BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Thu Lan
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Thu Lan
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC QUỲNH DAO
Thành phố Hồ Chí Minh – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Tâm lí học với đề tài “Kỹ năng quản lý cảm
xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực.
Tp. HCM, ngày 29 tháng 9 năm 2017
Tác giả
Phạm Thị Thu Lan
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, quý thầy cô khoa Tâm lí học và quý thầy cô Phòng Sau đại học đã tận
tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao đã tận tâm
hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn tin tưởng, động viên và khích lệ, giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Tp. HCM, ngày 29 tháng 9 năm 2017
Tác giả
Phạm Thị Thu Lan
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………………………………..
1
NỘI DUNG …………………………………………………………………………………………………..
6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON ……………………………………
6
1.1. Lịch sử nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc ……………………………………………..
6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về kỹ năng quản lý cảm xúc ……..
6
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước về kỹ năng quản lý cảm xúc
………
8
1.2.Lý luận về kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
……
11
1.2.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc ………………………………………………………………………
11
1.2.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non …………….
40
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng dến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo
dục Mầm non
……………………………………………………………………………………….
49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………………………
57
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA SINH
VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON ……………………………………………
59
2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………..
59
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
…………………………………………………………………………….
59
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………………….
59
2.1.3. Khái quát về khách thể nghiên cứu thực trạng
………………………………………….
64
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non
……………………………………………………………………………..
65
2.2.1. Nhận thức của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non về kỹ năng quản lý
cảm xúc
……………………………………………………………………………………………….
65
2.2.2. Thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
non ……………………………………………………………………………………………………..
68
2.2.3. Mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non …
94
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non ……………………………………………………………………………..
102
2.2.5. Các biện pháp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc cho sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non ……………………………………………………………………………..
108
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………………….
113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
………………………………………………………………………..
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………………..
120
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ ĐẦY ĐỦ
CHỮ VIẾT TẮT
1
Điểm trung bình
ĐTB
2
Giảng viên
GV
3
Giáo dục Mầm non
GDMN
4
Giáo viên Mầm non
GVMN
5
Người hướng dẫn
NHD
6
Quản lý cảm xúc
QLCX
7
Sinh viên
SV
8
Thành phố Hồ Chí Minh
Tp. HCM
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng cấu trúc trí tuệ cảm xúc của Petrides và Furnham
……………………………
7
Bảng 2.1. Cách quy điểm cho các câu hỏi có ba mức độ lựa chọn ………………………….
61
Bảng 2.2. Cách quy điểm cho các câu hỏi có năm mức độ lựa chọn ……………………….
62
Bảng 2.3. Cách quy điểm đối với các tình huống …………………………………………………
62
Bảng 2.4. Cách quy điểm cho mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN …………
63
Bảng 2.5. Khái quát về khách thể nghiên cứu
………………………………………………………
64
Bảng 2.6. Nhận thức của SV ngành GDMN về kỹ năng QLCX
……………………………..
66
Bảng 2.7. Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng QLCX với nghề nghiệp
tương lai ……………………………………………………………………………………………
67
Bảng 2.8. Kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV ngành GDMN ………………………………
68
Bảng 2.9. Đánh giá của GV – NHD về kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV
ngành GDMN
…………………………………………………………………………………….
70
Bảng 2.10. Kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV thông qua tình huống số 1
…………….
71
Bảng 2.11. Kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc của SV ngành GDMN …..
73
Bảng 2.12. Đánh giá của GV – NHD về kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một
cảm xúc của SV ngành GDMN
…………………………………………………………….
75
Bảng 2.13. Kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc thông qua tình huống
số 2 …………………………………………………………………………………………………
76
Bảng 2.14. Kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc của SV ngành GDMN
thông qua tình huống số 3 ……………………………………………………………………
77
Bảng 2.15. Kỹ năng phản ánh, đánh giá cảm xúc của SV ngành GDMN ………………..
78
Bảng 2.16. Đánh giá của GV – NHD về kỹ năng phản ánh, đánh giá cảm xúc của
SV ngành GDMN
……………………………………………………………………………….
80
Bảng 2.17. Kỹ năng phản ánh, đánh giá cảm xúc của SV ngành GDMN qua tình
huống số 4 …………………………………………………………………………………………
81
Bảng 2.18. Kỹ năng phản ánh, đánh giá cảm xúc của SV ngành GDMN qua tình
huống số 5 …………………………………………………………………………………………
81
Bảng 2.19. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của SV ngành GDMN …………………………….
83
Bảng 2.20. Đánh giá của GV – NHD về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của SV
ngành GDMN
…………………………………………………………………………………….
84
Bảng 2.21. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của SV ngành GDMN qua tình huống
số 6 …………………………………………………………………………………………………
85
Bảng 2.22. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của SV ngành GDMN qua tình huống
số 7 …………………………………………………………………………………………………
85
Bảng 2.23. Đánh giá chung về bốn kỹ năng thành phần trong cấu trúc kỹ năng
QLCX của SV ngành GDMN ………………………………………………………………
87
Bảng 2.24. Kỹ thuật lựa chọn hoặc thay đổi tình huống để QLCX qua tình huống
số 8 …………………………………………………………………………………………………
88
Bảng 2.25. Kỹ thuật lựa chọn hoặc thay đổi tình huống để QLCX qua tình huống
số 9 …………………………………………………………………………………………………
89
Bảng 2.26. Kỹ thuật triển khai chú ý để QLCX qua tình huống số 10 …………………….
90
Bảng 2.27. Kỹ thuật thay đổi nhận thức để QLCX qua tình huống số 11
…………………
91
Bảng 2.28. Cách thức QLCX của SV ngành GDMN khi gặp những cảm xúc
tiêu cực ……………………………………………………………………………………………..
92
Bảng 2.29. Mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN
……………………………………
94
Bảng 2.30. Đánh giá chung của GV – NHD về kỹ năng QLCX của SV ngành
GDMN
………………………………………………………………………………………………
96
Bảng 2.31. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương
diện trường ………………………………………………………………………………………..
97
Bảng 2.32. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương
diện năm học ……………………………………………………………………………………..
98
Bảng 2.33. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương
diện kinh nghiệm tham gia các khóa học liên quan đến kỹ năng QLCX
…..
100
Bảng 2.34. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương
diện học lực ……………………………………………………………………………………..
101
Bảng 2.35. Những khó khăn của SV khi QLCX của bản thân và người khác …………
103
Bảng 2.36. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN ……….
105
Bảng 2.37. Những nguyên nhân khiến kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN
chưa cao
…………………………………………………………………………………………..
107
Bảng 2.38. Mức độ cần thiết của các biện pháp giúp nâng cao kỹ năng QLCX
của SV ngành GDMN ……………………………………………………………………….
109
Bảng 2.39. Mức độ khả thi của các biện pháp giúp nâng cao kỹ năng QLCX
của SV ngành GDMN ……………………………………………………………………….
111
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mô hình bốn nhánh của trí tuệ cảm xúc
…………………………………………….
23
Biểu đồ 1.2. Cấu trúc kỹ năng quản lý cảm xúc
……………………………………………………
25
Biểu đồ 1.3. Mô hình phương thức cảm xúc ………………………………………………………..
30
Biểu đồ 1.4. Mô hình quá trình điều chỉnh cảm xúc nhấn mạnh năm điểm của các
cách thức điều chỉnh cảm xúc ………………………………………………………………
31
Biểu đồ 2.1. Mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN
………………………………….
95
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cảm xúc đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và hoạt động của con
người. Cảm xúc là động lực thúc đẩy con người hoạt động, là nhân tố điều khiển hành
vi và hoạt động của cá nhân. Cảm xúc đi đúng hướng sẽ là động lực cho con người vươn
lên, thúc đẩy con người tìm tòi, sáng tạo, vươn đến những đỉnh cao trong cuộc sống
nhưng cũng có thể khiến nhận thức và hành động bị sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến
tâm sinh lý cũng như mỗi quan hệ xã hội khi cường độ cảm xúc quá mạnh. Vì vậy, kỹ
năng quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng quyết định sự thành công trong hoạt
động của con người. Đặc biệt, đối với sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non nói riêng, là lực lượng quan trọng với trách nhiệm sẽ đào tạo những
thế hệ tương lai của đất nước thì yêu cầu về kỹ năng quản lý cảm xúc lại càng trở nên
cần thiết.
Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong sự phát triển nguồn
nhân lực của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu giáo dục mầm non đang phát
triển mạnh. Thống kê cho biết hiện nay có 4,8 triệu trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi được
huy động đến trường hoặc lớp mầm non [1]. Đây là lứa tuổi phát đang triển nhanh về
mặt thể chất, tình cảm cũng như trí tuệ, là giai đoạn quan trọng hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ của
giáo dục mầm non, xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục
cho mọi người. Ngày nay, bên cạnh những thành tích và sự phát triển đáng ghi nhận của
bậc học này, vẫn còn tồn tại những yếu kém và bất cập, đặc biệt là tình trạng bạo hành
trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non diễn ra trong thời gian gần đây. Một điều đáng
lo ngại là việc bạo hành trẻ em không chỉ xảy ra tại cơ sở giáo dục mầm non có đội ngũ
giáo viên không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng sư phạm, mà còn diễn ra ở
các cơ sở có giáo viên đã qua hệ thống trường lớp đào tạo.
Trong thực tiễn công tác dạy học, giáo viên mầm non sẽ không tránh khỏi những
tình huống khó khăn, phức tạp có thể làm nảy sinh những cảm xúc tiêu cực với trẻ. Đối
với lứa tuổi mầm non, lứa tuổi mà tình cảm chi phối tất cả các mặt trong hoạt động phát
triển tâm lý của trẻ [22], việc thể hiện cảm xúc của giáo viên mầm non trong quá trình
2
giáo dục sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm lý của trẻ. Để đạt được hiệu quả
cao trong giáo dục, một trong những kỹ năng giáo viên mầm non cần có là kỹ năng quản
lý cảm xúc trong các tình huống sư phạm đa dạng. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng kỹ
năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non để từ đó có những tác
động hình thành và phát triển kỹ năng này, góp phần vào việc đào tạo những giáo viên
mầm non có chất lượng trong tương lai là điều thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Với
những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng quản lý cảm xúc của
sinh viên ngành Giáo dục Mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên
ngành Giáo dục Mầm non, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng
quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu
339 sinh viên ngành Giáo dục Mầm non của trường Đại học Sài Gòn và trường
Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM.
50 giảng viên của trường Đại học Sài Gòn, trường Cao đẳng Sư phạm Trung
ương Tp. HCM và người hướng dẫn tại các cơ sở thực tập.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non trong hoạt động học tập và thực tập.
4.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 339 sinh viên hệ chính quy của trường Đại học
Sài Gòn và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM.
50 giảng viên của trường Đại học Sài Gòn, trường Cao đẳng Sư phạm Trung
ương Tp. HCM và người hướng dẫn tại các cơ sở thực tập.
3
5. Giả thuyết nghiên cứu
Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở mức trung
bình.
Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý cảm xúc
của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non. Trong đó, yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều
nhất.
Có sự khác biệt về kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
non trên các phương diện: năm học, kinh nghiệm có được khi tham gia các khóa học có
liên quan đến kỹ năng quản lý cảm xúc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: kỹ năng,
cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc, sinh viên, kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên.
Khảo sát thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
non, tìm hiểu những khó khăn khi quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
non và một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng này.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng
quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích
Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản
liên quan đến đề tài như: kỹ năng, cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý
cảm xúc của sinh viên.
Từ khung lý luận xác lập cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương
pháp nghiên cứu.
Cách tiến hành
Thu thập tài liệu, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết
cũng như các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên giáo dục mầm non.
Cách tiến hành
Cấu trúc các câu hỏi thành bảng câu hỏi điều tra. Xây dựng bảng hỏi dành cho
hai nhóm khách thể:
Sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
Giảng viên khoa Giáo dục Mầm non và người hướng dẫn tại các cơ sở
thực tập.
Các giai đoạn thực hiện:
Đối với sinh viên
Giai đoạn 1: thiết kế bảng hỏi mở về những vấn đề liên quan đến thực
trạng nhận thức về kỹ năng quản lý cảm xúc, các cách thức được sử dụng để quản lý
cảm xúc, các khó khăn khi quản lý cảm xúc, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý
cảm xúc và một số biện pháp phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non.
Giai đoạn 2: thiết kế bảng hỏi chính thức. Điều tra thử bảng hỏi để đánh
giá sự phù hợp của bảng hỏi với đối tượng điều tra trên nhiều mặt: cách diễn đạt từ ngữ,
nội dung trình bày, các chỉ dẫn, các tình huống cũng như đánh giá độ tin cậy của thang
đo.
Giai đoạn 3: hoàn thiện bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức.
Đối với giảng viên và người hướng dẫn
Giai đoạn 1: điều tra mở và phỏng vấn về các tình huống sư phạm mà để
giải quyết các tình huống đó cần kỹ năng quản lý cảm xúc.
Giai đoạn 2: xây dựng bảng hỏi chính thức
Giai đoạn 3: tập huấn và hướng dẫn đội ngũ giảng viên, người hướng dẫn
về cách thức quan sát và đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên.
Giai đoạn 4: tiến hành khảo sát chính thức.
5
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích
Bổ sung cứ liệu cho phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi, góp phần
làm rõ thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
Cách tiến hành
Gặp gỡ, trò chuyện với sinh viên, giảng viên khoa Giáo dục Mầm non và người
hướng dẫn tại các cơ sở thực tập.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Mục đích
Xử lý các dữ kiện thu thập, đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu.
Cách tiến hành
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows 20.0 để phân tích số liệu.
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về kỹ năng quản lý cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc (QLCX) được đề cập đến chủ yếu trong các công trình
nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) và các công trình nghiên cứu về
sự điều chỉnh cảm xúc (emotion regulation).
Nhóm 1. Các nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc với tư cách là một thành
phần của trí tuệ cảm xúc
Những nghiên cứu mang tính hệ thống đầu tiên về trí tuệ cảm xúc được xây dựng
bởi hai nhà tâm lý học John D. Mayer và Peter Salovey. Hai nhà tâm lý này đã tiến hành
những nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ cảm xúc với một số lượng đáng kể. Năm 1997,
Peter Salovey, John D. Mayer và David R. Caruso đã đề xuất mô hình trí tuệ cảm xúc
gồm bốn thành phần (được cập nhật từ mô hình trí tuệ cảm xúc năm 1990), trong đó, kỹ
năng QLCX được đề cập là kỹ năng cao nhất trong bốn nhánh kỹ năng của trí tuệ cảm
xúc. Mô hình trí tuệ cảm xúc của nhóm tác giả bao gồm:
(1) Nhận biết cảm xúc
(2) Sử dụng cảm xúc tạo điều kiện cho tư duy
(3) Hiểu những thông tin cảm xúc
(4) Quản lí cảm xúc [32]
Theo mô hình này, kỹ năng QLCX được đề cập là “sự điều chỉnh cảm xúc một
cách có suy nghĩ để tăng cường sự phát triển cảm xúc và trí tuệ” [36, tr.14]. Kỹ năng
QLCX bao gồm bốn kỹ năng từ cấp độ thấp đến cao. Kỹ năng điều khiển cảm xúc cơ
bản liên quan đến khả năng tham gia và luôn cởi mở với những cảm giác dễ chịu và khó
chịu, trong khi kỹ năng nâng cao hơn bao gồm khả năng tham gia hoặc tách rời khỏi
cảm xúc tùy theo cách nhìn nhận của chủ thể trong một tình huống. Theo dõi và phản
ánh cảm xúc của bản thân và người khác cũng đại diện cho việc giải quyết vấn đề phức
tạp hơn trong nhánh này. Kỹ năng cao nhất là biết cách làm gia tăng hoặc giảm nhẹ cảm
xúc tích cực và tiêu cực của bản thân và người khác [31].
7
Daniel Goleman sau khi được truyền cảm hứng từ các bài báo khoa học của
Mayer và Salovey về trí tuệ cảm xúc, đã viết tác phẩm Emotional Intelligence: Why It
Can Matter More Than IQ (1995) – một trong những quyển sách tâm lý bán chạy nhất
trên quốc tế. Tác phẩm này đã khiến thuật ngữ trí tuệ cảm xúc trở nên phổ biến rộng rãi
và được nhiều người biết đến [34]. Quyển sách đề cập đến kỹ năng QLCX như một năng
lực chống lại “cơn bão cảm xúc”, là sự điều hòa, chế ngự những xúc cảm quá mức, cách
thức để làm chủ những cảm xúc vượt tầm kiểm soát như trầm cảm, lo lắng, cuồng nộ
hay tâm trạng rối bời, đích đến là sự cân bằng, không phải loại bỏ xúc cảm [3]. Tác giả
cũng đưa ra nhiều cách thức để quản lý những cảm xúc tiêu cực như chế ngự cơn giận
dữ, xua tan lo lắng; tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, cách khắc phục trầm
cảm; phân tích sâu về sự đồng cảm và hướng dẫn nghệ thuật hòa hợp với người khác.
Daniel Goleman nhấn mạnh và đưa ra rất nhiều dẫn chứng về việc thiếu hiểu biết về xúc
cảm là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội bao gồm các căn bệnh tâm thần, tội phạm
và sự thất bại trong giáo dục [34].
Hai tác giả Petrides và Furnham (2000) cũng đề cập đến kỹ năng QLCX như một
thành phần trong cấu trúc trí tuệ cảm xúc (bảng 1.1). Trong đó, kỹ năng QLCX của bản
thân được coi là một trong những khía cạnh của nhân tố tự kiểm soát và kỹ năng QLCX
người khác được coi là một khía cạnh của nhân tố tính hòa đồng.
Bảng 1.1. Bảng cấu trúc trí tuệ cảm xúc của Petrides và Furnham (2000) [26, tr.39]
KHÍA CẠNH
NHÂN TỐ
Khả năng thích ứng
Tự động cơ hóa
Sự quyết đoán
Quản lý xúc cảm (người khác)
Kỹ năng xã hội
Tính hòa đồng
Sự biểu lộ xúc cảm
Các kỹ năng quan hệ với người khác
Sự thấu cảm
Nhận thức xúc cảm (bản thân và người khác)
Tính nhạy cảm
8
Tính bốc đồng (thấp)
Quản lý stress
Điều chỉnh xúc cảm
Tự kiểm soát
Lòng tự trọng
Hạnh phúc
Lạc quan
Hạnh phúc
Nhóm 2. Các nghiên cứu về điều chỉnh cảm xúc có liên quan đến kỹ năng
quản lý cảm xúc
Chủ đề về điều chỉnh cảm xúc là đề tài được bổ sung tương đối muộn trong lĩnh
vực cảm xúc. Cho đến đầu những năm 1990, chỉ có một vài trích dẫn chứa cụm từ “điều
chỉnh cảm xúc” và sau đó thì sự phổ biến về chủ đề này càng gia tăng. Điều chỉnh cảm
xúc được đề cập đến trong nghiên cứu về các cơ chế phòng vệ tâm lý (Freud, 1926/1969),
căng thẳng và cách ứng phó (Lazarus, 1966), sự gắn bó (Bowtly, 1969) và tự điều chỉnh
(Mischel, Shoda và Rodriguez, 1989) [32, tr.497]. Năm 1998, Jame Gross với những
nghiên cứu chuyên sâu về điều chỉnh cảm xúc đã bắt đầu đưa ra một định hướng về cảm
xúc và các cách thức điều chỉnh cảm xúc, ông đã phác họa một quy trình về điều chỉnh
cảm xúc có thể ứng dụng hiệu quả trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Theo Jame
Gross, điều chỉnh cảm xúc nói đến cách chúng ta tác động cảm xúc mà chúng ta có, khi
chúng ta có chúng và cách chúng ta trải nghiệm, diễn tả những cảm xúc này. Dựa vào
quá trình một cảm xúc nảy sinh, Jame Gross đã phác họa một mô hình điều chỉnh cảm
xúc gồm năm kỹ thuật tương ứng với năm thời điểm mà mỗi cá nhân có thể điều chỉnh
cảm xúc. Năm kỹ thuật bao gồm: lựa chọn tình huống, thay đổi tình huống, triển khai
sự chú ý, thay đổi nhận thức và điều chế phản ứng [32, tr.500]. Năm kỹ thuật này có thể
được sử dụng để hình thành và phát triển kỹ năng QLCX của một người.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước về kỹ năng quản lý cảm xúc
Ở Việt Nam, các nghiên cứu chuyên sâu về kỹ năng QLCX còn hạn chế, đa số
được đề cập như một thành phần trong các công trình về trí tuệ cảm xúc. Ngoài ra, có
thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nội hàm của kỹ năng QLCX
9
như nghiên cứu về tự điều chỉnh cảm xúc âm tính, khả năng kiểm soát cảm xúc hay kỹ
năng QLCX giận dữ.
Nhóm 1. Các nghiên cứu chuyên sâu về kỹ năng quản lý cảm xúc
Năm 2012, tác giả Huỳnh Văn Sơn và nhóm cộng sự đã tiến hành công trình
nghiên cứu “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm”. Trong
đó, kỹ năng QLCX là một trong ba kỹ năng được nghiên cứu sâu với ý nghĩa là một kỹ
năng tạo sự thích ứng của người giáo viên trong môi trường làm việc, giúp tương tác với
người khác tích cực và hỗ trợ công việc hiệu quả. Kết quả nghiên cứu trên 1089 sinh
viên của bốn trường Đại học Sư phạm cho thấy kỹ năng QLCX của sinh viên đạt mức
trung bình khá. Kết quả chỉ ra rằng trong quá trình QLCX, sinh viên có một số biểu hiện
như dễ để cảm xúc ảnh hưởng đến học tập và công việc (62,4%), không biết cách kiềm
chế những cơn nóng giận của bản thân (57%), không biết cách giải tỏa những cảm xúc
tiêu cực (56,4%) và một số khó khăn khác như không lường trước được hậu quả của
những cảm xúc tiêu cực, dễ để cảm xúc lây lan sang người khác…Thực nghiệm phát
hiện của nghiên cứu này cũng cho thấy sinh viên có kỹ năng QLCX nhưng chỉ đạt mức
trung bình [16].
Đề tài “Kỹ năng quản lý cảm xúc của điện thoại viên tại trung tâm chăm sóc
khách hàng tập đoàn viễn thông quân đội Viettel” (2016) của tác giả Đào Thị Huệ đề
cập đến kỹ năng QLCX là khả năng tự nhận biết, điều khiển, chỉ đạo những cảm xúc
của bản thân và người khác nhằm đạt được những mục đích đã đề ra. Kết quả công trình
nghiên cứu cho thấy kỹ năng QLCX của các điện thoại viên đạt mức cao, đáp ứng tốt
với yêu cầu công việc. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng QLCX là yếu tố bản
thân điện thoại viên, tiếp đến là yếu tố áp lực công việc và các lớp đào tạo kỹ năng cho
nhân viên [9].
Nhóm 2. Các nghiên cứu về kỹ năng QLCX với tư cách là một thành phần của
trí tuệ cảm xúc
Có thể kể đến các nghiên cứu nổi bật về trí tuệ cảm xúc như:
Đề tài cấp Nhà nước mã số KX – 05 – 06 do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm đã
xác định trí tuệ cảm xúc là một trong ba thành tố của trí tuệ, bao gồm trí thông minh, trí
tuệ cảm xúc và trí sáng tạo. Trong đề tài này, các tác giả Trần Trọng Thủy, Lê Đức Phúc,
10
Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh đã tiến hành thích ứng bộ công cụ MSCEIT
(Mayer Salovey Caruso Emotional Intelligence Test) và sử dụng bộ công cụ này để đo
lường các chỉ số trí tuệ cảm xúc trên 3741 học sinh phổ thông, sinh viên, người lao động
trẻ Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [39].
Đề tài “Trí tuệ cảm xúc và mối quan hệ của nó với hành vi xã hội của thanh thiếu
niên” do tác giả Phan Thị Mai Hương làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu về cấu trúc yếu
tố của thang đo trí tuệ cảm xúc và các đặc điểm tâm trắc của thang đo này dành cho
thanh thiếu niên, mối quan hệ giữa tự trí tuệ cảm xúc và tự đánh giá về giá trị bản thân
cũng như với hành vi xã hội của thanh thiếu niên [8], [10].
Kế thừa những kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc từ đề tài KX – 05 – 06, có
nhiều đề tài luận án đã bảo vệ thành công như đề tài “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ
nhiệm lớp trường Trung học cơ sở” (2008) của tác giả Nguyễn Thị Dung [6], đề tài “Trí
tuệ cảm xúc của giáo viên Tiểu học” (2010) của tác giả Dương Thị Hoàng Yến [26], đề
tài “Trí tuệ cảm xúc của các giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh”
(2013) của tác giả Nguyên Ngọc Quỳnh Dao [5].
Nhóm 3. Các nghiên cứu về điều chỉnh cảm xúc có liên quan đến kỹ năng
QLCX
Một số đề tài khác cũng có liên quan đến kỹ năng QLCX như các nghiên cứu về
sự điều chỉnh xúc cảm, hành vi điều chỉnh cảm xúc âm tính, khả năng kiểm soát cảm
xúc hay kỹ năng QLCX giận dữ. Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu sau:
Đề tài “Tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý” (2013) của tác
giả Võ Thị Tường Vy cho thấy phần lớn những người làm tham vấn tâm lý tại thành phố
Hồ Chí Minh (77,3%) có mức độ biểu hiện hành vi điều chỉnh xúc cảm trong công việc
ở mức tương đối phù hợp và chưa phù hợp [24].
Đề tài “Khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh ở một số trường Trung học phổ
thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2011) của tác giả Lê Thị Ngọc Thương đã kết luận
học sinh có khả năng kiểm soát với cả ba cảm xúc giận dữ, xấu hổ, sợ hãi ở mức trung
bình. Trong đó, 60% học sinh kiểm soát cảm xúc giận dữ ở mức trung bình trở xuống,
47,2% học sinh có khả năng kiểm soát cảm xúc xấu hổ ở mức trung bình, 48,3% học
sinh có khả năng kiểm soát cảm xúc sợ hãi ở mức trung bình [19].
11
Năm 2015, tác giả Châu Hà Li thực hiện đề tài “Tự điều chỉnh cảm xúc âm tính
của học sinh tại một số trường Trung học cơ sở tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”.
Đề tài xác định bốn nhóm cách thức để điều chỉnh cảm xúc âm tính: né tránh, điều chỉnh
biểu hiện cảm xúc, điều chỉnh nhận thức, bộc lộ chia sẻ cảm xúc. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cảm xúc buồn bã là cảm xúc xuất hiện thường xuyên nhất ở các em học sinh,
tiếp đến là tức giận và cuối cùng là lo lắng. Về các cách thức điều chỉnh cảm xúc, các
em sử dụng nhóm cách tự điều chỉnh nhận thức ở mức độ thường xuyên và nhóm cách
né tránh ở mức độ ít thường xuyên [12].
Đề tài “Kỹ năng quản lý cảm xúc giận dữ của học sinh trường Trung học cơ sở
Châu Văn Liêm, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh hiện nay” (2011) của tác giả Đàm
Thị Bình Yên đề cập cấu trúc kỹ năng QLCX giận dữ bao gồm khả năng tự nhận biết và
tự điều khiển cảm xúc giận dữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tự nhận biết cảm
xúc giận dữ của học sinh trường Châu Văn Liêm ở mức trung bình, trong khi đó khả
năng tự điều khiển cảm xúc giận dữ đạt mức cao [25].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về kỹ năng QLCX còn ít, đa số được lồng
ghép trong các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc hay các nghiên cứu về sự điều chỉnh cảm
xúc. Ngoài ra, hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về kỹ năng QLCX của sinh
viên ngành GDMN. Do đó, chủ đề kỹ năng QLCX với khách thể sinh viên ngành GDMN
cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn để có thể nâng cao chất lượng đào tạo cho
đội ngũ giáo viên mầm non trong tương lai.
1.2. Lý luận về kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
1.2.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc
1.2.1.1. Khái niệm cảm xúc
a. Định nghĩa cảm xúc
Năm 1884, William James – nhà tâm lý học tiên phong của Mỹ – đã viết một bài
báo quan trọng với tựa đề “Cảm xúc là gì?” [33, tr.3]. Sau đó hơn một thế kỉ, các nhà
tâm lý học vẫn chưa trả lời được thỏa đáng câu hỏi ấy. Như một số khái niệm quan trọng
khác, cảm xúc là một khái niệm khó để có thể định nghĩa một cách chính xác. Nhiều
nhà nghiên cứu đã ra sức nỗ lực để định nghĩa thuật ngữ cảm xúc và đề xuất tất cả những
gì gọi là cảm xúc để làm cho khái niệm này mang một ý nghĩa chung nhất.
12
Thuật ngữ cảm xúc bắt nguồn từ tiếng Latin “motere” nghĩa là cử động, rung
động. Điều đó cho thấy khuynh hướng hành động của cá nhân khi cảm xúc được thúc
đẩy [3].
Một số tác giả định nghĩa cảm xúc gắn với các phản ứng sinh lý như:
Plutchik định nghĩa: “Cảm xúc là một chuỗi phản ứng phức tạp đối với một kích
thích, bao gồm sự đánh giá nhận thức, những thay đổi chủ quan, kích thích của hệ thần
kinh không tự chủ và hệ thần kinh tự chủ, động lực để hành động và hành vi được thiết
đặt để có một tác động đến kích thích mà bắt đầu một chuỗi phức tạp” [33, tr.4].
Keltner và Shiota định nghĩa: “Cảm xúc là một phản ứng toàn diện, có chức năng
đối với sự kiện kích thích bên ngoài, kết hợp tạm thời với các kênh sinh lý, nhận thức,
hiện tượng và hành vi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng cường thể lực, môi trường
để đáp ứng với tình huống hiện tại” [33, tr.4].
Hai định nghĩa trên có những điểm chung là:
–
Thứ nhất: cảm xúc có một ảnh hưởng, có tính chức năng theo nghĩa tiến hóa. Vì
vậy, cảm xúc có tính hữu ích nhất định. Xu hướng cảm xúc của chúng ta phát triển nhờ
vào kinh nghiệm của những thế hệ trước. Trong nhiều trường hợp, cảm xúc dẫn chúng
ta đến những hành động nhanh chóng và hiệu quả. Chẳng hạn, khi chúng ta cảm thấy sợ
hãi, chúng ta cố gắng trốn thoát; khi ai đó chống lại chúng ta, chúng ta sẽ phản công lại;
khi ai đó chăm sóc chúng ta, chúng ta trở nên thân thiết với họ.
–
Thứ hai: mỗi cảm xúc là một phản ứng đối với một kích thích – một sự kiện cụ
thể diễn ra. Kinh nghiệm thông thường cho chúng ta thấy chúng ta sẽ hạnh phúc về điều
gì, giận dữ hay sợ hãi về một điều gì đó. Định nghĩa thứ hai còn đề cập đến cả những
kích thích bên ngoài.
–
Thứ ba: hai định nghĩa trên cũng như nhiều định nghĩa khác có đồng quan điểm
rằng một trạng thái cảm xúc bao gồm bốn khía cạnh: nhận thức, cảm giác, sự thay đổi
sinh lý và hành vi. Chẳng hạn, một sinh viên nhận được kết quả của bài kiểm tra cao
hơn mong đợi thì anh ta có một nhận thức: một tin tốt, một cảm giác: vui, có một vài
thay đổi sinh lý: phấn khích và hành vi là cười [33, tr.5].
Izard – nhà tâm lý học người Mỹ với những đóng góp quan trọng về cảm xúc đã
định nghĩa cảm xúc “là một quá trình phức tạp với những khía cạnh mang tính thần kinh,
13
thần kinh – cơ/biểu cảm và kinh nghiệm” [30, tr.116]. Vì vậy, ý nghĩa cảm xúc đến từ
sự tác động lẫn nhau giữa hoạt động sinh lý thần kinh, biểu cảm trên khuôn mặt và kinh
nghiệm chủ quan. Izard còn xem cảm xúc như là một hệ thống động lực, một quá trình
của nhân cách mang ý nghĩa cho sự tồn tại của con người và xác định những hành vi có
thể từ chiếm đoạt cho đến hy sinh bản thân [30].
Damasio – chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh, tâm lý và triết học định nghĩa
“Cảm xúc là sự kết hợp của quá trình đánh giá tinh thần, đơn giản hoặc phức tạp, với
những đáp ứng lại quá trình đó, chủ yếu hướng tới sự thích hợp của cơ thể, không chỉ
dẫn đến tình trạng cơ thể cảm xúc, mà còn hướng tới bộ não, dẫn đến những thay đổi
thần kinh cộng thêm vào” [30, tr.296]. Damasio nhìn nhận cảm xúc như một điều cụ thể
có liên quan đến hệ thống cụ thể trong cơ thể và não bộ (cả phần vỏ não và dưới vỏ não).
Một số quan điểm khác định nghĩa cảm xúc dưới góc độ là sự phản ánh thế giới
bên ngoài có liên hệ với nhu cầu, động cơ của con người như: theo từ điển Tâm lý học
của Vũ Dũng “cảm xúc là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện
tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu
cầu của cơ thể, dưới hình thức rung động trực tiếp” [7, tr.75]. Các tác giả Nguyễn Quang
Uẩn, Nguyễn Xuân Thức đều có chung nhận định về cảm xúc “là những thái độ thể hiện
rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của
chúng trong mối liên hệ với nhu cầu, động cơ của con người.” [18, tr.172].
Như vậy có thể thấy điểm chung giữa các định nghĩa là: cảm xúc là một quá trình
tâm lý phức tạp, là một phản ứng với những kích thích hay là sự phản ánh tâm lý với thế
giới khách quan, có liên quan đến hệ thống nhận thức, sinh lý, hành vi, kinh nghiệm và
có ý nghĩa trong mối liên hệ với nhu cầu, động cơ của con người.
b. Phân loại cảm xúc
Phân loại theo cường độ, tính ổn định và mức độ ý thức
Theo cường độ, tính ổn định và mức độ ý thức, một số tác giả đã phân chia cảm
xúc thành hai loại: xúc động và tâm trạng.
Xúc động là “một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong thời gian
ngắn và khi xảy ra xúc động, con người thường không làm chủ được bản thân mình,
không ý thức được hậu quả hành động của mình” [18, tr.177].
14
Tâm trạng: là một dạng khác của xúc cảm, tâm trạng có cường độ vừa phải hoặc
tương đối yếu, tồn tại trong một thời gian tương đối dài và chủ thể có thể không ý thức
được nguyên nhân gây ra nó [18, tr.177-178].
Theo các tác giả này thì xúc cảm và tình cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau,
tình cảm “được hình thành từ những xúc cảm đồng loại (do sự tổng hợp hóa, động hình
hóa, khái quát hóa các cảm xúc đó mà thành) và được thể hiện qua các cảm xúc” [18,
175].
Phân loại theo các cảm xúc riêng lẻ
Izard đã liệt kê năm tiểu chuẩn mà một số lý thuyết đã dùng để phân loại những
cảm xúc cơ bản:
(1) Chúng có chất nền thần kinh khác biệt
(2) Chúng có sự chuyển động và biểu hiện khác nhau trên nét mặt
(3) Chúng có những cảm xúc khác biệt thúc đẩy nhận thức
(4) Chúng đến thông qua sự tiến hóa
(5) Chúng có tính thích ứng, tính tổ chức và tính tạo động lực [30, tr.117].
Izard đã đề xuất mười cảm xúc nền tảng hội đủ các tiêu chuẩn trên. Theo ông,
mười cảm xúc nền tảng này cung cấp cho hệ thống tạo động lực chủ yếu của chúng ta,
đó là: hứng thú (interest), vui sướng (enjoyment), ngạc nhiên (surprise), buồn (sadness),
giận dữ (anger), ghê tởm (disgust), khinh thường (contempt), sợ hãi (fear), xấu hổ
(shame), e thẹn (shyness) [30, tr.116]. Mặc dù những cảm xúc này mang tính nền tảng
và tách biệt, thậm chí Izard tin rằng chúng tách biệt trong hệ thống thần kinh, hành vi
và kinh nghiệm, đặc biệt trong sự phản hồi biểu lộ trên nét mặt, chúng có sự tương tác
với nhau. Theo quan điểm của Izard, những yếu tố cảm xúc của mỗi cá nhân tự tạo thành
một hệ thống tương tác với nhau. Các cảm xúc có mối quan hệ với nhau, kết quả của sự
kết hợp những mối quan hệ phức tạp này thì tương tự như các nét hay các kiểu tính cách.
Oatley và Johnson – Laird – hai nhà tâm lý học cung cấp lý thuyết cảm xúc theo
cách tiếp cận nhận thức, cho rằng con người có năm kiểu cảm xúc cơ bản và phổ biến
là: sung sướng (happiness), buồn rầu (sadness), lo lắng hay lo sợ (anxiety or fear), giận
dữ (anger) và ghê tởm (disgust) [30, tr.84]. Họ lập luận rằng mỗi một kiểu cảm xúc có
sự ảnh hưởng ức chế đến những kiểu cảm xúc còn lại.