9883_Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank chi nhánh 9

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

H N T T NGHIỆP

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG C O HIỆ Q Ả HOẠT ĐỘNG
TÀI TRỢ NH P HẨ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT N M – VIETINBANK CHI NHÁNH 9

Ngành:
Q ẢN TRỊ INH DO NH
Chuyên ngành: Q ẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S T T T
Sinh viên thực hiện:
T T Mỹ Hạ
MSSV: 1054011041
Lớp: 10DQN04

TP. Hồ Chí Minh, 2014

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

H N T T NGHIỆP

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG C O HIỆ Q Ả HOẠT ĐỘNG
TÀI TRỢ NH P HẨ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT N M – VIETINBANK CHI NHÁNH 9

Ngành:
Q ẢN TRỊ INH DO NH
Chuyên ngành: Q ẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S T T T
Sinh viên thực hiện:
T T Mỹ Hạ
MSSV: 1054011041
Lớp: 10DQN04

TP. Hồ Chí Minh, 2014
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập quốc tế là xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Xu hƣớng này
vừa thúc đẩy hợp tác phát triển, vừa tăng sức ép cạnh trạnh và tăng tính phụ thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, không một quốc gia
nào trên thế giới có thể thiếu các hoạt động giao lƣu kinh tế quốc tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ hội nghị Trung
ƣơng VI, Đảng và Nhà nƣớc ta đã khởi xƣớng công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh
tế. Bởi vậy trong suốt thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây, hoạt
động thƣơng mại quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng tiêu thụ
sản phẩm trong nƣớc, thu ngoại tệ về cho đất nƣớc, tạo điều kiện cho việc nhập
khẩu (NK) những mặt hàng quan trọng phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ, trang
thiết bị, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện
đại hóa.Trong đó, NK là một hoạt động quan trọng của hoạt động thƣơng mại quốc
tế, NK có tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất và đời sống của một quốc gia.
Đối với một nền kinh tế, hoạt động NK thƣờng nhằm hai mục đích:
– Để bổ sung các hàng hóa mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc hoặc sản xuất
trong nƣớc không đáp ứng đủ nhu cầu.
– Để thay thế những hàng hóa mà sản xuất trong nƣớc sẽ không có lợi bằng NK.
Hoạt động NK nếu đƣợc tổ chức tốt, hợp lý với nhu cầu và khả năng sản xuất
trong nƣớc sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân,
góp phần cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất là: công cụ lao động, đối tƣợng lao
động và lao động.

Trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay, hoạt động NK đang ngày càng
phát triển và thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế đất nƣớc.
Tuy nhiên, thị trƣờng quốc tế ngày càng mở rộng thì khó khăn, thách thức đối với
các doanh nghiệp nhập khẩu (DNNK) của Việt Nam cũng ngày càng lớn. Sự thiếu
hụt về vốn, sự hạn chế về trình độ và kinh nghiệm kinh doanh trong thƣơng mại
quốc tế chính là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị
trƣờng toàn cầu. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, thông thƣờng mỗi
bên tham gia vào quan hệ thƣơng mại quốc tế đều yêu cầu đối tác của mình cung
cấp sự bảo đảm chắc chắc việc thực hiện hợp đồng hoặc khả năng thanh toán…bởi
một tổ chức có uy tín. Vì những lý do đó, các DNNK Việt Nam khi tham gia vào
hoạt động thƣơng mại quốc tế cần có sự hỗ trợ về tài chính cũng nhƣ uy tín thông
qua các hình thức tài trợ nhập khẩu (TTNK).

Thực tế cho thấy, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM), với tƣ cách là một định
chế tài chính có ƣu thế về vốn và có uy tín lớn trong xã hội, đƣợc đánh giá là tổ
chức thực hiện hoạt động TTNK tốt nhất và có hiệu quả nhất hiện nay. Ngƣợc lại,
2

đối với NHTM, nghiệp vụ TTNK cũng là một nghiệp vụ quan trọng đem lại một
phần doanh thu không nhỏ cho ngân hang (NH).

Cùng với sự phát triển không ngừng của thƣơng mại quốc tế, hoạt động TTNK
của các NH trên thế giới ngày càng đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả cao
trong việc hỗ trợ các DNNK. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các hình thức TTNK chủ yếu
vẫn là những hình thức truyền thống, chƣa phát huy hết khả năng trong việc tài trợ,
giúp đỡ các DNNK.

Xuất phát từ mong muốn nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động TTNK trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ tại Ngân hàng THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK, em đã lựa chọn
đề tài: “GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
VIETINBANK CHI NHÁNH 9” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động tài trợ nhập khẩu và
tổng hợp những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài trợ nhập khẩu của ngân hàng
thƣơng mại.
Thứ hai: Phân tích thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam – Vietinbank Chi nhánh 9, từ đó rút ra đƣợc những thành
tựu đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba: Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam –
Vietinbank Chi nhánh 9.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tình hình tài trợ
nhập khẩu tại ngân hàng thƣơng mại.
Phạm vi nghiên cứu: Các hình thức tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Công Thƣơng Việt Nam – Vietinbank Chi nhánh 9 giai đoạn 2011 – 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng kết hợp các phƣơng pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh tế,
so sánh, tổng hợp,…để nghiên cứu.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận gồm có ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng thƣơng mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK Chi Nhánh 9
3

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập
khẩu tại Ngân hàng THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
VIETINBANK Chi Nhánh 9
4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.Khái quát chung về tài trợ nhập khẩu
1.1.1.Khái niệm tài trợ nhập khẩu
Nếu nhƣ nhà xuất khẩu (NXK) có nhu cầu tài trợ để đẩy mạnh hoạt động bán
hàng thì các nhà nhập khẩu (NNK) cũng nảy sinh nhu cầu tài trợ để mua hàng khi
khả năng tài chính không đủ để đáp ứng. Vì vậy về phía nhà nhập khẩu cũng hình
thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt:
– Giai đoạn trƣớc khi ký kết hợp đồng: Ở giai đoạn này, các NNK cần có
những chi phí thuê các chuyên gia phân tích chính xác nhu cầu của mình để
tiến hành đấu thầu một cách phù hợp.
– Giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng: Sau khi ký kết hợp đồng, các NNK cần
đƣợc tài trợ để đặt cọc hay tạm ứng cho NXK. Ngoài ra, nhiều khi NNK còn
nhờ NHđứng ra bảo đảm để tìm nguồn tài trợ ở nƣớc ngoài.
– Giai đoạn sản xuất và hoàn thành công trình: Trong giai đoạn này, NNK có
thể phải thực hiện những thanh toán giữa chừng cho NXK hay tài trợ cho các
công việc ở địa phƣơng để chuẩn bị cho đầu tƣ.
– Giai đoạn cung ứng và vận chuyển hàng hóa: Tùy theo điều kiện cung ứng
hàng hóa có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm đối với
các NNK.
– Nhận hàng hóa: Nếu tiến hành cung ứng hàng hóa khi xuất trình chứng từ(có
thƣ tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì thƣờng NNK chỉ có thể
nhận đƣợc hàng khi đã thanh toán đủ giá trị ghi trên hóa đơn.
– Xử lí tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hóa chủ định bán tiếp thì
NNK còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian từ khi nhập
hàng về tới khi hàng hóa đƣợc tiêu thụ.
Qua việc xem xét nhu cầu tài trợ cho NK ở trên thì có thể khẳng định rằng hoạt
động kinh doanh NK có một nhu cầu tài trợ rất lớn. Chính vì vậy, hoạt động TTNK
của NHTM ra đời đƣợc xem nhƣ một đòi hỏi tất yếu của thƣơng mại quốc tế.
Có thể hiểu: “Tài trợ nhập khẩu là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt
tài chính hoặc uy tín hoặc cả hai một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh
nghiệp hoặc các đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Giá
trị tài trợ thƣờng ở mức vừa và lớn”.
Về bản chất, hoạt động TTNK là một loại hình tín dụng dựa trên cơ sở “niềm
tin”, “uy tín” đƣợc cấp bởi ngân hàng. Tuy nhiên NH tham gia tài trợ với một số
5

vốn chiếm tỷ lệ nhất định trong tổng vốn cần thiết cho dự án, thƣơng vụ, phần còn
lại phải là vốn của doanh nghiệp.
Về hình thức, TTNK là các khoản NH cho NNK vay với mục đích là thanh toán
tiền hàng cho NXK, thanh toán các khoản nhƣ: tạm ứng bằng thƣ, các khoản thanh
toán khi giao hàng, các khoản thanh toán sau khi nhận đƣợc hóa đơn thƣơng mại,
các khoản nợ khi đến hạn trong thƣơng mại quốc tế.
1.1.2.Vai trò của tài trợ nhập khẩu
1.1.2.1.Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu
Không phải bất kỳ DN nào cũng luôn có nguồn vốn đủ để thực hiện các thƣơng
vụ hay dự án kinh doanh có giá trị lớn và cũng không phải DNNKnào khi tham gia
đối ngoại trên trƣờng quốc tế lại không vấp phải những khó khăn về mặt uy tín,
cạnh tranh. Sự TTNKcủa NHTM nhƣ là một giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu
cầu không chỉ về mặt vốn kinh doanh mà cả về mặt niềm tin và uy tín với các đối
tác quốc tế.
– Tài trợ nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp thực hiện đƣợc những thƣơng
vụ quan trọng, phức tạp, cần lƣợng vốn lớn để thanh toán tiền hàng.
Do DN muốn tiết kiệm chi phí vận chuyển và thuận tiện trong việc giao nhận
hàng hóa nên thƣờng nhập với số lƣợng, giá trị lô hàng lớn. Trong trƣờng hợp này,
thông thƣờng vốn lƣu động của DN không đủ để đáp ứng nhu cầu và phải cần đến
nguồn vốn tài trợ của NH để thực hiện các hợp đồng một cách thuận lợi. Bên cạnh
đó, TTNKcũng làm tăng hiệu quả của DN trong quá trình thực hiện hợp đồng, vốn
tài trợ của NH giúp DN nhập đƣợc các lô hàng lớn, giá hạ, đáp ứng kịp thời nhu cầu
của thị trƣờng trong nƣớc.
– Tạo tính an toàn cho hoạt động nhập khẩu vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho
các doanh nghiệp.
Thông qua các hình thức tài trợ về mặt uy tín nhƣ phát hành L/C, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng,…nhờ đó, các DN sẽ yên tâm thực hiện nghĩa vụ của mình mà không
sợ đối tác sẽ vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, việc bảo đảm về thanh toán sẽ tạo cho
DNNK nhiều lợi thế trong đàm phán, thƣơng lƣợng và ký kết hợp đồng ngoại
thƣơng.
– Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tình hình sản xuất kinh doanh.
Không chỉ tài trợ vốn để các DN thu mua những hàng hóa, nguyên vật liệu đơn
thuần mà ngân hàng còn giúp cho các DN có vốn để NK các loại máy móc thiết bị
hiện đại, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, trên cơ sở đó, tạo điều kiện
cho DN tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, tăng quy mô, hạ giá thành
sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh, có thể đứng vững trong cơ chế thị trƣờng
và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
6

Thông qua hoạt động TTNK, NH sẽ giúp DN thực hiện thƣơng vụ một cách trôi
chảy, thiết lập mối quan hệ với các đối tác tầm cỡ trên thế giới, từ đó nâng cao uy
tín của DN trên trƣờng quốc tế.
1.1.2.2.Đối với ngân hàng thƣơng mại
TTNK là một hình thức trong tài trợ thƣơng mại, đối tƣợng tài trợ là các DNNK
trực tiếp hoặc ủy thác, giá trị tài trợ thƣờng ở mức vừa và lớn. Hình thức tài trợ này
của ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo việc sử dụng vốn vay
đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh.
– Giúp cho các ngân hàng thu hồi vốn nhanh và tránh đƣợc các rủi ro thanh
toán.
Thời hạn tài trợ là ngắn hạn do gắn liền với thời gian thực hiện thƣơng vụ của
NNK, đó là khoản thời gian từ lúc nhận hàng tại địa điểm giao nhận cho đến khi
bán hết đƣợc hàng và thu tiền về. Do đó, kỳ hạn tài trợ phù hợp với kỳ hạn huy
động vốn của NHTM.
– Tài trợ nhập khẩu bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích.
Vốn đƣợc tài trợ có thể thanh toán thẳng cho bên thứ ba mà không qua bên xin
tài trợ nhƣ thanh toán tiền hàng NK, nhờ đó NH mới có thể kiểm soát đƣợc tình
hình sử dụng vốn của DN nhƣ thế nào, có đúng mục đích hay không, kịp thời thu
hồi vốn khi DN có nguồn thu, tránh đƣợc tình trạng xin tài trợ sử dụng vốn sai mục
đích và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Khi ngân hàng TTNK cho DN thì ngân hàng sẽ buộc DNNK tập trung tiền bán
hàng vào tài khoản đƣợc mở tại NH. Nhƣ vậy, nguồn thu để trả các khoản vay đƣợc
NH quản lý hết sức chặt chẽ, tránh tình trạng DN xoay vốn trong thời gian vốn tạm
thời nhàn rỗi. Nhờ vậy, nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý
các nguồn thanh toán.
– Tài trợ nhập khẩu là một mảng dịch vụ mang lại nguồn thu đáng kể từ các
khoản phí và lãi cho ngân hàng.
NH có nhiều hình thức TTNK để hỗ trợ DNNK thì tƣơng ứng với mỗi loại đều
có nhiều mức lãi suất và phí đƣợc áp dụng trong quá trình tài trợ nhƣ: lãi suất cho
vay thanh toán, lãi suất chiết khấu chứng từ, lãi suất cho vay bắt buộc, phí phát hành
L/C…
– Giúp ngân hàng thƣơng mại duy trì và mở rộng các mối quan hệ với đối tác
nƣớc ngoài.
Thông qua việc tham gia TTNK hay tài trợ xuất nhập khẩu (XNK) nói chung và
các hoạt động kinh doanh đối ngoại khác cũng giúp cho NH duy trì đƣợc mối quan
hệ với các DN trong nƣớc, mở rộng mối quan hệ với các DN nƣớc ngoài, từ đó gián
7

tiếp tạo cơ hội sinh lợi cho ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lƣợng phục vụ, uy
tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng cả trong và ngoài nƣớc.
1.1.2.3.Đối với nền kinh tế
TTNK nói riêng và tài trợ XNK nói chung đều góp phần quan trọng trong việc
phát triển hoạt động ngoại thƣơng của một quốc gia. Song hành cùng với hoạt động
tài trợ xuất khẩu(XK) thì hoạt động TTNK cũng mang lại những hiệu quả kinh tế to
lớn không chỉ riêng bản thân DNNK, NHTM mà còn tạo nhiều thuận lợi cho sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân.
– Tài trợ nhập khẩu góp phần giúp cho hoạt động ngoại thƣơng đƣợc tiến
hành trôi chảy, thuận lợi.
Thông qua các hình thức tài trợ vốn, uy tín của NH cho các DNNK, TTNK giúp
tạo dựng cơ sở tài chính và niềm tin giữa các đối tác để các bên hoàn thành nghĩa vụ
của mình. Khi hoạt động NK7 đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, đáp ứng nhu
cầu trong nƣớc và quốc tế thì sẽ là động lực để tăng tính ổn định của thị trƣờng và
tính năng động của nền kinh tế.
– Tài trợ nhâp khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển,
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
Thông qua hoạt động TTNK của NH, các DNNK có khả năng NK các loại thiết
bị máy móc hiện đại từ nƣớc ngoài, thay đổi dây chuyền sản xuất công nghệ cao
nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm ngày càng đa
dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng
cao của ngƣời dân. Sự phát triển của DN nói riêng đã tác động đến sự phát triển của
nền kinh tế nói chung. Cũng thông qua tài trợ, các DN có thể NK các mặt hàng tiêu
dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Rõ ràng sự phát triển
của các DN đã mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng và nhiều thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế.
– Tài trợ nhập khẩu là một trong những công cụ để triển khai có hiệu quả các
chiến lƣợc phát triển kinh tế – chính trị – xã hội của quốc gia.
Việc TTNK không chỉ giúp cho các DN có điều kiện phát triển, tăng hiệu quả
sản xuất, mở rộng quy mô mà đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề công ăn
việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đáng kể hỗ trợ cho
các chƣơng trình, mục tiêu phát triển kinh tế, cân bằng cán cân thanh toán, góp phần
mở rộng mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
1.1.3.Vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động tài trợ nhập khẩu
Ngay từ thế kỷ XII, trong các hội chợ diễn ra thƣờng kỳ tại những địa điểm khác
nhau, các NH đầu tiên thƣờng giữ vai trò tổ chức trung gian trao đổi cần thiết, cho
phép thực hiện các giao dịch giữa ngƣời buôn bán với nhau từ khắp các khu vực
8

châu Âu bằng các đồng tiền khác nhau. Dần dần các hội chợ không chỉ là trung tâm
trao đổi hàng hóa mà còn là nơi thanh toán cho các giao dịch bên trong lẫn bên
ngoài hội chợ.
Ngày nay, các NHTM trong nƣớc đóng vai trò quan trọng, thực hiện về mặt kỹ
thuật những hoạt động chu chuyểnvới nƣớc ngoài, đảm nhận những rủi ro gắn liền
với việc đó, góp phần đáng kể vào việc tài trợ ngoại thƣơng nói chung và TTNK nói
riêng.
TTNK là một lĩnh vực kinh doanh mang tính truyền thống của NHTM, ngày nay
cũng có nhiều tổ chức phi ngân hàng tham gia vào lĩnh vực này nhƣ thị trƣờng
chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tƣ phát triển… Tuy nhiên, với khả năng tài
chính lớn, có uy tín trong kinh doanh, phạm vi kinh doanh rộng lớn và cung cấp
nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, NHTM vẫn duy trì đƣợc vị thế là ngƣời tài
trợ chủ yếu cho hoạt động TTNK, đƣợc xem nhƣ là “ngƣời cộng sự đắc lực” của
DNNK.
Hoạt động thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động NK nói riêng đều cần đến
sự hỗ trợ của NH về mặt tài chính và kỹ thuật. Thông qua các hình thức tài trợ, NH
đã cung cấp một hệ thống các giải pháp kỹ thuật tài trợ phong phú, hữu hiệu, giải
quyết phần lớn những khó khăn về mặt tài chính và uy tín kinh doanh của DN.
– Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Với nguồn vốn dồi dào và kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động TTNK, NHTM
có thể cung cấp các khoản tài trợ về tài chính cho các DNNK với thủ tục đơn giản,
nhanh chóng. Nếu DN là khách hàng lâu năm, thân quen, đã tạo đƣợc sự tin tƣởng
với NH thì DN sẽ dễ dàng hơn trong việc xin đƣợc tài trợ của NH, thậm chí là bỏ
qua các khoản ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản.
– Giúp nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhập khẩu.
Trong giao thƣơng quốc tế, ngoài nguồn vốn thì chữ“Tín” cũng là một yếu tố
không kém phần quan trọng. Thƣơng mại quốc tế, hay cụ thể là hoạt động NK luôn
tiềm ẩn những rủi ro đối với các DN do sự thiếu hiểu biết về đối tác, khoảng cách
về địa lý, bất đồng ngôn ngữ, luật pháp, phong tục tập quán,… nhất là khi các
DNNK Việt Nam kinh nghiệm còn non kém trong kinh doanh quốc tế. Vậy nên,
NHTM với vai trò hỗ trợ, giúp đỡ về vốn, về kỹ thuật cũng nhƣ uy tín trong các
thƣơng vụ buôn bán quốc tế luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các DNNK. Hơn nữa,
các NH còn có quan hệ đại lý rộng khắp và để thu hút thêm nhiều khách hàng, các
NH có thể hợp tác với nhau cung cấp thêm nhiều dịch vụ tài trợ chữ Tín nhƣ phát
hành L/C, xác nhận L/C, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,….Sự tài trợ về chữ Tín của
NH không những giúp cho DN giành đƣợc hợp đồng mà còn tạo cho DN nhiều lợi
thế trong việc thƣơng lƣợng, đàm phán các điều khoản trong hợp đồng.
– Tƣ vấn chuyên môn cho DNNK khi tham gia giao thƣơng quốc tế.
9

Dựa vào mạng lƣới chi nhánh rộng khắp, cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại và
kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, NH có thể dễ dàng thu
thập, nắm bắt thông tin, từ đó đƣa ra những lời khuyên hữu ích cho DN ngay từ khi
ký kết hợp đồng ngoại thƣơng, phát hành L/C hay hình thức tài trợ phù hợp với tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp để giảm thiểu các rủi ro trong thƣơng vụ NK cho
DN cũng nhƣ bản thân NH.
Ngoài ra, NHTM còn cung cấp các nghiệp vụ phái sinh nhƣ Swap, Option,
Future, Forward,… để giúp DN xử lý các khoản ngoại tệ cần thiết trong quá trình
thực hiện thƣơng vụ, đồng thời giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho DN, giúp DN bảo toàn
đƣợc lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Có thể nhận thấy vai trò của NHTM trong hoạt động TTNK là khó có thể bị thay
thế bởi một tổ chức khác. Những dịch vụ tiện ích của NH không chỉ giúp cho DN
thực hiện các thƣơng vụ thành công mà còn giúp nâng cao uy tín, khả năng cạnh
tranh của các DNNK nói riêng và của nền kinh tế nói chung khi tham gia vào hoạt
động giao thƣơng quốc tế.
1.2. Các hình thức tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1.Tài trợ phát hành L/C
Thƣ tín dụng (L/C: Letter Of Credit) đƣợc định nghĩa nhƣ một bức thƣ, do một
NH lập ra, trên cơ sở yêu cầu của khách hàng là NNK, trong đó NH này cam kết trả
một số tiền nhất định, trong thời gian nhất định cho NXK nếu bên XK xuất trình
đƣợc bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản đã đƣợc quy định trong
L/C.Khi NH đồng ý mở L/C cho NNK, có nghĩa là NH cam kết thanh toán cho
ngƣời hƣởng lợi nếu bộ chừng từ phù hợp với quy định của L/C. Việc mở L/C đã
thể hiện sự tài trợ về mặt chữ tín của NH cho NNK. Đồng thời NH sẽ gánh chịu rủi
ro nếu nhƣ NNK không có khả năng thanh toán bởi NH vẫn phải thanh toán cho bên
XK theo đúng quy định của L/C, điều này có nghĩa là NH cấp tín dụng cho NNK.
Nhƣ vậy, trách nhiệm của NH trong việc phát hành L/C trong hình thực tài trợ
này là rất lớn, do đó NH luôn yêu cầu một mức ký quỹ nhất định (có thể là từ 0-
100%) đƣợc xác định trên cơ sở uy tín của khách hàng, loại L/C, loại hàng hóa
nhập…khi NH yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% tức là NH chỉ tài trợ về mặt chữTín
cho khách hàng đó. Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ ký quỹ là dƣới 100% thì NH đã tài trợ cho
khách hàng cả về mặt tài chính lẫn uy tín.
Bên cạnh việc cho phép tỷ lệ ký quỹ dƣới 100% thì NH còn có các biện pháp tài
trợ tài chính cho NNK trong nghiệp vụ mở L/C này:
– Tài trợ bằng hạn mức tín dụng chứng từ
NH căn cứ vào kế hoạch NK của khách hàng để cấp cho khách hàng mức tín
dụng và cho phép khách hàng mở L/C (thƣờng là L/C trả ngay) trong khuôn khổ
hạn mức đó. Loại hình đảm bảo tín dụng thƣờng áp dụng là chính lô hàng NK, hoặc
10

là một mức ký quỹ nhất định theo hạn mức đã đƣợc duyệt hoặc theo giá trị của L/C
phát hành.
– Cho vay ký quỹ
Nhu cầu vay ký quỹ phát sinh do rủi ro của thƣơng vụ quá cao, NH sẽ yêu cầu
khách hàng ký quỹ với giá trị lớn. Điều này gây trở ngại cho DN trong quá trình
thực hiện thƣơng vụ hoặc vay vốn nƣớc ngoài, vì tiền ký quỹ là món tiền bị phong
toả, DN không đƣợc sử dụng trong suốt thời gian đƣợc NH bảo lãnh làm cho vốn
lƣu động của DN bị thu hẹp. Khi đó, căn cứ trên uy tín của khách hàng, hiệu quả
của thƣơng vụ hoặc trên tài sản đảm bảo, NH có thể xét cho vay ký quỹ. Hình thức
này vừa giải quyết khó khăn về vốn lƣu động cho DN, tăng tính an toàn và mang lại
hiệu quả cho NH, vừa đảm bảo tuân thủ những quy định pháp lý của NH về ký quỹ
bảo lãnh.
– Tài trợ bằng các L/C đặc biệt
Tài trợ bằng L/C tuần hoàn (Revolving L/C): đây là loại L/C không thể hủy
ngang mà sau khi sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời gian hiệu lực thì nó lại
tự động có giá trị nhƣ cũ và đƣợc sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn
nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng đƣợc thực hiện.
Thƣ tín dụng tuần hoàn theo 3 cách:
o Tuần hoàn tự động: L/C sẽ tự động có giá trị nhƣ cũ mà không cần NH phát
hành L/C thông báo cho NXK biết.
o Tuần hoàn bán tự động: sau khi L/C trƣớc sử dụng xong hoặc hết hiệu lực,
nếu sau một vài ngày mà NH mở L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp và
thông báo cho ngƣời hƣởng lợi L/C thì nó lại tự động có giá trị nhƣ cũ.
o Tuần hoàn hạn chế: trong trƣờng hợp này, chỉ khi nào NH mở L/C thông báo
cho NXK biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực.
L/C tuần hoàn đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp hai bên mua bán những mặt hàng
có giá trị, có quan hệ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ thƣờng xuyên, giao nhiều lần
trong năm với số lƣợng đều đặn. Loại L/C này đƣợc mở ra nhằm tạo thuận lợi cho
NNK trong khâu thanh toán, tránh đƣợc tình trạng ứ đọng vốn và giúp cho NNK
không bị tính phí vì mở L/C nhiều lần.
Tài trợ bằng L/C dự phòng (Standby L/C): trong trƣờng hợp NXK đã nhận đƣợc
L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trƣớc, nhƣng không có khả năng giao hàng hoặc không
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nhƣ đã quy định trong L/C, đòi hỏi NH phục vụ
NXK phải phát hành một L/C trong đó cam kết với NNK là sẽ hoàn trả lại số tiền
đặt cọc, tiền ứng trƣớc và chi phí mở L/C cho NNK. Nhƣ vậy, L/C dự phòng mở ra
để đảm bảo quyền lợi cho NNK và tránh đƣợc rủi ro khi NXK không hoàn thành
nghĩa vụ nhƣ đã nêu ra trong L/C.
11

1.2.2.Cho vay thanh toán hàng nhập (hoặc tài trợ thanh toán bộ chứng từ
giao hàng)
Trong hình thức này, NH cần phải xem xét và phân tích kế hoạch cũng nhƣ
phƣơng án của khách hàng: hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng tài chính, khả năng
tài trợ, tài sản thế chấp… để quyết định mức tài trợ cho NNK. Do đó, khách hàng
cần phải lập phƣơng án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về
để phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời lên kế hoạch tài chính nhằm xác định
khả năng thanh toán để đến thời điểm thanh toán dự kiến có thể xác định khoản
thiếu hụt cần NH tài trợ. Tất cả các công đoạn này phải đƣợc thực hiện trƣớc khi bộ
chứng từ của bên XK về đến NH đứng ra tài trợ. Trƣờng hợp bộ chứng từ về đến rồi
mới xin NH tài trợ thì khả năng bị NH từ chối là rất lớn vì NH ít có thời gian xem
xét bộ chứng từ cũng nhƣ xem xét khả năng hoàn vốn của khách hàng cho khoản
tiền mà NH tài trợ.
Bên cạnh đó còn có một vài biện pháp tài trợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu
vay vốn nhập khẩu của DN:
– Cho vay bắt buộc
Nhu cầu vay bắt buộc phát sinh khi NNK không thanh toán hoặc không tập
trung đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng. NH khi đó sẽ cho vay trên giá trị
tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn cho NH bên NXK.
Vay bắt buộc, NNK phải chịu một lãi suất tƣơng ứng với lãi suất vay quá hạn
theo quy định của NH, vì tính chất của món vay bắt buộc là nợ quá hạn; thời gian
vay bắt buộc không quá 30 ngày kể từ ngày NH trả ngay. Nhƣng khi vay bắt buộc
thì khách hàng phải chịu áp lực rất lớn từ việc thanh toán nợ cho NH.
– Cho vay trong khuôn khổ phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ
Tài trợ của NH trong phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ thể hiện nhƣ sau: NH
tiếp nhận chứng từ từ NH nƣớc ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền ngƣời NK. Nếu
NNK không đủ khả năng thanh toán thì sẽ cần đến sự tài trợ của NH cho vay thanh
toán hàng NK.
1.2.3.Bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu
Trong mua bán quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các
thƣơng vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng). Bảo lãnh
phát sinh từ nhu cầu hạn chế rủi ro đó.
Theo yêu cầu của khách hàng, NH phát hành một văn bản cam kết với một bên
thứ ba do khách hàng chỉ định (bên thụ hƣởng bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hƣởng bảo lãnh. Khách hàng phải nhận
nợ và hoàn trả số tiền đã đƣợc NH trả thay.
12

Nhu cầu bảo lãnh đối với NNK phát sinh một số các loại bảo lãnh nhƣ sau:
– Phát hành bảo lãnh thanh toán
Khi ngƣời mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán cho ngƣời bán thì bên
bảo lãnh (NH nhận bảo lãnh) sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán tiền cho ngƣời bán.
Bảo lãnh thanh toán đƣợc sử dụng khi ngƣời bán không nắm rõ thông tin tài
chính cũng nhƣ không tin tƣởng vào khả năng thanh toán của phía đối tác nên yêu
cầu phía ngƣời mua phải có một NH đứng ra bảo lãnh để đảm bảo khả năng thanh
toán của ngƣời mua.
– Bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm
Đây là hình thức đƣợc áp dụng phổ biến nhất ở nƣớc ta trong thời gian vừa qua,
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dƣ nợ bảo lãnh tại các NHTM. Đối với các DN Việt
Nam, đây là hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nƣớc ngoài đơn giản và dễ đƣợc chấp
nhận bằng cách mua chịu hàng hóa, phù hợp với tình trạng thiếu vốn của DN.
Việc NH mở L/C trả chậm NK thì phải tuân thủ một số quy định nhƣ: hàng hóa
phải phù hợp với chính sách XNK hàng năm của Nhà nƣớc liên quan đến vay và trả
nợ nƣớc ngoài, số dƣ L/C trả chậm ngắn hạn (dƣới 1 năm và phải nằm trong hạn
mức), NH phải duy trì tỷ lệ tối đa là 3 lần giữa số dƣ cho vay và bảo lãnh vay ngắn
hạn nƣớc ngoài trên vốn tự có của NH và NH không có nợ quá hạn phát sinh từ việc
mở L/C trả chậm.
– Bảo lãnh nhận hàng
Trên thực tế có nhiều trƣờng hợp tàu chở hàng đến trƣớc khi NH nhận đƣợc bộ
chứng từ. Điều đó có nghĩa là ngƣời mua chƣa có vận đơn để nhận hàng hóa. Hàng
hóa để ở cảng một thời gian dài có thể bị giảm chất lƣợng, đồng thời phải chịu phí
lƣu kho bãi rất lớn. Trong trƣờng hợp này, để tránh các rủi ro, ngƣời mua yêu cầu
NH phục vụ mình phát hành một cam kết (thay cho vận đơn) gọi là bảo lãnh nhận
hàng. NNK sẽ xuất trình bảo lãnh nhận hàng cho công ty vận tải để tới cảng nhận
hàng. Đến khi vận đơn về đến NH thì NH sẽ giao vận đơn cho bên vận tải để giải
phóng bảo lãnh nhận hàng. Thực hiện bảo lãnh nhận hàng có thể mang lại rủi ro cho
NH, do đó trong bảo lãnh nhận hàng, NH sẽ nêu rõ thời hạn hiệu lực của bảo lãnh
sẽ hết hạn sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng hoặc kể từ ngày NNK có bộ
chứng từ trong tay.
Ngoài ra, thì chấp nhận hối phiếu cũng đƣợc xem nhƣ là một loại hình bảo lãnh,
tài trợ chữ tín cho NNK. Hình thức này phát sinh do bên XK thiếu tin tƣởng vào
khả năng thanh toán của bên NK nên yêu cầu bên NK phải có một NH đứng ra chấp
nhận trả tiền hối phiếu do bên XK ký phát. Việc NH ký chấp nhận hối phiếu là một
dạng thỏa thuận bảo lãnh uy tín thanh toán cho NNK, nhờ vậy mà NNK sẽ đƣợc
nhận bộ chứng từ để nhận hàng hóa.
13

Thực chất của hình thức ký chấp nhận hối phiếu là NH sẽ cấp cho NNK một khoản
tín dụng và khoản vay này chỉ là hình thức đảm bảo về mặt tài chính, thực chất NH
chƣa phải xuất tiền thực cho ngƣời vay. Tuy nhiên, khi đến hạn thanh toán mà NNK
không đủ khả năng chi trả thì NH phải trả nợ thay.
1.2.4.Các hình thức tài trợ khác
– Ký hậu vận đơn
Đây là dịch vụ thực hiện theo yêu cầu của NNK, NH ký vận đơn gốc do NNK
nhận trực tiếp để DN có thể nhận hàng trƣớc khi nhận chứng từ qua ngân hàng.
Hình thức này giúp DN nhận đƣợc hàng ngay khi hàng hóa về đến mà bộ chứng từ
vẫn chƣa tới NH, tránh chi phí lƣu kho bãi, giảm chất lƣợng hàng.
Để đƣợc ký hậu vận đơn thì khách hàng phải có thƣ yêu cầu ký hậu vận dơn (theo
mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn và 01 bản sao hóa đơn.
– Tài trợ nhập khẩu trọn gói
Thông thƣờng các DN tiếp cận NH với mục đích vay vốn, sử dụng dịch vụ thanh
toán, tìm sự hỗ trợ từ thƣ bảo lãnh tín dụng…Sau đó quy trình nhập khẩu tiếp tục
với những rắc rối về quy trình vận tải, bảo hiểm, kho bãi. Quá trình này vừa mất
nhiều thời gian, nhân lực và chi phí phát sinh. Tài trợ trọn gói là sự cấu thành của
nhiều sản phẩm riêng lẻ hiện có, gồm dịch vụ phát hành và thanh toán L/C, tài trợ
vốn và cung ứng ngoại hối thanh toán L/C, quản trị rủi ro ngoại hối bằng các công
cụ phái sinh,dịch vụ tƣ vấn ngoại thƣơng, ngoại hối và thanh toán quốc tế, dịch vụ
quản lý hàng tại kho. Hình thức này đƣợc bổ trợ thêm dịch vụ vận tải và bảo hiểm.
Lợi ích là các DN tiết kiệm đƣợc lƣợng thời gian đáng kể, tính toán đƣợc tổng
chi phí, giúp định hình đƣợc hiệu quả kế hoạch. DN không cần phải lo lắng các
bƣớc tiếp theo của giao dịch, mọi dịch vụ sẽ đƣợc ngân hàng tiến hành tuần tự.
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài trợ nhập khẩu của ngân hàng
thƣơng mại
Hoạt động tài trợ XNK mà cụ thể là hoạt động TTNK là hoạt động kinh doanh
buôn bán ở phạm vi quốc tế. Do đó, việc mua bán ở đây có những nét riêng phức
tạp hơn nhiều so với mua bán trong nƣớc bởi hoạt động NK chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố nên hoạt động này dễ đem lại kết quả bất thƣờng, dễ gặp nhiều rủi ro,
gây ra thiệt hại không chỉ cho bên NK mà còn cả các đối tác tham gia vào thƣơng
vụ. Chính vì vậy, NH trƣớc khi quyết định tài trợ cho khách hàng thì phải lƣờng
trƣớc những nhân tố ảnh hƣởng và rủi ro có thể xảy ra. Căn cứ vào khả năng kiểm
soát của NH đối với những nhân tố này, có thể chia thành:

14

1.3.1.Nhân tố khách quan
1.3.1.1.Các nhân tố nƣớc ngoài
DN kinh doanh NK không chỉ có mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong
nƣớc mà chủ yếu là bạn hàng nƣớc ngoài. Trong mối quan hệ đó, khoảng cách về
địa lý, sự khác biệt về ngôn ngữ, luật pháp và tập quán thanh toán… gây ra rất nhiều
khó khăn cho mỗi bên và do đó tác động đến khả năng thu hồi vốn của NH.
– Sự khác biệt về đồng tiền
Mỗi quốc gia sử dụng một đồng tiền thanh toán khác nhau. Trong trƣờng hợp tỷ
giá ổn định thì việc lựa chọn đồng tiền nào để thanh toán không quan trọng, nhƣng
trên thực tế tỷ giá luôn thay đổi.Từ đó kéo theo những ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả
kinh doanh mà DN khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi
NH khi ký hợp đồng với khách hàng NK là phải lƣờng trƣớc những biến động tỷ giá
để lựa chọn đồng tiền cho vay một cách tối ƣu.
Mặt khác việc thanh toán hàng NK cũng phải theo quy chế quản lý của từng
quốc gia. Do đó, NH khi thực hiện tài trợ không những phải nắm rõ chế độ quản lý
ngoại hối của nƣớc mình mà còn phải nắm rõ quy chế của nƣớc đối tác.
– Sự khác biệt về luật pháp
Mỗi quốc gia có chính sách riêng để hỗ trợ NK thông qua các công cụ nhƣ: hạn
ngạch, thuế suất, cơ chế quản lý ngoại hối… sự khác biệt về luật pháp giữa các quốc
gia cũng gây ra không ít khó khác cho các DN và cả NH.
– Sự khác biệt về khoảng cách địa lý
Khoảng cách về địa lý làm phát sinh một số vấn đề nhƣ thời điểm và phƣơng
thức thanh toán. Việc xác định thời điểm và phƣơng thức thanh toán ảnh hƣởng trực
tiếp tới quyền lợi của mỗi bên, do đó vấn đề này cần đƣợc quy định rõ trong hợp
đồng. Căn cứ vào đó, NH phải xác định rõ thời điểm và phƣơng thức thanh toán sao
cho vẫn thỏa mãn nhu cầu thanh toán của khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả
tín dụng.
Sự khác biệt về địa lý làm hạn chế việc các DN cũng nhƣ NH thu thập thông tin
của phía đối tác, điều này đem lại nhiều rủi ro cho DN và NH trong việc thu hồi
vốn.
1.3.1.2.Các nhân tố trong nƣớc
– Môi trƣờng pháp lý
Hoạt động của NH nói chung và hoạt động TTNK nói riêng đều chịu sự ảnh
hƣởng trực tiếp của các yếu tố môi trƣờng pháp lý. Các NHTM phải dựa vào các
quy định của pháp luật, trên cơ sở đó mới cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy,
những thay đổi trong chính sách XNK của Nhà nƣớc cũng nhƣ của NH ít nhiều
cũng tác động tới hoạt động tài trợ NK của bản thân NH. Trong đó, quy định về tỷ
15

lệ cho vay của NH đối với một khách hàng, tài sản đảm bảo cho khoản vay, chinh
sách hỗ trợ XNK của Chính phủ về thuế quan, về bảo hiểm tín dụng… tác động trực
tiếp đến hình thức cấp vốn, số vốn cung cấp, quy mô, định hƣớng tài trợ XNK nói
chung và NK nói riêng của từng NH.
Chính vì vậy, hoạt động tài trợ của NH chỉ có hiệu quả khi có môi trƣờng pháp
lý ổn định, đồng bộ và nhất quán. Một nền kinh tế mà có các cơ chế, quy định pháp
luật thay đổi thƣờng xuyên, không đồng bộ, còn nhiều chồng chéo và mâu thuẫn thì
sẽ không thể có hoạt động tài trợ XNK phát triển.
– Yếu tố khách hàng
Các DNNK đƣợc xem là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động TTNK
của NH. Nếu DN có tình hình kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả, uy tín cao, tình
hình tài chính tốt thì chắc chắn NH sẽ sẵn sàng tài trợ khi DN có nhu cầu. Ngƣợc
lại, nếu DN hoạt động kinh doanh kém, tình hình tài chính không lành mạnh thì sẽ
chỉ đƣợc NH tài trợ một phần nhỏ hoăc là không tài trợ vì rủi ro cao.
Qua những nhận định về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của
DN thì NH có thể đánh giá đƣợc khả năng thanh toán của khách hàng khi đến hạn,
giảm thiểu rủi ro trong thu hồi vốn.
– Cạnh tranh trên thị trƣờng ngân hàng
Cùng hoạt động trên thị trƣờng tiền tệ thì còn có các NH và các tổ chức khác
cùng cạnh tranh để thu hút khách hàng. Vì vậy các chính sách, đặc biệt là các chính
sách của đối thủ cạnh tranh đều có ảnh hƣởng tới NH. Khi đối thủ tung ra một sản
phẩm mới hay chỉ là một sự cải tiến, thay đổi một đặc điểm nhỏ của sản phẩm nhằm
gia tăng tiện ích, tính hấp dẫn của sản phẩm hay chính sách ƣu đãi đối với các DN
(nhất là các DN nhập khẩu máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ) thì đều ảnh hƣởng
tới hoạt động TTNK của NH. Do đó, các NH phải luôn nắm bắt tình hình để có
những thay đổi phù hợp với thực tiễn, tính cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm nâng cao
uy tín, tăng thị phần, tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trƣờng để thu
hút khách hàng về với mình.
1.3.2.Nhân tố chủ quan
Khác với các nhân tố ảnh hƣởng bên ngoài, các yếu tố bên trong NH nhƣ chính
sách kinh doanh đối ngoại, nguồn vốn, nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy, trình độ
công nghê,… là các yếu tố mà NH có thể chủ động theo ý muốn chủ quan và phù
hợp với các yếu tố môi trƣờng bên ngoài.
– Chính sách ngân hàng về tài trợ nhập khẩu
Để nâng cao hiệu quả hoạt động TTNK tại NHTM thì các NH thực thi một số
chính sách đối ngoại nhƣ: thắt chặt mối quan hệ đại lý với các NH ở nƣớc ngoài,
tăng cƣờng xây dựng các mối quan hệ mới để thực hiện những nghiệp vụ có liên
quan một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất cho khách hàng trong nƣớc cũng nhƣ
16

khách hàng nƣớc ngoài. Nếu NH đƣợc lựa chọn là NH phát hành L/C và thực hiện
tốt các nghiệp vụ thì danh tiếng và uy tín của NH sẽ đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc
tế. Đây cũng là cơ hội tốt để NH hội nhập với nền tài chính tiền tệ quốc tế trong nền
kinh tế mở.
Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích, tài trợ cho các DNNK nhƣ giảm lãi
suất cho vay, trọn gói các dịch vụ với chi phí thấp,… thực sự là động lực cho các
DN, nhất là các DN vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động NK, đáp ứng nhu cầu về
vốn cho DN trong thời buổi kinh tế khó khăn. Từ đó thu hút đƣợc khách hàng đến
với NH ngày càng nhiều. Đồng hành với chiến lƣợc mở rộng quy mô kinh doanh
nhƣ vậy thì phải có một chiến lƣợc mở rộng quy mô vốn.
Yếu tố về vốn ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động tài trợ NK. Nếu NH
huy động đƣợc nhiều vốn từ khách hàng thì sẽ có nguồn vốn lớn để cho khách hàng
vay khi cần thiết, đặc biệt là trong hoạt động tài trợ XNK nói chung thì rất cần
nguồn vốn lớn. NH nào có quy mô vốn càng lớn thì sẽ rất thuận lợi trong việc mở
rộng hoạt động, nâng cao vị thế, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào nghiệp
vụ cũng nhƣ cung cấp sản phẩm mới, chất lƣợng cao cho khách hàng.
– Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của các cán bộ công nhân viên ngân
hàng
Đội ngũ cán bộ nhân viên NH là lực lƣợng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và
cung ứng dịch vụ, các sản phẩm NH. Do đó, các cán bộ ngân hàng có trình độ
nghiệp vụ, tâm huyết với công việc, hiểu biết về các nghiệp vụ ngoại thƣơng, luật
pháp cũng nhƣ thông lệ quốc tế, có trình độ ngoại ngữ tốt, có khả năng tƣ vấn khách
hàng thực hiện các thƣơng vụ… sẽ là một ƣu điểm quan trọng giúp các NH nâng cao
hiệu quả của hoạt động TTNK.
– Công nghệ ngân hàng
Trong xu thế hội nhập hiện nay, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt
là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Một NH đƣợc đầu tƣ những công nghệ hiện
đại, phù hợp sẽ giúp cho quá trình xử lý thông tin nhanh chóng và quản lý thông tin
của khách hàng đƣợc đảm bảo. Đồng thời quá trình thanh toán giữa NH với khách
hàng của NH và các NH khác kể cả trong và ngoài nƣớc sẽ đƣợc thực hiện nhanh
chóng, dễ dàng hơn, hạn chế chi phí giao dịch và rủi ro cho NH trong hoạt động
kinh doanh.

17

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, khóa luận đã trình bày ba nội dung cơ bản sau:
Một là, khái quát chung về tài trợ nhập khẩu, nhu cầu bức thiết cần đến sự tài trợ
về vốn lẫn uy tín từ ngân hàng của các doanh nghiệp nhập khẩu khi tham gia vào
hoạt động nhập khẩu.
Hoạt động tài trợ nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong giao thƣơng quốc tế,
tác động tích cực, mang lại những lợi ích to lớn không chỉ cho doanh nghiệp nhập
khẩu nhƣ đủ vốn để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, mở rộng sản xuất, đáp ứng đƣợc
nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc mà từ đó còn tác động lớn tới nền kinh tế.
Hoạt động tài trợ nhập khẩu góp phần giúp cho việc giao thƣơng quốc tế đƣợc diễn
ra trôi chảy, mở rộng cơ hội hội nhập với nền kinh tế thế giới, giải quyết đƣợc nhiều
vấn đề trọng tâm của đất nƣớc nhƣ công ăn việc làm cho ngƣời lao động, chính sách
cân bằng cán cân thƣơng mại, phát triển kinh tế theo xu hƣớng kinh tế thị trƣờng,
đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nƣớc ta hiện nay.
Bên cạnh đó, bản thân ngân hàng khi tham gia vào hoạt động tài trợ nhập khẩu
cũng nhận đƣợc nhiều lợi ích đáng kể nhƣ thu nhập của ngân hàng từ lãi suất, phí
thực hiện các dịch vụ chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng doanh thu của ngân
hàng. Thông qua hoạt động tài trợ nhập khẩu, ngân hàng không chỉ giúp đỡ cho các
doanh nghiệp về tài chính và uy tín mà còn mở ra cơ hội tiếp cận và hội nhập với
nền tài chính thế giới, giúp duy trì và mở rộng quan hệ với các đại lýnƣớc ngoài,
nâng cao tầm vóc của ngân hàng trên trƣờng quốc tế. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò
chủ chốt của ngân hàng trong hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp
trong tình hình thị trƣờng tài chính có khá nhiều các tổ chức khác cũng tham gia vào
lĩnh vực này.
Hai là, khóa luận đƣa ra những hình thức tài trợ nhập khẩu chủ yếu đƣợc các
ngân hàng thƣơng mại sử dụng hiện nay. Các hình thức đó là:
– Tài trợ phát hành L/C: Đƣợc xem nhƣ một hình thức tài trợ về mặt chữ tín
cho doanh nghiệp nhập khẩu khi ngân hàng chấp nhận mở L/C cho doanh
nghiệp.
– Cho vay thanh toán hàng nhập: Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ
vốn để tự nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và thanh toán ngay với đối tác. Hình
thức cho vay thanh toán là một loại hình tài trợ về mặt tài chính của ngân
hàng dành cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu về vốn để thực hiện các
thƣơng vụ.
– Bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu: ngân hàng của bên nhập khẩu đứng ra
cam kết với đối tác nƣớc ngoài sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã đƣợc hai bên
thỏa thuận ngay cả khi ngƣời nhập khẩu không có khả năng thực hiện.
18

Ngoài ra còn có các hình thức khác nhƣ ký hậu vận đơn, tài trợ nhập khẩu trọn
gói… các hình thức phát sinh thêm là do ngân hàng điều chỉnh, thay đổi để có thể
phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong tài trợ nhập khẩu.
Ba là, hoạt động tài trợ nhập khẩu nói riêng và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
nói chung có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đây là
hoạt động hết sức phức tạp vì chịu sự tác động của nhiều nhân tố bao gồm nhóm
nhân tố khách quan (môi trƣờng pháp lý, sự khác biệt về tiền tệ, luật pháp, tập quán
giữa các quốc gia…) và nhóm nhân tố chủ quan xuất phát từ nội lực ngân hàng (các
chính sách về đối ngoại, huy động vốn, công nghệ, đội ngũ nhân viên…). Nắm bắt
rõ các nhân tố này, ngân hàng sẽ có thể cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tài
trợ nhập khẩu của mình cho các doanh nghiệp nhập khẩu.
19

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK CHI NHÁNH 9
2.1.Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Vietinbank Chi
nhánh 9
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam là một trong những ngân hàng
thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam, đƣợc thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ
Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam. Ngày 16/01/2008, theo quyết định số
196/QĐ – NHNN của NHNN Việt Nam tên giao dịch quốc tế của ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam đƣợc đổi thành:“Viet Nam Joint Stock Commercial Bank
For Industry And Trade“, viết tắt là Vietinbank (tên giao dịch cũ là Industrial And
Commercial Bank Of Viet Nam).
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam có mạng lƣới gồm 1 sở giao dịch, 2
văn phòng đại diện, 151 chi nhánh, trên 900 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm, 287 quỹ
tiết kiệm và hơn 500 ngân hàng giao dịch tự động (ATM), 1 trung tâm đào tạo, 1
trung tâm công nghệ thông tin ở hầu hết các tỉnh, thành phố và trung tâm thƣơng
mại của cả nƣớc, luôn là địa chỉ đáng tin cậy của ngƣời gửi tiền, ngƣời đi vay và
ngƣời sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam còn là chủ sở hữu, cổ đông lớn của các công ty hàng đầu trên thị trƣờng
tài chính Việt Nam nhƣ: Công ty Chứng khoán NHCT, Công ty liên doanh Bảo
hiểm Châu Á – NHCT, Công ty liên doanh Cho thuê Tài chính Quốc tế, liên doanh
ngân hàng Indovina, liên doanh với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng,…
Với quy mô này, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam trở thành một trong
những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng đã thiết lập
quan hệ đại lý với 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên toàn thế giới, là thành viên của hiệp hội ngân hàng Châu Á, là thành
viên của hệ thống thẻ Visa, Master và hiệp hội tài chính viễn thông toàn cầu
(SWIFT).
Vietinbank Chi nhánh 9 là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam có văn phòng tại số 1 Nguyễn Oanh, phƣờng 10, quận Gò Vấp, thành phố
Hồ Chí Minh.
Logo:

Hình 2.1:Logo Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
Slogan: Nâng Giá Trị Cuộc Sống
20

Tel: +84838946449
Website: www.vietinbank.com
2.1.1.Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1.Lịch sử hình thành của chi nhánh
– Tiền thân của NHCTVN – Chi nhánh 9 là NHNN Quận Gò Vấp, có mặt trên
địa bàn Quận từ tháng 9-1975.
– Tháng 8-1988, thực hiện chủ trƣơng cải cách hệ thống ngân hàng của Đảng
và Nhà nƣớc, chi nhánh NHNN Quận Gò Vấp đƣợc chuyển thành Chi nhánh
Ngân hàng Công thƣơng Gò Vấp trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công
thƣơng TP.HCM (là chi nhánh cấp 2).
– Năm 1993, thực hiện cải cách hệ thống tổ chức NHCTVN, chi nhánh Ngân
hàng Công thƣơng Gò Vấp đƣợc nâng lên là chi nhánh cấp 1 trực thuộc
Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam có tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Công
thƣơng 9 – TPHCM và nay là Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam –
Chi nhánh 9, TPHCM.
2.1.1.2.Quá trình phát triển của chi nhánh
Bảng 2.1 :Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
– Chi nhánh 9, TPHCM
Thời gian
Sự kiện

Giai đoạn 1993 – 1998
Trong giai đoạn này, trên địa bàn Gò Vấp chủ yếu chỉ có
NHCTVN Chi nhánh 9 hoạt động. Chi nhánh đã phát huy
tích cực vai trò của mình góp phần quan trọng thúc đẩy
kinh tế địa phƣơng phát triển.
Giai đoạn 1999 – 2001 Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh và tổ
chức cán bộ, các dịch vụ thì nghèo nàn, cơ sở vật chất lạc
hậu.

Giai đoạn 2002 – 2007

Năm 2002 là năm khởi đầu của sự đổi mới toàn diện. Chi
nhánh đã thực hiện những bƣớc tiến rõ rệt trên mọi lĩnh
vực hoạt động, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp
theo.
Giai đoạn 2008 – 2013 Đẩy mạnh phát triển kinh doanh, xử lý tốt các tồn động cũ
về tín dụng, liện tục là chi nhánh xuất sắc của hệ thống.

21

2.1.1.3.Sơ đồ tổ chức của Vietinbank Chi Nhánh 9
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VietinBank Chi Nhánh 9

2.1.2.Chức năng và lĩnh vực hoạt động củaVietinbankChi nhánh 9
Về tƣ cách pháp nhân, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh 9 là một
đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (theo mô hình
Tổng Công ty Nhà nƣớc hạng đặc biệt). Có tƣ cách pháp nhân phụ thuộc thực hiện
theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam trong tất
cả các hoạt động kinh doanh – dịch vụ, có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện chế
độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. Hoạt động phụ thuộc Vào Ngân
hàng Công thƣơng Việt Nam về phân phối thu nhập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ
chế nghiệp vụ.
Về lĩnh vực hoạt động, Chi nhánh thực hiện một số nghiệp vụ chính nhƣ sau:
22

Bảng 2.2:Một số nghiệp vụ chính của Chi nhánh 9
Nghiệp vụ
Diễn giải

Huy động vốn
– Nhận tiền gửi kỳ hạn và không kỳ hạn bằng
VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, dân
cƣ, các DN.
– Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,…

Cho vay, đầu tƣ
– Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ
và ngoại tệ.
– Cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ XNK, đồng
tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án
lớn, thời gian hoàn vốn dài.
– Đầu tƣ trên thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ
trong và ngoài nƣớc.
Bảo lãnh
– Bảo lãnh và tái bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

Thanh toán và tài trợ
thƣơng mại
– Phát hành, thanh toán L/C nhập, thông báo, xác
nhận L/C,…
– Thanh toán bằng các phƣơng thức: nhờ thu
xuất/nhập khẩu (D/P, D/A); chuyển tiền đi/đến;
ủy nhiệm thu/chi; thanh toán lƣơng cho DN qua
tài khoản ATM…

Ngân quỹ
– Mua bán ngoại tệ (Spot, Swap, Forward,…) và
các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín
phiếu kho bạc,…).

Thẻ và ngân hàng điện tử
– Phát hành và thanh toán các loại thẻ nhƣ Visa,
Master Card…
– Internet banking, phone banking, SMS banking.

Hoạt động khác
– Tƣ vấn đầu tƣ và cho thuê tài chính.
– Mối giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý
doanh mục đầu tƣ, tƣ vấn, lƣu ký chứng khoán…

23

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013
2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn
Xu thế chung của các NHTM Việt Nam hiện nay là kinh doanh đa năng và trở
thành ngân hàng bán lẻ, VietinBank Chi nhánh 9 không nằm ngoài xu thế đó. Công
tác huy động vốn luôn đƣợc chú trọng với nhiều hình thức huy động phong phú, các
mức lãi suất hấp dẫn. Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, để khẳng định mình và
đứng vững,VietinBank Chi nhánh 9 luôn đặt huy động vốn lên hàng đầu để đáp ứng
nhu cầu tín dụng ngày càng tăng.
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2013 tại VietinBank
Chi nhánh 9
(Đơn vị: Tỷ đồng, %)
Năm

Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2012/2011
2013/2012
Giá trị
Tỷ lệ Giá trị
Tỷ lệ
Tổng Nguồn vốn
huy động
4023,5 5004
6562,2
980,5
24,37 1558,2
31,14
Tiền gửi tổ chức
kinh tế
567
735,9
1002,6
168,9
29,8
266,7
36,24
Tiền gửi dân cƣ
3256,2 4125,8
5535,9
86,96
26,7
1410,1
34,18
Tiền gửi thanh toán 1152
1270
1300
118
10,24 30
2,36
Tiền gửi tiết kiệm
1893
2297,5
3269,8
404,5
21,37 972,3
42,32
– Tiền gửi tiết
kiệm không
kỳ hạn

199,7

219,9

258

20,2

10,12

38,1

17,33

– Tiền gửi tiết
kiệm có kỳ
hạn

1693,3

2077,6

3011,8

384,3

22,69

934,2

49,97

Phát hành GTCG
211,2
558,3
966,1
347,1
164,3 407,8
73
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Chi nhánh 9)
Qua bảng số2.3, ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các
năm, tốc độ tăng trƣởng cũng khá cao, cụ thể là năm 2013 thì tăng 31,14% so với năm
2012. Mặc dù vậy con số này mới chỉ đạt 95% so với kế hoạch đề ra. Các loại tiền
gửi vào ngân hàng nhìn chung đều có sự tăng trƣởng, trong đó tiền gửi dân cƣ chiếm

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *