11854_Đặc điểm rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ có thai đến khám và quản lý thai nghén

luanvantotnghiep.com

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018

Lương Thị Thưởng

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Bộ phận sau đại học, Bộ môn Nội – Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên; Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Phòng khám sản, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Trường Đại học y khoa Thái Nguyên; Ban lãnh đạo bệnh viện Gang Thép đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học y khoa Thái nguyên, người đã hết lòng dạy bảo, động viên tôi trong suốt quá trình học tập .
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo, các anh chị Bác sỹ, Điều dưỡng của phòng khám sản, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Trường Đại học y khoa Thái Nguyên, những người giúp tôi trong suốt thời gian học tập .
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y khoaThái Nguyên đã chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn là những người động viên, khích lệ và ủng hộ nhiệt tình giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và học tập

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018

Lương Thị Thưởng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ab- TPO : Anti – thyroid peroxidase antibodies (kháng thể kháng thyroid
DIT: Diiodotyronin.
FT3 : Free T3 (T3 tự do)
FT4 : Free T4 (T4 tự do)
HA : Huyết áp
HCG : Human Chorionic Gonadotropin
HDL : High Density Lipoproteins (Lipoprotein tỷ trọng cao)
LDL: Low Density Lipoproteins (Lipoprotein tỷ trọng thấp)
MIT: Monoiodotyronin.
RLCN: Rối loạn chức năng
T3 : Triiodothyronin
T4 : Tetraiodothyronin
TBG: Thyroxin binding globulin (globulin gắn thyroxin).
TBPA : Thyroxin binding prealbumin (prealbumin gắn thyroxin).
TG: Thyroglobulin
TRH: Thyroid releasing hormon (hormon giải phóng tuyến giáp).
TSH: Thyroid stimulating hormon (hormon kích thích tuyến giáp).
TT3 : Total T3 (T3 toàn phần)
TT4 : Total T4 (T4 toàn phần)
UI : Nồng độ trung vị
WHO  : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược cấu trúc tuyến giáp3
1.2. Chức năng sinh lý của tuyến giáp khi có thai4
1.3. Iod sinh lý trong quá trình mang thai10
1.4. Đặc điểm rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ có thai11
1.5. Xét nghiệm định lượng TSH, T3, FT416
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU19
2.1. Đối tượng nghiên cứu19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu19
2.4. Xử lý số liệu 23
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU25
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu25
3.2. Đặc điểm rối loạn chức năng tuyến giáp của các đối tượng nghiên cứu27
3.3. Tương quan giữa TSH với FT4, T3 và các triệu chứng RLCN tuyến giáp34
Chương 4: BÀN LUẬN43
KẾT LUẬN61
KHUYẾN NGHỊ62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.Đặc điểm về nhóm tuổi của các đối tượng nghiên cứu25
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử sản khoa26
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử bệnh lý27
Bảng 3.4. Nồng độ TSH huyết tương của các đối tượng nghiên cứu27
Bảng 3.5. Nồng độ TSH (mUI/ml) các thai phụ không bị rối loạn tuyến giáp theo từng quý thai kỳ28
Bảng 3.6.Tỷ lệ thai phụ có rối loạn chức năng tuyến giáp theo kết quả định lượng TSH30
Bảng 3.7. Nồng độ FT4 huyết tương của các đối tượng nghiên cứu có suy giáp30
Bảng 3.8. Nồng độ FT4 huyết tương của các đối tượng nghiên cứu có cường giáp31
Bảng 3.9. Các rối loạn chức năng tuyến giáp của đối tượng nghiên cứu theo kết quả TSH và FT431
Bảng 3.10. Nồng độ T3 huyết tương của các đối tượng nghiên cứu có RLCN tuyến giáp (suy giáp)32
Bảng 3.11. Nồng độ T3 huyết tương của các đối tượng nghiên cứu có RLCN tuyến giáp (cường giáp)32
Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu của các đối tượng nghiên cứu32
Bảng 3.13. Triệu chứng lâm sàng liên quan đến tình trạng suy giáp của các đối tượng nghiên cứucó RLCN tuyến giáp (suy giáp, n=20)33
Bảng 3.14. Triệu chứng lâm sàng liên quan đến tình trạng cường giáp của các đối tượng nghiên cứu có RLCN tuyến giáp (cường giáp, n=27)34
Bảng 3.15.Tương quan giữa nồng độ TSH với nồng độ FT4, T3 huyết thanh34
Bảng 3.16.Tương quan giữa nồng độ TSH với nồng độ lipid huyết thanh của các thai phụ có RLCN tuyến giáp37
Bảng 3.17. Tương quan giữa nồng độ FT4, T3 với nồng độ glucose huyết thanh của các thai phụ có RLCN tuyến giáp39
Bảng3.18. Tương quan giữa giá trị TSH huyết thanh và các xét nghiệm sinh hóa khác ở các thai phụ40
Bảng 3.19. Tương quan giữa nồng độ TSH huyết thanh và các triệu chứng lâm sàng rối loạn chức năng tuyến giáp ở các thai phụ41
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của nhóm tuổi đến tỷ lệ thai phụ RLCN tuyến giáp42
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ cao đến tỷ lệ suy giáp42

DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu25
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về địa dư của các đối tượng nghiên cứu26
Biểu đồ 3.3. Phân bố nồng độ TSH của các thai phụ không bị suy giáp29
Biểu đồ 3.4. So sánh giá trị TSH trung bình trong huyết thanh thai phụ
không bị suy giáp theo từng quý của thai kỳ29
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ TSH và FT4 của các thai phụ có RLCN tuyến giáp (suy giáp)35
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ TSH và FT4 của các thai phụ có RLCN tuyến giáp (cường giáp)36
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nồng độ T3 của các thai phụ có RLCN tuyến giáp (suy giáp)36
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa nồng độ T3 của các thai phụ có RLCN tuyến giáp (cường giáp)37
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa nồng độ TSH và nồng độ cholesterol huyết thanh của các thai phụ có rối loạn chức năng tuyến giáp (suy giáp)38
Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa nồng độ TSH và nồng độ Triglycerid huyết thanh của các thai phụ có rối loạn chức năng tuyến giáp (suy giáp)38
Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa nồng độ FT4 và nồng độ Glucose huyết
thanh của các thai phụ có rối loạn chức năng tuyến giáp
(cường giáp)39
Biểu đồ 3.12. Tương quan giữa nồng độ T3 và nồng độ Glucose huyết thanh của các thai phụ có rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp)40

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Hình ảnh vị trí và cấu trúc của tuyến giáp trạng3
Hình 2. Sự thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp và hormone thai kỳ
theo tuổi thai 5
Hình 3. Mối tương quan của HCG và TSH (trên); Mối tương quan
của HCG và FT4(dưới) 9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tuyến giáp là bệnh lý nội tiết tương đối hay gặp, đứng thứ 2 sau bệnh đái tháo đường đối với phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản [3]. Khi mang thai, hoạt động chức năng và kích thước của tuyến giáp tăng lên. Do đó, quá trình mang thai được coi như là test kiểm tra đánh giá tình trạng tuyến giáp. Ở những người phụ nữ có kháng thể kháng giáp hay có tình trạng thiếu iod sẽ dẫn đến bệnh lý suy tuyến giáp khi mang thai [15]. Kháng thể tuyến giáp được tìm thấy khoảng 8-14% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và viêm tuyến giáp tự miễn mãn tính là nguyên nhân chính của suy tuyến giáp khi mang thai.Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hormon trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề. Trong thời gian mang thai sớm, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hormon tuyến giáp của mẹ qua hàng rau thai vì chức năng tuyến giáp bào thai không bắt đầu trước 12-14 tuần của thai kỳ [26]. Ngay cả sau khi bắt đầu sản xuất hormon tuyến giáp bào thai, bào thai vẫn tiếp tục dựa vào hormon tuyến giáp của mẹ.
Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trong thai kỳ thay đổi từ 3% cho đến 15% tùy dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán. Tại những quốc gia phát triển, các nghiên cứu thực hiện trên toàn bộ phụ nữ mang thai, tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trong thai kỳ khoảng 3% thai phụ ở Mỹ, tại Đức khoảng 2,5% thai phụ suy giáp. Theo nghiên cứu của các nước đang phát triển ở châu Á tỷ lệ này cao hơn như ở Trung Quốc theo tác giả Wang W năm 2011 có 9,4% thai phụ bị rối loạn chức năng tuyến giáp (trong nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ thì 15% đối tượng bị rối loạn chức năng tuyến giáp), nghiên cứu của Hong Yang năm 2014 có 5,4% thai phụ bị rối loạn chức năng tuyến giáp (trong đó tỷ lệ cường giáp là 1% và tỷ lệ suy giáp chiếm 4,4%). Nghiên cứu của Anupama Dave năm 2014 ở Ấn Độ trên toàn bộ phụ nữ mang thai có 9,8% đối tượng suy giáp và 0,32% đối tượng cường giáp. Tại Việt Nam, năm 2009 nghiên cứu thực hiện trên những phụ nữ mang thai không có tiền căn bệnh lý tuyến giáp và một số bệnh lý khác ở 3 bệnh viện (bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Bạch Mai) cho thấy trong thời kỳ mang thai tỷ lệ bất thường TSH là 4,88% và tỷ lệ ở mức nguy cơ TSH là 10,93%[6].
Tuy nhiên, những rối loạn chức năng tuyến giáp thường xảy ra rất kín đáo ở người mang thai, trên lâm sàng rất khó phát hiện, nhưng có thể được chẩn đoán bằng những xét nghiệm cận lâm sàng. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về những biến đổi sinh lý, bệnh lý, các yếu tố cận lâm sàng tuyến giáp ở từng giai đoạn thai kỳ và giai đoạn sau đẻ nhằm mục đích chẩn đoán sớm và có những hướng điều trị cho các rối loạn chức năng tuyến giáp. Mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình rối loạn tuyến giáp và ngược lại, bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Hơn nữa, rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến cả phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển [22]. Vì vậy, tất cả phụ nữ mang thai nên đi đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm tổng thể đặc biệt là xét nghiệm TSH nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con, còn đảm bảo những đứa trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ.
Tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có một thống kê đầy đủ về tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trong thai kỳ, vì vậy đề tài này được thực hiện với mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ có thai đến khám và quản lý thai nghén tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. Phân tích sự thay đổi nồng độ TSH, hormon tuyến giáp (T3, FT4) với một số biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng ở các đối tượng trên.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược cấu trúc tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, nằm ở phần trước của cổ, ở trước các vòng sụn khí quản trên và hai bên thanh quản, ngang mức các đốt sống cổ 5, 6, 7 và ngực 1. Là tuyến có nhiều mạch máu, có màu nâu đỏ. Tuyến giáp ở phụ nữ thường to hơn nam giới và to lên trong thời kỳ kinh nguyệt và thai nghén [1].

Hình 1. Hình ảnh vị trí và cấu trúc của tuyến giáp trạng
(Aslat giải phẫu)

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *