11857_Địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các khu công nghiệp – Từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ THƠM

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – TỪ THỰC TIỄN
TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ THƠM

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – TỪ THỰC TIỄN
TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ĐỖ THỊ KIM TIÊN

HÀ NỘI – 2019

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực, được trích dẫn rõ ràng theo đúng quy
định. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ

Phạm Thị Thơm

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Địa vị pháp lý hành chính của
Ban Quản lý các khu công nghiệp – Từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Học viện Hành
chính Quốc gia để hoàn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng Sau Đại học, Khoa Luật – Trường Học viện Hành chính Quốc gia, các
thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Cô Đỗ Thị Kim Tiên – người đã
trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ tôi về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:Gia đình, bạn bè, Lãnh đạo cơ quan cùng các
đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Hải Dương, ngày 10 tháng 02 năm2019

Phạm Thị Thơm

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM ƠN
……………………………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………….
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
…………………………………………………………………….. v
DANH MỤC VIẾT TẮT
……………………………………………………………………… vi
MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH
CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ……………………………….. 9
1.1. Những vấn đề cơ bản về Ban Quản lý khu công nghiệp
…………………….. 9
1.1.1. Khu Công nghiệp………………………………………………………………………….. 9
1.1.2. Ban Quản lý khu công nghiệp
……………………………………………………….. 14
1.2. Địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý khu công nghiệp ………….. 19
1.2.1. Quan niệm về địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý khu công
nghiệp ………………………………………………………………………………………………. 19
1.2.2. Những yếu tố cấu thành địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý khu
công nghiệp
………………………………………………………………………………………… 22
1.3. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan quản lý các khu công nghiệp ở
một số nước và vùng lãnh thổ các nước trên thế giới …………………………….. 25
1.3.1. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan quản lý các Khu công nghiệp tại
Thái Lan
…………………………………………………………………………………………….. 25
1.3.2. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan quản lý các Khu công nghiệp tại
vùng lãnh thổ Đài Loan ………………………………………………………………………… 29
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN
QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI
DƯƠNG ……………………………………………………………………………………………. 33
2.1. Cơ sở thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
…………………………………………………………………………………………………………. 33
2.1.1. Cơ sở thực tiễn để thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương ……………………………………………………………………………………………….. 33

iv
2.1.2. Cơ sở pháp lý về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Hải Dương …………………………………………………………………………………………. 36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương …….. 37
2.2. Thực trạng hoạt động của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương……………………………………………………………………………………………….. 41
2.3. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản
lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương ……………………………………………….. 48
2.3.1. Vị trí, chức năng của Ban Quản lý khu công nghiệp …………………………. 48
2.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý các khu công nghiệp ………………. 53
2.4. Đánh giá địa vị pháp lý của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương……………………………………………………………………………………………….. 58
2.4.1. Những ưu điểm
…………………………………………………………………………… 58
2.4.2. Những hạn chế……………………………………………………………………………. 61
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
……………………………………. 63
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ
PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
…………………………………………………………….. 69
3.1. Phương hướng hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý
các khu công nghiệp tình Hải Dương …………………………………………………… 69
3.1.1. Chính sách chung của Nhà nước
……………………………………………………. 69
3.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Hải Dương ……………………………………. 71
3.2. Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các
khu công nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng
…….. 75
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các khu
công nghiệp của cả nước nói chung
………………………………………………………… 75
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý khu công
nghiệp tỉnh Hải Dương …………………………………………………………………………. 84
KẾT LUẬN
……………………………………………………………………………………….. 89
DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………. 90

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương …………… 39
Bảng 2.2. Tình hình cấp mới, điều chỉnh, thu hồi các dự án đầu tư qua các năm
của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
………………… 44
Bảng 3.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với các khu công
nghiệp từ năm 2000 đến nay
……………………………………………………. 76
Bảng 3.2. Mô hình kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các khu
công nghiệp ở nước ta ……………………………………………………………. 78

vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ban Quản lý khu công nghiệp
BQLKCN
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ KH&ĐT
Cải cách hành chính
CCHC
Chỉ thị
CT
Chính phủ
CP
Chính quyền địa phương
CQĐP
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNH-HĐH
Đánh giá tác động môi trường
ĐTM
Hội đồng Nhân dân
HĐND
Hội đồng Bộ trưởng
HĐBT
Khu công nghiệp
KCN
Khu công nghệ cao
KCNC
Khu kinh tế
KKT
Khu chế xuất
KCX
Nghị định

Nghị quyết
NQ
Quản lý nhà nước
QLNN
Quyết định

Trung ương
TW
Ủy ban Nhân dân
UBND

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Có nguồn gốc hình thành và phát triển vào khoảng giữa thế kỷ thứ 16, mô
hình Khu công nghiệp đã và đang ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong
việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của các nước đã và đang phát triển trên thế
giới và các nước trong khu vực.
Ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển mô hình KCN gắn liền với công
cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn
quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) và được định hướng tại
các văn kiện, chính sách của Đảng. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
cho đến nay chiến lược xây dựng và phát triển các KCN đã được triển khai rộng
rãi trong cả nước.
Khu công nghiệp có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội và trong
công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước. Trong quá
trình phát triển của đất nước các Khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành
phố được thành lập ngày một nhiều, được củng cố và phát triển, góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế của mỗi tỉnh, thành và trong phạm vi cả nước. Để
quản lý các Khu công nghiệp, Chính phủ thành lập ra các Ban Quản lý các Khu
công nghiệp, từng bước quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể tạo điều kiện cho
các Khu công nghiệp hoạt động theo định hướng của Nhà nước, từng bước ổn
định và phát triển.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp ban đầu được thành lập với vai trò mờ
nhạt trong bộ máy quản lý nhà nước (QLNN). Theo thời gian vị trí, vai trò của
BQLKCN ngày càng được quy định rõ ràng và hoàn thiện hơn để phù hợp với
nhu cầu thực tế, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước tiến tới CNH – HĐH, góp
phần nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội, hiệu quả sử dụng đất, tạo nguồn lực đầu tư
quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế
của đất nước.
2

Tuy nhiên, trong bối cảnh hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính, tinh
gọn bộ máy nhà nước hoạt động theo hướng hiệu quả, chức năng, nhiệm vụ cụ
thể rõ ràng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, địa vị pháp lý hành chính của
BQLKCN rất cần được hoàn thiện, khắc phục những hạn chế về thể chế, bộ
máy, chức năng, nhiệm vụ tránh trùng lắp, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả
làm ảnh hưởng đến tiến độ, cơ hội và phát triển của các dự án đầu tư, đặc biệt là
các dự án đầu tư nước ngoài góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, việc học viên chọn đề tài: “ Địa vị pháp lý hành chính của Ban
Quản lý các Khu công nghiệp – Từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” làm luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, mã số 8 38 01 02 là có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn .
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nói chung, địa
vị pháp lý của Ban quản lý Khu Công nghiệp nói riêng, là nội dung ít được đề
cập. Trong những nội dung liên quan, có một số công trình được biết đến đã đề
cập những khía cạnh nhất định, ở mức độ rất hạn chế về vấn đề này. Có thể kể
đến các công trình sau đây:
– Sách:
+ Trong Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học
Luật Hà Nội (2012), do Nhà xuất bản Công an Nhân dân ấn hành, tại chương
VIII – Quan hệ pháp luật có đề cập đến chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân và
tổ chức. Trong các chủ thể là tổ chức có nhà nước. Nhà nước sẽ tham gia vào
những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất, nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản
nhất của nhà nước và xã hội. Nhà nước là tổ chức chính trị – quyền lực và là
người đại diện chính thức cho toàn xã hội nên nhà nước chỉ tham gia những
quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất: Quan hệ pháp luật hành chính, quan
hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật về sở hữu nhà nước,…
+ Trong một giáo trình khác của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo
3

trình Luật Hành chính Việt nam, do Nhà xuất bản chính trị Quốc gia ấn hành đã
đề cập đến nhiều nội dung, trong đó Phần thứ ba có nội dung về các chủ thể
hành chính Việt Nam, đề cập năng lực chủ thể và quy chế pháp luật hành chính
của cơ quan hành chính.
– Báo:
+ Trong một nghiên cứu của tác giả Trần Văn Thắng (2012), đề cập đến
việc “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN”, tạp chí Khu
công nghiệp Việt Nam tháng 8/2012, có nêu ra thực trạng phát triển và quản lý
nhà nước đối với các KCN tỉnh Hưng Yên từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN củatỉnh Hưng Yên nói
riêng và các địa phương trên cả nước nói chung.
+ Trong một nghiên cứu khác của tác giả Phan Xuân Vinh (2016), đề cập
vấn đề “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với KCN, KKT”, tạp chí Khu
công nghiệp Việt Nam tháng 2/2016, đã nêura một số vướng mắc trong hoạt
động quản lý nhà nước đối với các KCN, KKT từ đó đưa ra một số kiến nghị
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các KCN, KKT.
+ Bài viết của tác giả Nguyễn Đức Thiện (2017), nghiên cứu về “Kiện
toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KCN, KKT từ Trung ương đến địa
phương”, tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam tháng 5/2017, đã chỉ ra những bất
cập, hạn chế trong việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KCN, KKT từ
Trung ương đến địa phương từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho cơ chế,
chính sách, cũng như những quy định của pháp luật về phát triển KCN và kiện
toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các KCN.
– Luận án, luận văn:
+ Luận văn thạc sĩ quản lý công của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn (2017)
nghiên cứu về “Quản lý nhà nước đối với cac Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ” đã nghiên cứu, luận giải một số vấn đề lý luận về Quản lý nhà nước
(QLNN) đối với các KCN, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với các
KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động
4

QLNN đối với các KCN tại Tỉnh. Trong nội dung luận văn, cũng có đề cập đến
hoạt động QLNN của Ban quản lý KCN tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên không đề cập
đầy đủ về địa vị pháp lý của Ban Quản lý KCN.
+ Luận văn thạc sĩ Quản lý công của tác giả Nguyễn Khắc Tưởng đề cập
đến “Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN tại Khu kinh tế cửa khẩu
Lào Cai” là công trình đã nghiên cứu các cơ sở khoa học của quản lý nhà nước
về đầu tư XDCB bằng NSNN tại khu kinh tế cửa khẩu và đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN tại khu kinh tế cửa khẩu Lào
Cai. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB tại khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Trong một phần
nội dung nghiên cứu cũng có đề cập đến vị trí của Ban quản lý KCN trong quản
lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.
– Đề tài, báo cáo:
+ Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng, nhiệm
vụ, giải pháp năm 2014, do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương thực
hiện năm 2013 -Báo cáo kết quả xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch,
chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương trong
năm 2013 từ đó đưa ra phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm 2014.
+ Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp năm 2015, do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương thực hiện năm 2014 – Báo cáo kết quả xây dựng, thực hiện các chương
trình, kế hoạch, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Hải Dương trong năm 2014 từ đó đưa ra phương hướng nhiệm vụ công tác trong
năm 2015.
+ Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp năm 2016, do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương thực hiện năm 2015 – Báo cáo kết quả xây dựng, thực hiện các chương
trình, kế hoạch, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Hải Dương trong năm 2015 từ đó đưa ra phương hướng nhiệm vụ công tác trong
5

năm 2016.
+ Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp năm 2017, do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương thực hiện năm 2016 – Báo cáo kết quả xây dựng, thực hiện các chương
trình, kế hoạch, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Hải Dương trong năm 2016 từ đó đưa ra phương hướng nhiệm vụ công tác trong
năm 2017.
+ Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp năm 2018, do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương thực hiện năm 2017 – Báo cáo kết quả xây dựng, thực hiện các chương
trình, kế hoạch, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Hải Dương trong năm 2017 từ đó đưa ra phương hướng nhiệm vụ công tác trong
năm 2018.
+ Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp
tỉnh Hải Dương, do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương thực hiện
năm 2018 – Báo cáo về những thành tựu đạt được và những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình hoạt động của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương qua 15 năm xây dựng và phát triển.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, ở mức độ nhất định đã có đề cập
đến những khía cạnh khác nhau về địa vị pháp lý của Ban Quản lý các KCN
nhưng còn rất hạn chế và không trực tiếp. Hiện tại chưa có một công trình, đề tài
nào nghiên cứu về Địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các Khu công
nghiệp, mà chỉ dừng lại ở các báo cáo công tác, bài phát biểu, thảo luận tại hội
nghị, hội thảo, cuộc họp của các cơ quan quản lý nhà nước, hay các bài viết trên
báo, tạp chí chuyên ngành. Có nhiều vấn đề còn để ngỏ mà đề tài luận văn thạc sĩ
“Địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp – Từ thực tiễn
tỉnh Hải Dương” sẽ đề cập và giải quyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luậnvăn
3.1. Mục đích nghiên cứu
6

Luận văn được nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là:
– Nghiên cứu làm rõ những cơ sở khoa học về địa vị pháp lý hành chính
của Ban Quản lý các Khu công nghiệp.
– Đánh giá thực trạng, phân tích làm rõ những thành tựu đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương.
– Nêu phương hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương.

4. Đối tượng vàphạmvinghiêncứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu địa vị pháp lý hành chính của của Ban Quản lý các
Khu công nghiệp nói chung và của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương nói riêng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu địa vị pháp lý (chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn,..) của Ban quản lý các KCN và mối quan hệ giữa
Ban Quản lý các KCN với các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ
Trung ương đến địa phương.

– Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu địa vị pháp lý
hành chính của Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Hải Dương

– Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2007 đến năm 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của
Chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng nhà nước pháp quyền, về tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp với điều kiện phát
7

triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để giải quyết các vấn đề
đặt ra như phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống,..Cụ thể
các phương pháp được sử dụng như sau:
+ Chương 1 nghiên cứu cơ sở khoa học về địa vị pháp lý của Ban quản lý
KCN chủ yếu sử dụng phương phápthống kê, hệ thống hoá, phân tích tổng hợp,
kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, gắn với điều kiện lịch sử cụ thể để bảo đảm
tính khoa học, khách quan và toàn diện trong các đánh giá, đưa ra những nhận
định, đề xuất các quan niệm.
+ Chương 2 sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá những
thành công và hạn chế của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban quản lý KCN tại tỉnh Hải Dương. Trong chương này, các phương pháp của
bộ môn khoa học xã hội, như thống kê, so sánh được sử dụng chủ yếu, nhằm
đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong các đánh giá.
+ Chương 3 chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích để khảng
định tính hiệu quả cảu các nhận định, giải pháp được đưa ra. Các phương pháp
của lý thuyết hệ thống được sử dụng trong luận văn để đảm bảo tính nhất quán,
liên thông giữa các nội dung, giữa các chương, các tiết của luận văn.
6. Những đóng góp của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về địa vị pháp lý hành chính của
Ban quản lý các khu công nghiệp, nên có thể coi những nghiên cứu trong luận
văn là những đóng góp về mặt nghiệp vụ tham khảo như:
– Nêu ra được những vấn đề cơ bản về địa vị pháp lý hành chính của ban
quản lý các khu công nghiệp như cơ sở hình thành, địa vị pháp lý hành chính
của Ban Quản lý các khu công nghiệp trong Bộ máy hành chính Nhà nước.
– Phân tích và đánh giá thực trạng công tác của Ban Quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh Hải Dương.
– Từ đó tìm ra những nguyên nhân và tồn tại, đề xuất một số giải pháp
8

nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của của Ban Quản lý các Khu
công nghiệp nói chung và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
nói riêng.

7. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn

– Ý nghĩa luận: Luận văn góp phần xây dựng cơ sở khoa học về địa vị
pháp lý hành chính của Ban Quản lý các Khu công nghiệp nói chung và Ban
Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương nói riêng.
– Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đã phản ánh tình hình thực tế về công tác của
và Ban Quản lý các Khu công nghiệp, là căn cứ thực tiễn cho dự thảo và ban hành
Luật Khu công nghiệp, Khu kinh tế đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của của Ban Quản lý các Khu công nghiệp nói
chung và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương nói riêng.

8. Kết cấu của luậnvăn
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương nội dung, kết luận, và danh mục
tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học về địa vị pháp lý hành chính của ban quản lý
các khu công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng địa vị pháp lý hành chính của ban quản lý các khu
công nghiệp – từ thực tiễn tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính
của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương.

9

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH
CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.1. Những vấn đề cơ bản về Ban Quản lý khu công nghiệp

1.1.1. Khu Công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Khu công nghiệp là khu vực sản xuất đặc biệt, chỉ ra đời và phát triển
trong điều kiện kinh tế – xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định. Có nguồn
gốc hình thành vào khoảng giữa thế kỷ thứ 16, khu công nghiệp (KCN) hiện nay
có tiền thân từ những cảng tự do và những công trường thủ công. Tuy nhiên, các
loại hình KCN được ghi nhận chính thức vào khoảng hơn 100 năm nay. Anh là
nước công nghiệp đầu tiên và xây dựng KCN đầu tiên vào năm 1896 ở
Manchester và sau đó là đến nước Mỹ, với vùng công nghiệp Chicago. Tại Ý,
cũng hình thành KCN Napoli vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX.
Đến những năm 50-60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các KCN phát
triển nhanh chóng và lan toả rộng khắp các nước công nghiệp phát triển. Vào
thời kỳ này Mỹ có 452 vùng công nghiệp và gần 1.000 KCN, Pháp có 230 vùng
công nghiệp, Canada có 21 vùng công nghiệp. Tiếp theo các nước công nghiệp
đi trước, vào những năm 60-70, hàng loạt các KCN, khu chế xuất (KCX) được
hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước công nghiệp hoá thế hệ sau
như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan…Cũng trong thời kỳ
này ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc cũng
tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các cụm công nghiệp lớn, các trung
tâm công nghiệp tập trung. Loại hình này hiện nay vẫn đang được các quốc gia
học tập và kế thừa kinh nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa.
Trên thế giới có nhiều định nghĩa về KCN, tuy nhiên, không có một khái
niệm chung thống nhất được thừa nhận. Mỗi định nghĩa đều mang những nội
dung với một giá trị nhất định. Có hai mô hình phát triển KCN phổ biến, từ đó
10

cũng hình thành hai cách định nghĩa về KCN.
Cách thứ nhất đã định nghĩa: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng
lớn, có ranh giới địa lý xác định, trong đó chủ yếu là phát triển các hoạt động
sản xuất công nghiệp và có đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ đa dạng; có dân
cư sinh sống trong khu. Ngoài chức năng quản lý kinh tế, bộ máy quản lý các
khu này còn có chức năng quản lý hành chính, quản lý lãnh thổ.
Khu công nghiệp theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính –
kinh tế đặc biệt như: các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số
nước Tây Âu.
Cách định nghĩa thứ hai: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn
nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệp và dịch vụ sản xuất công
nghiệp, không có dân cư sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi
cao hơn so với các khu vực lãnh thổ khác. Theo quan điểm này, ở một số nước
và vùng lãnh thổ như Malaysia, Indonesia,…đã hình thành nhiều KCN với qui
mô khác nhau và đây cũng là loại hình KCN nước ta đang áp dụng hiện nay.

Ở Việt Nam, trong những năm đầu của công cuộc đổi mới (từ sau năm
1986), Nhà nước đã học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình KCN, KCX của các
nước Đông Á. Chính phủ Việt Nam đã có ý tưởng thành lập các khu vực tập
trung có cơ sở hạ tầng đặc biệt để có thể thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều
ưu đãi với ít thủ tục hành chính. Để thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo
hướng CNH, HĐH theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 của
Đảng, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ban hành Nghị định số 322-HĐBT ngày
18/10/1991 Nghị định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế Khu
chế xuất làm cơ sở cho sự ra đời của các KCX sau này. Nghị định này hình
thành dựa trên tiến trình thành lập KCX Tân Thuận – KCX đầu tiên của nước ta
theo quyết định số 394/CT của Chủ tịch HĐBT về việc thành lập KCX Tân
Thuận ngày 25/11/1991. Tại Điều 1, Điều 2 Nghị định này quy định thì “ KCX
là KCN tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ sản
xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo Quy chế
11

này. Khu chế xuất do Chính phủ Việt Nam thành lập ở những địa bàn có vị trí
thuận tiện cho sản xuất hàng xuất khẩu và cho xuất khẩu, có ranh giới địa lý
được ấn định theo quyết định thành lập”.
Từ những hiệu ứng tích cực trong thu hút đầu tư từ KCX đem lại, Chính
phủ ban hành Nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 Ban hành Quy chế KCN.
Nghị định này lần đầu tiên có quy định diễn giải về KCN như sau: “Khu công
nghiệp là Khu công nghiệp tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh
giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ
trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống”.
Năm 1997, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 36-CP ngày
24/4/1997 về ban hành Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao thay thế Quy
chế khu chế xuất đã ban hành theo Nghị định 322/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm
1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Quy chế khu công nghiệp ban hành kèm theo
Nghị định 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ [10], [11].
Năm 2008, trong Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành
ngày 14 tháng 3 năm 2008, quy định thống nhất về KCN, KCX và KKT thì Khu
công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp và được định
nghĩa như sau [12]:

“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
“Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối
với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này”.
Nghị định 82/2018/NĐ – CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về
Quản lý Khu Công nghiệp và Khu Kinh tế, xác định: “Khu công nghiệp là khu
vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ
12

tục quy định tại Nghị định này”. Như vậy, KCN là khu vực kinh tế đặc biệt, chịu
sự quản lý của nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan chức năng, có thẩm
quyền theo luật định [14].
Từ các quan điểm trên đây, có thể quan niệm về Khu Công nghiệp theo
cách chung nhất như sau:
“Khu công nghiệp là khu vực có diện tích được quy hoạch lâu dài, có
ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ quyết định thành lập,chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”.
Khu công nghiệp được đầu tư xây dựng hệ thống công trình, kết cấu hạ
tầng đồng bộ, nhằm hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh được thuận lợi,
đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa các lợi ích về kinh tế – xã hội – môi
trường. Bên trong KCN tập trung các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá công
nghiệp, và những dịch vụ công nghiệp được đầu tư bởi nhiều thành phần kinh tế
khác nhau có thể dùng để phục vụ cho thị trường trong nước hoặc có thể phục
vụ cả mục tiêu xuất khẩu. Ngoài ra trong KCN còn có thể có những doanh
nghiệp chế xuất hoặc các doanh nghiệp công nghệ cao được tập trung vào những
tiểu khu riêng như tiểu khu chế xuất, tiểu khu công nghệ cao trong KCN. Theo
quan điểm của các nhà lập pháp ở Việt Nam, KCN thường được gọi theo một
tên gọi khác, đó là KCN tập trung, nó hàm ý bao gồm cả các KCN, KCX và Khu
công nghệ cao.
1.1.1.2. Vai trò của Khu Công nghiệp
a. Thu hút công nghệ
Việc hình thành các KCN cho phép các quốc gia có thể tiếp thu công nghệ
và kỹ năng sản xuất công nghiệp là mục đích của các nước chậm và nước đang
phát triển. Thông qua việc thành lập các Khu Công nghiệp, thu hút đầu tư nước
ngoài, các nước có thể tiếp nhận kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển và
dây truyền công nghệ hiện đại , thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra những sản
phẩm có tính cạnh tranh cao. Trên cơ sở tiếp thu công nghệ, kỹ năng sản xuất,
còn có thể giúp nước sở tại phát triển công nghiệp trong nước, góp phần rút
13

ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước. Bên cạnh, sự hình thành và phát
triển của các KCN còn bổ sung cho các nước nhận vốn đầu tư nước ngoài các bí
quyết, kinh nghiệm sản xuất hiện đại và tìm kiếm thị trường.
b. Tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động cho người lao động trong
Khu công nghiệp
Các nhà đầu tư như doanh nghiệp, thương nhân thực hiện tổ chức sản xuất
trong Khu Công nghiệp là cần có lao động , có thể tạo việc làm cho người lao
động. Thông qua lao động trong môi trường các KCN hiện đại có thể đào tạo
người lao động phát triển về kỹ năng nghề và ý thức tổ chức kỷ luật, hình thành
người lao động mới, có thể đáp ứng yêu cầu làm việc ngày càng cao và mở ra cơ
hội việc làm tốt hơn cho người lao động.
c. Thúc đẩy xuất khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ
Trong các Khu công nghiệp có Khu chế xuất, không chỉ tạo việc làm cho
người lao động mà còn tạo ra những sản phẩm theo tiêu chuẩn của các nước tiên
tiến, phục vụ xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước ở tại.
d. Thu hút vốn đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp
Khu Công nghiệp là nơi có cơ chế, chính sách và không gian đầu tư kinh
doanh đặc biệt, có những ưu đãi và cơ hội phát triển các ngành, hàng trong lĩnh
vực công nghiệp để xuất khẩu. Khu Công nghiệp vì thế có khả năng thu hút vốn
đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đó là nguồn vốn bổ sung quan trọng
cho các quốc gia thiếu vốn, nhất là đối với các nước đang phát triển, có nhu cầu
thúc đẩy nền công nghiệp.
e. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài
mang lại làm cơ cấu kinh tế được chuyển dịch. Hướng chuyển dịch là tăng tỷ
trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp.
g. Phát huy lợi thế so sánh và mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế
Trên thế giới không chỉ diễn ra sự cạnh tranh của các nước tiếp nhận đầu
tư mà còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đi đầu tư. Xu hướng
14

đa cực trong đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho các nước thực hiện
đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, đầu tư trực tiếp vào KCN,
KCX cũng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước chủ nhà với các nước,
lãnh thổ của chủ đầu tư.
Thực tế, hầu hết các quốc gia đều phát triển các KCN tại các trung tâm đô
thị, vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị, nơi tập trung nhiều
ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ lao động có trình độ cao,
chuyên môn giỏi. Tuy nhiên, cũng có nhiều KCN, KKT được hình thành tại các
vùng gần nguồn nguyên liệu, thuận lợi giao thương quốc tế, gần biên giới. Điều
đó cho phép phát huy lợi thế, đánh thức mọi tiềm năng của địa phương, đất
nước, thúc đẩy phát triển.
Tóm lại, việc xây dựng các KCN nhằm mục đích phát triển sản xuất công
nghiệp để xuất khẩu, gọi vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu kỹ thuật hiện đại và
nhận công nghệ tiên tiến,đồng thời học tập kinh nghiệm và hình thành thói quen,
phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến, sử dụng nguyên,nhiên vật liệu và lực
lượng lao động tại chỗ, tạo việc làm mới và hỗ trợ giải quýêt các vấn đề kinh tế-
xã hội của những vùng lạc hậu góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước.
1.1.2. Ban Quản lý khu công nghiệp
1.1.2.1. Ban quản lý khu công nghiệp
Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình như Khu Chế xuất, Khu Công
nghiệp hỗ trợ, Khu Công nghiệp sinh thái. Khu chế xuất được hiểu là khu công
nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu, thực hiện dịch
vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các hoạt động xuất khẩu. Việc
thành lập KCX ở hầu hết các nước đều áp dụng theo điều kiện, trình tự và thủ
tục áp dụng đối với khu công nghiệp. Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực
bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại
pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối với khu công nghiệp hỗ trợ, là
khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Khu công nghiệp sinh
15

thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự
liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.
Trong các KCN, các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc với doanh
nghiệp trong các khu công nghiệp khác có thể hợp tác với nhau, nhằm tối ưu hóa
việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên vật liệu, nước, năng lượng,
chất thải, phế liệu…trong quá trình sản xuất kinh doanh, gọi là cộng sinh công
nghiệp. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các
yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất,
cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trong Khu công nghiệp có khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, gồm các
khu chức năng trong đó KCN là khu chức năng chính. Bên cạnh đó, khu đô thị –
dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội cho khu công
nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ này có thể là các phân khu chức năng như: Nhà ở,
bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm ươm tạo
doanh nghiệp và một số hạng mục công trình kinh tế – xã hội khác cần thiết cho
sự phát triển đồng bộ, bền vững của KCN. Mục tiêu của hoạt động đầu tư xây
dựng này là để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội, môi
trường của khu công nghiệp. Để đạt được mục tiêu phát triển các KCN, Nhà
nước cần xác định mục tiêu cho từng lính vực. Trên cơ sở đó, xây dựng các
chính sách, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động, thực hiện quản lý, điều
hành, thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực hoạt động, các chủ thể đầu tư,
kinh doanh (doanh nghiệp và thương nhân), khuyến khích, hỗ trợ khoa học công
nghệ, lao động.
Theo quy định của pháp luật, quản lý nhà nước đối với KCN bao gồm
những nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính
sách về phát triển khu công nghiệp.
16

Thứ hai, Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu
tư, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế;
xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp; tổ chức thực hiện
hoạt động xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp.
Thứ ba, cấp, điều chỉnh, thu hồi văn bản quyết định chủ trương đầu tư,
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các
loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính
nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh
doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp.
Thứ tư, Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan
quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thứ năm, hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát,
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết
các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp,
khu kinh tế.
Mặc dù có nhiều cơ quan tham gia quản lý KCN, nhưng để đảm bảo cho
các hoạt động quản lý đối với KCN phát huy hiệu lực, hiệu quả, cần phải có một
cơ quan chuyên ngành chịu trách nhiệm chính, làm đầu mối, trực tiếp quản lý và
chịu trách nhiệm về kết quả quản lý. Do đó, cần phải thành lập Ban quản lý các
KCN, KKT.
Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và KKT. Ban
quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là “Cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu
kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương; quản lý và tổ
chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ
khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư
trong khu công nghiệp, khu kinh tế.”[14]

17

1.1.2.2. Đặc điểm của Ban Quản lý khu công nghiệp
Xuất phát từ nhu cầu cần thiết cần phải thành lập ra một cơ quan trực tiếp
quản lý đối với KCN và dựa trên các quy định của pháp luật đối với Ban Quản
lý các khu công nghiệp có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, là cơ quan quản lý nhà nước
là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh
hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng
cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt
động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệpdựa
trên các quy định của pháp luật. Ngoài ra, Ban quản lý KCN còn chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các bộ, ngành quản lý
về ngành, lĩnh vực có liên quan và có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu
công nghiệp.

Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Ban quản lý KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh
phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của BQLKCN theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP,
của Chính phủ ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định về quản lý khu công nghiệp
và khu kinh tế [14], bao gồm: 1 Trưởng ban, không quá 03 Phó Trưởng ban và
bộ máy giúp việc. Trong đó, Trưởng ban do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm,
miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban. Bộ máy giúp việc bao gồm: Văn phòng, các
phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban quản lý tại khu công nghiệp, các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ
trợ đầu tư, kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu và các tổ chức phù hợp với tình
hình phát triển khu công nghiệp và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban quản

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *