9432_4.4.6. Xây dựng tại Công ty CP Xây Dựng Vinaconex 25

luanvantotnghiep.com

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG
——

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY XÂY DỰNG VANCONEX

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm6
Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thái Sơn
Lớp : 05SPT

Lời mở đầu

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Xây dựng DD&CN, thầy Chủ nhiệm Bộ môn XDDD&CN, các thầy cô trong Khoa Xây Dựng dân dụng và công nghiệp đã giúp đỡ giới thiệu em được vào thực tập tại Công ty CP Xây Dựng Vinaconex 25
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty cổ phần Vinaconex 25, Ban chỉ huy công trình khách sạn Paracel Đà Nẵng và các anh chị trong Ban quản lý dự án khách sạn Paracel. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Th.S Đinh Thị Như Thảo đã tận tình hướng dẫn cho em, tạo điều kiện cho em được tiếp cận với công việc thực tế trong việc thiết kế và giám sát các công trình xây dựng dân dụng & công nghiệp ; đồng thời giúp đỡ tạo mọi điều kiện để em hoàn thành kỳ thực tập tốt nghiệp này.
Những kiến thức thực tế ấy đã giúp em rất nhiều trong việc đối chiếu và hiểu rõ hơn những cơ sở lý thuyết đã được tiếp thu từ các thầy cô trong suốt mấy năm học vừa qua, chuẩn bị cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp trong thời gian tới và phục vụ công tác sau này.
Trong báo cáo này, em đã thu hoạch được nhiều kiến thức bổ ích từ việc tham khảo các đồ án thiết kế; tìm hiểu về các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chuẩn tham khảo; trình tự và nội dung lập hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kĩ thuật, hồ sơ thiết kế kĩ thuật thi công cùng với cách trình bày các bản vẽ, các văn bản kĩ thuật của một công trình dân dụng và công nghiệp; tham gia giám sát công trình và thiết kế công trình thực thụ để phục vụ cho công việc tương lai sau này.
Em kính mong nhận được những góp ý chân tình quý báu của quý thầy cô Khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp cũng như các anh chị trong đơn vị thực tập để giúp em hoàn thiện và nâng cao các kiến thức kỹ thuật của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập
Trương Xuân Phước

THỜI GIAN VÀ NỘI DUNG THỰC TẬP
Thời gian thực tập: 6 tuần từ ngày 9/11/2015 đến ngày 20/12/2015
Nội dung thực tập:
Thu thập tài liệu, tìm hiểu quy trình, quy phạm xây dựng. Học hỏi cách vận dụng đó vào công tác thiết kế và thi công
Tìm hiểu các công việc tại đơn vị thực tập: cách lập dự án, cách tổ chức quản lý, thiết kế và thi công các công trình xây dựng
Tham gia các công việc kỹ thuật cụ thể do đơn vị nơi thực tập phân công, hướng dẫn
Hằng ngày ghi nhật ký thực tập. Cuối đợt thực tập viết báo cáo thu hoạch, có nhận xét, đánh giá của đơn vị nơi thực tập. Cuối đợt thực tập bảo vệ tại Khoa
TÌM HIỂU HỆ THỐNG QUY CHUẨN, QUY PHẠM, TIÊU CHUẨN TRONG HỒ SƠ THIẾT KẾ
Hệ thống Quy chuẩn, Quy phạm, Tiêu chuẩn:
Quy chuẩn xây dựng là văn bản quy định các yêu cấu kỹ thuật tối thiểu, bắt buộc phải tuân thủ đối với với hoạt động xây dựng, và các giải pháp, các tiêu chuẩn được sử dụng để đạt các yêu cấu đó.
Quy chuẩn xây dựng là cơ sở kỹ thuật cho việc lập, thiết kế và thẩm định, phê duyệt các dự án quy hoạch, đồ án thiết kế công trình xây dựng, kiểm tra quá trình xây dựng và nghiệm thu cho phép sử dụng công trình.
Quy chuẩn xây dựng chỉ bao gồm các quy định liên quan đến kỹ thuật trong các hoạt động xây dựng, không bao gồm những quy định liên quan đến các thủ tục hành chính, quản lí về xây dựng, trật tự, vệ sinh công cộng
Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực chung mang tính bắt buộc phải thi hành đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và đươc ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thiết kế:
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng
Quy chế lập, thẩm định, xét duyệt thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 536/BXD ngày 14/02/1994
Thông tư số 52 BXD ngáy 06/10/1998 của Bộ xây dựng hướng dẫn công tác giám sát tác giả thiết kế
….
Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng
Các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:
TCVN 5574 – 2012:Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT
TCVN 2737 – 1995:Tiêu chuẩn thiết kế tải trọng và tác động
TCVN 5575 – 2012:Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép
TCXD 205 – 1998:Móng cọc
TCXD 45– 1978: Nền nhà và công trình.
TCXD 40 – 1987:Tiêu chuẩn tính toán kết cấu xây dựng nền
TCXD 198 – 1997:Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT nhà cao tầng
TCVN 2622 – 1995:Tiêu chuẩn Việt Nam “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và
công trình – Yêu cầu thiết kế
TCVN 9368 – 2012: Thiết kế công trình chịu động đất – Tiêu chuẩn thiết kế
Các tiêu chuẩn thi công áp dụng:
TCVN 4453:1995 : Kết cấu BTCT toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 5674:2012 : Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu
TCVN 5718:1993 : Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước
TCVN 5576:2012 : Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 5641:2012 : Bể chứa BTCT. Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 5639:2012 : Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản
TCXD 190:1996 : Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
TCXD 170:1989 : Kết cấu thép. Gia công lắp đặt và nghiệm thu. Yêu cầu kỹ thuật
Các tiêu chuẩn thiết kế điện, chống sét, PCCC:
Các tiêu chuẩn thiết kế cấp thoát nước:
Trình tự và nội dung lập hồ sơ dự án đầu tư một công trình xây dựng dân dụng / công nghiệp ( và các văn bản liên quan theo trình tự lập hồ sơ dự án)
+ Giai đoạn thu thập thông tin:
+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Thực hiện dự án đầu tư:
+ Kết thúc đầu tư:
Trình tự và nội dung lập hồ sơ Thiết kế kỹ thuật một công trình xây dựng dân dụng / công nghiệp
Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:
Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt;
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật;
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng, tài liệu sử dụng
Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dưng được duyệt, bao gồm:
Thuyết minh gồm :
Thuyết minh tổng quát về các mặt
Thuyết minh kinh tế kỹ thuật
Thuyết minh thiết kế công nghệ 
Thuyết minh thiết kế xây dựng
Bản vẽ kỹ thuật
Tổng dự toán:
Tổng dự toán được lập trên cơ sở các văn bản hướng dẫn lập giá và quản lí chi phí xây dựng công trình do Bộ xây dựng ban hành. Tổng dự toán công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mà chủ đầu tư phải bỏ vấn thực hiện.
Việc lập dự toán công trình xây dựng được thực hiện như sau:
Đối với giá dự toán xây lắp: bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí chung và lợi nhuận định mức hoặc thuế
Chi phí trực tiếp: bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công
Chi phí chung: chi phí bộ máy quản lí, bảo hiểm xã hội…
Lợi nhuận định mức: Do đặc thù của sản phẩm xây dựng nên trong dự toán xây lắp các công trình xây dựng vẫn có khoản chi phí này và các tổ chức xây dựng được sử dụng để làm nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật
Đối với các chi phí khác trong tổng dự toán các công trình xây dựng như:
Chi phí ban quản lí công trình
Chi phí lán trại và thưởng tiến độ
Chi phí lán trại (2.8%) chỉ áp dụng đối với những công trình có điều kiện xây dựng đặc biệt
Thưởng tiến độ cho việc hoàn thành các công tác thiết kế, xây lắp, đưa công trình vào sản xuất sử dụng đúng tiến độ
Chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng
Trình tự và nội dung lập hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công một công trình xây dựng dân dụng / công nghiệp
Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:
a) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước;
b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng;
c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:
Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;
Bản vẽ thi công : bao gồm các chi tiết
Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt của các hạng mục công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước của các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện, điển hình được gia công có sẵn (có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công).
Chi tiết các bộ phận công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu cấu kiện có ghi chú cần thiết cho người thi công.
Chi tiết về lắp đặt thiết bị công nghệ: trong đó thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại thiết bị, cấu kiện, linh kiện, vật liệu. Những ghi chú cần thiết cho người thi công.
Trang trí nội, ngoại thất chi tiết
Biểu tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu: của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình (thể hiện dầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).
Dự toán thiết kế bản vẽ thi công
Dự toán bản vẽ thi công được xác định theo công trình xây dựng. Bao gồm dự toán các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình.
Dự toán bản vẽ thi công xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo theo thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở để kí kết hợp đồng, thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong các hợp đồng chỉ định thầu, là cơ sở xác định giá thành xây dựng công trình.
Thiết kế công trình:
Các bước thiết kế thể hiện thiết kế công trình.
Cách thức tổ chức sản suất một sản phẩm
Dữ liệu đầu vào:
Lập kế hoạch thiết kế và triển khai:
Xét duyệt và lập phương án:
Tính toán:
Kiểm bản tính:
Thể hiện bản vẽ:
Kiểm bản vẽ:
Thông qua thiết kế, ký bản tính bản vẽ:
Xác định hiệu lực của hồ sơ thiết kế
In, nộp:
Giao nộp hồ sơ:

Mô hình hóa quy trình thiết kế kết cấu

Tìm hiểu các bản vẽ và thuyết minh tính toán một công trình
Bản vẽ :
Kết cấu móng :
Phần kết cấu thân nhà:
Các bản vẽ thể hiện hệ thống điện của công trình
Các bản vẽ thể hiện hệ thống cấp nước cho công trình
Thuyết minh tính toán kết cấu công trình
Cơ sở tính toán
Các vật liệu sử dụng
Tải trọng và tổ hợp tải trọng
Tính toán các cấu kiện của công trình từ kết quả nội lực và các tiêu chuẩn tính toán.
Phụ lục: Kết quả nội lực, Tài liệu tham khảo.
TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG
Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng:
Tổng mặt bằng công trường là mặt bằng tổng quát khu vực xây dựng dân dụng, công nghiệp… trong đó ngoài những nhà vĩnh cửu và công trình vĩnh cửu, còn phải trình bày nhà cửa, lán trại tạm, các xưởng gia công, trạm cơ khí sửa chửa, các kho bãi, trạm điện nước, mạng lưới điện nước, cống rãnh đường xá và những công trình tạm thời khác phục vụ thi công và sinh hoạt của công nhân.
Tổng bình đồ công trường có thể phân chia làm nhiều khu vực:
Khu xây dựng các công trình vĩnh cửu
Khu các xưởng gia công và phụ trợ
Khu kho bãi cất chứa vật liệu, cấu kiện
Khu hành chính
Do mặt bằng không có do đó, tận dụng các tầng ở dưới, vỉa hè để làm kho bãi, tập kết vật tư, vật liệu và văn phòng cho đơn vị thi công, đơn vị quản lý, láng trại nơi công nhân ở lại làm việc.
Khi lập mặt bằng tổng thể phải căn cứ trên những nguyên tắc sau:
Cần bố trí các nhà cửa, công trình, mạng lưới đường sá, điện nước tạm thời trên công trường sao cho chúng phục vụ được các địa điểm xây dựng một cách thuận lợi.
Cự ly vận chuyển vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện phải ngắn, khối công tác bốc dở phải ít nhất.
Khi bố trí các nhà cửa, công trình tạm cần tôn trọng các điều kiện liên quan kỹ thuật, các yêu cầu về an toàn lao động, luật lệ phòng chống hỏa hoạn, điều kiện vệ sinh và sức khỏe của công nhân.
Nội dung thiết kế:
Tổng quát nội dung thiết kế tổng mặt bằng xây dựng bao gồm những vấn đề sau:
Xác định vị trí cụ thể các công trình đã được quy hoạch trên khu đất được cấp để xây dựng.
Bố trí vận thăng, máy móc, thiết bị xây dựng.
Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ cho công trường.
Thiết kế các kho bãi vật liệu, cấu kiện.
Thiết kế cơ sở cung cấp nguyên vật liệu xây dựng.
Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ.
Thiết kế nhà tạm trên công trường.
Thiết kế mạng lưới cấp nước và thoát nước.
Thiết kế mạng lưới cấp điện.
Thiết kế hệ thống an toàn – bảo vệ và vệ sinh môi trường.
Phương thức bố trí :
Tổng bình đồ công trường thể hiện các khu vực sau :
Khu vực xây dựng công trình
Vận thăng lồng có lưới bảo vệ được dùng cho công tác vận chuyển vật liệu và người lên cao được bố trí tại hoạt động đầu công trình nơi tập kết vật tư, vật liệu.
Khu các xưởng gia công phụ trợ : Tận dụng tầng trệt và vỉa hè làm xưởng gia công cốt thép (cắt uốn thép bằng máy). Dùng tời vận chuyển cốt thép lên cao
Khu kho bãi vật liệu được bố trí ngay tại vỉa hè và khu vực xây dựng của công trình. Vì công trình đã thi công phần thô các tầng dưới xong rồi.
Hệ thống dàn giáo an toàn được bố trí xung quanh công trình.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *