BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Kim Thoa
TỰ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN TẠI
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Kim Thoa
TỰ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN TẠI
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC
Mã số
: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ XUÂN HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Tự ý thức của sinh viên tại một số trường đại
học Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung
trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2013
Người cam đoan
PHẠM THỊ KIM THOA
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến:
– Ban giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
– Phòng KHCN – SĐH và các phòng ban của Trường Đại học Sư Phạm thành phố
Hồ Chí Minh.
– Quí thầy cô trong khoa Tâm Lý – Giáo Dục Trường Đại học Sư Phạm thành phố
Hồ Chí Minh và quí thầy cô ở các khoa đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt
khóa học.
– TS. Lê Xuân Hồng đã tận tâm hướng dẫn và giảng dạy tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài cho tới nay.
– Và các bạn cùng khóa học, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong
học tập cũng như trong khi tôi thực hiện luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2013
Người cảm ơn
PHẠM THỊ KIM THOA
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………….. 1
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………….. 2
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………….. 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………………………. 5
MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………………….. 6
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………………………………
6
2. Mục đích nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………
7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
……………………………………………………………………
7
4. Giả thuyết nghiên cứu
……………………………………………………………………………………….
7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………………………………..
7
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………..
8
7. Phương pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………………………..
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN …………………………………………………………………… 10
1.1.1. Ở nước ngoài ……………………………………………………………………………………………
10
1.1.2. Ở Việt Nam ……………………………………………………………………………………………..
12
1.2. Lý luận về ý thức, tự ý thức
…………………………………………………………………………..
15
1.2.1. Khái niệm về ý thức ………………………………………………………………………………….
15
1.2.2. Khái niệm về tự ý thức ………………………………………………………………………………
18
1.2.3. Sự hình thành và phát triển tự ý thức cá nhân
……………………………………………….
25
1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tự ý thức cá nhân
……………….
29
1.3. Tự ý thức của sinh viên
…………………………………………………………………………………
33
1.3.1. Đặc điểm của sinh viên ……………………………………………………………………………..
33
1.3.2. Đặc điểm tự ý thức của sinh viên ………………………………………………………………..
43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ……………………………………. 48
2.1. Cách thức nghiên cứu …………………………………………………………………………………..
48
2.1.1. Xây dựng bảng hỏi ……………………………………………………………………………………
48
2.1.2. Các thông số chung …………………………………………………………………………………..
49
2.2. Kết quả nghiên cứu ………………………………………………………………………………………
50
2.2.1. Tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở tự nhận thức ………………………………………….
50
2.2.2. Tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở sự tự đánh giá ……………………………………….
56
4
2.2.3. Tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở sự tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo
mục đích tự giác của sinh viên …………………………………………………………………………….
68
2.2.4. Kết quả nghiên cứu về tự ý thức của sinh viên nói chung ………………………………
75
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức của sinh viên ………………………………………..
78
2.2.6 Tương quan giữa các mặt cảu tự ý thức, nhóm nghiên cứu ……………………………..
87
2.3. Một số biện pháp giúp nâng cao tự ý thức của sinh viên
…………………………………
88
2.3.1. Khảo sát ý kiến của sinh viên về những biện pháp được gợi ý:
……………………….
88
2.3.2. Một số biện pháp nâng cao tự ý thức của sinh viên ……………………………………….
90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………….. 94
1. Kết luận ………………………………………………………………………………………………………….
94
2. Kiến nghị ………………………………………………………………………………………………………..
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………. 98
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………….. 102
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP
Đại học Sư phạm
ĐLTC
Độ lệch tiêu chuẩn
ĐTB
Điểm trung bình
F
Kiểm nghiệm F với K mẫu độc lập (giải tích biến lượng)
HSTC
Hệ số tin cậy
KHXH&NV
Khoa học xã hội và nhân văn
Nxb
Nhà xuất bản
NC
Nghiên cứu
P.
Mức ý nghĩa
r:
Hệ số tương quan Pearson
SV
Sinh viên
T
Kiểm nghiệm t với hai mẫu liên hệ
TB
Trung bình
TDTT
Thể dục thể thao
TĐC
Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác
TĐG
Tự đánh giá
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TNT
Tự nhận thức
TP.
Thành phố
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TYT
Tự ý thức
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình thất
nghiệp ngày càng tăng nhất là ở giới trẻ. Và nước ta là nước có số lượng người trẻ tuổi thất
nghiệp cao. Theo điều tra của Bộ Giáo dục năm 2011 số sinh viên thất nghiệp chiếm 63%
trên tổng số sinh viên vừa tốt nghiệp (trong trao đổi của GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với báo Giáo dục Việt Nam). Do đó, mỗi sinh viên nếu
muốn tìm được một công việc tốt phù hợp thì cần phải tự ý thức về bản thân mình, tự điều
chỉnh và điểu khiển hành vi của mình, thể hiện mình có thể đáp ứng được yêu cầu của công
việc và của xã hội.
Tự ý thức là mức độ phát triển cao nhất của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ
tuổi lên ba. Tự ý thức và ý thức khác nhau ở đối tượng mà nó hướng vào. Đối tượng của tự
ý thức không phải là thế giới khách quan mà là chính bản thân chủ thể ấy. Tự ý thức có vai
trò rất quan trọng trong đời sống con người vì: Thứ nhất, tự ý thức giúp con người tự nhận
thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội
thông qua việc mỗi người tự trả lời những câu hỏi “tôi là ai?”, “tôi có vai trò gì?”, “tôi là
người như thế nào?”, “tôi có thể làm được việc gì?”, “tôi phải trở thành người như thế
nào?”…; thứ hai, từ việc nhận thức về mình, mỗi người sẽ tự tỏ thái độ, tự nhận xét, tự đánh
giá bản thân bằng những rung cảm khác nhau; thứ ba, mỗi người tự định hướng, tự điều
khiển, tự điều khiển hành vi của bản thân theo mục đích tự giác; cuối cùng là cá nhân có thể
tự rèn luyện, tự giáo dục và hoàn thiện bản thân.
Ở tuổi sinh viên, nhân cách phát triển khá toàn diện và phong phú. Trong đó có tự ý
thức phát triển một cách mạnh mẽ và sâu sắc. Tự ý thức của sinh viên giúp họ có hiểu biết
về bản thân mình: thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình
đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội. Chính phẩm chất nhân
cách bậc cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo
hướng tích cực của những trí thức tương lai… Hơn nữa sự thể hiện tự ý thức ở mỗi sinh
viên khác nhau về mức độ biểu hiện tự ý thức, về vấn đề biểu hiện, về luận cứ đánh giá bản
thân…
Tự ý thức là một vấn đề được quan tâm nhiều của các nhà khoa học. Có thể kể ra một
vài nghiên cứu như: Trần Ninh Giang, (2005): “Vấn đề ý thức và tự ý thức trong tâm lý
7
học”; Đỗ Long (2005): “Vấn đề tự ý thức trong tâm lý học tộc người”; Kiều Thị Thanh Trà
(2010) “Biểu hiện tự ý thức của học sinh một số trường Trung học phổ thông tại Thành phố
Hồ Chí Minh”… Tuy nhiên đề tài nghiên cứu tự ý thức của sinh viên vẫn chưa có mà chỉ có
một vài đề tài nghiên cứu về tự đánh giá của sinh viên [4].
Về mặt lý luận tự ý thức của sinh viên phát triển ở mức cao. Nhưng trong thực tế
cuộc sống hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của nền kinh tế
thị trường, sự hội nhập thế giới nên sinh viên tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau thì
tự ý thức của sinh viên ra sao? Tự ý thức của sinh viên biểu hiện như thế nào? Sinh viên
quan tâm đến bản thân ở những đặc điểm nào? Những yếu tố nào tác động và chi phối đến
tự ý thức của sinh viên? Sinh viên khẳng định bản thân mình thông qua những gì? Khả năng
tự giáo dục của sinh viên ra sao?… Tất cả đều là một ẩn số đang chờ chúng ta khám phá. Do
đó cần thiết phải có một đề tài nghiên cứu về tự ý thức của sinh viên hiện nay.
Từ những lý do trên người nghiên cứu xin lựa chọn đề tài: “Tự ý thức của sinh viên
tại một số trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát tự ý thức của sinh viên tại một số trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh,
từ đó đưa ra giải pháp giúp nâng cao tự ý thức cho sinh viên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: tự ý thức của sinh viên
– Khách thể nghiên cứu: sinh viên tại một số trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh
4. Giả thuyết nghiên cứu
Biểu hiện tự ý thức của sinh viên tại một số trường Đại học Thành Phố Hồ Chí Minh
đạt mức độ khá.
Sinh viên vẫn chưa đánh giá chính xác về khả năng của mình từ đó dẫn tới việc thể
hiện bản thân chưa phù hợp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức của sinh viên trong đó yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất đến tự ý thức là bạn bè và các kênh truyền thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa một số lí luận liên quan đến tự ý thức của sinh viên.
8
Khảo sát thực trạng tự ý thức của sinh viên tại một số trường Đại học tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Đề ra biện pháp giúp nâng cao tự ý thức cho sinh viên
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
Đề tài chỉ tập trung khảo sát thực trạng tự ý thức của sinh viên tại một số trường Đại
học Thành phố Hồ Chí Minh ở các khía cạnh: một số biểu hiện tự ý thức của sinh viên, các
yếu tố tác động đến tự ý thức.
Đề ra một số giải pháp giúp nâng cao tự ý thức cho sinh viên
6.2. Khách thể
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở 3 trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh:
– Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
– Trường Đại học Khoa học Xã Hội & Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh
– Trường Đại học Thể Dục Thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh
Số lượng khách thể: 514 sinh viên
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc: vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc vào đề
tài ta sẽ tìm hiểu tự ý thức của sinh viên diễn ra trên các mặt: tự nhận thức, tự đánh giá, tự
điều chỉnh, tự điều khiển hành vi của bản thân theo mục đích tự giác.
7.1.2. Quan điểm thực tiễn: nghiên cứu tự ý thức của sinh viên xuất phát từ thực tiễn
cuộc sống, có ý nghĩa thực tiễn, và giúp giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ
các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu.
– Cách thực hiện: Tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, sách,
tạp chí chuyên ngành, các thông tin … có liên quan đến đề tài. Hệ thống hóa những tài liệu
nói trên để xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9
7.2.2.1. Phương pháp đều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính của đề tài này.
– Mục đích: Thu thập thông tin từ sinh viên nhằm tìm hiểu về sự biểu hiện tự ý thức
của sinh viên.
– Cách thực hiện: Phát cho sinh viên những phiếu thăm dò ý kiền. Yêu cầu sinh viên
trả lời đầy đủ không bỏ sót câu nào.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
– Mục đích: nhằm thu thập thêm thông tin sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.
– Cách thực hiện: đặt câu hỏi cho sinh viên trả lời thông qua các bảng hỏi phỏng vấn
7.2.2.4. Phương pháp toán thống kê
– Mục đích: xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu
– Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được.
10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Tâm lý là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao với khả năng phản ánh thực
tại khách quan. Ý thức là thuộc tính tâm lý chỉ có ở con người và nó giúp phân biệt người
với động vật, và nó được con người sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, mọi
khía cạnh của hoạt động nhằm cải tạo thế giới phục vụ cho lợi ích của mình. Ý thức vốn là
một “đề tài kinh điển”. Và những vấn đề liên quan đến ý thức hầu như chỉ được nghiên cứu
nhiều trong triết học và tâm lý học.
Tâm lý học duy tâm xem ý thức như một cái gì đó ở ngoài tâm lý (siêu tâm lý), khép
kín một cách thần bí. Tâm lý học duy tâm, tâm lý học hành vi cổ điển do J. Watson sáng lập
đã loại trừ ý thức ra khỏi đối tượng nghiên cứu của trường phái này. Mặc dù sau này các nhà
tâm lý học hành vi mới như E.C.Tolman, B.F. Skinner,… đã phần nào nhận ra rằng trong
nghiên cứu hành vi không thể không tính đến ý thức. Song, về bản chất những nhà tâm lý
học này cũng chỉ mới tạo thêm một số yếu tố làm phức tạp thêm công thức S – R, chứ chưa
tạo ra một bước tiến mới về chất, chưa xem ý thức là vấn đề mấu chốt khi nghiên cứu hành
vi con người. [22]
Khác với chủ nghĩa hành vi, phân tâm học do S. Freud sáng lập lại cho rằng, trong
đời sống tâm lý, ý thức chỉ là một phần rất nhỏ bé so với cái bản năng, cái vô thức (thuyết
tảng băng trôi). Phân tâm học đi đến khẳng định động lực của đời sống tâm lý và sự phát
triển nhân cách con người nằm ở tầng sâu vô thức. Với cách tiếp cận như vậy nên các nhà
phân tâm học đã tập trung nghiên cứu vô thức mà xem nhẹ các vấn đề về ý thức cũng như
vai trò của nó trong đời sống con người.
Đầu thế kỷ XX, cùng với sự ra đời của tâm lý học Mác – xít được xây dựng trên nền
tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì vấn đề ý thức, tự ý thức
mới dần được làm sáng tỏ và nghiên cứu triệt để.
Những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô, đứng đầu là
L.X.Vugotxki, đã chỉ ra rằng ý thức cũng như các hiện tượng tâm lý khác, là sự phản ánh
thế giới khách quan vào não người, chứ không phải cái gì huyền bí vốn có từ bên trong con
người phát ra hay do một đấng siêu nhiên nào đó sinh ra rồi “nhập” vào con người. Thành
11
tựu này đã đặt tiền đề cho hàng loạt những công trình nghiên cứu tiếp theo về ý thức và tự ý
thức. Các công trình của A.N.Leonchiev, V.A.Petrovxki, B.Ph.Lomov, K.K.Platonov,
V.V.Stolin, I.I.Chetxnocova,… đã làm sáng tỏ các khái niệm, cấu trúc, chức năng cũng như
sự hình thành và phát triển ý thức, tự ý thức. [9], [11], [22]
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu tự ý thức khác như:
– Nhà tâm lý học người Đức, A.Pfender, đầu thế kỷ XX đã xây dựng khái niệm tự ý
thức từ sự phân biệt “Cái tôi” và tự ý thức. Theo ông, tất cả các hiện tượng tâm lý là cảm
xúc trực tiếp đồng nhất với ý thức, nhưng ý thức không được hiểu là sự phản ánh mà như
cái bên trong có sẵn. Chủ thể tâm lý hình thành khả năng tự nhận thức về bản thân mình,
hình ảnh của chính mình, hình ảnh này có hạt nhân và ngoại biên. Hạt nhân gồm có cuộc
sống quá khứ của con người, ý thức về những khả năng hành động khác nhau. Ngoại biên
gồm những gì nằm ngoài tâm lý như: quần áo, thân thể, tài sản. Khi chính hình ảnh đó của
chủ thể tâm lý trở thành đối tượng, nội dung của ý thức cụ thể, xuất hiện ý thức tâm lý đặc
biệt là tự ý thức [18]. Do đó, tự ý thức trong quan niệm của A.Pfenden giống như là màn
ảnh, trên đó phóng chiếu biểu tượng về bản thân của chủ thể tâm lý.
– Cùng nghiên cứu về tự ý thức, GS. Philippe Rochat, thuộc khoa Tâm lý học, Đại
học Emory, Mỹ, đã có công trình về “Năm mức độ tự ý thức mà trẻ bộc lộc ở những năm
đầu đời” [45]. Trong đó, ông đã phân tích năm mức độ tự ý thức của trẻ gồm có: Mức 0: Sự
hỗn loạn; Mức 1: Sự khác biệt; Mức 2: Sự định vị; Mức 3: Sự nhận ra; Mức 4: Sự bền vững;
Mức 5: Sự tự ý thức. Thông qua các bài tập thí nghiệm trên trẻ ở các độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi
với gương soi, tác giả đã khẳng định mức độ của tự ý thức xuất hiện theo thứ tự thời gian,
tương ứng với độ tuổi của trẻ. Theo sự phát triển lứa tuổi, sự tự ý thức luôn luôn biến đổi ở
các đối tượng có sự trải nghiệm khác nhau cho đến khi chết đi. Do đó, khi nghiên cứu về sự
tự ý thức, tác giả đã rất xem trọng yếu tố trải nghiệm mà bỏ qua các yếu tố liên quan đến
đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, với vai trò là cơ sở.
Nhà tâm lý học Pháp, P. Janet, đã có bước tiến đáng kể trong sự hiểu biết bản chất
của tự ý thức. Quan niệm của Janet xuất phát từ việc tự thừa nhận tâm lý con người bị chế
ước bởi quá trình tác động qua lại của xã hội. Trong hoạt động tập thể và giao tiếp con
người nhập tâm những phương thức hành vi, quan hệ, thái độ đối với thế giới bên ngoài của
người khác. Những phương thức hành vi được nhập tâm đó sẽ thể hiện thành phương thức
hành vi của con người đó. Quan điểm của P.Janet về tự ý thức, như thuộc tính cơ bản của
nhân cách được hình thành trong hệ thống các mối quan hệ xã hội phức tạp. Quan điểm đó
12
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển quan niệm duy vật về bản chất của tự ý thức
[18].
Các công trình nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của ý thức, tự ý thức trong
đời sống tâm lý con người, cần tiếp tục được đào sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, ý thức, tự ý
thức vẫn là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và chính
xác hóa.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam ý thức, tự ý thức là lĩnh vực còn ít được nghiên cứu cả về mặt lý luận và
nghiên cứu thực nghiệm – ứng dụng. Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, các nhà tâm lý
học Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về vấn đề này.
Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu lý luận của các tác giả như Lê
Khanh (Bản chất của ý thức, năm 2003), Đỗ Long (Về vấn đề tự ý thức trong tâm lý học tộc
người, năm 2005), Trần Ninh Giang (Vấn đề ý thức, tự ý thức trong tâm lý học, năm 2005),
Vũ Dũng (Ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và ý thức quốc gia, năm 2009),… Các nghiên
cứu đã đi sâu vào các vấn đề lý luận, phương pháp luận về bản chất, cấu trúc của ý thức, tự
ý thức trong quá trình phát triển tâm lý con người. Bên cạnh đó, các vấn đề về ý thức, tự ý
thức trong tâm lý tộc người, ý thức môi trường cộng đồng, ý thức quốc gia dân tộc,… cũng
được tiến hành nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu thực tiễn về ý thức và tự ý thức ở nước ta hiện nay cũng
bắt đầu được quan tâm. Có thể kể ra như sau:
– Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thạc về tự ý thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được
tiến hành trên 326 trẻ tại các trường mẫu giáo ở Hà Nội năm học 1998 – 2000. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tự ý thức của trẻ 5 – 6 tuổi thể hiện cao ở tất cả các mặt; đa số trẻ có
mức độ đánh giá phù hợp cao. Tự ý thức của trẻ phát triển không đồng đều ở các mặt tự ý
thức và ở từng cá nhân trẻ. Đồng thời, đề tài cũng đi đến khẳng định tự ý thức của trẻ em
mẫu giáo mang tính trực quan.
– Nghiên cứu của tác giả Phạm Thành Nghị về tự ý thức nghề nghiệp của sinh viên
năm 2010 trên 320 sinh viên năm thứ ba, thứ tư và thứ năm của 3 trường đại học kỹ thuật
trên địa bàn Hà Nội (Bách khoa, Xây dựng, Thủy lợi). Kết quả cho thấy sáu thành tố tự
nhận thức và tự nhận thức nghề nghiệp đã được xác định trên cơ sở quan điểm rằng tự ý
thức là công cụ tự điều chỉnh của chủ thể hoạt động. Các số liệu điều tra trên sinh viên cũng
13
chỉ ra sự phát triển cao hơn của tự ý thức nghề nghiệp ở những sinh viên tham gia vào hoạt
động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp
trong tương lai.
– Đề tài của sinh viên Kiều Thị Thanh Trà: “Biểu hiện tự ý thức của học sinh một số
trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2010. Nghiên cứu được thực hiện trên 465
học sinh thuộc 4 trường: Trường Trung học thực hành Đại học Sư phạm TP.HCM, Trường
THPT Hùng Vương, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THPT Lê Thánh Tôn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số học sinh THPT ở TP.HCM hiện nay có biểu hiện tự ý
thức ở mức khá, có mối liên hệ ở mức trung bình giữa biểu hiện tự ý thức thể hiện trên ba
mặt. Trong đó cặp nhận thức và thái độ có tương quan mạnh nhất. Và yếu tố giáo dục gia
đình và bản thân các em là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tự ý thức của học sinh.
Mặt khác, những khía cạnh khác nhau của tự ý thức như vấn đề “cái tôi”, tự nhận
thức, tự đánh giá, … đã được quan tâm nghiên cứu khá nhiều. Có thể kể đến như:
– Đề tài: “Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Quảng Ninh” của Cao Hải An năm 2010. Tác giả tiến hành nghiên cứu trên 200 sinh
viên, 20 cán bộ Đoàn thanh niên và Hội sinh viên, 20 giáo viên chủ nhiệm. Kết quả nghiên
cứu của luận văn cho thấy sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh có mức độ
đánh giá về bản thân ở mức trung bình. Và sự đánh giá về bản thân của sinh viên trường Đại
học Công nghiệp Quảng Ninh có mối tương quan nhất định với kết quả học tập của sinh
viên ở trường. [49]
– Luận văn Thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Đẹp, 2007, “Những yếu tố tác động đến tự
đánh giá của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” trên 234 sinh viên ba trường Đại học tại
TP.HCM là Đại học Sư Phạm, Đại học Kinh Tế và trường Đại học dân lập Văn Hiến. Đề tài
đã kết luận là tự đánh giá của sinh viên ở mức trung bình trong đó tự đánh giá sự “quan tâm
của gia đình” là cao nhất.
– Đáng chú ý nhất là các đề tài nghiên cứu về “cái Tôi” với tư cách là hạt nhân của tự
ý thức trong công trình “Tính cộng đồng – tính cá nhân và “cái Tôi” của con người Việt
Nam hiện nay” do Đỗ Long và Phan Thị Mai Hương làm chủ nhiệm. Đề tài đã xem xét, bổ
sung những quan điểm truyền thống về tính cộng đồng – tính cá nhân cũng như khái niệm
“cái Tôi” của người Việt Nam từ góc độ tâm lý học.
– Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Khanh về “Tự đánh giá của học sinh Trung học cơ sở ở
Hà Nội”. Đề tài được thực hiện nghiên cứu 471 em học sinh đại diện cho 5 trường THCS
14
(Chu Văn An, Giảng Võ, Nguyễn Trãi, Phương Liệt và Huy Vãn) tại 4 quận nội thành Hà
Nội. Công cụ nghiên cứu là thang đo tự đánh giá được sử dụng rộng rãi nhất trong thời điểm
hiện tại “Perceived compentence scale for children” được Susan Harter xây dựng năm 1979.
Thang đo bao gồm 5 yếu tố: khả năng học tập, cảm xúc, khả năng giao tiếp xã hội, các hành
vi đạo đức và thể chất phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS ở Việt Nam. Cuối cùng tác giả
đã kết luận rằng học sinh THCS ở Hà Nội có mức độ tự đánh giá tổng thể ở mức độ trung
bình. Nói chung, sự tự đánh giá về học tập, đạo đức, xã hội đạt mức trung bình cao. Sự tự
đánh giá về mặt thể chất ở mức trung bình, trong đó các em học sinh đánh giá sức khỏe tích
cực hơn đánh giá về hình dáng của bản thân. Sự tự đánh giá về cảm xúc đạt mức trung bình
thấp. Các em có sự tự đánh giá về cảm xúc tiêu cực liên quan đến khía cạnh học tập, trong
khi đó cảm xúc tích cực thường liên quan đến quan hệ xã hội.
– Tác giả Bùi Thị Hồng Thắm với đề tài: “Khả năng tự đánh giá các phẩm chất ý chí
của học sinh THPT” năm 2010. Đề tài được nghiên cứu trên 275 học sinh của 3 trường là:
THPT chuyên Trần Hưng Đạo, THPT Phan Bội Châu, THPT dân lập Lê Lợi tại TP Phan
Thiết… Kết quả nghiên cứu tác giả đã khẳng định đa phần các em chưa có khả năng tự đánh
giá biểu hiện ở mối tương quan thấp giữa tự đánh giá phẩm chất ý chí với nhận thức và đánh
giá của các bên thứ hai.
– Đề tài “Tìm hiểu sự đánh giá bản thân ở trẻ 10-15 tuổi” do Văn Thị Kim Cúc thực
hiện trên khách thể là 120 trẻ (60 nam – 60 nữ) ở một số trường THCS tại Hà Nội, bằng
thang do Florence Sordes – Adler, Gvvenaelle Lévêque, Nathalie Oubravrie, Claire Sa fort –
Mottay. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy ở thanh thiếu niên 10 – 15 tuổi, sự tự
đánh giá bản thân bộc lộ tính tích cực ở lĩnh vực học đường thể hiện rõ khả năng đáp ứng
thích hợp của các em vào hoạt động chủ đạo, vào các quan hệ trong cuộc sống học đường ở
lứa tuổi này.
– Công trình nghiên cứu “Tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 tại trường tiểu
học Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hồ Chí Minh.” của tác giả Lê Ngọc Bảo Trâm. Tác giả
tiến hành nghiên cứu trên 100 học sinh và kết quả cho thấy tự nhận thức của học sinh lớp 4,
lớp 5 về các đặc điểm hình thức bên ngoài của mình và tính cách, năng lực học tập ở mức
độ trên trung bình.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về ý thức, tự ý thức ở nước ta còn khá hạn chế,
đặc biệt là các công trình nghiên cứu về thực trạng. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về
từng mặt riêng biệt trong nội dung của tự ý thức, vẫn chưa có công trình nào đề cập một
15
cách cụ thể đến tự ý thức của thế hệ trẻ nói chung, của sinh viên nói riêng. Vì vậy, người
nghiên cứu thực hiện đề tài theo hướng tìm hiểu tự ý thức của sinh sinh viên ở TP. Hồ Chí
Minh trong thời điểm hiện tại và dự định phân tích ở các thành phần tự nhận thức; tự đánh
giá; tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác của tự ý thức.
1.2. Lý luận về ý thức, tự ý thức
1.2.1. Khái niệm về ý thức
1.2.1.1. Định nghĩa
A.N.Leonchiev, nhà tâm lý học người Nga nổi tiếng, khi bàn về ý thức – hình thức
tâm lý cơ bản đặc trưng của con người, đã khẳng định tâm lý học con người nhất thiết phải
là khoa học cụ thể về ý thức, vấn đề ý thức của con người phải là một bộ phận của đối tượng
của tâm lý học. Ông tuyên bố: “Tâm lý học mà không có lý luận về ý thức thì còn tệ hơn cả
chính trị kinh tế học không có học thuyết về giá trị thặng dư”. Có nhiều quan điểm về ý thức
dưới các góc độ khác nhau:
Theo nghĩa thông thường, ý thức dùng để chỉ những thái độ hay ứng xử của con
người mà họ nhận biết được tính chất hợp lý, đúng đắn dựa trên sự tuân thủ những quy định
của pháp luật hay chuẩn mực, yêu cầu của các nhóm xã hội, cộng đồng. Ý thức theo nghĩa
này là có hiểu biết, tự giác và hành động phù hợp.[13]
Theo quan điểm Triết học duy vật biện chứng, ý thức về mặt bản chất, là sự phản
ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. [23]
Theo Từ điển Tiếng Việt, ý thức được hiểu theo 3 nghĩa sau đây:
– Khả năng của con người tái hiện hiện thực vào trong tư duy.
– Sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân sự hiểu biết trực
tiếp những việc bản thân mình làm.
– Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có.
Từ điển Giáo dục học định nghĩa ý thức là:
– Khả năng của con người phản ánh và tái hiện thực tiễn khách quan vào trong tư
duy. Đây là hình thức phản ánh cao nhất của sự phản ánh tâm lý đặc trưng cho con người xã
hội phát triển và có quan hệ trực tiếp với ngôn ngữ.
– Sự nhận thức trực tiếp, tức thời của mỗi người về thế giới xung quanh, về những
suy nghĩ, thái độ, hành động của mình đối với những sự vật bên ngoài và với bản thân.
16
Trong tâm lý học ý thức là vấn đề cơ bản, quyết định của khoa học tâm lý. Do đó mà
ý thức là một lĩnh vực nghiên cứu thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà Tâm lý học như:
– Theo quan điểm của phân tâm học, ý thức là một trạng thái tỉnh thức với chức
năng quan sát, ghi nhận, cảm nhận, nhận định đối với các sự vật bên ngoài cái tôi và đối với
các suy tư, cảm xúc và hình ảnh bên trong cái tôi. Ý thức như thế có thể gọi là một quang
năng nhận định và là một quang năng định hướng với bốn chức năng: chức năng cảm nhận,
suy tư, đánh giá và trực kiến. Thể hiện các chức năng nói trên, ý thức phải liên hệ với cái
Tôi như chủ thể, như động lực, như đầu não, như trung tâm. [21] Cũng theo quan điểm này,
S. Freud đã đề cập đến ý thức trong quan hệ giữa hệ thống vô thức – ý thức trong đời sống
tinh thần của con người. Ông đưa ra nhân tố “Cái tôi” được ví như là cán cân giữa “cái ấy”
và “cái siêu tôi”, nó luôn cố gắng xử lý sự bướng bỉnh và nôn nóng của “cái ấy”, đối chiếu
hành động của mình với hiện thực, giảm căng thẳng tâm lý và đồng thời đáp ứng với khát
vọng thường xuyên vươn tới sự hoàn thiện của “cái siêu tôi”. Từ việc phân tích các nhân tố
trong hệ thông cấu trúc trong bộ máy tâm thần, Freud ví ý thức như một cái máy chiếu quét
sáng trên sân khấu, những gì nằm ngoài vùng sáng nhưng vẫn trong tầm chiếu của nó sẽ trở
thành tiềm ý thức, và “cái tôi” có trách nhiệm điều khiển máy chiếu này.[27]
– Theo V.N.Miaxisep nghiên cứu về thái độ, coi ý thức là sự thống nhất của phản ánh
thực tại và thái độ tích cực, có mục đích của con người đối với hiện thực khách quan.
– Theo E.V.Sorokhova, “Ý thức được đặc trưng bởi thái độ tích cực của con người
đối với thực tại, với bản thân, với cử chỉ và hành vi, hoạt động của mình – hướng vào đạt
mục đích đặt ra. Ý thức là năng lực (khả năng của con người) hiểu thế giới xung quanh, các
quá trình diễn ra trong đó, các tư tưởng, hành động và thái độ của mình đối với thế giới
cũng như với chính bản thân mình”.
– Theo K.K.Platonov cho rằng, ý thức là sự thống nhất của mọi hình thức nhận thức,
trải nghiệm của con người và thái độ của họ đối với cái mà họ phản ánh – là sự thống nhất
của tất cả các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý của con người như là một nhân cách.
– Theo X. L.Rubinstein, coi ý thức – đó không chỉ là sự phản ánh, mà còn là thái độ
của con người đối với xung quanh. Ý thức là sự thống nhất giữa tri thức và trải nghiệm. [9]
– Còn A.N.Leonchiev, nhà tâm lý học người Nga nổi tiếng cho rằng ý thức trực tiếp
là bức tranh về thế giới bày ra trước chủ thể, hành động và trạng thái của chủ thể. Đối với
người không thông thạo thì sự tồn tại của bức tranh chủ quan ấy ở chủ thể, dĩ nhiên, không
đặt ra một vấn đề lý luận nào cả: trước mắt chủ thể là thế giới, chứ không phải thế giới là
17
bức tranh về thế giới. [10]
– Cùng quan điểm trên, tác giả Nguyễn Văn Đồng trong “Tâm lý học phát triển”, đã
đưa ra khái niệm về ý thức dưới dạng ý thức xã hội là: nhận thức của cá nhân về suy nghĩ,
động cơ, tình cảm và ứng xử của bản thân và của người khác. [6].
– Theo Phạm Minh Hạc thì ở một con người, ý thức là năng lực hiểu biết được các
tri thức về thực tại khách quan nói riêng mà người đó tiếp thu được và năng lực hiểu được
thế giới chủ quan trong chính bản thân người đó.
Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên định nghĩa ý thức là “mức độ cao của sự
phản ánh tâm lý, của khả năng tự điều chỉnh và chỉ có ở người như một sinh vật xã hội –
lịch sử”
Tóm lại, các tác giả đã đưa ra các quan điểm khác nhau về ý thức, song có thể hiểu ý
thức:
+ Là năng lực hiểu được các tri thức về thế giới khách quan và năng lực hiểu được
thế giới chủ quan trong chính bản thân mình.
+ Là sự thống nhất của tất cả các quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý của con
người với tư cách là một nhân cách.
+ Là sự thống nhất của tất cả các hình thức nhận thức và trải nghiệm của con người
cùng thái độ của người đó đối với cái được phản ánh.
+ Là sự tích lũy và sử dụng thông tin về xung quanh và về chính bản thân mình để
giải quyết các vấn đề của cuộc sống. [9]
Trong phạm vi đề tài người nghiên cứu đồng ý với cách hiểu “Ý thức là hình thức
phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng
con người hiểu được những tri thức mà con người đã tiếp thu được (là tri thức về tri thức,
phản ánh của phản ánh)”.[41]
1.2.1.2. Thuộc tính của ý thức
Ý thức có các thuộc tính cơ bản sau:
a. Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới. Đó là nhận
thức các bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ. Và còn dự kiến trước kế hoạch hành
vi, kết quả của nó, làm cho hành vi mang tính có chủ định.
b. Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới. Ý thức không chỉ nhận thức
sâu sắc về thế giới mà còn thể hiện thái độ đối với nó. C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Ý
thức tồn tại đối với tôi là tồn tại một thái độ nào đó đối với sự vật này hay sự vật khác, động
18
vật không biết “tỏ thái độ” đối với sự vật nào cả…”.
c. Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người. Trên cơ sở
nhận thức bản chất khái quát và tỏ rõ thái độ với thế giới. Ý thức điều khiển, điều chỉnh
hành vi của con người đạt tới mục đích đã đề ra. Vì thế ý thức có khả năng sáng tạo.
V.I.Lênin nói: “Ý thức của con người không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn
sáng tạo nó”.
d. Khả năng tự ý thức: con người không chỉ ý thức về thế giới mà còn, ở mức độ cao
hơn, có khả năng tự ý thức, có nghĩa là khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ
đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình.
Như vậy, ý thức là chức năng cao nhất của tâm lý. Ý thức tiếp nhận những thông tin
trong môi trường và thông tin về bản thân, chọn lọc và biểu thị những rung cảm tương ứng,
từ đó vạch ra kế hoạch hành động thích hợp và hiệu quả. Với những đặc điểm này, ý thức
được coi là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cao nhất của con người với thế giới –
Khả năng tự ý thức.
1.2.2. Khái niệm về tự ý thức
1.2.2.1. Định nghĩa tự ý thức
Trên phương diện Triết học duy vật biện chứng tự ý thức được xem xét ở việc con
người tự tách mình ra khỏi thế giới khách quan, ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ
với ý thức về thế giới bên ngoài, tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động
có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội, nhận thức các cử
chỉ, hành động, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng lợi ích của mình. Với vai trò là một hiện
tượng tâm lý cá nhân, tự ý thức xuất hiện đồng thời với ý thức, là cái phát sinh của ý thức
nhưng thể hiện ở một giai đoạn phát triển cao hơn, giúp con người nhận rõ bản thân mình,
tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.
Về mặt thuật ngữ:
– Từ điển tiếng Anh của Oxford University định nghĩa tự ý thức (self-consciousness)
là “ý thức về sự tồn tại những suy nghĩ và hành vi của mình”.
– Trong tự điển của Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô, tự ý thức được định nghĩa là
“sự hiểu biết đầy đủ về bản thân mình, về giá trị và vai trò của bản thân, trong cuộc sống,
trong xã hội”.
– Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt
19
Nam, tự ý thức là: “Việc con người nhận thức và đánh giá bản thân mình về hiểu biết, phẩm
giá, lợi ích, mục đích, lý tưởng… của mình với tư cách là một nhân cách đang tư duy và hoạt
động có ý thức. Nhờ tự ý thức, con người tự tách mình khỏi thế giới xung quanh, xác định
được vị trí và vai trò của mình trong thế giới đó. Tự ý thức hình thành không những trong
từng cá nhân mà cả trong những cộng đồng, tập đoàn người lớn, nhỏ…”[46]
Theo từ điển tâm lý học do A.V.Petrovski và M.G.Iarosevski chủ biên, tự ý thức
được xem như là “quan niệm về cái tôi”, “hình ảnh cái tôi” của cá nhân – đó là “Hệ thống
biểu tượng của con người về bản thân tương đối ổn định, ít nhiều được ý thức, được trải
nghiệm như là một hệ thống độc nhất vô nhị mà trên cơ sở của nó, cá nhân xây dựng sự tác
động qua lại của mình với những người khác, với thế giới bên ngoài”[19].
Như vậy, về mặt thuật ngữ, tự ý thức được đề cập đến có chung những điểm thống
nhất như sau: Tự ý thức là ý thức con người hướng về bản thân mình, nhận thức về sự tồn
tại, hành động, suy nghĩ,… của cá nhân. Tự ý thức còn là ý thức về vị trí, giá trị của mình
trong mối quan hệ với những người xung quanh.
Trên phương diện Tâm lý học, Tự ý thức là một vấn đề được nhiều nhà khoa học
xem xét nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn với nhiều
gốc độ và cách nhìn nhận khác nhau:
– Tự ý thức là việc con người nhận thức và đánh giá bản thân mình về hiểu biết,
phẩm giá, lợi ích, mục đích, lý tưởng… của mình với tư cách là một nhân cách đang tư duy
và hoạt động có ý thức [47]
– Theo S. Franz, tự ý thức là “ý thức về chính bản thân mình, là sự trở nên có ý thức
đối với những hiểu biết về bản thân, sự trở nên có ý thức về những xúc cảm riêng của bản
thân” [8]
– Tương tự, A. G. Xpirkin cũng cho rằng “Tự ý thức là sự tự giác của con người về
hành động cũng như kết quả hành động của bản thân mình, về tư tưởng, tình cảm, bộ mặt
đạo đức, hứng thú, lý tưởng động cơ và hành vi. Đó là sự đánh giá tổng thể về bản thân và
vị trí của mình trong cuộc sống” [44; tr.148 – 149].
– Theo V.A.Kruchetxki cho rằng tự ý thức là sự nhận thức về bản thân như một thành
viên của các mối quan hệ với thế giới xung quanh, với những người khác, về hành vi, hành
động, suy nghĩ, cảm giác, toàn bộ các phẩm chất đa dạng của nhân cách.
– Theo K.K. Platonov, tự ý thức là sự phản ánh của mỗi người về vai trò của mình
trong tập thể và xã hội. Sự nhận thức của con người về cái tôi, các hành vi của mình và sự
20
điều chỉnh tích cực của chúng trong xã hội.
– Tự ý thức theo P.R. Chamata – là sự nhận thức của con người về bản thân trong
những quan hệ của mình với thế giới bên ngoài và với những người khác.
– Theo I.I. Chetxnocova sự tự ý thức như là một quá trình phức tạp nhiều bậc trên cơ
sở các quá trình tâm lý: quá trình nhận thức, xúc cảm và ý chí. [9]
– Khi xem xét nội dung của tự ý thức trong một cấu trúc tầng bậc mà bậc phát triển
cuối cùng là tự đánh giá, L.S. Kôn đã đi đến định nghĩa: Tự ý thức là một cấu trúc tâm lý
phức tạp bao gồm: thứ nhất, ý thức về tính đồng nhất của mình; thứ hai, ý thức về cái tôi của
bản thân mình như là cơ sở của tính tích cực hoạt động; thứ ba, ý thức về những thuộc tính
và phẩm chất tâm lý của mình và thứ tư là hệ thống xác định những ý kiến tự đánh giá về
mặt đạo đức xã hội [31, tr.9].
Tiếp nối các quan niệm trên, các nhà nghiên cứu tâm lý học Việt Nam đã vạch ra nội
dung của tự ý thức như sau:
– Tự ý thức về những đặc điểm cơ thể.
– Tự ý thức về hành vi (trước hết là những hành vi riêng lẻ, sau đó mới ý thức toàn bộ
hành vi của mình).
– Tự ý thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình [17, tr.46].
Phạm Minh Hạc cũng khẳng định: “ở đây ý thức xuất hiện như năng lực hiểu được
chính mình: gọi là tự ý thức. Đó là năng lực phân tích các hiện tượng tâm lý trong ta, diễn
biến của nó, dự kiến kết quả và khi có kết quả thì phân tích lợi hại,… của kết quả”.[12,
tr.62]
Cùng với việc xác định tự ý thức là một dạng phát triển cao của ý thức một số tác giả
đã xác định thành phần của tự ý thức bao gồm: “khả năng tự nhận thức về mình; tự xác định
thái độ đối với bản thân, tự điều khiển điều chỉnh, tự hoàn thiện mình” [42],
Như vậy, khi xem xét về bản chất tâm lý học của tự ý thức, các tác giả đã đưa ra
những cách hiểu, khái niệm khác nhau nhưng đều thống nhất xem tự ý thức là “ý thức xuất
hiện như năng lực hiểu được chính mình” [12; 62]. Trong các định nghĩa trên, các tác giả
cũng đề cập đến nội dung của tự ý thức. Đó là toàn bộ những đặc điểm, những thuộc tính về
cơ thể và tâm lý, nhân cách của bản thân chủ thể.
Tóm lại, từ việc tìm hiểu các quan điểm trên người nghiên cứu đồng ý với quan điểm
cho rằng: “Tự ý thức là ý thức về bản thân, bao gồm năng lực nhận thức và xác định thái độ
đối với bản thân, năng lực tự điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ cũng như toàn bộ sự
21
phát triển nhân cách”.
1.2.2.2. Cấu trúc tự ý thức
Từ việc phân tích định nghĩa trên có thể thấy cấu trúc của tự ý thức bao gồm: tự nhận
thức về bản thân; tự đánh giá về bản thân; tự điều chỉnh, tự điều khiển bản thân theo mục
đích tự giác. Cụ thể từng thành phần như sau:
a. Tự nhận thức về bản thân
Theo nhà tâm lý học người Nga N.N.Yechocoba “tự nhận thức như là mắt xích đầu
tiên và là cơ sở tồn tại thể hiện của tự ý thức. Qua nhận thức, con người đi từ những hiểu
biết xác định về bản thân. Những hiểu biết đó đi vào nội dung của tự ý thức như là tâm điểm
của nó”.
Tự nhận thức bắt đầu từ rất sớm của tuổi thơ và khi đó nó đã có những hình thức và
nội dung đặc trưng. Đầu tiên, đứa trẻ học cách phân biệt bản thân nó với thế giới vật chất –
hiện tại đứa trẻ chưa biết cái gì liên quan tới cơ thể của nó. Sau đó, nó nhận thức bản thân
với một tư duy khác – nó là thành viên của môi trường xã hội vi mô. Trong giai đoạn này
đứa trẻ đã bắt đầu quan sát các hiện tượng giống nhau. Mặc dù vậy, đứa trẻ vẫn còn khó
khăn trong việc phân biệt nó với những người khác. Đến tuổi vị thành niên, cá nhân bắt đầu
nhận thức về “cái tôi lý tưởng” của mình qua hiểu biết về các đặc điểm tâm lý, tính cách và
các phẩm chất đạo đức của bản thân.
Quá trình tự nhận thức là quá trình kích thích mạnh mẽ sự lĩnh hội một cách tích cực
các kinh nghiệm văn hoá của cá nhân. Đối với lứa tuổi vị thành niên, quá trình này bắt đầu
với câu hỏi: “Tôi là ai?”, “Tại sao mình lại không như vậy?”, “Tôi sẽ cần trở thành một
người như thế nào?”. Đó là sự nhận thức về cái tôi lý tưởng và đây chính là bắt đầu của sự
tự hoàn thiện cá nhân [3]
Khi đề cập đến vấn đề “cái tôi” lý tưởng, Carl Rogers cũng đã nhấn mạnh “cái tôi” lý
tưởng được hiểu là tự nhận thức mà cá nhân muốn trải qua nhất [24]
Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ đặc điểm bên ngoài, năng lực, phẩm chất
đến vị thế xã hội. Cụ thể là:
– Hình thức bên ngoài: là những đặc điểm về mái tóc (màu gì? dài hay ngắn? mềm
hay cứng?…), làn da (màu trắng hay ngăm đen? da khô hay mềm mại?), vóc dáng (to hay
nhỏ?), chiều cao (cao hay thấp?), cân nặng (ốm hay mập?), …
– Nội dung bên trong: năng lực (kết quả học tập, năng lực làm việc, năng khiếu,…),
phẩm chất (tính cách, khí chất)
22
– Vị thế và các quan hệ xã hội: vị trí của cá nhân trong gia đình (quan hệ với ba, mẹ,
anh, chị, em, …), trong nhà trường (quan hệ với thầy, cô, bạn cùng lớp, bạn cùng trường) và
các tổ chức xã hội (Đoàn, Đội, câu lạc bộ, …)
Tóm lại, Tự nhận thức về bản thân là quá trình tâm lý phản ánh những đặc điểm,
phẩm chất, … của bản thân, làm cơ sở cho việc định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi
của mình.
b. Tự đánh giá về bản thân
Bộ phận cấu thành trung tâm của tự ý thức là tự đánh giá của nhân cách – sự suy xét
của con người về mức độ có những phẩm chất, thuộc tính của bản thân so với khuôn mẫu
chuẩn – biểu hiện thái độ con người đánh giá bản thân mình (ở cấp độ có thể nó phần nào
được đồng nhất với ý kiến riêng của “cái Tôi”).
Cũng như nhà tâm lý học V.P. Levcôvich đã định nghĩa: “Tự đánh giá là một giai
đoạn cao của tự ý thức, nó bao gồm không những nhận thức bản thân mà còn có sự đánh giá
đúng sức lực và khả năng của mình, bao gồm cả thái độ phê phán đối với bản thân [38].
Theo Franz, sự tự đánh giá gồm các quá trình sau:
– Quá trình soạn thảo và tiếp nhận các thông tin khác nhau về bản thân
– Những quá trình dẫn đến sự xác định đơn giản về những hiện tượng tâm lý, những
thái độ đang tồn tại của bản thân.
– Cá nhân xem xét những hiện tượng đã được xác định đó trong hệ thống tiêu chuẩn
đánh giá để biết các hiện tượng tâm lý tồn tại ở mức nào.
– Phát biểu thành lời dưới hình thức tự đánh giá.
Các thông tin có thể thu được từ hai nguồn khác nhau:
– Cá nhân tự quan sát bản thân, tự phân tích mình, thông qua quá trình tự nhận thức
bản thân từ đó có được thông tin về mình.
– Thu thập thông tin của những người khác về mình. Kết quả thu thập thông tin phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: Yếu tố bên ngoài (nội dung, chất lượng, độ phong phú của thông
tin…), yếu tố bên trong (trình độ nhận thức của cá nhân, mối quan hệ giữa chủ thể và người
phát ra thông tin…). Từ việc thu thập thông tin, cá nhân sẽ có những cứ liệu để xem xét
những hiện tượng về cơ thể và tâm lý, hành vi, thái độ của bản thân, từ đó đối chiếu với hệ
thống tiêu chuẩn đánh giá xem nó tồn tại ở mức độ nào.
Tự đánh giá là hệ thống thái độ đối với bản thân. Từ việc nhận thức bản thân, cá nhân
tự nhận xét, đánh giá, phê bình những nét tâm lý của mình. Hệ thống thái độ đối với bản
23
thân là rất đa dạng, tự hài lòng, tự hào, tin tưởng đến thất vọng, xấu hổ hay cảm thấy tự ti về
chính mình.
Tóm lại, sự tự đánh giá chung của nhân cách có thể dựa trên cấu trúc các đánh giá bộ
phận: đánh giá về trí tuệ, khả năng tiếp xúc và ảnh hưởng đến những người khác trong giao
tiếp, về ổn định cảm xúc và tốc độ phản ứng, sự tự tin, tự nhận thức.
c. Tự điều chỉnh, tự điều khiển bản thân theo mục đích tự giác
Việc tự điều chỉnh, tự điều khiển bản thân theo mục đích tự giác được thể hiện qua
hành vi của mỗi cá nhân trong các mối quan hệ. Thông qua quá trình tự nhận thức, tự đánh
giá bản thân, cá nhân sẽ tự điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với bản
thân, phù hợp với mục tiêu hướng tới, phù hợp với những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức
xã hội, kiềm chế những hành vi sai trái một cách tự giác, tiến đến tự giáo dục và hoàn thiện
bản thân, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
1.2.2.3. Vai trò của tự ý thức
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức, với cấu trúc gồm có: tự nhận thức bản
thân; tự đánh giá; tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của bản thân để từ đó cá nhân có thể tự
giáo dục và hoàn thiện mình. Chính nhờ sự tự ý thức về bản thân, con người tự tách mình ra
khỏi thế giới xung quanh, xác định được vị trí và vai trò của mình trong thế giới đó. Tự ý
thức hình thành không những trong từng cá nhân mà cả trong những cộng đồng, tập đoàn
người lớn, nhỏ.
Mặt khác, kỹ năng tự ý thức ở mỗi người sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo
dục ở mỗi gia đình, nhà trường và các trung tâm giáo dục khác.
Một trải nghiệm xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức là gắn
bó an toàn với người chăm sóc đầu đời. Sandra Pipp và đồng nghiệp đã làm một test phức
tạp với những trẻ 2 và 3 tuổi. Test này đánh giá hiểu biết của trẻ về tên, giới tính cùng với
các tác vụ về tự ý thức của chúng. Kết quả là những trẻ gắn bó an toàn trình diễn tốt hơn hẳn
những bạn gắn bó không an toàn. Sự khác biệt này gia tăng theo lứa tuổi từ 2 đến 3. [40]
Mặc dù chúng ta tự hiểu mình hơn những người khác nhưng an toàn nhất đối với một
cá nhân là hãy tự tìm hiểu về bản thân thông qua tiếp xúc và trải nghiệm với những người
khác. Sự tăng trưởng của tự ý thức và những hiểu biết nảy sinh về bản thân như một thành
viên của các tương tác xã hội là tiền đề cho rất nhiều hiểu biết và kỹ năng xã hội. Ví dụ:
những trải nghiệm lương tâm như xấu hổ phụ thuộc vào mức độ phát triển của tự ý thức.
Hơn thế nữa, những trẻ đã đạt được tự ý thức về cơ bản sẽ trở nên dễ hòa hợp và có kỹ năng