9704_Chăm sóc bệnh nhân động kinh tại khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

luận văn tốt nghiệp

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

– Động Kinh (ĐK) là một bệnh được biết đến từ lâu nhưng luôn là vấn đề y
tế có tính chất thời sự và đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu cho mỗi quốc gia
trên nhiều khía cạnh khác nhau từ chẩn đoán, nguyên nhân bệnh, điều trị
thuốc đến chế độ chăm sóc bệnh nhân (BN).
– ĐK là bệnh lý thường gặp, chiếm ¼ tổng số bệnh lý thần kinh nói chung.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (5), tỷ lệ ĐK chiếm 0,5-1% dân số.
Tỷ lệ mới mắc mỗi năm trung bình 50/100.000 dân và là bệnh gặp ở mọi
lứa tuổi, cả hai giới, do nhiều nguyên nhân khác nhau (tỷ lệ mới mắc tăng
cao hơn ở các nước đang phát triển)có liên quan đến chấn thương sọ não,
sản khoa và khống chế các biến chứng bệnh nội khoa.
– Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về
bệnh ĐK, việc chẩn đoán bệnh không khó, song vấn đề điều trị thì liên tục
được cập nhật với sự ra đời của thuốc kháng ĐK nhiều thế hệ đồng hành
cùng việc điều trị thuốc thì vấn đề chăm sóc bệnh nhân ĐK là rất quan
trọng, có thể đưa nó lên hàng đầu, nhất là ở những nước đang phát triển.
Việc thiếu hiểu biết và còn nhiều quan niệm sai lầm về bệnh như người
bệnh bị coi như “bỏ đi”. Do vậy dẫn đến nhiều sai sót trong vấn đề chăm
sóc, đối xử, đã gây ra hậu quả đáng tiếc cho BN và những người xung
quanh.
– Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Chăm sóc BN ĐK tại
khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai ” với nội dung:
Chăm sóc BN ĐK toàn diện cả khi có cơn và ngoài cơn.
Tư vấn, giáo dục sức khỏe để hạn chế tái phát bệnh hoặc nếu có
tái cơn thì không xảy ra nguy hiểm cho người bệnh.

2
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG KINH

1.1 CƠ CHẾ ĐỘNG KINH
* Cơ chế bệnh sinh của ĐK
Cơ chế bệnh sinh của ĐK rất phức tạp mặc dù với sự phát triển của khoa
học các cơ chế này đang dần được làm sáng tỏ, đối với ĐK cục bộ các hoạt động
kịch phát xuất phát từ một vùng của não sẽ hoạt hoá các vòng nối neuron ở
những mức độ khác nhau làm hoạt động ĐK lan ra các vùng của não. Trong cơn
ĐK toàn bộ người ta cho rằng có thể các neuron được hoạt hoá, lan truyền và
kiểm soát nhờ một mạng lưới đặc hiệu nào đó, có rất nhiều lý thuyết được đưa ra
nhưng có ba lý thuyết chính được chấp nhận (1) là:
– Lý thuyết dưới vỏ não trung tâm của Perfield và Jasper (1950): Các phóng
lực ĐK xuất hiện đồng thời trên cả một vùng lan tỏa của não chứ không
phải từ một ổ. Vùng này được xem như một não trung tâm bao gồm vùng
duới đồi, phần trên thân não, gian não cùng hệ thống tiếp nối với hai bán
cầu đại não, trong đó hệ thống lưới hoạt hoá đi lên đóng vai trò chủ chốt.
Lý thuyết này giải thích được các cơn toàn bộ như mất ý thức, hoạt động
điện não bất thường hai bên, đồng bộ cùng một lúc.
– Lý thuyết vỏ não của Bancaud và Talairach (1960): Hoạt động ĐK xuất
phát lúc đầu từ một ổ trên vỏ não ( thường là thuỳ trán ), sau đó nhanh
chóng lan ra toàn bộ bán cầu.
– Lý thuyết hệ lưới vỏ não của Gloor ( 1970): Lý thuyết này là sự kết hợp
của hai lý thuyết trên. Dựa trên các kết quả thu được trên thực nghiệm tác
giả thấy có sự tham gia quan trọng, tự phát của đồi thị và vỏ não trong cơn

3
ĐK toàn bộ. Các mạng lưới neuron thần kinh tham gia vào cơ chế ĐK bao
gồm: mạng lưới khởi phát, mạng lưới lan truyền , mạng lưới kiểm soát.
Nhờ sự hiểu biết về hoạt động của các mạng lưới này chúng ta sẽ giải thích
được tại sao cơn ĐK có thể dừng lại được và tại sao khoảng cách giữa các cơn
lại có thể dài như vậy, tuy nhiên nếu mạng lưới kiểm soát không hoạt động được
sẽ dẫn đến trạng thái ĐK
* Cơ chế của cơn ĐK
Khi có biến đổi bất thường các dòng ion qua màng tế bào và sự mất cân
bằng giữa hệ thống ức chế và hưng phấn của mạng lưới neuron gây ra tăng hoạt
động đồng bộ của một quần thể neuron tạo ra phóng lực kịch phát và đồng bộ
của quần thể neuron này, sau đó lan truyền của các phóng lực ĐK ra khắp hệ
Thần kinh Trung Ương, sự lan truyền các hoạt động ĐK phụ thuộc vào vị trí ổ
ĐK, các đường tham gia dẫn truyền các xung động (1). Cuối cùng là kết thúc các
phóng lực do các yếu tố hạn chế lan truyền và làm ngừng các hoạt động ĐK bao
gồm sự tích tụ các chất chuyển hoá trong tế bào sau cơn ĐK, các tế bào thần
kinh đều hình sao, các chất dẫn truyền thần kinh ức chế và một số chất ức chế
tiểu não.
1.2 CÁC KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU ĐỘNG KINH
Do sự hiểu biết về ĐK khác nhau tùy từng nước, phương pháp nghiên cứu
cũng không giống nhau tùy theo tác giả. Các khái niệm về ĐK cấp tính triệu
chứng và ĐK còn được áp dụng chưa đúng đắn, điều đó dẫn đến kết quả nghiên
cứu nhiều khi rất khác nhau, thậm chí có thể trái ngược nhau.
Ngày nay, hai bảng phân loại theo cơn ĐK (1981) và phân loại theo hội
chứng ĐK (1989) hiệp hội chống ĐK quốc tế được sử dụng nhiều nhất trong lâm
sàng ĐK. Để giúp các nghiên cứu có một phương pháp thống nhất cho phép so
sánh các kết quả thu được với nhau, hiệp hội chống ĐK quốc tế đã đưa ra một

4
hướng dẫn (1993) bao gồm các khái niệm và định nghĩa cơ bản trong nghiên cứu
ĐK(1).
1.2.1 Cơn động kinh
Là “biểu hiện lâm sàng gây ra do sự phóng điện bất thường, kịch phát và
quá mức ở một nhóm tế bào thần kinh ở não.”. Các thay đổi này bao gồm biến
đổi ý thức, vận động, cảm giác, tự động hoặc tâm trí mà người bệnh hoặc những
người xung quanh cảm nhận được. Các rối loạn chức năng vỏ não này có thể cấp
tính và tạm thời (trường hợp này nhiều khi chỉ là 1 cơn ĐK đơn độc.)
1.2.2 Động kinh
Là sự tái diễn từ hai cơn động kinh trở lên trên 24 giờ mà không phải do sốt
cao hoặc do các nguyên nhân cấp tính khác như rối loạn chuyển hóa, ngừng rượu
đột ngột…(do vậy chúng ta phải phân biệt các cơn co giật kiểu ĐK và bệnh ĐK.

Hình ảnh tổn thương ở não

5
1.3. PHÂN LOẠI ĐỘNG KINH
Phân loại ĐK có vai trò quan trọng, không những trong thực hành lâm sàng
thần kinh mà còn góp phần tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu ĐK trên toàn
thế giới. Hiện nay liên hiệp hội quốc tế chống ĐK (ILAE) đưa ra hai cách phân
loại ĐK (4) là:
– Phân loại theo cơn (1981)
– Phân loại theo hội chứng (1989)
* Phân loại quốc tế về các cơn Động Kinh (1981)
– Cơn ĐK toàn bộ:
+ Cơn vắng ý thức: đặc hiệu và không đặc hiệu
+ Cơn lớn hay còn gọi là cơn toàn thể co cứng – co giật
+ Cơn giật cơ
+ Cơn co giật
+ Cơn mất trương lực.
+ Cơn trương lực
– Các cơn ĐK cục bộ:
+ Cơn ĐK cục bộ đơn giản với những dấu hiệu:
 Vận động
 Cảm giác thân thể hoặc giác quan.
 Thực vật.
 Tâm thần
+ Cơn ĐK cục bộ phức tạp:
 Khởi đầu là cơn ĐK cục bộ đơn giản, tiếp theo là những rối loạn
về ý thức và hoặc các biểu hiện tự động.
 Rối loạn ý thức ngay lúc bắt đầu cơn, có hoặc không có các động
tác tự động kèm theo.

6
+ Các cơn ĐK cục bộ toàn bộ hoá thứ phát.
 Các cơn ĐK cục bộ đơn giản toàn bộ hoá thứ phát.
 Các cơn ĐK cục bộ phức tạp toàn bộ hoá thứ phát.
 Các cơn ĐK cục bộ đơn giản tiến triển thành ĐK cục bộ phức tạp
toàn bộ hoá thứ phát.
– Các cơn ĐK không phân loại.
Là các cơn không biểu hiện như trên hoặc kết hợp từ hai loại cơn trở lên.
* Phân loại quốc tế về hội chứng ĐK (1989)
– ĐK và các hội chứng ĐK cục bộ.
+ ĐK nguyên phát liên quan đến tuổi
 ĐK cục bộ lành tính ở trẻ nhỏ có biểu hiện kịch phát ở vùng
Rolando.
 ĐK nguyên phát khi đọc.
+ ĐK triệu chứng:
 Hội chứng Kojewnikow (ĐK cục bộ liên tục)
 Các loại ĐK ở thuỳ: Thuỳ thái dương, thuỳ chẩm, thuỳ đỉnh.
+ ĐK căn nguyên ẩn.
Khi các nguyên nhân còn chưa tìm ra người ta gọi là ĐK cục bộ căn nguyên ẩn.
– ĐK và các hội chứng ĐK toàn bộ:
+ ĐK nguyên phát liên quan đến tuổi (từ nhỏ đến lớn)
 Cơn co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình.
 Cơn co giật sơ sinh lành tính
 ĐK rung giật lành tính ở trẻ nhỏ
 ĐK cơn vắng ở trẻ nhỏ.
 ĐK cơn vắng ở tuổi thiếu niên.
 ĐK giật cơ ở tuổi thanh niên.

7
 ĐK cơn lớn khi tỉnh giấc
 ĐK xuất hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt.
 Các loại ĐK khác có thể xếp được vào ĐK toàn bộ nguyên phát
nhưng không nằm trong phần phân loại hội chứng này.
+ ĐK căn nguyên ẩn hay ĐK triệu chứng đặc biệt:
 Các cơn co thắt tuổi thơ (Hội chứng West)
 Hội chứng Lennox – Gastaut.
 ĐK với các cơn giật cơ không đứng vững.
 ĐK với các cơn vắng ý thức có giật cơ
+ Đk triệu chứng.
 ĐK không có căn nguyên đặc hiệu
 Bệnh não giật cơ sớm
 Bệnh não tuổi thơ sớm với các đợt dập tắt (hội chứng Ohtahara)
 Các cơn khác
 Các hội chứng đặc hiệu: Các căn nguyên chuyển hoá và thoái hoá
– ĐK không xác định được đặc điểm cục bộ hay toàn bộ.
+ Phối hợp với các cơn ĐK toàn bộ và cục bộ, đặc biệt là các cơn sơ
sinh, ĐK giật cơ nặng nề, ĐK với các nhọn sóng liên tục trong giấc ngủ
chậm, ĐK kèm thất ngôn mắc phải (hội chứng Landau – Kleffner).
+ Không có đặc điểm điển hình là cục bộ hay toàn bộ.
– Các hội chứng đặc biệt:
+ Các cơn ĐK xảy ra không thường xuyên, liên quan đến một số tình
trạng gây ĐK thoảng qua (Co giật do sốt cao, cơn ĐK chỉ xảy ra khi có
yếu tố nhiễm độc hoặc chuyển hoá).
+ Các cơn ĐK đơn độc, trạng thái ĐK đơn độc.

8
1.4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỘNG KINH
Phần trên chúng ta đã nói đến định nghĩa và các phân loại cơn ĐK, song
trên thực tế lâm sàng chúng ta cần chú trọng hai loại cơn ĐK cơ bản đó là: ĐK
toàn thể và ĐK cục bộ. Ngoài ra chúng ta còn phải xem tần số xuất hiện cơn và
ngoài cơn ĐK ra thường bệnh nhân có liệt, hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật vì
nó liên quan mật thiết đến vấn đề điều trị cũng như các nguyên nhân gây bệnh
(để giúp ích cho việc có điều trị cắt cơn được không, cách chăm sóc BN như thế
nào, giải thích cho gia đình hiểu được tình trạng bệnh)( 2).
1.4.1. Các nguyên nhân của động kinh
* Các khối choán chỗ nội sọ như:
– U não

Hình ảnh tổn thương não do u não trên phim MRI

9
– Áp xe não
– Chảy máu não.
* Các bệnh lý viêm nhiễm:
– Viêm tắc mạch sau đẻ (sản khoa)
– Viêm não: viêm não virut, viêm não Herper, viêm não ký sinh trùng…

Hình ảnh tổn thương não sau viêm não Herper trên phim CT Scanner

* Các bệnh lý mạch máu não
Thường gặp ĐK sau tai biến mạch máu não vì khi bị tai biến để lại các ổ tổn
thương di chứng trên não.

10

Hình ảnh tổn thương não sau Tai biến mạch máu não trên phim
CT Scanner.

* Các bệnh lý thoái hoá não
* Sau chấn thương sọ não
Có thể nói gặp tỷ lệ lớn đặc biệt ở các nước đang phát triển do tỉ lệ tai nạn
giao thông thường lớn.
1.4.2. Các tai biến khi lên cơn động kinh
Chúng ta có thể nói rằng bệnh nhân ĐK thông thường ( không phải trạng
thái ĐK ) thì sẽ không có biến chứng gì nguy hiểm tới tính mạng BN cả khi BN
và đặc biệt người thân của BN hiểu rõ về bệnh và biết cách xử trí khi có cơn.
Tuy nhiên vẫn còn có một số tai biến nguy hiểm có thể gặp do bệnh xảy ra đột
ngột(3):

Ngã vào lửa gây bỏng, điện giật.

Ngã vào nước gây sặc dẫn đến ngừng thở.

Ngã từ trên cao xuống dẫn đến tai nạn.

11

Cắn phải lưỡi, sặc đờm dãi vào phổi.

Hoặc khi BN lên cơn giật mà người nhà không biết ghì chặt BN dẫn
đến có thể gẫy xương, hoặc không biết cách đè lưỡi dẫn đến gẫy răng.

Rơi dị vật vào đường hô hấp.

Loạn thần sau cơn có thể gây án mạng.

1.5 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
– Bằng mọi cách cắt cơn ĐK
– Chống phù não
– Duy trì hô hấp
– Bồi phụ nước và điện giải
– Duy trì huyết áp ổn định
– Tìm nguyên nhân gây ĐK
– Chăm sóc tích cực

12
CHƯƠNG 2
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH

2.1 VAI TRÒ CỦA CHĂM SÓC
Việc chăm sóc BN ĐK đặc biệt hơn so với các bệnh lý khác, vì ngoài việc
chăm sóc BN trong cơn còn phải chăm sóc BN ngoài cơn. Đồng thời với việc
các nguyên nhân kèm theo bệnh ĐK rất đa dạng như Tai biến mạch máu não, U
não, viêm não …Do vậy vấn đề chăm sóc cần kip thời, nhanh chóng, chính xác
khi BN có cơn ĐK, để tránh xảy ra các tai biến gây nguy hiểm cho BN và những
người xung quanh.
2.2 QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Quy trình điều dưỡng là hàng loạt các hoạt động theo kế hoạch đã được
định trước nhằm ngăn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khăn của BN và thoả
mãn các nhu cầu của BN trong mọi hoàn cảnh.
2.2.1 Nhận định
Chúng ta phải hiểu rằng ĐK là một bệnh lý mạn tính kéo dài nhưng cơn ĐK
xảy ra lại đột ngột cấp tính, xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, do vậy việc xử
trí cũng đòi hỏi phải khẩn trương, kịp thời và toàn diện.
Để nhận định BN được tốt thì người điều dưỡng cần phải dựa vào kỹ năng giao
tiếp hỏi bệnh để thu thập thông tin dữ liệu, sau đó thăm khám lâm sàng (dựa vào
4 kĩ thuật nhìn, sờ, gõ, nghe), cuối cùng ghi lại những thông tin dữ liệu mà mình
thu thập được. Trường hợp BN hôn mê, trẻ em, hoặc BN loạn thần không giao
tiếp được thì hỏi người nhà BN để thu thập các thông tin.
– Phần hành chính:
+ Họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, ngày giờ vào viện.
+ Lý do vào viện: lý do chính khiến BN đến khám bệnh.

13
+ Bệnh sử: diễn biến của bệnh đợt này.
+ Tiền sử bệnh: Các bệnh đã mắc trước đây, gia đình có ai mắc bệnh liên
quan đến ĐK?
+ BN đã được khám, chẩn đoán và điều trị ở đâu chưa?
+ BN có tuân thủ điều trị hay không, và kết quả điều trị như thế nào?
+ Có sử dụng các chất kích thích không: rượu, bia, thuốc lá…
+ Thói quen sống hàng ngày, có tập thể dục thể thao không?
– Toàn trạng:
+ Tri giác: Dựa vào thang điểm Glasgow để đánh giá mức độ hôn mê của
BN (bình thường 15 điểm, mắt 4 điểm, lời nói 5 điểm, vận động 6 điểm). Trong
cơn giật có mất ý thức không?
+ Da, niêm mạc: nhợt, hồng, tím…
+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp…
+ Thể trạng: Nặng bao nhiêu kg (dựa vào cân nặng của BN để bác sỹ tính
liều lượng thuốc điều trị cho BN).
+ Tâm lý người bệnh.
– Tình trạng về thần kinh, tâm thần:
+ Cơn giật: Mấy cơn/ngày, mỗi cơn kéo dài bao lâu, giật bắt đầu từ đâu
(tay, chân bên nào, cơ, mặt…), có kèm theo các động tác tự động không, trong
cơn BN tỉnh hay mất ý thức, có tiểu tiện không tự chủ không? Có sùi bọt mép,
cắn vào lưỡi? Rối loạn chức năng ngôn ngữ, có co cứng các cơ?
+ Sau cơn giật BN có tỉnh không, vã mồ hôi, có nhớ gì trước đó không? Có
bị liệt sau cơn hay nôn không?
+ Có tê bì tay chân, liệt?
+ Có kèm theo nói khó không?

14
+ Có nuốt nghẹn, sặc không?
+ Có cơn loạn thần không?
+ Có đau đầu, nôn không?
+ Có liệt các dây thần kinh sọ não không?
+ Đại tiểu tiện có tự chủ?
– Tình trạng tim mạch:
+ Huyết áp: Trong cơn giật cao hay thấp
Ngoài cơn giật bình thường, cao hay thấp.
+ Nhịp tim: Trong cơn nhịp tim thường cao hơn
Ngoài cơn giật: bình thường, cao hay thấp.
– Tình trạng hô hấp:
+ Tần số thở/phút: trong cơn thường BN thở nhanh hơn 30-40l/phút,
ngoài cơn.
+ Kiểu thở: thở ngực, thở bụng.
+ Rì rào phế nang: Rõ hay giảm.
+ Xuất tiết đờm dãi: Trong cơn nhiều hay ít.
+ Có khả năng ho khạc hay không
+ BN tự thở hay phải có sự trợ giúp của máy thở qua ống nội khí quản, mở
khí quản…
– Tình trạng tiêu hóa:
+ BN tự ăn uống được hay phải đặt sonde dạ dày (do hôn mê hoặc rối loạn
nuốt), hoặc phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
+ BN có nôn, căng chướng bụng hoặc đau bụng không?
+ Đại tiện mấy lần/ngày, có tự chủ không? Trong cơn có đại tiểu tiện không
tự chủ không?

15
– Tình trạng tiết niệu, sinh dục:
+ Tiết niệu: Tiểu tiện có tự chủ không? Màu sắc, số lượng nước tiểu 24 giờ.
BN được đóng bỉm hay đặt sonde tiểu.
+ Sinh dục: Có viêm nhiễm không? Có liên quan đến các vấn đề sinh dục
như cường dương, xuất tinh sớm…
– Tình trạng nội tiết: Có mắc các bệnh như đái tháo đường, suy hoặc
cường giáp, suy tuyến yên…
– Cơ, xương, khớp: Sưng đau các khớp không? Có bị tai nạn trong hoặc
sau cơn ĐK, đau các khớp…
– Hệ da: Khô, ẩm, lạnh…Có sẩn ngứa, loét, ban đỏ, có bị tổn thương da
trong các cơn giật không?
– Vệ sinh cá nhân: quần áo, đầu tóc, móng tay, móng chân có sạch sẽ
không?
– Tham khảo hồ sơ:
+ Dựa vào chẩn đoán chuyên khoa: ĐK toàn thể, ĐK cục bộ, trạng thái ĐK,
ĐK cơn mau…
+ Các xét nghiệm cận lâm sàng: Huyết học, sinh học, vi sinh, độc chất có bất
thường không?
+ Các thăm dò chức năng khác: Điện não, chụp CT scanner sọ não, chụp
MRI sọ não.
2.2.2 Chẩn đoán điều dưỡng
Là quá trình tổng hợp sau khi điều dưỡng tiếp xúc với BN, khám và tham
khảo hồ sơ bệnh án, từ đó mô tả đầy đủ được bệnh tật cụ thể của từng BN.
Những chẩn đoán có thể gặp ở BN ĐK:
Trong cơn:
– BN cắn phải lưỡi liên quan đến cơn tăng trương lực, co cứng.

16
→ Kết quả mong đợi: BN được đặt canuyn Mayo, không cắn vào lưỡi.
– BN bị cản trở thông khí liên quan đến các cơ hô hấp co cứng và tăng tiết
đờm dãi khi có cơn ĐK kéo dài.
→ Kết quả mong đợi: BN được cấp cứu kịp thời, không bị cản trở thông
khí.
– Nguy cơ mất tính toàn vẹn của da liên quan đến chà sát trong cơn co giật.
→ Kết quả mong đợi: BN không bị mất tính toàn vẹn của da trong thời gian
nằm điều trị tại bệnh viện
– Nguy cơ chấn thương liên quan đến sự thay đổi trạng thái tâm thần
→ Kết quả mong đợi: BN không bị thương trong thời gian nằm điều trị tại
bệnh viện.
Ngoài cơn:
– Hạn chế vận động liên quan đến liệt.
→ Kết quả mong đợi: Duy trì tưới máu các vùng liệt.
– Nuốt khó liên quan đến tổn thương các dây thần kinh sọ não.
→ Kết quả mong đợi: BN được đảm bảo dinh dưỡng qua sonde dạ dầy
– Giao tiếp bằng lời bị ảnh hưởng liên quan đến cản trở ngôn ngữ.
→ Kết quả mong đợi: BN có thể giao tiếp trở lại khi ra viện.
– Không tham gia các hoạt động xã hội liên quan đến quan niệm sai lạc về
bệnh tật.
→ Kết quả mong đợi: BN được cung cấp đầy đủ những thông tin về bệnh
và tham gia các hoạt động xã hội.
– Gia đình lo lắng liên quan đến nguyên nhân chưa biết về bệnh.
→ Kết quả mong đợi: Gia đình được cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh và
yên tâm điều trị bệnh.

17
– Không tuân thủ y lệnh về thuốc liên quan đến thiếu kiến thức về tác dụng
của thuốc và uống thuốc đúng liều.
→ Kết quả mong đợi: BN được tư vấn đầy đủ, không bỏ thuốc, tuân thủ
nghiêm ngặt điều trị.
2.2.3 Lập kế hoạch chăm sóc
Qua nhận định, người điều dưỡng cần phải phân tích tổng hợp các dữ liệu
để xác định nhu cầu cần thiết của BN từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể đề
xuất các vấn đề ưu tiên (là các dấu hiệu liên quan đến tính mạng BN). Vấn đề
nào thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau, tùy từng trường hợp BN cụ thể
nhưng trên nguyên tắc chính xác, cụ thể, dễ hiểu, có thể thay đổi theo từng thời
kì của bệnh. Và luôn phải phối hợp với chỉ định của bác sỹ, phù hợp với chế độ
chính sách của bệnh viện và phải truyền đạt tới cả BN và người nhà BN.
Với những BN có những cơn co giật liên tục và kéo dài phải duy trì bằng
thuốc an thần kinh thì ta chăm sóc như 1 BN hôn mê. Còn những BN tỉnh táo, đi
lại bình thường sau cơn giật thì ta có thể kết hợp với gia đình BN chăm sóc đơn
giản hơn, chủ yếu là theo dõi cơn giật (khi nào, cường độ, thời gian…) và quá
trình tuân thủ điều trị thuốc.
* Theo dõi:
– Trong cơn giật:
+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp 30p/lần, 1h/lần hay 3h/lần tùy
tình trạng của BN.
+ Thời gian co giật bao lâu
+ Mấy cơn giật trong ngày
+ Khi giật có kèm theo biểu hiện gì
+ Có mất ý thức trong cơn không.
+ Mắt mồm, đầu có giật không.

18
+ Đại tiểu tiện có mất tự chủ không, có cắn vào lưỡi không?
– Sau cơn giật:
+ Dấu hiệu sinh tồn: 2h/lần, 2lần/ngày tuỳ tình trạng BN.
+ BN có tỉnh táo không?
+ Có vã mồ hôi, mệt không?
+ Có nhớ những gì xảy ra không?
+ Có rối loạn ngôn ngữ không?
+ Có tổn thương da không?
– Tình trạng Glasgow của BN
– BN thở theo máy hay chống máy?
– Các biến chứng.
– Tác dụng phụ của thuốc.
– Dấu hiệu, triệu chứng bất thường có thể xảy ra.
* Can thiệp y lệnh:
– Làm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tổng phân tích nước tiểu, vi sinh…
– Làm điện não, siêu âm, chụp MRI sọ não, CT scanner…
– Thuốc: Tiêm, truyền, uống…
– Thực hiện các thủ thuật đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, phụ bác sỹ đặt ống
nội khí quản, mở khí quản, phối hợp cấp cứu bệnh nhân.
* Vệ sinh cá nhân trong ngày:
– Vệ sinh mắt.
– Vệ sinh răng miệng.
– Vệ sinh da.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục.

19
* Đảm báo chế độ dinh dưỡng trong ngày: 6 bữa(sữa hoặc cháo)/ngày
(trường hợp BN đang dùng an thần kinh duy trì). Còn tỉnh táo thì 3 bữa/ngày tùy
trường hợp cụ thể.
* Tư vấn giáo dục sức khỏe cho gia đình người bệnh:
Đối với BN ĐK thì vấn đề tư vấn là hết sức quan trọng vì nó giúp cho BN
và người nhà BN hiểu được bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó có thể chăm sóc
BN tốt, tuân thủ điều trị thuốc và không bỏ thuốc, tái khám định kỳ, có một chế
độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, có cuộc sống bình thường. Không những thế tư
vấn còn giúp cho BN và gia đình BN biết cách xử trí khi có cơn ĐK.
2.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Là các can thiệp của điều dưỡng nhằm tăng cường, duy trì và phục hồi sức
khỏe cho BN, đáp ứng các nhu cầu về tinh thần cũng như về thể chất của BN.
Các can thiệp đó cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên trong KHCS và được ghi
rõ thời gian thực hiện.
Các vấn đề theo dõi cần được ghi đầy đủ, chính xác và báo cáo kịp thời cho
bác sỹ để xử trí.
* Theo dõi:
– Trong cơn giật:
+ Đo huyết áp: thường tăng cao 170-180/100-110 mmHg, hoặc tụt quá thấp,
hoặc mất không đo được. Cần báo bác sỹ để xử lý.
+ Nhịp thở: Tăng nhanh 30-35 nhịp/phút.
+ Thời gian cơn giật kéo dài bao lâu: 30 giây, 1phút, 2phút, 5phút…
+ Giật từ bên trái, phải hay từ mắt, miệng trước.
+ BN có mất ý thức hay gọi hỏi biết
+ Có đại tiểu tiện ra quần không?
+ Được đè lưỡi kịp thời hay cắn vào lưỡi.

20
Chú ý: Những điều cần làm khi có cơn:
1. Để BN nằm tại chỗ, đầu nghiêng sang một bên, tìm vật mềm kê đầu
cho BN để tránh đập đầu.

Hình ảnh đỡ BN nằm khi lên cơn giật

2. Nhanh chóng đưa Canuyn Mayo vào miệng để tránh BN cắn vào lưỡi
hoặc tụt lưỡi.
3. Nới lỏng quần áo, kêu mọi người tránh xa BN cho thoáng khí.
4. Di chuyển các đồ vật sắc nhọn, phích nước nóng, đồ gây nguy hiểm ra
xa BN.
5. Cho BN thở oxy 5-10l/phút(nếu cần).
6. Quan sát BN cho đến khi hồi phục.
Những điều không được làm khi có cơn:
1. Không di chuyển BN, trói giữ BN.
2. Không cố cạy miệng, nhét vật cứng vào miệng BN.
3. Không xoa, bóp dầu cho BN.
4. Không cho BN ăn uống khi chưa tỉnh hoàn toàn.

21
– Sau cơn và ngoài cơn:
+ Đo huyết áp 2 lần/ngày hay nhiều hơn tùy tình trạng BN.
+ Mạch, nhiệt độ, nhịp thở.
+ BN có tỉnh táo hay không, có nhớ những gì đã xảy ra với mình trước đó.
+ Có mệt mỏi, vã mồ hôi nhiều hay ít -> lau mồ hôi.
+ Có kích thích hay nói những điều khó hiểu.
+ Có bị trầy xước hay tổn thương ở đầu, tay chân do ngã -> sát khuẩn và băng
bó lại.
– Trong trường hợp BN đặt ống nội khí quản: Hút đờm dãi khi có tăng
tiết tránh gây thương tích cho khí phế quản và chăm sóc ống nội khí quản
hàng ngày đảm bảo vô khuẩn, phòng bội nhiễm.
– Tác dụng phụ của thuốc:
+ BN có bị mẩn ngứa

Hình ảnh bệnh nhân dị ứng thuốc kháng động kinh.

22
+ Có đau bụng, đi ngoài bất thường.
+ Buồn nôn, nôn.
→ Báo bác sỹ kịp thời thay đổi thuốc cho BN.
– Theo dõi biến chứng: Phần lớn những BN ĐK đang điều trị tại khoa
Thần kinh bệnh viện Bạch Mai nguyên nhân là do bị tổn thương ở não, vì
thế theo dõi biến chứng của BN cũng rất quan trọng.
Ví dụ: BN bị chảy máu tái phát: ý thức chậm dần hoặc đột ngột mất ý thức,
đi vào hôn mê.
* Can thiệp y lệnh:
– Người điều dưỡng cần nhanh chóng xử trí khi BN có cơn giật và báo bác sỹ.
Sau đó thực hiện y lệnh chính xác, kịp thời. Thuốc tiêm, truyền dịch. Vừa
thực hiện vừa theo dõi quan sát BN.
– Làm các xét nghiệm: Sinh hóa, huyết học, nước tiểu theo y lệnh.

Hình ảnh lấy máu làm xét nghiệm cho BN

23
– Làm điện não, chụp phim MRI, cắt lớp vi tính sọ não theo y lệnh.

Hình ảnh làm điện não đồ cho BN trên máy vi tính

– Thực hiện các thủ thuật đặt sonde tiểu, sonde dạ dày theo y lệnh.
– Phụ bác sỹ đặt ống nội khí quản, mở khí quản, phối hợp cấp cứu BN.
* Vệ sinh cá nhân trong ngày:
– Vệ sinh mắt: Không để BN bị tổn thương mắt khi nằm viện. Lau rửa bằng
nước muối sinh lý thường xuyên, băng mắt nếu BN mắt nhắm không kín.
– Vệ sinh răng miệng: 2-3 lần/ngày. Nếu BN không tự đánh răng được thì
ta có thể dùng bộ chăm sóc răng miệng lau răng miệng cho BN bằng nước
muối hay Listerin. Trường hợp BN đặt sonde dạ dày ta thay băng dính
dính sonde, đổi bên và khi cần thiết. Sau mỗi lần ăn sonde phải tráng lại
bằng nước sạch và vẫn vệ sinh răng miệng bình thường.

24

Hình ảnh vệ sinh mắt, răng miệng cho BN

– Vệ sinh da: lau mặt thường xuyên và nhất là sau cơn giật vì BN có vã mồ
hôi. Lau bằng nước ấm hoặc tắm nước ấm nếu có thể 1 lần/ngày.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục: lau rửa ít nhất 1 lần/ngày
+ Trường hợp BN đặt sonde tiểu (do rối loạn tiểu tiện) phải chăm sóc tránh
nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn: Túi đựng nước tiểu phải kín theo nguyên tắc
một chiều, được đặt thấp hơn giường nằm của BN. Không dốc ngược túi nước
tiểu. Tháo nước tiểu ở túi khi lượng nước tiểu từ 1/3-1/2 túi.
Khi BN có lưu sonde phải kẹp sonde 3-4h tháo kẹp 1 lần tránh hội chứng
bàng quang bé và BN mất phản xạ đi tiểu sau này.
+ Trường hợp BN đóng bỉm: vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện, thay bỉm
và vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày.

25
* Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong ngày:
– Chế độ ăn: cần đảm bảo 2500-3000 Kcal/ngày, chia 3-6 bữa tùy tình trạng BN.
– Nuôi dưỡng đường tĩnh nếu BN có chướng bụng, liệt ruột theo y lệnh.
– BN ăn qua sonde, mỗi lần ăn không quá 300ml, cách 3-4h/lần, khoảng 6
lần/ngày. Thức ăn qua sonde chủ yếu là sữa và cháo. Trước khi cho ăn cần hút
dịch dạ dầy để kiểm tra tình trạng tiêu hóa của BN, khi bơm cần bơm từ từ, tránh
nôn sặc, thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
– Người bệnh được ăn ít một và ăn từ từ, vừa cho ăn vừa theo dõi vì lên cơn
giật, thức ăn có thể gây cản trở hô hấp.
– Tăng cường các loại Vitamin A, B, C… bằng cách ăn rau xanh, uống nước
hoa quả.
– Ăn nhạt nếu BN có mắc bệnh về tim mạch, bệnh thận kèm theo.
– Ăn chế độ ăn đái tháo đường nếu có bệnh lý đái đường.
– Đảm bảo đủ lượng nước : lượng nước đưa vào cơ thể (uống, truyền, ăn)
ước tính bằng số lượng nước tiểu của bệnh nhân + (300-500ml). Trường hợp BN
co giật nhiều vã mồ hôi cần cho thêm 500-1000ml.
– Không dùng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá…
* Tư vấn và giáo dục sức khoẻ :
– Giải thích tình trạng và nguyên nhân gây bệnh cho BN và gia đình hiểu rõ.
– Việc theo dõi và tuân thủ điều trị là vô cùng quan trọng đối với BNĐK
+ Uống thuốc đúng giờ.
+ Uống thuốc đúng liều.
+ Không tự ý bỏ thuốc, giảm liều khi không xuất hiện cơn.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *