11563_Tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viện TP.HCM

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Quang Trọng

TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN
MẤT NGỦ MẠN TÍNH TẠI MỘT SỐ
BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Quang Trọng

TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN
MẤT NGỦ MẠN TÍNH TẠI MỘT SỐ
BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số

: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong luận văn “Tổn thương tâm lý của
bệnh nhân mất ngủ mạn tính tại một số bệnh viên thành phố Hồ Chính Minh” là
trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ luận văn nào.

Tp Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 2019

Học viên ký tên

Trần Quang Trọng

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học, quý
thầy cô Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM đã nhiệt tình truyền
đạt những kiến thức, những kinh nghiệm tinh thông, sâu sắc quý báu, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong quá trình tôi học tập.
Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Đoàn Văn Điều, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và cán bộ nhân viên bệnh viện Quận 2 đã
nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn đến các bạn học viên cao học đã chia sẻ, trao đổi kiến
thức và đóng góp ý kiến quý báu, nhằm giúp đỡ động viên tôi.
Cuối cùng, xin gửi đến gia đình, tất cả bạn bè thân thuộc, những người luôn
giúp đỡ động viên tôi rất nhiều trong cuộc sống, trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
TP.HCM, ngày tháng năm 2019

MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Mở đầu
…………………………………………………………………………………………………………..
1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA BÊNH NHÂN
MẤT NGỦ MẠN TÍNH ………………………………………………………………..
7
1.1.
Lịch sử nghiên cứu về tổn thương tâm lý
…………………………………………………
7
1.1.1. Nghiên cứu tổn thương tâm lý ở nước ngoài ………………………………………
7
1.1.2. Nghiên cứu tổn thương tâm lý ở Việt Nam ………………………………………
11
1.2.
Khái niệm chung về tổn thương tâm lý ………………………………………………….
15
1.3.
Khái niệm trầm cảm ……………………………………………………………………………
18
1.3.1. Định nghĩa trầm cảm
……………………………………………………………………..
18
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bẩm sinh của trầm cảm
………………………………..
20
1.3.3. Chẩn đoán trầm cảm theo DSM-IV …………………………………………………
23
1.3.4. Các biểu hiện của trầm cảm
……………………………………………………………
24
1.4.
Khái niệm lo âu ………………………………………………………………………………….
26
1.4.1. Định nghĩa rối loạn lo âu ……………………………………………………………….
26
1.4.2. Các biểu hiện của rối loạn lo âu
………………………………………………………
28
1.4.3. Căn nguyên rối loạn lo âu ………………………………………………………………
30
1.4.4. Chẩn đoán rối loạn lo âu theo DSM-IV:
…………………………………………..
31
1.5.
Khái niệm mất ngủ ……………………………………………………………………………..
32
1.6.
Các yếu tố liên quan trầm cảm, lo âu …………………………………………………….
34
1.7.
Mất ngủ mạn tính, trầm cảm, lo âu mối liên quan …………………………………..
46
1.8.
Bộ công cụ đánh giá trầm cảm, lo âu …………………………………………………….
47
Tiểu kết Chương 1 ………………………………………………………………………………………….
52

Chương 2. THỰC TRẠNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN
MẤT NGỦ MẠN TÍNH ………………………………………………………………
53
2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu tổn thương tâm lý của bệnh nhân
mất ngủ mạn tính
………………………………………………………………………………
53
2.2. Thực trạng chung về tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn tính …
59
2.2.1. Đánh giá chung thực trạng lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân mất ngủ
mạn tính …………………………………………………………………………………….
60
2.3. Mô tả đặc điểm khách thể nghiên cứu …………………………………………………..
62
2.4. Mối liên quan giữa trầm cảm, lo âu với các yếu tố liên quan
……………………
69
2.4.1. Mối liên quan trầm cảm lo âu với đặc điểm hôn nhân gia đình
…………..
69
2.4.2. Mối liên quan trầm cảm, lo âu với dặc điểm kinh tế
………………………….
72
2.4.3. Mối liên quan giữa trầm cảm lo âu với đặc điểm mất ngủ
………………….
73
2.4.4. Mối liên quan giữa trầm cảm, lo âu với đặc bệnh đồng mắc ………………
75
Tiểu kết Chương 2 ………………………………………………………………………………………….
78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
………………………………………………………………………..
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………………..
80
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ ĐẦY ĐỦ
OCD
Obsessive compulsive disorder
(Rối loạn ám ảnh cưỡng chế)
AIDS
Acquired immunodeficiency syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch)
APA
American Psycholofical Association
(Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ)
BV
Bệnh viện
CDC
Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)
CES-D
Center for Epidemiological Studies Depression
(Trung tâm nghiên cứu dịch tể trầm cảm)
DALY
Disability- Adjusterd Life Years
(Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật)
DASS21
Depression Anxiety and Stress Scales
(Thang đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, stress 21)
DSM-IV
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
(Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần
IV)
HADS
Hospital Anxiety and Depression Scale
(Thang dó lo âu và trầm cảm tại bệnh viện)
HAMA
Hamilton Anxiety Rate Scale
(Thang đo lo âu của Hamilton)
HAMD
Hamilton Depression Rating Scale
(Thang đo trầm cảm của Hamilton)
HIV
Human Immunodeficiency virus
(Vi rút suy giảm miễn dịch ở người)
ICD
Internationnal Classification of Diseases

(Phân loại quốc tế về bệnh)
RLLATT
Rối loạn lo âu toàn thể
OR
Odds ratio
(Tỉ số số chênh)
PHQ-9
Patient Health Questionnaire 9
(Bảng hỏi đánh giá sức khỏe bệnh nhân 9)
PR
Prevalence ratio
(Tỉ lệ hiện hành)
PTSD
Post Trauma Stress Disorder
(Rối loạn stress sau sang chấn)
ASR
Actue stress reaction
(Rối loạn stress cấp)
TTTL
Tổn thương tâm lí
WHO
World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá chung mức độ lo âu trầm cảm ……………………………………………. 60
Bảng 2.2. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu. ……………………………………………………………………… 61
Bảng 2.3. Đặc tính thông tin cá nhân ………………………………………………………………. 62
Bảng 2.4. Đặc điểm hôn nhân gia đình của khách thể nghiên cứu ……………………… 64
Bảng 2.5. Đặc điểm kinh tế nghề nghiệp của khách thể nghiên cứu
……………………. 65
Bảng 2.6. Đặc điểm chứng mất ngủ của khách thể nghiên cứu …………………………. 66
Bảng 2.7. Đặc điểm bệnh đồng mắc của khách thể nghiên cứu
………………………….. 67
Bảng 2.8. Tự đánh giá cảm nhận của khách thể về tình trạng bệnh
……………………… 68
Bảng 2.9. Mối liên quan giữa trầm cảm với đặc điểm hôn nhân gia đình ……………. 69
Bảng 2.10. Mối liên quan giữa lo âu với đặc điểm hôn nhân gia đình
…………………. 70
Bảng 2.11. Mối liên quan trầm cảm với đặc điểm kinh tế. ………………………………… 72
Bảng 2.12. Mối liên quan giữa lo âu với đặc điểm kinh tế. ……………………………….. 72
Bảng 2.13. Mối liên quan giữa trầm cảm với đặc điểm mất ngủ ………………………… 73
Bảng 2.14. Mối liên quan giữa lo âu với đặc điểm giấc ngủ
………………………………. 74
Bảng 2.15. Mối liên quan trầm cảm với đặc điểm bệnh đồng mắc
……………………… 75
Bảng 2.16. Mối liên quan lo âu với đặc điểm bệnh đồng mắc ……………………………. 76

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mối tương quan rối loạn lo âu và trầm cảm
……………………………………. 61
Biểu đồ 2.2. Tuổi trung bình khách thể nghiện cứu …………………………………………… 63
Biểu đồ 2.3. Thời gian trung bình ngủ thực tế của khách thể ……………………………… 67
1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Tổn thương tâm lý là một hiện tượng tâm lý phức tạp, không dễ chẩn đoán với
nhiều biểu hiện khác nhau ở các cá nhân như: rối loạn dạng cơ thể, vấn đề về tư duy,
chú ý, giao tiếp xã hội, hành vi, và phổ biến nhất là lo âu và trầm cảm (Nguyễn Thị
Như Thúy, 2017). Trầm cảm, lo âu gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và
hành vi của con người, tạo nên một gánh nặng bệnh tật rất lớn cho cả bản thân, gia
đình và xã hội (Lecrubier, 2001). Trầm cảm và lo âu là những rối loạn tâm thần
thường gặp, người bị trầm cảm hay có các biểu hiện như buồn bã, mất hứng thú, mặc
cảm tội lỗi hoặc ngủ ít, cảm giác mệt mỏi, và tập trung kém; những đặc trưng cơ bản
của rối loạn lo âu là cảm giác căng thẳng, suy nghĩ lo lắng và sự thay đổi về thể chất.
(World Health Organization, 2014).
Thông thường mất ngủ được xác định khi có sự than phiền của một cá nhân về
việc khó ngủ hay không ngủ được. Đôi khi mất ngủ được sử dụng như một thuật ngữ
để chỉ về việc xáo trộn trong giấc ngủ của một cá nhân với các biểu hiện như ngủ trễ
giấc, thức dậy về đêm với những kích thích thoáng qua trong thời gian ngắn, do đó
mất ngủ thường được xem như là một triệu chứng của những bệnh lý khác. Mặc dù
thường được xem là triệu chứng trầm cảm, nhưng mất ngủ cũng là một tiền đề dẫn
đến trầm cảm và có liên quan đến sự gia tăng đáng kể trong nguy cơ của trầm cảm.
Mất ngủ liên quan đến suy giảm tâm trạng, hoạt động cá nhân và chất lượng cuộc
sống, trong một số trường hợp với tình trạng buồn ngủ ban ngày có thể làm tăng rủi
ro dẫn đến tai nạn (Walsh J. K, 2004). Những người bị chứng mất ngủ mạn tính
thường đi kèm với những rối loạn tâm lý phổ biến là lo âu và trầm cảm, theo kết quả
của nhiều nghiên cứu được tiến hành trên thế giới, ước tính rằng 40% người có
chứng mất ngủ mạn tính có thể đang mắc một rối loạn tâm lý song song (Ancoli-
Israel, 2006; Katz D. A và McHorney, 1998).
Do tính mạn tính kéo dài của chứng mất ngủ nên đây là một trong những yếu tố
liên quan gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của một cá nhân. Trong nhiều nghiên
cứu dịch tễ học cho thấy rằng yếu tố trầm cảm, lo âu và mất ngủ có mối liên quan với
nhau, trầm cảm hay lo âu là những biểu hiện rất phổ biến của những bệnh nhân có
2
chứng mất ngủ mạn tính, trong khi ngược lại chứng mất ngủ có tỷ lệ xuất hiện gấp
đôi ở những người có tâm trạng buồn chán, lo lắng quá nhiều (Soldatos, 1994). Mẫu
nghiên cứu trên cộng đồng 1014 thanh thiếu niên tuổi từ 13-16 tuổi của Johnson tiến
hành năm 2016, mất ngủ được đánh giá dựa trên các tiêu chí từ DSM-IV, đã cho kết
quả những người có chứng mất ngủ kéo dài có tỉ suất nguy cơ bị rối loạn lo âu và
trầm cảm cao hơn nhưng người bình thường lần lượt là 3,2 và 6,8 lần (Johnson E. O,
Roth, & Breslau, 2006).
Các ảnh hưởng của việc mất ngủ, lo âu, trầm cảm không chỉ gây cho cá nhân
nhiều lo lắng và mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe thể chất và tinh
thần mà cũng đòi hỏi chi phí rất cao đối với cộng đồng và thiệt hại rất đáng kể về
thời gian làm việc và năng suất lao động, điều này đã được nhiều nghiên cứu nước
ngoài công bố tuy nhiên tại Việt Nam các công trình nghiên cứu chưa nhiều. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ mạn
tính tại một số bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý luận, thực trạng rối loạn lo âu, trầm cảm và các yếu tố tác
động ở bệnh nhân mất ngủ mạn tính, đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện sức
khỏe của bệnh nhân mạn tính.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng
Tổn thương tâm lý liên quan đến mất ngủ mạn tính
Khách thể
Bệnh nhân mất ngủ mạn tính
4. Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được giới hạn thành hai biểu hiện của tổn thương tâm lý
là lo âu và trầm cảm. Đề tài quan tâm đến những bệnh nhân có lo âu và trầm cảm ở
mức độ nặng và rất nặng được xác định bởi điểm số từ thang đo đánh giá mức độ
trầm cảm, lo âu, stress (DASS-21).

3
Giới hạn khách thể nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa khám bệnh và phòng khám bác sĩ gia
đình bệnh viện Quận 2, được sàng lọc và đánh giá tình trạng mất ngủ mạn tính bằng
chẩn đoán theo DSM-IV và ICD-10 với các biểu hiện để chẩn đoán mất ngủ như: (1)
bệnh nhân có các than phiền về mất ngủ; (2) thời gian có các than phiền về giấc ngủ
kéo dài trên 1 tháng; (3) không do hiệu quả sinh lý của một số chất (café, rượu,
bia,..); (4) bệnh nhân có mệt mỏi hoặc suy giảm hoạt động vào ban ngày; (5) làm suy
giảm hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.
Giới hạn địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành lấy mẫu và thực hiện tại bệnh viện Quận 2 thành
phố Hồ Chi Minh.
5. Giả thuyết khoa học
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố liên quan đến lo âu, trầm
cảm ở bệnh nhân mất ngủ mạn tính (1) yếu tố gia đình, (2) kinh tế xã hội, (3) tình
trang sức khỏe
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn các khái niệm trong nghiên cứu
Xác định thực trạng rối loạn lo âu và trầm cảm của bệnh nhân mất ngủ mạn tính
Xác định mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm với các yếu tố (giới tính, tuổi,
nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, cảm nhận kinh tế, mâu thuẫn gia đình)
7. Phương pháp nghiên cứu tổn thương tâm lý của bệnh nhân mất ngủ
mạn tính
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận tổn thương tâm lý của bệnh nhân
mất ngủ mạn tính.
Mục đích: Nghiên cứu lý luận xác lập cơ sở lý luận của đề tài luận văn
Nội dung: Thu thập, phân tích, tổng hợp các loại sách, báo, tạp chí, công trình
nghiên cứu, văn bản, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến rối loạn lo âu và
mất ngủ để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Làm rõ khái niệm rối loạn lo âu, trầm
cảm, mất ngủ mạn tính.
4
Cách tiến hành: Hệ thống hóa những lý thuyết, những tranh luận hay sự khác
nhau trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến rối loạn lo âu, trầm cảm, giấc
ngủ, mất ngủ của các tác giả trong nước và ngoài nước được đăng tải trên các sách,
báo, tạp chí khoa học, về rối loạn lo âu và mất ngủ ở bệnh nhân mạn tính.
Tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên các lĩnh vực có liên quan đến đề
tài nghiền cứu. Phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu một cách cẩn trọng.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn tổn thương tâm lý của bệnh nhân
mất ngủ mạn tính
 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Xác định thực trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đặc điểm
chung khách thể, các yếu tố có liên quan đến rối loạn lo âu ở bệnh nhân mạn tính.
Cách tiến hành: Đầu tiên nghiên cứu sử dụng tiêu chí phân loại mất ngủ mạn
tính theo DSM-IV để sàng lọc những người bệnh có than phiền mất ngủ.
Sau đó sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc gồm 2 phần để người tham gia trả lời
Phần A: Gồm 21 câu hỏi nhằm lấy thông tin chung của đối tượng tham gia
nghiên cứu.
Phần B: Sử dụng thang đo DASS21 để đánh giá lo âu và trầm cảm trên bệnh
nhân. Đây là thang đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá lo âu, trầm cảm, stress
trong bệnh viện và ngoài cộng đồng.
 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Tiến hành phỏng vấn 1 số bệnh nhân mạn tính, nhằm tìm hiểu sâu
hơn tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân trong 1 tháng qua.
Cách thực hiện: Chọn 1 số bệnh nhân trả lời có ở câu hỏi bệnh nhân tự cho
mình bị mất ngủ trong 1 tháng qua, ở bảng hỏi trực tiếp.
Cách xử lý kết quả: Thông tin thu thập được dùng để minh họa, làm rõ, các
bảng đo kết quả nghiên cứu thực trạng, giải thích 1 số vấn đề trong nghiên cứu.
Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề về mất ngủ,
thời gian kéo dài của việc mất ngủ, ảnh hưởng tiêu cực của mất ngủ lên sinh hoạt
hằng ngày, tình trạng bệnh, tâm lý của bệnh nhân.

5
 Phương pháp toán thống kê
Mục đích: Đưa ra những kết luận định lượng cho vấn đề nghiên cứu.
Cách tiến hành: Các bộ câu hỏi phỏng vấn sau khi thu thập sẽ được tiến hành
làm sạch. Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; xử lý thống kê bằng phần mềm
Stata 13.0.
Thống kê mô tả: Sử dụng tần số và tỉ lệ phần trăm để mô tả cho các biến số
định tính: Giới tính, hôn nhân, sự hỗ trợ, tình trạng kinh tế, v.v…
Sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn nếu biến số phân phối bình thường hoặc
trung vị và khoảng tứ phân vị nếu biến số phân phối không bình thường để mô tả cho
các biến số định lượng: rối loạn lo âu, mất ngủ, thời gian ngủ ban ngày.
Thống kê phân tích: Dùng kiểm định chi bình phương để xác định mối liên
quan giữa biến kết cuộc và biến tiên lượng là biến nhị giá hoặc biến danh định. Thay
thế bằng kiểm định Fisher cho phép kiểm chi bình phương nếu trên 20% tổng số các
ô vọng trị <5 hoặc có ô vọng trị nhỏ hơn 1. Mối liên quan được ước lượng bằng tỉ số tỉ lệ hiện hành PR với khoảng tin cậy 95%. 7.3. Đạo đức trong nghiên cứu Ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu Trước khi tham gia nghiên cứu đối tượng được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu hoàn toàn có quyền quyết định tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến quyền lợi tham gia khám chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện của đối tượng tham gia nghiên cứu. Mọi thông tin mà đối tượng nghiên cứu cung cấp sẽ hoàn toàn được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích của nghiên cứu. Ảnh hưởng lên xã hội Nghiên cứu chỉ nhằm tìm ra tỉ lệ trầm cảm, lo âu trên những đối tượng bị chứng mất ngủ mạn tính và không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng xã hội hiện tại. 6 Xin phép và phê duyệt Nghiên cứu được xin phép và phê duyệt tại Hội đồng khoa học của khoa tâm lý Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh số 361/QĐ-ĐHSP Ngày 06/02/2018 Được sự chấp nhận và cho phép của Ban giám đốc bệnh viện quận 2 và lãnh đạo khoa khám bệnh và phòng khám bác sĩ gia đình nghiên cứu mới được tiến hành. Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu trên những đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA BÊNH NHÂN MẤT NGỦ MẠN TÍNH 1.1. Lịch sử nghiên cứu về tổn thương tâm lý 1.1.1. Nghiên cứu tổn thương tâm lý ở nước ngoài Trên thế giới những vấn đề về sức khỏe tâm thần và những tổn thương tâm lý bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu vào cuối thế kỷ XIX. Những nghiên cứu ban đầu chủ yếu tập trung vào những vấn đề về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của những tổn thương tâm lý. Năm 1889, nhà tâm thần học người Đức Herman Oppenheim là người đầu tiên đưa ra những miêu tả về triệu chứng lâm sàng của tổn thương tâm lý ở những bệnh nhân trải qua tai nạn đường sắt hoặc tai nạn lao động, ông miêu tả như sau: “Ở họ luôn có nỗi lo thường trực, họ sợ phải đối mặt với những kích thích gợi lại sự kiện gây ra tai nạn, rối loạn giấc ngủ kèm theo cơn ác mộng, dễ cáu gắt, quá cảnh giác và thu mình lại” (Holdorff, 2011). Jean Martin Charcot (1825 - 1893) người sáng lập khoa thần kinh học ở Pháp và là một trong những nhà nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời đại của ông, được xem như người đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa chấn thương và bệnh tâm thần. Chứng cuồng loạn (hysteria) rất phổ biến tại châu Âu vào cuối thế kỷ XIX và được coi là một thách thức đối với giới khoa học đương thời. Những nghiên cứu trước thời Charcot đa phần cho rằng nguyên nhân của chứng cuồng loạn ở phụ nữ là do nguyên nhân sinh lý nên hầu hết những bệnh nhân là phụ nữ khi có triệu chứng này đều bị điều trị bằng phương pháp cắt bỏ tử cung, thì qua quá trình làm việc với phụ nữ tổn thương trong bệnh viên Salpetriere, Charcot đã chỉ ra nguồn gốc của trị chứng cuồng loạn không phải là sinh lý mà có bản chất tâm lý, đồng thời nhấn mạnh vai trò của sự kiện gây sợ hãi (Von Plessen, 1996). Kế thừa tư tưởng của Charlot nghiên cứu về chứng cuồng loạn, năm 1895, Sigmud Freud đã thực hiện nghiên cứu, ông cho rằng nguyên nhân cụ thể của chứng hysteria xuất phát từ việc bị lạm dụng tình dục và chỉ ra rằng những triệu chứng lâm sàng đặc trưng là sự tái hiện trở lại những ý nghĩ, hình ảnh, ý tưởng, sự sợ hãi khi chủ thể đối diện với sự kiện gây nên tổn thương tâm lý. Ông đã phát triển khái niệm 8 chứng cuồng loạn trở thành lý thuyết tình dục, sau đó phát triển thành “lý thuyết quyến rũ” (seduction theory), tuy nhiên lý thuyết này sau đó không được chấp nhận. Năm 1919, Pierre Janet người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về những ảnh hưởng của những ký ức đau thương với những tổn thương tâm lý mới, ông đã chỉ những triệu chứng lâm sàng: suy nhược thần kinh và tâm thần, run chân tay, căng trương lực cơ, mất cảm giác, liệt hoặc sợ hãi, rối nhiễu hành vi (Sullivan, 1990). Từ nửa sau của thế kỷ XX đến nay, những nghiên cứu về tổn thương tâm lý thường tập trung vào những biểu hiện triệu chứng của phản ứng stress sau sang chấn (Post – traumatic stress disorder). Bên cạnh đó là những sự tranh cãi trái chiều của các nhà khoa học khi cho rằng khái niệm PTSD là quá nghiêm khắc, không xác định thỏa đáng hết các đối tượng tổn thương tâm lý, nhưng quy tụ lại đồng ý rằng một người có tổn thương tâm lý không nhất thiết sẽ phát triển thành PTSD, nhưng một người có triệu chứng PTSD thì luôn chứng tỏ rằng họ đã trải qua sang chấn và có tổn thương tâm lý (Lê Thị Tường Vân, 2016). Các nghiên cứu rối loạn lo âu và trầm cảm trên thế giới Trầm cảm, lo âu là các rối loạn tâm lý gây ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của con người, là vấn đề đang được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày nay. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm, lo âu và các yếu tố liên quan trên nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau: Tỉ lệ trầm cảm trên các đối tượng bệnh nhân mạn tính dao động từ 11% đến hơn 50%. Tác giả Kenneth B. Wells (1993) đưa ra tỉ lệ trầm cảm khá cao ở các đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường và nhồi máu cơ tim với tỉ lệ lần lượt là 57,6%, 53,3% và 56,5% (Wells KB, Rogers W, Burnam MA, & Camp P, 1993). Kết quả nghiên cứu của tác giả Mark Peyrot ở Mỹ trên bệnh nhân đái tháo đường (1997) có tỉ lệ trầm cảm là 41,3% trong khoảng tin cậy 95% từ 37,4% đến 45,2%, trong đó tỉ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam gấp 2,08 lần trong khoảng tin cậy 95% từ 1,49 đến 2,90. (Peyrot M và Rubin RR, 1997). Trong nghiên cứu của P. de Jonge (2006) ở Tây ban nha thực hiện trên những người từ 55 tuổi trở lên thì tỉ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân tăng huyết áp là 15,4% (De Jonge, Roy, Saz, Marcos, & Lobo, 9 2006). Nghiên cứu của tác giả Ali Khan Khuwaja ở Pakistan (2010) thực hiện trên bệnh nhân đái tháo đường cũng cho tỉ lệ tương tự (Khuwaja et al., 2010). Nghiên cứu của tác giả Giorgio Ciprandi (2015) cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân hen là 11% (Ciprandi, Schiavetti, Rindone, & Ricciardolo, 2015). Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng tâm lý là một yếu tố nguy cơ cao cho sự xuất hiện của chứng mất ngủ. Trầm cảm và lo âu là những biểu hiện khá phổ biến của chứng mất ngủ, ngược lại sự than phiền về mất ngủ nhiều hơn gấp đôi ở những người chán nản. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ nhân quả mạnh mẽ của chứng mất ngủ cho cả trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả và hiệu quả chính xác giữa chứng mất ngủ và rối loạn tâm lý vẫn chưa được xác định rõ ràng. Điều này có lẽ do sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu, liên quan đến đặc điểm thiết kế và phương pháp chẩn đoán mất ngủ cũng như các mức độ khác nhau của các rối loạn tâm lý đã được xác định và phát hiện (Soldatos, 1994). Nhưng nếu thực hiện trên cộng đồng thì tỉ lệ trầm cảm thấp hơn đáng kể, cụ thể trong nghiên cứu của Kay Wilhelm ở Úc (2003) là 3,2% (Wilhelm, Mitchell, Slade, Brownhill, & Andrews, 2003). Sự khác biệt của các nghiên cứu có thể là do tình trạng trầm cảm của bệnh nhân được đánh giá dựa trên các thang đo khác nhau hay cũng có thể là do đặc tính mẫu, thời gian nghiên cứu và nơi thực hiện của các nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, từ các nghiên cứu ta có thể thấy tỉ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khá cao, nhất là ở những bệnh nhân mắc các bệnh như tăng huyết áp và đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu được lấy mẫu trên cộng đồng với 1.014 thanh niên tuổi từ 13-16 tuổi bằng phương pháp sống còn. Các cuộc phỏng vấn có cấu trúc được tiến hành để đánh giá dựa trên chuẩn DSM-IV. Có mối liên quan giữa chứng mất ngủ với mỗi rối loạn lo âu và trầm cảm (OR = 3.2-6.8) (Johnson E. O et al., 2006). Giấc ngủ bị quấy rầy có ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày và có liên quan với các rối loạn tâm lý. Nghiên cứu đoàn hệ tại Hà Lan trên 2.619 khách thể về trầm cảm và lo âu được chẩn đoán dựa trên DSM-IV. Kết quả cho thấy cả rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu đều liên quan đến chứng mất ngủ và thời gian ngủ ngắn với tỉ lệ chênh lệch (ORs) cho chứng mất ngủ lần lược là 1,42 và 3,23 và thời gian 10 ngủ ngắn lần lược là 1,41 và 2,53. Thời gian ngủ quá dài cũng liên quan đến rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu hiện với khoảng tin cậy từ 1,53 đến 2,66. Nghiên cứu “Tỉ lệ lo âu, trầm cảm và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ưng thư tại Trung Quốc” của nhóm tác giả Jin Sheng Hong, Jun Tian, nghiên cứu phân tích tiến hành năm 2012, sử dụng thang đo HADS. Tổng cộng có 1217 bệnh nhân ung thư thỏa điều kiện sau phẫu thuật 2 tuần và không có tiền sử bệnh tâm thần được đưa vào nghiên cứu từ tháng 12/2010 đến tháng 6/2012 tại Bệnh viện Phúc Kiến, Trung Quốc. Kết quả cho thấy tỉ lệ lo âu và trầm cảm lần lượt là 6,49% và 6,72%, tỉ lệ hiện mắc trầm cảm ở các loại ung thư khác nhau là khác nhau, trầm cảm phổ biến nhất là ở những bệnh nhân ung thư phổi kế đến là ung thư cổ tử cung, tỉ lệ hiện mắc trầm cảm đối với ung thư cổ tử cung là 71,13%. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan, bệnh nhân ≥ 60 tuổi có mức độ lo lắng và trầm cảm cao hơn (với p<0,001 và p=0,034), trình độ học vấn thấp có tỉ lệ hiện mắc trầm cảm cao hơn bệnh nhân >6
năm học (p<0,001), giai đoạn bệnh không ảnh hưởng đến lo lắng và trầm cảm (p=0,197), mối liên quan giữa sự hỗ trợ xã hội và trầm cảm, lo âu không có ý nghĩa thống kê (p=0,183 và 0,282), có sự liên quan giữa trạng thái đau và tình trạng hoạt động đến lo lắng và trầm cảm (p<0,001). Vì là nghiên cứu cắt ngang nên tỉ lệ lo lắng và trầm cảm ở bệnh nhân ung thư chỉ mô tả ở một thời điểm cần có một thiết kế nghiên cứu theo chiều dọc để làm rõ hơn đặc điểm tâm lý ở bệnh nhân ung thư, ngoài ra công cụ xác định hỗ trợ xã hội chưa được chuẩn hóa cũng là hạn chế của nghiên cứu (Jin Sheng Hong và Jun Tian, 2012). Nghiên cứu “Các biến đổi tâm lý tích cực liên quan đến trầm cảm và lo âu trong số những bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại Trung Quốc” của nhóm tác giả Yi-Long Yang, nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 224 bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại Trung Quốc năm 2013. Sử dụng thang đo độ lo âu và trầm cảm bệnh viện (HADS), chỉ số Herth Hope Index (HHI) đo lường niềm hy vọng, quy mô định hướng cuộc sống (LOT-R) được phát triển bởi Scheier và Carver để đánh giá sự lạc quan và thang đo tổng thể tự đánh giá (GSES) để đánh giá sự tự tin. Kết quả cho thấy tỉ lệ trầm cảm (52,2%) và lo âu (65,6%) ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung các yếu tố niềm hy vọng, sự lạc quan và sự tự tin có những tác động đáng kể đến lo âu và trầm cảm 11 của bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu vẫn còn vài điểm hạn chế, thứ nhất là trầm cảm và lo lắng không được các bác sĩ tâm thần hoặc các bác sĩ đo lường theo các chẩn đoán lâm sàng như ICD-10, CCMD (phân loại rối loạn tâm thần ở Trung Quốc) hoặc HRSD / HRSA (Hamilton Xếp hạng Cân bằng với Trầm cảm và Hamilton Tỉ lệ Đánh giá cho Lo âu) mà trầm cảm và lo lắng được đo bằng bản báo cáo của HADS chủ yếu đề cập đến triệu chứng trầm cảm và triệu chứng lo âu, thứ hai là cần nghiên cứu thêm để kiểm tra xem kết quả của nghiên cứu này có phù hợp với bối cảnh văn hoá khác nhau hay không (Yang, Liu, Wang, Wang, & Wang, 2014). Nghiên cứu “Chức năng tình dục, trầm cảm và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung” của tác giả Bea H và Park H, thực hiện tại Seoul, Hàn Quốc năm 2015 bằng phương pháp cắt ngang mô tả tiến hành trên 137 phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung tuổi từ 21 đến 59 tuổi đã được điều trị bằng phẫu thuật hơn 2 tháng trước khi điều tra và được xạ trị chấm dứt ít nhất 1 tháng trước khi điều tra. Chức năng tình dục được đo bằng chỉ số chức năng tình dục nữ (FSFI), trầm cảm với thang đo độ trầm cảm và trầm cảm bệnh viện (HADS). Nghiên cứu đã tìm các mối liên quan: có mối liên quan giữa trầm cảm với tình trạng việc làm, những người đang làm việc ít trầm cảm hơn so với những người thất nghiệp (Bae và Park, 2016). 1.1.2. Nghiên cứu tổn thương tâm lý ở Việt Nam Ở Việt Nam, tổn thương tâm lý đã được chọn là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài khác nhau. Năm 1984, Nguyễn Việt đã đề cập đến các bệnh tâm căn trong tác phẩm “Tâm thần học”. Theo tác giả, bệnh tâm căn là bệnh tâm thần chức năng xuất hiện do những sang chấn tâm thần có ý nghĩa thông tin riêng, thuật ngữ bệnh tâm căn dịch từ thuật ngữ “nesvrose’. Sang chấn tâm lý là tất cả những sự việc, những hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối quan hệ liên quan phức tạp giữa cá nhân và cá nhân, tác động vào tâm lý, gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực: sợ hãi, lo lắng, buồn, tức giận, ghen tuông, thất vọng (Nguyễn Việt, 1984). Nghiên cứu “Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn” của Văn Thị Kim Cúc và các cộng sự thuộc Viện Tâm lý học thực hiện năm 2002. Kết 12 quả từ nghiên cứu này đã cho thấy mối quan hệ giữa tổn thương tâm lý của thiếu niên và vấn đề ly hôn của bố mẹ, tác giả cho rằng: “những đứa con trong các gia đình ly hôn, tồn tại nhiều dạng và nhiều mức độ tổn thương tâm lý khác nhau tùy thuộc vào các cách thức xung đột gia đình xảy ra trước ly hôn, thời điểm xảy ra ly hôn, độ dài của thời gian xảy ra xung đột cho tới lúc ly hôn, vào việc đứa con sống cùng ai sau ly hôn, mối quan hệ của bố mẹ trước và sau ly hôn; các tổn thương tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến sự đánh giá bản thân của trẻ thể hiện ở chỗ sự đánh giá cái tôi tích cực của trẻ ly hôn thấp hơn so với trẻ thường” (Văn Thị Kim Cúc, 2003). Năm 2014, nghiên cứu “Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực” của tác giả Nguyễn Bá Đạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình bạo lực được biểu hiện ra bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau: rối loạn stress sau sang chấn, rối nhiễu cảm xúc, hành vi, nhận thức, mất tập trung và rối nhiễu tâm thể; tác giả cũng chỉ ra rằng bạo lực gia đình và rối nhiễu tâm lý ở trẻ em không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp (Nguyễn Bá Đạt, 2014). Năm 2016, Nghiên cứu “Những tổn thương tâm lý của phụ nữ bị bạo lực gia đình” của tác giả Lê Thị Tường Vân. Kết quả nghiên cứu trên 197 phụ nữ bị bạo lực gia đình cho thấy phần lớn phụ nữ trải qua bạo lực gia đình có tổn thương tâm lý, biểu hiện ở một hay nhiều triệu chứng (PTSD, trầm cảm, lo âu, stress) chồng lấn lên nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố mang tính chất văn hóa riêng ở Việt Nam có ảnh hưởng đến tổn thương tâm lý như: cách ứng phó, quan điểm gắn bó với người gây bạo lực, tính cách của phụ nữ, sự trợ giúp của gia đình/xã hội (Lê Thị Tường Vân, 2016). Năm 2017, nghiên cứu “Tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Như Thùy. Tác giả cho rằng “tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn là tình trạng mất cân bằng về mặt tâm lý của cá nhân thường biểu hiện ở những lệch lạc trong đời sống tình cảm, nhận thức, hành vi,… khi cá nhân trải qua những biến động trong cấu trúc gia đình ảnh hưởng đến sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần, đến các hoạt động sống bình thường hàng ngày của con người, làm chất lượng cuộc sống của họ trở nên khó khăn, mất cân bằng” (Nguyễn Thị Như Thúy, 2017). 13 Tóm lại, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tổn thương tâm lý trên những khách thể khác nhau, nhưng hiện tại tác giả vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào về tổn thương tâm lý ở nhóm khách thể đang bị mất ngủ mạn tính. Để bổ sung vào hệ thống lý thuyết, mang lại những thông tin khoa học, những bằng chứng cụ thể về mối quan hệ giửa tổn thương tâm lý với mất ngủ mạn tính, cải thiện tình trạng sức khỏe của cộng đồng chúng ta cần tiến hành thêm những nghiên cứu. Các nghiên cứu rối loạn lo âu và trầm cảm ở Việt Nam Ở Việt Nam, trầm cảm và lo âu cũng là mối quan tâm của rất nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khác nhau như: tâm lý học, tâm thần học, y tế công cộng,v.v… nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra mối liên quan, sự ảnh hưởng của trầm cảm lo âu tác động lên sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Kết quả cho thấy tỉ lệ trầm cảm trên các đối tượng bệnh nhân bệnh mạn tính dao động từ 20,4% đến hơn 40%, cao hơn so với tỉ lệ trầm cảm trong dân số chung (15%). Cụ thể: Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Tuấn Tình (2017) tại bệnh viện Quận 2 đưa ra tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường là 20,4% (Hoàng Thị Tuấn Tình, 2017). Nghiên cứu của tác giả Lý Thị Phương Hoa ở BV Nguyễn Tri Phương trên bệnh nhân tăng huyết áp (2010) tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm là 26,5% (Lý Thị Phương Hoa, Võ Tấn Sơn, & Violetta Berbiglia, 2010). Hay trong nghiên cứu của Phan Thế Sang ở BV Chợ rẫy trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim (2010) tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm là 24,5%; trong khi đó, tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường lần lượt là 34,9% và 40% (Phan Thế Sang và Trần Kim Trang, 2012). Tỉ lệ trầm cảm trên phụ nữ tuổi mãn kinh theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009) là 37,9% (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Võ Minh Tuấn, 2009). Một nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân suy thận mạn là 40,9% (Trần Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Vân, 2016). Chúng ta nhận thấy sự chênh lệch về tỉ lệ trầm cảm giữa các nghiên cứu, có thể do sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu, các đối tượng bệnh nhân bệnh mạn tính khác nhau với các đặc điểm bệnh lý khác nhau. Bên cạnh đó, thang đo được sử dụng để đánh giá trầm cảm ở các nghiên cứu cũng không đồng nhất (PHQ-9, CES-D, HADS). 14 Nghiên cứu “Hội chứng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư mới được phát hiện” của tác giả Nguyễn Kim Lưu, Dương Trung Kiên. Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 264 bệnh nhân ung thư mới được chẩn đoán, điều trị nội trú tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Quân Y 103 năm 2012. Nghiên cứu sử dụng thang đánh giá trầm cảm rút gọn BECK với 21 đề mục. Kết quả cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư là 57,7%, trong đó trầm cảm nhẹ 32,2%, trầm cảm vừa 18,8% và trầm cảm nặng 6,1%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) đối với mức độ trầm cảm vừa và nặng ở nhóm người lao động trí óc và hưu trí so với nhóm người lao động chân tay. Tỉ lệ không trầm cảm và trầm cảm nhẹ ở nam cao hơn nữ (p < 0,05), ngược lại mức độ trầm cảm vừa và nặng ở nữ cao hơn nam, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa giai đoạn bệnh với mức độ trầm cảm, giai đoạn bệnh càng muộn thì tỉ lệ trầm cảm càng cao và mức độ trầm cảm càng nặng (Nguyễn Kim Lưu và Dương Trung Kiên, 2012). Nghiên cứu của Đỗ Trung Quân (2015) “Nhận xét thực trạng trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng bộ câu hỏi PHQ-9 “. Tác giả tìm hiểu về tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, đồng thời tìm mối liên quan với các yếu tố như tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thời gian điều trị, tuân thủ điều trị của bệnh nhân và tình trạng kiểm soát đường huyết. Kết quả cho thấy tỉ lệ trầm cảm trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 35,7% (Đỗ Trung Quân, 2015). Nghiên cứu “Giá trị sàng lọc của thang trầm cảm CES-D-Tỉ lệ trầm cảm trong số những người sống với HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 2016 của nhóm tác giả Thái Thanh Trúc, Mairwen K. Jones, Lynne M. Harris và Robert C. Heard. Nghiên cứu dùng phương pháp cắt ngang tiến hành trên 400 bệnh nhân HIV điều trị ngoại trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng thang đo CES-D để đánh giá các rối loạn trầm cảm chủ yếu. Kết quả cho thấy độ tin cậy cho toàn bộ quy mô là tốt (Cronbach α = 0,81). Bốn thang điểm phụ của CES-D có độ đồng nhất nội tại thấp hơn với Cronbach α là 0,71, 0,73, 0,71 và 0,58. Ở mức cắt 16, độ nhạy và độ đặc hiệu là 79,8% và 83,0%. Có 30% người sống với HIV được các nhà tâm thần học xác định có triệu chứng trầm cảm. Không có sự liên hệ giữa các triệu chứng trầm cảm và khuynh hướng tình dục, tuổi tác, tình trạng làm việc, trình độ học vấn, tình trạng hôn 15 nhân, tình trạng của cha mẹ, tôn giáo, tình trạng kinh tế, nguồn lây nhiễm HIV và thành viên gia đình cùng nhiễm HIV. Tuy nhiên, có sự liên quan giữa trầm cảm và giới, tỉ lệ phần trăm phụ nữ có triệu chứng trầm cảm cao hơn (40,4%) so với tỉ lệ nam giới có triệu chứng trầm cảm (25,6%) và thời gian trung bình từ khi chẩn đoán HIV thấp hơn ở những người có triệu chứng trầm cảm so với những người không có triệu chứng trầm cảm. Hạn chế của nghiên cứu là đã không kiểm tra độ tin cậy kiểm tra lại của CES-D. Vì CES-D đánh giá các triệu chứng trong bảy ngày qua, người đó có thể không bị trầm cảm nhưng có tâm trạng kém và các triệu chứng xuất hiện đúng trong thời gian nghiên cứu. Thêm nữa, tính nhất quán nội bộ có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các đặc điểm của người tham gia khác nhau theo thời gian và vì thế việc thiết lập độ tin cậy kiểm tra lại có thể hữu ích. Cuối cùng, mẫu bệnh phẩm được lấy từ phòng khám ngoại trú tại một thành phố lớn của Việt Nam và có thể không được khái quát hóa đối với người sống với HIV ở các cơ sở khác như bệnh viện hoặc các khu vực khác của Việt Nam. Người sống với HIV tại các bệnh viện thường có tình trạng HIV/AIDS trầm trọng và có thể có tỉ lệ trầm cảm cao hơn bệnh nhân ngoại trú (Thái Thanh Trúc, Jones, Harris, & Heard, 2016). 1.2. Khái niệm chung về tổn thương tâm lý Tổn thương theo cách hiểu thông thường, có nghĩa là một tình trạng không thoải mái, mất sự cân bằng, không toàn vẹn trong một hay một số vấn đề nào đó của chủ thể. Tổn thương tương đồng với “trauma” trong tiếng anh, còn có nghĩa khác là chấn thương, vết thương, sang chấn, được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “wound” có nghĩa là “vết thương” dùng để chỉ người bị tổn thương do trải qua nỗi đau nào đó. Trong từ điển tiếng việt của tác giả Hoàng Phê, tổn thương là “hư hại mất mát một phần, không còn được nguyên vẹn như trước (thường nói về một một phận cơ thể hoặc tình cảm của con người)” (Hoàng Phê, 1998). Như vậy có thể hiểu tổn thương là một tình trạng hư hại, không toàn vẹn về thể chất hoặc tinh thần của con người, có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra như là những va chạm hay lời nói tác động lên chủ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *