạ gây thiệt hại cho hoạt động
đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân”.
– Theo Pháp l
ệnh chống tham nhũng có h iệu lực từ 1/5/1998
thì “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi
dụng chức vụ quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái
pháp luật vì động cơ vụ lợi gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, của
tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ
chức”.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau để giải thích tệ
nạn xã hội nguy hiểm này, nhưng nhìn chung đều cho chúng ta thấy
một cách hiểu về bản chất của tham nhũng, rằng đó chính là hiện
tượng xã hội, tiêu cực được thể hiện bằng những hành vi lợi dụng
chức vụ quyền hạn để trục lợi cho cá nhân hoặc cho người khác
dưới bất cứ hình thức nào, gây thiệt hại cho tài sản của tập thể, của
công dân ho
ặc gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
2. Khái niệm tội phạm tham nhũng
Cho tới nay, tham nhũng một hiện tượng xã hội tiêu cực đã trở
thành m
ột quốc nạn của toàn xã hội, nó gây tác động tiêu cực,
không nhỏ đối với xã hội, gây trong lòng dân làn sóng b
ất bình, nó
là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật… khi mà
những hành vi tham nhũng đó gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội đủ

các dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Theo Bộ luật Hình sự 1999 thì loại tội phậm này được quy
định ở Mục A – Chương XXI, bao gồm các tội sau:
– Tội tham ô tài sản (Điều 278)
– Tội nhận hối lộ (Điều 279)
– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều
280)
– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công v

(Điều 281)
– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282)
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người
khác để trục lợi (Điều 283)
– Tội giả mạo trong công tác (Điều 284)
Muốn đưa ra được khái niệm về tội tham nh
ũng, trước hết
chúng ta phải nắm được khái niệm tội phạm nói chung. Theo khoản
1 – Điều 8 – Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòng, an ninh, tr
ật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa”.
Qua khái niệm về tội phạm nói chung và phần các tội phạm về
tham nhũng được ghi nhận tại Mục A – Chương XXI có th
ể hiểu

khái niệm về tội phạm tham nhũng như sau: “Các tội phạm về tham
nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật Hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc
lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình thực hiện trong khi thi hành
công vụ một cách cố ý trực tiếp xâm phạm vào hoạt động đúng đắn
và uy tín c
ủa c ơ quan Nhà nư
ớc hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân nhằm trục lợi”.
3. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm tham nhũng
3.1. Khách thể của tội phạm tham nhũng
Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thừa nhận tính giai cấp của
pháp luật nói chung cũng như của Luật Hình sự nói riêng khẳng
định: “Khách thể của tội phạm gây thiệt hại là hệ thống những quan
hệ xã hội của chế đội có giai cấp được Luật Hình sự của chế độ đó
bảo vệ”. Như vậy có thể hiểu khách thể của tội phạm là quan hệ xã
hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố quan trọng cấu
thành tội phạm, xác định đúng khách thể của tội phạm cũng đồng
nghĩa với việc xác định được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi ph
ạm tội. ở đây, khách th
ể của tội phạm tham nhũng là
những hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã
hội; quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân.
Hoạt động đúng đắn của bộ máy Nhà nước, tổ chức xã hội là
khái ni
ệm rất chung để chỉ mỗi cơ quan tổ chức thực hiện đúng
nhiệm vụ của mình của pháp luật quy định. Tuỳ theo nhiệm vụ của
mỗi cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao phó mà hoạt động đúng

đắn đó thể hiện ở một lĩnh vực khác nhau. Để bảo vệ có hiệu quả
hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội Luật
Hình sự chia chúng thành các nhóm quan hệ xã hội khác nhau, ví
dụ: nhóm các tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV – BLHS 1999),
nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương XXII – BLHS
1999), nhóm các tội phạm về chức vụ thì được quy định tại Chương
XXI, trong đó các t
ội phạm về tham nhũng được quy định tại mục
A.
Tuy nhiên, khách th
ể của tội phạm tham nhũng còn bao gồm
cả các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và uy tín của các cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
3.2. Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm,
bao g
ồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên
ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếp nhận biết
được đó là:
– Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội
– Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
– Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội
(Công cụ, phương tiên, phương pháp, thủ đoạn, thời gian địa điểm
phạm tội)
Hành vi tham nh
ũng là một dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
tội phạm. Nếu không có hành vi thực hiện tội phạm thì không có
những dấu khác và cũng không có tội phạm. Hành vi ở đây có thể là

hành đ
ộng hoặc không hành độn g. Nhưng nó đư
ợc gắn chặt với
người có chức vụ quyền hạn và chỉ do người có chức vụ quyền hạn
thực hiện trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
giao cho.
Hành vi phạm tội qua hành động là sự tác động trái pháp luật,
gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động đúng đắn của các cơ qua Nhà
nước và tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
được Luật Hình sự bảo vệ.
Hành vi phạm tội không qua hành động là cách xử sự tiêu cực
của người có chức vụ quyền hạn. Họ không thực hiện chức năng
nhiệm vụ được giao hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ nên đã
gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Dấu hiệu tiếp theo thuộc mặt khách quan của tội phạm tham
nhũng là hậu quả của hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của
những người có chức vụ quyền hạn để phạm tội. Hậu quả do tội
tham nhũng gây ra có thể chia thành hai trường hợp:
+ Hậu quả vật chất: là sự hao hụt về tiền, hành hoá, vật tư…
Thiệt hại này có thể được xác định bằng các đại lượng cụ thể, có thể
nhìn thấy và tính toán được.
+ Hậu quả phi vật chất: là những thiệt hại không thể đo đếm,
xác định được bằng các đại lượng cụ thể, đó là sự suy giảm lòng tin
của nhân dân, mất uy tín với nhân dân của các cơ quan Nhà nước, tổ
chức xã hội.

Một dấu hiệu bắt buộc khác trong mặt khách quan của tội
phạm tham nhũng cũng có cấu thành vật chất là mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi phạm tội của người có chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công v
ụ và hậu quả do tội phạm đó gây ra. Hành vi
phạm tội phải là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả, người
phạm tội chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi xác định hậu
quả xảy ra là hậu quả tất yếu phát sinh từ hành vi đó.
3.3. Chủ thể của tội phạm tham nhũng
Như chúng ta đã biết, chủ thể của tội phạm tham nhũng là một
loại chủ thể đặc biệt, đòi hỏi đó phải là những người có chức vụ,
quyền hạn. ở đây, ngoài hai d
ấu hiệu thông thường là độ tuổi và
năng lực trách nhiệm hình sự, bắt buộc phải có dấu hiệu thứ ba là
người có chức vụ, quyền hạn. Điều 277 – BLHS 1999 quy đ
ịnh: ”
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng
hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng
lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ”.
Có thể thấy người có chức vụ quyền hạn có một só đặc điểm
như sau:
– Là ngư
ời được giữ chức vụ thường xuyên hoặc tạm thời
trong cơ quan Nhà nư
ớc, tổ chức xã hội. Chức vụ này có thể do bổ
nhiệm hoặc do bầu cử, hợp đồng hay hình thức khác (uỷ quyền, đại
diện), có hưởng lương hoặc không hưởng lương của Nhà nước.
– Là người thực hiện một trong các chức năng: đại diện quyền
lực Nhà nước, tổ chức điều hành quản lý hành chính; hoặc chức

năng tổ chức sản xuất kinh doanh theo công vụ đã được giao cho
họ.
– Là những người thực hiện trách nhiệm nhất định theo thẩm
quyền chuyên môn mà họ đảm nhận.
3.4. Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng
Trong khoa h
ọc Luật Hình sự thì tội phạm là thể thống nhất
của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những biểu
hiện ra bên ngoài của tội phạm. Vậy mặt chủ quan là: hoạt động tâm
lý bên trong c
ủa người phạm tội và nó luôn được gắn liền với các
biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Nội dung của mặt chủ quan bao
gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Trong các tội phạm tham nhũng, người có chức vụ quyền hạn
đã nhận thức được tính chất nguy hiểm cho Nhà nước, cho xã hội,
cho công dân c
ủa hành vi trái luật do mình gây ra và thấy trước
được hậu quả xảy ra. Khi người có chức vụ quyền hạn nhận thức
được hành vi của mình là trái với công vụ được giao thể hiện người
đó đ
ã vì l
ợi ích của riêng mình chứ không hoạt động vì lợi ích
chung, chỉ biết đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, họ có thể
làm bằng nhiều cách thức, con đường khác nhau cốt sao mang l
ại
những lợi ích mà họ mong muốn. Như vậy, đương nhiên tội phạm
tham nhũng luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp,
nhằm động cơ vụ lợi cá nhân.
4. Phân biệt tội phạm tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp
luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện

Ta có thể căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây để thấy rõ
hơn sự khác nhau chủ yếu giữa tội phạm tham nhũng và các hành vi
vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện:
– Phạm vi khách thể xâm hại của hành vi:
Đối với các tội phạm về tham nhũng thì phạm vi khách thể
thường hẹp hơn so với phạm vi khách thể bị xâm hại của các vi
phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện.
– Tính trái pháp lu
ật của hành vi: Đây chính là đặc điểm khá c
nhau cơ b
ản, quan trọng nhất để xác định hành vi nào là tội phạm
về tham nhũng và hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật do
người có chức vụ quyền hạn thực hiện. Tội phạm tham nhũng là sự
vi phạm điều cấm của Luật Hình sự và người phạm tội bị đe doạ xử
lý bằng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định đặc
thù trong ngành lu
ật này. Còn hành vi vi phạm pháp luật do người
có chức vụ quyền hạn thực hiện chỉ là sự vi phạm các quy định của
từng ngành luật tương ứng khác và có thể không bị coi là tội phạm.
– Hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi: chủ thể chịu
trách nhiệm hình sự đối với tội phạm về tham nhũng nếu bị kết án
và bị áp dụng hình phạt thì bị coi là có án tích. Còn chủ thể chịu
trách nhiệm pháp luật của hành vi vi phạm pháp luật do người có
chức vụ quyền hạn thực hiện được quy định trong từng ngành luật
tương ứng và không bao giờ bị coi là án tích.
Như vậy, không phải tất cả những vi phạm pháp luật do người
có chức vụ quyền hạn thực hiện đều là các tội phạm về chức vụ nói
chung, và tội phạm về tham nhũng nói riêng.

Chương 2
Tội phạm tham nhũng – thực tế và những
ảnh hưởng tới nền kinh tế

Trong xu thế đối thoại hoà bình và hội nhập của thế giới, các
nước chạy đua với nhau không phải bằng tiềm lực quân sự hay các
học thuyết chính trị mà thực tế hiện nay, sự phát triển kinh tế đang
là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia. Trước tình hình đó, tham
nhũng thực sự là một loại tội phạm nguy hiểm, chúng cản trở sự
tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
1. Thực tế và những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh tế
của một số nước
Những điều kiện kinh tế trên toàn thế giới cho thấy rằng con
đường đi tới phát triển kinh tế bền vững đã gặp phải một số chệch
hướng không mong đợi. Thậm chí những quốc gia rộng lớn và
hùng mạnh nhất cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của sự đổ
vỡ kinh tế và chính trị xảy ra ở những nơi khác. Hầu hết các nền
kinh tế quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau thông quan thương mại
điện tử, mạng internet và dòng vốn quốc tế tự do. Tuy nhiên, quyền
tự do kinh tế toàn cầu cũng có mặt đáng ngại nếu bị sử dụng không
đúng. Việc thiếu khuôn khổ cho điều hành và pháp trị tốt, sự rắc rối
với điêuf tiết không thoả đáng của các ngân hàng, những quyết định
đầu tư sai, những đánh giá rủi ro thiếu tin cậy, những thủ tục kế toán
không minh bạch và sự thiếu công khai trong chính quyền cũng như

những cơ hội cho chủ nghĩa tư bản bè cánh và tham nhũng thường
xuyên nổi lên tại các quốc gia đang phát triển.
Trong nh
ững năm gần đây, tham nhũng đã tàn phá một số
quốc gia như Nigeria, Inđônêxia và Nga bằng cách gặm nhấm hệ
thống kinh tế và chính trị của các nước này. Không có gì đáng ngạc
nhiên là các qu
ốc gia này rơi xuống tận cùng (tham nhũng nhi ều
nhất) trong danh mục những nước nhận biết về tham nhũng năm
1998 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế với thứ hạng theo thứ tự là
81,80 và 76 trong số 85 quốc gia.
Tại Nigeria, vị tướng quá cố Saui Abach và những bè cánh của
ông ta đ
ã bòn rút hàng t
ỷ đô la từ
ngành công nghi
ệp dầu khí, là
nguồn tài sản chủ yếu của nước này và chiếm tới 80% thu nhập của
Chính phủ. Sự chệch hướng của các khoản tiền từ ngân quỹ Nhà
nước đã dẫn tới xuống cấp đáng kể cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội
và tình trạng gần sụp đổ của ngành lọc dầu sở hữu Nhà nước. Thu
nhập bình quân của nước này đã giảm từ 800 đô la vào những năm
1980 xuống còn dưới 300 đô la hiện nay. Khi quốc gia nhiều dầu
lửa này đối mặt với thiếu hụt nhiên liệu và suy thoái, chính phủ đã
dùng đ
ến biện pháp đàn áp mạnh mẽ hơn bao giờ hết để giữa
nguyên địa vị ưu đãi của họ. Cuối cùng, chỉ có cái chế của tướng
Abach mới mở một lối cho cải tổ chính trị và kinh tế.
Một ví dụ nổi bật khác về tham nhũng của chính phủ làm xói
mòn nền kinh tế quốc gia là ở Inđônêxia. Tại đây các ngân hàng
Nhà nước cung cấp tiền cho những dự án có dính líu đến gia đình và
bạn bè của cựu Tổng thống Suharto. Vào những năm 1990, ngân

hàng đã cho phép các kho
ản nợ tồn đọng tới mức không kiểm soát
được và phá vỡ nguyên tắc ngăn ngừa vay ngoại tệ tràn la. Hậu quả
là khi giá tr
ị của đồng rupiah tụt xuống vào năm 1997, toàn bộ hệ
thống tài chính bắt đầu sụp đổ. Phá sản và sa thải hàng loạt đã làm
cho m
ột nửa số dân trong 200 triệu người của Inđônêxia rơi vào
nghèo đói.
Nước Nga là một ví dụ đáng chú ý thứ 3 về sự tàn phá của
tham nhũng đối với phát triển chính trị và kinh tế. Tại Nga, tham
nhũng liên quan đến một tập đoàn các nhóm tài chính, công nghiệp
và các quan ch
ức chính phủ đã làm méo mó quá trình tư nhân hoá,
xói mòn cải tổ kinh tế, ngăn cản đầu tư và thương mại, và làm giảm
niềm tin của công chúng vào các thể chế Nhà nước.
2. Tội phạm tham nhũng ở Việt Nam
2.1. Một thực tế đang báo động
Tham nhũng đang là một vấn nạn của đất nước ta. Năm vừa
qua, vấn đề này đã được nhiều cơ quan, ban ngành đặt lên bàn nghị
sự, nhưng xem ra chuyện chống tham nhũng còn nhiều phức tạp.
Trong các báo cáo gi
ải trình trước Quốc hội tại kỳ họp vừa qua,
Chính phủ cũng đã phải thừa nhận rằng “Khi xã hội đã nói tới “chạy
chọt” là nói đến đi cửa sau, không đàng hoàng. Càng nhức nhối hơn
khi người ta thấy chạy chọt được việc hơn là không chạy. Ai không
chạy bị xem như kẻ hâm, kẻ không thức thời, bị thiệt thòi nên đua
nhau “chạy””. Cũng như theo báo cáo này, hiện tượng chạy: chạy
chức, chạy dự án, chạy tội… được nhiều nơi nói tới nhưng rất ít khi
bị phát hiện.

* Một số hình thức tham nhũng:
Qua nghiên c
ứu tình hình tham nhũng ở nước ta trong những
năm vừa qua chúng ta có thể thấy nổi lên các dạng tham nhũng sau:
– Trong quản lý xây dựng có tình trạng “ba ăn”: ăn khối lượng
(khối lượng ít khai nhiều), ăn chất lượng (bớt xén nguyên vật liệu),
ăn đơn giá (khai khống các loại hoá đơn, các khoản phụ phí…) làm
thất thoát một số lwongj lớn vốn của Nhà nước đầu tư cho các công
trình xây dựng cơ bản, làm giảm chất lượng công trình.
– Nhận hối lộ, đòi hối lộ trong việc xét duyệt các kế hoạch đầu
tư, xây d
ựng, cấp phát vật tư, xin giấy phép xuất nhập khẩu…
Người có chức vụ quyền hạn thường có thủ đoạn nhũng nhiễu, hạch
sách gây khó khăn cho nhà đầu tư, cho người cầu xin giấy phép để
nhận được tiền hoặc lợi ích vật chất từ họ
– Cố ý làm trái pháp luật trong việc thu chi ngân sách, trong
việc thực hiện các quy định về chế độ tài chính. Thủ đoạn chủ yếu
là giấu nguồn thu, khai lỗ, chậm nộp ngân sách để chiếm dụng vốn,
lập quỹ trái phép, quyết toán khống.
– Tham nhũng trong khâu giải phóng mặt bằng, thủ đoạn chính
là ban ch
ỉ đạo giải phóng mặt bằng khai khống số hội đền bù, số
lượng đền bù… mặt khác lại bớt xén tiền đền bù của dân gây thiệt
hại không nhỏ tới Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
– Tham nhũng trong kiểm soát cửa khẩu liên quan đến việc
xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Thủ đoạn chính là móc

ngoặc với cán bộ hải quan để khai báo gian dối hàng hoá, khai
không đúng chủng loại, số lượng… để bòn rút tiền của Nhà nước.
– Tham nhũng trong hoạt động tư pháp: đây thực sự là một vấn
đề nghiêm trọng, thủ đoạn thường là những người có thẩm quyền
giải quyết có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án tại các giai đoạn điều
tra, truy t
ố, xét xử để làm giảm trách nhiệm hình sự cho bị can bị
cao, th
ậm chí còn giảm nhẹ tội tới mức không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính, hoặc có nhưng cho
hưởng án treo.
– Cố ý làm trái các chính sách xã hội để tham ô, nhận hối lộ
với thủ đoạn: lập hồ sơ hưu trí, thương bệnh binh giả; tham ô tiền
cứu trợ cho các gia đình chính sách, đồng bào vùng khó khăn…
Có thể nói thủ đoạn tham nhũng có rất nhiều và thường thích
ứng tốt theo các xu hướng đang thay đổi. Việc sử dụng ngày càng
nhiều tư vấn nước ngoài, sự gia tăng các hợp đồng sử dụng nguồn
vốn bên ngoài và cả cánh cửa đang mở ra cho việc hội nhập kinh tế
thế giới đã tạo ra những cơ hội tham nhũng mới với những số tiền
khổng lồ. Phần thưởng tiềm tàng cho một hợp đồng nhắm đúng
người thắng cuộc có thê vượt quá mức lương hợp pháp cả đời làm
việc của mỗi cán bộ, công chức. Trong nhiều trường hợp, cám dỗ
thì to lớn mà nguy cơ trừng phạt thì lại nhỏ.
* Theo báo cáo c
ủa Tổ chức Minh bạch quốc tế về tình hình
tham nhũng ở các nước năm 2004, tỷ lệ tham nhũng ở nước ta đứng
trong hàng những nước có tệ tham nhũng cao nhất (thứ 100 trong số
133 nước được khảo sát).

* Một số vụ tham nhũng điển hình trong thời gian qua đã bị
truy tố, xét xử:
1. Vụ tham nhũng ở Bộ Thương mại: một số đối tượng có chức
quyền đã móc ngoặc trong đường dây chạy quotar xuất nhập khẩu
hàng dệt may. Trong số đó nổi len một số cán bộ như Mai Thanh
Hải (con trai ông Mai Văn Dân – nguyên Thứ trưởng Bộ Thương
mại). Trần Văn Sửu – Nguyên trưởng phòng quản lý xuất nhập khẩu
Bộ Thương mại… Hiện nay, các đối tượng trên đã bị khởi tố, bắt
tạm giam và đang chờ ngày ra trước vành móng ngựa.
2. Vụ tham nhũng tại Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Gia Lai: Vụ
án này đư
ợc coi là vụ tham nhũng lớn nhất Tây Nguyên từ trước
đến nay. Nguyên Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Gia Lai Trịnh
Xuân Nhân cùng 10 b
ị can khác câu kết làm trái quy định về quản
lý kinh tế gây thất thoát gần 104 tỷ đồng tiền vay ngân hàng, trong
đó chiếm đoạt sử dụng cho mục đích cá nhân 44 tỷ đồng. Vụ án
được phát hiện và khởi tố từ tháng 2/2002. Mười một bị can tổ chức
vay tiền ngân hàng sử dụng không mục đích, khiến hơn 100 tỷ đồng
bị thất thoát khó có khả năng thu hồi.
3. Vụ tham ô ở Công ty tiếp thị đầu tư Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: vụ án này đã được xét xử vào năm 2003. Cùng với
Lã Thị Kim Oanh- kẻ cầm đầu, còn có hai vị nguyên Thứ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên đới chịu trách nhiệm. Với
sự giúp của một số quan chức, Lã Thị Kim Oanh đã chỉ đạo cấp
dưới cố ý làm trái, tham ô gây thiệt hại cho Nhà nư
ớc hơn 100 tỷ
đồng. Lã Thị Kim Oanh nhận án tử hình, còn hai vị nguyên Thứ
trưởng nhận án tù treo.

4. V
ụ nhận hối lộ tại trạm kiểm soát liên hợp Đồng Bành
(Lạng Sơn): trạm trưởng Lưu Văn Nhịp đã thông đồng cho các chủ
hàng nhập lậu hàng qua biên giới. Theo kết luận của cơ quan chức
năng, chỉ trong một ca trực, trạm này thu đến 380 triệu đồng tiền
“làm luật” của các chủ hàng. Cục trưởng và hai Cục phó Cục thuế
Lạng Sơn cùng 27 đối tượng khác đã bị truy tố. Cơ quan công an
cũng thu giữ hơn 1 tỷ đồng tiền tang vật của vụ án. Liên quan đến
vụ án này, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn
bị cách chức.
Hiện nay, ngoài những vụ tham nhũng lớn đã bị phanh phui,
dư luận cho rằng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản những thất thoát
do tham ô, hối lội rất lớn nhưng trên thực tế vừa qua, những vụ bị
phát hiện còn rất ít (đếm trên đầu ngón tay)
2.2. Những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh tế Việt
Nam
Tham nhũng từ lâu được coi là vấn đề quốc nạn, làm xói mòn
lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, làm ruỗng nát một
phận không nhỏ cán bộ Đảng, công chức Nhà nước, có nguy cơ đe
doạ sự tồn vong của chế độ. Hồ Chủ tịch đã coi nạn tham nhũng
cũng nguy hại như giặc ngoại xâm, nó nằm ngay trong lòng chế độ
ta. Nạn tham nhũng ở nước ta ngày càng lan rộng ở hầu hết các địa
phương, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, mức độ tham nhũng
ngày càng lớn, được thực hiện có tổ chức, cấu kết thành đường dây
không những ở trong nước mà còn cả nước ngoài… Các vụ án hình
sự lớn trong những năm gần đây đã cho thấy tính chất mức độ cực
kỳ nghiêm trọng và nguy hại của nạn tham nhũng không những xảy

ra ở cán bộ, công chức cấp thấp, cấp trung mà còn ở cấp cao của
Đảng và Nhà nước, chính vì vậy những ảnh hưởng của nó đối với
nền kinh tế là vô cùng to lớn. ở đây chỉ xin nêu ra mốt số khía cạnh
ảnh hưởng có thể nói là rõ nét nhất:
– Trước hết, tham nhũng tạo ra một sự trì trệ và rối loạn trong
nội bộ nền kinh tế nước ta, nó tạo ra một nền kinh tế ảo với những
con số không đánh giá được chính xác th
ực trạng của nền kinh tế.
Đây chính là h
ậu quả của việc cố ý làm sai trong việc thanh quyết
toán, thu chi ngân sách, vi ph
ạm các quy định về chế độ tài chính,
lập các quỹ “ma”, hoặc các công ty “ma” để bòn rút tiền của Nhà
nước.
– Tạo ra sự canh tranh không lành m
ạnh trong hoạt động kinh
tế, trong nhiều năm, người ta vẫn tin rằng đút lót và các hình thức
tham nhũng khác là có hiệu quả và thậm chí là những công cụ cần
thiết cho hoạt động kinh doanh bằng cách mua chuộc đúng người và
cứ như vậy suy nghĩ này tiếp tục, các công ty đã giành được lợi thế
cạnh tranh. Nhưng điều đó không đúng như vậy. Nghiên cứu do
Ngân hàng Th
ế giới và các cơ quan khác tiến hành cho thấy tằng
tiếp sức cho sự phát triển các hệ thống luật không cần thiết và tuỳ
tiện. Nói tóm lại, nó chỉ nuôi sống chính nó, tạo nên tầng lớp này
đến tầng lớp khác các quan chức quan liêu đang sẵn sàng hoạt động.
Hậu quả của vấn đề này là, một số công ty chỉ giành thời gian vào
việc gặp những kẻ quan liêu và các quan chức biến chất để thương
lượng về giấy phép và thuế thay vì xúc tiến xây dựng các chiến lược
kinh doanh và cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Tham nhũng cũng gây ảnh hưởng lớn tới việc thu hút các
nguồn vốn đầu tư và viện trợ phát triển từ bên ngoài vào Việt Nam.
Thực tế cho thấy rằng ở những nước có mức độ tham nhũng cao
thường có nguy cơ bị loại ra khỏi thế giới đang diễn ra hội nhập
kinh tế nhanh chóng. Hiện nay điều này càng rõ hơn bao giờ hết.
Các thị trường cởi mở không thể hoạt động đằng sau những cánh
cửa khép kín. Các nguồn vốn tư nhân lẫn viện trợ phát triển chính
thức ngày càng suy xét một cách đúng đắn về việc thực hiện chính
sách và phẩm chất các thể chế nhà nước. Các nhà đầu tư hiện nay có
quá nhiều lựa chọn. Và họ có khả năng chuyển tiền của mình đến
nơi mà sự rủi ro về tham nhũng ít hơn. Khái niệm tồn tại ở các nước
tài trợ rằng tham nhũng ở những nước nhận viện trợ sẽ đưa ra các
khoản tiền đầu tư của họ vào cái túi không đáy của một số ít người
sẽ là một trong những đe doạ lớn đến viện trợ trong tương lai. Rõ
ràng là, chỉ có người nghèo phải đứng ra chịu sự thiệt thòi này.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *