ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG
——
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG NHÂN CÔNG TRÌNH
TIME CITY
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Duy Bình
Lớp : 05SPT
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN
NHÓM 1 – LỚP 54CB3 – VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN
TÊN CÔNG TRÌNH : TIME CITY
ĐỊA ĐIỂM: 458 MINH KHAI – HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI
I.LỜI NÓI ĐẦU :
– Trong quá trình thực tập công nhân tại khu công trình xây dựng Time City,em đã rút ra nhiều điều mà trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường em chưa hiểu được hết.
– Để có được kinh nghiện trong lần thực tập này,em xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn đã tổ chức cho chúng em lần đi thực tập thực tế này.Đồng thời đã hướng dẫn trang bị cho chúng em kiến thức cần thiết cho lần đi thực tập.Và em cũng xin cảm ơn anh Quách Thiên Hiền người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em ngoài công trường tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt khóa thực tập công nhân.
– Trong quá trình thực tập và làm báo cáo,do còn thiếu kinh nghiệm và còn bở ngở với thực tế, nên em không tránh khỏi thiếu sót.Em mong thầy cô chỉ bảo thêm để em có thể hoàn thành và đạt kết quả tốt.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô !
II.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP
– Nhóm em gồm có 23 người cùng thực tập trong 2 ngày tại khu công trường xây dựng Time City.
– Giới thiệu về công trình :
+ Tên công trình : Khu đô thị Time City – Thành phố của thời đại mới.
+ Địa điểm : 458 Minh Khai – quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội
+ Chủ đầu tư : Tập đoàn VinGruop .
+ Đơn vị thi công : Công ty TNHH Xây dựng dân dụng và Công nghiệp Delta xậy dựng phần ngầm
Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (mã HBC-HSX) xây dựng phần kết cấu bê tông cốt thép phần thân, xây trát thô và láng nền tòa T1 (18 tầng) và T2 (20 tầng)
+ Lịch thực tập : Bắt đầu từ ngày 16/7/2012 đến ngày 17/7/2012, thời gian thực tập là trong vòng 2 ngày .
– Đấy là công trình lớn với hai nhà thầu cùng tham gia thi công . Sự dụng đội ngũ công nhân rất lớn với nhiều vai trò công việc khác nhau,cùng với sự giám sát của đội ngũ kí sư.Công trình sử dụng rất nhiều loại máy móc đa dạng và hiện đại .
– Do thời gian thực tập ngắn ngủi chỉ trong có 2 ngày nên chúng em chỉ có thể đi xem các công tác trực tiếp cuả công nhân tại công trường và đồng thời hỏi trực tiếp công tác thi công từng chỉ tiết của công trình.Tham gia thực tập công trình đang trong thời gian chính là ghép cốp pha và hoàn thiên một số mặt bằng sàn nên chúng em học hỏi được rất nhiều về công tác ghép cốp pha,công tác tạo mặt bằng cho thi công,và đồng thời được chỉ dẫn cho cách thi công các tòa nhà khi mà công trình có các tòa nhà có đến 3 tầng hầm lằm dưới Cos 0.0 mặt bằng tự nhiên.Còn những công tác khác chúng em đã được học hỏi qua sự chỉ dẫn trực tiếp thông qua các kĩ sư và công nhân làm việc tại công trường.
III.CÔNG TÁC THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG :
Công tác ghép cốp pha :
Vật liệu làm và công dụng của cốp pha :
a.Vật liệu :
– Sử dụng các cột trống tổ hợp dùng dể làm phần đỡ mặt sàn,dùng các thanh gỗ và các miếng gỗ dày 2 ~ 3 cm để thì công phần cốp pha ngoài công trường.
H1.Cột chống tổ hợp
b.Công dụng :
– Cốp pha là ván khuôn tạo hình kết cấu công trình, giữ cho vữa bê tông không chảy ra và bảo vệ bê tông trong thời gian ngắn cho tời khi bê tông đủ cường độ mới thôi.
+ Để có công trình bê tông cốt thép tồn tại lâu năm thì chúng ta phải tạo dựng một công trình tạm thời bằng vật liệu khác giống hệt công trình mà ta cần xây dựng đó là công trình cốp pha .
+ Là tạm thời nhưng nó phải đảm bảo tính chắc chắn ổn định để chịu lực và dễ dàng tháo lắp,đồng thời phải bền để sử dụng được nhiều lần.
– Cốp pha gồm 2 phần chủ yếu :
+ Phần lát mặt và tạo hình kết cấu.
+ Phần chống đở để đảm bảo vị trí ổn định vững chắc.
– Công trình này thì thường là dùng cốp pha bằng ván ép,chúng có đặc điểm:
+ Bề mặt nhẵn phẳng không cong vênh thường người ta dùng loại có chiều dày từ 1 – 2 cm.
+ Đối với kết cấu cần uốn cong người ta dùng cốt pha có chiều dày nhỏ hơn 1 cm.
+ Những kết cấu như vách tường người ta dùng nó kết hợp với khung sườn các thanh giằng,chống để lien kết chúng thành 1 khung cứng.
2.Gia công cốp pha :
– Tùy theo kết cấu mà lắp đặt bố trí cốp pha, thường đối cốp pha sàn chúng ta ít phải gia công.
– Người ta dùng máy cưa để cắt gọn chúng cho phù hợp với hình dạng của các cột dầm.
3.Cốp pha móng :
– Đối với cốp pha móng người ta tính toán và lắp đặt nhiều tấm cứng trực tiếp xuống đài móng, chúng được liên kết với nhau bằng đinh đóng,đồng thời hai bên được đỡ bằng những thanh trống đảm bảo cho cốp pha móng ở đúng vị trí nhằm đảm bảo về kích thước của móng.
H2. Cốp pha móng
– Các tấm ván gỗ được lắp đặt hai bên chạy dọc theo chiều dài của móng.Đồng thời được lắp đặt các một khoảng với khung thép được buộc từ trước nhằm tạo lớp bảo vệ bê tông cho côt thép móng khi đổ.
4.Công tác lắp ghép cốp pha sàn :
– Cốp pha sàn được lắp ghép đổ lần lượt cho từng tầng,cứ xong mỗi tầng lại được chuyển lắp ghép để đổ tầng kế tiếp và thực hiện trực tiếp ngoài công trường.
– Sử dụng loại cột chống tổ hợp dùng để đỡ mặt sàn bê tông.Các cột trốngđược lắp chép theo các hàn thẳng để tiện cho việc lắp ghép mặt sàn bên trên.Các cột chống được lắp ghép phải đảm bảo cùng cao độ nhằm tạo cho mặt sàn được phẳng,đảm bảo yêu cầu về thiết kế.
– Sàn thao tác lắp đặt cốp pha được bố trí dọc theo chiều dài của dầm sàn, vách…bằng hệ giàn giáo. Giáo được neo chắc vào bê tông bằng tăng đơ. Sàn thao thao tác phải thiết kế lan can an toàn tối thiểu 1m để đảm bảo cho người thi công. Công nhân thi công trên giáo bắt buộc phải đeo dây an toàn và đôi mũ bảo hộ lao động.
– Cột chống sử dung cột chống tổ hợp được thiết kế trên 1 khung tam giác được lắp dựng theo kiểu tam giác hoặc tứ giác cùng các phụ kiện kèm theo như: kích đầu, kích chân, thanh giằng ngang, thanh giàng chéo, ống nối và chốt giữ
H3.Lắp ghép cốp pha sàn
– Phía mặt bên trên dùng các thanh gỗ vuông xếp đan vào nhau hình ô vuông,được cố định với nhau bằng đinh tại các phần kê lên nhau,tạo được mặt phẳng đỡ các tấm ván dùng đổ bê tông sàn.đặt các miếng gỗ tạo mặt phẳng để thi công và bốn xung quang dựng các thành tạo thành khối.
5.Cốp pha cột :
– Cốp pha cột được tổ hợp bằng cốp pha định hình khung thép, ván gỗ dán chống ngấm ngước dày 1,8cm có kích thước tấm chuẩn 1220×2440 kết hợp thanh nẹp góc V 50x50x5, gong thép 75×5 (a=800/1 gông)
– Sau khi công tác nối buộc cốt thép cho cột người ta tiến hành ốp cốp pha cho cột,cốp pha được thiết kế cũng tương tự như cốp pha móng.Sử dụng các các miếng ốp gỗ ốp tạo hình dạng cho cột trước và thường dể hở 1 mặt lắp ghép sau nhằm thuận tiện cho việc đặt cốt thép vào cột,sau khi xong người ta sẽ lắp mặt hở vào.Ghép cốp pha cho cột được tiến hành từng đoạn để tiện cho việc thi công đổ bê tông cột và đảm bảo cho chât lượng cột đổ.
– Sự dụng các thanh trông các bên để bảo khi đổ cột không bị siêu vẹo.Mỗi đoạn lại được lắp đặt các gá cho bốn mặt của cột nhằn đảm bảo về hình dạng.
H4.Cốp pha cột
-Ván khuôn vách cầu thang máy được tổ hợp bằng các tấm cốp pha định hình khung thép, ván gỗ dán chống thấm dày 1,8cm kết hợp các tấm cốp pha thép định hình có sẵn.
– Hẹ thống đỡ cốp pha cột, vách…chủ yếu dùng cột thép đơn φ60 kết hợp với tăng đơ thép neo và cáp lụa φ12 vào các móc kỹ thuật chon sắn trên sàn bê tông và xà gỗ 80×100.
– Cốp pha được phân loại, tập kết riêng từng khu vực và được vận chuyển tới các vị trí thi công chủ yếu bằng cần cẩu tháp.
Đầu tấm cốp pha có móc để móc vào cần cẩu tháp:
-Trước khi đưa vào sử dụng, cốp pha phải được vệ sinh sạch sẽ và phủ lên 1 lớp chống dính, cốp pha được dùng là cốp pha gỗ nên cần chú ý đến trong cưa xẻ tránh lãng phí vô ích
– Sử dụng xà gồ và cây chống bằng thép để chống cốp pha cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không được gây khó khăn cho công việc đổ và đẫm bê tông
-Khi lắp dựng cốp pha cột:
Theo lưới trắc đạc vạch trên mặt bằng và các cột mốc xác định vị trí tim cột và trục tường. Dựa vào các dấu mốc mà lien kết các nẹp chân định vị.
Dựa vào các dâu mốc mà lien kết các nẹp chân định vị cốp pha
6.Công tác kiểm tra cốp pha :
-Công tác lắp ghép cốp phà là khâu rất quan trọng trước khi tiến hành đổ bê tông.Vì vậy cốp pha lắp ghép cần phải được kiểm tra được một các có khoa học nhằm đảm bảo an toàn cho thi công.Cốp pha ần phải đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật và thi công.
+ Cốp pha phải vững chắc.
+ Cốp pha chống luôn thẳng đứng và phải chắc chắn.
+ Sai lệch về vị trí và kích thước ván khuôn và dàn giáo đã dựng xong không được vượt quá trị số cho phép.
+ Trong quá trình đổ be tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trí của ván khuôn nếu có biến dạng do dịch chuyển phải xử lý kịp thời.
+ Không tháo dỡ cốp pha quá sớm.