9645_Bước đầu khảo sát các sai sót trong sử dụng thuốc và mối liên quan với biến cố bất lợi từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR ở Việt Nam

luận văn tốt nghiệp

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐOÀN THỊ PHƢƠNG THẢO

BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT
CÁC SAI SÓT TRONG SỬ DỤNG THUỐC VÀ
MỐI LIÊN QUAN VỚI BIẾN CỐ BẤT LỢI
TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÁO CÁO ADR
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2015

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐOÀN THỊ PHƢƠNG THẢO

BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT
CÁC SAI SÓT TRONG SỬ DỤNG THUỐC
VÀ MỐI LIÊN QUAN
VỚI BIẾN CỐ BẤT LỢI
TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÁO CÁO ADR
Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn:
1.TS. Vũ Đình Hòa
2.ThS. Trần Thu Thủy
Nơi thực hiện:
Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc
và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

HÀ NỘI – 2015

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin dành sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Vũ Đình Hòa–
giảng viên Bộ môn Dược Lâm Sàng, ĐH Dược HN và ThS. Trần Thu Thủy – cán
bộ Trung tâm DI & ADR Quốc gia, những người thầy, người chị đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Nguyễn Hoàng Anh– giảng viên
Bộ môn Dược lý, Phó giám đốc Trung tâm DI & ADR Quốc gia, là người đỡ đầu
tận tâm đáng mơ ước cho mọi nghiên cứu, ngay từ những thiết kế sơ khai nhất đến
khi hoàn thành, là người dẫn đường đáng kính cho tôi cả về công việc lẫn tinh thần.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến em Nguyễn Thúy Hằng lớp N1K66, bạn Đỗ Văn
Quân, Nguyễn Tiến Pháp, Nguyễn Minh Trang, Phan Thị Anh Thư lớp N1K65 vì
sự giúp đỡ nhiệt thành và tỷ mỉ. Tôi xin cảm ơn DS. Nguyễn Hoàng Anh – cán bộ
Trung tâm DI & ADR Quốc gia, vì sự hỗ trợ thường trực về mặt dữ liệu và kĩ thuật.
Nhờ có họ mà nghiên cứu này mới có thể hoàn thành.
Tôi xin cảm ơn các anh chị cán bộ của Trung tâm DI & ADR Quốc gia, vì
luôn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu, để tôi biết rằng
mình có thể nhận được bất cứ thông tin và chỉ dẫn cần thiết nào vào bất cứ lúc nào.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và bạn bè, người đã giúp tôi trong
suốt 5 năm học tập và bước đầu nghiên cứu khoa học ở trường ĐH Dược HN.
Với tôi, họ là đều những người người thầy, người bạn đồng hành quý báu mà
tôi rất may mắn mới có được, không chỉ vì sự động viên, giúp đỡ trong quá trình
thực hiện nghiên cứu mà cả trong chuẩn bị cho kế hoạch học tập trong tương lai.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và người thân, những người đã
luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong học tập và cuộc sống.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

ĐOÀN THỊ PHƢƠNG THẢO

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu, chữ
viết tắt
Thuật ngữ tiếng Việt
Thuật ngữ tiếng Anh
ADR
Phản ứng có hại của thuốc
Adverse Drug Reaction
AE
Biến cố bất lợi của thuốc
Adverse Event
CGD
Cảnh giác dƣợc

CSDL
Cơ sở dữ liệu

CSYT
Cơ sở y tế

ME
Sai sót liên quan đến thuốc
Medication error
NCC-MERP
Hội đồng Điều phối Quốc gia Hoa
Kì về Báo cáo và phòng tránh sai
sót liên quan đến thuốc
National Coordinating
Council for Medication
Error Reporting and
Prevention
pAE
Biến cố bất lợi của thuốc phòng
tránh đƣợc
Preventable Adverse
Event
PM
Phƣơng pháp P
“P–method”
SmPC
Tóm tắt thông tin sản phẩm
Summary of Product
Characteristics
STT
Số thứ tự

Trung tâm DI &
ADR Quốc gia
Trung tâm quốc gia về Thông tin
thuốc và Theo dõi phản ứng có
hại của thuốc

WHO
Tổ chức Y tế thế giới
World Heath
Organization
WHO – ART
Thuật ngữ phản ứng có hại theo
WHO
WHO Adverse Reaction
Terminology
ICD – 10
Mã quốc tế về bệnh
International
Classification of Disease

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Tên bảng
Trang
1
1.1
Tiêu chí của Hallas và cộng sự để đánh giá khả năng
phòng tránh đƣợc (avoidability) của biến cố bất lợi
11
2
1.2
Các tiêu chí nguyên bản của Schumock và Thornton
để đánh giá khả năng phòng tránh đƣợc của một AE
12
3
1.3
Thang đánh giá của pháp để lƣợng giá khả năng phòng
tránh đƣợc của một ADR
14
4
2.1
Cách xếp loại xác định ME
26
5
3.1
Tuổi và giới tính của bệnh nhân trong các báo cáo
đƣợc đánh giá và báo cáo nghi ngờ có liên quan đến
ME
33
6
3.2
Số lƣợng báo cáo có từng loại ME theo nhóm tuổi
34
7
3.3
Số báo cáo nghi ngờ có ME theo đƣờng dùng thuốc
35
8
3.4
Các họ dƣợc lý hay gặp sai sót trong sử dụng
36
9
3.5
Các thuốc thƣờng gặp sai sót khi sử dụng
37
10
3.6
Tỷ lệ báo cáo nghi ngờ có mối quan hệ ME – AE
43
11
3.7
Phân bố báo cáo nghi ngờ có mối quan hệ ME – AE
theo các họ dƣợc lý hay gặp nhất
44

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Hình
Tên hình
Trang
1
1.1
Quan hệ giữa ME, AE, ADR
5
2
1.1
Quy trình thu thập và phản hồi thông tin trong CGD
18
3
1.3
Quy trình xử lý báo cáo ADR tại Trung tâm DI & ADR
Quốc gia
20
4
2.1
Quy trình nghiên cứu
23
5
3.1
Số lƣợng báo cáo đƣa vào đánh giá và phân tích
30
6
3.2
Số báo cáo nghi ngờ là ME theo loại sai sót ghi nhận
đƣợc (n = 152)
32
7
3.3
Số báo cáo nghi ngờ có mối quan hệ giữa ME và AE
theo loại ME (n=85)
40
8
3.4
Mức độ nghiêm trọng của AE đƣợc báo cáo theo loại
ME (n=85
42
9
3.5
Số báo cáo nghi ngờ có mối quan hệ ME về kháng
sinh–AE (n=64)
46

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………
1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN …………………………………………………………………………
3
1.1.
TỔNG QUAN VỀ SAI SÓT LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC ……………………………
3
1.1.1.
Sai sót liên quan đến thuốc …………………………………………………….
3
1.1.2.
Mối quan hệ giữa sai sót liên quan đến thuốc, biến cố bất lợi và
phản ứng có hại của thuốc ………………………………………………………………….
4
1.1.3.
Phân loại sai sót liên quan đến thuốc ………………………………………
5
1.1.4.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến sai sót liên quan đến
thuốc
8
1.1.5.
Phát hiện sai sót liên quan đến thuốc ………………………………………
9
1.2.
PHÁT HIỆN SAI SÓT LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÁO
CÁO TỰ NGUYỆN VỀ BIẾN CỐ BẤT LỢI / PHẢN ỨNG CÓ HẠI …………………………..
10
1.2.1.
Tiềm năng của cơ sở dữ liệu báo cáo tự nguyện trong phát hiện
sai sót liên quan đến thuốc
………………………………………………………………..
10
1.2.2.
Một số phương pháp phát hiện sai sót và biến cố bất lợi phòng
tránh được từ cơ sở dữ liệu ……………………………………………………………….
11
1.3.
CƠ SỞ DỮ LIỆU BÁO CÁO ADR Ở VIỆT NAM
………………………………..
17
1.3.1.
Hoạt dộng Cảnh giác Duợc tại Việt Nam ……………………………….
17
1.3.2.
Cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam ……………………………….
18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………
22
2.1.
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………….
22
2.2.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………
23
2.2.1.
Mục tiêu 1: Nhận diện các sai sót liên quan đến thuốc từ cơ sở dữ
liệu ở Việt Nam
………………………………………………………………………………..
24

2.2.2.
Mục tiêu 2: Nhận diện các sai sót liên quan đến thuốc có mối
quan hệ với biến cố bất lợi được báo cáo ……………………………………………
26
2.3.
CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU TƢƠNG ỨNG VỚI MỤC TIÊU ĐỀ RA
………………
27
2.3.1.
Chỉ tiêu nghiên cứu tương ứng với mục tiêu 1
…………………………
27
2.3.2.
Chỉ tiêu nghiên cứu tương ứng với mục tiêu 2
…………………………
28
2.4.
PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
……………………………………………………
28
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ …………………………………………………………………………….
30
3.1.
NHẬN DIỆN CÁC SAI SÓT LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC …………………………
31
3.1.1.
Số lượng báo cáo nghi ngờ có sai sót liên quan đến thuốc ……….
31
3.1.2.
Loại sai sót ghi nhận được trong các báo cáo nghi ngờ có sai sót
liên quan đến thuốc ………………………………………………………………………….
31
3.1.3.
Thông tin về bệnh nhân
………………………………………………………..
32
a, Thông tin chung về độ tuổi và giới tính của bệnh nhân ………………..
32
b, Loại sai sót ghi nhận đƣợc theo nhóm tuổi
………………………………….
34
3.1.4.
Thông tin về thuốc nghi ngờ có ME ……………………………………….
35
3.2.
NHẬN DIỆN CÁC SAI SÓT LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
BIẾN CỐ BẤT LỢI ĐƢỢC BÁO CÁO
……………………………………………………………..
39
3.2.1.
Số lượng báo cáo có mối quan hệ giữa sai sót liên quan đến thuốc
và biến cố bất lợi ……………………………………………………………………………..
39
3.2.2.
Phân tích các sai sót liên quan đến thuốc nghi ngờ dẫn đến biến
cố bất lợi theo loại sai sót …………………………………………………………………
39
3.2.3.
Thông tin về AE nghi ngờ liên quan đến ME
…………………………..
41
a. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng trong các báo cáo nghi ngờ có
mối quan hệ sai sót liên quan đến thuốc và biến cố bất lợi ……………….
41
b. Biến cố (AE) ghi nhận đƣợc trong các báo cáo có mối quan hệ ME –
AE theo hệ cơ quan bị ảnh hƣởng …………………………………………………
42
c. Thông tin về nơi xảy ra AE
……………………………………………………….
43
3.2.4.
Thông tin về thuốc liên quan đến sai sót có thể dẫn đến biến cố
bất lợi được miêu tả …………………………………………………………………………
44

a, Phân bố báo cáo nghi ngờ có mối quan hệ giữa sai sót liên quan đến
thuốc và biến cố bất lợi theo nhóm dƣợc lý ……………………………………
44
b, Sai sót trong sử dụng kháng sinh nghi ngờ dẫn đến biến cố bất lợi ..
46
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..
47
4.1.
BÀN LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
………………………………….
47
4.2.
BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………
50
4.2.1.
Kết quả về sai sót trong sử dụng thuốc
…………………………………..
50
4.2.2.
Kết quả về sai sót trong sử dụng thuốc nghi ngờ có mối liên quan
với biến cố bất lợi được báo cáo
………………………………………………………..
53
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ……………………………………………………
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. MẪU BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC
PHỤ LỤC 2: BỘ 20 TIÊU CHÍ THEO PHƢƠNG PHÁP P CỦA WHO VÀ
CÁCH ĐỐI CHIẾU DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: CÁC CẶP THUỐC ĐƢỢC XEM LÀ TRÙNG LẶP TRỊ LIỆU
PHỤ LỤC 4: MẪU ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA ME VÀ AE
PHỤ LỤC 5: BÁO CÁO ĐƢỢC LOẠI BỎ KHỎI DANH SÁCH ME
PHỤ LỤC 6: CÁC ME NGHI NGỜ LIÊN QUAN ĐẾN AE
PHỤ LỤC 7: CÁC ME KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN AE
PHỤ LỤC 8: DANH SÁCH ME PHÁT HIỆN ĐƢỢC TRONG NGHIÊN CỨU
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Đầu tiên là không gây hại” (“First, do no harm”) là câu mở đầu của lời thề
Hippocrates, cũng đƣợc xem là tôn chỉ hành động trong sự nghiệp bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe nhân dân của mọi nhân viên y tế. Tuy nhiên, nhƣ một con dao hai
lƣỡi, không có dƣợc chất nào mà hoàn toàn không có phản ứng có hại (ADR –
Adverse drug reaction), và sai sót liên quan đến thuốc (Medication error – ME) là
một trong những nguồn gây hại không chủ ý lớn nhất cho ngƣời bệnh trên toàn thế
giới [74]. Theo một nghiên cứu năm 2013, ít nhất 210 000 ngƣời Mỹ đã tử vong
mỗi năm do hậu quả trực tiếp của ME, đƣa ME trở thành nguyên nhân gây tử vong
thứ ba tại nƣớc này, chỉ xếp sau bệnh tim mạch và ung thƣ [33], [72]. Tại châu Âu,
ME và các biến cố bất lợi liên quan đến chăm sóc y tế xảy ra trên 8–12% trƣờng
hợp nhập viện, 23% công dân châu Âu tuyên bố từng trực tiếp bị ảnh hƣởng bởi ME
[63]. Một nghiên cứu tổng quan chỉ ra rằng 2–4% việc nhập viện liên quan đến sử
dụng thuốc, ba phần tƣ trong số này là phòng tránh đƣợc [52]. Chi phí phát sinh do
ME ở một số quốc gia có thể lên đến 6 đến 29 tỷ đô la mỗi năm [62].
Ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, khả năng một bệnh nhân gặp
biến cố bất lợi trong bệnh viện cao hơn so với các nƣớc phát triển [62]. Mặc dù dữ
liệu về ME ở nƣớc ta còn hạn chế, kết quả từ một số nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy
tỷ lệ ME liên quan đến thực hiện thuốc của điều dƣỡng dao động từ 37,7% đến
68,6% liều/lƣợt thuốc [9], [46].
Điều kiện tiên quyết để giảm thiểu ME là xác định đƣợc ME, qua đó phân
tích hoàn cảnh và nguyên nhân hệ thống dẫn đến sai sót. Tuy nhiên, ở nƣớc ta chƣa
có hệ thống báo cáo tự nguyện dành riêng cho ME, trong khi phƣơng pháp nghiên
cứu quan sát trực tiếp nhƣ đã thực hiện trong một số nghiên cứu trƣớc đây lại khó
triển khai rộng rãi trong thực tế [9], [43], [46].
Từ năm 1999, Việt Nam gia nhập mạng lƣới của Tổ chức Giám sát thuốc
toàn cầu UMC (Upssala Monitoring Centre) [70]. Tính riêng từ khi mẫu báo cáo về
phản ứng có hại (Adverse Drug Reaction – ADR) mới của bộ y tế đƣợc áp dụng,
trong giai đoạn 2011–2014, đã có 20 172 báo cáo ADR đƣợc xử lý và lƣu trữ tại
2

Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Phản ứng có hại của thuốc [13]. Mặc dù
ban đầu tập trung vào ADR, nguồn dữ liệu đáng kể thu đƣợc từ các báo cáo tự
nguyện này ngày càng thể hiện tiềm năng của mình trong việc phát hiện và phân
tích các ME [62].
Trong bối cảnh đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu khảo sát các sai
sót trong sử dụng thuốc và mối liên quan với biến cố bất lợi từ cơ sở dữ liệu báo
cáo ADR ở Việt Nam” với các mục tiêu:
1. Nhận diện các sai sót liên quan đến thuốc từ cơ sở dữ liệu báo cáo phản
ứng có hại của thuốc.
2. Nhận diện các sai sót liên quan đến thuốc có mối quan hệ với biến cố bất
lợi đƣợc báo cáo.
3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sai sót liên quan đến thuốc
1.1.1. Sai sót liên quan đến thuốc
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ME đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu
khác nhau.
Định nghĩa thông dụng và đƣợc chấp nhận rộng rãi trên thế giới hiện nay về
sai sót liên quan đến thuốc (Medication Error–ME) là định nghĩa của Hội đồng
Điều phối Quốc gia Hoa Kì về Báo cáo và phòng tránh sai sót liên quan đến thuốc
(National Coordinating Council for Medication Error Reporting and Prevention–
NCC MERP): “Sai sót liên quan đến thuốc là bất kì biến cố có thể phòng tránh
nào có khả năng gây ra hoặc dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý, hoặc gây
hại cho bệnh nhân trong khi thuốc được kiểm soát bởi nhân viên y tế, bệnh nhân,
hoặc người tiêu dùng. Các biến cố như vậy có thể liên quan tới thực hành chuyên
môn, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, quy trình và hệ thống bao gồm: kê đơn và
quá trình chuyển giao đơn thuốc; ghi nhãn, đóng gói và danh pháp; pha chế, cấp
phát và phân phối; quản lý, giám sát và sử dụng thuốc trên người bệnh” [77].
Gần đây, EU đƣa ra một định nghĩa về ME: “Một thất bại không có chủ đích
trong quá trình điều trị bằng thuốc dẫn đến hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại cho
bệnh nhân”. Định nghĩa này loại trừ các trƣờng hợp dùng quá liều thuốc một cách
cố ý, sử dụng off lable và lạm dụng thuốc [24].
Hƣớng dẫn thực hành tốt cảnh giác dƣợc (Good Pharmacovigillance Practice
Guideline) của Cơ quan dƣợc phẩm châu Âu (European Medicines Agency– EMA)
định nghĩa về ME để sử dụng trong việc hệ thống báo cáo ca đơn lẻ ở châu Âu nhƣ
sau: “Sai sót liên quan đến thuốc là bất cứ sai sót không chủ đích nào trong quá
trình kê đơn, phân phối hoặc sử dụng sản phẩm y tế dưới sự kiểm soát của nhân
viên y tế, bệnh nhân hoặc người tiêu dùng” [26]. Định nghĩa này tập trung vào việc
quản lý và báo cáo biến cố bất lợi đối với sản phẩm y tế và không bao hàm toàn bộ
các giai đoạn của quá trình sử dụng thuốc, ví dụ nhƣ trong khâu pha chế thuốc [24].
4

Nhƣ vậy, ME là có thể phòng tránh đƣợc. Đây là đặc điểm quan trọng của
ME và đã đƣợc đề cập trong nhiều định nghĩa. Do vậy, việc dự phòng và giảm thiểu
nguy cơ liên quan đến thuốc trở thành một mục tiêu quan trọng trong chính sách an
toàn thuốc của mỗi quốc gia. Mặt khác, ME có thể đã gây hại cho bệnh nhân (biến
cố bất lợi của thuốc phòng tránh đƣợc) hoặc chƣa gây hại cho bệnh nhân, thậm chí
ngay cả khi việc sử dụng thuốc sai chƣa đƣợc tiến hành trên bệnh nhân. Điều này
cho thấy không cần thiết phải có xảy ra hậu quả có hại trên bệnh nhân để xác định
một lỗi là ME. Ngoài ra, một ME cũng có thể có nguyên nhân từ việc chƣa giáo dục
bệnh nhân một cách đầy đủ về thực hành sử dụng thuốc đúng [43].
Định nghĩa đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là định nghĩa của NCC-
MERP.
1.1.2. Mối quan hệ giữa sai sót liên quan đến thuốc, biến cố bất lợi và phản ứng
có hại của thuốc
 Biến cố bất lợi của thuốc (Adverse Drug Event – ADE, hay Adverse Event
– AE) là những tổn thƣơng xảy ra trên bệnh nhân mà nguyên nhân có thể do thuốc
gây ra hoặc thiếu thuốc cần thiết cho bệnh nhân [43].
 Phản ứng có hại của thuốc (ADR) đƣợc định nghĩa theo WHO là những
phản ứng độc hại, không định trƣớc xuất hiện khi dùng thuốc ở liều thƣờng dùng
cho ngƣời để dự phòng, chẩn đoán, điều trị hoặc thay đổi chức năng sinh lý của cơ
thể [5].
 Biến cố bất lợi của thuốc phòng tránh đƣợc (preventable Adverse Event–
pAE): một tổn thƣơng là kết quả của sai sót xảy ra trong bất kì giai đoạn nào của
quy trình sử dụng thuốc [62]. Hiện tại thuật ngữ này có xu hƣớng đƣợc thay bằng
phản ứng có hại phòng tránh đƣợc (preventable Adverse Drug Reaction – pADR),
tuy nhiên điều này đòi hỏi phải mở rộng định nghĩa của ADR để bao hàm thêm
nguyên nhân từ các sai sót liên quan đến thuốc [62], [65].
 Sai sót tiềm tàng của thuốc (ô VII) là một hoàn cảnh hay tình huống có thể
dẫn đến sai sót. Hoàn cảnh hay tình huống này có thể liên quan hoặc không liên
quan đến một bệnh nhân cụ thể [25].
5

Quan hệ giữa các yếu tố này đƣợc thể hiện trong hình 1.1.

Hình 1.1. Quan hệ giữa ME, AE, ADR [17], [24] Nhận xét: Từ hình 1.1 có thể thấy AE bao gồm toàn bộ ADR và các sai sót
liên quan đến thuốc gây hại cho bệnh nhân (ô (I) và (II)). Trong đó, các biến cố bất
lợi gây ra bởi ME là những biến cố có thể phòng tránh đƣợc (preventable adverse
drug events, ô (III) + (IV)) do đặc điểm của ME là có thể phòng tránh. Ƣớc tính
3–5% các ME có thể phân loại nhƣ AE [43]. Mặt khác, những sai sót không gây ra
biến cố bất lợi đƣợc xem nhƣ biến cố bất lợi tiềm tàng của thuốc (potential adverse
drug events hay “near miss” events, ô (V)). Trong trƣờng hợp này, có thể ME đƣợc
phát hiện trƣớc khi tác động trên bệnh nhân (các sai sót đã đƣợc ngăn chặn
(intercepted Medication Error – iME) hoặc bệnh nhân gặp ME nhƣng không xuất
hiện AE [42].
1.1.3. Phân loại sai sót liên quan đến thuốc
Có nhiều cách phân loại ME khác nhau dựa trên các cách tiếp cận khác
nhau. Trong đó, phân loại ME theo yếu tố dẫn đến sai sót, theo giai đoạn xảy ra sai
sót và theo mức độ nghiêm trọng của sai sót là những cách phân loại có ý nghĩa và
đƣợc áp dụng rộng rãi hơn cả trong việc phát hiện, đánh giá, phân tích và dự phòng
ME.
a, Phân loại theo yếu tố dẫn đến sai sót
Phân loại ME theo yếu tố dẫn đến sai sót là cách phân loại đƣợc sử dụng
phổ biến nhất. Dƣới đây là 12 phân loại sai sót theo Hội Dƣợc sĩ Hoa Kỳ trong hệ
thống Y tế (ASHP).
6

 Sai sót kê đơn: sai sót trong lựa chọn loại thuốc (dựa vào chỉ định, chống
chỉ định, tiền sử dị ứng, thuốc đang điều trị và các yếu tố khác), liều lƣợng, dạng
bào chế, số lƣợng, đƣờng dùng, nồng độ, tốc độ đƣa thuốc, hoặc hƣớng dẫn sử dụng
thuốc của một thuốc đƣợc kê đơn bởi ngƣời kê đơn hợp pháp; sai sót do đơn thuốc
không đọc đƣợc;
 Sai sót do thiếu thuốc: bệnh nhân không đƣợc dùng loại thuốc đã đƣợc kê
đơn;
 Sai thời gian: bệnh nhân dùng thuốc ngoài khoảng thời gian cho phép theo
liệu trình dùng thuốc;
 Sai do sử dụng thuốc chƣa đƣợc phép: Sử dụng loại thuốc không đƣợc
kê đơn cho bệnh nhân đó;
 Sai liều: bao gồm dùng quá liều, thấp hơn liều điều trị, quên liều, đƣa thêm
liều không đúng nhƣ chỉ định hoặc không nhớ liều dùng cho bệnh nhân;
 Sai dạng bào chế: dùng cho bệnh nhân loại thuốc không đúng dạng bào
chế đƣợc kê đơn;
 Sai trong chuẩn bị thuốc: thuốc đƣợc pha chế hoặc thao tác không đúng
trƣớc khi sử dụng;
 Sai kĩ thuật dùng thuốc: quy trình không phù hợp hoặc không đúng kỹ
thuật sử dụng thuốc;
 Sai khi dùng thuốc biến chất: dùng thuốc hết hạn hoặc hƣ hỏng;
 Sai trong giám sát: thiếu sót trong việc đánh giá chế độ điều trị và phát
hiện các vấn đề trong sử dụng thuốc hoặc không sử dụng dữ liệu lâm sàng hoặc xét
nghiệm phù hợp để đánh giá đầy đủ đáp ứng của bệnh nhân với thuốc đƣợc kê đơn;
 Sai trong tuân thủ điều trị: bệnh nhân thiếu tuân thủ điều trị với thuốc
đƣợc kê đơn;
 Sai sót khác: những sai sót không phân loại đƣợc theo các nhóm trên [49].
b, Phân loại theo giai đoạn xảy ra sai sót trong quy trình sử dụng thuốc
Theo phân loại này, các ME có thể xảy ra trong các giai đoạn sau:
 Mua thuốc;
7

 Bảo quản thuốc;
 Kê đơn;
 Sao chép đơn thuốc và phiên dịch thông tin;
 Pha chế, chuẩn bị thuốc;
 Phân phát thuốc;
 Dùng thuốc cho bệnh nhân (bao gồm cả việc kiểm tra xác định thuốc);
 Giám sát bệnh nhân trƣớc và sau khi dùng thuốc [43].
c, Một số cách phân loại theo mức độ nghiêm trọng của hậu quả lâm sàng trên
bệnh nhân
Trong hƣớng dẫn về giám sát ME, Hiệp hội Dƣợc sĩ Hoa Kì trong hệ thống
y tế khuyến nghị cần có đánh giá về mức độ nghiêm trọng và ý nghĩa lâm sàng tiềm
năng của các ME đã phát hiện [49]. Một cách đơn giản nhất, sai sót có thể phân
thành 2 loại: (1) “có ý nghĩa lâm sàng” (bao gồm những sai sót có khả năng gây tử
vong hoặc bệnh lý nặng, s ai sót có khả năng nghiêm trọng và sai sót có khả năng
đáng kể); hoặc (2) “nhẹ” [19], [40].
Cách phân loại theo NCC MERP phát triển từ cách phân loại của Hartwig,
Denger và Schneider [31] gồm tám mức độ nghiêm trọng từ A đến I nhƣ sau:
 Không có sai sót
o A – Tình huống hoặc sự kiện có nguy cơ dẫn đến ME;
 Sai sót nhƣng chƣa gây hại
o B – ME đã xảy ra nhƣng chƣa ảnh hƣởng đến thực hành thuốc trên bệnh
nhân;
o C – ME đã xảy ra trên bệnh nhân nhƣng không gây hại;
o D – ME dẫn đến cần tăng cƣờng giám sát bệnh nhân hoặc cần các biện
pháp can thiệp để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân;
 Sai sót gây hại
o E – ME dẫn đến gây hại nhất thời trên bệnh nhân và đòi hỏi các biện
pháp can thiệp;
8

o F – ME dẫn đến gây hại nhất thời trên bệnh nhân dẫn đến cần thiết phải
nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện;
o G – ME gây tổn hại vĩnh viễn cho bệnh nhân;
o H – ME dẫn đến cần các biện pháp can thiệp để đảm bảo tính mạng cho
bệnh nhân;
 Sai sót dẫn đến tử vong
o I – ME dẫn đến tử vong trên bệnh nhân [78].
Ngoài ra, ME còn đƣợc phân loại tƣơng tự nhƣ cách phân loại mức độ
nghiêm trọng của báo cáo ADR, bao gồm nghiêm trọng và không nghiêm trọng
[49], [55].
1.1.4. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến sai sót liên quan đến thuốc
Thiết kế của quy trình hay hệ thống y tế có vai trò quan trọng trong kiểm
soát nguy cơ xảy ra các sai sót và biến cố bất lợi gây ra trên bệnh nhân, và phía sau
hầu hết các sai sót cá nhân là một hay nhiền lỗi về mặt hệ thống [43]. Nói cách
khác, chỉ bằng cách nhìn nhận những thiếu sót của hệ thống, chúng ta mới có thể
xác định nguy cơ xảy ra sai sót tƣơng tự trong tƣơng lai [36]. Từ đó, vấn đề cần lƣu
ý khi xác định nguyên nhân ME là việc ai gây ra không quan trọng bằng việc tìm
hiểu tại sao và bằng cách nào đã xảy ra ME đó. Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến sử dụng thuốc, có thể tóm tắt các nguyên nhân gây ME nhƣ sau:
 Thiếu thông tin về bệnh nhân;
 Thiếu thông tin về thuốc;
 Thất bại trong giao tiếp và làm việc nhóm giữa các nhân viên y tế;
 Nhãn thuốc, bao bì và tên thuốc dễ gây nhầm lẫn;
 Tiêu chuẩn hóa, bảo quản và phân phối thuốc không an toàn;
 Dụng cụ, phƣơng tiện chia thuốc không hoàn thiện, không an toàn hoặc
không theo tiêu chuẩn;
 Yếu tố môi trƣờng và mô hình nhân viên không đảm bảo cho sự an toàn;
 Định hƣớng, đào tạo liên tục, công tác giám sát chƣa đầy đủ và năng lực
của nhân viên còn hạn chế;
9

 Giáo dục bệnh nhân về thuốc và ME không đầy đủ;
 Chƣa có văn hóa về hỗ trợ cho an toàn thuốc, thất bại trong việc học từ các
sai sót trƣớc đây hoặc thất bại hay thiếu các chiến lƣợc giảm thiểu sai sót [43].
1.1.5. Phát hiện sai sót liên quan đến thuốc
Sau đây là một số cách tiếp cận thƣờng đƣợc sử dụng để phát hiện ra ME:
 Tự báo cáo – giấu tên: ngƣời phạm phải hoặc chứng kiến sai sót báo cáo
ME một cách giấu tên. Kĩ thuật này có ƣu điểm là không tốn kém chi phí và tránh
đƣợc lo ngại từ phía nhân viên y tế. Tuy nhiên, giống nhƣ cơ sở dữ liệu (CSDL) báo
cáo ADR, các báo cáo ME ít hơn nhiều so với con số thực tế [7], và nếu ADR chỉ
đƣợc báo cáo khi ngƣời báo cáo nhận biết đƣợc ADR thì ME cũng chỉ đƣợc báo cáo
khi bản thân ngƣời báo cáo nhận biết đƣợc ME [22], [53].
 Quan sát trực tiếp: ngƣời quan sát đƣợc đào tạo đi theo điều dƣỡng chứng
kiến quá trình chuẩn bị và dùng thuốc, sau đó ghi chép lại thông tin và đối chiếu với
y lệnh hoặc y văn. Ƣu điểm là tính hiệu lực cao, không bị ảnh hƣởng bởi nhận thức,
tâm lý và trí nhớ của ngƣời thực hành thuốc. Nhƣợc điểm là tốn nhiều công sức và
chi phí, đòi hỏi ngƣời quan sát phải công bằng và tế nhị [22], [53].
 Từ báo cáo biến cố bất lợi: báo cáo (ví dụ nhƣ báo cáo ADR) mang tính
pháp lý đƣợc viết bởi nhân viên y tế tại bệnh viện, giúp phát hiện các sai sót đã thực
sự gây hại trên bệnh nhân. Ƣu điểm của cách tiếp cận này là chi phí không cao và
có thể tiến hành trên diện rộng, tuy nhiên cũng có hạn chế là luôn cho kết quả thấp
hơn tỷ lệ sai sót thực tế (do không phải tất cá các AE đều đƣợc báo cáo) [22], [53].
Đây là cách tiếp cận đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi.
 Phân tích biến cố nghiêm trọng: phân tích tập trung vào các AE nghiêm
trọng để tìm nguyên nhân sự việc. Cách làm này có ƣu điểm là giúp đánh giá tốt
hơn về nguyên nhân sai sót nhƣng phụ thuộc nhiều vào trí nhớ của ngƣời đƣợc
phỏng vấn [22].
 Tổng hợp hồ sơ bệnh án: tổng hợp bệnh án thƣờng đƣợc tiến hành bởi một
nhóm nhân viên y tế đƣợc đào tạo đặc biệt [22]. Cách làm này cho phép phân tích
sâu về nguyên nhân sai sót và phát hiện đƣợc cả những ME không thƣờng phát hiện
10

đƣợc thông qua các phƣơng pháp khác [43], tuy nhiên đòi hỏi nhiều công sức và
không đƣợc ứng dụng rộng rãi bên ngoài môi trƣờng nghiên cứu.
 Giám sát dựa trên máy tính hay công cụ phát hiện biến cố (AE trigger
tool): phát triển từ phƣơng pháp tổng hợp hồ sơ bệnh án, nhƣng sử dụng phần mềm
để kiểm tra các y lệnh và kết quả các xét nghiệm liên quan đến ME hoặc AE [21].
Cũng giống nhƣ phƣơng pháp trên, cách tiếp cận này phát hiện đƣợc cả những ME
thƣờng không phát hiện đƣợc thông qua các phƣơng pháp khác, tuy nhiên có hạn
chế là ngay cả ở những trung tâm có cơ sở bệnh án dữ liệu điện tử, ít CSDL cho
phép tìm kiếm văn bản hoặc cung cấp tùy chọn này [22], [43], [53].
1.2. Phát hiện sai sót liên quan đến thuốc từ cơ sở dữ liệu báo cáo tự nguyện
về biến cố bất lợi / phản ứng có hại
1.2.1. Tiềm năng của cơ sở dữ liệu báo cáo tự nguyện trong phát hiện sai sót liên
quan đến thuốc
Báo cáo tự nguyện là phƣơng pháp chủ yếu để theo dõi và phát hiện ADR,
đƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hệ thống báo cáo tự nguyện là “hệ thống
thu thập các báo cáo đơn lẻ về ADR và các vấn dề liên quan dến sử dụng thuốc,
đƣợc các cán bộ y tế cũng nhƣ các công ty sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm báo cáo
một cách tự nguyện về cơ quan có thẩm quyền quản lý về ADR” [15], [58].
Mục đích chính của hệ thống là phát hiện các tín hiệu về tính an toàn của
thuốc, đƣa ra giả thuyết và cung cấp những thông tin quan trọng về nhóm đối tƣợng
nguy cơ và các yếu tố nguy cơ [51], [58]. Các tín hiệu này sau đó sẽ đƣợc đánh giá,
phân tích và kiểm chứng. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể đƣa ra các quyết
định phù hợp với thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời bệnh [15]. Mặc dù còn
nhiều hạn chế, báo cáo tự nguyện vẫn đƣợc xem là hoạt động cốt lõi nhất trong hệ
thống cảnh giác dƣợc (CGD) [44].
Trải qua thời gian, hệ thống báo cáo ADR ngày càng cho thấy tiềm năng
của nó trong việc phát hiện những tổn hại cho bệnh nhân do một sai sót trong quy
trình sử dụng thuốc. Những sai sót gây ra tổn hại này có thể đƣợc thể hiện một cách
tình cờ hay cố ý trong báo cáo ADR. WHO cũng đã xúc tiến việc mở rộng vai trò
11

của các trung tâm CGD vƣợt ra ngoài lĩnh vực mục tiêu ban đầu là theo dõi ADR.
Gần đây, dự án Theo dõi Dƣợc phẩm (the Monitoring Medicines project) của WHO
với nguồn quỹ từ Ủy ban châu Âu đã xem xét lại các thông tin thƣờng có trong một
báo cáo tự nguyện và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số thông tin giúp ích cho việc
xác định các ME [61]. Ở nhiều trung tâm CGD trên thế giới, hệ thống báo cáo tự
nguyện hiện không chỉ thu thập các báo cáo thuần túy về ADR theo định nghĩa cũ
mà còn ghi nhận các báo cáo nghi ngờ chất lƣợng thuốc và ME [42].
1.2.2.Một số phương pháp phát hiện sai sót và biến cố bất lợi phòng tránh được
từ cơ sở dữ liệu
Một số nghiên cứu trên thế giới về phát hiện ME và pAE (AE liên quan đến
ME) từ CSDL (trong đó bao gồm CSDL báo cáo ADR) đã đƣợc tiến hành. Tuy
nhiên các nghiên cứu này sử dụng các bộ tiêu chí đánh giá rất khác nhau:
 Công cụ của Hallas và cộng sự [30] Bảng 1.1. Tiêu chí của Hallas và cộng sự để đánh giá khả năng phòng tránh
đƣợc (avoidability) của biến cố bất lợi [30] Hoàn toàn tránh
đƣợc (definitely
avoidable)
Biến cố xảy ra do việc điều trị bằng thuốc hoặc không phù hợp
với hiểu biết hiện tại về thực hành y khoa hoặc rõ ràng không
thực tế, trong đó đã xem xét dến các hoàn cảnh đã biết.
Có thể tránh đƣợc
(possibly
avoidable)
Không có sai sót trong việc kê đơn, tuy nhiên có thể đã tránh
đƣợc biến cố nếu nhân viên y tế tiến hành một nỗ lực vƣợt
quá các yêu cầu thƣờng quy (an effort exceeding the
obligatory demands).
Không tránh đƣợc
(not avoidable)
Biến cố không thể phòng tránh đƣợc bởi bất cứ phƣơng tiện
hợp lý nào (any reasonable means), hoặc biến cố không dự
đoán đƣợc trƣớc (unpredictable event) trong quá trình điều
trị hoàn toàn phù hợp với thực hành y khoa tốt (good
medical practice).
Không đánh giá
đƣợc (unevaluable)
Không thu thập đƣợc dữ liệu cần thiết để phân loại hoặc các
bằng chứng không thống nhất.
12

Công cụ này dựa trên một tiêu chí chung chung “phản ứng sẽ không xảy ra
nếu cán bộ nhân viên y tế sử dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp”, phân loại
phòng tránh đƣợc đƣợc trình bày trong bảng 1.1 [30].
Công cụ của Hallas có ƣu điểm là cho phép đánh giá chung toàn bộ quá
trình điều trị và không loại trừ bất cứ một nguyên nhân nào dẫn đến tính phòng
tránh đƣợc, điều có thể xảy ra nếu sử dụng một bộ tiêu chí chi tiết đã định trƣớc,
mặt khác cũng cho phép phân tích loại sai sót theo bộ thuật ngữ về phản ứng bất
lợi của thuốc của WHO (WHO Adverse Drug Reaction- WHO ART) [42].
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là phụ thuộc nhiều vào ngƣời đánh giá do ít
đƣa ra các gợi ý về sai sót có thể xảy ra hoặc cần lƣu ý. Cách đánh giá này đƣợc
sử dụng trong nghiên cứu của Lovborg và cộng sự (2012) trên các ADR đƣợc
báo cáo ở Thụy Điển [42] và nghiên cứu của Temple và cộng sự trên nhi khoa
(2004) [56].
 Bộ tiêu chí của Schumock và Thorton và các biến thể của nó
Bảng 1.2. Các tiêu chí nguyên bản của Schumock và Thornton để đánh giá
khả năng phòng tránh đƣợc của một AE [54] Biến cố được đánh giá là phòng tránh được nếu có nhiều hơn hoặc bằng
một câu trả lời có cho các câu hỏi sau đây:
1. Thuốc có liên quan đến ADR không đƣợc nhận định là phù hợp với tình
trạng lâm sàng của bệnh nhân?
2. Liều dùng, đƣờng dùng và tần suất sử dụng thuốc không phù hợp với
tuổi, cân nặng và mức độ bệnh lý (disease state) của bệnh nhân?
3. Các theo dõi điều trị yêu cầu hoặc các xét nghiệm lâm sàng cần thiết
khác đã không đƣợc tiến hành?
4. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc đƣợc sử dụng?
5. Phản ứng có liên quan đến một tƣơng tác thuốc?
6. Có ghi nhận đƣợc nồng độ thuốc ở ngƣỡng độc tính trong huyết tƣơng?
7. Phản ứng có liên quan đến việc bệnh nhân kém tuân thủ?
13

Trong các nghiên cứu về sau, bộ tiêu chí này đã đƣợc điều chỉnh ở một số
điểm để đánh giá đƣợc một cách toàn diện hơn. Cụ thể, trong nghiên cứu của
Dormann và cộng sự (2004), trong trƣờng hợp “Không có một cách điều trị thay thế
khác (ví dụ trong trƣờng hợp thuốc ung thƣ) hoặc lợi ích của việc điều trị với thuốc
gây ra biến cố lớn hơn nguy cơ” thì việc để xảy ra các AE đƣợc đánh giá là “có thể
chấp nhận đƣợc” [85]. Ducharme và cộng sự (2006) lại điều chỉnh tiêu chí số 4 để
đánh giá trên tiền sử dị ứng của cả nhóm thuốc chứ không chỉ trên thuốc đó, mặt
khác tiêu chí thứ 6 đề cập đến cả các kết quả xét nghiệm thể hiện độc tính của
thuốc, ví dụ nhƣ nồng độ K+ trong máu tăng cao [84]. Bộ tiêu chí này đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu về đặc tính phòng tránh đƣợc của AE của Gholami và cộng sự
(1999) [27] và nghiên cứu về sai sót trong sử dụng thuốc của Tanti Ami và cộng sự
(2013) [55] từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR.
 Thang đánh giá khả năng phòng tránh đƣợc của Pháp đƣợc đƣa ra bởi
Imbs và cộng sự (1998) [66], sau đó đƣợc phát triển bởi Olivier và cộng sự (2005)
[48] Sau khi đánh giá từng mục (xem bảng 1.3), tổng điểm thu đƣợc nằm trong
khoảng từ -11 đến +18. Trong cách đánh giá nguyên bản của Imbs và cộng sự, tổng
điểm dƣơng gợi ý rằng ADR là phòng tránh đƣợc và ngƣợc lại với tổng điểm âm.
Cách đánh giá của Olivier và cộng sự chi tiết hơn với 3 phân loại: “hoàn toàn không
phòng tránh đƣợc” nếu điểm tổng ≤ -2, “có tiềm năng phòng tránh đƣợc” nếu điểm
tổng nằm trong khoảng từ -1 đến +8 và “hoàn toàn phòng tránh đƣợc” nếu điểm
tổng  +9. Thang điểm này có ƣu điểm là khá chi tiết tuy nhiên còn cần xem xét về
cách phân bổ điểm số cho các tiêu chí cũng nhƣ rút gọn lại các tiêu chí không cần
thiết, mặt khác độ tin cậy giữa các chuyên gia đánh giá còn thấp (0,11) [48].
Cách đánh giá của Olivier dựa trên thang điểm này đƣợc áp dụng trong
nghiên cứu về AE của thuốc giảm đau trên CSDL CGD thực hiện bởi Cazacu Irina
và cộng sự (2015) [20].
14

Bảng 1.3. Thang đánh giá của Pháp nhằm lƣợng giá khả năng phòng tránh
đƣợc của một ADR [66]

Điểm
Thuốca

Kiến thức về thuốc và vai trò có thể có của thuốc trongviệc
xuất hiện ADR:

Là giả thiết, còn tranh cãi
+1
Là vấn đề đáng lo ngại, đƣợc nêu ra rộng rãi bởi các bài viết
hoặc nghiên cứu đang tiến hành
+2
Mối quan hệ nhân quả đã đƣợc làm rõ
+3
Truyền thông về vấn đề này

Khuyến cáo là vô hại
0
Lo ngại
+2
Đáng lƣu ý về nguy cơ
+3
Bệnh nhân

Ca lâm sàng: các yếu tố nguy cơ

Không có yếu tố nguy cơ
0
Yếu tố nguy cơ khó xác định
+2
Yếu tố nguy cơ dễ xác định
+3
Sử dụng thuốc

Tuân thủ tốt hoặc không có các khuyến cáo về tuân thủ/thận
trọng đóng vai trò nào trong việc xảy ra ADR
0
Bệnh nhân gặp khó khăn trong tuân thủ điều trị
+2
Không tuân thủ cách sử dụng thuốc dễ đƣợc áp dụng, có thể do
bệnh nhân hoặc ngƣời kê đơn
+3
Kê đơn

Điều kiện kê đơn

Bắt buộc phải kê đơn cho bệnh nhân
-12
Việc kê đơn có thể không hợp lý nhƣng chấp nhận đƣợc
-4
15

Không cần thiết hoặc chống chỉ định
+3
Xử lý tác dụng không mong muốn

Tốt : ngăn chặn hoặc giảm tác dụng không mong muốn
0
Không hợp lý
+2
Không xử trí, làm tăng nặng tác dụng không mong muốn
+3
a. Việc lƣợng giá này chỉ xem xét những kiến thức và thông tin có sẵn ở
thời điểm xảy ra phản ứng, có tính đến các dữ liệu lâm sàng có sẵn của
bệnh nhân ở thời điểm này.
o Sử dụng thuật ngữ về phản ứng có hại của thuốc của WHO
Bộ thuật ngữ WHO-ART có sẵn các phân bậc và 4 mức độ khác nhau: Hệ
cơ quan bị ảnh hƣởng (System Organ Class – SOC mức độ 1), thuật ngữ mức độ
nặng (High level term, HLT, mức độ 2), thuật ngữ ƣu tiên (Preferred term- PT, mức
độ 3), thuật ngữ bao hàm (Included term- IT, mức độ 4). Các thuật ngữ mức độ
nặng HLT về “vấn đề liên quan đến ME” bao gồm 38 thuật ngữ bao hàm IT. Nhƣ
vậy, báo cáo ADR nhận đƣợc sẽ đƣợc đánh giá để xác định các thuật ngữ này, đồng
thời xác định đƣợc sự có mặt của ME và loại ME. Cách đánh giá này gặp ở nghiên
cứu của Yeonju Woo và cộng sự (2014) [64], thích hợp với quy trình xử lý báo cáo
ADR ở Hàn Quốc.
o Đánh giá dựa trên bản tóm tắt đặc tính sản phẩm (Summary of
Product Characteristic– SmPC)
Một số nghiên cứu sử dụng SmPC nhƣ một tiêu chuẩn để xác định khả năng
phòng tránh đƣợc của ADR hay ME. Việc sử dụng thuốc không phù hợp với SmPC
cho thấy ME đã xảy ra[34] [55]. Việc đánh giá này phụ thuộc vào ƣu nhƣợc điểm
của bản thân SmPC nhƣ có thông tin chi tiết nhƣng chƣa thống nhất, không rõ ràng
và không hữu ích [86] [87]. Một số nghiên cứu áp dụng quy trình đánh giá kết hợp
giữa so sánh với SmPC và việc rà soát các trƣờng hợp mà việc sử dụng thuốc là “off
label” hoặc không có thuốc tốt hơn để thay thế hoặc cân nhắc đến tình hình dịch tễ
đặc biệt [34].
16

Một số bộ tiêu chí đã đƣợc kiểm tra mức độ đồng thuận, tuy nhiên rất khó
để đánh giá độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu của các bộ tiêu chí này [29]. Do
đó, rất khó so sánh tỷ lệ phát hiện ME giữa các nghiên cứu, thậm chí khi tiến hành
trên cùng một loại CSDL. Nhận thấy việc thiếu một bộ tiêu chí chuẩn để đánh giá
khả năng phòng tránh đƣợc của AE, dự án Theo dõi Dƣợc phẩm của WHO đã phát
triển một phƣơng pháp mới dựa trên các tiêu chí phòng tránh đƣợc, gọi là “phƣơng
pháp P” (P-method, PM), đƣợc thiết kế đặc biệt để phát hiện ME một cách hệ thống
từ các báo cáo ca đơn lẻ về AE/ADR [18], [62].
 Phƣơng pháp P
Phƣơng pháp này có thể áp dụng cho bất cứ một AE nào đƣợc báo cáo khi
mối quan hệ giữa phản ứng và thuốc nghi ngờ đã đƣợc xác nhận thông qua đánh giá
mối quan hệ nhân quả [62].
Phƣơng pháp P cho phép đánh giá toàn bộ quá trình sử dụng thuốc từ kê
đơn đến theo dõi bệnh nhân, nhằm phát hiện bất cứ nguy cơ nào có thể gia tăng tỷ lệ
gặp AE/ADR [62]. Các nguy cơ này cấu thành 20 tiêu chí dùng để đánh giá khả
năng phòng tránh đƣợc của AE (Phụ lục 2) bao gồm: các yếu tố nguy cơ liên quan
đến thực hành nghề nghiệp (Professional practice– Pr) ứng với các tiêu chí 1 đến
16; hành vi của bệnh nhân (Patient– Pa) ứng với các tiêu chí 19, 20; và chất lƣợng
thuốc (Product– Pd) ứng với các tiêu chí 5, 6, 17 và 18. Ngƣời nghiên cứu tiến hành
trả lời “có”, “không”, “không rõ” và “không áp dụng đƣợc” cho 20 câu hỏi về mỗi
AE. Mỗi nguyên nhân của AE có thể tƣơng ứng với nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ
khi nguyên nhân gây AE là vấn đề về liều, các tiêu chí liên quan cần xem xét là 1,
2, 3, 4, 9, 10, 12, 13 và 16. Nếu nguyên nhân của AE liên quan đến thời gian, cần
lƣu ý đến các tiêu chí 3, 4, 7 và 15 [18], [62].
Một tiêu chí đƣợc chọn là “không áp dụng đƣợc” nếu nhƣ sai sót không
thực sự ảnh hƣởng đến AE (ví dụ nhƣ việc dùng đồng thời 2 thuốc với thành phần
tƣơng tự không liên quan đến khả năng xuất hiện phản ứng dị ứng). Một tiêu chí
đƣợc chọn là “không đánh giá đƣợc” nếu không có thông tin hoặc thông tin không
đủ để đánh giá (ví dụ nhƣ phản ứng dị ứng kháng sinh nhóm penicillin nhƣng không

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *