10546_Nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh Bạc Liêu

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Anh Thư

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ GIỚI TÍNH
CỦA HỌC SINH LỚP 9, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Anh Thư

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ GIỚI TÍNH
CỦA HỌC SINH LỚP 9, TỈNH BẠC LIÊU

Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số
: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU MAI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình khác nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Thư

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, chân thành gửi lời cảm ơn đến:
• Phòng sau Đại học, khoa Tâm lý học, Hội đồng Khoa học thuộc trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Quý thầy, cô tham gia quản lý, giảng dạy và
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
• PGS.TS. Trần Thị Thu Mai đã tận tình hướng dẫn cho tác giả thực hiện đề
tài nghiên cứu này.
• Quý thầy, cô và các em học sinh lớp 9 của bốn trường Trung học cơ sở trên
địa bàn tỉnh Bạc Liêu là:
– Trường Trung học cơ sở Giá Rai B.
– Trường Trung học phổ thông Hiệp Thành.
– Trường Trung học cơ sở Phong Phú.
– Trường Trung học cơ sở Võ Nguyên Giáp.
Giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả thực hiện đề tài.
• Gia đình, bạn bè và cơ quan công tác đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt
nhất để tác giả có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
• Do khả năng và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm khuyết.
Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô để luận văn hoàn thiện hơn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Thư

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ GIỚI
TÍNH ………………………………………………………………………………………………………….. 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu nhận thức và thái độ về giới tính
……………………………….. 8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu nhận thức và thái độ về giới tính ngoài nước ………… 8
1.1.2. Lược sử nghiên cứu trong nước …………………………………………………….. 11
1.2. Lí luận về nhận thức và thái độ
……………………………………………………………. 16
1.2.1 Nhận thức ……………………………………………………………………………………. 16
1.2.2. Thái độ
……………………………………………………………………………………….. 27
1.2.3. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ ……………………………………… 31
1.3. Lý luận về vấn đề giới tính …………………………………………………………………. 33
1.3.1. Khái niệm Giới tính
……………………………………………………………………… 33
1.3.2. Nguồn gốc giới tính
……………………………………………………………………… 35
1.3.3. Sự khác biệt giới tính …………………………………………………………………… 37
1.4. Đặc điểm tâm lý tuổi thiếu niên …………………………………………………………… 39
1.4.1. Khái niệm tuổi thiếu niên ……………………………………………………………… 39
1.4.2. Những đặc trưng của tuổi thiếu niên ………………………………………………. 41
1.4.3. Những thay đổi thể chất của tuổi thiếu niên
…………………………………….. 43
1.4.4. Giao tiếp của thiếu niên với bạn bè ………………………………………………… 45
1.4.5. Đặc điểm hoạt động nhận thức của thiếu niên …………………………………. 46
1.5. Lý luận nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9 …………………… 48
1.5.1. Định nghĩa nhận thức và thái độ về giới tính …………………………………… 48

1.5.2. Các mặt nhận thức về giới tính………………………………………………………. 48
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ về giới tính
……………… 52
1.5.4. Những vấn đề giới tính cần chú ý của học sinh lớp 9 ……………………….. 53
Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………………………………………… 57
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ
GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH LỚP 9 ……………………………………….. 58
2.1. Cách soạn thang đo ……………………………………………………………………………. 58
2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ………………………………………………………….. 60
2.2.1. Tổng quan khách thể theo giới tính
………………………………………………… 60
2.2.2. Tổng quan khách thể nghiên cứu theo trường
………………………………….. 61
2.2.3. Tổng quan hạnh kiểm của khách thể nghiên cứu ……………………………… 61
2.2.4. Tổng quan về khách thể nghiên cứu theo học lực
…………………………….. 62
2.3. Kết quả khảo sát nhận thức và thái độ về giáo dục giới tính của học sinh …. 62
2.3.1. Mức độ quan tâm đến các vấn đề về giới tính của học sinh……………….. 62
2.3.2. Những kênh tìm hiểu về giới tính của học sinh lớp 9 ……………………….. 64
2.3.3. Nhận thức của học sinh về giới tính
……………………………………………….. 65
2.3.4. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình bạn khác giới: ………………………… 66
2.3.5. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình yêu tuổi học trò
………………………. 67
2.3.6. Nhận thức của học sinh về giá trị của trinh tiết
………………………………… 68
2.3.7. Nhận thức của học sinh lớp 9 về các vấn đề giới tính
……………………….. 68
2.3.8. Thái độ của học sinh trước những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì
…………… 70
2.3.9. Thái độ của học sinh lớp 9 về bạn khác giới
……………………………………. 72
2.4. Nhận thức và thái độ của học sinh trên phương diện giới tính …………………. 73
Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………………………………………… 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
………………………………………………………………. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………………………….. 83
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THCS : trung học cơ sở
ĐLC
: độ lệch tiêu chuẩn.
ĐTB
: trung bình cộng.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cách quy điểm các câu hỏi có ba mức độ lựa chọn
…………………………………… 59
Bảng 2.2. Cách quy điểm trung bình các câu hỏi có ba mức độ lựa chọn …………………… 60
Bảng 2.3. Tổng quan khách thể theo giới tính ………………………………………………………… 60
Bảng 2.4. Tổng quan khách thể nghiên cứu theo trường ………………………………………….. 61
Bảng 2.5. Tổng quan khách thể nghiên cứu theo hạnh kiểm …………………………………….. 61
Bảng 2.6. Tổng quan về khách thể theo học lực ……………………………………………………… 62
Bảng 2.7. Mức độ quan tâm đến các vấn đề về giới tính của học sinh ……………………….. 63
Bảng 2.8. Những kênh tìm hiểu về giới tính của học sinh lớp 9
………………………………… 64
Bảng 2.9. Nhận thức của học sinh về giới tính ……………………………………………………….. 65
Bảng 2.10. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình bạn khác giới
………………………………….. 66
Bảng 2.11. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình yêu tuổi học trò ………………………………. 67
Bảng 2.12. Nhận thức của học sinh về giá trị của trinh tiết ………………………………………… 68
Bảng 2.13. Nhận thức của học sinh lớp 9 về các vấn đề giới tính ……………………………….. 68
Bảng 2.14. Thái độ của học sinh nữ trước những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì ………………. 70
Bảng 2.15. Thái độ của học sinh nam trước những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì ……………. 71
Bảng 2.16. Thái độ của học sinh lớp 9 về bạn khác giới ……………………………………………. 72
Bảng 2.17. Nhận thức và thái độ trên phương diện giới tính ………………………………………. 73

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình yêu tuổi học trò
……………………………… 67
Biểu đồ 2.2. Nhận thức và thái độ trên phương diện giới tính …………………………………….. 73
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tuổi thiếu niên (từ 11 đến 15 tuổi) là giai đoạn chiếm một vị trí đặc biệt và
quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Đây là giai đoạn phát triển rất quan
trọng của cuộc đời. Chưa là người lớn song cũng không còn là trẻ con nên các em
vẫn bỡ ngỡ trước các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, tò mò và ham muốn khám
phá. Ở lứa tuổi này, các em thực hiện bước nhảy vọt cả về mặt thể chất lẫn mặt tinh
thần, các em bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì và phát dục. Trong thời gian
gần đây giáo dục giới tính trẻ vị thành niên đang nhận được sự quan tâm đặc biệt
của cả xã hội, nhiều ý kiến cho rằng nhà trường phải là nơi đóng vai trò quan trọng
hơn nữa trong việc cung cấp kiến thức giới tính cho các em. Ở giai đoạn chuyển dần
sang lứa tuổi vị thành niên này cái “tôi” trong các em phát triển rất mạnh mẽ, bên
cạnh những nhu cầu về học tập ở trường lớp, vui chơi giải trí… các em còn có
những nguyện vọng về tình bạn, những nhu cầu về khám phá bản thân, đặc biệt là
vấn đề giới tính và nổi trội lên là tình bạn khác giới. Chính vì sự phát triển đặc biệt
này, nếu học sinh không được trang bị kiến thức kịp thời các em dễ dàng rơi vào
trạng thái băn khoăn, trăn trở và dễ dàng mất phương hướng trong cuộc sống, ảnh
hưỡng đến nhân cách, lối sống. Tuổi vị thành niên nói chung, tuổi học sinh trung
học cơ sở nói riêng rất cần có nhận thức đúng đắn về giới tính, cần trang bị kịp thời
những kiến thức để phù hợp với sự phát triển của bản thân. Trong những kiến thức
cần trang bị đó, kiến thức về giới tính vẫn là một mảng kiến thức thiết yếu.
Trên thực tế, các vấn đề về giới tính chưa bao giờ làm chúng ta hết những
trăn trở. Điều đặc biệt đáng lo ngại chính là quan niệm chưa thực sự cảm thông về
vấn đề giới tính của người phương Đông, ngay chính từ trong gia đình cha mẹ vẫn
còn những e ngại trong cách chia sẻ kiến thức về giáo dục giới tính với con cái. Ở
Việt Nam, quan niệm về giới tính, tình dục, tình yêu còn rất hạn chế, có đôi phần
khắt khe. Các bậc cha mẹ thường ít hoặc không đề cập đến những vấn đề nhạy cảm
vì sợ làm hư con cái, là vẽ đường cho hươu chạy, với đa phần suy nghĩ khi nào các
em lớn sẽ tự biết. Ở giai đoạn lứa tuổi thiếu niên, giai đoạn không còn là trẻ con
nhưng cũng chưa phải là người lớn. Các em luôn có xu hướng thích hành động,
2

thích những thử thách mới lạ. Tự ý thức đã phát triển khiến các em dễ dàng nhận
thức được những đặc điểm về mặt giới tính của mình. Các em đã biết quan tâm hơn
đến những thay đổi trên cơ thể của chính mình, nhất là các em gái. Các em cũng bắt
đầu có sự quan tâm lẫn nhau về hình thức bên ngoài. Tình bạn khác giới của các em
vừa hồn nhiên vừa mang tính “e dè”, “ngại ngùng”.
Ngày nay, với sự phát triển cả về điều kiện sinh hoạt lẫn điều kiện xã hội, các
em dễ dàng phát triển sớm hơn về mặt sinh lý, và có điều kiện tiếp xúc với nhiều
nguồn văn hóa phẩm khác nhau. Những thông tin về tình yêu, tình dục qua các
phương tiện nghe nhìn hiện đại, nhất là từ mạng xã hội đang được phổ biến rộng rãi.
Trên thực tế, chúng ta dễ nhận thấy rằng trẻ con được tiếp xúc với những chiếc điện
thoại thông minh khá sớm, cha mẹ khó kiểm soát hoặc thường ít quan tâm được con
mình đã làm gì với chiếc điện thoại đó. Ở giai đoạn dậy thì các em thường có xu
hướng bắt chước, học đòi. Thông qua đó, các em vô tư thể hiện những tình cảm, cử
chỉ thân mật ở chốn công cộng, những hành vi thái quá thậm chí là suồng sã không
phù hợp với lứa tuổi vốn rất hồn nhiên của tuổi mới lớn. Điều đặc biệt, ở giai đoạn
này chính là sự thích tìm tòi khám phá các vấn đề về tình yêu tình dục bởi các em
đang có sự phát triển mạnh mẽ về mặt sinh lý – giai đoạn chuyển giao từ trẻ em
sang người lớn.
Lứa tuổi lớp 9 là một lứa tuổi hết sức đặc biệt, giai đoạn này các em rơi vào
trạng thái mất cân đối về phát triển thể chất và tâm lý, thỉnh thoảng ở các em xuất
hiện tính lười biếng trong hoạt động hàng ngày. Tính độc lập ở các em phát triển
mạnh mẽ, luôn muốn tách mình khỏi sự kiểm soát của gia đình. Nhu cầu giao tiếp
với bạn bè phát triển mạnh, và mối quan hệ được mở rộng hơn. Các em dần dần có
xu hướng xã hội, giao tiếp với mọi người. Bạn bè với các em trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. Tình bạn khác giới xuất hiện ở giai đoạn này là một điều rất đáng
lo lắng cho các bậc phụ huynh, các em bắt đầu chú ý đến người bạn khác giới của
mình và dễ dàng nhầm lẫn giữa tình bạn với tình yêu. Được bạn bè yêu quý, đặc
biệt là bạn khác giới các em sẽ tự tin hơn về bản thân, giao tiếp với bạn bè thoải mái
hơn. Là con trai sẽ khẳng định được sự nam tính, mạnh mẽ; là con gái sẽ thể hiện
được sự đáng yêu, nữ tính hơn. Tâm trạng các em rất dễ dàng thay đổi theo kiểu
3

“sớm nắng chiều mưa”. Chính vì tính độc lập phát triển mạnh, nên các em luôn
muốn được thỏa mãn ngay những nhu cầu của bản thân và hành động bất chấp hậu
quả như thế nào. Tình bạn nam nữ học sinh lớp 9 nẩy sinh thường xuyên, sự gắn bó
hai bên rất thân thiết và nó giữ một vị trí lớn trong cuộc sống của các em. Tất nhiên
quan hệ nam nữ ở lứa tuổi này cũng có thể lệch lạc, bởi các em thường muốn tìm
hiểu về khả năng hoạt động tình dục của mình. Quan hệ về bạn khác giới không
đúng mực, đưa đến chỗ đua đòi chơi bời, bỏ việc học tập và những công việc khác.
Vì vậy cần trang bị cho các em những hành trang vững chắc để bước vào đời, tránh
những hậu quả khôn lường do sự thiếu hiểu biết. Hiện nay đã có chương trình lồng
ghép nội dung giáo dục giới tính, song chưa được mở rộng và gần như mới dừng lại
ở mức thử nghiệm. Điều này dẫn đến nhận thức về các vấn đề này ở các em tại các
trường học không sâu sắc, và đặc biệt sẽ là thiệt thòi cho các em ở một số trường
chưa áp dụng chương trình giáo dục giới tính. Vì thế, công tác giáo dục phải thấy
được điều đó, để hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ thật lành mạnh,
trong sáng giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng và đó là động lực để phát triển
một nhân cách tốt đẹp.
Trên cơ sở đó thực hiện đề tài: “Nhận thức và thái độ về giới tính của học
sinh lớp 9, tỉnh Bạc Liêu”.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9 một
số trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Từ đó, đề xuất một số biện
pháp định hướng giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức và thái độ của học sinh lớp 9 về giới tính
3.2 Khách thể nghiên cứu
3.2.1 Khách thể chính
Học sinh lớp 9 tại một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
3.2.2 Khách thể bổ trợ
Giáo viên tại một số trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
4

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Tập trung vào thực trạng nhận thức và thái độ về giới tính tại một số trường
THCS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
4.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu học sinh tại 4 trường THCS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
(năm học 2017 – 2018):
Trường THCS Phong Phú
Trường THCS Giá Rai B
Trường THCS Võ Nguyên Giáp
Trường THCS Hiệp Thành
5. Giả thuyết khoa học
5.1. Học sinh lớp 9 tại một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu còn
những hạn chế trong nhận thức và thái độ về giới tính. Qua tìm hiểu ban đầu nguyên
nhân chính là do tại các trường THCS hiện nay chưa có chương trình giáo dục giới
tính riêng cho học sinh, nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh đó là sách
giáo khoa bộ môn Sinh học.
5.2. Nhận thức về giới tính của các em học sinh hiện nay chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác nhau như môi trường xã hội, gia đình, bạn bè…
5.3. Nhận thức ảnh hưởng đến thái độ của học sinh khi tìm hiểu về các vấn đề
giới tính
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống những tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến vấn đề
giới tính, tình cảm tuổi dậy thì.
6.2. Khảo sát về thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh lớp 9 về mặt giới
tính.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Cơ sở quan điểm Mác xít: chúng ta phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch
sử cụ thể, môi trường cụ thể khi sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển để nhận thức
5

đúng đắn hơn về sự vật. Vì vậy, khi nghiên cứu nhận thức về giới tính của các em
học sinh lớp 9 chúng ta cần phải đặt vấn đề nghiên cứu trong sự phát triển, thay đổi
liên tục của xã hội, những khía cạnh khác nhau của văn hóa có ảnh hưởng đến nhận
thức của các em.
Cơ sở quan điểm thực tiễn: khi nghiên cứu nhận thức về giới tính ở lứa tuổi
lớp 9 chúng ta phải đặt vấn đề nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn của cuộc sống, phải
mang ý nghĩa thực tiễn và hiển nhiên phải giải quyết được những vấn đề mà thực
tiễn đã đặt ra.
Thuyết nhu cầu của Maslow: nhu cầu tự nhiên của con người được chia
thành các thang bậc khác nhau từ đáy lên tới đỉnh phản ánh mức độ cơ ản của nó
với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên vừa là một
thực thể xã hội

Nguồn: http://anastar.vn/ban-tinh-than-chat-xam.html
Đề tài sử dụng thuyết nhu cầu của Maslow để xem xét nhu cầu của học sinh lớp 9,
trong đó nhu cầu về vấn đề giới tính được xếp ở đáy tháp. Chính vì vậy, học sinh lớp 9 có
6

nhu cầu tìm hiểu và rất cần được trang bị kiến thức về những vấn đề giới tính để phù hợp
với sự phát triển của lứa tuổi.
Thuyết cấu trúc – chức năng theo Parsons (1902 – 1979): khái niệm cấu trúc
nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khuôn mẫu, định hình hệ thống một cách tương đối
ổn định. Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp xếp theo
trật tự nhất định, nghĩa là được định hình vừa độc lập vừa liên tục trao đổi qua lại
với hệ thống môi trường xung quanh. Thuyết cấu trúc – chức năng nhấn mạnh mối
quan hệ chức năng giữa các thành phần với cả tổng thể. Xã hội là một kiểu hay loại
hệ thống xã hội đáp ứng được tất cả các đòi hỏi chức năng cơ bản của một sự tồn tại
lâu bền từ các nguồn lực bên trong của nó. Vận dụng quan điểm này có thể xem xét
nhà trường, gia đình, xã hội là những tiểu hệ thống và hoạt động cung cấp tri thức
xã hội, cũng như tri thức về giới tính cho học sinh là những tiểu hệ thống nhỏ hơn.
Nếu thiếu đi một tiểu hệ thống nhỏ nào thì học sinh sẽ không thể phát triển tốt.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Thu thập những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, và
dựa vào đó sẽ xây dựng nên cơ sở lý luận của đề tài.
Cách tiến hành: đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu trước đó có
liên quan đến đề tài nghiên cứu: Nhận thức, thái độ, tình yêu, giáo dục giới tính, sự
phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở. Dựa vào đó sẽ tiến hành phân
tích, tổng hợp và hệ thống hóa nguồn tài liệu để xây dựng nên khung lý thuyết cũng
như nội dung nghiên cứu cho đề tài.
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò
Mục đích: Bảng hỏi dành cho học sinh lớp 9 nhằm tìm hiểu nhận thức và thái
độ về giới tính của các em.
Cách tiến hành:
– Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi mở để làm nguồn cơ sở thăm dò ý kiến của
học sinh
7

– Giai đoạn 2: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và những ý kiến từ nguồn
bảng hỏi mở sẽ tiến hành xây dựng bảng hỏi làm công cụ nghiên cứu nhận thức về
giới tính ở lứa tuổi trung học cơ sở
– Giai đoạn 3: Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh lớp 9 tại một số
trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu để thu thập dữ liệu nghiên cứu.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: thực hiện phỏng vấn để tìm hiểu những nguyện vọng cũng như
trăn trở của các em về giới tính tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, tiến hành bặp gỡ trò
chuyện với ban giám hiệu nhà trường, giáo viên về các vấn đề liên quan đến nhận
thức và thái độ về giới tính của các em học sinh lớp 9 nhằm làm rõ những nhu cầu
về giáo dục giới tính.
Cách tiến hành: Phỏng vấn sâu một vài trường hợp học sinh và giáo viên,
ghi chép, phân tích và hệ thống lại các ý kiến về vấn đề nghiên cứu.
7.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Mục đích: Tiến hành xử lý, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Cách thức thực hiện: Số liệu thu được sẽ được xử lý thông qua phương pháp
toán thống kê – Phương pháp chủ yếu để xử lý, phân tích thông tin thu được từ
phiếu điều tra dựa trên việc ứng dụng phần mềm SPSS for window.
8. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn bao gồm 2 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận Nhận thức và thái độ về giới tính
Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ về giới tính
của học sinh lớp 9

8

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
VỀ GIỚI TÍNH
1.1. Lịch sử nghiên cứu nhận thức và thái độ về giới tính
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu nhận thức và thái độ về giới tính ngoài nước

Ngay từ thời Cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu, tuy rằng rất thô sơ
và mang màu sắc cảm tính, mê tín. Từ thời kỳ xa xưa của văn minh loài người, giới
tính đã được đề cập đến bằng một hệ thống thần thoại cổ đại và các kho khảo luận
về tình yêu như Kinh “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius,
“Chuỗi ngọc của người yêu” của Hazma, “Phaedr” và “Bữa tiệc” của Platon…
Trong đó các tác giả “không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo
cho tình yêu, mà còn cung cấp những kiến thức về sinh học và tâm lý học tình dục”.
IU.I.Kusniruk, Tính dục học phổ thông, Nxb Văn học, 1988 – tr 10 – 11.
Thời kỳ Phục Hưng, bộ môn Giải phẫu và sinh học đã chạm tới khía cạnh
của tính dục, phương diện giáo dục và đạo đức được các nhà nghiên cứu đặt lên
hàng đầu.
Vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các đề tài nghiên cứu về giới tính
được mở rộng hơn…sự phát triển quan hệ tính dục không những gắn với các dạng
hôn nhân và gia đình, mà còn gắn cả với yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hoá.
Tiêu biểu cho giai đoạn này là các nhà khoa học J. Bachocen (Thuy sĩ), E.
Westennach (Phần Lan), Ch. Letoumeau và A. Espinas (Pháp), X.M. Kovalevxki
(Nga)…
Đầu thế kỉ XX, sự tham gia của các quan điểm tâm lí học chịu ảnh hưởng sâu
sắc của thuyết Sigmund Freud kết hợp với quan điểm sinh học về vấn đề giới tính.
S. Freud cho rằng, bất kì dạng tình dục bất thuờng nào cũng đều là sự định hình
những giai đoạn phát triển nhất định của tâm lí tính dục của con người. Tuy nhiên
ông quá đề cao yếu tố sinh học; yếu tố tính dục trong đời sống con người.
Giáo dục giới tính được nâng lên một tầm cao mới là quan tâm đến giáo dục
giới tính cho con người và hơn hết khi đó được coi là một nội dung quan trọng cần
giáo dục cho học sinh. Vấn đề được đưa ra bởi nhiều nhà lãnh đạo hoạt động xã hội,
9

hoạt động chính trị nổi tiếng của Liên Xô (V.I. Lê nin, Marxim Gorki, Maiacovxki,
Secnưsevxki; đặc biệt là A.X. Makarenko và V.A. Sukhomlinxki).
Trong các bài giảng về giới tính, A.X. Makarenko cho rằng: “Chúng ta phải
giáo dục con em chúng ta làm sao để các em có thái độ đối với tình yêu như đối với
một tình cảm nghiêm túc và sâu nặng, để các em sẽ được hưởng khoái cảm của
mình, tình yêu của mình, hạnh phúc của mình trong khuôn khổ gia đình”. […,tr.21] Vào những năm 60 ở nước Anh lần đầu tiên khái niệm về giới được xuất hiện.
Chính sự ra đời của khái niệm này, đã làm rõ được sự khác biệt của nam và nữ ở cả
khía cạnh sinh học lẫn khía cạnh xã hội. Đối với nước Anh, các chương trình về
giáo dục giới tính là bắt buộc đối với học sinh. Họ cung cấp các kiến thức chung về
giới tính như tại các nước châu Âu khác nhưng lại tập trung vào khía cạnh làm thế
nào để có quan hệ tình dục an toàn. Tỷ lệ trẻ em mang thai ở Anh cao nhất châu Âu
và cũng là đề tài gây đau đầu các nhà quản lí và hệ thống truyền thông nhất. Nghiên
cứu năm 2000 của trường đại học Brighton cho thấy, phần lớn học sinh từ 14 – 15
tuổi cảm thấy chán nản với các bài học giới tính trên lớp, thất vọng với những câu
hỏi của thầy cô về chủ đề này.

Ở Đức vào những năm 70 những vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính
được phổ biến một cách rộng rãi. Chương trình giáo dục giới tính được áp dụng
ngay trong trường học đi từ các vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì, cho đến sự thay
đổi về mặt tâm sinh lý của lứa tuổi bị thành niên, những hoạt động về tình dục an
toàn như phòng tránh thai, phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và thế
nào là hiện tượng lạm dụng tình dục. Truyền thông được xem là một phương tiện hỗ
trợ đắc lực trong việc giáo dục giới tính, tình yêu, tình bạn cho các em học sinh.

Tại Mỹ, Virginia Johnson – nhà tâm lý và tình dục học người Mỹ đầu tiên đã
dám mạnh dạn đứa ra nghiên cứu về tình dục ở con người. Giúp công chúng phá vỡ
những bức tường cấm kỵ và thiếu hiểu biết khi đề cập đến các vấn đề xung quanh
hành vi tình dục của con người. Vấn đề lớn ở Mỹ chính là hầu hết học sinh đều
được tiếp xúc với giáo dục giới tính, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh về tình dục ở trẻ vị
thành niên được xem là một hiện tượng đáng báo động.
10

Ở Philippines, giáo dục giới tính đã được đưa vào chương trình nội khoá của
trường phổ thông cơ sở và trường trung học phổ thông, và là một bộ phận của giáo
dục dân số và kế hoạch hoá gia đình. Nội dung này cũng đã được mở rộng ra ngoài
nhà trường, đến các tầng lớp nhân dân khác nhau qua rất nhiều hình thức giáo dục
phong phú, qua các trung tâm tư vấn và đã được xã hội ủng hộ.
Ở Ai Cập, các giáo viên giảng dạy cho học sinh (từ 12 – 14 tuổi) những kiến
thức giải phẫu sinh học như cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, cơ chế hoạt động,
quan hệ tình dục, nguyên nhân có thai, các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Đồng thời, Bộ trưởng Y tế và Giáo dục của nước này đã làm việc cùng với những
người đứng đầu của tổ chức UNICEFF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) tìm cách đưa
giáo dục giới tính về những miền quê xa xôi nhằm ngăn chặn hủ tục lạc hậu và nguy
hiểm là cắt bỏ âm vật của các bé gái.
Tại các nước châu Á đang có sự tiến bộ rõ rệt như Indonesia, Mông Cổ, Hàn
Quốc và Sirilanka là những nước đã thực hiện chính sách riêng về giáo dục giới tính
trong trường học. Ấn Độ thì có chương trình đặc biệt dành riêng cho học sinh từ 9 –
16 tuổi, các chủ đề giới tính được giáo viên và học sinh đưa ra để trao đổi với nhau.
Năm 1921 Thụy Điển đã nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính và từ đó xem
tình dục là quyền tự do của con người, là quyền bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm
đạo đức của công dân với xã hội.
Năm 1942, Bộ giáo dục Thụy Điển quyết định đưa thí điểm giáo dục tình dục
vào nhà trường và đến năm 1956 thì dạy phổ cập trong tất cả các loại trường từ tiểu
học đến trung học.
Năm 1973, Tại Pháp đã có các chương trình giáo dục giới tính trong nhà
trường. Có khoảng 30 – 40 giờ học giới tính dành cho học sinh lớp 8 và lớp 9, cuối
khóa học các em được làm quen và học cách sử dụng bao cao su. Tháng 2/2000,
Chính phủ Pháp quyết định đưa kiến thức giới tính lên đài truyền hình và sóng phát
thanh, đồng thời phát khoảng 5 triệu tờ rơi cho học sinh phổ thông về các phương
pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.
Năm 1974, Hội nghị Quốc tế về tính dục ở Giơnevơ đã thảo luận đến sự cần
thiết phải đưa tình dục vào giảng dạy tại các cơ sở của ngành giáo dục và y tế. Năm
11

1983, hội nghị giáo dục giới tính ở Thụy Điển được thành lập. Trong những năm
1984 – 1986, Hội nghị UNESCO đã làm sáng tỏ yêu cầu về giáo dục đời sống gia
đình và giáo dục giới tính trong quá trình giáo dục ở các nước Châu Á Thái Bình
Dương. Đồng thời, đã biên soạn nội dung chương trình và tài liệu giảng dạy về giáo
dục đời sống gia đình cho gia đình thực nghiệm (1988 – 1991). Tùy theo phong tục
tập quán và sự định hướng giá trị mà mỗi quốc gia áp dụng khác nhau chương trình
thực nghiệm này, tuy nhiên muc tiêu chung vẫn là hướng đến vấn đề giáo dục giới
tính cho thế hệ trẻ. Năm 1986, Hội nghị tư vấn của UNESCO về giáo dục dân số
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đưa thêm 4 chủ điểm trong đó có giáo dục giới
tính.
Nhìn chung, dù cho có sự khác nhau trong cách tiếp cận hay hướng phát triển,
nhưng hầu hết các nước trên thế giới nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục
giới tính.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, ở những thập kỉ trước đây giáo dục giới tính còn là một vấn đề
hết sức xa lạ, còn có rất nhiều hạn chế. Ảnh hưởng bởi phong tục tập quán, người ta
cho rằng giới tính là những chuyện khó nói và được xem như điều “cấm kỵ”. Nên
những nhà nghiên cứu ở thời điểm đó có xu hướng né tránh vấn đề.
Khoảng vài chục năm gần đây, giáo dục giới tính là vấn đề đang được tập
trung nghiên cứu ở nước ta và thu hút được sự quan tâm của xã hội. Các nội dung
giáo dục giới tính được đề cập và phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau ở những
năm 80 của thế kỉ XX như: báo cáo khoa học, chuyên đề, nội dung sinh hoạt ở các
câu lạc bộ mà trong những người tham dự có khá đông các em học sinh…dù rằng
chưa chính thức và sâu sắc nhưng vấn đề giáo dục giới tính bắt đầu là điểm nóng
của nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa học. Trong chỉ thị số 176A ngày
24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ
giáo dục, Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với
các tổ chức có liên quan xây dựng chương trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi
dưỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và
12

nuôi dạy con cái”. Bộ giáo dục đã đưa ra chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục
giới tính trong toàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước.

Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về
tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố. Các tác giả Đặng Xuân Hoài,
Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Nho, Bùi Ngọc
Oánh,.. đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính, tình yêu,
hôn nhân gia đình đã được tiến hành từ năm 1985 đến nay, bước đầu làm cơ sở cho
việc giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh. Những công trình này đã nêu lên
nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới tính ở Việt
Nam. Trong thời gian này, Trung ương hội liên hiệp Phụ nữ đã triển khai phong trào
giáo dục: “Ba triệu bà mẹ nuôi con khoẻ, dạy con ngoan” trong đó nội dung giáo
dục giới tính được đề cập nhiều nhất đến việc giáo dục cho con cái ở lứa tuổi dậy
thì. Các tỉnh hội phụ nữ, thành hội phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến nội dung giáo
dục giới tính, tuy nhiên hiệu quả cũng chỉ dừng lại tính chất phong trào vì những
khó khăn nhất định.
Vào cùng năm 1985, Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp phối hợp với
công đoàn ngành Đại học tổ chức hội thảo và giáo dục giới tính cho sinh viên các
trường đại học, tổ chức hai lớp tập huấn cho một số cán bộ Đoàn, cán bộ tuyên
huấn…ở các trường đại học và trung học chuyên nghiệp phía nam tại Thành phố Hồ
Chí Minh về vấn đề giáo dục giới tính nhằm hỗ trợ cho việc đưa các nội dung giáo
dục giới tính đến với học sinh một cách chính xác, khoa học và hiệu quả.

Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời
sống gia đình và giáo dục giới tính cho học sinh có ký hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là
đề án P09) đã được hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và
UNESCO khu vực. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thủy và Giáo
sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã được tiến hành thận trọng và khoa học, nghiên cứu
nhiều vấn đề sâu rộng như: quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, nhận thức về
giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… Ở nhiều nơi
13

trong cả nước đã tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến
lớp 12.
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam dã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều
đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những
vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản; Giáo dục về tình yêu trong
thanh niên, học sinh; Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giới tính cho học sinh…
Việc nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm nhiều của Nhà
nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh.
(Bùi Ngọc Oánh, Tâm lý học giới tính và giáo dục giới tính, Nxb Giáo dục).

Bên cạnh đó còn có một số đề tài nghiên cứu, bài báo, tạp chí, kỷ yếu khoa
học đề cập đến vấn đề giới tính như:
– “Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận GDGT của thanh niên học sinh”
của tác giả Bùi Ngọc Oánh – Luận án phó tiến sĩ khoa học, 1991. Với đề tài trên, đã
khẳng định sự cần thiết của giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thông trung
học, phân tích một số yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của các
em, nhưng biểu hiện trong đời sống giới tính của lứa tuổi cũng như bước đầu vạch
ra một số biện pháp để nâng cao sự chấp nhận giáo dục giới tính của học sinh
PTTH.
– Năm 1996, Nguyễn Văn Phương đã nghiên cứu “Tìm hiểu nhận thức và sự
quan tâm của học sinh phổ thông Trung học Thành phố Hồ Chí Minh về giáo dục
giới tính”.
– Năm 1998, Lê Ngọc Lan đã nghiên cứu “nhận thức của sinh viên về tình
yêu và giới tính” đã công bố ở tạp chí Tâm lý học số 3/1998, đã có những kết luận
khá thú vị về sự quan tâm và nhận thức của sinh viên về tình yêu, những đặc điểm
đặc trưng của người yêu.
– Năm 1999, Huỳnh Văn Sơn đã nghiên cứu “Thực trạng nhận thức và thái
độ của học sinh trung học phổ thông ở một số trường nội thành thành phố Hồ Chí
Minh đối với nội dung giáo dục giới tính”.
– Năm 1999, Võ Tường Vy đã nghiên cứu “nhận thức về các vấn đề giới tính
của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”
14

– Năm 1999, Nguyễn Bích Điểm đã nghiên cứu “Một số suy nghĩ về quan
niệm tình dục của vị thành niên hiện nay đối với vấn đề tình dục”
– Năm 2002, Đào Việt Cường đã nghiên cứu “Thực trạng và các biện pháp
quản lý giáo dục giới tính cho học sinh trong một số trường Trung học phổ thông ở
quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh”.
– Ngày 5 tháng 11 năm 2004, tại Hà Nội, khoa Thông tin Ứng dụng trường
ĐH RMIT đã ký kết bản ghi nhớ giữa khoa và viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
(ISDS) về việc tiến hành khảo sát đối với các du học sinh VN và làm việc với
những nhà thiết kế web trẻ để thực hiện những trang web về sức khoẻ giới tính và
HIV dành cho thanh thiếu niên. Chương trình được tiến hành bởi các nhà nghiên
cứu từ Ðại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) và Viện nghiên cứu Phát
triển Xã hội (ISDS) tại Hà Nội. Cùng năm đó Lê Ngọc Bích với luận văn thạc sĩ
“Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh THPT Hà Nội với giáo dục sức khoẻ
sinh sản vị thành niên, những giải pháp trong thời gian tới”.
– Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục, lí luận, thực
tiễn và định hướng phát triển”, Hội khoa học Tâm lý – giáo dục Việt Nam, (2006)
– Năm 2006, Đỗ Duy Hưng đã nghiên cứu “Thái độ của thiếu niên lứa tuổi
14 – 16 đối với những vấn đề liên quan đến giới tính”. Nghiên cứu đã góp phần làm
rõ hiện trạng nhận thức và thái độ của lứa tuổi thiếu niên về giới tính, trước những
biến đổi tâm sinh lý bản thân.
– Năm 2007 Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng
nghiên cứu về những hiểu biết của giới trẻ về giới tính, sức khoẻ sinh sản. Kết quả
đã cho thấy đa số thanh niên VN đều biết ít nhất một biện pháp tránh thai, nhưng có
tới 80% số thanh niên lại không biết sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục
đầu tiên. Cứ 5 thanh niên Việt Nam thì có 1 người quan hệ tình dục trước hôn nhân.
– Năm 2007, Đỗ Hà Thế Bình đã nghiên cứu “Thực trạng việc quản lý giáo
dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh
Bình Dương và một số giải pháp”.
– Năm 2007, Đỗ Duy Hưng với nghiên cứu “Nhận thức về giới tính và
nguyện vọng của thiếu niên lứa tuổi 14 – 16 tại Hà Nội” đã đưa ra kết luận giáo dục
15

giới tính cho thiếu niên là rất cần thiết bởi đáp ứng được nhu cầu có các kiến thức
về giới tính cho các em, nâng cao nhận thức của các em, khắc phục tình trạng nhận
thức sai dẫn đến thái độ chưa thật đúng đắn về giới tính.
– Năm 2012, Nguyễn Xuân Huệ với nghiên cứu “Nhận thức của học sinh lớp
9 về giáo dục giới tính tại một số trường Trung học cơ sở ở Quận 11 Thành phố Hồ
Chí Minh”. Đã kết luận, giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở là quan
trọng và cần thiết ở lứa tuổi này. Nếu các em được trang bị những kiến thức giới
tính, giáo dục giới tính phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp các em nhận thức đúng đắn về
những hành vi, biết cách cư xử phù hợp về giới và có những định hướng đúng cho
bản thân.
– Năm 2015 với công trình nghiên cứu “Nhận thức về việc giáo dục giới tính
của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên”, một lần nữa lại chứng minh
được giáo dục giới tính là cần thiết cho lứa tuổi vị thành niên.
– Năm 2017, Lê Thị Dịu với nghiên cứu “Nhận thức và thái độ của cha mẹ về
giáo dục giới tính cho con em trong độ tuổi THCS”, đã chỉ ra thực trạng và các yếu
tố ảnh hưởng tới nhận thức và thái độ của cha mẹ về giáo dục giới tính cho con em
trong độ tuổi THCS.
Như vậy có thể nói có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục
giới tính với các góc độ khác nhau: nhận thức, thái độ, thực trạng… Với đa dạng đề
tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vấn đề về giới tính rất cần thiết trong công cuộc
bồi dưỡng kiến thức và vốn sống cho học sinh. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu
hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường đã đưa VN nhanh chóng hội nhập
nền kinh tế thế giới. Song mặt trái của nó đã tác động rất lớn đến thế hệ trẻ VN.
Thông qua mạng thông tin toàn cầu Internet và các loại sách báo, văn hoá phẩm độc
hại… giới trẻ Việt Nam đã tiếp cận những “tri thức” ngoài luồng dẫn đến sự tò mò
muốn tìm hiểu, khám phá bản thân và bạn khác giới dẫn đến những hậu quả không
lường. Vì thế vấn đề giới tính và giáo dục giới tính càng trở nên cấp bách không chỉ
cho riêng các bậc phụ huynh mà còn là vấn đề của ngành giáo dục và toàn xã hội.
Với đề tài nghiên cứu: “Nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9,
tỉnh Bạc Liêu”, tác giả tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến mặt nhận thức và thái
16

độ về giới tính của học sinh, và từ đó kiến nghị một số biện pháp nhằm đẩy mạnh
công tác giáo dục giới tính cho học sinh nói riêng và giáo dục nhân cách học sinh
nói chung một cách hiệu quả.
1.2. Lí luận về nhận thức và thái độ
1.2.1 Nhận thức
1.2.1.1. Định nghĩa
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Nhận
thức là tiền đề của tình cảm và hành động ý chí nhưng đồng thời lại có quan hệ mật
thiết với chúng. Hoạt động nhận thức là một hoạt động rất đặc trưng của con người
nói chung và của mỗi nguời nói riêng. Nhận thức – đó là một lĩnh vực hết sức phức
tạp, khi tìm hiểu vấn đề này cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhận thức là
hoạt động của chủ thể nhằm khám phá thế giới xung quanh, dĩ nhiên kết quả của
hoạt động này là nhằm tìm ra chân lý hay sự thực về những thuộc tính và quy luật
khách quan của một sự vật cụ thể. Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con
người thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con
người nhận thức được các nét cơ bản của sự vật hiện tượng. Cứ như vậy, nhận thức
của con người ngày càng được mở rộng.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhận thức, trong chương trình tâm lý
học đại cương của nhiều tác giả, khái niệm nhận thức đã được đề cập rất cụ thể với
nhiều phương diện khác nhau.
Vậy nhận thức được hiểu như thế nào?
Theo từ điển Tiếng việt (1999), Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh
và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế
giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. Có nhận thức đúng và cũng có
những nhận thức sai lầm. Nhận thức có nghĩa là nhận ra và biết được, hiểu được.
Nhận thức được vấn đề tức là biết được vấn đề đó là gì và hiểu được nó như thế
nào, nguồn gốc của vấn đề ra sao…
Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng (2008), nhận thức là hiểu được
một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy
luật về những hiện tượng, quá trình nào đó.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *