ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƢU THANH HƢƠNG
lçi trong tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i
ngoµi hîp ®ång THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƢU THANH HƢƠNG
lçi trong tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i
ngoµi hîp ®ång THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH
HÀ NỘI – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lƣu Thanh Hƣơng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỖI TRONG TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
……… 7
1.1.
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ……………………. 7
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ………….. 7
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
………………………………………………………………………………… 10
1.2.
Khái niệm về lỗi và ý nghĩa của lỗi trong việc xác định trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
…………………………….. 11
1.2.1. Khái niệm lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
……… 11
1.2.2. Ý nghĩa của lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng ………………………………………………………………….. 13
1.3.
Hình thức lỗi và mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng ………………………………………………………………… 15
1.3.1. Hình thức lỗi
…………………………………………………………………………… 15
1.3.2. Mức độ lỗi ……………………………………………………………………………… 22
1.4.
Quy định của pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật một số nƣớc …………………….. 22
1.4.1. Pháp luật các nước theo truyền thống civil law …………………………… 24
1.4.2. Pháp luật các nước theo truyền thống common law …………………….. 27
Tiểu kết chƣơng 1
……………………………………………………………………………… 29
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LỖI TRONG TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
……. 30
2.1.
Trƣớc khi có Bộ luật dân sự 2015
…………………………………………… 30
2.1.1. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
Luật dân sự cổ Việt Nam
………………………………………………………….. 30
2.1.2. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thời
kỳ Pháp thuộc …………………………………………………………………………. 32
2.1.3. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của
Thông tư 173/UBTP năm 1972
…………………………………………………. 34
2.1.4. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo
quy định của Bộ luật dân sự 1995 và 2005 …………………………………. 36
2.2.
Lỗi trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
quy định tại Bộ luật dân sự 2015 ……………………………………………. 38
2.2.1. So sánh lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng với lỗi trong các loại trách nhiệm pháp lý khác …………………… 39
2.2.2. Lỗi trong việc xác định loại trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng ………………………………………………………………….. 41
2.2.3. Lỗi trong việc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng ……………………………………………….. 47
2.2.4. Lỗi trong việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại
……………………. 49
2.2.5. Lỗi trong một số trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể
………………. 51
Tiểu kết chƣơng 2
……………………………………………………………………………… 61
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
…………………………………………………. 62
3.1.
Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về lỗi trong
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng……………………. 62
3.1.1. Sự cố Formosa năm 2016
…………………………………………………………. 63
3.1.2. Vụ kiện bồi thường thiệt hại về sức khoẻ tại Ninh Bình ………………. 70
3.1.3. Một sô bất cập trong thực tiễn trong giải quyết trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng ……………………………………………….. 72
3.2.
Đánh giá các quy định của pháp luật về lỗi trong trách nhiệm
bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ………………………………………. 75
3.3.
Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về lỗi
trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ………….. 79
3.3.1. Về khía cạnh lập pháp ……………………………………………………………… 79
3.3.2. Về cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các
cơ quan nhà nước ……………………………………………………………………. 82
3.3.3. Nâng cao ý thức pháp luật của người dân nói chung và cán bộ,
công chức, cơ quan có thẩm quyền nói riêng
………………………………. 83
Tiểu kết chƣơng 3
……………………………………………………………………………… 84
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………….. 87
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự
BTTH: Bồi thường thiệt hại
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, những hiện
tượng tiêu cực xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá
nhân trong xã hội ngày càng phổ biến hơn. Đó không chỉ là những hành vi vi
phạm thỏa thuận các bên đã giao kết mà còn là hành vi xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân
không có giao kết hợp đồ ng dẫn đến thiệt hại thực tế xảy ra. Vấn đề đặt ra khi
có thiệt hại thực tế xảy ra là phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của chủ thể gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được giải quyết
phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật cũng như đảm bảo sự công
bằng cho người có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Khác với giải quyết trách
nhiệm bồi thường thiệt hại khi các bên đã có thỏa thuận (hợp đồng), khi giải
quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi các bên không có thỏa thuận (hợp
đồng) do không xuất phát từ sự vi phạm nghĩa vụ được các chủ thể thiết lập
sẵn nên việc giải quyết phức tạp hơn. Giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng nhằm mục đích khôi phục lại những lợi ích đã bị xâm phạm, bù đắp
những thiệt hại do hành vi trái luật gây nên và quy trách nhiệm pháp lý cho
chủ thể có hành vi gây thiệt hại đó.
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có vai trò và
ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống, góp phần đảm bảo công lý, công
bằng xã hội. Do đó, những năm vừa qua pháp luật dân sự Việt Nam không
ngừng hoàn thiện các quy định liên quan tới chế định bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Bộ luật dân sự 2015 được Quốc Hội thông qua với rất nhiều
quy định liên quan tới chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được sửa
đổi, bổ sung theo hướng đề cao các giá trị phổ biến về quyền con người được
2
ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
thì hiện nay, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hành vi xâm
phạm của người gây thiệt hại. Theo quy định trước đây, Điều 604 Bộ luật dân
sự 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng yêu cầu người gây
thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định này, ngoài việc chứng
minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải
chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về
căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hướng có lợi hơn cho
người bị thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có
các điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp
luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Mặc dù hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không quy định lỗi là một trong
bốn yếu tố làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, tuy nhiên lỗi vẫn đóng vai trò quan trọng. (xác định mức độ của hành vi
gây thiệt hại, mức bồi thường…). Việc xác định, đánh giá không đúng đắn
mức độ lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể dẫn đến những sai
phạm trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Do đó, để nhận thức được đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của lỗi
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần thiết phải xem xét
lỗi một cách có hệ thống trong mối liên hệ với những nguyên tắc lý luận
chung của lỗi và đặc thù của loại trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
Nắm bắt được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn
đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tôi xin lựa chọn đề
tài “Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ và
với các góc độ khác nhau. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu khoa học
và bài viết tiêu biểu:
Về sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, bài viết: Giáo trình “Luật
dân sự Việt Nam” của trường Đại học Luật Hà Nội (2015); Giáo trình “Hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của Trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh (2015); Đỗ Văn Đại “Bình luận khoa học những
điểm mới của Bộ luật dân sự 2015” (2016); Vũ Văn Mẫu “Việt Nam Dân
luật lược khảo”, quyển 2, nghĩa vụ và khế ước, in lần 1, 1963, Bộ quốc gia
giáo dục xuất bản và nhiều công trình nghiên cứu khác.
Về khóa luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ: Có một số luận văn
thạc sỹ nghiên cứu các đề tài liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại
nói chung và lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng như: Phạm
Thị Vân Hồng (2001) “Lỗi trong trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học luật Hà Nội; Bùi Thị Thủy Chung
(2006) “Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”,
Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội…
Về bài viết trên tạp chí: Trần Ngọc Dương (2009), “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự của Cộng hòa
Pháp”, Tạp chí Luật học, (1); Đinh Thị Mai Phương (2003), “Thực tiễn bảo
vệ quyền dân sự – Những bất cập và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật Số 7 (136); Ngô Văn Hiệp (2005), “Chế định bồi thường thiệt
hại cho người bị oan”, Tạp chí Pháp lý Số 5/2005, tr. 10 – 11.
Có thể nói, những công trình khoa học trên là tài liệu quí báu giúp tác
giả có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn,
4
tuy nhiên các công trình trên chưa nghiên cứu toàn diện và thấu đáo về lỗi
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp
luật Việt Nam, đặc biệt là BLDS năm 2015. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài:
“Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam” không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về lỗi
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các văn bản pháp
luật khác, so sánh với Bộ luật dân sự 2005 qua đó có cái nhìn toàn diện về vấn
đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nêu thực trạng
các quy định của pháp luật hiện nay và những định hướng, giải pháp hoàn
thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. Để đạt được mục đích trên, nhiệm
vụ nghiên cứu đặt ra là:
– Nêu và phân tích những vấn đề lý luận về lỗi trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở…
– Phân tích, đánh giá những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về lỗi
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
– Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật liên quan tới chế định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và lỗi trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng trên cơ sở phân tích, đối
chiếu các văn bản pháp luật và quá trình áp dụng để tìm ra nguyên nhân, bất
cập trong thực tiễn;
– Kiến nghị một số định hướng và giải pháp nhằm xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về lỗi trong trách nhiệm
5
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thực tế áp dụng quy định của pháp luật
về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong thực tiễn
hiện nay và đề xuất phương hướng hoàn thiện.
– Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về lỗi
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt
Nam, trên cơ sở so sánh với các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và thực
tiễn áp dụng pháp luật hiện hành nhằm đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ
vướng mắc đã và sẽ xảy ra khi áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự.
5. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp
luật Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung của
khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để
nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu là: phương pháp mô tả, phương
pháp phân tích quy phạm, phương pháp so sánh pháp luật,…
– Phương pháp mô tả được sử dụng chủ yếu nhằm mô tả các quy định
của pháp luật và các vụ việc liên quan. Qua đó, luận văn tạo ra bức tranh chân
thực của hiện tại. Phương pháp mô tả theo hai hướng sao lại và phản ánh.
– Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu các quy
định của pháp luật, cũng như các vụ việc có liên quan tới xác định ngữ nghĩa
của quy phạm pháp luật, tính hợp lý khi áp dụng.
– Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng để làm rõ các vấn đề
của pháp luật Việt nam nhằm đưa ra các kiến nghị phù hợp.
6
6. Tính mới và đóng góp của đề tài
Những đóng góp mới của luận văn gồm:
– Một là, về mặt lý luận: luận văn tập trung nghiên cứu có hệ thống
các quy định của pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, qua đó thấy được các đặc điểm, ý nghĩa của lỗi trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Từ đó, tác giả đi luận
giải các vấn đề cơ bản về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
– Hai là, về mặt thực tiễn: Tìm ra các hạn chế, bất cập của các quy định
của pháp luật về vấn đề này. Tác giả sẽ phân tích tình hình thực hiện và áp
dụng pháp luật hiện hành, so sánh với các quy định của Bộ luật dân sự 2015
để đưa ra các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn.
– Ba là, về định hướng hoàn thiện: từ những phân tích lý luận, tìm hiểu
thực tiễn quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật, tác giả sẽ nêu lên
các định hướng, giải pháp mang tính toàn diện nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật và thực hiện pháp luật về vấn đề nghiên cứu trong thực
tiễn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương.
7
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1.1. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm BTTH từ lâu đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau qua mỗi thời kỳ lịch sử. Theo đó, trước khi được hiểu
là một loại trách nhiệm pháp lý thì trách nhiệm BTTH được xem xét ở các
giai đoạn như sau [8, tr.437]:
Giai đoạn thứ nhất, trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã hội
còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm
phạm vào quyền lợi được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối
phương làm nô lệ, hay lấy tài sản của họ. Chế độ này còn được gọi là chế độ
tư nhân phục thù.
Giai đoạn thứ hai, người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số tiền chuộc
hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù. Chế độ này còn được gọi là chế
độ thục kim. Chế độ thục kim đã trải qua hai giai đoạn phát triển: 1) Khi chưa
có sự can thiệp của pháp luật, các bên tự thoả thuận với nhau về tiền chuộc,
đó là chuộc lỗi tự nguyện; 2) Nhờ sự can thiệp của chính quyền, các bên tranh
chấp bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng cách trả cho nhau số tiền chuộc
lỗi theo ngạch giá do pháp luật quy định, đó là chế độ thục kim bắt buộc. Tiền
thục kim này có thể coi như vừa là một hình phạt, vừa có tính chất bồi thường
thiệt hại. Vào thời kỳ Luật 12 bảng, Cổ luật La Mã mới bắt đầu chuyển từ chế
độ tự ý thục kim sang bắt buộc thục kim.
Giai đoạn thứ ba, chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và
dân sự. Chính quyền, trước hết, can thiệp để trừng phạt những tội phạm chỉ
8
liên quan đến trật tự xã hội, không liên hệ đến cá nhân. Sự can thiệp này rất
cần thiết, vì nếu không có sự thanh trừng của xã hội, những vụ phạm pháp
này không được chú ý tới vì không làm hại trực tiếp đến quyền lợi của tư
nhân. Sự can thiệp của chính quyền dần dần được nới rộng đến sự phạm pháp
liên quan đến quyền lợi của các cá nhân như các vụ ẩu đả, trộm cắp. Về
phương diện hình sự, cá nhân mất hết quyền phục thù và chỉ còn quyền xin
bồi thường tổn hại của mình về dân sự. Tuy trong một số trường hợp, Luật La
Mã đã tiến tới sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự, nhưng nhà làm
luật chưa quy định được hẳn một nguyên tắc trách nhiệm tổng quát, bắt buộc
người gây ra sự tổn thất phải bồi thường thiệt hại bất luận trường hợp nào.
Ở Việt Nam, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm BTTH là một
loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự
công. Vì vậy, các điều luật trong bộ luật cổ như bộ Quốc triều Hình luật của
nhà Lê hay Hoàng Việt Luật lệ của Gia Long đều quy định các điều khoản
trách nhiệm về luật hình ví dụ: Điều 582 Quốc triều hình luật đã quy định
Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và cắn người mà cách làm
hiệu và ràng buộc không đúng phép – (theo đúng phép vật nào hay
húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân,
cắn người thì phải cắt hai tai)- hay là chó dại mà không giết thì
người chủ phải phạt 60 lượng. Nếu vì cớ trên, có người chết hay bị
thương thì phải tội quá thất. Nếu cố ý thả ra để làm cho người chết
hay bị thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay đánh
chết người một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc vật,
hay là người cố trêu trọc những vật kia, mà bị thương hay chết, thì
người chủ không phải tội.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng
9
quy định sự bồi thường. Đối với trường hợp đánh người bị thương, điều 468
Quốc triều hình luật đã quy định sự nuôi bảo cô. Thí dụ: đánh bị thương bằng
chân tay thì phải nuôi 10 ngày, bằng vật khác thì phải nuôi 20 ngày, bằng thứ
có mũi nhọn hay bằng nước sôi, lửa, thì phải nuôi 40 ngày, đánh gãy xương
thì phải nuôi 80 ngày…. Nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt, Cổ luật
Việt Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự và cũng
không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm dân sự [22].
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử lập pháp, hiện nay, trách
nhiệm BTTH được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó người có hành
vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình
gây ra. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại được quy định tại Điều 361 – Thiệt hại do vi phạm nói chung và
Chương XX – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên,
trong cả hai phần này đều không nêu rõ trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên
căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách
nhiệm, thời hạn bồi thường…
Bộ luật dân sự 2015 dành một chương riêng quy định về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mặc dù không đưa ra khái niệm cụ thể
về loại trách nhiệm này song qua các quy định liên quan có thể hiểu: Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự
mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài
hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải
bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định
chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm
đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá
nhân và tổ chức khác.
10
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại
trách nhiệm dân sự.
Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng phát sinh trên cơ
sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại
trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp
luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Người có hành
vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho người khác phải có trách nhiệm bồi thường
cho người bị thiệt hại những tổn thất về mặt vật chất và tinh thần mà người bị
thiệt hại phải gánh chịu. Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của
pháp luật dân sự. Do đó, trách nhiệm BTTH được xác định là một loại trách
nhiệm dân sự.
Thứ hai, cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát
sinh trên cơ sở do pháp luật quy định. Người gây ra thiệt hại nếu thỏa mãn các
dấu hiệu về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì phải chịu
trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo đó, Điều 584 Bộ
luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng như sau: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Thứ ba, về chủ thể chịu trách nhiệm
Thông thường, người có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho người
khác thì phải chịu trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, pháp luật dân sự cũng căn
cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của từng chủ thể gây
thiệt hại mà xem xét về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho từng đối tượng
11
khác nhau. Do đó, Bộ luật dân sự 2015 quy định, trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn
áp đụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người
giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân,
trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề…
Thứ tư, về mức bồi thường
BTTH ngoài hợp đồng nhằm mục đích bù đắp cho người bị thiệt hại
những tổn thất về mặt vật chất và tinh thần mà người đó phải gánh chịu do
hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể gây thiệt hại. Do đó, để đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật quy định về nguyên tắc
người gây thiệt hại (người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại) phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại thực tế xảy ra một cách nhanh chóng kịp thời. Thiệt
hại chỉ có thể được giảm trong một số trường hợp đặc biệt đó là người gây
thiệt hại không có lỗi, có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng
kinh tế trước mắt và lâu dài của họ.
1.2. Khái niệm về lỗi và ý nghĩa của lỗi trong việc xác định trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
1.2.1. Khái niệm lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hiện nay, khái niệm lỗi được xây dựng với nhiều quan điểm. Theo
cuốn Từ điển tiếng Việt “Lỗi là điều sai sót, không nên, không phải trong
cách xử sự, trong hành động” [20]. Đây là cách hiểu thông thường về lỗi
trong đời sống hàng ngày. Theo quan điểm của Luật gia người pháp Planion
cho rằng: “Lỗi là sự vi phạm nghĩa vụ đã sẵn có”. Ở Việt Nam, khái niệm lỗi
được xem xét ở nhiều khía cạnh với những quan điểm khác nhau, theo đó có
hai quan điểm nổi bật được đa số các chuyên gia pháp lý thừa nhận rộng rãi:
Quan điểm 1 cho rằng: Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu
cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình cũng như đối với hậu
quả của hành vi đó [7].
12
Quan điểm 2 cho rằng: Thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái
pháp luật không phải sau sự kiện thực hiện hành vi mà trong quá trình thực
hiện nó, diễn ra đồng thời với quá trình thực hiện nó. “Một hành vi gây thiệt
hại có bị coi là có lỗi nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết
định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để
lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội” [17].
Pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ cũng không quy định về
khái niệm “lỗi”. Hiện nay, Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 ra đời với nhiều quy
định mới tuy nhiên cũng không đưa ra khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự
nói chung và lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói
riêng mà chỉ ghi nhận lỗi trong loại trách nhiệm này tại Điều 364. Vì vậy khi
tìm hiểu khái niệm lỗi chúng tôi sẽ dựa trên hai quan niệm nêu trên. Thực chất
hai quan niệm này đều thống nhất trong cách hiểu về bản chất của lỗi nhưng
định nghĩa lỗi dựa trên hai phương diện khác nhau: hình thức và nội dung, kết
hợp cả hai quan điểm trên, chúng ta có một cách hiểu đúng đắn và toàn diện
về lỗi như sau:
Lỗi là trạng thái tâm lý của con người đối với hành vi trái pháp luật
của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Một người bị coi là có lỗi khi thực
hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho xã hội nếu đó là kết quả mà chủ
thể tự lựa chọn và tự quyết định thực hiện trong khi họ có đủ điều kiện khách
quan và chủ quan để lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với các
yêu cầu và chuẩn mực xã hội.
Đối với một chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi,
họ nhận thức được hành vi vi phạm bằng ý chí và lý chí của mình, do đó nếu
họ cố tình xử sự trái với pháp luật thì buộc họ phải chịu trách nhiệm về sự lựa
chọn của mình.
13
Một người khi đạt đến độ tuổi nhất định sẽ có đủ hiểu biết cần thiết để
ý thức được những yêu cầu của xã hội, của pháp luật, ý thức được bổn phận,
trách nhiệm của họ tương ứng với các quyền mà họ được hưởng. Đối với một
chủ thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, khi thực hiện hành vi
trái pháp luật, về mặt lý trí, chủ thể nhận thức được hoặc hoàn toàn có thể
nhận thức được tính chất gây thiệt hại của hành vi mà mình đã lựa chọn; về
mặt ý chí, chủ thể đã điều khiển hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho
người khác, cho xã hội trong khi chủ thể hoàn toàn có thể tự kiềm chế không
thực hiện xử sự gây thiệt hại này mà điều khiển một xử sự khác phù hợp với
xã hội. Từ những đặc điểm về ý chí và lý trí trong tâm lý chủ thể vi phạm cho
thấy việc họ thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác không phải xuất
phát từ nguyên nhân khách quan mà nó xuất phát từ những nguyên nhân chủ
quan, có ý thức của chính chủ thể. Họ hoàn toàn có khả năng để xử sự phù
hợp với đạo đức, với pháp luật nhưng họ đã không sử dụng khả năng đó nên
họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Do đó, có thể khái quát lỗi chỉ đặt ra khi một người có năng lực chủ
quan tự lựa chọn cách xử sự không phù hợp với quy định pháp luật, đạo đức
xã hội trong khi họ có khả năng, điều kiện để lựa chọn cách xử sự khác phù
hợp. Việc lựa chọn cách xử sự không phù hợp dẫn đến hành vi thực hiện trái
pháp luật, gây thiệt hại cho người khác, họ đã có lỗi khi thực hiện hành vi đó
và tất yếu phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
1.2.2. Ý nghĩa của lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng
Mặc dù hiện nay Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 không quy định lỗi
là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, tuy nhiên, nếu phát sinh các thiệt hại liên quan đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, lỗi đóng vai trò vô cùng quan
14
trọng trong việc xác định mức bồi thường, các trường hợp miễn, giảm
mức bồi thường…
Người thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho người khác
thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Mục đích của việc quy
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm mục đích khắc phục phần nào
những thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại. Để xác
định được mức độ bồi thường thiệt hại, các cơ quan tiến hành tố tụng phải
căn cứ vào mức độ lỗi của người thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt
hại. Đối với mỗi hành vi được thực hiện ở một mức độ khác nhau sẽ phải
gánh chịu trách nhiệm bồi thường khác nhau. Quy định này nhằm đảm bảo
sự khách quan trong quá trình giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Việc xác định mức độ lỗi, mục đích thực hiện hành vi trái pháp luật với lỗi
cố ý, vô ý hay không có lỗi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc các
định người thực hiện hành vi có được miễn, giảm mức bồi thường thiệt hại
hay không. Từ đó làm căn cứ ấn định mức bồi thường thiệt hại để việc bồi
thường được nhanh chóng và kịp thời. Trường hợp xác định không đúng
mức độ lỗi cũng như loại lỗi mà người gây thiệt hại thực hiện thì sẽ dẫn đến
việc xác định không đúng mức bồi thường thiệt hại, gây ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của người bị thiệt hại (nếu xác định mức độ lỗi nhẹ hơn so
với thực tế) hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của người thực hiện hành vi gây
thiệt hại (nếu xác định mức độ lỗi nặng hơn so với hành vi thực tế mà người
đó thực hiện). Do đó, việc xác định lỗi đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng
phải hết sức cẩn thận, xem xét các tình tiết, chứng cứ có liên quan, tránh
những nhận định phiến diện, thiếu khách quan.
Như vậy, vấn đề xác định lỗi là cơ sở quan trọng để ấn định mức bồi
thường, nhất là đối với việc giảm mức bồi thường và xác định việc người gây
thiệt hại có phải bồi thường hay không bồi thường.
15
Lỗi còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loại trách nhiệm
dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Giữa hành vi gây thiệt hại trái
pháp luật và thiệt hại xảy ra ít khi tồn tại mối quan hệ đơn lẻ tức là chỉ có một
hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và một kiểu thiệt hại. Một thiệt hại xảy ra
trên thực tế có thể do hành vi của một người thậm chí nhiều người gây ra. Do
đó, trong trường hợp này, khi tiến hành xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, chủ thể tiến hành tố tụng phải xem xét hành vi của từng
người trong tổng thể hành vi gây thiệt hại, từ đó xác định mức độ lỗi của họ
để có căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu xác định được lỗi
của từng người là lỗi riêng rẽ thì mỗi người sẽ phải tự chịu trách nhiệm về
phần lỗi và thiệt hại do mình gây ra. Nếu xác định hành vi của các chủ thể có
mối liên hệ với nhau, các chủ thể cùng cố tình thực hiện hành vi trái pháp
luật, cùng có mục đích gây thiệt hại thì các chủ thể này cùng có lỗi và cùng
phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu xác định người thực
hiện hành vi trái pháp luật có lỗi song người bị thiệt hại cũng có một phần lỗi
thì trường hợp này mức độ lỗi sẽ được xác định trên cơ sở lỗi của cả hai bên
để đưa ra mức bồi thường phù hợp.
Ngoài ra, trong từng trường hợp thiệt hại cụ thể, lỗi còn đóng vai
trò quan trọng trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Như trên đã phân tích, không phải bất kỳ chủ thể nào thực hiện
hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cũng là chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
1.3. Hình thức lỗi và mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng
1.3.1. Hình thức lỗi
Lỗi biểu hiện thái độ tâm lý của chủ thể khi họ thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác. Hình thức lỗi khác nhau
16
phản ánh những thái độ tâm lý khác nhau của chủ thể đối với hành vi mà
mình thực hiện.
Nói người gây thiệt hại phải thấy trước hoặc đáng lẽ phải thấy trước
được hành vi của mình có thể gây thiệt hại, nhận thức được hoặc đáng lẽ phải
nhận thức được hành vi của mình tất nhiên phải dẫn đến việc gây thiệt hại cho
người khác và đó là hành vi trái pháp luật.
Khi nói người gây thiệt hại phải thấy trước hoặc đáng lẽ thấy trước hoặc
đáng lẽ phải thấy trước hậu quả không đòi hỏi người ấy phải hình dung cụ thể
là hành vi ấy sẽ gây thiệt hại cho ai, số thiệt hại ấy bao nhiêu. Cũng như nói
việc người ấy nhận được hoặc đáng lẽ nhận thức được việc mình làm là trái
pháp luật thì không có nghĩa là người ấy phải biết được hành vi của mình vi
phạm những quy định nào của pháp luật mà chỉ cần người đó nhận thức được
việc mình làm là trái với những quy tắc xử sự chung và bị mọi người lên án là
trái đạo đức [18].
Cũng có trường hợp người thực hiện hành vi đó không những không
mong muốn hậu quả trên thực tế đã xảy ra đó mà còn không biết và không thể
biết được rằng hậu quả ấy có thể xảy ra.
Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 364 chia lỗi trong trách nhiệm dân sự ra
thành hai loại lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Thứ nhất, về lỗi cố ý
Khái niệm về lỗi cố ý được quy định tại Điều 364 BLDS 2015: “Lỗi cố
ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho
người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn
nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”. Như vậy, khi xem xét hình thức lỗi cố ý
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ta có thể nhận thấy:
– Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây
thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà
vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng
17
đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm
dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình.
– Về mặt chủ quan:
+ Về lý trí: Về lý trí: Chủ thể nhận thức rõ tính chất gây thiệt hại của
hành vi mà mình sẽ thực hiện và hậu quả thiệt hại chắc chắn hoặc có thể xảy
ra nhưng vẫn quyết định lựa chọn xử sự. Nhận thức rõ tính chất gây thiệt hại
của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hậu quả thiệt hại sẽ xảy ra có
nghĩa là khi thực hiện hành vi chủ thể biết được hành vi của mình có hại cho
xã hội, đi ngược lại lợi ích, các yêu cầu và chuẩn mực xã hội. Sự nhận thức
này phụ thuộc vào những phẩm chất của chủ thể như kinh nghiệm sống, học
vấn, trí tuệ, hiểu biết pháp luật… Khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội
của hành vi là phẩm chất đặc trưng cho mọi người phát triển bình thường.
Điều cần nhấn mạnh là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội
của hành vi không có nghĩa là nhận thức được tính chất trái pháp luật của
hành vi. Một người biết hay không biết tính chất trái pháp luật của hành vi
không phải là điều kiện bắt buộc để xác định họ có lỗi hay không có lỗi khi
thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Thấy trước hậu quả gây thiệt hại
của hành vi là hình dung ra những nét chung nhất, những điểm nổi bật nhất
của hậu quả do hành vi sẽ gây ra. Sự thấy trước này xuất hiện trước hoặc
trong khi thực hiện hành vi.
+ Về ý chí: Chủ thể mong muốn hoặc không mong muốn với hậu quả
thiệt hại xảy ra nhưng vẫn chấp nhận và điều khiển hành vi.
Nếu người gây thiệt hại mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện
hành vi thì lỗi của họ là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu người gây thiệt hại không
mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi của họ là
lỗi cố ý gián tiếp.
Ví dụ: Vụ việc công ty Vedan đổ chất thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai)
18
năm 2009, trong vụ việc này phía công ty Vedan nhận thức rõ hậu quả của
việc đổ chất thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như cuộc
sống không chỉ của dân cư xung quanh khu vực con sông này mà còn cả
những khu vực khác, bản thân công ty Vedan không mong muốn hậu quả đó
xảy ra nhưng có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra mặc dù có thể có biện
pháp để xử lý lượng chất thải này, đây là trường hợp thuộc lỗi cố ý.
Thứ hai, về lỗi vô ý
Lỗi vô ý được hiểu là:
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết
trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có
thể ngăn chặn được [13, Điều 364].
Theo đó, một chủ thể bị coi là có lỗi vô ý khi rơi vào một trong hai
hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, chủ thể có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc
thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại nhưng cho rằng thiệt
hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
– Về mặt khách quan: quy định trên đã dự liệu trường hợp chủ thể đã
nhận thức được xử sự mà mình sẽ lựa chọn có khả năng gây thiệt hại nhưng
chủ thể lại loại trừ khả năng đó trong khi chủ thể có đầy đủ khả năng khách
quan và chủ quan để quyết định và thực hiện một xử sự không gây thiệt hại.
Tính gây thiệt hại cho xã hội được chủ thể nhận thức một cách chung chung,
chưa mang tính cụ thể nên tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể
ngăn chặn được.
– Về mặt chủ quan:
+ Về lý trí: Chủ thể gây thiệt hại nhận thức được hậu quả có thể xảy ra,