LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ
DATAWAREHOUSE LĨNH VỰC
CHỨNG KHOÁN
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường ĐH Kỹ
Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh , đặc biệt là Cô, KS. Phạm Thị Lan Anh
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho chúng em có được thành tích quý báu như
ngày hôm nay.
Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn của quý nhà trường và Cô mà chúng em đã có
được những kiến thức bổ ích cũng như tinh thần, kinh nghiệm thực tế cho công việc
của chúng em sau này.
Ngoài ra, xin được gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ của:
– Anh Đặng Vương Anh, trưởng phòng IT, công ty Chứng khoán Sài Gòn
Bảo Tín.
– Anh Hoàng Công Nguyên Vũ, trưởng phòng Lưu ký, công ty Chứng Khoán
Sài Gòn Bảo Tín.
– Anh Phạm Công Khoa Hương, Trưởng phòng Giám sát thông tin, Sở Giao
Dịch Chứng Khoán Thành Phố.
Và các anh chị thuộc Công ty chứng khoán Sài Gòn Bảo Tín đã tạo điều kiện
và giúp đỡ chúng em về kiến thức chuyên môn cũng như nghiệp vụ chứng khoán.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ba, Mẹ là những người đã có công nuôi dạy
chúng con nên người và có được thành quả tốt đẹp như ngày nay. Cảm ơn tất cả
những người bạn thân yêu đã luôn giúp đỡ, chia sẽ nhưng kinh nghiệm bổ ích và
những lời động viên, đóng góp ý kiến quí báo của các bạn.
Chúng em xin hứa sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng cũng như niềm
hi vọng từ phía những người thân, Ba, Mẹ, Thầy, Cô, Bạn Bè,… Để phấn đấu trở
thành những công dân tốt, những kỹ sư giỏi với vốn kiến thức và những kinh nghiệm
quí báo mà chúng em có được sau hơn 4 năm học đại học ở trường.
Cũng xin cảm ơn quý trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tạo mọi điều kiện cho chúng em có được thời gian thuận lợi và hợp lý nhất,
để tập trung hoàn toàn cho bài luận văn tốt nghiệp, giúp chúng em hoàn thành tốt
nhiêm vụ được giao.
LỜI NÓI ĐẦU
Để quán triệt nguyên tắc ” HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH “, nhằm tạo điều kiện
cho sinh viên làm quen với thực tế, có được cái nhìn tổng hợp, giúp cho sinh viên
chúng em hạn chế được sự bỡ ngỡ khi ra trường, hàng năm nhà trường tổ chức cho
sinh viên đi thực tập tại các cơ sở theo nội dung ngành nghề đào tạo. Đây là điều kiện
thuận lợi giúp chúng em phát huy được năng lực bản thân cũng như khả năng áp dụng
lý thuyết được trang bị ở trường vào thực tế.
Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Máy tính điện tử
không còn là phương tiện quý hiếm mà đang ngày một gần gũi với con người.
Đứng trước sự bùng nổ thông tin, các tổ chức và các doanh nghiệp đều tìm mọi
biện pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin của mình nhằm tin học hoá các
hoạt động tác nghiệp của đơn vị mình. Mức độ hoàn thiện tuỳ thuộc vào quá trình
phân tích và thiết kế hệ thống.
Từ nhu cầu nêu trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp chúng em đã sử dụng
vốn kiến thức ít ỏi của mình tìm hiểu và phân tích bài toán Xây dựng và Quản lý
DataWarehouse lĩnh vực chứng khoán. Đề tài gồm các phần:
Chương I: Tổng quan
Chương II: Các kỹ thuật lập trình
Chương III: Giới thiệu bài toán và phân tích ứng dụng
Chương IV: Thiết kế ứng dụng
Chương V: Kết quả thực nghiệm.
Chương VI: Tổng kết
Tuy đã rất cố gắng học hỏi dựa trên kiến thức đã học và thực tế tại công ty
nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên báo cáo của chúng em không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong quý Thầy cô cùng bạn bè thông cảm và
góp ý để chúng em kịp thời lấp kín những lỗ hổng kiến thức và chương trình đạt hiệu
quả cao hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Phạm Thị Lan Anh đã hết lòng chỉ bảo
để chúng em hoàn thành đồ án này.
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 / 2008
Sinh viên thực hiện
Bùi Quốc Vũ – Lê Hào Kha
MỤC LỤC
Tóm tắt nội dung luận văn ………………………………………………………………………… 1
Chương I: Tổng quan
I.1. Mô hình công ty chứng khoán ………………………………………………………… 2
I.2. Các vấn đề tồn tại ở các công ty chứng khoán Việt Nam………………….. 5
I.3. Mục tiêu đề ra………………………………………………………………………………… 5
Chương II: Các kỹ thuật lập trình
II.1. Giới thiệu bộ quản trị database Microsoft SQL Server 2005…………… 6
II.2. Giới thiệu DataWarehouse ………………………………………………………….. 10
II.2.1. Khái niệm……………………………………………………………………………. 10
II.2.2. Lợi ích của kho dữ liệu ………………………………………………………… 12
II.2.3. Thành phần Datawarehouse………………………………………………… 13
II.3. Crystal Report Built-in Visual Studio 2005 ………………………………….. 15
Chương III: Giới thiệu bài toán và phân tích ứng dụng
III.1. Phát biểu bài toán ……………………………………………………………………… 17
III.2. Phân tích Use case……………………………………………………………………… 19
III.2.1. Chức năng Backup Database ……………………………………………… 19
III.2.2 Restore database…………………………………………………………………. 20
III.2.3 Dữ liệu từ hai sàn HASTC, HOSTC đổ về
Stock_CurrentStockInfo_Full………………………………………………………… 22
III.2.4 Các flat file từ phantichcophieu.vn sẽ được
import vào STSWEB……………………………………………………………………… 23
III.2.5 Trích xuất báo cáo, người dùng có thể tùy biến các báo cáo
thông qua các điều kiện nhập vào………………………………………………….. 25
Chương IV. Thiết kế ứng dụng
IV.1. Cơ sở dữ liệu STSWEB………………………………………………………………. 26
IV.1.1. Lược đồ quan hệ………………………………………………………………… 26
IV.1.2. Mô tả database…………………………………………………………………… 28
IV.1.3. Ràng buộc toàn vẹn ……………………………………………………………. 29
IV.1.4. Quy định ……………………………………………………………………………. 30
IV.2. STSWEB Report ……………………………………………………………………….. 31
IV.2.1 Mô tả chức năng………………………………………………………………….. 31
IV.2.2 Mô tả xử lý………………………………………………………………………….. 32
IV.2.3 Data Flow……………………………………………………………………………. 32
Chương V. Kết quả thực nghiệm
V.1. Chức năng Backup Database……………………………………………………….. 33
V.1.1 Cấu trúc chương trình………………………………………………………….. 33
V.1.2 Các bước chạy chương trình…………………………………………………. 35
V.2. Chức năng Restore Database……………………………………………………….. 37
V.2.1. Cấu trúc chương trình…………………………………………………………. 37
V.2.2 Các bước chạy chương trình…………………………………………………. 38
V.3. Mô phỏng dữ liệu đổ từ hai sàn HOSTC và HASTC…………………….. 40
V.3.1. Cấu trúc chương trình…………………………………………………………. 40
V.3.2. Các bước chạy chương trình………………………………………………… 41
V.4. Flat file từ phantichcophieu.vn import vào STSWEB …………………… 42
V.4.1 Cấu trúc chương trình………………………………………………………….. 42
V.4.2 Các bước chạy chương trình…………………………………………………. 44
V.5. Report STSWEB…………………………………………………………………………. 46
V.5.1. Cấu trúc chương trình…………………………………………………………. 46
V.5.2 Các bước chạy chương trình…………………………………………………. 46
Chương VI: Tổng kết
VI.1. Kết luận…………………………………………………………………………………….. 53
VI.1.1 Về mặt lý thuyết………………………………………………………………….. 53
VI.1.2 Về mặt ứng dụng…………………………………………………………………. 53
VI.2. Hướng phát triển……………………………………………………………………….. 54
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………………………….. 55
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Chương I. Tổng quan: mô hình công ty, các vấn đề tồn tại thường gặp trong
database chứng khoán.
Chương II. Các kỹ thuật lập trình: Giới thiệu kỹ thuật lập trình, các công
nghệ mới trên SQL Server 2005 và Crystal Report Built-in Visual Studio 2005,
các khái niệm cơ bản của Data Warehouse.
Chương III. Giới thiệu bài toán và phân tích ứng dụng: : Mô tả bài toán,
phân tích các use case. Trình bày các sơ đồ tuần tự và một số chức năng nổi bật
của ứng dụng.
Chương IV. Thiết kế ứng dụng: Mô tả cơ sở dữ liệu của ứng dụng và trình
bày sơ đồ màn hình trong ứng dụng.
Chương V. Kết quả thực nghiệm: Kết quả thực nghiệm trong quá trình chạy
ứng dụng, màn hình làm việc cùng kết quả tương ứng.
Chương V. Tổng kết: tổng kết kết quả thu được về mặt lý thuyết và ứng dụng,
hướng phát triển trong thời gian tới
Chương I
TỔNG QUAN
I.1 Mô hình công ty chứng khoán:
Công ty CP Chứng Khóan Sài Gòn Bảo Tín, được thành lập vào tháng 11 năm
2008, vốn điều lệ hơn 300 tỉ đồng, là công ty trực thuộc Công ty cổ phần liên hiệp vận
chuyển GEMADEPT. STSI được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh, bao
gồm:
–
Môi giới chứng khoán
–
Tư vấn đầu tư chứng khoán
–
Bảo lãnh phát hành
–
Tự doanh chứng khoán
–
Lưu ký chứng khoán.
Khách hàng của STSI là các nhà đầu tư chứng khoán, bao gồm khách hàng cá
nhân và khách hàng doanh nghiệp. Các khách hàng này có thể thực hiện các tác vụ
như: đặt lệnh mua, bán, cầm cố, vay chứng khoán. Để thực hiện các tác vụ này, khách
hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
–
Có tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán tại các ngân hàng mà
STSI liên kết.
–
Có một tài khoản giao dịch tại STSI.
Khi đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, khách hàng có thể lựa chọn một trong các
cách giao dịch sau:
–
Giao dịch dựa vào chức năng Giao dịch trực tuyến tại website của
STSI
–
Giao dịch tại sàn giao dịch của STSI
–
Giao dịch qua tin nhắn SMS đến hệ thống tổng đài của STSI.
–
Giao dịch qua điện thoại với các giao dịch viên của STSI.
Sơ đồ tổ chức:
Hình I.1 Sơ đồ tổ chức công ty Chứng Khoán Sài Gòn Bảo Tín.
I.2 Các vấn đề tồn tại ở các công ty chứng khoán Việt Nam:
– Các công ty Chứng khoán tại Việt Nam đa phần không có nơi lưu trữ lại
lịch sử giao dịch phục vụ nhu cầu tham khảo, đối chiếu sau này.
– Thông thường, các công ty chứng khoán sử dụng phần mềm backup và
restore database của hãng thứ 3 và không tận dụng được các tính năng có
sẵn của Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chi phí cho việc sử dụng các phần mềm
rất lớn. Cách sử dụng cũng hết sức phức tạp.
– Các báo cáo kết quả giao dịch đa phần chưa được tự động hóa, hầu như do
đội ngũ kế toán tổng kết thông qua các phiếu lệnh và kết quả giao dịch từ
sàn trả về.
I.3 Mục tiêu đề ra:
− Nắm bắt tất cả các nghiệp vụ chứng khoán liên quan đến các vấn đề tồn tại
ở công ty.
− Giải quyết được các vấn đề tồn tại trong hệ thống database của công ty.
Chương II
CÁC KỸ THUẬT LẬP TRÌNH
II.1 Giới thiệu bộ quản trị database Microsoft SQL Server 2005:
SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database
Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa
Client computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases, database
engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong
RDBMS.
SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất
lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng
lúc cho hàng ngàn user. SQL Server 2005 có thể kết hợp “ăn ý” với các server khác
như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server…
Hình II.1 Màn hình đăng nhập SQL Server.
Khi SQL Server 2005 ra đời, thì những kiến thức về SQl 2000 thực sự không
đủ để làm chủ được SQL 2005. Khả năng và độ linh họat của SQL Server 2005 được
phản ánh rất rõ trong công cụ Management Studio mới và BIDS. Các tính năng nổi
bật trong bộ Microsoft SQL Server 2005:
a. Nâng cao bảo mật:Bảo mật là trong tâm chính cho những tính năng mới
trong SQL Server 2005. Điều này phản ánh sự phản ứng lại của Microsoft với sâu
máy tính Slammer đã tấn công SQL Server 2000. Nó cũng cho thấy một thế giới ngày
càng có nhiều dữ liệu kinh doanh có nguy cơ bị lộ ra ngoài Internet.
– Bảo mật nhóm thư mục hệ thống: Nhóm mục hệ thống bao gồm các
View bên dưới cấu trúc dữ liệu hệ thống. Người sử dụng không thấy được bất
cứ bảng bên dưới nào, vì thế những người dùng không có kỹ năng hoặc có ý
phá hoại không thể thay đổi hoặc làm hư hỏng các bảng này được. Điều này
ngăn bạn hoặc bất kỳ ai khác làm hỏng cấu trúc chính mà SQL Server phụ
thuộc vào.
– Bắt buộc chính sách mật khẩu: Khi bạn cài Window Server 2003, bạn có
thể áp dụng chính sách mật khẩu của Window (bạn đang áp dụng) cho SQL
Server 2005. Bạn có thể thi hành chính sách về mức độ và ngày hết hạn của
mật khẩu trên SQL Server 2005 giống hệt như cho tài khoản đăng nhập vào
Windows mà trong 2000 không hỗ trợ tính năng này. Bạn có thể tắt hoặc mở
việc bắt buộc chính sách mật khẩu cho từng đăng nhập riêng.
b. Mở rộng T-SQL:
– Transact – SQL: là một phiên bản của Structured Query Language (SQl),
được dùng bởi SQL Server 2005. Transact-SQL thường được gọi là T-SQL. T-
SQL có nhiều tính năng do Microsoft phát triển không có trong ANSI SQL
(SQL chuẩn).
– Cải tiến khả năng hỗ trợ XML: SQL Server 2000 cho phép bạn nhận dữ
liệu quan hệ ở dạng XML với mệnh đề FOR XML, hoặc lưu trữ XML như dữ
liệu quan hệ trong SQL Server sử dụng mệnh đề OPEN XML. SQL Server
2005 có thêm một kiểu dữ liệu mới là XML cho phép bạn viết mã nhận dữ liệu
XML như là XML, tránh việc biến đổi từ XML thành dữ liệu quan hệ khi dùng
OPEN XML. Bạn cũng có thể dùng tài liệu giản đồ biểu diễn trong ngôn ngữ
W3C XML Schema Definition (đôi khi gọi là giản đồ XSD) để chỉ ra cấu trúc
hợp lệ trong XML.
– Sử dụng khối Try… Catch trong mã T-SQL: cho phép chỉ ra điều gì phải
làm khi lỗi xảy ra.
– Trong SQL Server Management Studio, có thể tìm thấy nhiều đoạn mã
mẫu giúp bạn thực hiện những tác vụ thường gặp với T-SQL.
c. Tăng cường hỗ trợ người phát triển:
– Hỗ trợ cho Common Language Runtime (CLR): CLR được dùng bởi mã
.NET, được nhúng vào trong cỗ máy CSDL SQL Server 2005, giúp developer
có thể viết các thủ tục lưu sẵn, trigger, hàm, tính toán tập hợp và các kiểu dữ
liệu do người dùng định nghĩa bằng cách sử dụng các ngôn ngữ như VB.NET
hoặc C#.
– Các kiểu dữ liệu mới: Varchar(max) cho phép bạn dùng chuỗi kí tự lớn
hơn 8000 byte (8000 kí tự), tối đa là 2 GB. Nvarchar(max) cho phép dùng
chuỗi kí tự Unicode lớn hơn 8000 byte (4000 kí tự), tối đa là 2 GB.
Varbinary(max) cho phép dùng dữ liệu nhị phân lớn hơn 8000 byte….
– SQL Management Object (SMO): SMO thay thế cho Distributed
Management Objects (DMO) được dùng trong SQL Server 2000. SMO nhanh
hơn DMO ở nhiều thiết lập bởi vì mỗi đối tượng chỉ được thực hiện từng phần.
– Tự động thực thi mã kịch bản: Nếu bạn đã dùng các chương trình của
Microsoft như Microsoft Access, Excel, bạn biết rằng có thể tạo các macro (mã
thực thi) cho phép bạn thực hiện tự động một số tác vụ nào đó. SQL Server
2005 bây giờ có tính năng tự động tạo mã kịch bản T-SQL từ những hành động
mà bạn dùng gian diện hình ảnh trong SQL Server Management Studio.
– Truy cập HTTP: Dùng giao thức HTTP để truy cập vào SQL Server 2005
là tính năng mới cho phép người lập trình truy cập vào SQL Server mà không
phụ thuộc vào việc IIS có đang chạy trên cùng máy hay không. SQL Server có
thể cùng tồn tại với IIS nhưng không giống với SQL Server 2000, IIS không
còn là yêu cầu bắt buộc với SQL Server 2005. Truy cập HTTP cho phép phát
triển dung XML Web Service với SQL Server 2005. Truy cập HTTP có thể
thực thi nhóm lệnh T-SQL hoặc thủ tục lưu sẵn. Tuy nhiên, vì lí do bảo mật
truy cập, HTTP mặc định sẽ bị vô hiệu hóa. Để sử dụng truy cập HTTP bạn
phải chỉ rõ người dùng, thủ tục lưu sẵn và CSDL được phép hỗ trợ nó.
Hình II.2 Giao diện SQL Server 2005
– Hỗ trợ đầy đủ Linked Server: Nhờ Linked Server, việc thao tác dữ liệu
trên các Data Source khác trở nên hết sức dễ dàng và thuận tiện.
II.2 Giới thiệu DataWarehouse:
II.2.1: Khái niệm:
Kho dữ liệu về bản chất cũng là một database bình thường, các hệ Quản trị cơ
sở dữ liệu quản lý và lưu trữ nó như các database thông thường (tuy nhiên có hỗ trợ
thêm về quản lý dữ liệu lớn và truy vấn). Thực ra nét khác biệt của datawarehouse so
với database là ở quan niệm, cách nhìn vấn đề:
− Trước tiên Datawarehouse là database rất lớn, gọi một cách chính xác hơn là
kho thông tin (information warehouse), là một cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
được thiết kế với việc tiếp cận các ý kiến trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Nó
cung cấp các công cụ để đáp ứng thông tin cần thiết cho các nhà quản trị kinh
doanh tại mọi cấp độ tổ chức – không những chỉ là những yêu cầu dữ liệu phức
hợp, mà còn là điều kiện thuận tiện nhất để đạt được việc lấy thông tin nhanh,
chính xác. Một kho dữ liệu được thiết kế để người sử dụng có thể nhận ra
thông tin mà họ muốn có và truy cập đến bằng những công cụ đơn giản.
− Datawarehouse là một tập hợp thông tin cơ bản trên máy tính mà chúng có tính
quyết định đến việc thực hiện thành công bước đầu trong công việc kinh
doanh, là một sự pha trộn của nhiều công nghệ, bao gồm các cơ sở dữ liệu đa
chiều và mối quan hệ giữa chúng, kiến trúc chủ khách, giao diện người dùng
đồ họa và nhiều nữa. Dữ liệu trong kho dữ liệu không giống dữ liệu của hệ
điều hành là loại chỉ có thể đọc nhưng không chỉnh sửa được. Hệ điều hành tạo
ra, chỉnh sửa và xóa những dữ liệu sản xuất mà những dữ liệu này cung cấp
cho kho dữ liệu. Nguyên nhân chính cho sự phát triển một kho dữ liệu là hoạt
động tích hợp dữ liệu từ nhiền nguồn khác nhau vào một kho dữ liệu đơn lẻ và
dày đặc mà kho này cung cấp cho việc phân tích và ra quyết định trong công
việc kinh doanh. Đối với một số công việc kinh doanh tin rằng thông tin là
nguồn tài nguyên có giá trị rất lớn thì một kho dữ liệu tương đối giống như một
nhà kho chứa hàng. Hệ điều hành tạo ra những phần dữ liệu và nạp chúng vào
kho. Một số phần được tóm tắt trong thành phần thông tin và được cất vào kho.
Người sử dụng kho dữ liệu đưa ra những yêu cầu và được cung cấp sản phẩm
được tạo ra từ các thành phần và các phân đoạn được lưu trong kho.
− Database hướng về xử lý thời gian thực, datawarehouse hướng về tính ổn định.
− Database phục vụ xử lý transaction, cập nhật. Datawarehouse thường chỉ đọc,
phục vụ cho những nhu cầu báo cáo. VD: Chúng ta sẽ yêu cầu hãy cho biết
trong 5 năm, bộ phận phần mềm đã làm được những dự án nào, từ đó chúng ta
sẽ có quyết định về hiệu năng của nhóm này .
− Datawarehouse sẽ lấy thông tin có thể từ nhiều nguồn khác nhau: DB2,
Oracle, SQL Server thậm chí cả File thông thường, làm sạch chúng và đưa
vào cấu trúc của nó. Datatawarehouse rất lớn, nên muốn cho từng bộ phận
chuyên biệt người sử dụng cuối cùng có thể khai thác thông tin dễ dàng thì bản
thân datawarehouse phải được chuyên hoá, phân ra thành những chủ đề, do đó
những chủ đề chuyên môn hóa đó tạo thành một Database chuyên biệt-đó là
Data mart. Ví dụ: Datawarehouse của Microsoft là rất lớn, trong một núi thông
tin đó, rất khó để khai thác. Vì thế có rất nhiều Data mart về kinh doanh, tiếp
thị, kỹ thuật, testing,…. Có một điểm lưu ý ở đây là có một công cụ hay đúng
hơn là một chuẩn công cụ mà mọi hệ quản trị Database hỗ trợ cho việc truy
vấn thông tin trong Datamart rồI đưa ra những quyết định, nhận dịnh những
thông tin trong Datamart – Đó là OLAP, bộ phân tích trực tuyến (Online
Analyze Proceesing).
− Một điểm quan trọng là Database thường được chuẩn hóa (dạng chuẩn 1, 2, 3,
BCK) để khai thác. Datawarehouse phải phi chuẩn hoá rồi sau đó có thể chuẩn
hoá theo Data mart, điều này đồng nghĩa với việc Datawarehouse sẽ trùng lắp
thông tin. Thật ra điều là hiển nhiên, vì việc chuẩn hoá nhằm tránh sự trùng lắp
thông tin, do đó sẽ nhất quán trong việc cập nhật, thêm, xoá, sửa. Tuy nhiên
Datawarehouse là Database rất lớn phục vụ cho báo cáo, truy vấn chỉ đọc nên
việc trùng lắp thông tin sẽ giúp thao tác tìm kiếm sẽ nhanh hơn. Đây cũng là
một quy luật: Càng Trùng lắp thông tin thì tìm kiếm càng dễ dàng và ngược lại.
− Datawarehouse là một hướng công nghệ nóng nhất. Một kho dữ liệu được xác
định đúng hướng, hoạt động hiệu quả có thể trở thành một công cụ cạnh tranh
có giá trị cao trong kinh doanh.
II.2.2 Lợi ích của kho dữ liệu:
– Tạo ra những quyết định có ảnh hưởng lớn. Một kho dữ liệu cho phép trích rút
tài nguyên nhân lực và máy tính theo yêu cầu để cung cấp các câu truy vấn và
các báo cáo dựa vào cơ sở dữ liệu hoạt động và sản xuất. Điều này tạo ra sự tiết
kiệm đáng kể. Có kho dữ liệu cũng trích rút tài nguyên khan hiếm của hệ thống
sản xuất khi thực thi một chương trình quá lâu hoặc các báo cáo và các câu
truy vấn phức hợp.
– Công việc kinh doanh trở nên thông minh hơn. Tăng thêm chất lượng và tính
linh hoạt của việc phân tích kinh doanh do phát sinh từ cấu trúc dữ liệu đa tầng
của kho dữ liệu, đó là nơi cung cấp dữ liệu được sắp xếp từ mức độ chi tiết của
công việc kinh doanh cho đến mức độ cao hơn – mức độ tổng quát. Đảm bảo
được dữ liệu chính xác và đáng tin cậy do đảm bảo được là trong kho dữ liệu
chỉ chứa duy nhất dữ liệu có chất lượng cao và ổn định (trusted data).
– Dịch vụ khách hàng được nâng cao. Một doanh nghiệp có thể giữ gìn mối quan
hệ với khách hàng tốt hơn do có mối tương quan với dữ liệu của tất cả khách
hàng qua một kho dữ liệu riêng.
– Tái sáng tạo những tiến trình kinh doanh. Sự cho phép phân tích không ngừng
thông tin kinh doanh thường cung cấp sự hiểu biết mọi mặt của phương thức
kinh doanh do đó có thể làm nảy sinh ra những ý kiến cho sự sáng tạo ra những
tiến trình này lại. Chỉ khi xác định chính xác các nhu cầu từ kho dữ liệu thì mới
giúp ta đánh giá được những hạn chế và mục tiêu kinh doanh một cách chính
xác hơn.
– Tái sáng tạo hệ thống thông tin. Một kho dữ liệu là nền tảng cho các yêu cầu
dữ liệu trong mọi lĩnh vực kinh doanh, nó cung cấp một chi phí ảnh hưởng
nghĩa là đưa ra thói quen cho cho cả hai sự chuẩn hóa dữ liệu và sự chuẩn hóa
hoạt động của hệ điều hành theo chuẩn quốc tế.
II.2.3 Thành phần Datawarehouse:
Kiến trúc DataWarehouse có thể được chia làm 4 phần chính:
– Pre- Data Warehouse: Đây là các nguồn dữ liệu bên ngoài, sẽ được sàng lọc
và đưa vào lưu trữ bên trong Data Warehouse.
– Data Cleasing – ETL: là viết tắt của cụm từ Extraction (phân rã),
Transformation (chuyển đổi), Loading (dung nạp). Đây là thành phần chịu
trách nhiệm sàng lọc, chuyển đổi thành các định dạng phù hợp với kiến trúc
bên trong của Data Warehouse.
– Data Repositories: bao gồm các Metadata. Metadata là dữ liệu để mô tả dữ
liệu. Khi dữ liệu được cung cấp cho người dùng cuối, thông tin metadata sẽ
cung cấp những thông tin cho phép họ hiểu rõ hơn bản chất về dữ liệu mà họ
đang có. Những thông tin này sẽ giúp cho người dùng có được những quyết
định sử dụng đúng đắn và phù hợp về dữ liệu mà họ có. Bản thân Metadata
cũng có thể quan niệm là nơi để chứa chính dữ liệu, nhưng số lượng phải là
cực lớn.
– Front-End Analytics: là các ứng dựng sử dụng dữ liệu có trong Data
Warehouse như OLAP (On_Line Analysis Processing – Xử lý phân tích trực tuyến),
Data Mining (Khai thác dữ liệu), Data Visualization (mô hình hóa dữ liệu),
Reporting (trích xuất báo cáo).
Hình II.3 Mô hình luồng dữ liệu Data Warehouse.
II.3 Crystal Report Built-in Visual Studio 2005:
Crystal Report for VisualStudio .NET là công cụ báo cáo chuẩn dành cho
isualStudio.NET. Bạn có thể tiếp quản những báo cáo này trên nền web và windows
à phân bổ chúng ở dạng dịch vụ web hoặc win-form trên server.
V
v
Hình II.4 Một mẫu báo cáo tạo bằng Crystal Report.
Crystal Report được mệnh danh là chuyên viên phân tích tình hình họat động
của doanh nghiệp, mang tính định lượng cho tất cả các lĩnh vực từ Tài Chính, Kinh
doanh, Marketing cho đến Tổ Chức hoạch định. Hầu hết các doanh nghiệp luôn phải
đau đầu với những con số từ các báo cáo của nhân viên trong công ty. Crystal Report
với đầy đủ tín năng và điều kiện để làm các báo cáo, kèm theo những phân tích về
nguồn vốn, tình hình chi phí, thu nhập, kết quả họat động sản xuất kinh doanh, diễn
giải tình hình tăng giảm tài sản cố định trong thư mục tài chính; quản lý chặt chẽ tình
hình doanh số, sản phẩm, thu chi và phần trăm kế hoạch kinh doanh của nhân viên
kinh doanh, đánh giá tiềm năng thị trường dựa trên các số liệu của các nhà phân phối,
những khách hàng chủ lực để giúp doanh nghiệp có định lượng chính xác cho kế
họach đầu tư kinh doanh dài hạn tại từng thị trường; không những vậy Crystal Report
cũng là 1 chuyên viên Marketing cừ khôi cho kế họach triển khai sản phẩm, cân đối
chi phí cho họat động Marketing của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn của quốc tế.v..v…
Cystal Report là công cụ thiết kế cho phép chúng ta tạo ta những bản báo cáo
mà kết quả trả về được rút trích từ một Database hoặc Datasource khác nhau. Thay
vào đó để cho việc xem data trong một datasource trở nên đơn giản hơn, Crystal
Report tạo ra những bản báo cáo một cách đa dạng.
Những dạng báo cáo mà doanh nghiệp thường hay dùng hiện nay bằng Excel,
Word, hay Power point, PDF ( Acrobat..), sẽ không dùng nữa mà thay vào đó là
Crystal Report. Chỉ cần chuyển tải các số liệu vào Crystal Report, doanh nghiệp sẽ có
những báo cáo hòan hảo.
Chương III
GIỚI THIỆU BÀI TOÁN VÀ PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG
III.1 Phát biểu bài toán:
Mô tả: Mọi giao dịch của khách hàng tại STSI, sẽ ngay lập tức được chuyển
về hai sàn chứng khoán trung tâm là sàn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC) và sàn
Hà Nội (HASTC). Đồng thời, trong khoảng thời gian 10 giây một lần, hệ thống STSI
liệu tại STSI được chia làm hai phần, Core và Web.
Core là hệ thống lưu trữ các thông tin về tài khoản khách hàng, các thông tin
về hợp đồng, các lệnh đặt mua, bán, cầm cố, vay chứng khoán, thông tin lịch sử giao
dịch, số dư tài khỏan tiền mặt, số dư tài khoản chứng khoán. Core được lưu trữ bằng
hệ quản trị CSDL Oracle 10G-R2.
Web là hệ thống website bao gồm mô tả về công ty, tin tức thị trường, các biểu
đồ phân tích cổ phiếu, biến động giá, các sự kiện chứng khoán và giao dịch trực
tuyến. Website có hai database, STSWEB và WebHavest, sử dụng Hệ quản trị SQL
Server 2005. Tin tức thị trường được lấy thông qua chương trình lấy tin tự động, dữ
liệu sẽ được chuyển đổi thành dạng xml, lưu trữ tạm trong database WebHavest.
Phòng kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm kiểm duyệt tin tức và lưu trữ lại vào trong
STSWEB. Các biểu đồ được xây dựng bằng webpart, lấy thông tin lưu trữ trong
database thông qua các store procedure. Khách hàng cần đăng nhập mới có thể sử
dụng chức năng Giao dịch trực tuyến. Mọi giao dịch tại đây sẽ được chuyển qua Core
để giao dịch viên xử lý. Website còn có các bảng điện tử thể hiện biến động giá theo
thời gian thực của thị trường. Các biến động giá trên thị trường, sẽ được chuyển về,
lưu trữ trong database STSWEB. Bảng điện tử sẽ lấy thông tin từ STSWEB, sau đó
hiển thị lên cho nhà đầu tư xem.
sẽ liên tục nhận thông tin trả về từ hai sàn trung tâm.
Hệ thống lưu trữ dữ