11745_Đái tháo đường týp 2, chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Điều dƣỡng

=========== ============٭٭٭

Sinh viên: LÊ THỊ THU HIỀN
Mã sinh viên: B000176

ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2,
CHẾ ĐỘ DINH DƢỠNG VÀ TẬP LUYỆN THỂ THAO
CHO NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

Người hướng dẫn: Thạc sỹ – BS Nguyễn Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI – Tháng 11 năm 2012
MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng, hình ảnh

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..
1
1. GIẢI PHẦU VÀ SINH LÝ TUYẾN TỤY…………………………..
3
1.1. Giải phẫu tuyến tụy………………………………………………..
3
1.2. Chức năng sinh lý tuyến tụy…………………………………….
3
1.3. Hormon insulin……………………………………………………
4
2. ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 ……………………..
4
2.1. Định nghĩa và phân loại đái tháo đƣờng …………………………
4
2.1.1. Định nghĩa đái tháo đường……………………………………
4
2.1.2. Phân loại đái tháo đường……………………………………..
4
2.2. Đái tháo đƣờng týp 2………………………………………………
5
2.2.1. Khái niệm đái tháo đường týp 2………………………………
5
2.2.2. Nguyên nhân gây đái tháo đường týp 2 ………………………
6
2.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường týp 2 …………
6
2.2.4. Phân biệt đái tháo đường týp 1 và đái tháo đường týp 2…….
7
2.2.5. Triệu chứng của bệnh T2D …………………………………..
7
2.2.6. Biến chứng ……………………………………………………
8
2.2.7. Chẩn đoán …………………………………………………….
10
2.2.8. Điều trị …………………………………………………………
10
3. CHẾ ĐỘ DINH DƢỠNG VÀ TẬP LUYỆN CHO NGƢỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 ……………………………………………..

14
3.1. Chế độ dinh dƣỡng hợp lý cho ngƣời bệnh đái tháo đƣờng type 2
14
3.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho người bình thường…………………
14
3.1.2. Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng
và mức đường huyết ở người bệnh T2D…………………………………..

16
3.1.3. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2……
18
3.2. Chế độ tập luyện cho ngƣời bệnh đái tháo đƣờng type 2…………
22
3.2.1. Lợi ích của tập luyện thể thao đối với sức khỏe người bệnh
T2D…………………………………………………………………………

22
3.2.2. Các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau khi tập thể dục ………
23
3.2.3. Nguyên tắc tập luyện thể thao đối với người bệnh đái tháo
đường type 2 ……………………………………………………………….

24
3.2.4. Môn thể thao cho người bệnh T2D ……………………………
26
3.3. Giáo dục sức khỏe dự phòng bệnh đái tháo đƣờng ……………..
27
3.3.1. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường týp 2…….
27
3.3.2. Dự phòng bệnh đái tháo đường týp 2 ………………………….
28
3.4. Áp dụng kiến thức về chế độ dinh dƣỡng và tập luyện vào quy
trình điều dƣỡng trên bệnh nhân điều trị đái tháo đƣờng ngoại trú ….

28
3.4.1. Thông tin hành chính …………………………………………..
28
3.4.2. Bệnh án chăm sóc ………………………………………………
28
KẾT LUẬN…………………………………………………………………
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, hoàn thành khoá luận tốt ngiệp, tôi đã nhận được sự
dạy bảo, giúp đỡ và động viên hết sức tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS
Phạm Thị Minh Đức- Trưởng khoa Điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ, Bác
sĩ Nguyễn Thị Thuý Hằng là Phó phòng khám nội – Bệnh viện Xanh Pôn – người thầy
đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá
luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Điều dưỡng Trường
Đại học Thăng Long đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt, trang bị kiến thức và đạo đức nghề
nghiệp của người thầy thuốc cũng như giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành khoá
luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học Thăng
Long đã tạo điều kiện cho phép và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ và những người thân yêu, những người bạn đã luôn ở
bên tôi, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, tháng 11 năm 2012

Lê Thị Thu Hiền

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt
Tên đầy đủ
Ý Nghĩa
ADA
America Diabetes
Association
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
BMI
Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể
BN

Bệnh nhân
ĐTĐ
Đái tháo đường

NB
Người bệnh

LDL
Low density lipoprotein
Lipoprotein có tỉ trọng thấp
HDL
High density lipoprotein
Lipoprotein có tỉ trọng cao
HLA
Human Leukocyte Antigen
Kháng nguyên nằm trên bề mặt
các tế bào bạch cầu ở người
T2D
Type 2 Diabetes
Đái tháo đường type 2
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới

DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH

Tên hình ảnh và bảng
Trang
Tên Hình ảnh
Hình 1.1. Cấu tạo tuyến tụy
3
Hình 2.2.6.1. Tổn thương toàn diện do đái tháo đường
8
Hình 2.2.6.3. Bàn chân đái tháo đường
9
Hình 2.2.8. Mối liên quan giữa thuốc – chế độ ăn – thể thao trong điều trị
T2D
11
Hình 3.1.1. Tháp dinh dưỡng cân đối
14
Hình 3.1.3.5. Tháp dinh dưỡng hợp lý cho NB đái tháo đường
20
Hình 3.1.3.7. Thực phẩm tốt cho NB ĐTĐ
21
Hình 3.2.3. Kiểm tra sức khỏe trước khi xây dựng chế độ tập luyện
24
Hình ảnh 3.2.4. Một số môn thể thao cho người bệnh T2D
26
Tên các Bảng
Bảng 2.2.4. So sánh đái tháo đường type 1 và type 2
7
Bảng 3.1.1.1. Phân phối thành phần dinh dưỡng cân đối hiện nay
15
Bảng 3.1.1.2. Nhu cầu hàm lượng một số khoáng chất và vitamin
16

MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa Glucid mạn tính. Bệnh có tốc
độ gia tăng nhanh chóng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. ĐTĐ đã và đang trở thành gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
vì sự phổ biến và những hậu quả nặng nề do nó gây ra. Theo WHO, năm 1985 có
khoảng 30 triệu người mắc ĐTĐ trên toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người
mắc, tới nay khoảng 180 triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu
người vào những năm 2030. [7]. Đồng thời, theo nhiều nghiên cứu, ĐTĐ có xu hướng
tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là T2D chiếm 70 – 90%
tổng số người bệnh (NB) mắc ĐTĐ [8], [10]. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ
phát triển nhanh nhất (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) và là một trong những
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển.
Việt Nam không được xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhưng lại là quốc
gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung
ương vào cuối tháng 10- 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam tăng nhanh từ
2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình
mắc bệnh [8]. Đồng thời các thống kê hàng năm cho thấy T2D gia tăng chủ yếu ở các
thành phố lớn [16]: Hà Nội năm 1999 là 1,1% và tăng lên 4,1% vào năm 2002, thành
phố Hồ Chí Minh năm 1992 là 2,52% và tăng lên 4,1% năm 2002 [6], [13], [14].
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt sẽ gây nhiều biến chứng
nguy hiểm, đặc biệt là các biến chứng mạn tính: suy thận, gây mù, cắt cụt chi và là
nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, suy tim…
[27].

Theo WHO ĐTĐ là “căn bệnh của lối sống”, sự gia tăng nhanh chóng bệnh ĐTĐ
nói chung và T2D nói riêng, liên quan đến sự thay đổi nhanh về lối sống, về điều kiện
dinh dưỡng, cùng với sự giảm vận động thể lực [28]. Vì vậy, nhằm cải thiện tình trạng,
hạn chế các biến chứng do ĐTĐ ở NB, ngoài việc dùng thuốc nhất thiết cần thay đổi
lối sống bao gồm: chế độ dinh dưỡng, vận động [26]. Một số nghiên cứu cũng đã cho
thấy, NB mắc T2D thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng, tập luyện thể thao đúng cách sẽ
giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời có tỷ lệ biến chứng thấp hơn NB không
thực hiện [11], [26].
Tuy nhiên ở Việt Nam theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy NB chưa có được những
hiểu biết đầy đủ để về căn bệnh này, cũng như những hiểu biết về một chế độ dinh
dưỡng, vận động như thế nào cho hợp lý để có thể tự cải thiện tình trạng bệnh lý của
mình. Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhằm giúp nhân viên y tế (đặc biệt các điều
dưỡng viên) làm tốt công tác chăm sóc, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB chuyên đề
này được thực hiện với hai nội dung chinh sau:

1. Cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh lý dái tháo đường type 2

2. Đưa ra chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thể thao hợp lý cho người
bệnh đái tháo dường type 2

3. GIẢI PHẦU VÀ SINH LÝ TUYẾN TỤY
1.1. Giải phẫu tuyến tụy

Hình 1.1. Cấu tạo tuyến tụy

Tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết. Tuyến tụy nội tiết bao gồm các
cấu trúc được gọi là các tiểu đảo Langerhans, đường kính mỗi tiểu đảo chỉ khoảng 0,3
mm. Bao quanh tiểu đảo có nhiều mao mạch (Hình 1.1)

Mỗi tiểu đảo chứa 3 loại tế bào chính là tế bào alpha, beta và delta. Những tế bào
này được phân biệt với nhau bằng cấu tạo hình thái và tính chất bắt màu khi nhuộm.
Trong đó, tế bào beta chiếm tổng số 70%, tế bào alpha chiếm 20%, tế bào delta chiếm
khoảng 5%, các tế bào khác chiếm 5% [19], [20].

3.2. Chức năng sinh lý tuyến tụy

Tuyến tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết. Mỗi 1 tế bào có chức năng
sinh lý riêng [19], [20].

– Tế bào alpha bài tiết glucagon

– Tế bào beta nằm giữa của mỗi tiểu đảo và bài tiết insulin.

– Tế bào delta bài tiết somatostatin.

– Số tế bào còn lại tiết ra polypeptide tụy

Glucagon có tác dụng làm tăng glucose máu trong khi đó insulin có tác dụng
ngược lại. Somatostatin ức chế sự giải phóng insulin và glucagons từ các tế bào beta
và alpha. Polypeptid tụy ức chế tiết ra somatostamin.

1.3. Hormon insulin
Insulin là một protein nhỏ với trọng lượng phân tử 5.808, do tế bào β đảo
Langerhans của tuyến tụy tiết ra, có vai trò lớn trong chuyển hóa các chất [19].
– Tác dụng lên chuyển hóa glucid: tăng thoái hóa glucose ở cơ, tăng thu nhập và
dự trữ glucose ở gan, ức chế quá trình tạo đường mới. Do đó, insulin là một hormon
có tác dụng làm giảm glucose trong máu.
– Tác dụng lên chuyển hóa lipid: tăng tổng hợp acid béo và vận chuyển acid béo
đến mô mỡ, tăng tổng hợp triglycerid béo để tăng dự trữ lipid ở mô mỡ.
– Tác dụng lên chuyển hóa protein và sự tăng trưởng.
Vì nguyên nhân nào đó khiến cho hormon insulin không thực hiện được vai trò
điều hòa chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là điều hòa lượng glucose trong
máu sẽ dẫn tới những bệnh nội tiết nguy hiểm và đái tháo đường là một trong những
bệnh đang được quan tâm do tính nguy hiểm, cũng như tính xã hội của nó [19].

4. ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE 2
2.1. Định nghĩa và phân loại đái tháo đƣờng

2.1.1. Định nghĩa đái tháo đường
Đái tháo đường được định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hóa được đặc
trưng bởi sự tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt
động của insulin hoặc cả hai trong cơ thể NB [1],[11], [15], [16], [17].
2.1.2. Phân loại đái tháo đường
Theo phân loại của WHO năm 1999, ĐTĐ đường phân loại như sau [2], [15], [16],
[17]:
– Bệnh đái tháo đƣờng type 1 (Trước đây còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin): Do
tế bào bê-ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ
insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn).
– Bệnh đái tháo đƣờng type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)
Do kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào bê-ta hoặc
do suy giảm chức năng tế bào bê-ta kèm theo kháng insulin của cơ quan đích. Tùy
trường hợp cụ thể mà một trong hai trường hợp trên nổi trội hoặc cả hai. Đái tháo
đường type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới.

– Bệnh đái tháo đƣờng thai kỳ: Là dạng bệnh ĐTĐ khởi phát hoặc được phát
hiện lần đầu tiên trong thời kỳ phụ nữ đang mang thai. Đa số trường hợp thai phụ trở
về bình thường sau sinh, một số trường hợp thực sự trở thành ĐTĐ type 1 hoặc type 2,
một số có thể bị lại ở lần sinh sau.

– Những thể bệnh đái tháo đƣờng đặc biệt: Đây là loại đái tháo đường thứ phát
gặp trong các trường hợp:
+ Bệnh của tuyến tụy: viêm tụy mạn, ung thư tuyến tụy, giải phẫu cắt bỏ tụy.
+ Bệnh của tuyến yên: bệnh khổng lồ, cực đại đầu chi.

+ Bệnh tuyến giáp: cường giáp trạng.

+ Bệnh tuyến thượng thận: hội chứng Cushing.

+ Nhiễm sắc tố sắt.

+ Do dùng thuốc: corticoid, thuốc ngừa thai, lợi tiểu thiazid, diazoxid.

+ U não, viêm não, xuất huyết não.

2.2. Đái tháo đƣờng type 2
2.2.1. Khái niệm đái tháo đƣờng type 2
Như đã trình bày ở trên, T2D là một type của bệnh ĐTĐ, là type không phụ thuộc
insulin ngoại sinh (đề kháng insulin) chiếm 90% tổng số NB ĐTĐ nguyên phát.
T2D có cơ chế bệnh sinh đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn
tính và kết hợp với béo phì trong 60 – 80% trường hợp, T2D không phụ thuộc nhiều
vào yếu tố di truyền, và thường được phát hiện sau 40 tuổi. Người mắc bệnh T2D có
thế điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát đường
huyết, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều
trị bằng cách dùng insulin. [1], [2], [12], [13].

2.2.2. Nguyên nhân gây đái tháo đƣờng type 2
– Rối loạn tiết insulin: Suy giảm chức năng tế bào β của tuyến tụy gây giảm tiết
insulin nhưng tăng tiết proinsulin (proinsulin không có tác dụng hạ đường huyết mạnh
như insulin) [13], [14], [18].
– Đề kháng insulin: bình thường ở những người khỏe mạnh insulin được tiết ra phụ
thuộc vào lúc no hay đói, nhưng ở NB T2D insulin được tiết ra liên tục kể cả lúc đói
gây ra sự trơ của các receptor ở các tế bào nhất là tế bào cơ và gây ra hiện tượng đề
kháng insulin. Hiện tượng kháng insulin này thường có tính di truyền [13], [14], [18].
2.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đƣờng type 2
2.2.3.1. Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được
Thói quen không tốt trong lối sống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ T2D bao
gồm [2], [11], [12], [18]:

– Thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
– Thói quen ít vận động, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, sử dụng nhiều các chất
kích thích như rượu, thuốc lá…
– Nữ sinh con nặng trên 4 kg và/ hoặc bị ĐTĐ thai nghén.
– Sử dụng các thuốc: corticoid, ngừa thai, lợi tiểu nhóm thiazid, diazoxid.
2.2.3.2. Các yếu tố nguy cơ không kiểm soát được
– Liên quan đến yếu tố di truyền bao gồm [2], [11], [12], [15]:
+ Tỉ lệ anh chị em sinh đôi cùng trứng cùng bị T2D là 90 – 100%.
+ Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ. Người bệnh T2D thường có liên hệ trực hệ
cùng bị ĐTĐ.
+ Có sự khác nhau rất nhiều về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ giữa các chủng tộc, các sắc
tộc khác nhau. Các dân tộc có nguy cơ cao (Người Mỹ gốc Phi, Người Mỹ gốc Á,
Châu Mỹ La tinh…).
– Tuổi tác: Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh
T2D. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường càng cao. Ở châu Á, T2D có tỷ lệ
cao ở những người trên 30 tuổi. Ở Châu Âu, thường xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 – 90%
các trường hợp ĐTĐ. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh đái tháo đường lên tới 16% [8].
2.2.4. Phân biệt đái tháo đƣờng type 1 và đái tháo đƣờng type 2
Chúng ta cần nhận biết rõ và chính xác những điểm khác nhau giữa ĐTĐ type 1 và
T2D
Type 1
Type 2
Khởi đầu đặc hiệu ở tuổi < 40 Thường khởi đầu > 40 tuổi
Khởi đầu thường cấp
Khởi đầu không rõ ràng
Thể trạng gầy nhiều
Béo phì hay bình thường
Tiết insulin rất thấp
Bình thường hoặc giảm ít
Nồng độ insulin huyết thanh rất thấp hoặc
bằng 0
Tăng hoặc bình thường hoặc giảm ít
Thụ thể insulin hiếm khi bị tổn thương
Thường bị tổn thương thụ thể
Hôn mê do nhiễm toan xeton
Hôn mê tăng thẩm thấu (rất hiếm nhiễm
toan ceton)
Biến chứng vi mạch sớm
Biến chứng mạch máu lớn
Có HLA – DR3 và DR4
Không liên quan đến HLA
Có tiền sử gia đình 10%
Có tiền sử gia đình 30%
30 -50 % xảy ra ở trẻ sinh đôi giống nhau
100% xảy ra ở trẻ sinh đôi giống nhau
Bảng 2.2.4. So sánh đái tháo đường type 1 và type 2 [2], [6].
2.2.5. Triệu chứng của bệnh T2D
2.2.5.1. Triệu chứng lâm sàng
– Khởi phát: Bệnh phát triển từ từ trong nhiều năm, khởi đầu thường không rõ
ràng, kín đáo, thể trạng béo hay bình thường, chỉ phát hiện được khi làm xét nghiệm
máu và nước tiểu. Hoặc phát hiện bệnh nhờ các biến chứng về mạch máu lớn: bệnh
mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, tăng huyết áp…[12], [13]

– Toàn phát [3], [12], [13]:
+ Khát nước là một trong những triệu chứng đầu tiên của T2D, triệu chứng này
thường đi kèm với những biểu hiện khác như: Khô miệng, khô da, tăng thèm ăn, tiểu
nhiều (6 -7 lít/ 24h), nước tiểu có ruồi và kiến bâu, tăng hoặc sụt cân bất thường.
+ Nhức đầu, nhìn mờ, mệt mỏi: Do sự thay đổi bất thường của nồng độ đường
trong máu.
+ Biểu hiện do biến chứng về mạch máu lớn như: tắc mạch chi, bệnh mạch vành,
tai biến mạch máu não, tăng huyết áp…Hoặc các nhiễm khuẩn lâu lành, ngứa ngoài da,
mụn nhọt lâu khỏi, hôn mê.
2.2.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
– Glucose máu tăng, glucose niệu (+) hoặc không.
– Insulin máu tăng hoặc bình thường chủ yếu là tăng proinsulin, thông thường
không có ceton niệu [3].

2.2.6. Biến chứng

ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh
chóng xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong do các biến
chứng này.
2.2.6.1. Biến chứng ở các cơ quan
Biến chứng của T2D thường diễn ra âm thầm trong nhiều năm, gây hậu quả nặng
nề trên các cơ quan quan trọng của cơ thể như [13], [14], [15], [21], [22], [23]:

Hình 2.2.6.1. Tổn thương toàn diện do đái tháo đường

– Suy thận: Do xơ hóa tiểu cầu thận, xuất hiện Microalbumin niệu, gây hội chứng
Kimmelstiel – Wilson.

– Tim mạch: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, viêm tắc động mạch chi dưới.

– Mắt: Đục thủy tinh thể, viêm mống mắt, thoái hóa võng mạc.

– Biến chứng thần kinh: Viêm đa dây thần kinh (tọa, trụ, rối loạn cảm giác sâu).

– Ngoài da: Ngứa không tìm thấy nguyên nhân, mụn nhọt lâu khỏi, loét bàn chân.

– Răng lợi: rụng răng, viêm mủ lợi kéo dài.
– Phổi: dễ gây nhiễm khuẩn ở phổi: Áp xe phổi, lao phổi.

– Tiêu hóa: gan to và thoái hóa mỡ, ỉa chảy kéo dài.

– Cơ xương khớp: teo cơ, đau xương khớp, thoái hóa khớp.

– Sản khoa: vô sinh, sảy thai, thai to.

2.2.6.2. Biến chứng hôn mê do đái tháo đường

– Khác với hôn mê toan máu do ĐTĐ type 1, ở người T2D hôn mê thường do tăng
áp lực thẩm thấu [21], [22], [23].
– Hôn mê do hạ đường huyết: Cần phải nghĩ đến hạ đường huyết khi NB có các
biểu hiện như : mệt mỏi, nhức đầu, vã mồ hôi, bủn rủn chân tay…Thường xuất hiện ở
những người bệnh ĐTĐ đang được điều trị tại nhà bằng thuốc hạ đường huyết nhưng
ăn kiêng quá mức, hoặc dùng thuốc không đúng [21], [22], [23].

2.2.6.3. Biến chứng “bàn chân đái tháo đường”
Bệnh lý bàn chân đái tháo đường ngày
càng được quan tâm do tính phổ biến của nó.
Bệnh lý bàn chân đái tháo đường do sự phối
hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh ngoại
vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose máu
tăng cao. Một thông báo của WHO tháng 3-
2005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh
Hình 2.2.6.3. Bàn chân đái tháo đường
ĐTĐ có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên nhân
bị loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người
không bị ĐTĐ, chiếm 45 – 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân [9], [13].

2.2.7. Chẩn đoán
– Chẩn đoán dựa vào NB có các triệu chứng và biến chứng thường gặp, các yếu tố
nguy cơ của bệnh T2D [2], [10], [15], [16].
– Chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm [2], [10], [15], [16].:
+ Đường huyết lúc đói hay xét nghiệm bất kỳ trong thời gian nào.
+ Nghiệm pháp tăng đường huyết.
+ Định lượng HbA1c.
+ Đường niệu.
– Chẩn đoán dựa vào “Tiêu chuẩn chẩn đoán” được WHO công nhận năm 1998
và đã được xác định lại năm 2002.
+ Một mẫu đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l), kết hợp với các triệu
chứng tăng đường huyết.
+ Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (7mmol/l) (đói có nghĩa là trong vòng 8 giờ
không được cung cấp đường).
+ Đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
Chẩn đoán chắc chắn khi kết quả được lặp lại 2 lần trong những ngày sau đó [2],
[12], [13].

2.2.8. Điều trị
Hiện nay để điều trị ĐTĐ nói chung và T2D nói riêng trên lâm sàng cần kết hợp
chặt chẽ cả ba vấn đề [2], [12], [13], [15], [16], [18].

Hình 2.2.8: Mối liên quan giữa thuốc – chế độ ăn – thể thao trong điều trị T2D

2.2.8.1. Chế độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng
– Với một số người bệnh đái tháo đường, thể dục thường xuyên được xem như một
phương pháp điều trị ưu tiên theo kế hoạch chi tiết không khác các toa thuốc [1], [2],
[10], [21] .
– Chế độ ăn của người ĐTĐ không khác biệt nhiều so với người bình thường nếu
không bị béo phì. Không có một chế độ ăn lý tưởng nào cho tất cả mọi người bị ĐTĐ.
Một chế độ ăn tốt là phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, thói quen ăn uống và
đặc điểm riêng biệt của từng người. Khối lượng thức ăn cần tuân theo nguyên tắc bù
trừ nhất là với thức ăn có chứa bột đường để đảm bảo mục tiêu điều trị và tránh những
biến chứng xấu có thể xảy ra [2], [7], [10], [22], [23].
2.2.8.2. Thuốc
Với người bệnh ĐTĐ, việc kiểm soát đường huyết tốt là vô cùng quan trọng. Nếu
như việc thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập chưa kiểm soát tốt được mức đường
huyết thì cần phải kết hợp với việc dùng thuốc. Hiện nay ở Việt Nam có 5 nhóm chính
[1], [2], [7], [10], [22]:

– Nhóm Biguanide (như Metformin với biệt dược là Siofor 500 mg, 850 mg): Tác
dụng chủ yếu là ức chế sản xuất đường từ gan và tăng tính nhạy cảm của cơ thể đối với
Insulin, hiệu quả là làm giảm đường huyết. Thường dùng giữa hoặc sau bữa ăn để tránh
tác dụng không mong muốn (như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng có thể xảy ra trong
những ngày đầu dùng thuốc).
– Nhóm Sulfonilurea (như Diamicron MR 30 mg): Tác dụng kích thích tuyến tụy
tăng tiết Insulin để làm hạ đường huyết, thuốc dùng trước bữa ăn.
– Nhóm ức chế α – glucosidase (như Glucobay 50mg, 100 mg): Tác dụng tại ruột
non làm chậm hấp thu do đó làm thấp đường huyết sau ăn. Nhóm thuốc này thường
uống trước và sau bữa ăn.
– Nhóm Meglitinide: (các chế phẩm như Repaglinide và Nateglinide): Có cơ chế
tác dụng gần giống như nhóm Sulphonylurea.

– Nhóm Thiazolidinnedione: Thuốc đang được dùng là Rosiglitazone và
Pioglitazone, nhóm này tác dụng lên nhiều khâu trong cơ chế bệnh sinh của T2D.

2.2.8.3. Theo dõi đường huyết
– Ý nghĩa của việc theo dõi đường huyết:
Theo dõi đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát tốt đường huyết, là một trong
những yếu tố quyết định điều trị thành công bệnh ĐTĐ vì đường huyết có liên quan
chặt chẽ với các biến chứng của ĐTĐ. Do vậy người bệnh ĐTĐ cần cố gắng duy trì
đường huyết ở mức càng gần bình thường càng tốt. Ngoài ra, đo đường huyết còn giúp
người bệnh:
+ Hiểu biết rõ hơn mối tương quan giữa đường huyết và hoạt động thể lực, bài tập
thể dục thể thao mà người bệnh đang thực hiện, với những loại thức ăn đang ăn hoặc
với các yếu tố khác như lối sống, đi du lịch, stress, hoặc khi bị một bệnh khác kèm
theo.
+ Kiểm soát hay theo dõi đường huyết còn cho biết lối sống mà người bệnh lựa
chọn, các thuốc mà người bệnh đang dùng có hiệu quả đến mức nào trong giai đoạn
điều trị bệnh ĐTĐ.
– Cách thức theo dõi:
Thông thường người ta thử đường huyết ở các thời điểm sau: Trước bữa ăn sáng,
trước bữa ăn trưa, trước bữa ăn tối và trước khi đi ngủ.
Khi mới bắt đầu theo dõi đường huyết, người bệnh nên thử máu nhiều lần trong
ngày để có ý niệm về sự thay đổi của đường huyết đối với sinh hoạt của người bệnh
như ăn uống, vận động thân thể và thuốc men. Về sau khi đã kiểm soát được đường
huyết, người bệnh có thể thử ít lần hơn.
Để biết xem thuốc người bệnh đang dùng có phù hợp với việc ăn uống hay không,
thỉnh thoảng cũng nên thử máu 2 giờ sau bữa ăn.
Khi đau yếu, bị stress hay có sự thay đổi trong lối sinh hoạt thường ngày, người
bệnh nên thử máu nhiều lần hơn.

Tuy nhiên cần lưu ý khi thử đường huyết thường trước bữa ăn, 2 giờ sau khi bắt
đầu ăn và trước khi đi ngủ đang được khuyến cáo nhiều nhất. Hoặc có thể thử bất cứ
lúc nào trong người thấy có dấu hiệu đường huyết lên cao hay xuống thấp [7], [10],
[22].
Tóm lại, sự gia tăng nhanh chóng của “căn bệnh lối sống” ĐTĐ với những biến
chứng khó lường cho thấy tầm quan trọng của việc phòng chống và điều trị căn bệnh
này. Xuất phát từ nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy thay đổi chế độ dinh dưỡng kết
hợp với chế độ tập luyện thể dục hợp lý là “chìa khóa” cải thiện tình trạng bệnh, đề
phòng các biến chứng một cách tốt nhất.

3. CHẾ ĐỘ DINH DƢỠNG VÀ TẬP LUYỆN CHO NGƢỜI BỆNH ĐÁI
THÁO ĐƢỜNG TYPE 2
3.1. Chế độ dinh dƣỡng hợp lý cho ngƣời bệnh đái tháo đƣờng type 2
3.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho người bình thường

Hình 3.1.1. Tháp dinh dưỡng cân đối

– Nhu cầu về năng lượng [4], [5], [14], [18].

+ Nhu cầu năng lượng gồm có đáp ứng nhu cầu năng lượng cho chuyển hoá cơ
bản (năng lượng cần thiết để duy trì sự sống) và cung cấp năng lượng cho những hoạt
động của cơ thể. Để duy trì hoạt động sống bình thường, cơ thể cần được cung cấp đầy
đủ năng lượng, năng lượng được cung cấp do quá trình dị hoá trong cơ thể và chủ yếu
thức ăn là nguồn bổ sung năng lượng tiêu hao chính.

+ Năng lượng cần cho sự chuyển hoá cơ bản là năng lượng cần thiết để duy trì sự
sống (trong điều kiện nghỉ ngơi, nhịn đói, nhiệt độ 18 – 20oC) cho các hoạt động sinh lý
cơ bản như: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, hoạt động các tuyến, duy trì thân nhiệt khoảng
1400-1600 Kcalo/ngày/người trưởng thành. Nhu cầu năng lượng ở người trưởng thành
trung bình.
 Nam: 2600 – 3000 Kcalor/ngày.
 Nữ: 2000 – 2500 Kcalor/ngày.
– Nhu cầu về chất.
+ Chất hữu cơ [4], [5], [14], [18].

Glucid
(Chất bột, đƣờng)
Protid
(Chất đạm)
Lipid
Tỉ lệ thành phần
dinh dưỡng (%)
Cách 1
45 – 50
15 – 20
35
Cách 2
55
15 – 20
30
Nhu cầu
5 -7 g/ ngày
1 – 1,5 g/kg/ngày
0,7 -2g/kg/ngày
Nguồn cung cấp
Ngũ cốc, khoai,
củ, đường mía…
Động vật: thịt, cá,
trứng…
Thực vật: đậu
nành…
Mỡ động vật:
heo, gà, bò.
Dầu mè, dầu
đậu nành, dầu
đậu phộng.

Bảng 3.1.1.1. Phân phối thành phần dinh dưỡng cân đối hiện nay
– Chất vô cơ [4], [5], [14], [18].

+ Nước: 2- 3 lít/ngày (tuỳ thuộc vào sự cân bằng lượng nước xuất nhập môi
trường, hoạt động của cơ thể). Nguồn cung cấp: một phần lớn trong thức ăn và nước
uống.

+ Vitamin và khoáng chất

Khoáng chất và vitamin
Hàm lƣợng cho phép
Khoáng chất
Calci, phosphor, magie
>100mg/ngày
Sắt, mangan, kẽm, iod
ít hơn 100mg/ngày.
Natri:
6g
Kali
3g/ngày
Vitamin
Vitamin C
50 – 75mg/ngày.
Vitamin B1
1 – 1,4mg.
Vitamin B6:
1,2 – 2mg/ngày
Vitamin A
Nhu cầu: 500UI/ngày
Vitamin K
1mg/ngày.
Vitamin B12
2 g/ngày
Vitamin D
400UI/ngày.
Vitamin E
10 – 30mg/ngày
Bảng 3.1.1.2. Nhu cầu hàm lượng một số khoáng chất và vitamin

– Chất xơ: Lượng chất xơ hấp thụ mỗi ngày dựa trên lượng Kcalo tiêu thụ. Trung
bình 1.000 Kcalo cần bổ sung ít nhất 14g chất xơ, một người cần 2.000 Kcalo mỗi
ngày nên bổ sung khoảng 20- 35g chất xơ. Các loại thức ăn dưới đây chứa một số
lượng lớn chất xơ:
+ Trái cây tươi: táo, cam, chuối, bưởi, đu đủ, mận…
+ Rau xanh: cải, rau màu xanh đậm hay các loại rau ăn sống: xà lách, dưa leo…
+ Ngũ cốc: bánh mỳ, khoai lang, sắn dây, gạo lức…

3.1.2. Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng và mức
đường huyết ở người bệnh T2D
– Sau khi tiến hành một loạt các nghiên cứu lâm sàng, các bác sỹ trên thế giới đã
cho biết một chế độ dinh dưỡng đầy đủ Magnesium (Mg) có thể giúp cho người bệnh
ĐTĐ giảm được các biến chứng do căn bệnh mãn tính này gây ra. Theo nghiên cứu
Women’ Health Study (Diabetes Care 2004) trên 39.345 phụ nữ Mỹ có độ tuổi từ 45
trở lên, không có bệnh tim mạch, ung thư và ĐTĐ type 2, các bác sỹ kết luận chế độ ăn
giàu Mg có thể giảm nguy cơ ĐTĐ type 2 mới mắc và làm tăng độ nhạy với insulin.
Theo nghiên cứu Nurses’ Health Study và Health Professionals’ Follow-up Study, các
bác sĩ cũng đưa ra kết luận: giữa lượng Mg trong khẩu phần ăn và nguy cơ bị ĐTĐ
type 2 mới mắc có một mối tương quan nghịch rất có ý nghĩa [23].
– Nghiên cứu DAQUING (1997): là một nghiên cứu lớn các đối tượng nghiên cứu
được chẩn đoán sàng lọc bằng nghiệm pháp dung nạp glucose; sau đó được chia làm 4
nhóm lớn với những nội dung khác nhau [23]:
+ Nhóm thực hiện chế độ ăn đơn thuần
+ Nhóm thực hiện chế độ luyện tập đơn thuần
+ Nhóm kết hợp chế độ ăn và luyện tập
+ Nhóm đối chứng ăn uống tự nhiên, luyện tập hay không là tùy mỗi cá nhân

 Kết quả sau 6 năm tỷ lệ mắc bệnh ở các nhóm là:
+ Nhóm có can thiệp (hoặc chế độ ăn/ chế độ luyện tập, hoặc có phối hợp), tỷ lệ
ĐTĐ type 2 từ 41 – 46%
+ Nhóm đối chứng (không can thiệp) tỷ lệ ĐTĐ type 2 là 68%. Trong nghiên cứu
này có 577 người thuộc dạng không béo.
Người ta cũng thấy tỷ lệ từ IGT tiến triển đến ĐTĐ type 2 vào khoảng 10%/ năm ở
nhóm can thiệp, còn nhóm đối chứng vào khoảng 40%/ năm.
– Nghiên cứu WENYING [22]: Nghiên cứu phòng bệnh ĐTĐ tại Trung Quốc. Các
đối tượng đều có IGT, có BMI trên 25, đều được lựa chọn ngẫu nhiên, được chia ra các
nhóm, nhóm thực hiện chế độ ăn và tập luyện, nhóm sử dụng metformin 250 mg 3 lần
trong ngày, nhóm sử dụng acarbose 50 mg 3lần/ngày. Sau 3 năm thấy:
+ Nhóm đối chứng có 11,6% bị ĐTĐ.
+ Nhóm dùng chế độ ăn và luyện tập có 8,2% mắc ĐTĐ, giảm 43% yếu tố nguy cơ
mắc bệnh.
+ Nhóm dùng metformin có 4,1% bị ĐTĐ, giảm 88% yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Như vậy nếu chỉ can thiệp bằng thay đổi lối sống, đặc biệt là thay đổi chế độ ăn,
dinh dưỡng thì các yếu tố nguy cơ dẫn tới ĐTĐ type 2 đã được giảm thiểu đáng kể
(giảm được 43%). Các nghiên cứu trên đều là cơ sở khoa học đáng tin cậy để khẳng
định chế độ dinh dưỡng là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu để phòng ngừa và điều trị
bệnh ĐTĐ [23].

3.1.3. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2
Thay đổi chế độ dinh dưỡng sẽ là khâu cơ bản để khống chế tăng glucose huyết,
nhằm kiểm soát tốt và làm giảm/ đề phòng các biến chứng do T2D [1], [4], [5], [6],
[14], [18], [23].

3.1.3.1. Ý nghĩa của chế độ dinh dƣỡng hợp lý đối với ngƣời bệnh T2D
– Duy trì tình trạng dinh dưỡng thích hợp, cung cấp đủ năng lượng nhằm đảm bảo
sức khỏe, sự phát triển tốt và duy trì tổ chức của cơ thể [4], [5].
– Duy trì cân bằng chuyển hóa, tránh triệu chứng tăng đường huyết, đường niệu
[4].
– Ngăn ngừa và hạn chế tối thiểu các biến chứng [4], [5].

3.1.3.2. Nhu cầu dinh dƣỡng cho ngƣời bệnh T2D
– Nhu cầu năng lượng (phụ thuộc vào từng NB): béo hay gầy, tình trạng bệnh lý
(đường huyết, lipid máu), tính chất lao động, thói quen ăn uống hàng ngày [18].
+ Cần hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì.
 Nam giới : 26kcal/ kg/ ngày.
 Nữ giới : 24kcal/ kg/ ngày.

+ Tổng năng lượng được tính theo quy ước:
 Nằm điều trị tại giường : 25 kcal/ kg/ ngày.
 Lao động nhẹ và vừa : 30 – 35 kcal/ kg/ ngày.
 Lao động nặng : 35 – 40 kcal/ kg/ ngày.
– Tỷ lệ thành phần thức ăn so với tổng mức năng lượng cần thiết:
Glucid: 50 – 60% : Protein: 15 – 20 % : Lipid: 30% (ở người có trọng lượng và
lipid máu bình thường, dưới 30% ở người béo phì).

3.1.3.3. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dƣỡng cho ngƣời bệnh T2D
Không có loại thức ăn nào được coi là cấm kỵ với NB ĐTĐ. Đường rất cần cho cơ
thể, thức ăn dù dưới mọi nguồn như chất đạm, chất béo khi vào cơ thể, một phần được
gan chuyển thành glucose. Ăn nhiều thịt vẫn có khả năng tăng đường huyết đồng thời
tạo điều kiện cho bệnh xơ vữa mạch máu phát triển, do tăng cholesterol có trong thịt.
Chỉ có chế độ ăn đa dạng từ mọi nguồn thức ăn mới đem lại cho cơ thể đủ chất dinh
dưỡng cần thiết. Chất đạm giúp tạo các thành phần xây dựng các tế bào sống. Đi kèm
theo việc hấp thu chất béo là vitamin A, D, E, K. Hoa quả là nguồn vitamin và muối
khoáng quý giá. Chất bột tạo đường giúp cơ thể hoạt động. Người ĐTĐ cũng như mọi
người bình thường khác đều cần đến các chất dinh dưỡng như nhau [4], [5], [25], [26].
Tuy vậy, do ở NB ĐTĐ việc sử dụng, tích trữ chất đường không được hoàn hảo
nên chế độ ăn cần tuân theo một số nguyên tắc sau [18]:
– Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước. Hạn chế chất béo
với người béo phì.
– Không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn và không làm hạ đường huyết lúc
xa bữa ăn.
– Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hằng ngày.
– Duy trì được cân nặng lý tưởng.
– Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn
thương thận…
– Phù hợp khẩu vị của NB.

3.1.3.4. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dƣỡng của ngƣời bệnh T2D
– Ăn uống với lượng tối thiểu đủ để cảm thấy khỏe mạnh, không hạ đường huyết
– Đúng bữa và đúng giờ
– Đúng lượng thức ăn cần thiết

3.1.3.5. Tháp dinh dƣỡng hợp lý cho ngƣời bệnh T2D
Tháp dinh dưỡng là hình ảnh cụ thể thể hiện tỉ lệ của các thành phần dinh dưỡng
cân đối trong chế độ ăn dành cho người bệnh ĐTĐ. Đây chính là chế độ ăn lành mạnh
có lợi cho sức khỏe.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *