9654_Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản qua thực tiễn tỉnh Bến Tre

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

VÕ TRÍ THỨC

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG
KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN QUA
THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

VÕ TRÍ THỨC

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG
KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN QUA
THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VIÊN THẾ GIANG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Võ Trí Thức là học viên lớp Cao học Khóa 27 chuyên ngành Luật
kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận
văn thạc sĩ luật học với đề tài “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản qua thực tiễn tỉnh Bến Tre” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và
có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

Võ Trí Thức

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………………………………..
1
1. Lý do chọn đề tài
………………………………………………………………………………………..
1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
……………………………………………………..
2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
…………………………………………………………………
3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
…………………………………………………………………………………
3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………………………………….
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
…………………………………………………………………
4
4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn
…………………………………………………………..
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
………………………………………………………………………………….
4
5. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………………………..
4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
…………………………………………………………..
5
7. Kết cấu của Luận văn
………………………………………………………………………………….
5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY
HẢI SẢN ……………………………………………………………………………………………………..
6
1.1. NGƯỜI TIÊU DÙNG – CHỦ THỂ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG QUAN HỆ
KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN, NHƯNG LUÔN Ở THẾ YẾU
DO SỰ TÁCH BIỆT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG ……………………………….
6
1.1.1. Bản chất của hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản
……………………….
6
1.1.2. Người tiêu dùng và các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng bằng pháp luật ……………………………………………………………………………………….
8
1.1.2.1. Người tiêu dùng trong pháp luật các nước và Việt Nam ………………………….
8
1.1.2.2. Các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật10
1.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN – CƠ
SỞ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
……
13
1.2.1. Định nghĩa và các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm
thủy hải sản …………………………………………………………………………………………………
13
1.2.1.1. Định nghĩa quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản …………….
13
1.2.1.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
thực phẩm thủy hải sản …………………………………………………………………………………
17
1.2.2. Thực phẩm thủy hải sản – đối tượng của quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản, đồng thời phải bảo đảm các tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm rất chặt chẽ……………………………………………………………………………
20
1.2.3. Hình thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản
…………………………………………………………………………………………
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
…………………………………………………………………………….
26
CHƯƠNG 2. THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU
DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN TẠI TỈNH BẾN TRE
…………………….
27
2.1. CÁC QUY PHẠM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY SẢN
………………….
27
2.1.1. Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành áp dụng
chung cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy
hải sản
…………………………………………………………………………………………………………
27
2.1.2. Các văn bản của tỉnh Bến Tre điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản ………………………………………………..
29
2.2. Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm
thủy hải sản …………………………………………………………………………………………………
32
2.2.1. Công tác học tập, tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và
tư vấn, giải quyết khiếu nại người tiêu dùng Làm tốt nhưng chưa thực sự tạo được
sự chuyển biến
……………………………………………………………………………………………..
32
2.2.2. Công tác tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, cấp giấy chứng nhận cơ sở
kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm thủy hải sản Mới chỉ làm tốt ở khâu cấp
giấy phép, bảo đảm tuân thủ sau khi được cấp phép chưa được thực hiện thường
xuyên ………………………………………………………………………………………………………….
34
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong kinh doanh thực phẩm thủy
hải sản Chưa dung hòa được quyền lợi người tiêu dùng với mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận của cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy hải sản
…………………………………………
37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
…………………………………………………………………………….
40
CHƯƠNG 3 TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN TẠI TỈNH BÊN
TRE TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ………………………………………………………
41
3.1. TIỀN ĐỀ CHO VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC
PHẨM THỦY HẢI SẢN Ở TỈNH BẾN TRE
………………………………………………….
41
3.2. Biện pháp bảo đảm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm
thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre ……………………………………………………………………………
44
3.2.1. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thủy hải sản kênh thông tin bảo đảm chất
lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản44
3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước
gắn với biện pháp xử lý hành vi vi phạm
…………………………………………………………
46
3.2.3. Nâng cao vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bến Tre trong bảo vệ
người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản
…………………………………
47
3.2.4. Giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ sở sản
xuất kinh doanh thực phẩm thủy hải sản
………………………………………………………….
49
3.2.5. Xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh thực phẩm thủy hải sản – điều kiện để
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được toàn vẹn
………………………………………………
51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
…………………………………………………………………………….
53
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..
54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thủy hải sản là thực phẩm, là sản phẩm của hoạt động sản xuất, chế biến sản
phẩm thủy hải sản, là thực phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống con người. Khi
quyết định sử dụng thực phẩm thủy hải sản, người tiêu dùng quan tâm đến chất
lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Luận văn này chỉ ra thực trạng của hoạt động kinh
doanh thực phẩm thủy hải sản có ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, từ đó kiến nghị một số giải pháp bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thủy hải
sản qua thực tiễn tại tỉnh Bến Tre hiện nay.
Từ khóa
Pháp luật, thực phẩm thủy hải sản, bảo vệ người tiêu dùng.

1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề trung tâm của phát triển nền kinh
tế thị trường ở mỗi quốc gia, bởi lẽ, việc bảo vệ tốt quyền lợi người tiêu dùng góp
phần thúc đẩy việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Theo thời gian, vấn đề bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là các “khẩu hiệu” chung chung mà dần từng
bước mở rộng sang các loại hàng hóa dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, thực tiễn nuôi
dưỡng, chế biến, đánh bắt, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó theo đuổi
những lợi ích trước mắt là một trong những nguyên nhân cơ bản mà việc sản xuất,
kinh doanh thủy hải sản không đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Bảo đảm chất
lượng, an toàn thực phẩm đang trở thành yêu cầu bức thiết. Thực phẩm nhiễm vi
sinh vật độc hại, kim loại nặng, nhiễm các loại hoá chất bảo quản, chất kích thích
tăng trưởng, chất tăng trọng, các loại phụ gia, chất hỗ trợ chế biến… vượt quá giới
hạn cho phép, không rõ nguồn gốc, cấm hoặc ngoài danh mục cho phép trong thực
phẩm nông sản đang ngày càng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ, tính mạng và các quyền lợi khác của người tiêu dùng.
Thủy hải sản là một loại thực phẩm phổ biến ở nước ta. Quá trình nuôi dưỡng,
đánh bắt, chế biến, lưu thông trên thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà
nếu ở khâu nào không tốt, không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm thì
sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến cũng như
thương hiệu quốc gia (trong trường hợp xuất khẩu thủy hải sản) ra thị trường nước
ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng này, khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng ở Việt Nam đã được ban hành và không ngừng hoàn thiện với
kỳ vọng bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng ở khía cạnh chung cũng như ở
từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm
thủy hải sản đã phát sinh nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn như cơ chế, các phương
thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm
thủy hải sản; phương thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong

2
quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy hải sản … song thời gian
qua các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này vẫn còn nhiều hạn chế.
Tỉnh Bến Tre là một tỉnh có sông ngòi chằng chịt và là tỉnh ven biển. Tình
hình hoạt động kinh doanh thủy hải sản rất sôi động với lượng hàng thủy hải sản rất
lớn được tiêu thụ tại địa phương, bán ra ngoài tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trước tình hình đó vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thủy
hải sản cần được bảo vệ nghiêm và quan trọng hơn hết, bởi vì thủy hải sản là thực
phẩm tươi sống được người tiêu dùng làm thực phẩm chế biến sử dụng hàng ngày
cho các bữa ăn để con người duy trì sự sống, phát triển tốt về thể lực, trí lực. Nếu sử
dụng thủy hải sản không bảo đảm chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm không những sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe con người mà còn ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ… của tỉnh.
Từ những vấn đề lý luận, thực tiễn pháp lý cũng như thực trạng kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ở tỉnh Bến Tre đã phát sinh nhiều vấn đề cần cần phải được giải quyết không
chỉ ở khía cạnh lý luận mà còn ở cả khía cạnh triển khai hiệu quả các quy định pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre
Tác giả lựa chọn chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực
phẩm thủy hải sản qua thực tiễn tỉnh Bến Tre” làm nội dung nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung đã được nhiều nghiên cứu
đề cập như “Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các
cơ quan nhà nước tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Hoàng Mỹ
Linh, năm 2014; “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Luận
văn Thạc sĩ luật học của Bùi Thị Long, năm 2007; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn
Thạc sỹ của Võ Thị Hạnh, năm 2015; “Trách nhiệm của thương nhân trong việc
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học

3
của Nguyễn Thị Thu Hiền, năm 2014;… Ngoài ra, còn có các bài viết như “Pháp
luật và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của TS. Đặng Vũ Huân, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật số 11/2000; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp
luật cạnh tranh” của tác giả Ngô Vĩnh Bạch Dương, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật; “Giải pháp toàn diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của Phạm Thu Hằng,
Tạp chí Dân chủ Pháp luật, số 3/2011; “Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
theo thủ tục rút gọn” của Đặng Thanh Hoa, Tạp chí Dân chủ Pháp luật, số 8/2013;
“Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các vụ kiện tập thể – kinh nghiệm nước
ngoài và các gợi ý hoàn thiện pháp luật” của Quách Thuý Quỳnh, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, số 16/2013; luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay” của
tác giả Phạm Văn Hảo, năm 2017…Một cách tổng quát có thể nhận thấy, bản chất
nội dung, phương thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được các công trình
nghiên cứu này luận giải ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
kinh doanh thủy hải sản hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một
cách có hệ thống. trong phạm vi khảo sát của tác giả, có một công trình nghiên cứu
có liên quan gần với đề tài của Luận văn là bài viết của tác giả Viên Thế Giang về
chủ đề “Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản nhìn từ góc độ bảo vệ
người tiêu dùng” đăng trên Tạp chí Pháp luật và phát triển số 12 năm 2017.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ những đặc thù trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực kinh doanh thủy hải sản là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực tiễn bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre
trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện hành

4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản thông qua việc làm rõ
các khái niệm có liên quan.
– Làm rõ vai trò và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản và thực tiễn tại
tỉnh Bến Tre.
– Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện các cơ
chế pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản phù hợp với thực tiễn tỉnh Bến Tre.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là
– Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.
– Thực trạng quy định và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre.
– Các chủ trương, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh thực phẩm thủy hải sản của tỉnh Bến Tre.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh thực phẩm thủy hải sản và thực tiễn tại tỉnh Bến Tre dưới góc độ luật
pháp và từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch được sử dụng linh hoạt
và xuyên suốt trong toàn bộ luận văn để làm rõ các luận điểm khoa học được đề
cập.

5
– Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng để phân tích ở Chương
2 và kiến nghị khoa học ở Chương 3.
– Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được áp dụng để phân tích, đánh giá
thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh
thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
– Làm rõ được ở khía cạnh lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
kinh doanh thực phẩm thủy hải sản, góp phần bổ sung phát triển ở khía cạnh lý luận
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Chỉ ra được một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre.
– Kiến nghị được một số giải pháp có tỉnh khả thi, phù hợp để bảo vệ tốt hơn
quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến
Tre.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu làm 03 chương như sau
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.
Chương 2. Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre.
Chương 3. Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.

6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY
HẢI SẢN

1.1. NGƯỜI TIÊU DÙNG – CHỦ THỂ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG QUAN
HỆ KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN, NHƯNG LUÔN Ở THẾ
YẾU DO SỰ TÁCH BIỆT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG
1.1.1. Bản chất của hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản
Sản xuất và tiêu dùng là hai mặt không thể thiếu của quá trình sản xuất, lưu
thông hàng hóa trên thị trường. Các hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng
pháp luật của hầu hết các quốc gia đều tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp được tự do trong việc gia nhập thị trường, sản xuất hàng hóa, cung
ứng dịch vụ cho thị trường thông qua việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư
an toàn, lành mạnh. Các chính sách, pháp luật về khuyến khích và bảo hộ tự do kinh
doanh đã góp phần quan trọng vào việc làm gia tăng các chủ thể cung ứng hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường với sự đa dạng của các loại hàng hóa, dịch vụ. Người
tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, song
sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng cộng với quá trình luân chuyển hàng hóa,
người tiêu dùng không có cơ hội để xâm nhập và kiểm soát quá trình sản xuất hàng
hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng
khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn
về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp chế tài xử lý đối với hành vi sản
xuất cung ứng hàng hóa dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
Thực tiễn đã chứng minh, doanh nghiệp muốn tiêu thụ hết lượng hàng hóa,
dịch vụ do mình cung ứng ngoài việc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng thông
qua việc quan sát mẫu mã, quy trình dịch vụ thì việc bảo đảm chất lượng hàng hóa,
dịch vụ cũng luôn được nhà sản xuất quan quan. Mặc dù vậy, trong thực tiễn kinh
doanh, vẫn còn nhiều hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo
đảm tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm

7
tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Một điều đáng buồn, số
lượng hàng hóa, dịch vụ, nhất là hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm không đáp
ứng tiêu chuẩn chất lượng bị phát hiện đa phần là các doanh nghiệp trong nước.
Mức độ “phổ biến” của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán
công khai cộng với những hạn chế về khả năng nhận biết, phân biệt hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng của người tiêu dùng đã dẫn tới sự phản ứng “nói không
với hàng Việt”, tự sản xuất hàng hóa, dịch vụ an toàn hoặc lợi dụng tâm lý lựa chọn
“sản phẩm sạch”, sản phẩm “an toàn” hoặc lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc nước
ngoài (hàng nhập khẩu) hoặc tự cấp, tự túc là minh chứng cho sự thất bại thật sự
của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ nước
ngoài. Nó hoàn toàn tương phản với nỗ lực lập pháp, sự vào cuộc tích cực của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cũng như làm suy giảm hiệu lực của hệ thống chế tài,
xâm phạm quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Kinh doanh thực phẩm thủy hải sản, về bản chất là hành vi mua bán hàng hóa
– một hành vi thương mại điển hình trong Luật thương mại, có đối tượng mua bán
là các loại thủy hải sản. Giao dịch kinh doanh thực phẩm thủy hải sản phát sinh
không chỉ giữa người kinh doanh sản phẩm thủy hải sản thành phẩm (sản phẩm
hàng hóa thủy hải sản) mà còn có liên quan đến kỹ thuật nuôi trồng, quy trình chế
biến để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hoạt động kinh doanh thủy hải sản
cần cân nhắc đến các ngoại lệ, bao gồm: trách nhiệm của toàn xã hội, của Nhà
nước, của giới doanh nghiệp và cả những nỗ lực, cố gắng của chính giới người tiêu
dùng có tổ chức và kiểm soát điều kiện giao dịch chung.1 Trách nhiệm của nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có người tiêu dùng
thực phẩm thủy hải sản không chỉ nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích và sự bình
đẳng trên thực tế giữa người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người tiêu
dùng mà còn để bảo vệ lợi ích của người thứ ba hoặc lợi ích của xã hội. Nói cách
khác, Nhà nước chỉ can thiệp vào quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng

1 Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.

8
của người tiêu dùng khi quyền lợi của chủ thể này bị người khác xâm phạm hoặc bị
đe dọa xâm phạm.2
Từ những phân tích trên có thể thấy, hoạt động kinh doanh thủy hải sản chứa
đựng đầy đủ các đặc điểm của hành vi kinh doanh và có một số điểm khác biệt là:
– Đối tượng kinh doanh là thực phẩm thủy hải sản, có thể là thủy hải sản tươi
sống hoặc thủy hải sản đã qua chế biến thành các sản phẩm hàng hóa cụ thể.
– Thực phẩm thủy hải sản dễ bị phân hủy theo thời gian, tức là khó bảo đảm
được độ tươi cần thiết để làm thực phẩm. Nói cách khác, thủy hải sản rất dễ bị biến
đổi tính chất theo thời gian. Do vậy, việc chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy hải
sản đòi hỏi phản nhanh chóng và phải có thời hạn sử dụng rõ ràng.
– Trong quá trình chế biến thực phẩm thủy hải sản dễ lẫn các tạp chất tự nhiên
cũng như các hóa chất nhân tạo do người chế biến cho vào trong quá trình chế biến
nên dễ làm biến đổi tính chất, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thủy hải sản.
– Từ quy định kinh doanh thực phẩm việc thực hiện một, một số hoặc tất cả
các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực
phẩm3 thì kinh doanh thực phẩm thủy hải sản cũng bao gồm việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển
hoặc buôn bán thực phẩm thủy hải sản.
1.1.2. Người tiêu dùng và các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng bằng pháp luật
1.1.2.1. Người tiêu dùng trong pháp luật các nước và Việt Nam
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương cho thấy, có nhiều quan
niệm về người tiêu dùng như 4

2 Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí
Luật học số 12/2008, tr.37-38.
3 Khoản 8 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
4 Nguyễn Văn Cương, Quan niệm về người tiêu dùng trong pháp luật của cacsquoocs gia trên thế
giới và vấn đề xây dựng khái niệm người tiêu dùng trong Dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
truy cập tại địa chỉ duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/…/Quan_niem_ve_Nguoi_tieu_dung.22.10.doc.

9
– Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành từ năm
1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm người tiêu dùng không được
giải thích một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo bản hướng dẫn này người tiêu dùng
được hưởng 8 quyền sau đây (1) quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, (2)
quyền được an toàn, (3) quyền được thông tin, (4) quyền được lựa chọn, (5) quyền
được lắng nghe, (6) quyền được khiếu nại và bồi thường, (7) quyền được giáo dục,
đào tạo về tiêu dùng, (8) quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững.
– Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1993 của Trung Quốc tuy không
có điều khoản riêng giải thích khái niệm người tiêu dùng như tại Điều 2 của Luật
này có quy định “Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo
quy định của Luật này và trường hợp Luật này không quy định thì sẽ được bảo vệ
theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.” Điều luật này đã ngụ ý, người
tiêu dùng theo quan niệm của pháp luật Trung Quốc chỉ là cá nhân (mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt của mình chứ không phải vì mục đích kinh
doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp).
– Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng
và các bảo đảm có liên quan (Directive 1999/44/EC of the European Parliament and
of the Council of 25 May 1999 on certain aspects of the sale of consumer goods and
associated guarantees) giải thích người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (tức là cá
nhân) nào … tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích
không liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình.
– Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam năm 2010 quan niệm người
tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Từ các quan niệm trên về người tiêu dùng cho thấy có sự giống nhau cơ bản
về cách luận giải người tiêu dùng là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm
mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, người tiêu dùng “không có nghĩa vụ phải chứng

10
minh mục đích mua hoặc sử dụng hàng hóa của mình.”5 Đây chính là điểm “mờ”
trong quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi mà người mua hàng
hóa, dịch vụ không cung cấp rõ mục đích mua bán hàng hóa, dịch vụ về để kinh
doanh hay tiêu dùng. Mặt khác, trong thực tiễn, nhiều doanh nghiệp mua hàng hóa
về sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ thì cũng cần phải
xem đó là hành vi tiêu dùng hàng hóa và nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những
doanh nghiệp này bị xâm phạm thì cũng cần phải giải quyết theo cơ chế bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
1.1.2.2. Các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp
luật
Qua nghiên cứu có thể nhận thấy một số cách tiếp cận vấn đề điều chỉnh bằng
pháp luật đối với quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau
– Theo tác giả Nguyễn Như Phát, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là loại pháp
luật mang tính can thiệp vào quyền tự do (do không nhận thức được quy luật) của
các nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và như thế, không có sự tự do và bình
đẳng trong quan hệ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Cũng cần lưu ý rằng, các
lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật cạnh tranh, pháp luật về vệ sinh, an toàn thực
phẩm, pháp luật về chất lượng sản phẩm và rộng ra là cả pháp luật dân sự, hình sự
đều có thêm mục đích là bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu như những pháp
luật này bảo vệ người tiêu dùng theo phương pháp can thiệp vào hành vi của nhà
sản xuất, kinh doanh, cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông qua những hạn
chế hoặc cấm đoán hành vi thì pháp luật bảo vệ người tiêu dùng (với tính cách là
một chế định pháp luật độc lập) lại xuất hiện ở phía người tiêu dùng. Theo đó, pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ tạo cho người tiêu dùng những khả năng và cơ hội

5Lê Văn Sua, Quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và một số kiến nghị,
http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2144, truy cập ngày 15/05/2017.

11
thuận lợi hơn trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ mua bán (theo luật dân sự)
mà một chủ thể pháp luật dân sự thông thường sẽ không có được.6
– Nghiên cứu của Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thương cho thấy, có hai
cách tiếp cận chủ đạo trên thế giới thông qua đó Nhà nước có thể bảo vệ lợi ích của
người tiêu dùng 7 (i) xây dựng một hệ thống pháp lý trong đó quy định trách nhiệm
pháp lý (liability) đối với các bên sau khi (ex post) đã xảy ra vi phạm;8 hoặc (ii)
xây dựng một hệ thống pháp lý (regulation) điều chỉnh, ngăn chặn trước các hành vi
vi phạm (ex ante) để giảm thiểu vi phạm.9

6 Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.
7 Báo cáo nghiên cứu chuyên đề So sánh luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một số nước trên thế
giới – bài học kinh nghiệm và đề xuất một số quy định cơ bản quy định trong Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu
dùng của Việt Nam, Tài liệu phục vụ công tác xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam do Cục Quản
lý cạnh tranh – Bộ Công Thương thực hiện dưới sự hỗ trợ của Tổ chức CUTS tại Hà Nội, tr.10-12.
8 Theo cách tiếp cận này, các bên liên quan phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng sau khi
xảy ra thiệt hại thực sự. Theo cách tiếp cận này, các cơ quan phân xử, trong đại đa số các trường hợp là các
toà án, bao gồm cả các toà chuyên biệt, sẽ quyết định mức độ bồi thường thiệt hại, căn cứ trên bản chất và
thực tế vụ việc. Các bên liên quan sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại do hành vi sai sót của họ gây ra, nhưng
chỉ sau khi bên bị thiệt hại đã kiện ra toà hoặc khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Tuy
nhiên, một điều cần lưu ý là việc bên bị thiệt hại kiện ra toà không có nghĩa là bên gây ra thiệt hại sẽ chịu bồi
thường cho nạn nhân, ví dụ như trong trường hợp bên bị thiệt hại không thể chứng minh được rằng bên gây
hại đã có hành vi sai sót. Hệ thống quy định liên quan đến bảo vệ NTD thường bao gồm các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn (standards), đo lường (measurement), chất lượng (quality), môi
trường, hay sức khoẻ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống quy định này do các cơ quan chức năng giám
sát thực thi. Ví dụ như tại Ấn Độ, các vấn đề tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (cơ quan tồn tại song song
với Vụ Các Vấn đề Tiêu dùng thuộc Bộ Các Vấn đề Tiêu dùng, Lương thực thực phẩm và Phân phối các
Hàng hoá công cộng) chịu trách nhiệm, tại Việt Nam cho đến nay là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất
lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ).
9 Cách tiếp cận thứ hai mang tính ngăn chặn, phòng ngừa, trước (ex ante) khi xảy ra vi phạm, theo
đó các bên liên quan phải chịu phạt kể cả trước khi có thiệt hại thực sự, do đã vi phạm các quy định về tiêu
chuẩn. Theo cách tiếp cận này, một hệ thống quy chuẩn phải được thiết lập, không liên quan đến việc có xảy
ra thiệt hại thực sự cho người tiêu dùng hay không. Các vụ việc đơn lẻ, hay cả một nhóm các vấn đề, đều có
thể được điều chỉnh bởi các quy định chuẩn chung này, giảm thiểu khả năng xảy ra việc phải phân định đúng
sai, hay giúp tránh các phán quyết không nhất quán và thiếu công bằng trên cơ sở vụ việc. Các bên liên quan
sẽ phải chịu phạt chỉ khi các cơ quan chức năng phát hiện được rằng họ không tuân thủ các quy định về tiêu
chuẩn. Và trong đại đa số các trường hợp, các cơ quan chức năng sẽ sử dụng các thủ tục hành chính để xem
xét các thông tin kỹ thuật có liên quan, nhằm đi đến kết luận cuối cùng. hệ thống quy định trách nhiệm pháp
lý liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng thường bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các
quyền cơ bản của người tiêu dùng, trách nhiệm sản phẩm (product liability), các hành vi thương mại không
công bằng (unfair trade practices), giải quyết tranh chấp tiêu dùng (consumer redressal) và các chế tài áp
dụng (remedies and corrective measures). Đây là các quy định thường gặp nhất trong bất kỳ một đạo luật hay

12
Ở Đức, theo nghiên cứu của tác giả Juergen Erich Kessler (Giáo sư Trường
Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Berlin) thì trong luật pháp Đức không có một “Luật
Bảo vệ người tiêu dùng” riêng chế định tất cả các vấn đề về quyền của người tiêu
dùng. Các quy phạm pháp luật nhằm chủ yếu hoặc đồng thời cũng nhằm mục tiêu
bảo vệ người tiêu dùng nằm ở trong rất nhiều đạo luật riêng rẽ do có sự giao thoa
giữa mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng với các mục tiêu khác. Do vậy, chỉ trong
những mối quan hệ xã hội nhất định thì người tiêu dùng mới được xem là “người
tiêu dùng”. Thông thường các quy định bảo vệ người tiêu dùng ở Đức thường liên
quan đến vấn đề sức khỏe. Những luật này thường quy định nghĩa vụ của nhà sản
xuất và người buôn bán hàng hóa phải tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu nhất định
liên quan đến nguyên liệu, cácloại vật liệu ban đầu khác cũng như các chất phụ gia
hoặc cũng liên quan đến công nghệ sản xuất hoặc bao gói. Trong pháp luật của Đức,
quy phạm quan trọng nhất trong số này là Luật về việc lưu thông lương thực thực
phẩm, các sản phẩm thuốc lá, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác và chế định kế
tục luật này là Luật Lương thực thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở luật
này, một loạt các nghị định với những quy định rất chi tiết đã được ban hành, ví dụ
như Nghị định về Mỹ phẩm. Một số luật quan trọng khác từ lĩnh vực này ví dụ như
là Luật Vệ sinh thực phẩm thịt (nay đã bỏ) và Luật Dược phẩm.10

bộ luật về bảo vệ người tiêu dùng nào trên thế giới. Trong một số trường hợp, hệ thống quy phạm pháp lý
này cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến hợp đồng hàng loạt (standard forms of contracts) (ví dụ, khi một
người bán hàng không đưa ra điều kiện bảo hành nào cho hàng hoá được bán, khi đó bản hợp đồng hợp đồng
hàng loạt mà người đó luôn sử dụng sẽ không có giá trị pháp lý và người mua hàng có quyền lấy lại tiền của
mình), hay bảo hành (warranty) (ví dụ, người bán phải chịu trách nhiệm đền bù cho người mua nếu hàng hoá
được bán bị lỗi – lỗi đó có thể do sản xuất, thiết kế lô hàng, hay do không cảnh báo đầy đủ về các điều kiện
bảo quản và sử dụng, hay do không theo dõi giám sát sau khi hàng đã được bán). Các vụ việc liên quan đến
trách nhiệm pháp lý thường do các toà án chung, các toà chuyên biệt về người tiêu dùng (consumer courts),
hay các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng có chức năng xét xử áp dụng và thực thi.
10 Juergen Erich Kessler, Tổng quan pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và thực trạng năng lực các
thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cộng hòa Liên bang Đức, in trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
“Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh
nghiệm của Đức” do Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện FES Hà Nội tổ chức 26/03/2015, Hà Nội, 2015,
tr.1-3.

13
Qua các cách tiếp cận điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
bằng pháp luật cho thấy, trong điều kiện Việt Nam, do ảnh hưởng của truyền thống
kinh doanh, truyền thống đánh bắt thủy hải sản làm thực phẩm nên cần có sự kết
hợp giữa việc tiếp cận mang tính phòng ngừa thông qua quy định biện pháp của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền vào hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, kinh
doanh thực phẩm thủy hải sản và bảo đảm quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt
hại của người tiêu dùng thủy hải sản. Đồng thời, do thực phẩm thủy hải sản có liên
quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau nên trong thực tiễn thực thi cần tạo
được cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước và các bên liên quan để bảo vệ
hữu hiệu quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản.
1.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN –
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU
DÙNG
1.2.1. Định nghĩa và các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản
1.2.1.1. Định nghĩa quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản
Ở khía cạnh lý luận, quan hệ pháp luật tiêu dùng là hình thức pháp lý của
các quan hệ xã hội (trao đổi hàng hóa, dịch vụ) giữa người bán và người mua
đối với hàng hóa, giữa bên cung ứng dịch vụ và bên thụ hưởng dịch vụ…
được hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể tham gia quan hệ với những mục đích cụ thể, được áp
dụng khi phát sinh sự kiện pháp lý, trong đó quy phạm pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng được coi là trọng tâm trong nội dung quan hệ pháp
luật tiêu dùng, các quy phạm pháp luật chuyên ngành khác có ý nghĩa bổ trợ
trong từng mối quan hệ tương ứng.11

11 Nguyễn Trọng Điệp, Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, Hà Nội, 2014, tr. 21.

14
Khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội nên một văn
bản pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực, mà phải sử dụng một
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng của hầu hết các nước trên thế giới đều cho thấy điều này. Chẳng hạn
tại Nhật Bản, ngoài Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn có gần 30
Luật chuyên ngành khác liên quan đến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng như
Luật hợp đồng tiêu dùng, Luật Giao dịch thương mại đặc định, Luật Vệ sinh
thực phẩm, Luật Chú thích sản phẩm, Luật Khuyến khích các tổ chức phi lợi
nhuận, Luật Bảo vệ thông tin cá nhân, Luật Bình ổn giá, Luật bán hàng trả
góp…12
Quan hệ pháp luật về tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản là một loại/dạng
quan hệ pháp luật tiêu dùng cụ thể và có nhiều khác biệt về chủ thể, khách thể
và nội dung của quan hệ pháp luật này. Quan hệ tiêu dùng thực phẩm thủy hải
sản phát sinh trực tiếp giữa người khai thác, nuôi trồng cũng như người chế
biến thủy hải sản. Do vậy, khi xác định quan hệ pháp luật tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản Tác giả Luận văn đồng ý với quan điểm của tác giả
Nguyễn Như Phát khi xác định bản chất của quan hệ tiêu dùng và quan hệ
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quan hệ pháp luật tư, được thực
hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán, theo đó, người tiêu dùng mua và/ hoặc sử
dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người cung cấp mà không vì mục đích
kinh doanh (bán lại) và nhấn mạnh “quan hệ tiêu dùng không phải là quan hệ
thương mại, được điều chỉnh bởi Luật Thương mại mà chỉ có thể là quan hệ
dân sự được điều chỉnh chung bởi Bộ luật dân sự. Là văn bản pháp luật gốc

12 Nguyễn Trọng Điệp, Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, Hà Nội, 2014, tr. 33.

15
trong đời sống pháp lý dân sự.”13 Tác giả Nguyễn Như Phát phân tích thêm
“do tính chất xã hội của quan hệ tiêu dùng mà người tiêu dùng khó có thể có
cơ hội trở thành tự do, bình đẳng vì họ buộc luôn phải tham gia vào mối quan
hệ với đặc tính truyền kiếp là “thông tin bất cân xứng” nên người tiêu dùng có
thể phải rơi vào tình trạng mất khả năng mặc cả khi họ buộc phải sử dụng
hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp độc quyền. Vì vậy, mọi hệ thống pháp
luật nhân đạo đều phải ưu tiên bảo vệ kẻ yếu và như thế, pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng sẽ tựa hồ như một công cụ hỗ trợ từ bên ngoài quan hệ dân sự
để khắc phục những lổ hổng về khả năng tự do và bình đẳng của người tiêu
dùng trong quan hệ với nhà cung cấp để quan hệ dân sự có thể trở lại với
đúng nguyên tắc của nó.”14 Nói cách khác, pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng góp phần khắc phục hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành
mạnh cũng như hạn chế mặt trái của quá trình sản xuất, tiêu dùng trong nền
kinh tế thị trường.15 Sự tham gia của Nhà nước vào quan hệ pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng góp phần bảo vệ niềm tin của người tiêu, bởi lẽ, niềm tin của
người tiêu dùng và sự phát triển sản xuất, kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Tiêu dùng cá nhân của người tiêu dùng, nhất là ở các nước kinh tế
phát triển, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc dân nên nếu nhu
cầu tiêu dùng cá nhân tăng thì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát
triển. Nếu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng và qua đó
quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại thì người tiêu dùng sẽ mất niềm tin
và giảm bớt nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ. Điều này sẽ cản trở

13 Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.
14 Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.
15 Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí
Luật học số 12/2008, tr.38.

16
sự phát triển của sản xuất, kinh doanh.16 Như vậy, trong quan hệ pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà nước thực hiện trách nhiệm của tổ
chức công bảo đảm môi trường, điều kiện kinh doanh thủy hải sản phù hợp
với quy chuẩn an toàn thực phẩm thông qua việc cung cấp/ban hành các quy
định pháp luật để điều chỉnh.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể định nghĩa quan hệ pháp luật
tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản như sau Quan hệ pháp luật tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chế biến, kinh
doanh thủy sản làm thực phẩm giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm
thủy sản với cá nhân, do các quy phạm pháp luật hoặc tập quán kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản điều chỉnh. Qua định nghĩa này có mấy đề cần lưu ý
– Cá nhân trong quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản
mua, sử dụng thực phẩm thủy sản nhằm mục đích phục vụ cho mục đích tiêu
dùng cá nhân, không nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
– Quan hệ pháp luật kinh doanh thực phẩm thủy sản chịu sự điều chỉnh
đồng thời của nhiều loại quy phạm, trong đó pháp luật về an toàn thực phẩm,
pháp luật thủy sản, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quan trọng
nhất. Bên cạnh quy phạm pháp luật, quan hệ kinh doanh thực phẩm thủy hải
sản cũng chịu sự điều chỉnh của các tập quán, đạo đức kinh doanh. Vì thực
phẩm thủy hải sản có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng
nên việc kinh doanh thực phẩm thủy hải sản cần đề cao đạo đức kinh doanh,
vì chỉ có đạo đức kinh doanh mới có đủ “sức mạnh” để kiểm tỏa lòng tham
trong mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.

16 Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí
Luật học số 12/2008, tr.39.

17
1.2.1.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
thực phẩm thủy hải sản
Từ quan niệm về kinh doanh thực phẩm thủy hải sản là việc thực hiện
một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ
vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm tại Khoản 8 Điều 2 Luật An toàn thực
phẩm cho thấy, hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản do nhiều chủ
thể khác nhau thực hiện.
Trong phạm vi pháp luật Việt Nam, có thể xác định các chủ thể có liên
quan đến hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản bao gồm
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải
sản là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh thủy hải sản một cách
liên tục, thường xuyên nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và có đăng ký kinh
doanh. Và như vậy, việc kinh doanh thủy hải sản của ngư dân trực tiếp đánh
bắt thủy hải sản không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận văn. Tổ chức, cá
nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây 17
– Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm;
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong
việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
– Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn
cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực
phẩm nhập khẩu;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
– Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

17 Khoản 1 Điều 8 Luật an toàn thực phẩm 2010.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *