9942_Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam

luận văn tốt nghiệp

1

®¹i häc quèc gia Hµ néi
khoa luËt
  

bïi thÞ ph-¬ng lan

ph¸p luËt vÒ quyÒn t¸c gi¶
trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ ë ViÖt Nam

luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc

chuyªn ngµnh: luËt quèc tÕ

m· sè: 5.05.12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THÀNH NAM

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
THEO THỦ TỤC RÚT GỌN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
  

NGUYỄN THÀNH NAM

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG THEO THỦ TỤC
RÚT GỌN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2020

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
  

NGUYỄN THÀNH NAM

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
THEO THỦ TỤC RÚT GỌN TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HỮU THƢ

HÀ NỘI – 2020

3

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
1
Lời cam đoan
2
Mục lục
3
Danh mục các từ viết tắt trong luận văn
5
Mở đầu
6
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn giải quyết các vụ
án dân sự
13
1.1
Khái niệm, cơ sở xây dựng chế định và đặc điểm của thủ
tục rút gọn theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
13
1.2
Mục đích, yêu cầu của việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố
tụng rút gọn
21
1.3
Lịch sử hình thành và phát triển của thủ tục rút gọn tại Việt Nam
23
1.4
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo pháp luật của một số nước trên
thế giới
29
1.5
Một số vấn đề lý luận về tranh chấp hợp đồng tín dụng và giải
quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo thủ tục rút gọn
33
Chƣơng 2: Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về thủ tục
giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
53
2.1
Quy định về việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại
Tòa án cấp sơ thẩm
53
2.2
Quy định về việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút
gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm
58
2.3
Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục rút
gọn đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc
60
4

thẩm, tái thẩm
2.4
Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng theo thủ tục rút gọn
60
2.5
Thực trạng và đánh giá về tình hình giải quyết vụ án dân sự, tranh
chấp hợp đồng tín dụng tại Toà án hiện nay và những yếu tố cơ
bản ảnh hưởng tới chất lượng bản án
74
Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng quy định về giải quyết vụ án dân sự theo
thủ tục rút gọn tại Tòa án, một số vấn đề qua hiện trạng xử lý nợ của
các tổ chức tín dụng bằng hình thức khởi kiện tại Tòa án và kiến nghị
hoàn thiện quy định về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
85
3.1
Những hạn chế và khó khăn khi áp dụng các quy định về thủ tục
rút gọn
85
3.2
Một số vấn đề liên quan đến thủ tục rút gọn qua thực tiễn
xử lý nợ của các tổ chức tín dụng bằng hình thức khởi
kiện tại Tòa án
89
3.3
Kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện Thủ tục rút gọn
ở Việt Nam
91
3.4
Về vấn đề thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân
dân
100
Kết luận
112
Danh mục tài liệu tham khảo
114

5

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLDS

Bộ luật Dân sự
BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự
Nghị
quyết
số
42/2017/QH14

Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý
nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Nghị
quyết
số
03/2018/NQ-
HĐTP

Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội
dồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về
xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án
nhân dân
UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội
TAND

Tòa án nhân dân
VKSND

Viện kiểm sát nhân dân
UBND

Ủy ban nhân dân
HĐTD

Hợp đồng tín dụng
TCTD

Tổ chức tín dụng
VAMC

Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam
TTRG

Thủ tục rút gọn
KDTM

Kinh doanh thương mại
HNGĐ

Hôn nhân gia đình


Lao động

6

MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam luôn đặt ra những quy định về trình
tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ nhằm thực hiện mục tiêu xét xử khách quan, công
bằng, bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Tuy nhiên,
nhiều khi, những quy định chặt chẽ này vô hình chung đã hình thành nên
những thiết chế tố tụng phức tạp, khó tuân thủ và gây tốn kém. Thực tiễn giải
quyết nhiều vụ án dân sự, trong đó có những tranh chấp liên quan HĐTD, xử
lý tài sản bảo đảm của khoản vay tín dụng,… tuy đơn giản, chứng cứ rõ ràng
nhưng thời gian giải quyết lại kéo dài một cách không cần thiết trong khi Tòa
án có thể giải quyết nhanh hơn nếu không phải thực hiện đầy đủ các thủ tục
hiện hành nhưng vẫn bảo đảm được các mục tiêu xét xử. Thực tiễn này đặt ra
yêu cầu cần phải có một thủ tục đơn giản hơn, thuận lợi, ít tốn kém hơn cho
những vụ án đơn giản, có chứng cứ rõ ràng.
Trên thế giới, t y thuộc lựa chọn của m i quốc gia mà thủ tục rút gọn có
thể là một hoặc bao gồm các cơ chế như cơ chế giải quyết khiếu kiện nh , cơ
chế hối thúc trả nợ và cơ chế giải quyết đối với séc và hối phiếu. Kinh nghiệm
nhiều quốc gia như M , Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Canada, Philippines,…)
trong giải quyết các vụ án dân sự cho thấy, những thủ tục tố tụng này là một
trong những công cụ hữu ích của người dân cũng như Tòa án trong việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức một cách nhanh gọn, hiệu
quả.
Sau hai lần trình xây dựng dự thảo các quy định về TTRG trong tố tụng
dân sự năm 2004 và 2011 không thành công, BLTTDS năm 2015 được Quốc
hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, có quy định
riêng tại Phần thứ tư về giải quyết vụ án dân sự theo TTRG. Đồng thời, ngày
21/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Nghị quyết số
42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; theo đó tại Điều 8
7

Nghị quyết này quy định rõ “Tòa án áp dụng TTRG để giải quyết tranh chấp
về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo
đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức
mua bán, xử lý nợ xấu” khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện nhất định và việc
giải quyết những tranh chấp này được thực hiện theo TTRG quy định tại
BLTTDS.
Việc xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD là vấn đề nhức nhối của
xã hội, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế đất nước nên được xác
định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII. Tại các kỳ họp Quốc hội gần đây, vấn đề xử lý nợ xấu được đặt ra
cấp bách, đòi h i sự quan tâm vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị. Do vậy,
có thể nói những quy định mới của BLTTDS năm 2015, Nghị quyết số
42/2017/QH14 là tín hiệu đáng mừng cho việc nâng cao chất lượng giải quyết
tranh chấp HĐTD nói chung và giải quyết nợ xấu nói riêng. Tuy nhiên, thực
tiễn áp dụng những quy định này như thế nào? Tính ph hợp và khả thi của
những quy định về giải quyết vụ án dân sự theo TTRG đối với tranh chấp
HĐTD vẫn là điều gây nhiều nghi ngại. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải quyết
tranh chấp hợp đồng tín dụng theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam” để thực hiện
Luận văn thạc s chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, TTRG giải quyết vụ án dân sự không phải là vấn đề mới ở
Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu về vấn đề này cũng chưa có nhiều. Qua
nghiên cứu sơ bộ, có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: TS. Trần
nh Tuấn “Vấn đề xây dựng thủ tục TTDS rút gọn theo yêu cầu cải cách tự
pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thực trạng và giải pháp”- Đề tài cấp
Bộ năm 2014; Ths.Trương Hòa Bình “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét
xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”, Tạp chí
TAND kỳ II- tháng 2/2014; “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về áp dụng
8

TTRG trong giải quyết một số loại vụ việc dân sự cụ thể và đề xuất mô hình
khả thi cho Tòa án Việt Nam”- Báo cáo của Dự án “Tăng cường tiếp cận công
lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” – Chương trình phát triển Liên hợp quốc –
2015; “Đánh giá chức năng của các phương thức giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay”, Báo cáo nghiên cứu của Văn phòng
Luật sư LE DCO – 2007;…
Có thể thấy những nghiên cứu trên đây đều ở thời điểm trước khi
BLTTDS năm 2015 được Quốc hội ban hành. Do vậy, đề tài “Giải quyết tranh
chấp hợp đồng tín dụng theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam” không tr ng phạm
vi nghiên cứu với bất cứ nghiên cứu nào.
3.
Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định của BLTTDS năm 2015 về
giải quyết vụ án dân sự theo TTRG, tình hình áp dụng các quy định này tại các
Tòa án trong giải quyết vụ án dân sự, đặc biệt là đối với các vụ án liên quan
tranh chấp HĐTD, hiện trạng xử lý nợ bằng hình thức khởi tiện tại Tòa án của
các TCTD; từ đó đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp
luật về giải quyết vụ án dân sự theo TTRG, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh
chấp HĐTD, xử lý nợ xấu của các TCTD.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu hướng đến là góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về
giải quyết vụ án dân sự theo TTRG, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
HĐTD, luận văn giải quyết những mục tiêu cụ thể sau:
– Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về TTRG giải quyết vụ
án dân sự.
– Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải
quyết vụ án dân sự theo TTRG, so sánh với quy định của một số
nước trên thế giới nhằm rút ra kinh nghiệm đối với Việt Nam.
– Tìm hiểu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải quyết
9

vụ án dân sự theo TTRG qua hoạt động xét xử của Tòa án nói chung
và qua hoạt động xử lý nợ bằng hình thức khởi kiện tại Tòa án của
các TCTD.
Qua đó, luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
pháp luật về giải quyết vụ án dân sự theo TTRG nhằm nâng cao hiệu quả giải
quyết tranh chấp HĐTD, xử lý nợ xấu của các TCTD.
4.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về TTRG giải quyết
các vụ án dân sự; nghiên cứu các quy định về giải quyết vụ án dân sự theo
TTRG dưới góc độ là một chế định của BLTTDS và thực tiễn áp dụng các quy
định đó tại Tòa án, các TCTD; kinh nghiệm của một số nước trên thế giới quy
định về TTRG giải quyết vụ án dân sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn có phạm vi nghiên cứu gồm:
– Những vấn đề lý luận về TTRG giải quyết các vụ án dân sự.
– Quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết vụ án dân sự theo
TTRG. Trong đó nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển quy định về
TTRG ở Việt Nam, tập trung chủ yếu quy định của BLTTDS năm 2015 và một
số văn bản luật có liên quan.
– Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có quy định về TTRG giải
quyết vụ án dân sự.
– Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải quyết vụ án dân sự theo
TTRG qua hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và qua hoạt động xử lý nợ
bằng hình thức khởi kiện tại các TCTD.
5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp khác nhau như:
– Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn
10

đề liên quan đến chế định giải quyết vụ án dân sự theo TTRG và khái quát
những nội dung cơ bản được nghiên cứu trong luận văn.
– Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về TTRG
giải quyết các vụ việc qua các thời kì ở Việt Nam.
– Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp
luật hiện hành với hệ thống luật trước đây của Việt Nam cũng như pháp luật
của một số nước khác quy định về giải quyết vụ án dân sự theo TTRG.
– Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình nghiên cứu thực
tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải quyết vụ án dân sự theo TTRG; thực
tiễn xử lý nợ tại một số TCTD bằng hình thức khởi kiện tại Tòa án.
6.
Tính mới và những đóng góp của đề tài
6.1. Tính mới của đề tài
Luận văn nghiên cứu quy định về giải quyết vụ án dân sự theo TTRG
dưới góc độ là một chế định của pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, đây là thủ
tục lần đầu tiên được quy định như một chế định mới tại BLTTDS năm 2015
nhằm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm đối với một số loại vụ án
dân sự đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đáp ứng những yêu cầu nhất định.
Luận văn tìm hiểu và khái quát thực tiễn áp dụng các quy định của
BLTTDS và một số văn bản luật có liên quan về việc giải quyết vụ án dân sự
theo TTRG tại Tòa án và qua thực tiễn hoạt động xử lý nợ bằng hình thức khởi
kiện tại Tòa án của các TCTD.
6.2. Những đóng góp của đề tài
Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng nêu
trên, luận văn làm rõ những hạn chế, vướng mắc của quy định pháp luật về giải
quyết vụ án dân sự theo TTRG và đưa ra một số kiến nghị dưới cả góc độ lý
luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện các quy định này, nâng cao hiệu quả giải
quyết tranh chấp HĐTD, xử lý nợ xấu của các TCTD.
7.
Dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài
Với đề tài “Giải quyết tranh chấp HĐTD theo TTRG tại Việt Nam”,
11

luận văn dự kiến đạt được một số kết quả sau:

Phân tích một số vấn đề lý luận về TTRG giải quyết
các vụ án dân sự: đưa ra khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa
của TTRG giải quyết các vụ việc dân sự

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới có quy định về TTRG.

Phân tích quy định về giải quyết vụ án dân sự theo
TTRG theo quy định của BLTTDS năm 2015.

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về giải
quyết vụ án dân sự theo TTRG thông qua hoạt động xét xử của
Tòa án và hiện trạng xử lý nợ của các TCTD; từ đó có những so
sánh, đánh giá và đề xuất góp phần hoàn thiện quy định về giải
quyết vụ án dân sự theo TTRG; qua đó nâng cao hiệu quả giải
quyết các tranh chấp HĐTD.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về TTRG giải quyết các vụ án dân sự
Chƣơng 2: Quy định của BLTTDS năm 2015 về thủ tục giải quyết vụ
án dân sự theo TTRG
Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng quy định về giải quyết vụ án dân sự theo
TTRG tại Tòa án, một số vấn đề qua hiện trạng xử lý nợ của các TCTD bằng
hình thức khởi kiện tại Tòa án và kiến nghị hoàn thiện quy định về giải quyết
vụ án dân sự theo TTRG

12

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ

1.1.
Khái niệm, cơ sở xây dựng chế định và đặc điểm
của thủ tục rút gọn theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều có
xây dựng và áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn để giải quyết một số loại vụ
án dân sự nhất định. Xét một cách khái quát thì tuy pháp luật m i nước có
những đặc th riêng nhưng nhìn chung TTRG trong tố tụng dân sự được hiểu
là một thủ tục đơn giản hơn thủ tục tố tụng thông thường về thành phần hội
đồng xét xử, về thời gian tiến hành tố tụng… đối với các vụ án có nội dung
tranh chấp tương đối rõ ràng, bị đơn đã thừa nhận hoặc không phản đối yêu
cầu của nguyên đơn, các vụ án có giá ngạch thấp hoặc do các bên đương sự lựa
chọn giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.
Trong mối quan hệ giữa xét xử theo thủ tục tố tụng thông thường và thủ
tục xét xử theo TTRG thì thủ tục tố tụng dân sự thông thường là cơ sở cho việc
áp dụng giải quyết vụ án theo TTRG và TTRG là sự lược hoá một số bước của
thủ tục tố tụng thông thường. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn không
phải là thủ tục phụ thuộc vào thủ tục tố tụng thông thường mà TTRG là một
thủ tục tố tụng độc lập tương đối so với thủ tục tố tụng thông thường. Tính độc
lập của thủ tục tố tụng rút gọn thể hiện trong trường hợp nếu các điều kiện xét
xử theo thủ tục tố tụng rút gọn không còn đáp ứng thì vụ việc vẫn có thể được
giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
là một quy trình tố tụng riêng biệt được Tòa án áp dụng để giải quyết các tranh
chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có nội dung đơn giản, rõ ràng,
13

có giá ngạch thấp hoặc các bên đương sự thoả thuận lựa chọn thủ tục này.
Theo đó, trong một thời hạn ngắn ngắn, Thẩm phán độc lập tiến hành xem xét
và ra phán quyết về vụ án tranh chấp mà không nhất thiết phải tuân theo tuần
tự các bước như trong thủ tục tố tụng thông thường.
1.1.2. Cơ sở xây dựng chế định thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam
Chế định TTRG trong BLTTDS năm 2015 ra đời xuất phát từ nhu cầu
nội tại của các điều kiện kinh tế – xã hội.
Thứ nhất, việc xây dựng TTRG xuất phát từ nhu cầu đảm bảo tính hiệu
quả của hệ thống tư pháp.
Hoạt động của hệ thống tư pháp, cũng giống như hoạt động của bất kỳ
một tổ chức nào trong xã hội, đều cần có tính hiệu quả. Tính hiệu quả của pháp
luật nói chung và hoạt động của hệ thống tư pháp nói riêng đã là đối tượng
nghiên cứu của triết lý kinh tế luật từ những năm 60 của thế kỷ trước [12,
tr15].
Theo trường phái này, hiệu quả của hoạt động xét xử không chỉ được
căn cứ vào khả năng giải quyết tốt các tranh chấp mà còn thể hiện ở hiệu quả
của các quy phạm pháp luật [13, tr89]. Xuất phát từ quan điểm việc phân tích
về trình tự, thủ tục pháp lý trong tố tụng cũng giống như việc nhà kinh doanh
tính toán về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty mình [12, tr20], triết lý
kinh tế luật cho rằng mục đích của hệ thống tố tụng nhìn từ góc độ kinh tế học
là nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra các sơ suất trong quá trình xét xử và cả chi phí
để vận hành hệ thống đó nữa [23, tr517]. Do đó, việc xác định quy trình tố
tụng cần phải cân nhắc đến tính hài hòa giữa chi phí b ra để vận hành bộ máy
tố tụng với những lợi ích được bảo vệ nhờ sự hoạt động của bộ máy tố tụng
này.
Căn cứ vào lý thuyết này có thể thấy nếu một lượng nguồn lực xã hội
với nghĩa là các khoản tài chính, nhân lực, thời gian … được sử dụng vào một
mục đích đem lại kết quả có giá trị là mà c ng với lượng nguồn lực đó nếu
14

sử dụng vào mục đích khác đem lại giá trị là + lớn hơn thì như vậy là
nguồn lực này đã không được sử dụng một cách hiệu quả nhất, còn nếu trong
trường hợp có giá trị nh hơn lượng nguồn lực đã b ra thì đấy là sự lãng phí
nguồn lực xã hội. Trong việc xây dựng TTRG, sự so sánh này là giữa một bên
là những lợi ích không lớn cần phải bảo vệ và một bên là những hao tổn, chi
phí của nhà nước và đương sự nếu việc giải quyết vụ án phải trải qua nhiều
giai đoạn, nhiều cấp xét xử [14, tr37-42, tr38].
TTRG được xây dựng để giải quyết các vụ án có tình tiết đơn giản, rõ
ràng hoặc có giá trị tranh chấp thấp giúp tiết kiệm chi phí tố tụng. Thủ tục tố
tụng thông thường đảm bảo ở mức độ cao khả năng tìm kiếm và bảo vệ công lý
đối với các vụ án dân sự được áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng thủ tục thông
thường đối với các vụ án đơn giản, rõ ràng, hoặc có giá trị tranh chấp thấp là
một sự lãng phí về thời gian và tiền do phải trải qua nhiều hoạt động tố tụng
không cần thiết hoặc thời gian tố tụng kéo dài. Việc áp dụng TTRG trong các
trường hợp này đảm bảo được tính ph hợp giữa nhu cầu giải quyết vụ án và
phương thức giải quyết vụ án, từ đó đảm bảo được hiệu quả của hoạt động tố
tụng.
Thứ hai, việc xây dựng TTRG xuất phát từ nhu cầu của quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một
phần tất yếu trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay. Phát triển về kinh tế đòi h i những thay đổi tương ứng
trong các thiết chế xã hội để ph hợp với nó. Sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng
các quan hệ KDTM đồng nghĩa với khả năng xảy ra các vụ án dân sự nói
chung, tranh chấp KDTM nói riêng, và pháp luật tố tụng dân sự, với vai trò là
một cơ chế giải quyết các vụ án dân sự theo nghĩa rộng, cần phải có những
thay đổi nhất định.
Thực tiễn xét xử trong những năm vừa qua cho thấy, c ng với sự phát
triển của nền kinh tế từ những năm sau đổi mới, các tranh chấp về dân sự,
15

KDTM diễn ra ngày càng nhiều về số lượng và phức tạp về nội dung. Các vụ
án dân sự mà T ND các cấp thụ lý đã tăng từ 223.228 vụ năm 2005 lên đến
395.415 vụ năm 2013 trong đó số lượng các vụ án T ND cấp sơ thẩm thụ lý
và giải quyết là rất lớn, thường chiếm trên 90% số lượng án giải quyết của toàn
hệ thống, c ng với đó là số lượng án còn tồn đọng của Tòa án các cấp cũng
còn nhiều [16, tr22].
Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố liên quan đến đầu vào của quá
trình sản xuất, kinh doanh như thời gian, vốn, sức lao động…luôn luôn trong
quá trình vận động để tạo ra giá trị thặng dư. Do đó, sự tự do lưu thông của các
yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của
yếu tố kinh tế trong một xã hội, vai trò này càng lớn hơn khi nền kinh tế đang
trên đà phát triển. Trong các vụ án dân sự, các yếu tố này có thuộc tính đang
tranh chấp, đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đảm bảo thi hành
án… nên chúng mất đi tính tự do lưu thông và hệ quả là cản trở sự phát triển
của nền kinh tế. Thời gian giải quyết tranh chấp càng dài, chủ thể có quyền, lợi
ích hợp pháp đối với các yếu tố đó càng bị thiệt hại bởi không khai thác được
tính kinh tế của chúng. Yếu tố thời gian trong giải quyết tranh chấp không chỉ
ảnh hưởng riêng đến các bên trong quan hệ KDTM mà còn ảnh hưởng đến cả
các bên trong quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng. Ví dụ không chỉ các
doanh nghiệp cần vốn cho hoạt động kinh doanh mà ngay cả cá nhân có quyền
sở hữu trí tuệ, có quyền sử dụng đất hoặc các tài sản khác cũng có thể đưa tài
sản đó vào hoạt động kinh doanh tạo ra giá trị thặng dư.
Như vậy, thời gian giải quyết tranh chấp ngắn là một trong những yêu
cầu quan trọng của quá trình phát triển kinh tế thị trường đặt ra đối với pháp
luật tố tụng dân sự. Chỉ khi có cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, mềm
dẻo, nhanh gọn thì mới có thể tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp, doanh
nhân an tâm đầu tư, phát triển sản xuất [15]. Việc xây dựng TTRG trong tố
tụng dân sự, vì thế có ý nghĩa lớn trong việc giảm thời gian giải quyết tranh
chấp, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
16

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nhà
nước trong đó quyền con người, quyền công dân được đề cao và bảo vệ. Một
trong số những nội dung của quyền công dân là quyền tiếp cận công lý và được
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bằng việc áp dụng TTRG đối với vụ
án có tình tiết đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc giá trị tranh chấp thấp, pháp
luật cho phép các bên được sử dụng các quy trình tố tụng nhanh gọn mà vẫn
đảm bảo mục đích của tố tụng. Tiết kiệm thời gian và chi phí cũng giúp các
bên đỡ e ngại khi sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp hợp pháp là Tòa án thay
vì sử dụng các phương pháp tiêu cực như bắt cóc, tống tiền, đòi nợ thuê… [16,
tr28]. Thủ tục nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém cũng làm giảm sự bất bình
đẳng giữa các bên có tiềm lực tài chính khác biệt, nhất là trong các vụ án liên
quan đến quyền của người tiêu d ng.
Thứ ba, việc xây dựng TTRG xuất phát từ tính đa dạng của các tranh
chấp trong thực tiễn đời sống xã hội.
Xu hướng chung của pháp luật tố tụng dân sự là quy định một cách chặt
chẽ các bước tiến hành tố tụng để đảm bảo bất kỳ một vụ án dân sự nào khi
được giải quyết bằng quy trình đó sẽ có khả năng cao nhất đạt được mục đích
của tố tụng dân sự là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
bên đương sự. Tuy nhiên, thực tiễn các vụ án dân sự trong xã hội mang tính đa
dạng, có những tranh chấp phức tạp, nhiều quan hệ pháp luật dân sự chồng
chéo, nhiều chủ thể trong tranh chấp nhưng cũng có những tranh chấp đơn
giản, dễ dàng xác định các quan hệ pháp luật dân sự; có những vụ tranh chấp
nhiều nghìn tỷ đồng nhưng cũng có những tranh chấp chỉ vài trăm ngàn đồng,
có những tranh chấp mà các chứng cứ khó thu thập, cần phải giám định, định
giá nhưng có những vụ án mà các bên đều thống nhất về giá trị tranh chấp,
chứng cứ rõ ràng, đầy đủ…Việc áp dụng chung các vụ án dân sự với c ng một
thủ tục tố tụng, c ng thời gian giải quyết tranh chấp sẽ là không hợp lý bởi nhu
cầu giải quyết đối với từng loại vụ án là khác nhau.
Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự cho thấy có nhiều loại vụ việc có
17

nhu cầu giải quyết bằng một thủ tục đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông
thường, gồm những vụ kiện có nội dung đơn giản, chứng cứ rõ ràng, các sự
kiện đã được xác định, không cần phải thu thập thêm chứng cứ hoặc có giá trị
tranh chấp thấp. Các loại việc này bao gồm: những vụ kiện mà các bên không
có tranh chấp về nghĩa vụ phải thực hiện nhưng bị đơn không chịu thực hiện
nghĩa vụ của mình; Những tranh chấp có chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, các sự kiện
đã được xác định, việc giải quyết tranh chấp không cần xác minh, thu thập
thêm chứng cứ; Những vụ kiện có giá trị tranh chấp thấp [16, tr30].
1.1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn
Một số đặc điểm của TTRG:

TTRG chỉ áp dụng giải quyết những tranh
chấp có chứng cứ rõ ràng, nội dung tranh chấp đơn giản, tài
sản tranh chấp có giá trị không lớn…

TTRG được giản lược một số thủ tục tố
tụng so với thủ tục TTDS thông thường.

Thời gian giải quyết vụ án theo thủ tục
TTDS sẽ được rút ngắn hơn so với thời gian giải quyết theo
thủ tục tố tụng thông thường.

TTRG chỉ do một Thẩm phán tiến hành
giải quyết.

Áp dụng TTRG không phải tuân thủ tất
các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Luật TTDS.

Giải quyết vụ án theo TTRG sẽ giảm thiểu chi
phí cho Nhà nước và đương sự.
Ý nghĩa to lớn của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn nằm ngay trong
chính tên gọi của thủ tục này với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân có thể tiếp cận công lý một cách nhanh chóng. Việc xây dựng thủ tục tố
tụng dân sự rút gọn có ý nghĩa không chỉ đối với các đương sự, Tòa án mà nó
18

còn có ý nghĩa xã hội rộng lớn và sâu sắc.
Thứ nhất, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn góp phần đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế và là sự hiện thực hoá chiến lược cải
cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay đòi h i các thủ tục
tố tụng nói chung và thủ tục tố tụng tư pháp dân sự nói riêng phải đáp ứng
được yêu cầu về sự mềm dẻo, linh hoạt, nhanh chóng, thuận tiện để giải quyết
kịp thời các tranh chấp phát sinh. Việc cải cách thủ tục tố tụng tư pháp, trong
đó có thủ tục tố tụng dân sự theo hướng trên sẽ góp phần thúc đẩy các giao lưu
kinh tế, thương mại, dân sự…phát triển mạnh mẽ. Pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam hiện hành chưa còn chưa thực sự mềm dẻo, linh hoạt, thời hạn giải
quyết tranh chấp còn kéo dài, phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước nên chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế. Do vậy, việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn với trình tự giải
quyết đơn giản đặc biệt là thời hạn giải quyết ngắn…sẽ đáp ứng được nhu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế và hiện thực hoá chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thứ hai, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ giảm đáng kể các chi phí tố
tụng cho đương sự và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Thông thường
pháp luật các nước có quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đều quy định
án phí mà đương sự phải chịu là thấp hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
Bên cạnh đó, do các vụ án đơn giản, xét xử nhanh nên các chi phí đi lại, thuê
luật sư không phát sinh. Tòa án cũng không phải tiến hành tất cả các trình tự,
thủ tục để đưa vụ án ra xét xử mà gần như chỉ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ
do các bên đương sự cung cấp. Vì vậy, các chi phí phát sinh như định giá,
thẩm định tại ch , thu thập tài liệu, chứng cứ cũng không phát sinh.
Thứ ba, trong thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, thời gian để tiến hành tố
tụng được rút gắn đi rất nhiều lần so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường.
Do vậy, quyền lợi hợp pháp của đương sự sẽ được bảo vệ một cách nhanh
19

chóng, kịp thời.
Xét về thực tế thì do các bước về thủ tục được giản lược nên Tòa án
sẽ giảm được tối đa các công việc không cần thiết, số lần đi lại để triệu tập
đương sự, người làm chứng, thu thập chứng cứ cũng theo đó mà giảm đáng kể,
thời hạn giải quyết vụ án sẽ không bị kéo dài một cách không cần thiết.
Thứ tư, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đáp ứng yêu cầu về bảo đảm
quyền tiếp cận công lý của công dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa
án có thể nhanh chóng giải quyết vụ án. Đối với công dân thì thủ tục tố tụng
dân sự rút gọn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ tiến hành khởi kiện và tham gia
tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong các vụ án
có nội dung tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng…thì cả nguyên đơn và bị
đơn không phải trải qua tất cả các thủ tục tố tụng như trong thủ tục thông
thường, mà chỉ tiến hành một số thủ tục luật định cần thiết cho việc giải quyết
vụ án.
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là phương tiện để Thẩm phán có thể
chủ động và linh hoạt trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự vì họ
không phải thực hiện tất cả các trình tự, thủ tục như thủ tục tố tụng dân sự
thông thường. Ngoài ra, với đặc điểm của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là thời
gian giải quyết nhanh chóng, trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng đơn giản nên
thủ tục này sẽ là một phương tiện được người dân tin cậy trong việc sử dụng để
nhanh chóng bảo vệ quyền lợi của mình. Từ đó hạn chế được các hiện tượng
tiêu cực hiện nay như khiếu kiện kéo dài hoặc người dân thiếu tin tưởng vào
tính hiệu quả của hệ thống Tòa án nên đã tự mình hành xử bằng cách bắt nợ,
đòi nợ thuê dẫn đến gây mất trật tự xã hội và có thể phát sinh thành các tội
phạm hình sự.
Thứ năm, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn góp phần giảm áp lực công
việc cho cán bộ ngành Tòa án, đặc biệt là đối với Thẩm phán khi mà số lượng
các vụ án tranh chấp về dân sự, KDTM, LĐ, HNGĐ ngày một gia tăng. Trong
điều kiện không thể tăng biên chế Thẩm phán tương ứng với sự gia tăng số
20

lượng công việc và ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp thì việc xây dựng thủ tục
tố tụng dân sự rút gọn với một trình tự, thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết
ngắn sẽ giúp cho các Thẩm phán nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử, chủ
động giải quyết được số các vụ án có nội dung đơn giản, chứng cứ rõ ràng, giá
ngạch thấp. Do vậy, Thẩm phán sẽ có thời gian tập trung nghiên cứu, giải
quyết các vụ án có tính chất phức tạp đòi h i một trình tự, thủ tục tố tụng chặt
chẽ.
1.2. Mục đích, yêu cầu của việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục
tố tụng rút gọn
1.2.1. Mục đích của việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng
rút gọn

Thể chế hóa nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước
đã đặt ra, đó là phải đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp,
trong đó phải kể đến công cuộc cải cách thủ tục TTDS. Nhờ
cải cách thủ tục TTDS sẽ góp phần đẩy nhanh công cuộc
xây dựng nhà nước ta trở thành nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong
việc giải quyết các vụ án dân sự một cách nhanh chóng, kịp
thời

Giảm gánh nặng cho ngành Tòa án trong việc
giải quyết các vụ án dân sự. Nhất là hiện nay khi lượng án
cần Tòa án giải quyết tăng nhanh về số lượng, vì vậy việc
giải quyết theo TTRG sẽ giúp Tòa án giải quyết vụ án có
tình tiết đơn giản, chứng cứ rõ ràng được nhanh chóng, đơn
giản. Từ đó sẽ giảm bớt gánh nặng về số lượng án cần giải
quyết và sẽ hạn chế tình trạng án tồn đọng để quá hạn luật
định.

Việc giải quyết một số vụ án theo thủ tục này
21

cũng giúp tiết kiệm chi phí, công sức cho nhà nước và nhân
dân.

TTRG phải bảo đảm được những mục đích cơ
bản của TTDS là phải đảm bảo được quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, đem lại công bằng cho xã hội, giải
quyết đúng pháp luật.
1.2.2 Yêu cầu của việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng rút
gọn
Quy định về thủ tục tố tụng TTDS rút gọn trong việc giải quyết các vụ
án dân sự cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Phải đáp ứng yêu cầu về chiến lược cải cách tư pháp
và hội nhập kinh tế quốc tế.

Phải đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm
được chi phí cho nhân dân và nhà nước.

Phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, đảm bảo
được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và đảm bảo đúng
quy định pháp luật.

Phải đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo của thủ tục
TTDS và hiệu quả khi áp dụng trong thực tế.

Việc xây dựng TTRG phải đáp ứng yêu cầu về tính
chủ động và đề cao trách nhiệm cá nhân của Thẩm phán.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của thủ tục rút gọn tại Việt
Nam
Trong lịch sử lập pháp Việt Nam thì cơ chế xét xử một lần, xét xử một
Thẩm phán đã từng tồn tại. Đây là tiền đề thực tiễn quan trọng cho việc xây
dựng TTRG. Thực tiễn tố tụng tại Tòa án cũng cho thấy trong số các vụ án mà
ngành Tòa án thụ lý giải quyết hàng năm có không ít những vụ án có nội dung
đơn giản, chứng cứ rõ ràng, bị đơn thừa nhận yêu cầu hoặc không phản đối yêu
cầu của nguyên đơn, vụ án tranh chấp có giá trị tài sản không lớn. Tuy nhiên,
22

do thiếu vắng TTRG trong pháp luật nên các Tòa án vẫn phải tiến hành giải
quyết theo thủ tục thông thường gây mất thời gian, tổn thất về tiền bạc, công
sức của cơ quan tiến hành tố tụng và của các đương sự.
* Thời kỳ 1945 -1959
Cách mạng tháng tám thành công mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch
sư dân tộc Việt Nam, lập lên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một nhà
nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngay sau ngày độc lập, để ổn định
tình hình kinh tế chính trị, củng cố chính quyền và đáp ứng những đòi h i mới
của đời sống dân sự, Đảng và Bác Hồ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp
luật mới. Trong đó, các văn bản về xây dựng hệ thống tư pháp mới và thủ tục
tố tụng thì đáng chú ý là Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về “Tổ chức các
Tòa án và ngạch Thẩm phán”; Sắc lệnh 51/SL ngày 17/04/1946 về “Ấn định
thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án”; Sắc
lệnh số 112/SL ngày 28/6/1946 bổ khuyết sắc lệnh 51; Sắc Lệnh 185/SL ngày
26/5/1948 “Ấn định thẩm quyền các Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp”; Sắc lệnh số
88/SL ngày 02/8/1949 “Về quyền ban tư pháp xã”; Sắc lệnh 85/SL ngày
22/6/1950 “Về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng”.
Tại Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 thẩm quyền Tòa án các cấp căn cứ
theo giá ngạch được quy định một cách chi tiết. Tại Điều thứ 6 Sắc lệnh này
quy định về dân sự và thương sự Tòa án sơ cấp có thẩm quyền xét xử:
A. Chung thẩm:
1. Những việc kiện dân sự, thương sự về động sản mà giá ngạch do
nguyên đơn định không quá 150 đồng.
2. Những việc kiện về các khoản lệ phí đã phát sinh ra trước Tòa án ấy
không có giá ngạch nào.
B. Sơ thẩm:
Những việc dân sự hay thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên
đơn định trên 150 đồng nhưng dưới 450 đồng.
Theo quy định tại Điều thứ 11 Sắc lệnh 51/SL thì về dân sự và thương
23

sự Tòa án đệ nhị cấp có quyền xét xử:
A. Chung thẩm
1. Những án của toà sơ cấp bị kháng cáo
2. Những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi
tố.
3. Những việc kiện về động sản mà giá ngạch trên 450 đồng nhưng dưới
750 đồng.
B. Sơ thẩm:
1. Những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi
tố hay theo văn tự trên 150 đồng;
2. Những việc kiện về động sản mà giá ngạch trên 750 đồng;
3. Những việc kiện không thể định trước được giá ngạch;
4. Những việc kiện không cứ giá ngạch là bao nhiêu mà phải có án nghị
về thẩm quyền;
5. Những việc kiện có quan hệ đến thân phận hay căn cước của người
hoặc vấn đề tế tự.
Như vậy Sắc lệnh 51 đã quy định về cơ chế xét xử sơ thẩm và chung
thẩm về dân sự. Xét xử chung thẩm được hiểu theo hai hướng đó là xét xử các
bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị
(ngày nay gọi là xét xử phúc thẩm), và chung thẩm còn được hiểu là xét xử chỉ
một lần đối với các việc dân sự hay thương sự mà bản án có hiệu lực pháp luật
ngay cơ chế xét xử một lần). Cơ chế xét xử một lần được áp dụng cả ở Tòa án
sơ cấp và Tòa án đệ nhị cấp áp dụng cho các vụ án mà đối tượng tranh chấp là
những tài sản có giá trị nh định theo giá ngạch).
Cơ chế xét xử một lần tiếp tục được quy định tại Nghị định số 32/NĐ
ngày 06/4/1952 của Bộ Tư Pháp “Các Tòa án cấp huyện có thẩm quyền chung
thẩm các việc kiện dân sự về động sản có giá ngạch không quá 60 kg gạo và
các Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử chung thẩm các việc kiện về bất động sản mà
giá ngạch không quá 60 kg gạo…”. Tại Thông tư số 4013/TTC ngày
24

09/5/1959 của Bộ Tư Pháp và Thông tư liên bộ Tư Pháp – Tòa án nhân dân tối
cao số 93/TC ngày 11/11/1959 cũng quy định các Tòa án cấp huyện có “quyền
xét xử chung thẩm các việc kiện dân sự mà giá ngạch không quá 60 đồng
không phân biệt động sản hay bất động sản”.
* Thời kỳ 1960 -1989
– Giai đoạn 1960 – 1980
Sau khi ban hành Hiến pháp năm 1959, ngày 17/4/1960 Quốc hội nước
Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã thông qua luật Tổ chức Tòa án nhân dân,
việc ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân đã đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong ngành tư pháp nói chung và trong pháp luật tố tụng dân sự nói riêng.
Theo quy định của Hiến Pháp năm 1959 và Luật tổ chức Tòa án nhân
dân đầu năm 1960 quy định: “Tòa án nhân dân thực hành chế độ hai cấp xét
xử…”, thủ tục xét xử chung thẩm trong tố tụng dân sự đã được bãi b . Tuy
nhiên, vẫn còn quy định một ngoại lệ tại Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân
“Khi sơ thẩm, Tòa án nhân dân gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân
dân; trường hợp xử những vụ án nh , giản đơn và không quan trọng thì Tòa án
nhân dân có thể xét xử không có Hội thẩm nhân dân” .
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này còn quy định Tòa án xét xử bút lục ở
trình tự phúc thẩm bên cạnh đó trong giai đoạn này còn quy định Tòa án xét xử
theo bút lục ở trình tự phúc thẩm “Xét xử bút lục là Hội đồng xét xử căn cứ
những tài liệu có trong hồ sơ vụ án, mà những tài liệu này đã được Tòa án cấp
sơ thẩm đánh giá đầy đủ nên phiên toà sơ thẩm không cần triệu tập các đương
sự, chỉ cần có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp”. Việc xét xử
bút lục ở giai đoạn phúc thẩm đối với vụ án dân sự được hướng dẫn tại Thông
tư 132/NCPL ngày 28/8/1972 khi đáp ứng các điều kiện nội dung vụ án rõ
ràng, chứng cứ đầy đủ, khả năng hoà giải không còn, bản án sơ thẩm đã xét xử
đúng pháp luật, hướng xét xử của Toà phúc thẩm cũng là y án sơ thẩm. Như
vậy xét xử theo bút lục ở giai đoạn phúc thẩm thời kỳ này đã chứa đựng những
yếu tố, nhân tố của TTRG.
25

– Giai đoạn 1981 – 1989
Ngày 25/4/1976, sau khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam, nhân dân ta
đã bầu ra Quốc hội của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến
ngày 18/12/1980, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới. Trên cơ sở Hiến
pháp năm 1980, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981, luật sửa đổi và bổ
sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1988 được ban hành.
Theo các văn bản tố tụng từ năm 1980 đến trước khi ban hành Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 thì việc xét xử vẫn được thực hiện
theo hai cấp là sơ thẩm và phúc thẩm, đồng thời trong các văn bản pháp luật cơ
chế xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm vẫn được quy định. Tại Điều 21 Luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 và Điều 27 Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ
chức Tòa án nhân dân năm 1988, thẩm quyền sơ thẩm đồng thời chung thẩm
thuộc về Tòa án nhân dân Tối cao.
* Thời kỳ 1989 đến nay
– Giai đoạn 1989 đến 2004
Từ sau Đại hội đảng toàn quốc năm 1986, đất nước bước vảo thời kỳ đổi
mới toàn diện theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá thực hiện phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 29/11/1989 Hội
đồng nhà nước đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có
hiệu lực thi hành ngày 01/01/1990. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp
lý cao nhất từ trước đến nay, tạo ra một hành lang những chuẩn mực nhất định
điều chỉnh các quan hệ tố tụng dân sự, đánh dấu một bước tiến mới trong quá
trình phát triển của pháp luật tố tụng dân sự. Tại Điều 66 của pháp lệnh quy
định: Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên toà trong các trường
hợp sau:
1. Xét kháng cáo quá hạn.
2. Xét kháng cáo, kháng nghị về án phí.
3. Xét kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Tòa án
Tại Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18/6/1997 Hội nghị lần thứ 3

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *