11880_Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hà Uyên

ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA
CHA MẸ ĐẾN NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
CỦA HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THCS
HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hà Uyên

ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA
CHA MẸ ĐẾN NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
CỦA HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THCS
HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số
: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH MAI TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kì công trình
nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Hà Uyên

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là những thầy cô khoa Tâm lý
giáo dục và những thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong thời gian học tập tại
trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Mai Trang, người thầy kính mến
đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Phòng Khoa học công nghệ – Sau đại học đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo cùng các em học
sinh trường Trung học cơ sở Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn
Trãi huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát để hoàn
thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, các anh chị và các bạn đặc biệt là các
bạn học viên lớp cao học chuyên nghành Tâm lý học K23 đã động viên, giúp đỡ,
chia sẽ trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Tác giả luận văn

Lê Thị Hà Uyên

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
………………………………………………………………………………………………………….
1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VÀ
NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
…………………………………………..
5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………………………………………
5
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về ảnh hưởng của phong
cách giáo dục của cha mẹ đến sự phát triển của trẻ em ……………………………
5
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước về ảnh hưởng của phong cách
giáo dục của cha mẹ đến sự phát triển của trẻ em……………………………………
7
1.2. Lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ và nhận thức giá trị đạo đức của
học sinh THCS
…………………………………………………………………………………………
9
1.2.1. Phong cách giáo dục của cha mẹ ………………………………………………………….
9
1.2.2. Lý luận nhận thức về giá trị đạo đức……………………………………………………
19
1.2.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS …………………………………………….
32
1.2.4. Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức
của học sinh THCS …………………………………………………………………………..
39
Tiểu kết chương 1 …………………………………………………………………………………………..
44
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
…………………………………………………………….
45
2.1. Tổ chức nghiên cứu
…………………………………………………………………………………
45
2.1.1. Khách thể nghiên cứu ………………………………………………………………………..
45
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………
46
2.1.3. Tiến trình nghiên cứu
…………………………………………………………………………
50
2.2. Kết quả nghiên cứu …………………………………………………………………………………
51
2.2.1. Thực trạng phong cách giáo dục của cha
………………………………………………
51
2.2.2. Thực trạng phong cách giáo dục của mẹ ………………………………………………
52
2.2.3. Phong cách giáo dục của cha mẹ trong một số nội dung giáo dục gia đình
……
53
2.3. Nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh tại một số trường THCS tại huyện
Vĩnh Linh- Quảng Trị
……………………………………………………………………………..
62
2.3.1. Nhận thức chung ở 3 mức biết, hiểu và vận dụng ………………………………….
62
2.3.2. Kết quả nhận thức của học sinh về các giá trị đạo đức ở từng mức độ ……..
63
2.3.3. So sánh mức độ nhận thức của học sinh ở một số tiêu chí ………………………
67
2.4. Mức độ ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về
giá trị đạo đức của học sinh tại một số trường THCS tại huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị ……………………………………………………………………………………….
69
2.4.1. Ảnh hưởng phong cách giáo dục của cha đến nhận thức về giá trị đạo
đức của học sinh THCS……………………………………………………………………..
69
2.4.2. Ảnh hưởng phong cách giáo dục của mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức
của học sinh THCS …………………………………………………………………………..
73
2.4.3. Các biện pháp giáo dục nhận thức giá trị đạo đức cho học sinh THCS ……
77
Tiểu kết chương 2 …………………………………………………………………………………………..
84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
………………………………………………………………………….
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………………….
88
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
Viết đầy đủ
ĐLC
Độ lệch chuẩn
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
Nxb
Nhà xuất bản
PCGD
Phong cách giáo dục
GT
Giá trị
TB
Trung bình
THCS
Trung học cơ sở

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu là học sinh THCS …………………………………….
45
Bảng 2.2. Mẫu khách thể nghiên cứu là cha mẹ ………………………………………………..
46
Bảng 2.3. Phân chia mức độ nhận thức về giá trị đạo đức
…………………………………..
48
Bảng 2.4. Tỉ lệ phân bố các kiểu phong cách giáo dục của cha
……………………………
51
Bảng 2.5. Tỉ lệ phân bố các kiểu phong cách giáo dục của mẹ ……………………………
52
Bảng 2.6. Tỉ lệ phân bố phong cách giáo dục của cha trong từng nội dung giáo dục ……
54
Bảng 2.7. Tỉ lệ phân bố phong cách giáo dục của mẹ trong từng nội dung giáo dục ……
57
Bảng 2.8. Phân bố phong cách giáo dục của cha mẹ theo nhóm tuổi ……………………
61
Bảng 2.9. Phân bố phong cách giáo dục của cha mẹ theo khối lớp của con
…………..
61
Bảng 2.10. Điểm trung bình chung ở ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng …………………..
62
Bảng 2.11. Điểm trung bình chung ở mức độ biết về các giá trị đạo đức.
……………….
63
Bảng 2.12. Điểm trung bình chung ở mức độ hiểu về các giá trị đạo đức
……………….
65
Bảng 2.13. Điểm trung bình chung ở mức độ vận dụng về các giá trị đạo đức
………..
66
Bảng 2.14. So sánh điểm trung bình nhận thức về gia trị đạo đức theo giới tính,
trường, khối lớp và học lực
………………………………………………………………
67
Bảng 2.15. Hệ số tương quan giữa PCGD của cha nhận thức về giá trị đạo đức
của học sinh THCS …………………………………………………………………………
69
Bảng 2.16. Hệ số tương quan giữa PCGD của mẹ nhận thức về giá trị đạo đức
của học sinh THCS …………………………………………………………………………
73
Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của các kiểu PCGD của cha mẹ đến nhận thức
mức độ biết về giá trị đạo đức của học sinh THCS ……………………………..
75
Bảng 2.18. Mức độ ảnh hưởng của các kiểu PCGD của cha mẹ đến nhận thức ở
mức độ hiểu về giá trị đạo đức của học sinh THCS …………………………….
75
Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các kiểu PCGD của cha mẹ đến nhận thức ở
mức độ vận dụng về giá trị đạo đức của học sinh THCS ……………………..
76

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Luật giáo dục năm 2006 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp
cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân” [4]. Đạo đức chính là một trong những giá trị quan
trọng khi đánh giá nhân cách của con người. Giá trị đạo đức được xem là các giá trị
gốc để con người xây dựng cho mình lối sống phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Hệ
thống các giá trị đạo đức khi được con người nhận thức thì nó trở thành động cơ bên
trong của hành vi con người. Vì vậy việc xác định hệ thống các giá trị đạo đức có ý
nghĩa to lớn đối với sự hình thành tâm lý và phát triển nhân cách cho con người.
Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng
thành. Là lứa tuổi chưa thành người lớn nhưng không muốn người lớn coi mình là trẻ
con và sẵn sàng phản ứng và làm khác đi lời dạy bảo của người lớn. Cái tôi của các em
cũng đang định hình và phát triển mạnh mẽ. Việc hướng dẫn các em nhận thức về
những giá trị đạo đức, từ đó giáo dục, định hướng giá trị đạo đức cho các em là việc
làm hết sức quan trọng.
Sự hiểu biết của học sinh THCS về các giá trị đạo đức phát triển thông qua mối
quan hệ trong nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó gia đình là môi trường đầu tiên
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của con người về mọi mặt vật chất cũng
như tinh thần, đặc biệt là về mặt đạo đức. Chính tình yêu thương của cha mẹ là nhân tố
quan trọng nhen nhóm và nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho con cái.
Nhiều nhân cách lớn hình thành ngay từ tuổi ấu thơ với lời ru ngọt ngào và đức hạnh
của người mẹ. Nhiều con người trở thành vĩ nhân do ảnh hưởng đức độ của người cha.
Giáo dục con cái thành người là trách nhiệm hết sức nặng nề đối với mỗi bậc cha mẹ.
Trong việc giáo dục con cái tình cảm yêu thương, chiều chuộng của cha mẹ là hết sức
cần thiết. Song nuông chiều quá mức, con cái thích gì được nấy lại tạo ra sự nhõng
nhẻo, ích kỷ cá nhân ở con cái. Ngược lại, có những cha mẹ cư xử với con một cách hà
khắc, không tôn trọng con cái thì cũng không tạo ra một ảnh hưởng tốt ở con cái. Đặc
2

biệt là ở những vùng nông thôn, điều kiện kinh tế vẫn con nhiều khó khăn, cơ hội để
các bậc cha mẹ tiếp cận với những kiến thức về việc giáo dục con cái ở trong gia đình
không nhiều. Hàng năm có một số lượng lớn học sinh nông thôn lên thành phố học
tập. Các em thay đổi hoàn toàn môi trường sống, được tiếp cận làm quen với lối sống,
những mối quan hệ mới, trong đó có cả sự văn minh, hiện đại, đồng thời cũng có cả
những cám dỗ, những tác động tiêu cực là không tránh khỏi.
Cũng như nhiều vùng nông thôn khác ở Việt Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng
Trị là một vùng quê với truyền thống làm nông nghiệp lâu đời. Sau bao nhiêu năm xây
dựng và đổi mới nơi đây đã có nhiều đổi thay về mọi mặt. Mức sống được nâng lên,
thế hệ trẻ được sống và học tập trong điều kiện đầy đủ hơn. Văn hóa nơi thành thị du
nhập làm cho các em biết nhiều thứ hơn, năng động hơn nhưng đồng thời nó cũng
mang lại không ít xáo trộn trong cách nhìn nhận, đánh giá về những giá trị trong cuộc
sống. Trong khi đó lối sống, nếp nghĩ của các bậc cha mẹ vẫn giữ những nét truyền
thống đặc trưng của vùng quê miền Trung. Vì vậy, vấn đề quan trọng là cha mẹ cần
phải có ý thức tự bồi dưỡng, vươn lên bắt kịp sự phát triển tâm lý của con, xác định
được cho mình một cách thức, phương pháp giáo dục con phù hợp, hay nói một cách
khác cha mẹ cần xác định cho mình một phong cách giáo dục thích hợp với từng lứa
tuổi của con.
Từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của
phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh
THCS tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận
thức về giá trị đạo đức của học sinh THCS tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, từ đó
đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục nhận thức về giá trị đạo đức cho học sinh
THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức
của học sinh THCS.
3

3.2. Khách thể nghiên cứu
– Học sinh tại một số trường THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và các cặp
cha mẹ làm nông nghiệp là cha mẹ của các học sinh được nghiên cứu.
– Mười giáo viên chủ nhiệm của các lớp được nghiên cứu.
4. Giả thuyết khoa học
Các bậc cha mẹ có phong cách giáo dục khác nhau và các kiểu phong cách giáo
dục đó có sự ảnh hưởng đến nhận thức về giá trị đạo của con cái họ ở lứa tuổi học sinh
THCS.
Mức độ ảnh hưởng của các kiểu phong cách giáo dục khác nhau của cha mẹ đến
nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh THCS tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là
khác nhau, thể hiện qua các mức độ biết, mức độ hiểu và mức độ vận dụng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ, nhận
thức về giá trị đạo đức của học sinh trung học cơ sở và ảnh hưởng của phong cách giáo
dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh THCS.
5.2. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận
thức về giá trị đạo đức của học sinh THCS tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ở mức
biết, mức hiểu và mức vận dụng, từ đó biện pháp nhằm giáo dục nhận thức về giá trị
đạo đức cho học sinh THCS
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
– Đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng một chiều của phong cách giáo dục của các
bậc cha mẹ làm nông nghiệp đến nhận thức của học sinh THCS.
– Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức của học sinh THCS ở ba mức độ:
mức độ biết, mức độ hiểu, mức độ vận dụng về các giá trị đạo đức ở trong các nhóm
sau:
+ Nhóm giá trị đạo đức đối với bản thân.
+ Nhóm giá trị đạo đức trong mối quan hệ với người khác.
+ Nhóm giá trị đạo đức đối với học tập, lao động.

4

6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu các gia đình có truyền thống làm nông nghiệp và
đầy đủ bao gồm cha, mẹ và có con đang là học sinh THCS tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu và các công trình nghiên cứu, đọc và phân tích theo từng bộ
phận, theo lịch sử thời gian, tổng hợp các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên
quan. Trên cơ sở đó người nghiên cứu sẽ tóm lược lịch sử nghiên cứu của vấn đề và
xây dựng một hệ thống khái niệm công cụ cũng như những khái niệm có liên quan để
định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính khảo sát thực trạng phong cách giáo dục của cha mẹ.
* Phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp này dùng để khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của học sinh
THCS về các giá trị đạo đức.
* Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng để điều tra sâu một số trường hợp tiêu biểu và
thu thập thông tin một cách trực tiếp.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS 18 để xử lý các số liệu thống kê.

5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC
CỦA CHA MẸ VÀ NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về ảnh hưởng của phong
cách giáo dục của cha mẹ đến sự phát triển của trẻ em
Phong cách là nội dung được nghiên cứu từ nhiều năm nay trong các lĩnh vực
tâm lý học, xã hội học, khoa học học quản lý,.. các nhà tâm lý học, giáo dục học đã có
những nghiên cứu về phong cách giáo dục con cái của cha mẹ cũng như những ảnh
hưởng, tác động của phong cách giáo dục của cha mẹ đến sự hình thành và phát triển
tâm lý, nhân cách của trẻ em.
Nhà tâm lý học D.Baumrind là người đặt nền móng đầu tiên cho những nghiên
cứu cơ bản về phong cách giáo dục con. Theo bà thì yếu tố tạo nên phong cách giáo
dục con cái của các bậc cha mẹ đó là tầm ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái.
D.Baumrind đã đưa ra ba mô hình giáo dục của cha mẹ: dân chủ, độc đoán và dễ dãi.
Bà chỉ ra rằng trẻ em được giáo dục bằng cách giáo dục dân chủ của cha mẹ thì sẽ có
nhiều khả năng xã hội hóa tốt hơn so với những trẻ em có cha mẹ độc đoán hay dễ dãi
[70].
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước về phương
pháp giáo dục con, dựa vào hai yếu tố là sự đáp ứng và đòi hỏi hai tác giả Macoby và
Martin đã mở rộng mô hình của D.Baumrind từ ba phong cách giáo dục con cái thành
bốn phong cách: Dân chủ, độc tài, nuông chiều và bỏ mặc [theo 33].
Sau khi xem xét những nghiên cứu của D.Baumrind thì hai tác giả N.Darling và
L.Steinberg cũng đồng quan điểm với bà. Các tác giả nhận định “Mặc dù có bằng
chứng hiển nhiên cho thấy các cha mẹ dân chủ đào tạo những đứa con tài năng nhưng
chúng ta cũng không biết tại sao và như thế nào” [theo 33]. Nhà tâm lý học B.Spock
trong tác phẩm “Nghệ thuật làm cha mẹ” (1993) cũng đã đưa ra những quan điểm của
mình về phong cách giáo dục. Trong đó ông nhấn mạnh ảnh hưởng của phong cách
giáo dục của cha mẹ đến tính cách đứa trẻ. Theo ông đứa trẻ được nuôi dưỡng trong
6

bầu không khí thân ái đều cư xử dễ chịu với người khác và đều muốn noi gương cha
mẹ. Ông tán thành phong cách dân chủ vì theo ông thái độ dân chủ là điều kiện thuận
lợi để phát triển tính mềm dẻo, biết điều, kỷ luật tự giác.
Các tác giả Colleen Dilorio, William Dudley tại Mỹ đã nghiên cứu về mối liên hệ
giữa phong cách giáo dục của các bà mẹ với tính xung đột và bạo lực của thiếu niên.
Nghiên cứu này đã cho thấy phong cách nuôi dạy con có liên quan tới các phản ứng
của thanh thiếu niên trong các tình huống xung đột. Phát hiện này nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc nuôi dạy con như là một yếu tố tác động đến phản ứng của thiếu
niên khi gặp các tình huống xung đột [theo 33].
Trong một nghiên cứu của một nhóm tác giả tại trường Đại học Martin- Lutter về
sự ảnh hưởng của phong cách giáo dục con của cha mẹ đến hành vi lệch chuẩn, những
lo lắng và việc chủ động đối phó của thanh thiếu niên. Nghiên cứu đã chỉ ra bốn kiểu
phong cách giáo dục con của cha mẹ: Độc đoán, dân chủ, tự do, lãnh đạm thờ ơ. Kết
quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ có phong cách độc đoán, thì con cái họ có hành vi
lệch chuẩn chiếm tỷ lệ cao, còn những cha mẹ có phong cách dân chủ, tự do thì con cái
học có được điểm số cao trong việc chủ động đối phó với các tình huống khó khăn
[33].
Năm 2007, Rose.M.F.Huver đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa phong cách giáo
dục của cha mẹ với nhận thức và hành vi hút thuốc của trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Nghiên cứu đã tiến hành so sánh giữa những thanh thiếu được nuôi dạy trong những
phong cách giáo dục khác nhau. Kết quả cho thấy phong cách giáo dục không có tác
động lớn đến việc trẻ hút thuốc hay không [theo 47].
Tại châu Á, vấn đề phong cách giáo dục của cha mẹ và sự tác động của nó đến sự
phát triển nhân cách của trẻ em cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Một trong
những người tiên phong nghiên cứu vấn đề này là nhà nghiên cứu R. K. Chao (Trung
Quốc), trong công trình nghiên cứu của mình về mối liên hệ giữa cách nuôi dạy con
của cha mẹ với tính cách của trẻ, ông đã cho rằng mô hình mà Baumrind đưa ra về
phong cách giáo dục của cha mẹ có thể không phù hợp đối với người châu Á do sự
khác nhau trong quan niệm. Ông khẳng định “Giáo dục”, “Quản lý” là phương pháp
dạy con của người Trung Quốc khác với cách dạy con theo phương pháp “Dân chủ”,
7

“Độc đoán” ở phương Tây [70]. Quan điểm này của ông đã tạo tiền đề cho những
nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này .
Một nghiên cứu khác cũng của tác giả người Trung Quốc là Chen và các cộng sự
chỉ ra rằng cách dạy dỗ tích cực của cha hoặc mẹ sẽ có tác động tích cực đến năng lực
xã hội và khả năng học tập của trẻ, nhưng nếu cả hai cha, mẹ cùng độc đoán thì sự tác
động ấy là tiêu cực [theo 33].
Một cuộc điều tra của Liu thì chỉ ra rằng sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái khiến
chúng thông minh và lanh lợi hơn là cách dạy nghiêm khắc hay phê bình, trừng phạt
[theo 33].
Một số nghiên cứu khác về sự liên hệ giữa các phong cách của cha mẹ với sự
phát triển của trẻ như nghiên cứu của Chen, đã cho thấy rằng tình cảm yêu thương hay
sự thờ ơ của cha mẹ chính là nhân tố liên quan đến cách ứng xử đúng mực hay thô bạo
của trẻ [theo 33].
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước về ảnh hưởng của phong
cách giáo dục của cha mẹ đến sự phát triển của trẻ em
Ở Việt Nam, vấn đề ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến sự phát
triển của trẻ em cũng được các nhà nghiên quan tâm.
Trong tác phẩm “Giáo dục gia đình với tuổi thiếu niên” tác giả Đức Minh đã đưa
ra quan điểm của mình về phong cách giáo dục của cha mẹ. Theo tác giả thì nếu cha
mẹ chỉ dạy con theo cách áp đặt, mệnh lệnh thì con cái dễ phát triển một cách lệch lạc.
Mệnh lệnh trong việc giáo dục con cái là cần thiết những không nên lạm dụng [39].
Tác giả Mạc Văn Trang trong nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành
niên cũng có những quan điểm tương tự. Theo nghiên cứu của ông thì những trẻ em
này lớn lên trong hoàn cảnh gia đình bị phá vỡ hoặc không hoàn thiện, thiếu tình yêu
thương, chăm sóc của cha mẹ [56].
Nhóm tác giả Phạm Thanh Bình, Lê Phong, Trần Thị Hương, Trần Văn Tính
trong công trình nghiên cứu sự yếu kém về mặt đạo đức của học sinh một số tỉnh miền
trung cho thấy phương pháp giáo dục thô bao, hà khắc hoặc buông lõng, dễ dãi nuông
chiều của cha mẹ đối với con cái có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi lệch chuẩn của
trẻ [3].
8

Tác giả Ngô Công Hoàn với cuốn sách “Tâm lý học gia đình” đã bàn tới sự tác
động qua lại giữa phong cách giáo dục con của cha mẹ với sự phát triển của trẻ. Theo
tác giả thì nếu cha mẹ có phong cách dân chủ thì con cái có khả năng hình thành tính
độc lập, tự chủ, năng động. Nếu cha mẹ giáo dục con bằng quyền uy quá mức, thường
xuyên áp đặt, hà khắc thì có những sự phát triển lệch lạc, khó khăn trong việc tiếp xúc
với xã hội [26].
Với những nghiên cứu về trẻ vị thành niên tác giả Nguyễn Thị Hoa đã chỉ ra
hành vi có vấn đề ở lứa tuổi vị thành niên chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía gia đình,
trong đó cha mẹ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất [25].
Nghiên cứu mới đây của các tác giả Lưu Song Hà, Nguyễn Thị Bích Phượng
cũng đi sâu tìm hiểu mối tương quan của phong cách giáo dục của cha mẹ với tính tích
cực giao tiếp hay hành vi lệch chuẩn, hành vi không thích nghi của thiếu niên [17],
[47].
Tác giả Lê Như Hoa [24], Nguyễn Khắc Viện [63] có những nghiên cứu về vấn
đề giáo dục gia đình. Không trực tiếp đi sâu vào nghiên cứu phong cách giáo dục con
cái nhưng từ những nghiên cứu này các bậc cha mẹ hiểu thêm về các đặc điểm phát
triển của con cái, các nhu cầu của con từ đó lựa chọn những phong cách giáo dục con
phù hợp.
Nhìn chung, các nghiên cứu về những ảnh hưởng của phong cách giáo dục của
cha mẹ đến sự phát triển tâm lý trẻ em đều đề cập một cách chung chung hoặc chỉ
nghiên cứu theo diện rộng. Hầu hết các công trình nghiên cứu tập trung làm rõ những
tác động của phong cách giáo dục của cha mẹ sự phát triển của trẻ em nói chung,
hoặc tập trung nghiên cứu sự tác động, ảnh hưởng của các kiểu phong cách giáo dục
đến hành vi của trẻ em như hành vi có vấn đề, hành vi lệch chuẩn, hành vi không
thích nghi,.. ở các nhóm khách thể là trẻ em ở các trường giáo dưỡng, trẻ em vi phạm
pháp luật,.. mà chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về tác động của phong cách
giáo dục con của cha mẹ đến nhận thức về các giá trị đạo đức. Nhận thức về các giá
trị đạo đức là sự hiểu biết của con người về các chuẩn mực, quy tắc ứng xử trong các
mối quan hệ. Để từ đó con người biết đâu là giá trị đúng, đâu là giá trị sai đối với bản
thân, đối với cộng đồng, dân tộc. Việc nhận thức tốt về các giá trị đạo đức là cơ sở,
9

nền tảng góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề “Ảnh hưởng của phong cách giáo dục
của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh THCS” với mục đích bổ
sung lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ, làm rõ những tác động của phong
cách giáo dục của cha mẹ đến việc nhận thức về các giá trị đạo đức của một đối tượng
cụ thể là học sinh THCS.
1.2. Lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ và nhận thức giá trị đạo đức của
học sinh THCS
1.2.1. Phong cách giáo dục của cha mẹ
1.2.1.1. Khái niệm phong cách trong tâm lý học
a) Khái niệm phong cách
Theo từ điển Tiếng Việt phong cách là “Những lối, những cung cách sinh hoạt,
làm việc hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của mỗi người hay một loại người nào đó”
[62].
Theo tác giả Hoàng Lê Minh: “Phong cách là tổng thể các phương pháp, tác
phong và cách thức tiêu biểu, đặc trưng được con người sử dụng trong hoạt động hàng
ngày” [40].
Theo tác giả Đặng Xuân Kỳ: Phong cách là lề lối, cung cách, cách thức, phong
thái, phong độ, phẩm cách,.. có tính hệ thống, trở thành nề nếp ổn định của một người
hoặc một lớp người được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học
tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết),.. tạo nên những giá trị, những nét riêng
biệt của chủ thể đó.
Tác giả còn nhấn mạnh phong cách luôn là một cái riêng, độc đáo, có tính hệ
thống, ổn định và đặc trưng của chủ thể. Nó bị chi phối bởi các nhân tố như truyền
thống văn hóa, lối sống, thói quen, điều kiện sống, sự trải nghiệm thực tiễn, dấu ấn cá
nhân,.. phong cách không được sinh ra bẩm sinh mà chỉ có thể được hình thành bởi sự
phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi không ngừng của chủ thể [32].
Theo Nguyễn Hải Khoát và Nguyễn Quang Uẩn, phong cách là hệ thống những
nguyên tắc, phương pháp, cách thức biểu hiện và đặc thù của một người hay một nhóm
người thể hiện trong hoạt động cơ bản của họ [12].
10

Nhìn chung, những quan điểm của các tác giả đã đề cập đến các khía cạnh khác
nhau của khái niệm phong cách. Về cơ bản khái niệm phong cách có những điểm
chung như sau:
– Tổng hợp các phương pháp, cách thức, phản ứng, hành vi tương đối ổn định,
có tính hệ thống và bền vững của con người trong hoạt động.
– Luôn là một cái riêng, độc đáo của mỗi người tạo nên những giá trị, những nét
riêng biệt của chủ thể đó.
– Bị chi phối bởi các nhân tố như truyền thống văn hóa, lối sống, thói quen, điều
kiện sống, sự trải nghiệm thực tiễn, dấu ấn cá nhân cũng như các đặc điểm tâm lý của
cá nhân. Phong cách chính là phương tiện giúp con người thích nghi với những thay
đổi của môi trường.
Từ những phân tích trên chúng tôi hiểu khái niệm “phong cách” là tổng hợp
các phương pháp, cách thức, hành vi tiêu biểu, đặc trưng và tương đối ổn định của
con người trong hoạt động cơ bản của họ”.
Như vậy, phong cách là hệ thống hành động mang tính ổn định của cá nhân.
Tính ổn định này tạo ra bản sắc riêng của mỗi cá nhân và dựa vào đó có thể dự đoán
được hành vi của họ trong những tình huống nhất định. Tính ổn định của phong cách
phụ thuộc vào phần cấu tạo của cơ thể và chức năng hoạt động của nó như giác quan,
hệ thần kinh. Ngoài ra các đặc điểm về nghề nghiệp, mối quan hệ xã hội, môi trường
giao tiếp,.. cũng có vai trò trong việc tạo nên phong cách của mỗi chủ thể.
Mặt khác, ta thấy rằng cuộc sống luôn thay đổi mà phong cách là hệ thống hành
động của con người vì vậy phong cách có sự linh hoạt, cơ động để thích nghi, thể hiện
ở chỗ:
– Phong cách thay đổi theo lứa tuổi: Ở những lứa tuổi khác nhau con người có
các đặc điểm phát triển cơ thể khác nhau, cùng với đó là sự phát triển, mở rộng của các
mối quan hệ sẽ tác động đến sự biến đổi của phong cách.
– Sự thay đổi nghề nghiệp, môi trường sinh hoạt cũng làm thay đổi phong cách
con người.
– Đặc điểm về tình trạng sức khỏe khác nhau cũng phản ảnh ở phong cách của
mỗi người.
11

b) Các loại phong cách
Có nhiều loại phong cách theo các quan điểm phân loại khác nhau của các nhà
nghiên cứu. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến.
– Phân loại của Likert [theo 33] Likert đã nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách của các nhà lãnh đạo và quản
trị trong nhiều năm và đã đưa ra những ý tưởng và những cách tiếp cận quan trọng đối
với việc hiểu biết về hành vi lãnh đạo. Ông coi một nhà quản trị có hiệu quả là người
định hướng mạnh mẽ vào cấp dưới, dựa vào sự liên lạc để giữ cho tất cả các bộ phận
hoạt động như là một đơn vị. Tất cả thành viên của một nhóm, kể cả người quản trị
hay lãnh đạo, lựa chọn một thái độ hỗ trợ, trong đó họ chia sẽ lẫn nhau các nhu cầu,
các giá trị, các nguyện vọng, các mục đích và những triển vọng chung. Vì nó chú trọng
đến các động cơ thúc đẩy con người, nên Likert coi đây là cách tiếp cận hiệu quả nhất
để lãnh đạo một nhóm.
Nhằm định hướng cho việc nghiên cứu và làm rõ các khái niệm của mình,
Likert đã giả thiết có bốn hệ thống phong cách quản trị.
+ Phong cách quản trị theo hệ thống một được mô tả là cách quản trị “quyết
đoán – áp chế”. Các nhà quản trị loại này chuyên quyền cao độ, có ít lòng tin vào cấp
dưới, thúc đẩy người ta bằng sự đe doạ và trừng phạt với những phần thưởng hiếm hoi,
tiến hành thông tin từ trên xuống dưới và giới hạn việc ra quyết định ở cấp cao nhất.
+ Phong cách quản trị theo hệ thống hai được gọi là cách quản trị “quyết đoán –
nhân từ”, các nhà quản trị loại này có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới, thúc đẩy
bằng khen thưởng và một ít bằng đe doạ và trừng phạt, cho phép có ít nhiều thông tin
lên trên, tiếp thu một số tư tưởng và ý kiến từ cấp dưới, cho phép phần nào sự giao
quyền ra quyết định nhưng với kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách.
+ Phong cách quản trị theo hệ thống ba được coi là cách quản trị “tham vấn”,
các nhà quản trị này có sự tin tưởng và hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn vào cấp
dưới, thường tìm cách sử dụng các tư tưởng và ý kiến của cấp dưới, dùng các phần
thưởng để thúc đẩy, và ít nhiều có sự tham gia thực hiện luồng thông tin cả hai chiều
lên và xuống, hoạch định chính sách rộng rãi và các quyết định chung ở cấp cao nhất
với một số quyết định cụ thể ở cấp thấp hơn, và hành động có tham khảo ý kiến theo
12

những cách khác nhau.
+ Phong cách quản trị theo hệ thống bốn là cách quản trị có sự tham gia nhiều
nhất trong các cách quản trị và coi đó là cách quản trị “tham gia theo nhóm”. Các nhà
quản trị theo hệ thống bốn có lòng tin và sự hy vọng hoàn toàn vào cấp dưới ở mọi vấn
đề, luôn luôn thu nhận các tư tưởng và ý kiến cấp dưới và sử dụng nó một cách xây
dựng, có những phần thưởng về mặt kinh tế dựa trên sự tham gia theo nhóm và sự lôi
cuốn vào các lĩnh vực như thiết lập các mục tiêu và đánh giá sự tiến bộ theo các mục
tiêu đó, thực hiện nhiều trao đổi thông tin lên trên và xuống dưới và với những người
cùng cấp, khuyến khích việc ra quyết định trong suốt toàn bộ tổ chức và mặt khác hoạt
động khi coi bản thân họ và cấp dưới của họ như là một nhóm.
Likert đã nhận thấy rằng các nhà quản trị áp dụng cách tiếp cận theo hệ thống
bốn vào các hoạt động của mình đã thu được thành công lớn nhất với tư cách là người
chỉ huy. Hoạt động được quản lý bằng cách tiếp cận theo hệ thống bốn đã có kết quả
tốt nhất trong việc đặt ra các mục tiêu và đạt được chúng và nói chung hiệu quả hơn.
– Phân loại của nhà tâm lý học người Mỹ K.Lewin [theo 33] K.Lewin là người đầu tiên nghiên cứu về phong cách quản lý và giáo dục. Theo
nghiên cứu của ông thì phong cách được chia làm ba loại với những đặc điểm như sau:
+ Phong cách độc đoán: Những người có phong cách này thường ít để ý đến ý
kiến của người khác mà chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để tự ra quyết định. Những
yêu cầu, mệnh lệnh đề ra thường rất nghiêm ngặt, yêu cầu người khác phải chấp hành
nghiêm chỉnh và có sự kiểm tra rất nghiêm khắc mọi hành động của người khác, buộc
họ phải tuân theo một cách tỉ mỉ những yêu cầu đặt ra. Người có phong cách độc đoán
thường hành xử nóng nảy, thiếu tin tưởng người khác, khả năng kiềm chế thấp, đây
cũng là những người quả quyết, dứt khoát.
Hiệu quả của việc sử dụng phong cách độc đoán mang lại là tác động trực tiếp
vào người khác, có thể giải quyết nhanh chóng một số việc. Tuy nhiên nó có thiếu sót
là không phát huy được tính năng động, sáng tạo kinh nghiệm cá nhân của những
người xung quanh lâu dần dẫn đến sự thụ động của người xung quanh và có sự phục
tùng mệnh lệnh bề ngoài còn thật tâm họ không hẳn nể phục.
+ Phong cách dân chủ: Người có phong cách này luôn bình tĩnh trong mọi
13

hoạt động, có sự phân công mọi việc cho người khác một cách hợp lý có tính đến yêu
cầu của người khác. Là người giàu lòng yêu thương con người, tôn trọng nhân cách
của người khác, trong giao tiếp luôn ôn tồn, tế nhị, thân thiện. Tuy nhiên trong một số
trường hợp người có phong cách dân chủ lại thiếu quyết đoán, dễ thõa hiệp, chần chừ,
do dự nên không nắm bắt cơ hội kịp thời.
Sử dụng phong cách dân chủ vừa thể hiện được uy quyền của mình vừa tạo
được những điều kiện thuận lợi để phát huy tính chủ động, sáng tạo của những người
khác làm cho họ hài lòng với việc được giao. Khi sử dụng phong cách dân chủ các
thành viên cởi mở, thân thiện với nhau tạo nên mối quan hệ tự do, tự nhiên. Người có
phong cách dân chủ luôn được mọi người nể phục, tin tưởng.
+ Phong cách tự do: Người có phong cách tự do thường chỉ đóng vai trò cung
cấp thông tin, ít khi tham gia vào hoạt động, sử dụng rất ít quyền điều hành của mình.
Họ thường vạch ra kế hoạch chung, ít trực tiếp chỉ đạo mà thường giao khoán cho người
khác. Kết quả thực hiện thường không đảm bảo chắc chắn. Người có phong cách này ít
khi can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân, là người thiếu năng lực quản lý nhưng cũng
có thể là người có chuyên môn cao nhưng không thực hiện.
Với việc sử dụng phong cách này thì việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện
công việc không được thực hiện vì vậy người được giao công việc thực hiện một cách
cẩu thả, không đảm bảo chất lượng.
Ngoài các phong cách trên thì theo Weberr (1905) [theo 33] còn có:
+ Phong cách quản lý quan liêu: Đây là phong cách tách rời quyền hành khỏi
quyền lợi và nguyện vọng của người xung quanh, trốn tránh trách nhiệm, làm việc
không theo nguyên tắc và những quy định chung.
+ Phong cách lãnh đạo uy tín: Đây là loại phong cách dựa trên uy tín của
người lãnh đạo quản lý. Những người dưới quyền sẽ đạt được sự tự tin trong công việc
từ sự uy tín và sự lôi cuốn của người lãnh đạo.
Khi bàn về phong cách lãnh đạo thì tác giả Bùi Ngọc Oánh cũng lưu ý một số
phong cách lãnh đạo tốt và chưa tốt [45].
– Các phong cách lãnh đạo chưa tốt
+ Phong cách quan liêu
14

+ Phong cách thụ động
+ Phong cách chung, hời hợt
+ Phong cách chậm chạp, lề mề
+ Phong cách tư duy nông cạn, vội vã, thiếu chín chắn, ít suy nghĩ
+ Phong cách mệnh lệnh, độc đoán
– Các phong cách lãnh đạo tốt
+ Phong cách sâu sát, mạnh dạn
+ Phong cách phát hiện vấn đề về tổ chức
+ Phong cách linh hoạt, phối hợp nhiều kiểu quản lý
Nhìn chung, bằng các nghiên cứu về phong cách trong quản lý, lãnh đạo, các
nhà chuyên môn đều nhất trí rằng mỗi loại phong cách đều có những điểm mạnh,
điểm yếu riêng. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo dân chủ vẫn mang lại hiệu quả nhiều
hơn.
1.2.1.2. Phong cách giáo dục của cha mẹ
a) Khái niệm
Phong cách giáo dục của cha mẹ theo tiếng Anh là “parenting style”, là tổ hợp
gồm hai từ: “parenting” nghĩa là việc giáo dục con của cha mẹ, “style” là phong cách.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư thì phong cách giáo dục con là một cấu trúc
tâm lý thể hiện các cách thức đặc trưng của cha mẹ sử dụng trong việc giáo dục con
cái của mình [29].
Trên thế giới, khái niệm phong cách giáo dục từ những năm 1910 đến năm
1950 trong các nghiên cứu của một số tác giả như Dewey, D.Baumrind, Darling. Tuy
nhiên, trong các nghiên cứu này chưa đưa ra được một khái niệm phong cách giáo dục
rõ ràng. Đến năm 1966 trong nghiên cứu về tác động của cách nuôi dạy con đến hành
vi của trẻ em thì nhà tâm lý D.Baumrind đã đặt mốc cho những nghiên cứu về phong
cách giáo dục con. Trong các nghiên cứu của mình D.Baumrind đã chỉ ra rằng yếu tố
tạo nên phong cách giáo dục con của cha mẹ đó là “Sự đáp ứng của cha mẹ” và “Sự kì
vọng của cha mẹ”. Trong đó sự đáp ứng của cha mẹ chính là sự quan tâm, tình cảm
nồng ấm, là trách nhiệm của cha mẹ với con cái, còn sự kì vọng của cha mẹ là những
yêu cầu mà cha mẹ muốn con thực hiện cùng với sự kiểm soát việc thực hiện yêu cầu
15

ấy thể hiện mong muốn của cha mẹ đối với sự trưởng thành của con. [70].
Theo hai tác giả Darling và Steiberg thì phong cách giáo dục là “Một tập hợp
các thái độ đối với trẻ và tạo ra một môi trường cảm xúc mà tại đó các hành vi của bố
mẹ được biểu hiện” [theo 33].
Ở Việt Nam thì cũng có một số tác giả nghiên cứu về phong cách giáo dục con,
trong đó kể đến là một nghiên cứu gần đây của tác giả Trương Thị Khánh Hà về phong
cách giáo dục của cha mẹ. Theo tác giả thì phong cách giáo dục của cha mẹ là “Một
cấu trúc tâm lý thể hiện các chiến lược mà cha mẹ thường sử dụng trong việc nuôi dạy
con cái” [18].
Có nhiều cách tiếp cạnh định nghĩa về phong cách giáo dục của cha mẹ, trong
đề tài này chúng tôi tiếp cạnh phong cách giáo dục của cha mẹ như là một hệ thống
cách thức biểu hiện như sau:
“Phong cách giáo dục của cha mẹ là tập hợp các cách thức thể hiện hành
động, thái độ tương đối ổn định của cha mẹ trong quá trình giáo dục con, trở thành
bản sắc riêng của cha mẹ”.
Như vậy, trong quá trình giáo dục con các bậc cha mẹ có nhiều cách thức thể
hiện hành động, thái độ khác nhau, tác động một cách có mục đích lên sự phát triển
nhân cách của đứa trẻ. Các hành động, thái độ này luôn bao gồm hai yếu tố đó là yêu
cầu/kiểm soát của cha mẹ và quan tâm/đáp ứng của cha mẹ đối với con [70]. Tùy
thuộc vào mỗi PCGD khác nhau của cha mẹ mà mức độ, tính chất của những yêu
cầu,sự kiểm soát hay việc đáp ứng, quan tâm của cha mẹ sẽ khác nhau. Điều này tạo
nên tính riêng biệt trong PCGD con của các bậc cha mẹ.
PCGD của cha mẹ thể hiện ở việc sử dụng các phương pháp giáo dục, cách thức
giáo dục cũng như cách ứng xử, giao tiếp với con, hướng con cái phát triển theo những
tiêu chuẩn mà các bậc cha mẹ cho là tốt nhất.
PCGD của cha mẹ tác động đến sự tiếp nhận của con đối với những phương
pháp, nội dung giáo dục của cha mẹ, đến những phản ứng của con trước sự đòi hỏi,
hay đáp ứng của cha mẹ. Vì vậy, PCGD có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả giáo dục
con của cha mẹ. PCGD của cha mẹ bộc lộ năng lực, phẩm chất cũng như tính cách,
cách ứng xử của cha mẹ đối với con. Cho nên PCGD con của cha mẹ có ảnh hưởng
16

trực tiếp đến uy tín của cha mẹ đối với con, nó có những ảnh hưởng đến hiệu quả của
việc giáo dục con cái của cha mẹ [35].
Theo như phân tích ở trên thì PCGD của cha mẹ là một hệ thống cách thức
hành động có tính chất ổn định. Tuy nhiên, trong những hoạt cảnh khác nhau, PCGD
của cha mẹ vẫn thể hiện tính chất linh hoạt, mềm dẻo. Ở các bậc cha mẹ ngoài PCGD
chủ đạo mang tính riêng biệt cá nhân thì họ còn có những PCGD thay thế trong các
tình huống giáo dục khác nhau.
b) Các phong cách trong giáo dục của cha mẹ
Trong các nghiên cứu của D.Buamrind về PCGD của cha mẹ, chúng tôi thấy
rằng hai yếu tố mà các tác giả nhấn mạnh để phân biệt các loại PCGD con là mức độ
yêu cầu, đòi hỏi / kiểm soát và sự đáp ứng/tình cảm nồng ấm của cha mẹ đối với con
cái. Kết hợp với cách phân loại các kiểu phong cách của K.Lewin thì chúng tôi nhận
thấy là PCGD của cha mẹ có thể được phân chia theo mức độ yêu cầu, đòi hỏi / kiểm
soát và sự đáp ứng/tình cảm nồng ấm của cha mẹ đối với con. Nếu mức độ yêu cầu,
đòi hỏi / kiểm soát cao còn sự đáp ứng/tình cảm nồng ấm dành cho con thấp thì những
cha mẹ này có phong cách độc đoán. Nếu mức độ yêu cầu, đòi hỏi / kiểm soát thấp còn
sự đáp ứng / tình cảm nồng ấm dành cho con cao thì những cha mẹ này thuộc nhóm
phong cách tự do. Nếu mức độ yêu cầu, đòi hỏi / kiểm soát và sự đáp ứng / tình cảm
nồng ấm dành cho con cao cân bằng nhau thì những cha mẹ này thuộc nhóm phong
cách dân chủ. Còn nếu mức độ yêu cầu, đòi hỏi/kiểm soát và sự đáp ứng / tình cảm
nồng ấm dành cho con đều rất thấp thì những cha mẹ này thuộc nhóm phong cách thờ
ơ [70], [71]. Các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ có những đặc điểm cụ thể như
sau
– Phong cách giáo dục độc đoán
Cha mẹ có phong cách độc đoán thường yêu cầu cao, kiểm soát chặt chẽ hành vi
của con nhưng ít quan tâm đến suy nghĩ và hành vi của con, ít có những biểu hiện tình
cảm với chúng [18]. Đối với cha mẹ có phong cách này trẻ em luôn phải thực hiện theo
những quy tắc do họ đặt ra một cách nghiêm ngặt. Họ định hướng rõ ràng cho con cái
phải làm cái gì và không nên làm cái gì. Nếu trẻ cãi lại, không tuân theo, hay làm sai
những quy tắc này thì sẽ bị cha mẹ trừng phạt. Các bậc cha mẹ này không giải thích cho
17

con hiểu về những việc mà trẻ phải thực hiên hay không được làm, nếu trẻ có yêu cầu
được giải thích thì câu trả lời dứt khoát là “ Bởi vì bố / mẹ muốn con làm vậy”. Theo
như D.Baumrind với cha mẹ có phong cách độc đoán “Tuân thủ những yêu cầu và luôn
mong muốn con mình tuân thủ theo các quy định mà không cần giải thích” [70].
Kiểu cha mẹ có phong cách độc đoán thường là người quyết đoán, cứng rắn,
nghiêm khắc và thiếu linh hoạt, hà khắc luôn đòi hỏi cao ở con cái mà không cần biết
có phù hợp với con hay không. Họ là người thường xuyên kiểm tra và uốn nắn những
sai phạm của con trong quá trình con cái thực hiện công việc được giao. Cách nói của
họ đối với con thường lạnh lùng, mang tính chất mệnh lệnh, áp đặt, ép buộc đối với
con.
Các bậc cha mẹ sử dụng phong cách độc đoán trong quá trình giáo dục con sẽ
có ưu điểm là tạo ra được nề nếp, trật tự, kỷ luật trong gia đình, con cái luôn thực hiện
theo yêu cầu của cha mẹ nhưng lại tạo ra áp lực cho con, khiến con cái luôn cảm thấy
căng thẳng, gò bó.
– Phong cách giáo dục tự do
Cha mẹ có phong cách giáo dục tự do thường quan tâm, dành nhiều tình cảm
cho con nhưng kiểm soát con rất ít, họ dễ dãi đôi khi khá nuông chiều con. Đối với con
những bậc cha mẹ này đóng vai trò là người hướng dẫn, quan sát từ xa và khuyến
khích, giúp đỡ khi có sự đề nghị của con, họ chỉ can thiệp khi con cái gặp khó khăn
hoặc đi sai hướng [theo 33]. Những cha mẹ này ít khi kỷ luật con cái của họ, vì họ có
những kì vọng, yêu cầu tương đối thấp về sự trưởng thành và tự kiểm soát của con.
Cha mẹ có phong cách giáo dục tự do không quyết định thay con mà cho còn
quyền tự chủ trong mọi việc, cha mẹ chỉ là người giải thích, gợi ý cho con cái những
vấn đề mà chúng thắc mắc. Họ ít khi ngăn cấm con cái điều gì, con cái tự do làm điều
chúng thích với sự chỉ bảo, kiểm tra không đáng kể từ phía cha mẹ. Đôi khi những cha
mẹ này cũng nổi giận vì những hành động sai phạm của con nhưng họ chỉ biểu lộ một
cách yếu ớt, họ thường có lòng khoan dung đối với con cái.
Những bậc cha mẹ thuộc nhóm phong cách này không phải là những người vô
trách nhiệm, bỏ mặc con cái nhưng họ tin rằng trẻ sẽ phát triển và trưởng thành tốt
nhất khi chúng được độc lập và học qua cách trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống. Họ

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *