11318_Tiểu luận Thờ cúng trong gia đình người Việt

luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA VĂN HÓA _ DU LỊCH

Tiểu luận

THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT

GVHD : Nguyễn Thị Vĩnh Linh
SVTH : Phan Thị Ly
LỚP : ĐHVNHK10

1.Lễ nghi thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt
Có thể nói đây là một phong tục truyền thống truyền từ đời này sang
đời khác có vị trí quan trọng đối với mỗi con người trong đó phong tục mà
con người đã chấp nhận và làm theo. Thờ cúng là một cách biểu thị lòng biết
ơn tổ tiên cũng như là lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, đây
là một truyền thống tốt đẹp trong văn hóa người Việt mà chúng cần phải duy
trì. Tục thờ cúng tổ tiên xuất phát từ lòng tưởng nhớ công ơn ông bà tổ tiên
những người đã sinh thành, dưỡng dục, mọi người thể hiện lòng biết ơn của
những người còn sống, thế hệ sau với người đã khuất với niềm tin là tổ tiên
mình tuy đã khuất đi vào cỏi vĩnh hằng nhưng vẫn dõi theo mỗi chúng ta,
quan tâm, giúp đỡ con cháu vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống và
qua đó con cháu cũng thổ lộ những vui buồn với tổ tiên nên nó có một vai
trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

2. Nguồn gốc của nghi lễ thờ cúng tổ tiên
Người ta cho rằng “ vạn vật hữu linh” mọi vật đều có linh hồn và bắt
đầu từ thế giới tự nhiên xung quanh mình . Chính vì thế nên Tổ tiên trong
xã hội có nguồn gốc là Tổ tiên tô tem giáo của thị tộc bộ lạc là những vật
trong tự nhiên, có quan hệ với con người cùng lúc đó con người bắt đầu
khám phá về bản thân mình và xuất hiện quan hệ hữu hình và vô hình cái
sống và cái chết được quan niệm là “ vận vật hữu linh” con người luôn có 2
phần hồn và vía. Vấn đề dần được xác lập khi xã hội dần chuyển sang giai
đoạn phụ hệ thể hiện sự phân công lao động rõ rệt người đàn ông giữ vai trò
chủ đạo đặc biệt trong thờ cúng tổ tiên. Điều đó cho thấy hình thức xã hội
cũng là một yếu tố quan trọng trong tục thờ cúng một phần khác do nền kinh
tế nước ta là nền kinh tế tự cung tự cấp của làng quê làm hình thành tín
ngưỡng đa thần giáo. Ngoài ra như chúng ta đã biết thì sự thành lập làng đó
là do nhiều gia đình tụ cư lại với nhau có thể cùng một họ hoặc nhiều họ để
tạo nên làng .Ở nơi đây thì con người không mang tính cá nhân mà là dưới
danh nghĩa gia đình dòng họ. Nền kinh tế tiểu nông nghiệp là cơ sở để hình
thành việc thờ cúng mỗi dòng tộc đều có thủy tổ của mình. Như vậy phong
tục thờ cúng tổ tiên ra đời và duy trì trong điều kiện lịch sử nhất định đó là
hình thức liên minh cộng đồng nguyên thủy theo chế độ thị tộc cho đến hình
thức cộng đồng nguyên thủy theo chế độ phụ tộc đó là con đường lịch sử lâu
dài . Ở cộng đồng phụ tộc thì đã hình thành sợi dây huyết thống các gia đình
gắn kết với nhau thành dòng họ và chung một vị thủy tổ . Trong quá trình
lịch sử thì tổ tiên trong người Việt cũng có nhiều biến đổi không còn bó hẹp
trong phạm vi huyết thống gia đình , dòng họ mà còn mở rộng ra phạm vi
cộng đồng xã hội đó là những anh hùng có công tạo dựng và bảo vệ cuộc
sống họ là những tổ sư tổ nghề , thành hoàng làng , anh hùng dân tộc ..
Ngoài ra các nước trên thế giới cũng có tục thờ cúng tổ tiên song mỗi
nơi mang mỗi nét đặc trưng khác nhau, với những nước theo phong cách
phương Tây mà nổi bật là Đông Nam Á trong đó có Việt Nam thì việc thờ
cúng tổ tiên là sợi dây thiêng kết nối ba chuỗi thời gian quá khứ – hiện tại –
tương lai của từng gia đình, trong đó giá trị đạo đức từ quá khứ sẽ là tiêu chí
cho cuộc sống hiện đại và là nguồn sống của tương lai là một phần máu thịt
vẫn ngày đêm rong ruổi trong huyết quản để nuôi sống cả cơ thể đạo đức gia
đình, họ coi trọng ngày mất và ngày giỗ của tổ tiên. Họ quan niệm chữ hiếu
đối với thế hệ đi trước, qua các nghi lễ thể hiện mong muốn ông bà tổ tiên có
một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia, bên cạnh họ cũng mong muốn
được vong linh tổ tiên che chở, “chỉ đạo” trước những khúc mắc của cuộc
sống phàm trần và là sự giáo dục dành cho người còn sống bên cạnh đó nó
còn là sợi dây gắn kết giữa gia đình và dòng tộc. Còn với những người
phương Tây tương đối nhẹ nhàng, chủ yếu là lưu lại kỷ niệm của người đã
khuất, thể hiện lời tạ ơn đối với những người đi trước và luôn hướng về
tương lai tuy nhiên cũng không thể nói là họ không thờ cúng tổ tiên mà sự
thờ cúng tổ tiên đó luôn hòa nhập với sự thờ cúng các tin ngưỡng khác họ
thể hiện sự tưởng nhớ người đã khuất trong các dịp lễ hội thông qua cầu
nguyện. Đối với họ, ngày hôm nay khác ngày hôm qua, và ngày mai cũng
phải khác ngày hôm nay. Chuỗi đời luôn là sự phát triển bất tận, trong đó vai
trò cá nhân ở từng thời điểm rất được coi trọng ngoài ra người phương Tây
không còn giữ hình thực cúng giỗ, và nếu có cũng chỉ mang tính hình thức
tự phát.
3. Cách bố trí và sắp xếp bàn thờ trong nhà
Bài thờ tại gia là nơi tâm linh dành riêng cho từng con người và mỗi
gia đình để thể hiện lòng thành kính về cội nguồn tâm linh, tưởng nhớ công
ơn tổ tiên dòng tộc của mình, Chính vì vậy, khu vực đặt bàn thờ, hướng bàn
thờ và cách trang trí bàn thờ hết sức quan trọng và phải hội tụ đủ 2 yêu tố là
tọa cát và hướng cát. Khu vực đặt bàn thở cần phải ở vị trí trung tâm, trang
trọng, cao ráo và sạch sẽ trong ngôi nhà, tránh đặt bàn thờ ở nơi quá nóng
bức sẽ làm cho những người sinh sống trong ngôi nhà luôn bị nóng nảy và
không hòa thuận. Không nên đặt ban thờ tầng trên nóc bếp, trên hoặc cạnh
nhà vệ sinh sẽ không có tài lộc. Đặt bàn thờ phải tỉ lệ với những người trong
gia đình tránh quá cao hoặc quá thấp nếu có nhiều tầng thờ phải xếp theo thứ
tự cao đến thấp, bàn thờ phải nghiêm trang không u tục trang trí không được
lòe lẹt chỉ trang trí với các màu sắc như nâu, vàng kim hay màu gỗ.
Nếu bàn thờ đặt ở vị trí không tốt sẽ ảnh hưởng tới vận may của gia
đình nên cần cấm kỵ những việc sau :
+ Không được thờ Quan Âm và Quan Đế cùng một nơi hay đối diện nhau.
+ Không được đặt bàn thờ gia tiên cao hơn bàn thờ Thần, Tiên, nên đặt bên
dưới.
+ Không được kê bể cá cảnh dưới tượng thần tài, tam đa, như vậy sẽ làm tổn
hao tài lộc vì phạm câu “Chính Thần Hạ Thuỷ”.
+ Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ
ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn
nghiêm.
+ Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự
thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
+ Không đặt giường ngủ sau bàn thờ, nếu phòng ngủ đặt ngay sát phía sau
bàn thờ thì người ngủ ở đó sẽ thường xuyên phải ngửi mùi nhang khói, nghe
những lời tụng niệm, đọc kinh, gõ mõ… từ đó liên tưởng đến thần thánh, tổ
tiên và những người đã qua đời.
+ Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
+ Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát
nhau.
+ Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian
phòng.
+ Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
Bàn thờ được đặt tại gia đình con trưởng và tùy từng gia đình mà có
những vật trang trí khác nhau, phía bên bàn thờ có đặt các hoành thi câu đối
nhằm tỏ lòng thành kính đối với người quá cố. Trên bàn thờ có 9 ngọn nến 2
ngọn nến trước tượng trưng cho Nhật – Nguyệt, 7 ngọn hàng sau thì tượng
cho thất tinh là chàm sao bắt đẩu là quê hương là cội nguồn của loài người.
+ Lư hương hay còn gọi là bàn thái cực, trục vũ trụ, khói trầm hương vươn
lên từ bát hương mang ý nghĩa tinh thần được xem như gạch nối giữa trời và
đất, âm dương hòa hợp mang đến nguồn hạnh phúc cho gia đình.
+ 2 cây đèn tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng “ nhật nguyệt quang
minh” những nén hương tượng trưng cho những vị tinh tú
+ Bình hoa tượng trưng cho cái tâm không “ lục căn thanh tịnh” .
Ngoài ra nhiều gia đình còn đặt thêm bát hương 1 cái đỉnh trầm hình con lân
ở đỉnh tượng trưng cho sự thông minh, sức mạnh để kiểm soát tâm hồn
người hành lễ, hình hổ phù mang ý nghĩa no đủ, cây trúc biểu hiện cho tính
cách quân tử.
+ Cành đào cắm trên bàn thờ có huyền lực ma tà và mọi xấu xa, màu đỏ
chứa 1 nguồn sinh khí lớn thể hiện lời cầu chúc may mắn
+ Cây mía là để cho các cụ chống về chung vui cùng con cháu
+ Nơi trang trọng nhất của bàn thờ ở giữa phía trong đặt chân dung người
được thờ cúng. Nhiều gia đình còn phân biệt: người quá cố còn trẻ hoặc mới
chết thì thờ chân dung, còn đối với ông bà cha mẹ đã già thì thờ ảnh toàn
thân, ngồi ghế dựa, tay để trên bàn có bình bông, bộ đồ trà… cho thêm phần
trang nghiêm. Đồ cúng được bày một phần trên bàn thờ, còn phần lớn để
trên bàn độc, thấp hơn đặt ngay sát phía sau bàn thờ.
Ngoài ra trong cách trang trí bàn thờ tổ tiên có sự khác nhau giữa bàn
thờ người mới mất, người chết trẻ và người cô chưa chồng.
+ Với bàn thờ người mới mất thì lúc mới mất bàn thờ của họ được đặt ở
giang ngang hay giang thờ được bài trí sơ sài gồm 1 bát nhan, bài vị ( ảnh
thờ ), lọ hoa, chén nước, ngọn đèn. Trong vòng 100 ngày sau khi mất người
ta vẫn thắp hương và cơm canh trước khi ăn cơm để mời người mới mất
hưởng thụ vì lúc này hồn vía người mới mất vẫn còn lưu luyến chưa muốn
rời một phần vì người còn sống muốn làm dịu đi nỗi buồn khi mất người
thân. Sau 49 ngày thì bát nhan được rước lên bàn thờ.
+ Với bàn thờ người chết trẻ và cô chưa chồng theo quan niệm nhân gian
cho rằng với những người chết giờ thiêng thì người thân trong gia đình
thường được báo mộng thông qua người đã khuất. Trên thực tế thì người cô
chưa chồng và chết trẻ sau 3 năm vẫn được rước lên bàn thờ nhưng do chết
trẻ họ không dám về hưởng lể với các cụ bề trên trên cùng bàn thờ cũng
giống như trẻ con không được người lớn trong một bàn ăn cho nên bàn thờ
của họ thường được đặt dưới gầm hương án của bàn thờ tổ tiên. Trên bàn
thờ được đặt rất đơn giản chỉ có một cái bệ để đắt bài vị trước bài vị đặt bình
hương nhỏ và cái đài để đặt ly rượu, trầu cau, tách nước khi cúng và một cây
đèn nhỏ. Nhiều nhà có nhiều người chết trẻ và cô chưa chồng có khi đặt
cùng nồi hương cũng có khi mỗi người chết là một nồi hương.

4 Các bước tiến hành một ngày Giỗ
Trong việc thờ cúng tổ tiên của người Việt ngày Giỗ là ngày quan
trọng nhất.Vì đó là ngày tổ tiên , ông bà đi vào cõi vĩnh hằng . Lễ Giỗ vào
đúng ngày mất hay trước ngày mất.. Theo tập quán lâu đời dân ta lấy ngày
Giỗ là ngày mất nên ngày đó ngoài việc thăm mộ tùy thuộc vào gia cảnh và
vị trí người đã khuất mà cúng Giỗ. Có người lại cho rằng “ trẻ dôi ra già rút
lại” Vậy nên chết trẻ thì cúng Giỗ ngày chết còn người già thì cúng trước
một ngày, ngày Giỗ theo ngày âm. Ngày Giỗ theo âm Hán là Húy Nhật hay
Kỵ Nhật tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên ông bà, cha mẹ cũng có
nghĩa là ngày kiêng kỵ Ngày trước ngày Giỗ gọi là lễ Chính Kỵ, trước lễ
Chính Kỵ có lễ Tiên Thường (nghĩa là nếm trước) con cháu sắm đồ, lễ vật
dâng lên mời gia tiên nếm trước rồi sáng mai mới cúng Giỗ. Lễ Chính Kỵ
phải đúng ngày mất vào buổi sáng. Ngày nay do cuộc sống bận rộn nên lễ
Tiên Thường bị nhiều nhà bỏ qua hoặc làm sơ sài, nhưng nếu vận dụng đúng
phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày mất lễ Tiên
Thường phải cúng chiều, cúng đúng ngày mất(lễ Chính Kỵ) phải cúng buổi
sáng kể cả chiều hôm đó mới chết. Lễ Chính Kỵ diễn ra rất trang trọng do
người trưởng nam cúng hoặc một người có uy tín trong nhà được phân công
đứng ra cúng. Lễ vật là tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, nếu có thì có heo,
gà… không thì là mâm cơm nhỏ để tỏ lòng thành kính đối với người đã
khuất nhưng lễ vật bắt buộc phải có trong lễ là trầu cau, rượu, hương đèn, đó
là những thứ phải có trông đám Giỗ hay bất cứ một lễ cúng nào đối với tổ
tiên. Người chánh bái thường là trưởng nam, hoặc cháu đích tôn . Con cháu,
người thân ,quan khách được mời dự lễ được tổ chức ăn uống. Trước cúng
sau ăn cũng là để cho cuộc gặp mặt thêm phần đậm đà ấm cúng kéo dài thời
gian sum họp, kể chuyện tâm tình ôn lại kỷ niệm đối với người đã khuất với
ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn” việc đó được xếp vào loại thuần phong mỹ
tục.

Ngoài những thức cúng là món ăn thông thường như: nem bì chả giò, canh
chua cá kho, thịt kho tàu, cà ri, la gu… nhiều gia đình còn có vật cúng đặc
trưng được quy định cho từng dòng họ từng miền như: cá lóc nướng, bánh
tráng, cốm nổ (tổ tiên gốc miền Trung) hay gà luộc kèm muối chanh, trứng
luộc… (tổ tiên gốc miền Bắc) để cho dòng họ dễ nhận biết nhau như trong
ngày Giỗ tộc, cúng việc lề. Trong mỗi đám Giỗ còn dành 2 mâm khác: 1
mâm cúng đất đai dương trạch bày ở bộ ván, hoặc bàn tròn và 1 mâm đặt
ngoài sân trước nhà cúng chiến sĩ trận vong để nhớ ơn những vị đã phù hộ
gia đình và nhớ ơn những người đã hy sinh vì Tổ Quốc. Ngoài ra trên cỗ Giỗ
phải có một con gà trống chưa đạp mái, xếp cánh tiên, sau khi cúng sẽ xem
chân gà để đoán hay dở .
Người dân đất Quảng quan niệm: “Giàu út ăn, khó út chịu”. Con trai út trong
gia đình là người ở cùng bố mẹ, sướng hay khổ còn tùy thuộc vào của cải
cha mẹ để lại. Bù lại, con trai út cũng được thờ cúng ông bà. Do đó, ở
Quảng Nam – Đà Nẵng, việc thờ cúng ông bà do người con trai út đảm
nhiệm. Món cúng có đủ cả món chay lẫn mặn, trong đó không thể thiếu đầu
heo phủ mỡ chài và một con heo quay
Bàn cúng đặt ngoài sân với thức cúng ít hơn trong nhà thờ, song lại phải
nhiều gạo muối, bỏng nổ, khoai sắn, đồ mã, và một bộ đồ thần thành hoàng
bổn xứ (Thổ thần). Lễ cúng theo tục lệ xưa bày, đó là cúng đủ ba tuần rượu,
đọc văn cúng cô hồn, hóa văn tế và hóa vàng. Người dân đất Quảng quan
niệm, phải có lễ cúng này thì ông bà, tổ tiên mới “vào” được nhà của con
cháu.

5. Tính cộng đồng trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một sợi dây vô hình thiêng liêng gắn kết gia
đình dòng họ. Qua đó con người được hiểu biết hơn về tổ tiên, truyền thống
gia đình. Ý nghĩa đó phần nào thể hiện qua các mặt :
+ Thứ nhất tính cộng đồng được thể hiện trong văn hóa nông nghiệp lúa
nước của nước ta.
+ Thứ nhì thờ cúng tổ tiên còn là hình thức tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về
mặt tổ chức liên kết cộng đồng trong xã hội cũng như cội nguồn của dân tộc
ta, ta thấy rằng toàn dân Việt Nam đều có chung một ngày giỗ “Tổ Hùng
Vương” với ý nghĩa là tất cả mọi người đều có chung một cội nguồn là “con
Lạc cháu Hồng” và có thể thấy hơn nữa thông qua các lễ hội, đình đám trong
thờ thành Hoàng làng, Tổ nghề, anh hùng dân tộc có công bảo vệ quê hương
đất nước trước nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã trở thành “Cha”, được
tổ chức đám Giỗ vào tháng 8 âm lịch hằng năm. Tổ tiên trong tín ngưỡng
của người Việt còn là mẹ Âu Cơ, Vua Hùng là người sinh ra các dân tộc
trong đại gia đình Việt Nam.
Nhân dân ta có câu :
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Mọi người chúng ta dù đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tiềm thức đều nhớ
đến ngày Giỗ của các vua Hùng, người đã có công dựng nước. Đó là sự
tưởng nhớ và sự trở về cội nguồn dân tộc, thể hiện đạo lý “ chim có tổ,
người có tông”.
+ Thứ ba thờ cúng tổ tiên , thờ cúng ông bà là nghi thức không thể thiếu
được trong tâm trí của người Việt Nam, mọi người đều tin vào thế giới bên
kia và tin hơn nữa tổ tiên ông bà ta tuy đã khuất nhưng vẫn dõi theo chúng ta
quan tâm giúp đỡ phù hộ . Thể hiện đạo lý” uống nước nhớ nguồn “ dân tộc
ta , nhân dân ta coi việc thờ phụng tổ tiên là môt điều hết sức cao quý và
thiêng liêng. Mọi ngưới sinh ra đều có tổ tiên , đều có ông bà, cha mẹ ,qua
đó con cháu có dịp thờ phượng ,tưởng nhớ những người đã khuất . Thông
qua việc cúng tế với ý nghĩa tâm linh là người chết cũng như người sống
cũng cần những giá trị vật chất trong thế giới bên kia .Và với triết lý “ chim
có tổ , người có tông” nên dân tộc ta luôn nhớ ơn những người đã có công
tạo dựng và bảo vệ đất nước . dân tộc ta đều có chung một cội nguồn và một
ngày giỗ chung “giỗ Tổ Hùng Vương”
+ Thứ tư trong các hệ thống tín ngưỡng thì thờ cúng tổ tiên là quan trọng
nhất của người Việt, thể hiện niềm tin của chúng ta vào thế giới bên kia và
mong muốn sẽ được tổ tiên phù hộ giúp đỡ con cháu vượt qua mọi khó khăn
trong cuộc sống. Đồng thời thông qua đó thì con người chúng ta có dịp xích
lại gần nhau hơn trong mỗi dịp Giỗ chạp, là lúc mọi gia đình người thân
trong dòng họ có điều kiện để gặp gỡ trò chuyện, thăm hỏi tạo nên sự đoàn
kết gắn bó. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã góp phần tạo nên những giá trị về
đạo đức, lòng hiếu thảo, lòng nhân ái làm tăng tính cộng đồng như là: thờ
Thành Hoàng Làng, Nghệ Tổ… lòng yêu nước như là thờ các vị anh hùng
dân tộc, vua Hùng. Ngoài ra Có thể xem đây là một dạng thức thờ tổ tiên ở
cấp cộng đồng làng xã vì bản chất thờ phụng là tri ân những người đã có
công khai khẩn đất đai, lập nên làng xóm, khai mở nghề nghiệp. Các vị này,
trước hết là tổ tiên của các dòng tộc trong làng. Chính công lao mở xóm, lập
làng của họ đã được cộng đồng thừa nhận và tôn vinh thành Tiền hiền. Cơ
sở của việc suy tôn là thông qua lịch sử của các gia tộc truyền từ đời này
sang đời khác mà thành lịch sử về các vị Tổ của làng. Trong tâm thức người
dân, các bậc Tiền hiền được coi như tổ tiên của cộng đồng làng xóm. Chính
yếu tố này là sợi dây liên kết bền chặt các thành viên, các thế hệ trong làng
với nhau, đồng thời cũng quy định cách ứng xử “ trong nhà bên họ, ngoài
ngõ bên làng” Nơi thờ các bậc tổ tiên của làng là đình hoặc nhà thờ. Có
làng vừa thờ Tiền Hiền ở đình vừa thờ ở nhà thờ riêng.
Vì thế tín nghưỡng thờ cúng tổ tiên chiếm một vị trí hết sức quan trọng
trong đời sống tâm linh, mang đậm nét văn hóa của người Việt, góp phần
bảo tồn, duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc. .

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *