BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƢỠNG
—-o0o—-
TRẦN THỊ MAI LIÊN
Mã sinh viên: B00232
ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN NHỊP TIM BẰNG ĐIỆN TIM
THÔNG THƢỜNG VÀ MÁY MONITOR Ở BỆNH NHÂN
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH
Ngƣời HDKH: Tiến sỹ Phạm Trƣờng Sơn
HÀ NỘI – Tháng 11 năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Đại tá,
PGS. TS Phạm Nguyên Sơn; Trung tá, TS, BS. Phạm Trƣờng Sơn đã định hƣớng
học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
– Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
– Các Thầy, Cô trong Khoa Điều dƣỡng, Trƣờng Đại học Thăng Long đã trực
tiếp giúp đỡ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
– Ban giám đốc và tập thể bác sỹ, điều dƣỡng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện
Trung ƣơng Quân đội 108 đã động viên, hợp tác, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập và thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Hội
đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện khóa luận.
Tác giả
Trần Thị Mai Liên
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Giải thích
BN
Bệnh nhân
ĐMV
Động mạch vành
NMCT
Nhồi máu cơ tim
NTT
Ngoại tâm thu
RLNT
Rối loạn nhịp tim
THA
Tăng huyết áp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân chia theo tuổi, giới của nhóm nghiên cứu
…………………………….. 15
Bảng 3.2. Tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ và bệnh lý
……………………………………….. 15
Bảng 3.3. Tỷ lệ các loại NMCT và tỷ lệ đƣợc can thiệp ĐMV ……………………… 16
Bảng 3.4. Các rối loạn nhịp xoang phát hiện trên điện tim thông thƣờng ……….. 16
Bảng 3.5. Các rối loạn nhịp tim phát hiện trên điện tim thông thƣờng …………… 17
Bảng 3.6. Các rối loạn dẫn truyền phát hiện trên điện tim thông thƣờng
………… 18
Bảng 3.7. Các rối loạn nhịp tim phát hiện trên máy monitor
…………………………. 19
Bảng 3.8. So sánh tỷ lệ các rối loạn nhịp tim đƣợc phát hiện trên điện tim thông
thƣờng và trên máy monitor
……………………………………………………………………… 19
Bảng 3.9. Tỷ lệ các loại ngoại tâm thu thất đƣợc phát hiện trên monitor
………… 20
Bảng 3.10. Tỷ lệ các ngoại tâm thu thất ở nhóm có đặt stent và nhóm không đặt
stent mạch vành
………………………………………………………………………………………. 20
Bảng 3.11. Tỷ lệ các loạn nhịp nhĩ và nhanh thất ở nhóm có đặt stent và nhóm
không đặt stent mạch vành
……………………………………………………………………….. 21
Bảng 3.12. Tỷ lệ các ngoại tâm thu ở nhóm nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh và
nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh
………………………………………………………… 21
Bảng 3.13.Tỷ lệ các loạn nhịp nhĩ và nhanh thất ở nhóm nhồi máu cơ tim cấp có
ST chênh và nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh
……………………………………… 22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ về giới
…………………………………………………………………………. 15
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ NMCT ST chênh và tỷ lệ đặt stent
………………………………….. 16
Biểu đồ 3.3. Các rối loạn nhịp xoang
…………………………………………………………. 17
Biểu đồ 3.4. Các rối loạn dẫn truyền
………………………………………………………….. 18
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Dây cáp nối điện tim ……………………………………………………………………. 12
Hình 2: Màn hình ……………………………………………………………………………………. 12
Hình 3: Các đoạn ghi lại rối loạn nhịp tim
………………………………………………….. 12
Hình 4: Thiết lập chế độ ghi lại các rối loạn nhịp tim ………………………………….. 13
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
………………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………….. 3
1.1. Khái niệm nhồi máu cơ tim ……………………………………………………………… 3
1.2. Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim
……………………………………………. 4
1.3. Biến chứng của NMCT
……………………………………………………………………. 5
1.3.1. Biến chứng cơ học ……………………………………………………………………. 5
1.3.2. Biến chứng rối loạn nhịp tim
……………………………………………………… 5
1.4. Theo dõi điện tim bằng máy monitor ………………………………………………… 7
1.5. Tình hình nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhân NMCT cấp ….. 9
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………….. 10
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ……………………………………………………………………. 10
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….. 10
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………. 10
2.2.2. Quy trình nghiên cứu
………………………………………………………………. 10
2.2.3. Làm điện tim đồ thông thường …………………………………………………. 11
2.2.4. Cách theo dõi bằng máy monitor ……………………………………………… 12
2.2.5. Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhịp tim ………………………………. 13
2.3. Xử lý số liệu
…………………………………………………………………………………. 14
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………. 15
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………. 15
3.2. Các rối loạn nhịp tim phát hiện trên điện tim thông thƣờng………………… 16
3.3. Các rối loạn nhịp tim phát hiện trên máy monitor
……………………………… 19
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN
………………………………………………………………………… 23
4.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu
………………………………………………………. 23
4.2. Các rối loạn nhịp tim phát hiện trên điện tim thông thƣờng………………… 24
4.3. Vai trò của máy monitor trong việc phát hiện rối loạn nhịp tim ………….. 26
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 29
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………………………… 31
PHỤ LỤC I ……………………………………………………………………………………………. 34
PHỤ LỤC II …………………………………………………………………………………………… 35
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một trong những thể lâm sàng của bệnh thiếu
máu cơ tim cục bộ đang ngày càng trở nên phổ biến và là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu thế giới. Theo Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh NMCT ở nam
từ 1,6 đến 6,3%, ở nữ từ 0,4 đến 1,7 %.
Ở Mỹ có khoảng 11 triệu ngƣời mắc bệnh động mạch vành, hàng năm có
1,5 triệu bệnh nhân nhồi máu mới, tỷ lệ tử vong do NMCT chiếm 25% số tử
vong chung. Ở Việt Nam trong những năm gần đây cùng với sự tăng trƣởng về
kinh tế thì tỷ lệ bệnh mạch vành, đặc biệt là NMCT đang có xu hƣớng tăng
nhanh, tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều biến chứng nặng nề [8],[4].
Nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân sau NMCT thƣờng do
NMCT tái phát, suy tim, rối loạn nhịp tim (RLNT) và đột tử. RLNT chiếm
khoảng 30 – 50% nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân (BN) đột tử sau NMCT.
Nhiều nghiên cứu cho thấy BN sau NMCT có tỷ lệ RLNT rất cao (khoảng 90%)
với tính chất đa dạng, phức tạp gây nhiều biến chứng trầm trọng [4],[15].
Do bệnh nhân NMCT cấp thƣờng có diễn biến nhanh, phức tạp, nguy
hiểm nên việc theo dõi phát hiện các RLNT ở những bệnh nhân này có ý nghĩa
hết sức quan trọng, nhờ đó giúp đƣa ra biện pháp xử trí kịp thời tránh các biến
chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các RLNT có thể phát hiện bằng điện tim đồ
thông thƣờng, holter điện tim hoặc bằng máy theo dõi monitor. Điện tim đồ
thông thƣờng do chỉ đánh giá điện tim tại một thời điểm nên sẽ bỏ sót nhiều các
rối loạn nhịp diễn ra trong ngày. Vì vậy việc theo dõi điện tim liên tục trong 24
giờ là rất cần thiết.
Để theo dõi điện tim trong 24 giờ, có thể dùng máy holter điện tim trong
24 giờ, hoặc dùng máy monitor. Trong đó máy monitor là phƣơng tiện có sẵn ở
hầu hết các cơ sở y tế đa khoa, quy trình lắp đặt, theo dõi đơn giản dễ thực hiện,
có thể tiến hành đƣợc nhiều ngày liên tục. Máy có chế độ ghi lại các rối loạn nhịp
tim và báo động khi phát hiện các rối loạn nhịp tim cũng nhƣ các thông số mạch,
huyết áp, nhiệt độ, Sp02, nhịp thở. Điều này giúp cho điều dƣỡng phát hiện kịp
thời các bất thƣờng về chức năng sinh tồn cũng nhƣ các rối loạn nhịp để thông
báo cho bác sỹ xử trí thích hợp, tránh các tai biến xảy ra.
2
Trên thế giới và Việt Nam, việc dùng máy monitor theo dõi loạn nhịp tim
ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đƣợc áp dụng thƣờng quy ở các cơ sở y tế
ngay từ cấp địa phƣơng. Tuy nhiên ở Việt nam các công bố về việc đánh giá rối
loạn nhịp tim bằng việc sử dụng máy monitor chƣa nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến
hành đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định các rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bằng điện
tim đồ bình thƣờng.
2. Đánh giá vai trò của máy monitor trong việc phát hiện rối loạn nhịp tim ở
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm nhồi máu cơ tim
Cơ tim đƣợc nuôi dƣỡng bởi 2 động mạch vành, đó là động mạch vành
trái và động mạch vành phải. Nhồi máu cơ tim (NMCT) đƣợc hiểu là do sự tắc
nghẽn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành gây thiếu máu cơ tim đột ngột và
hoại tử vùng cơ tim đƣợc tƣới máu bởi nhánh động mạch vành đó. Cơ chế chính
của NMCT cấp là do sự không ổn định và nứt ra của mảng xơ vữa để gây hình
thành huyết khối lấp lòng mạch. Một số trƣờng hợp do các nguyên nhân khác gây
tổn thƣơng động mạch vành nhƣ: bất thƣờng bẩm sinh các nhánh động mạch
vành, bóc tách ĐMC lan rộng đến ĐMV, thuyên tắc động mạch vành trong hẹp
hai lá, Osler [17].
– Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp
Theo đồng thuận của Hội tim mạch châu Âu, Hội tim mạch Mỹ, liên đoàn
tim mạch thế giới (WHF) năm 2007 dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới
(1991), NMCT cấp đƣợc chẩn đoán xác định khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn: lâm
sàng, điện tim và men tim [15],[23]:
+ Lâm sàng: Triệu chứng quan trọng và chủ yếu nhất là cơn đau thắt
ngực điển hình (đau sau xƣơng ức đột ngột, dữ dội thƣờng kéo dài trên 30 phút,
không đáp ứng với Nitroglycerin). Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác nhƣ:
ngất, vã mồ hôi, mệt lả, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim,…[14], [15].
+ Điện tim: là yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán vị
trí NMCT. Cần làm đủ chuyển đạo, nhiều lần để so sánh, chẩn đoán. Có 3 dấu
hiệu cơ bản là:
. Sóng Q hoại tử: rộng ≥ 0,04 giây, sâu ≥ 50% chiều cao sóng R.
. Sự chênh của đoạn ST: phản ánh tình trạng tổn thƣơng tế bào cơ tim. ST
chênh lên phủ chùm lên sóng T tạo nên hình vòm (sóng vòm Pardee) trong
trƣờng hợp NMCT có ST chênh và ST chênh xuống hoặc có thể bình thƣờng
trong trƣờng hợp NMCT không có ST chênh.
+ Men tim: Bình thƣờng các men tim có lƣợng rất nhỏ trong huyết thanh,
nồng độ các men tăng khi các tế bào tổn thƣơng giải phóng các men. Đó là các
4
men tim CKMB, TNT. Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào men tim khi men tim cao
hơn ít nhất 2 lần giới hạn cao của bình thƣờng.
1.2. Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim
– Tăng huyết áp (THA): THA có mối liên quan chặt chẽ với tử vong tim
mạch, đột quỵ và NMCT. Bệnh nhân THA ở bất kỳ mức độ nào có nguy cơ tim
mạch tăng gấp 2 lần so với ngƣời không THA [15]. THA là tác nhân tham gia
gây ra 18% nguy cơ gây NMCT lần đầu tiên.
– Đái tháo đường: đƣợc xem là tƣơng đƣơng với bệnh tim mạch do nguy
cơ NMCT ở nhóm BN đái tháo đƣờng tƣơng đƣơng với nhóm BN đã có NMCT
trƣớc đó. Khi bị hội chứng mạch vành cấp, tỷ lệ tử vong ở BN đái tháo đƣờng
cũng cao hơn BN không đái tháo đƣờng. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong sau NMCT ở BN
đái tháo đƣờng cũng cao hơn BN không đái tháo đƣờng [15].
– Hút thuốc lá: làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 – 4 lần so
với ngƣời không hút thuốc lá, ở cả nam lẫn nữ. Hút thuốc lá làm tăng các yếu tố
viêm, gây rối loạn chức năng tế bào nội mạc, gây stress oxy hóa, gia tăng ngƣng
tập tiểu cầu. Tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch có liên quan chặt chẽ với số lƣợng
điếu thuốc mà BN đã hút. Ngừng hút thuốc lá sẽ giảm tử vong do bệnh mạch
vành, các bệnh tim mạch [15].
– Rối loạn lipid máu: là yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch.
Với bất kỳ giới tính và nhóm tuổi nào, nguy cơ gặp biến cố mạch vành có mối
liên quan chặt chẽ, độc lập, liên tục và tăng dần với nồng độ Cholesterol và LDL-
cholesterol. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành sẽ tăng 2-3% nếu tăng 1% nồng
độ LDL-cholesterol [15].
– Béo phì: Sự phân bố không thích hợp của lớp mỡ bụng đƣợc đánh giá
qua chỉ số tỷ lệ vòng bụng/vòng mông đã đƣợc chứng minh là yếu tố nguy cơ đối
với bệnh tim mạch, ảnh hƣởng đến tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành và tỷ lệ tử
vong chung ở bệnh nhân cao tuổi [3].
– Tuổi tác: Nam giới từ 45 tuổi trở lên và nữ giới từ 55 tuổi trở lên là một
yếu tố nguy cơ dễ mắc các bệnh tim mạch 0. Các bệnh lý tim mạch phổ biến ở
ngƣời cao tuổi bao gồm THA, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim [3].
– Giới tính: Ở ngƣời dƣới 55 tuổi tần suất bệnh ĐMV ở nam nhiều gấp 3-
5
4 lần so với nữ, tuy nhiên sau 55 tuổi tần suất bệnh ĐMV ở nam tăng chậm hơn
so với nữ và đến 75 tuổi tần suất bệnh ĐMV ở nam và nữ là ngang nhau [15].
– Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm: BN trong gia đình có bố, mẹ
hoặc anh, chị, em ruột mắc bệnh ĐMV sớm ở lứa tuổi nam < 55 tuổi và nữ < 65
tuổi, thì đây cũng là một yếu tố nguy cơ dễ xảy ra biến chứng tim mạch [3].
- Tiền sử cá nhân mắc các biến cố tim mạch: Nếu bệnh nhân trong tiền
sử đã từng bị các biến chứng tim mạch nhƣ NMCT, tai biến mạch máu não, viêm
tắc động mạch ngoại biên thì tần suất bị các biến chứng tim mạch lần sau sẽ cao
hơn những bệnh nhân chƣa bị biến chứng [3].
1.3. Biến chứng của NMCT
1.3.1. Biến chứng cơ học
Các biến chứng cơ học có thể đe dọa tính mạng BN là: thông liên thất, hở
van hai lá cấp do đứt dây chẳng, vỡ thành tim tự do, phình thành tim…
1.3.2. Biến chứng rối loạn nhịp tim
RLNT là biến chứng thƣờng gặp trong và sau NMCT cấp, với tỷ lệ gặp
khoảng 90% ở các dạng RLNT khác nhau. Có khoảng 40 % BN có sự bất thƣờng
của nhịp tim trong vòng 24 giờ đầu. Trong nhóm BN này, nguy cơ của RLNT
cao nhất trong những ngày đầu và giảm dần sau đó. Tỷ lệ xuất hiện rối loạn nhịp
thất tăng ở những BN NMCT có ST chênh lên và giảm ở những BN NMCT
không ST chênh lên.
- Cơ chế rối loạn nhịp tim
Cơ chế RLNT gồm: rối loạn hình thành xung động, rối loạn dẫn truyền
xung động và cơ chế phối hợp do rối loạn cả hình thành và dẫn truyền xung
động.
+ Rối loạn hình thành xung động: là rối loạn phát nhịp tim của nút
xoang, nút nhĩ thất hoặc các ổ ngoại vị. Rối loạn của nút xoang bao gồm nhanh
xoang, chậm xoang, hội chứng yếu nút xoang. Rối loạn các ổ ngoại vị ở nhĩ gây
ra ngoại tâm thu trên thất (NTT nhĩ), các ổ ngoại vị ở thất gây ra ngoại tâm thu
thất (NTT thất).
+ Rối loạn dẫn truyền: Do đƣờng dẫn truyền trong tim bị chậm lại hoặc
6
bị block gây ra các dạng rối loạn nhƣ block nhĩ thất độ I, II, III, block bó His,
block nhánh, block xoang nhĩ,… hoặc do thay đổi dẫn truyền tạo nên tốc độ dẫn
truyền ở các vùng khác nhau để hình thành vòng vào lại gây nên những cơn nhịp
nhanh kịch phát và kéo dài.
+ Cơ chế phối hợp: rối loạn cả hình thành xung động và dẫn truyền xung
động.
- Các rối loạn nhịp tim
Có thể xảy ra trong và sau NMCT, đặc biệt là những ngày đầu tiên,
thƣờng gặp nhất là ngoại tâm thu trên thất, ngoại tâm thu thất, sau đó là block
nhĩ-thất (độ I, II, III), block nhánh, rung nhĩ. Nặng nhất là rung thất, vô tâm thu
thƣờng dẫn đến tử vong.
+ Nhịp chậm xoang: khi nhịp tim < 50 ck/phút, hay gặp trong NMCT
cấp, chiếm khoảng 15% số bệnh nhân và thƣờng thấy khi có nhồi máu thành dƣới
và gặp 5 – 10% ở nhồi máu thành trƣớc.
+ Nhịp xoang nhanh: khi nhịp tim > 100 ck/phút, trong NMCT nhịp
nhanh xoang thƣờng do cƣờng giao cảm, do rối loạn chức năng thất trái, ngoài ra
có thể do sốt, bệnh nhân lo lắng hoảng sợ, suy tim, giảm thể tích máu. Nhịp
nhanh xoang kéo dài là một yếu tố tiên lƣợng sớm, nhịp càng nhanh, tiên lƣợng
bệnh nhân càng xấu.
+ Rối loạn nhịp thất:
. NTT thất: dễ xảy ra trong giai đoạn cấp của NMCT, có thể từ đó gây ra
nhịp nhanh thất. Phân loại NTT thất theo Lown: Tiên lƣợng xấu nếu > 10 NTT
thất/phút, NTT đa ổ, đa dạng, NTT có sóng R nằm sƣờn lên sóng T của nhịp
trƣớc đó hoặc NTT thất nhịp đôi, nhịp ba hoặc nhịp nhanh thất.
. Nhịp nhanh thất: có thể xuất hiện ở bệnh nhân NMCT cấp.
+ Rối loạn dẫn truyền:
Block nhĩ – thất cấp I, II, III gặp ở 15 – 25% bệnh nhân NMCT cấp nằm
viện [12].
. Block nhĩ – thất cấp I: gặp 4 – 14% ở bệnh nhân NMCT thành dƣới.
. Block nhĩ – thất cấp II: gặp ở 4 – 10% thƣờng là loại Mobitz I, không
cần điều trị đặc hiệu, theo dõi sát.
7
. Block nhĩ – thất cấp III: chiếm 2 – 5% số bệnh nhân nằm viện vì NMCT
[7]. NMCT cấp thành dƣới thƣờng có block nhĩ – thất cấp III thoáng qua sau đó
về nhịp xoang, thời gian phục hồi có thể kéo dài trên hai tuần.
. Block nhánh và phân nhánh: gặp ở 12 – 20% bệnh nhân bị NMCT cấp
[2]. Block nhánh trái, block nhánh trái trƣớc đơn thuần và sự kết hợp giữa block
phân nhánh trái trƣớc và block nhánh phải có tần suất tƣơng tự nhƣ nhau (3 –
5%). Block nhánh phải đơn thuần ít gặp hơn (2%), block phân nhánh trái sau,
block nhánh phải kết hợp block phân nhánh trái sau ít gặp vì block nhánh hay
gặp ở bệnh nhân NMCT cấp thành trƣớc và tổn thƣơng diện rộng. Do đó tỷ lệ tử
vong ở bệnh nhân có block nhánh hoặc block phân nhánh cao hơn 2-3 lần so với
NMCT không có block.
+ Các rối loạn nhịp trên thất: trong NMCT cấp ít khi xảy ra nhịp nhanh
kịch phát trên thất, nhƣng nếu có phải đƣợc điều trị để hạn chế thiếu máu cơ tim
tiến triển.
+ Các loạn nhịp khác: nhƣ cuồng nhĩ gặp khoảng 2 – 4%, rung nhĩ xảy ra
ở 5 – 8%, bệnh nhân NMCT. Sugima T., theo dõi 102 bệnh nhân bị NMCT thấy
10 bệnh nhân bị rung nhĩ trong 72 giờ đầu [22]. Còn Goldberg R.J., nhận thấy
rung nhĩ xảy ra ở 16% bệnh nhân NMCT [19], thƣờng là bệnh nhân cao tuổi (>
65 tuổi) có suy tim xung huyết hay sốc tim.
1.4. Theo dõi điện tim bằng máy monitor
Máy monitor có rất nhiều loại, về cấu tạo chung đều bao gồm: màn hình,
máy chính và hệ thống kết nối.
– Màn hình: Các thế hệ máy mới ngày nay đều là màn hình màu, nhìn rõ nét, phù
hợp với yêu cầu điều khiển và kiểm tra. Với màn hình chạm (điều khiển bằng các
nút chạm trên màn hình) giúp thao tác dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng. Trên
màn hình có nút chạm để xem và lắp đặt các thông số cho máy. Trên màn hình có
3 dạng sóng thể hiện: điện tim, độ bão hòa oxy trong máu, SpO2, huyết áp.
– Máy chính: Chứa phần cứng và phần mềm để đánh giá, tính toán và cài đặt các
thông số, có thể đo đƣợc 7 thông số chính nhƣ ECG, nhịp hô hấp, SpO2, huyết áp
không can thiệp, nhiệt độ, huyết áp can thiệp. Các thông số đánh giá chính gồm:
+ Điện tim:
8
. Có thể có loại 3 đạo trình hoặc loại 6 đạo trình. Loại 3 đạo trình gồm: I,
II, III. Loại 6 đạo trình gồm : I, II, III, aVR, aVL, aVF. Có thể lựa chọn
loại đạo trình xuất hiện trên màn hình để theo dõi.
. Dải nhịp tim theo dõi từ: 15-300 nhịp/phút với độ chính xác: ±1% hoặc
±2 chu kì/phút.
. Có thể lựa chọn tốc độ quét: 12.5mm/s, 25mm/s, 50mm/s và điều khiển
độ nhạy với biên độ có thể thay đổi x1/4, x1/2, x1, x2, x4 hoặc tự động.
+ Cài đặt ghi lại các loại loạn nhịp:
. Trên màn hình có hiển thị các chế độ lƣu lại các loạn nhịp, ta có thể lựa
chọn chế độ ghi lại các loạn nhịp này. Các loạn nhịp tim có thể lƣu lại trên máy
monitor gồm:
ASYSTOLE: Ngừng tim > 3 giây. VT (Ventricular tachycardia) : nhanh
thất, VF (Ventricular fibrillation) : rung thất, VPC (Ventricular premature
complex): Ngoại tâm thu thất, COUPLET: hai ngoại tâm thu đi liền nhau,
EARLY VPC: Ngoại tâm thu đến sớm, BIGEMINY: Cứ hai nhịp xoang thì có
một nhịp ngoại tâm thu,TRIGEMINY: cứ 3 nhịp xoang thì có một nhịp ngoại
tâm thu. TACHY: nhịp tim nhanh, BRADYCARDIA: nhịp tim chậm.
+ Xem lại các loạn nhịp đã xảy ra: Máy lƣu đƣợc 16 đoạn ghi lại các
loạn nhịp tùy theo chế độ cài đặt phát hiện.
+ Các bộ phận khác:
. SPO2: có thể đánh giá tỷ lệ % bão hòa ôxi từ 30%-100%.
. Đo huyết áp: Có bao da nối với máy monitor, có thể ấn nút để đo bất kì
thời điểm hoặc chọn khoảng thời gian đo tự động 5,10,15,20,30 phút và 1,2,4,8
giờ. Dải huyết áp: 30 đến 300mmHg.
. Hơi thở: xác định phạm vi: 5 – 60 nhịp/phút với độ chính xác: ± 3
nhịp/phút.
. Máy in nhiệt: tốc độ in: 25,50 mm/sec, độ chính xác nhịp tim: ± 5 bpm.
. Đèn báo động: Có thể nhìn thấy từ xa đèn báo động ở phía trên của
monitor. Tùy theo sự cài đặt, đèn sẽ báo động khi các thông số theo dõi nằm
trong phạm vi bất thƣờng. Có 3 dạng hiển thị báo động: đèn báo động, thông báo
sáng và âm thanh báo động. Có 3 kiểu báo động: nguy cấp (đèn đỏ, nhấp nháy),
9
cảnh báo (đèn vàng, nhấp nháy), nhắc nhở (đèn vàng, sáng).
1.5. Tình hình nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhân NMCT cấp
Các BN sau NMCT có tỷ lệ tai biến tim mạch, đặc biệt là nguy cơ RLNT
và đột tử rất cao. Nhờ khả năng theo dõi liên tục trong thời gian kéo dài (24- 48
giờ), điện tim Holter hoặc monitor cho phép phát hiện và phân tích các RLNT
đầy đủ và chính xác [26]. So sánh kết quả ghi điện tim thông thƣờng với điện tim
Holter, Manger Cats và cộng sự thấy rằng nếu chỉ làm điện tim thông thƣờng sẽ
bỏ sót 77% các trƣờng hợp BN có NTTT nguy hiểm độ V, 85% NTTT độ IV và
90% NTTT độ III theo phân loại Lown. Vì vậy, việc tìm hiểu về tần suất và các
đặc điểm của RLNT bằng phƣơng pháp Holter ở các BN sau NMCT đã thu hút
sự quan tâm của nhiều nghiên cứu. Các nghiên cứu của J.Thomas Bigger, Craig
M. Pratt và cộng sự đã chứng tỏ sự thƣờng gặp của các RLNT, đặc biệt là loạn
nhịp thất phức tạp, thành chuỗi, cơn nhịp nhanh thất thoáng qua hoặc kéo dài và
có ý nghĩa tiên lƣợng đối với nguy cơ đột tử ở các BN sau NMCT.
Một số công trình nghiên cứu về NMCT ở Việt Nam thấy các kết quả về
tỷ lệ RLNT còn khác nhau, có lẽ do việc lựa chọn đối tƣợng BN, phƣơng tiện
theo dõi và phát hiện RLNT khác nhau trong các nghiên cứu. Đinh Minh Tân
(1991), Nguyễn Thị Dung, Vũ Đình Hải (1992)… sử dụng điện tim quy ƣớc chỉ
phát hiện đƣợc tỷ lệ thấp các bệnh nhân NMCT cấp có các RLNT (NTT trên thất
6,5%, rối loạn nhịp thất 19,6- 29%). Nghiên cứu bằng phƣơng pháp ghi điện tim
Holter 24h của Lê Đức Thắng (1996), Phạm Quang Huy (2000), Lê Thị Thanh
Thái, Đặng Vạn Phƣớc và CS (2002) cho thấy trên 90% BN NMCT cấp có các
RLNT, đặc biệt là các rối loạn nhịp thất.
10
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán xác định nhồi
máu cơ tim cấp điều trị nội trú tại khoa A2-A, Bệnh viện Trung Ƣơng Quân đội
108, từ tháng 04/2013 đến 10/2013.
– Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Bệnh nhân đã đƣợc chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim cấp.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp
Theo đồng thuận của Hội tim mạch châu Âu, Hội tim mạch Mỹ, liên đoàn
tim mạch thế giới năm 2007 dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (1991),
NMCT cấp đƣợc chẩn đoán xác định khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn: lâm sàng, điện
tim và men tim [15], [23]:
. Cơn đau thắt ngực (đau sau xƣơng ức đột ngột, dữ dội thƣờng kéo dài
trên 30 phút, không đáp ứng với Nitroglycerin).
. Điện tâm đồ có các biến đổi đặc hiệu: ST chênh lên ≥ 1mm ở hai chuyển
đạo liên tiếp.
. Men tim tăng cao: CKMB và TNT tăng lên ít nhất gấp 2 lần giới hạn
trên.
– Tiêu chuẩn loại trừ
. BN đƣợc đặt máy tạo nhịp tim.
. Bệnh nhân bị nhiều bệnh nặng kết hợp có thể gây ra các rối loạn nhịp
tim: hôn mê, suy kiệt nặng, suy thận nặng, suy tim nặng.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Dùng phƣơng pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu
Áp dụng quy trình chăm sóc điều dƣỡng.
– Bước 1: Nhận định tình trạng bệnh nhân
+ Khai thác bệnh sử:
. Tuổi, giới.
11
. Triệu chứng lâm sàng: tính chất đau ngực, mệt, ngất.
. Thời gian NMCT: tính từ khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau ngực
cho đến khi đƣợc nhập viện điều trị.
+ Khai thác các bệnh kèm theo: suy tim, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,
béo phì, hút thuốc lá, tai biến mạch máu não.
+ Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp.
+ Làm điện tim đồ thông thường.
+ Xét nghiệm sinh hoá máu: Men tim (CKMB, TNT, GOT, GPT, LDH),
Glucose, chức năng thận (urê, creatinin), Lipid máu (cholesterol toàn phần,
triglycerid, a.uric, HDL, LDL).
– Bước 2: Chẩn đoán điều dưỡng, lựa chọn bệnh nhân
Lựa chọn các bệnh nhân NMCT cấp để đánh giá RLNT.
– Bước 3: Lập kế hoạch theo dõi, tiến hành đánh giá rối loạn nhịp tim
Tất cả các bệnh nhân NMCT đều đƣợc theo dõi và điều trị theo khuyến
cáo của Hội tim mạch Việt Nam và đƣợc tiến hành đánh giá rối loạn nhịp tim
bằng điện tim đồ thông thƣờng và bằng máy theo dõi monitor trong 3 ngày đầu
theo qui trình ở mục 2.2.3 và 2.2.4.
– Bước 4: Lượng giá kết quả thu được
Tiến hành phân tích đánh giá các rối loạn nhịp tim trên điện tim đồ thông
thƣờng và so sánh với máy monitor.
2.2.3. Làm điện tim đồ thông thường
Làm điện tim đồ hàng ngày vào lúc 8 giờ sáng, theo quy trình thông
thƣờng, làm trong 3 ngày đầu tính từ ngày nhập viện. Đánh giá các biểu hiện trên
điện tim bao gồm:
– Rối loạn nhịp:
+ Rối loạn nhịp trên thất: nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, rung nhĩ,
ngoại tâm nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ.
+ Rối loạn nhịp thất: ngoại tâm thu thất đơn lẻ, ngoại tâm thu thất dạng
couplet, ngoại tâm thu thất dạng Bigeminy, ngoại tâm thu thất dạng Trigeminy,
nhanh thất ngắn, nhanh thất bền bỉ, rung thất.
– Rối loạn dẫn truyền:
12
+ Block nhĩ thất độ I, Block nhĩ thất độ II, Block nhĩ thất độ III.
2.2.4. Cách theo dõi bằng máy monitor
2.2.4.1. Phương tiện nghiên cứu
Phƣơng tiện nghiên cứu là máy monitor của hãng Nihon Koden, có các
giác cắm (hình 1) nối với màn hình. Màn hình của máy là màn hình màu LCD
(hình 2), là loại màn hình chạm, điều khiển trực tiếp bằng các nút chạm trên màn
hình. Máy có đèn báo hiệu (hình 2) đối với các cảnh báo về mạch, nhiệt độ, huyết
áp, nhịp thở. Máy theo dõi đƣợc các đạo trình DI, DII, DIII, AVR, AVL,AVF và
có chế độ cài đặt để ghi lại các rối loạn nhịp tim, có thể lƣu lại đƣợc 16 đoạn
RLNT trong 24 giờ (hình 3).
Hình 1: Dây cáp nối điện tim
Hình 2: Màn hình
Hình 3: Các đoạn ghi lại rối loạn nhịp tim
Đèn báo
hiệu
13
2.2.4.2. Các bước tiến hành
– Chuẩn bị bệnh nhân
+ Giải thích cho bệnh nhân mục đích và cách thức tiến hành theo dõi bằng
monitor.
+ Bệnh nhân đƣợc lau tại chỗ vùng da đặt điện cực.
+ Lắp điện cực dây nối điện tim vào cổ tay phải, cổ tay trái và cổ chân
trái.
– Điều khiển máy monitor
+ Bật màn hình, điền họ, tên bệnh nhân.
+ Thiết lập chế độ theo dõi và ghi lại (hình 4) các rối loạn nhịp bao gồm:
ngừng xoang, ngoại tâm nhĩ, ngoại tâm thu thất đơn lẻ, ngoại tâm thu thất dạng
couplet, ngoại tâm thu thất dạng Bigeminy, ngoại tâm thu thất dạng Trigeminy,
nhanh thất, rung thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ.
– Đánh giá các rối loạn nhịp tim
Sau mỗi ngày theo dõi bằng monitor, mở monitor phần nội dung ghi lại
các rối loạn nhịp (hình 3), đối chiếu với các tiêu chuẩn để xác định các rối loạn
nhịp tim.
2.2.5. Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhịp tim
(Tiêu chuẩn bệnh lý điện tim theo mã MINESOTA) [5].
– Chậm xoang: < 50 chu kỳ/phút.
- Nhanh xoang: > 100 chu kỳ/phút.
Hình 4: Thiết lập chế độ ghi lại các rối loạn nhịp tim
14
– Ngừng xoang: khoảng R-R > 2,5 giây.
– Ngoại tâm thu nhĩ: sóng P thay bằng sóng P’, phức bộ QRS không thay đổi
– Ngoại tâm thu thất:
+ NTT thất dạng chuỗi: NTTT liên tục, kế tiếp thành từng chuỗi.
+ NTT thất phức tạp: NTT đa dạng hoặc NTTT dạng chuỗi.
+ Nhịp nhanh thất: ≥ 3 NTTT liên tiếp, tần số > 100 chu kỳ/phút.
+ NTT thất Bigeminy: cứ hai nhịp xoang có một nhịp ngoại tâm thu.
+ NTT thất dạng Trigeminy: cứ ba nhịp có một nhịp ngoại tâm thu.
+ NTT thất dạng couplet: hai ngoại tâm thu liền nhau.
– Cơn nhịp nhanh trên thất: khi có > 3 nhát bóp sớm liên tục của phức bộ nhĩ.
– Rung nhĩ: các khoảng RR không đều nhau về biên độ và tần số, sóng P thay
bằng sóng f.
– Cuồng nhĩ: các khoảng RR không đều nhau, sóng P thay bằng sóng F hình răng
cƣa.
– Block nhĩ thất:
+ Block nhĩ thất độ 1: PQ > 0,2 giây.
+ Block nhĩ thất độ 2: Chu kỳ Luciani-Wenkerbach: PQ dài dần rồi có 1
sóng P mà không có phức bộ QRS, Mobitz: PQ không thay đổi nhƣng có một
hay nhiều sóng P mà không có QRS tạo thành dạng block 2/1, 3/1,…
+ Block nhĩ thất độ 3: block nhĩ thất hoàn toàn, mất sự liên hệ giữa P và
QRS, nhĩ bóp riêng, thất bóp riêng, nhịp nhĩ lớn hơn nhịp thất.
2.3. Xử lý số liệu
– Các chỉ số xét nghiệm và các rối loạn nhịp tim ghi đƣợc xử lí bằng phần mềm
SPSS 16.0.
– Tính giá trị một thông số của một nhóm nghiên cứu: tính tỷ lệ %, tính số trung
bình mẫu, tìm độ lệch chuẩn (SD).
– So sánh các giá trị nghiên cứu dựa vào giá trị T-student để xác định giá trị p.
15
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân chia theo tuổi, giới của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Số BN (n=30)
Tỷ lệ (%)
Nam
22
73,3
Nữ
8
26,7
Tuổi trung bình
69,9 ±12,4
22
73.3%
8
26.7%
Nam
Nữ
Nhận xét: – Tuổi trung bình của đối tƣợng nghiên cứu là 69,9 ± 12,4.
– Nam chiếm tỷ lệ (73,3%) cao hơn nữ (26,7%).
Bảng 3.2. Tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ và bệnh lý
Bệnh lý
Số BN
Tỷ lệ (%)
Béo phì
7
23,3
Tăng huyết áp
17
56,7
Suy tim
4
13,3
Rối loạn lipid máu
14
46,7
Đái tháo đường
10
33,3
Hút thuốc lá
10
33,3
Tai biến mạch máu não
4
13,3
Nhồi máu cơ tim
2
15
Nhận xét: Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%), tiếp theo là đến rối
loạn lipid máu (46,7%), thấp nhất là tai biến mạch máu não và suy tim (13,3%).
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ về giới
16
Bảng 3.3. Tỷ lệ các loại NMCT và tỷ lệ được can thiệp ĐMV
Chỉ tiêu
Số BN
Tỷ lệ (%)
p
NMCT không ST chênh
NMCT có ST chênh
15
50
>0,05
15
50
NMCT được đặt stent
NMCT không được đặt stent
15
50
>0,05
15
50
50
50.0%
50
50.0%
Đặt stent
Không đặt stent
50
50.0%
50
50.0%
NMCT không ST chênh
NMCT có ST chênh
Nhận xét:
– Tỷ lệ NMCT không ST chênh chiếm 50%, không khác biệt so với NMCT có
ST chênh (50%). Tỷ lệ NMCT đƣợc đặt stent động mạch vành (50%) không khác
biệt so với tỷ lệ NMCT không đƣợc đặt stent ĐMV (50%).
3.2. Các rối loạn nhịp tim phát hiện trên điện tim thông thƣờng
Bảng 3.4. Các rối loạn nhịp xoang phát hiện trên điện tim thông thường
Các chỉ số
Ngày 1(p1)
Ngày 2 (p2)
Ngày 3 (p3)
p1-2
p1-3
p2-3
Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%)
Chậm xoang
4
13,3
1
3,3
1
3,3
<0,05 <0,05 >0,05
Nhanh xoang
9
30
6
20
5
16,6
<0,05 <0,05 >0,05
Nhận xét:
– Trong ngày đầu tiên, nhịp chậm xoang chiếm tỷ lệ 13,3%; nhịp nhanh xoang
chiếm tỷ lệ 30%.
– Từ ngày thứ hai và ngày thứ ba, tỷ lệ này giảm có ý nghĩa thống kê.
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ NMCT ST chênh và tỷ lệ đặt stent
17
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
4
1
1
9
6
5
Chậm xoang
Nhanh xoang
Bảng 3.5. Các rối loạn nhịp tim phát hiện trên điện tim thông thường
Các chỉ số
Ngày 1(p1)
Ngày 2(p2)
Ngày 3(p3)
p1-2
p1-3
p2-3
Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%)
NTT thất
4
13,3
1
3,3
1
3,3
<0,05 <0,05 >0,05
NTT nhĩ
1
3,3
0
0
0
0
–
–
–
Nhanh nhĩ
1
3,3
0
0
0
0
–
–
–
Rung nhĩ
1
3,3
0
0
1
3,3
–
>0,05
–
Cuồng nhĩ
1
3,3
0
0
0
0
–
–
–
Nhanh thất
0
0
0
0
0
0
–
–
–
Nhận xét:
– Trong ngày đầu tiên, ngoại tâm thu thất chiếm tỷ lệ nhiều nhất (13,3%), các rối
loạn nhịp nhĩ (NTT nhĩ, nhanh nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ) đều chiếm tỷ lệ thấp
(3,3%).
– Hai ngày tiếp theo, số lƣợng ngoại tâm thu thất giảm có ý nghĩa thống kê, còn
các rối loạn nhịp nhĩ thay đổi không có ý nghĩa thống kê.
Biểu đồ 3.3. Các rối loạn nhịp xoang
18
Bảng 3.6. Các rối loạn dẫn truyền phát hiện trên điện tim thông thường
Các chỉ số
Ngày 1(p1) Ngày 2 (p2) Ngày 3 (p3)
p1-2
p1-3
p2-3
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Block nhĩ thất
độ I
5
16,6
2
6,7
1
3,3 <0,05 <0,05 >0,05
Block nhĩ thất
độ II
4
13,3
3
10
3
10
>0,05 >0,05 >0,05
Block nhĩ thất
độ III
2
6,7
2
6,7
2
6,7 >0,05 >0,05 >0,05
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
5
2
1
4
3
3
2
2
2
Block nhĩ thất độ I
Block nhĩ thất độ II
Block nhĩ thất độ III
Nhận xét:
– Trong ngày đầu tiên, Block nhĩ thất độ I chiếm tỷ lệ cao nhất (16,6%), tiếp theo
là Block nhĩ thất độ II (13,3%) và Block nhĩ thất độ III (6,7%).
– Hai ngày tiếp theo, tỷ lệ Block nhĩ thất độ I giảm có ý nghĩa, không có sự khác
biệt về tỷ lệ block nhĩ thất cấp II và cấp III.
Biểu đồ 3.4. Các rối loạn dẫn truyền
19
3.3. Các rối loạn nhịp tim phát hiện trên máy monitor
Bảng 3.7. Các rối loạn nhịp tim phát hiện trên máy monitor
Các rối
loạn nhịp
Ngày 1 (p1)
Ngày 2 (p2) Ngày 30 (p3)
p1-2
p1-3
p2-3
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
NTT thất
12
40
6
20
6
13,3
<0,05 <0,05 >0,05
NTT nhĩ
4
13,3
1
3,3
1
3,3
<0,05 <0,05 >0,05
Nhanh nhĩ
2
6,6
1
3,3
1
3,3
>0,05 >0,05 >0,05
Rung nhĩ
4
13,3
3
9,9
3
9,9
>0,05 >0,05 >0,05
Cuồng nhĩ
1
3,3
1
3,3
1
3,3
>0,05 >0,05 >0,05
Nhanh thất
2
6,6
1
1,3
1
3,3
>0,05 >0,05 >0,05
Nhận xét:
– Trong ngày đầu tiên, NTT thất xuất hiện với tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp theo là
đến NTT nhĩ và rung nhĩ (13,3%), phát hiện đƣợc nhanh thất ở 6,6%. Hai ngày
tiếp theo, tỷ lệ NTT thất và NTT nhĩ giảm có ý nghĩa thống kê, không có sự khác
biệt về tỷ lệ đối với các loạn nhịp khác.
Bảng 3.8. So sánh tỷ lệ các rối loạn nhịp tim được phát hiện
trên điện tim thông thường và trên máy monitor
Các rối loạn
nhịp
Ngày 1 (p1)
Ngày 2 (p2)
Ngày 30 (p3)
p1
p2
p3
Monitor ECG Monitor ECG Monitor ECG
NTT thất
12
4
6
1
6
1
<0,05 <0,05 <0,05
NTT nhĩ
4
1
1
0
1
0
<0,05
-
-
Nhanh nhĩ
2
1
1
0
1
0
>0,05
–
–
Rung nhĩ
4
1
3
0
3
1
<0,05
-
<0,05
Cuồng nhĩ
1
1
1
0
1
0
>0,05
–
–
Nhanh thất
2
0
1
0
1
0
>0,05
–
–
Nhận xét: