10531_Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thái Hiền

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA NHÂN
VIÊN VĂN PHÒNG TẠI DOANH NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thái Hiền

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA NHÂN
VIÊN VĂN PHÒNG TẠI DOANH NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số
: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI NGUYỆT NGA

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

1
LỜI CAM ĐOAN
Kính gởi: Phòng sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi tên: Phạm Thị Thái Hiền, hiện là sinh viên cao học khóa 22, chuyên ngành Tâm lý
học. Tôi nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng làm việc trong
các Doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trên là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
khác.
Tác giả
Phạm Thị Thái Hiền

2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này, trong suốt quá trình thực hiện, người nghiên cứu đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các cá nhân và tập thể. Người nghiên cứu xin gửi
lời tri ân chân thành đến Tiến sĩ Mai Nguyệt Nga, Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đồng
hành cùng người nghiên cứu suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô
đã giảng dạy, truyền kiến thức, kinh nghiệm, góp ý khoa học cho toàn thể học viên cao học
K22. Cảm ơn các Anh, Chị, Bạn bè cùng khóa học; đồng nghiệp; người thân và gia đình đã
động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Qua đây người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn:
– Ban quản lý các doanh nghiệp đã hỗ trợ và giúp đỡ người nghiên cứu thu thập số liệu.
– Các anh (chị) nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp
Đã tận tình giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Chân thành cảm ơn!
Học viên
(Phạm Thị Thái Hiền)
Tp. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 09 năm 2013

3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………………….
1
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………………….
2
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………………….
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………………………………
5
MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………………………………………….
6
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………………………………..
6
2. Mục đích nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………..
7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
………………………………………………………………………..
8
4. Giới hạn – phạm vi đề tài nghiên cứu …………………………………………………………………….
8
5. Giả thuyết nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………
8
6. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………………………………………………….
8
7. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………………………………….
9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
…………………………………………………..
11
1.1. Lịch sử nghiên cứu về hoạt động tham vấn tâm lý ……………………………………………..
11
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
……………………………………………………………………….. 11
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam …………………………………………………………………………. 13
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………………….
18
1.2.1. Nhu cầu
……………………………………………………………………………………………………… 18
1.2.2. Tham vấn …………………………………………………………………………………………………… 27
1.2.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý
……………………………………………………………………………… 35
1.2.4. Nhân viên văn phòng và doanh nghiệp ………………………………………………………….. 38
1.2.5. Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng.
………………………………………… 42
1.2.6. Các khái niệm công cụ của để tài ………………………………………………………………….. 46
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN
TÂM LÝ CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG ………………………………………………………
48
2.1. Thể thức nghiên cứu………………………………………………………………………………………….
48
2.1.1. Khách thể nhóm nghiên cứu
…………………………………………………………………………. 48
2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 49
2.1.3. Cách thức thu và xử lý số liệu ………………………………………………………………………. 50

4
2.2. Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại các doanh
nghiệp ở Tp. HCM ………………………………………………………………………………………………….
52
2.2.1. Các vấn đề tâm lý của nhân viên văn phòng …………………………………………………… 53
2.2.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng
…………………………………………. 66
2.3. Thực trạng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng
tại doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………………………..
72
2.3.1. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn của nhân viên văn phòng
……………………… 72
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ TVTL của NVVP
……. 75
2.4. Mong muốn của nhân viên văn phòng đối với các dịch vụ tham vấn tâm lý ………..
79
2.4.1. Mong muốn của NVVP về các lĩnh vực cần được TVTL
…………………………………. 79
2.4.2. Mong muốn của NVVP đối với dịch vụ tham vấn tâm lý
…………………………………. 80
2.5. Đề xuất một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn
phòng ……………………………………………………………………………………………………………………..
84
2.5.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp
…………………………………………………………………………. 84
2.5.2. Một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng
làm việc tại doanh nghiệp
……………………………………………………………………………………… 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………….
88
1. Kết luận ………………………………………………………………………………………………………………
88
2. Kiến nghị …………………………………………………………………………………………………………….
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………………
92

5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Doanh nghiệp
:
DN
Điểm trung bình
:
ĐTB
Đồng ý
:
ĐY
Gần như đồng ý
:
GNĐY
Gần như thường xuyên
:
GNTX
Hiếm khi
:
HK
Hoàn toàn không đồng ý
:
HTKĐY
Không bao giờ
:
KBG
Không đồng ý
:
KĐY
Lưỡng lự
:
LL
Nhân viên văn phòng
:
NVVP
Tham vấn tâm lý
:
TVTL
Thỉnh thoảng
:
TT
Thường xuyên
:
TX

6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, con người gặp phải những khó khăn trở ngại từ gia đình, công việc,…
chính những khó khăn đó phần nào tạo ra áp lực tâm lý cho con người. Đặc biệt mỗi người khi
trưởng thành lớn lên phải tham gia lao động, phải hòa nhập mình vào môi trường làm việc hoàn
toàn mới, những đồng nghiệp mới, những công việc mới, từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề khác
nhau. Xã hội ngày càng phát triển thì tâm lý con người ngày càng trở nên phức tạp và nảy sinh
nhiều vấn đề mà tự bản thân mỗi người không tự gỡ rối được. Mặt khác xã hội hiện nay trong
thời đại bão giá, thời đại của khủng hoảng và lạm phát, hàng nghìn vấn đề nảy sinh mà con
người phải đối mặt. Trong đó những khó khăn về tài chính là những nỗi lo lớn lao của những
người đi làm. Không chỉ chịu những vấn đề từ gia đình, xã hội mà người lao động còn phải
chịu thêm những nỗi lo từ công việc, từ các mối quan hệ trong công sở,… chính những nỗi lo
lắng đó tạo thành áp lực cho mỗi người.
Hiện nay Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến các vấn đề của người lao động.
Đã có rất nhiều chính sách có lợi cho người lao động được ban hành, những chính sách nhằm
đám ứng phần nào những nhu cầu của người lao động, những chính sách nhằm giúp đỡ lao
động giải quyết phần nào những khó khăn trong thời đại hiện nay. Ngày 21/6/2012, Quốc hội
đã thông qua Nghị quyết 29/2012/QH13 về chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ
chức và cá nhân năm 2012. Trong đó: Người lao động có mức thu nhập chịu thuế ở bậc 1 (đến
5 triệu đồng) được miễn nộp thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng cuối năm [5]. Quy định của
Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 người lao động được nghỉ thai sản 6 tháng sau khi sinh [5].
Đa số các chính sách trên hướng đến lợi ích vật chất, các chính sách lo cho sức khỏe tinh thần
của người lao động còn nhiều hạn chế. Như ta đã biết con người ngoài những nhu cầu về vật
chất phục vụ cho cuộc sống hằng ngày thì những nhu cầu về tinh thần cũng quan trọng không
kém. Những nhu cầu về tinh thần của người lao động không phải tất cả đều có thể tự giải quyết
được, con người thường có xu hướng tìm kiếm những nơi có thể giúp họ giải quyết những vấn
đề trên và đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn.
Maslow là một nhà tâm lý học, ông nhấn mạnh nhu cầu là một phần của cấu tạo con
người cũng như các thành phần khác [7]. Tư tưởng của Maslow nhất là lý thuyết về động lực,

7
về hệ thống các nhu cầu hiện đang được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác
nhau như quản trị nhân sự, hành vi tổ chức, quản lí lãnh đạo,…tóm lại là tất cả các hoạt động
liên quan đến con người.Trong lao động cần quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của người lao
động bởi nhu cầu chính là nguồn gốc nảy sinh tính tích cực hoạt động của cá nhân. Bất kì ai
cũng có những nhu cầu được thỏa mãn nhưng cũng có những nhu cầu chưa hoặc không được
thỏa mãn. Có những nhu cầu chỉ đơn giản là giao tiếp, giải tỏa căng thẳng hay chỉ là nhu cầu
được người khác lắng nghe,…nhưng không dễ để thỏa mãn những nhu cầu đó. Mỗi người có
cách ứng phó khác nhau với những nhu cầu chưa được thỏa mãn bằng nhiều phương thức khác
nhau. Tham vấn tâm lý ra đời phần nào nhằm đáp ứng những nhu cầu đó.
Hiện nay lĩnh vực tham vấn tâm lý không còn quá mới mẻ với mọi người. Các mô hình
tham vấn tâm lý đã phổ biến và được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong nhân sự
và kinh doanh. Đã có rất nhiều nghiên cứu về nhu cầu tham vấn của người lao động. Các
nghiên cứu đều cho ra một kết quả rằng các lao động hiện nay có nhu cầu tham vấn tâm lý
nhưng được tham vấn và sử dụng các dịch vụ của tham vấn còn rất hạn chế, đa số chỉ tiếp cận
với các dịch vụ tham vấn tâm lý qua tivi và radio. Tại các doanh nghiệp các dịch vụ tham vấn
tâm lý dành cho công nhân thường không phổ biến. Nếu có chỉ thông qua các hoạt động công
đoàn, chưa có một nhân viên với trình độ chuyên môn đầy đủ. Từ đó ta như thấy được thực
trạng tại các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần đặc
biệt là tham vấn tâm lý.
Lao động làm việc tại văn phòng được xem là những lao động có trình độ, vậy việc có
trình độ của họ có ảnh hưởng đến việc xử lý các vấn đề tâm lý cũng như nhu cầu tham vấn tâm
lý hay không? Sự hiểu biết của họ có phần nào giúp cho họ giải quyế tốt các vấn đề tâm lý hay
không? Đa phần các nghiên cứu đều dành cho người lao động là công nhân, vậy phải chăng chỉ
có công nhân mới thật sự cần tham vấn tâm lý và sử dụng các dich vụ tham vấn tâm lý? Những
người làm việc hành chánh, làm tại văn phòng có phải chịu áp lực như công nhân hay các vấn
đề tâm lý khác hay không?
Thực sự quan tâm đến vấn đề tham vấn cho người lao động làm việc tại văn phòng trong
DN, tôi chọn đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại các doanh
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh”, để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

8
– Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng và mức độ sử dụng các
dịch vụ tham vấn tâm lý. Từ đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà quản lý
nhân sự trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần nói chung và tham vấn tâm lý nói riêng.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
– Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng
3.2. Khách thể nghiên cứu
– Nghiên cứu 300 nhân viên của các công ty thuộc 3 lĩnh vực kinh doanh: thương mại,
dịch vụ và sản xuất.
– Phỏng vấn một số khách thể làm việc tại văn phòng.
4. Giới hạn – phạm vi đề tài nghiên cứu
– Về đối tượng nghiên cứu
o Nghiên cứu các vấn đề tâm lý của NVVP, nhu cầu TVTL và việc sử dụng các dịch vụ
TVTL của NVVP.
– Về khách thể nghiên cứu
o Chỉ nghiên cứu nhân viên văn phòng trong một số doanh nghiệp tại các quận trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
– Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
5. Giả thuyết nghiên cứu
– Nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp ở TP HCM có nhu cầu tham vấn tâm lý và sử
dụng các dịch vụ tham vấn tấm lý, nhưng chưa được thỏa mãn. Việc sử dụng các dịch vụ
tham vấn tâm lý còn thấp.
– Có sự khác biệt về nhu cầu tham vấn của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp về giới
tính, tuổi tác, lĩnh vực hoạt động, và tình trạng hôn nhân.
– Nhân viên văn phòng gặp các vấn đề trong mối quan hệ gia đình, công việc và các mối
quan hệ tại công sở. Trong đó áp lực công việc đạt ở mức độ cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

9
– Làm rõ một số vấn đề lý luận về: nhu cầu; tham vấn tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý,
sức khỏe tinh thần của nhân viên văn phòng, dịch vụ tham vấn tâm lý ở mức độ nhất định.
– Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý và việc sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm
lý của nhân viên văn phòng.
– Đề xuất một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của NVVP
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận và
phiếu thăm dò ý kiến.
– Bao gồm phương pháp tiếp cận hệ thống, logic và phương pháp tiếp cận lịch sử.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
– Nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý và nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham
vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp.
7.2.1 . Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: đây là phương pháp chủ yếu của đề
tài.
– Phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu nhu cầu về tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng
tại doanh nghiệp.
– Sử dụng các câu hỏi để thăm dò mong muốn của nhân viên văn phòng về việc được
chăm sóc sức khỏe tinh thần và lấy ý kiến về các giải pháp có thể áp dụng tại từng mô hình
doanh nghiệp họ đang công tác.
7.2.2 . Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
– Thu thập những thông tin ban đầu làm cơ sở cho việc xây dựng khảo sát.
– Tìm hiểu nhận định và ý kiến của chuyên gia về thực trạng tham vấn tâm lý tại các
doanh nghiệp.
7.2.3 . Phương pháp phỏng vấn sâu
– Tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu được chia sẻ, được giải tỏa tâm lý và những mong muốn
của NVVP về chăm sóc đời sống tinh thần của họ.
– Phỏng vấn những khách thể đã sử dụng các dich vụ tham vấn tâm lý để tìm hiểu hiệu
quả của nó đối với cá nhân họ.

10
7.3. Phương pháp thống kê toán học
– Để đảm bảo nghiên cứu có tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy chúng tôi
sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và kiểm tra số liệu. Cụ thể là phần mềm xử
lý số liệu SPSS

11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu về hoạt động tham vấn tâm lý
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tham vấn khởi đầu là công tác hướng nghiệp và sau đó
là tham vấn nghề. Với sự phát triển của các phong trào sử dụng thang đo – trắc nghiệm của các
lý thuyết nghiên cứu về tâm lý cá nhân và sự ứng dụng đầu tiên của lý thuyết Phân tâm học vào
quá trình trị liệu những rối loạn tâm lý của con người. Có thể kể tên những người có đóng góp
cho sự ra đời của tham vấn hướng nghiệp trong giai đoạn này [Tr.10- 11]:
– Francis Galton (1822-1911) và WilhelmWundt (1832-1920), người Anh, là những nhà
tâm lý học thực nghiệm đầu tiên, đã phát triển phòng thực nghiệm để kiểm tra sự khác biệt về
thể chất con người. [Tr.62-11] – James Catell (1860-1940) và G.Stanley Hall (1846-1924) – những nhà tâm lý học thực
nghiệm Mỹ lần đầu tiên mở phòng thực nghiệm tại Harvard và đại học Pennsylvania cuối thế
kỷ XIX (Capshew, 1992) và phát triển trắc nghiệm đo nhân cách; trắc nghiệm được áp dụng
vào tham vấn nghề. [Tr.62-11] – Ở Pháp, Alfred Binet (1857-1911) đã phát triển trắc nghiệm trí thông minh đầu tiên cho
Bộ giáo dục, Cộng hòa Pháp nhằm phân biệt những đứa trẻ bình thường và không bình thường
(Hothershall, 1984). [Tr.63- 11] Vào thế kỷ XX, những trắc nghiệm về năng lực như: Trắc nghiệm đánh giá thành tựu
đạt được ở trường học và trắc nghiệm đánh giá nhân cách được phát triển. Cũng trong giai đoạn
này, Emil Kraepenlin (1900) đã phát triển bảng phân loại bệnh tâm thần đầu tiên trên thế
giới,…
Năm 1970 Jesse B Davis (1817-1955) là người đầu tiên thiết lập một cơ sở hướng dẫn
có hệ thống ở tiểu bang Michigan Hoa kì. Tuy nhiên người có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác
hướng nghiệp ở Mỹ là Frank Parsons (1954-1908). Ông đã xuất bản cuốn “Cẩm nang hướng
nghiệp” nhằm trợ giúp cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp. F.Parsons hy vọng công tác
hướng nghiệp được đưa vào trường học – một hy vọng được trở thành hiện thực năm 1908 sau
khi ông mất. Năm 1909, cuốn sách chọn nghề được coi là một cống hiến to lớn mà ông đã để
lại cho công tác hướng nghiệp. Với những tư tưởng được xem là nguyên tắc của nghề tham vấn

12
sau này, ông được xem là người sáng lập ngành tham vấn nghề và sáng lập lĩnh vực tham vấn
nói chung [8].
Sang thế kỷ XX, “Phong trào trắc nghiệm” được triển khai ở nhiều nước thuộc Châu Âu
và Bắc Mỹ. Trong giai đoạn này trắc nghiệm đi vào tất cả các loại hình thực hành tham vấn
trong xã hội như: kinh doanh, quân đội, trường học,…
Giữa thế kỷ XX, tham vấn phát triển như một ngành chuyên nghiệp. Năm 1930 E.G
Williamson đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về tham vấn với tên gọi là “ Tiếp cận đặc điểm và
nhân tố” với các bước của một quá trình tham vấn. Trong giai đoạn này nhiều học thuyết ra
đời: Thuyết phát triển tâm lý xã hội, Thuyết phát triển tư duy trẻ em, Thuyết phát triển nhu cầu
con người, Thuyết gắn bó mẹ con,….[Tr.65-11] Năm 1982, Hiệp hội Tâm lý học Hoa kì (APA) thành lập như là hiệp hội chủ yếu của
các nhà tâm lý học kinh nghiệm. Hiệp hội đã phát triển phân nhánh tâm lý học tham vấn của
APA (phân nhánh 17). Phân nhánh này chia sẻ nhiều điểm chung về lịch sử và mục đích với
ngành tham vấn.[Tr.66 –11] Những năm 50 của thể kỷ XX, phương pháp thân chủ trọng tâm của C.Rogers (1902-
1987) là một bước chuyển từ tham vấn có định hướng sang tham vấn tập trung vào thân chủ và
vấn đề của họ với tập sách “Tham vấn và trị tiệu tâm lý”. Bước sang thập kỷ 60 của thế kỷ XX,
sự ra đời của vô số cách tiếp cận mới: tiếp cận xúc cảm thuần lý của Alberr Ellis (1961); tiếp
cận hành vi của Bandura (1969); phép trị liệu hiện thực của William Glasser (1961-1965);… tất
cả những hướng tiếp cận tham vấn này đã giúp ích cho sự phát triển rực rỡ của ngành tham vấn
trong thể kỷ XX. [7] Sự ra đời tiêu chuẩn đạo đức nghề vào thập niên 60 đánh dấu sự hình thành các hiệp hội
tham vấn nghề quốc gia. Hình thức tham vấn thường là cho lời khuyên, đưa ngay các giải đáp
cho khách hàng. Vì vậy nhà tham vấn trở thành các chuyên gia chỉ dẫn cho lời khuyên. Đến
những năm 80, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình thức tiếp cận gián tiếp (tham vấn) có hiệu
quả hơn hình thức tiếp cận trực tiếp (tư vấn, cố vấn).[Tr.67 – 11] Từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, tham vấn phát triển theo xu hướng đa văn hóa. Đã có
rất nhiều cách tham vấn khác nhau, theo nhiều quan điểm khác nhau: phân tâm học, trị liệu
nhân văn, trị liệu Getatl,…Các nhà tham vấn thấy rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ

13
khách hàng nếu nhà tham vấn không nắm được nền tảng văn hóa của khách hàng. Whitfield,
McGrath và Coleman .[Tr.68-11] đã chỉ ra các yếu tố mô hình văn hóa cụ thể:
– Đặc điểm bản thân cá nhân
– Diện mạo và cách ăn mặc
– Có niềm tin và hành vi đặc trưng
– Mối liên hệ với gia đình và với các đặc trưng quan trọng khác
– Cách dành và sử dụng thời gian nhàn rỗi
– Cách tiếp thu và xử dụng kiến thức
– Cách thức giao tiếp và ngôn ngữ
– Những giá trị và các tập tục
– Sử dụng thời gian và không gian sống
– Thói quen ăn uống và chế biến thức ăn theo phong tục tập quán
– Công việc và cách thức thực hiện công việc
Như vậy, ngành tham vấn tâm lý thật sự trở nên chuyên nghiệp trên thế giới khi các học
thuyết nghiên cứu tâm lý người phát triển, các hướng tiếp cận trị liệu tâm lý với cá nhân, nhóm
thay đổi, hoàn chỉnh cho phù hợp sự phát triển ngành tham vấn. Các tổ chức, các Hiệp hội tham
vấn ra đời xây dựng các quy định, chuẩn mực đạo đức và pháp lý cho người làm công tác trợ
giúp. Các phòng khám sức khỏe tâm thần, các trung tâm tham vấn cộng đồng, hay trường học
gia tăng nhu cầu về người trợ giúp tâm lý. Các hiệp hội, trường học đào tạo nghề tham vấn phát
triển mạnh, đa dạng và công tác giám sát tham vấn theo hướng ngày càng khoa học và kiểm
soát chặt chẽ. Cần chuẩn hóa những người hoạt động trong lĩnh vực tham vấn và xây dựng
được những mô hình đào tạo nhà tham vấn chuyên nghiệp theo hướng chuyên môn. [11] 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Những năm 90 của TK XX, một loạt các hoạt động và trung tâm xã hội ra đời như: trung
tâm công tác xã hội với các hoạt động giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các
trung tâm tư vấn, các đường dây tư vấn điện thoại, các hình thức tư vấn qua mạng,… đã góp
phần hình thành nghề tham vấn ở Việt Nam mà khởi đầu là công tác tư vấn cho lời khuyên.
[11] Giai đoạn khởi đầu của hoạt động tham vấn ở Việt Nam:

14
– Tâm lý học du nhập vào Việt Nam được 50 năm với tư cách là một nghề – nghề dạy tâm
lý và nghiên cứu tâm lý. Các hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội đã khẳng
định vị trí của tâm lý học trong xã hội. Khi các cá nhân hoặc gia đình có vấn đề tâm lý họ đều tìm đến
các bác sĩ tâm lý để nhờ giúp đỡ. [11] – Khoảng cuổi thập niên 80 đầu 90 của TK XX, thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, đánh dấu sự ra đời của “nghề tham vấn tâm lý”. Thời kỳ này các
hoạt động tham vấn tâm lý thường đi kèm với các chương trình cải thiện cuốc sống và kinh tế
cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội.
– Năm 1991, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em được nhà nước phê chuẩn và ban hành
Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, ủy ban Bảo vệ chăm sóc Trẻ em Việt nam (tên cũ)
xây dựng mô hình Văn phòng tư vấn, nhằm bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Năm 1995-1996, cả nước đã có Văn phòng tư vấn, các khóa tập huấn về tư vấn dành cho trẻ
em. [45] – Từ năm 1997 – 2000, tại TP. Hồ chí minh có hàng chục phòng Tham vấn HIV, các
Trung tâm Tư vấn, các dịch vụ tham vấn/trị liệu trực tiếp,… đánh dấu sự chuyển hướng từ việc
tư vấn cho lời khuyên chủ yếu bằng điện thoại chuyển dần sang tư vấn trực tiếp, tập trung sâu
sắc vào vấn đề của người xin trợ giúp.
– Ngày 18 tháng 02 năm 2006, hội thảo khoa học quốc tế Tư vấn tâm lý – giáo dục lý
luận, thực tiễn và định hướng phát triển đã được tổ chức tại thành Phố Hồ Chí Minh. Đây được
coi là một hoạt động tính cực, rất có ý nghĩa với những yêu cầu cơ bản, rất bức xúc của đời
sống xã hội việt nam hiện nay. Cũng trong thời gian này, quyển sách “Tư vấn tâm lý căn bản”
của tác giả Nguyễn Thơ Sinh xuất hiện đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm hiểu và tự trau dồi
kỹ năng thực hành tham vấn tâm lý của những người làm công tác tham vấn. Đây là quyển sách
được xem như “cuốn sách đầu tiên bằng Tiếng việt về tư vấn tâm lý” (nhận định của GS.TSKH
Phạm Minh Hạc trong Lời giới thiệu quyển sách này)[35] – Năm 2009, Giáo trình tham vấn tâm lý của tác giả Trần Thị Minh Đức được xuất bản và
trở thành nền tảng lý thuyết đầu tiên cho hoạt động tham vấn tâm lý và đào tạo chuyên viên
tham vấn tâm lý chuyên nghiệp.
– Hiện nay, tham vấn tâm lý và trị liệu tâm lý xuất hiện ở khá nhiều công ty, cơ quan và
trường học. Như vậy, tư vấn dần dần được phát triển, trở thành một nghề có mặt khắp nơi,

15
đóng góp những công việc thầm lặng của mình cống hiến cho xã hội những hy sinh âm thầm
trong công việc giúp đỡ những con người mệt mỏi và quá tải về mặt đời sống tinh thần. [35] Hiện nay, các trung tâm tham vấn ra đời trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống với
nhiều hình thức và cách tiếp cận người có nhu cầu tham vấn đa dạng và phong phú. Sau đây là
một số các cơ sở trung tâm tham vấn hiện nay [51] – Trung tâm tham vấn tâm lý Hòang Nhân. http://tuvantamly.vn
– Công ty CP Tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống viết tắt là Share.
http://tuvantamly.com.vn
– Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn. http://tamly.anvietson.com
– Công Ty TNHH Ứng Dụng Khoa Học Tâm Lý Hồn Việt. http://honviet.com.vn;
http://www.chamsoctinhthandoanhnghiep.com
– Trung tâm tư vấn tâm lý Nối Kết, http://www.noiket.com.vn
– Trung tâm tư vấn Liên Thu; http://www.tuvanlienthu.vn
– Công ty TNHH Dịch Vụ Nhịp Sống tư vấn tâm lý thanh thiếu niên, hoạt động tư vấn
tâm lý thuần túy, http://tamly.nhipsong.vn
– Tâm lý, niềm tin cuộc sống. http://tamly.vn
– Trang về kiến thức tâm lý. Có tham vấn tâm lý trực tuyến; http://tamlyhoc.vn
– Trung tâm tư vấn tâm lý – giáo dục Ngàn Phố; http://www.tamlynganpho.com/
– Trung tâm tư vấn tâm lý VALA; http://vala.gso-ecom.com
– Trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khoẻ tâm trí Nguyễn Khắc Viện; http://www.nt-
foundation.com
– CPEC Chăm sóc tâm hồn Việt; http://www.cpec.com.vn
– Tâm sự bạn trẻ cung cấp cho bạn những thông tin về tâm lý, sức khỏe trong độ tuổi dậy
thì. http://www.tamsubantre.org
– http://www.Tut.edu.vn
– Trung tâm tư vấn tâm lý UCare
– Tham vấn Tân Trí Việt
– Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt, http://ytuongviet.org.vn
– …..
Các nghiên cứu về hoạt động tham vấn tâm lý ở Việt Nam

16
Đa phần các nghiên cứu về Hoạt động tham vấn tâm lý ở Việt Nam đã chỉ rõ tầm quan
trọng của việc thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý ở nhiều đối tượng khác nhau; các nguyên
nhân, các yếu tố làm nảy sinh các vấn đề về tâm lý và các vấn đề của thân chủ cần được tham
vấn; thực trạng của việc đáp ứng nhu cầu tham vấn hiện nay về mặt cơ sở vật chất, chất lượng
và các hình thức tham vấn; các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cho thực trạng đó. Có
thể kể đến các công trình nghiên cứu sau đây:
– Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý và giáo dục dưới góc nhìn của Sinh Viên Cao Đẳng
Sư Phạm TPHCM do tác giả Nguyễn Việt Bắc (2006), nội dung khảo sát tập trung vào những
vấn đề mà sinh viên trường CĐSP TPHCM mong muốn được tham vấn như: ứng xử trong giao
tiếp hằng ngày (31% SV); nhận thức cuộc sống và lý tưởng (24% SV); hướng nghiệp (17%
SV); các nội dung tình dục, tình yêu (7% SV). Đồng thời cũng cho thấy những hình thức tham
vấn nào là sinh viên cảm thấy thích hợp nhất.[2] – Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý giới tính của học sinh một số trường Trung Học
Phổ Thông tại TPHCM do tác giả Ngô Đình Qua – Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thương Chí
(2006), tiến hành khảo sát trên học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS Nguyễn Gia Thiều và học
sinh THPT Nguyễn Gia Thiều cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý tăng theo từng bậc và các em
mong có phòng tham vấn tâm lý giới tính miễn phí.[34] – Trên cơ sở nghiên cứu khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh phổ thông,
nhóm tác giả Dương Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức (2007) đã chỉ ra những khía
cạnh mà học sinh mắc phải trong việc xác định và lựa chọn nghề nghiệp, khó khăn trong học
tập, sự băn khoăn về phát triển tâm sinh lý bản thân, khó khăn trong giao tiếp.[dẫn theo 30] – Khảo sát “nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-
Vũng tàu” của tác giả Phạm Thị Trúc (2010) cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý của khách thể
nghiên cứu ở mức độ cao về vấn đề học tập (75,3%) và phát triển bản thân (46,1%). Các em
cũng có mong muốn có phòng tham vấn tâm lý tại trường nhưng không đặt gần lớp học.[42] – Khảo sát “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh,
TP.HCM” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc (2012), kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu TVTL của
khách thể nghiên cứu khá cao, đa dạng và phong phú. Khảo sát cũng cho kết quả về khác biệt
khá lớn của học sinh và người lớn (phụ huynh, giáo viên) về việc đề ra các giải pháp giúp tham
vấn hiệu quả. [31]

17
– Nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại TP.HCM của tác giả Nguyễn Xuân
Hùng (2012) cho thấy kết quả giáo viên mầm non có nhu cầu tham vấn tâm lý cao và họ nhận
thấy bản thân mình cần được tham vấn. Kết quả còn chỉ ra được nếu không giải quyết được các
vấn đề tâm lý thì sẽ để lại hậu quả rất lớn. Các chủ để cần được thẩm vấn xoay quanh các lĩnh
vực: hôn nhân gia đình, cuộc sống và công việc. [18]

Những nghiên cứu về nhu cầu TVTL trên đối tượng là người Lao động
– Với đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý và chăm sóc đời sống tinh thần cho
người lao động TP.HCM” (2006), Hội tâm lý thành phố phối hợp với công ty Hồn Việt khảo
sát trên 531 người lao động và 28 nhà doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu
tham vấn tâm lý được thể hiện rất cao và sự cần thiết phải có những văn phòng tham vấn tâm lý
đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần cho những đối tượng này.[16] – Nghiên cứu nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề TVTL trong doanh
nghiệp do tác giả Nguyễn Thị Tâm (2008), nghiên cứu trên 239 người lao động làm việc tại các
doanh nghiệp và 80 nhà quản lý. Kết quả cho thấy, trong các doanh nghiệp, người lao động
chưa có nhận thức và thái độ rõ ràng về các hoạt động TVTL. Thực hiện các dịch vụ tham vấn
tâm lý chỉ mang lại lợi ích cho giới chủ và nhà quản lý. Sau khi tổ chức các dịch vụ tham vấn
tâm lý thì người lao động có hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tham vấn tâm lý. Từ kết quả nghiên
cứu, người nghiên cứu đưa ra kiến nghị, đối với doanh nghiệp cần quan tâm chăm sóc tinh thần
cho người lao động, đào tạo kỹ năng tham vấn tâm lý cho cán bộ công đoàn, gắn kết người lao
động với các dịch vụ tham vấn tâm lý, đầu tư vị trí chuyên viên tham vấn tâm lý trong doanh
nghiệp. [36] – “Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân ở một số công ty tại TPHCM” của
tác giả Huỳnh Thị Hoàng Oanh (2009), cho thấy công nhân hiện nay có khá nhiều khó khăn về
mặt tâm lý, đặc biệt là công nhân nữ. Họ mong muốn được hỗ trợ tham vấn tâm lý miễn phí với
thời gian phù hợp.[32] – Khảo sát “Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân thuận tại
TP.HCM” của tác giả Phùng Thị Phương Nga (2010), khảo sát cho thấy khách thể có nhu cầu

18
tham vấn cao nhưng chỉ tham vấn qua các mối quan hệ bạn bè. Sự hiểu biết của khách thể về
dịch vụ tham vấn còn rất hạn chế.[30] 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Nhu cầu
1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu hợp quy luật, đảm bảo cho sử tồn tại và phát triển của
cơ thể. Nhu cầu xuất hiện trong quá trình con người hoạt động tác động vào thế giới khách
quan và là nguồn gốc của tính tích cực và óc sáng tạo trong hoạt động của con người. Có nhiều
quan điểm khác nhau về nhu cầu
Theo từ điển tiếng việt, nhu có nghĩa là cần dùng, cần thiết; nhu cầu là sự tìm kiếm đồ
vật gì do sự cần dùng. Ví dụ: nhu cầu được học tập và làm việc. [1] Và trên website, www.wikitionary.org, nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà
con người cảm nhận được [51]. Như vậy, nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng
thái thiếu hụt một cái gì đó cần thiết cho chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường
sống.
Theo quan điểm Mac-Lênin “nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi con người
trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho sự phát triển của mình”[4]. Như vậy, nhu cầu là
nguyên nhân khởi đầu cho các hành động khác nhau của con người, là một thuộc tính tâm lý
của cá nhân, là một yếu tố trong nhóm xu hướng của cấu trúc nhân cách. Nó có tác dụng xác
định xu hướng của cá nhân, xác định thái độ của con người đối với hiện thực đã là trách nhiệm
của bản thân. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống và hoạt động của cá nhân.
Trong tâm lý học Xô-viết có nhiều quan điểm về nhu cầu:
– X.L.Rubinstein đã tạo ra hệ thống lý thuyết về nhu cầu. Theo ông, nhu cầu là một thành
tố của động cơ, là hạt nhân của nhân cách của chủ thể. Vì vậy, theo ông phải thống nhất
các yếu tố khách quan (thuộc về đối tượng) với yếu tố chủ quan (thuộc về chủ thể – trạng
thái tâm lý của chủ thể) trong quá trình hoạt động thỏa mãn nhu cầu [dẫn theo 31] – D.N.Uznatze – nhà tâm lý học Xô Viết, người đầu tiên đề cập khá sâu sắc tới vấn đề nhu
cầu. Trong cuốn Tâm Lý Học Đại Cương xuất bản năm 1940, ông đã chú ý tới khái
niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của cơ thể ngoài nhu cầu của con

19
người. Theo ông, nhu cầu là yếu tố đặc trưng cho một cơ thể sống, là cội nguồn của tính
tích cực và nó phát triển tương ứng với sự phát triển của con người [15].
– Người đi sâu vào nghiên cứu bản chất tâm lý của của nhu cầu hơn ai hết phải kể đến
A.N.Leonchiev. Theo A.N.Leonchiev, nhu cầu là trạng thái của con người cần một cái gì
đó cho cơ thể nói riêng, cho con người nói chung, sống và hoạt động. Nghĩa là nhu cầu
phải có đối tượng. Các đối tượng này không xuất hiện cùng một lúc và rõ rệt với các trạng
thái có tính chất nhu cầu (những ước mong, những ước muốn chủ quan của chủ thể) mà
nó chỉ lộ ra trong quá trình con người hoạt động để thỏa mãn nhu cầu. Như vậy, nhu cầu
theo đúng nghĩa tâm lý học phải gắn liền với đối tượng của nó. Sự phát triển nhu cầu là sự
phát triển nội dung đối tượng của nó.[24].
Theo quan điểm của tâm lý học phương tây:
– Cuối thế kỷ XIX, theo Henrry Murray – nhà tâm lý học người Mỹ – nhu cầu là một tổ
chức có động cơ, có tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức, hành vi. Nhờ có nhu cầu
mà hoạt động của con người mang tính mục đích. Theo ông nhu cầu là một động lực
xuất phát từ cơ thể và sự thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi phải có sự tác động qua lại với các
tình huống xã hội. [14] – Trong thuyết động cơ do K.Levin đề xướng, ông cho rằng dưới sự tác động của nhu cầu
nào đó, trạng thái căng thẳng sẽ xuất hiện, đồng thời chủ thể cũng xuất hiện sự liên
tưởng có liên quan đến nhu cầu [dẫn theo 15 – Tr16]. Như vậy nhu cầu vừa làm nguyên
nhân làm xuất hiện căng thẳng và là nguyên nhân tạo ra hoạt động tích cực của con
người.
– Trong thuyết nhu cầu của A.Maslow, ông chứng minh rằng tính xã hội nằm trong chính
bản tính con người, con người có những nhu cầu chân chính về giao tiếp, về sự lệ thuộc,
tình yêu và lòng kính trọng,… những nhu cầu này có bản chất đặc trưng giống người.
Như vậy, tính người được hình thành trong quá trình phát sinh loài người. Ông đã hình
dung nhu cầu và sự phát triển của con người theo một chuỗi liên tiếp như chiếc cầu
thang, sắp xếp thành năm bậc từ thấp đến cao[13].
Trong tâm lý học Việt nam:
– Khái niệm nhu cầu trong Từ điển tâm lý học của Viện tâm lý học Việt Nam do Vũ Dũng
[10] chủ biên được định nghĩa như sau: “nhu cầu là trạng thái của cá nhân, xuất phát từ

20
chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó
là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân”.
– Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý, chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống
tâm lý con người. Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào
đó. Nhu cầu của con người là biểu hiện của xu hướng và ước muốn, nguyện vọng cần
được thỏa mãn để sống và hoạt động. Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhu cầu là “điều
cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triễn của con người. Được thoải mái thì dễ
chịu, thiếu hụt thì căng thẳng, ấm ức. Có nhu cầu của mỗi người; có nhu cầu chung của
tập thể khi hòa nhập, khi mâu thuẫn; có nhu cầu cơ bản, thiết yếu; có nhu cầu thứ yếu
giả tạo. Nhu cầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi”.[46] Có thể nói, nhu cầu
quyết định và thúc đẩy toàn bộ hoạt động của con người. Nhu cầu nếu được thỏa mãn sẽ
làm tăng tích cực của con người, không được thỏa mãn sẽ làm nảy sinh các cảm xúc âm
tính, là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tiêu cực, thậm chí lệch lạc về nhân cách và
bệnh hoạn về mặc tinh thần.
– Theo tác giả Phạm Minh Hạc “nhu cầu là một thuộc tính của nhân cách, biểu thị mối
quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân cần phải
được thỏa mãn trong điều kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển”. [15].
– Tương tự như vậy, tác giả Nguyễn Quang Uẩn cũng cho rằng “nhu cầu là sự đòi hỏi tất
yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển”. [44] Như vậy có thể
hiểu nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý, chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ đời
sống tâm lý con người. Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của một hay
nhiều nhu cầu nào đó.
Mặc dù nhu cầu là đòi hỏi khách quan của con người, nhưng bản chất là hoạt động có ý
thức, chính vì vậy mà nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con
người. Nó xác định xu hướng và kích thích con người hoat động để thỏa mãn nhu cầu. Nói đến
nhu cầu là nói đến sự đòi hỏi của cá nhân về một cái gì đó ở ngoài nó; cái đó có thể là một sự
vật, một hiện tượng hoặc là những người khác. Như vậy, nhu cầu biểu thị sự gắn bó của cá
nhân với thế giới xung quanh. Ngược lại, tất cả mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa
mãn hàng loạt nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống của con người.

21
Từ những quan điểm trên, cho thấy nhu cầu của con người vừa mang tính tích cực vừa
mang tính thụ động. Nhu cầu là sự đòi hỏi cần được thỏa mãn của chủ thể, nhưng để thỏa mãn
được hay không lại phụ thuộc vào các đối tượng và điều kiện thỏa mãn. Mặt khác, nhu cầu sẽ
thúc đẩy chủ thể tìm kiếm tích cực đối tượng, phương thức, phương tiện thỏa mãn nhu cầu,
nghĩa là nhu cầu thúc đẩy hoạt động, kích thích hoạt động (tính tích cực của nhu cầu). Vì vậy
khi xem xét một nhu cầu cụ thể nào đó của con người dưới sự tham gia của ý thức, có sự thống
nhất giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan, ta thấy nhu cầu như nguồn gốc tích cực của nhân
cách con người. Và chính sự tham gia của ý thức vào quá trình hình thành nhu cầu đã làm cho
nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật.
Như vậy, có thể khái quát nhu cầu như sau: Nhu cầu là sự đòi hỏi của con người với một
đối tượng cụ thể nào đó trong những điều kiện nhất định nhằm thỏa mãn những mong muốn
của chủ thể. Nhu cầu chính là động lực thúc đẩy con người hoạt động tích cực.
1.2.1.2. Đặc điểm của nhu cầu
Tính đối tượng của nhu cầu:
Nhu cầu của con người bao giờ cũng có đối tượng. Đối tượng của nhu cầu là tất cả
những yếu tố vật chất và tinh thần trong thế giới hiện thực có thể được thỏa mãn, được yêu cầu
để tồn tại và phát triển của cá nhân. Khi nhu cầu gặp được đối tượng có khả năng thỏa mãn thì
lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Đối tượng của nhu cầu ở
những người khác nhau là khác nhau. Người có nhu cầu này, người có nhu cầu khác. Ngay
trong cùng một loại nhu cầu, đối tượng của nhu cầu ở người này cũng khác đối tượng nhu cầu
của người khác.
Phương thức thỏa mãn nhu cầu.
Mỗi nhu cầu đều có một nội dung cụ thể tùy theo nó được thỏa mãn trong những điều
kiện nào và bằng phương thức nào. Khi xuất hiện một nhu cầu cụ thể thì chủ thể sẽ hướng trí
lực của mình vào việc tìm kiếm các phương thức, điều kiện để thỏa mãn nhu cầu đó và nảy sinh
hành vi với tư cách là phương thức thỏa mãn nhu cầu. C.Mác viết: “đói là đói, song cái nào
được thỏa mãn bằng thịt chín với cách dùng dao và dĩa thì khác hẳn với cái đói buộc phải nuốt
bằng thịt sống dùng với tay, móng và răng”[40].
Bản chất xã hội – lịch sử

22
Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội – lịch sử. Đó chính là sự khác nhau về
bản chất giữa nhu cầu của con người với nhu cầu của con vật. Con người biết sáng tạo để tạo
ra đối tượng thỏa mãn nhu cầu của mình. Chính vì vậy nhu cầu của con người ngày càng trở
nên phong phú và phức tạp hơn. Nhu cầu phong phú chẳng những do đối tượng thỏa mãn
ngày càng được mở rộng, mà còn do phương thức thỏa mãn ngày càng được phát triển. Ngoài
nhu cầu vật chất gắn liền với cơ thể (ăn, mặc, ở, đi lại…), ở con người còn có nhu cầu tinh
thần bao gồm nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu chia sẻ và nhu
cầu hoạt động xã hội.
Con người có khả năng nhận biết được nhu cầu, đối tượng của nhu cầu và phương thức
thỏa mãn nó. Chính vì vậy con người lựa chọn phương thức thỏa mãn sao cho phù hợn với các
tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội con người đang tồn tại. Có thể thấy rằng nhu cầu của con
người chính là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội loài người.
Tính chu kỳ của nhu cầu:
Khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn, không có nghĩa là nhu cầu ấy chấm dứt mà nó vẫn
tiếp tục tái diễn, nếu người ta vẫn còn sống và phát triển trong điều kiện và phương thức sinh hoạt
như cũ, khi nhu cầu tái hiện là một lần nó được củng cố và phát triển phong phú hơn. Sự tái diễn
đó thường mang tính chu kì. Tính chu kì này do sự biến đổi có tính chu kì của hoàn cảnh xung
quanh và của trạng thái cơ thể gây ra.
Tính ổn định của nhu cầu:
Nhu cầu là một thuộc tính của nhân cách. Vì vậy, cũng giống như những thuộc tính khác
của nhân cách, nhu cầu cũng tương đối ổn định. Tính ổn định của nhu cầu được thể hiện ở tần
số xuất hiện một cách thường xuyên, liên tục. Khi nhu cầu phát triển ở mức độ cao thì nó trở
nên ổn định và bền vững. Nghĩa là, dù trong quá trình hoạt động vươn tới thỏa mãn nhu cầu có
gặp khó khăn, trở ngại thì nhu cầu cũng không mất đi mà trái lại, trong chừng mực nào đó, nó
lại thôi thúc con người hoạt động tích cực hơn. Tính ổn định của nhu cầu chỉ có được khi con
người ý thức rõ về đối tượng, nội dung cũng như phương thức thỏa mãn nó.
Trạng thái ý chí – xúc cảm của nhu cầu
Nhu cầu thường đi kèm với trạng thái ý chí, xúc cảm, đặc biệt khi nhu cầu ở mức độ
cao. Trạng thái ý chí – xúc cảm thúc đẩy hoạt động của con người tìm kiếm các phương thức
thỏa mãn nhu cầu. chính vì vậy, nhu cầu trở thành một trong những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy

23
con người hoạt động nói chung và thực hiện các hành vi mang tính ý chí nói riêng. Trạng thái ý
chí – xúc cảm sẽ bị giảm, thậm chí có lúc hoàn toàn biến mất hoặc có thể chuyển sang trạng
thái ngược lại khi nhu cầu đã được thỏa mãn.
1.2.1.3. Các loại nhu cầu
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú. Mỗi nhà tâm lý học lại có góc nhìn
khác nhau, và phân loại nhu cầu theo một quan điểm riêng biệt. Việc phân chia này chỉ mang
tính tương đối ở một mức độ nhất định.
Erich Fromm, nhà phân tâm học hiện đại cho rằng “nhu cầu tạo ra cái tự nhiên của con
người” [dẫn theo 12, Tr.7]. Đó là những nhu cầu:
– Nhu cầu quan hệ giữa người và người.
– Nhu cầu tồn tại cái tâm con người.
– Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo.
– Nhu cầu về sự bền vững, hài hòa.
– Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.
Tất cả những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách.
Còn Phillip Kotler lại đưa ra quan điểm phân tích nhu cầu dựa vào các hoạt động quản
trị kinh doanh. Ông chia nhu cầu thành năm loại [15]:
– Nhu cầu được nói ra
– Nhu cầu thực tế.
– Nhu cầu không được nói ra.
– Nhu cầu được thích thú.
– Nhu cầu thầm kín
Công trình nghiên cứu của P. I. Ximonop chia nhu cầu thành 3 loại [dẫn theo 38]:
– Nhu cầu sinh vật.
– Nhu cầu xã hội.
– Nhu cầu lý tưởng.
Henrry Murray đã xây dựng bản phân loại nhu cầu [dẫn theo 12-Tr.8]. Đây là một trong
những bảng phân loại phổ biến nhất ở phương tây bao gồm:
1. Chiếm ưu thế: muốn kiểm soát, gây ảnh hưởng, gây trở ngại, hạn chế những người khác.
2. Gây hấn: muốn bằng lời nói hay hành động để, lên án, tiêu diệt đối phương.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *