10893_Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

luận văn tốt nghiệp

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM TRUNG LƯƠNG

Hà nội, năm 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong Luận văn này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Phạm Trung Lương.
Mọi tài liệu tham khảo được dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết Mai

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến PGS.TS
Phạm Trung Lương – Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn: “Quản lý nhà nước đối với phát
triển du lịch tỉnh Ninh Bình”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các Thầy Cô giáo, cán bộ,
nhân viên khoa quản lý kinh tế, Học viện khoa học xã hội cùng các Thầy Cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy trong suốt hai năm học vừa qua, đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Các phòng ban chức năng, các cán
bộ quản lý, đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng do điều
kiện thời gian và năng lực của bản thân, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên luận
văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của các Thầy Cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Mai

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ……………………………………………………………………………….. 6
1.1. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch ………………………………………. 6
1.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với phát triển du lịch …………… 7
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN và phát triển du lịch
………… 12
1.4. Kinh nghiệm QLNN đối với phát triển du lịch
…………………………………. 20
Chương 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
…………………………………….. 24
2.1. Khái quát về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
…………………………………. 24
2.2. Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình…….. 34
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030
……………………… 56
3.1. Quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình ……. 56
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
…….. 60
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………….. 72

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Nội dung đầy đủ
QLNN
Quản lý nhà nước
DVDL
Dịch vụ du lịch
TNDL
Tài nguyên du lịch
SPDL
Sản phẩm du lịch
LS-VH
Lịch sử – Văn hóa
TTDL
Thị trường du lịch
UBND
Uỷ ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
BQL
Ban quản lý
XTĐT
Xúc tiến đầu tư
PGS.TS
Phó giáo sư.Tiến sĩ
VHTTDL
Văn hóa thể thao du lịch

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017 ……… 27
Bảng 2: Khách du lịch có lưu trú ở Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017
……….. 29
Bảng 3: Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017 …….. 32
Biểu đồ 1: Khách du lịch đến thăm quan Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017 . 28
Biểu đồ 2: Tổng số lượt khách nghỉ ở cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2017 .. 30
Biểu đồ 3: Tổng số ngày khách lưu trú qua đêm giai đoạn 2010 – 2017 ……. 31
Biểu đồ 4: Doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2010 đến năm 2017
…….. 32

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tư cách là một ngành kinh tế phát triển trong điều kiện thị trường, hoạt
động phát triển du lịch luôn cần được đặt dưới sự quản lý nhà nước (QLNN) về du
lịch để một mặt tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, đồng thời lại có được sự
quản lý nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến tài nguyên,
môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa), và kinh tế – xã
hội, hướng đến phát triển bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng khi ở Việt Nam du
lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển nhanh chóng với tốc độ
bình quân trên 10%/năm trong vòng 10 năm trở lại đây. Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
đã khẳng định vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Nhiều địa
phương cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đã có định hướng
chiến lược phát triển trong xu thế hội nhập toàn diện với trào lưu phát triển du lịch
của cả nước, khu vực và thế giới. Trong thực tế du lịch là ngành kinh tế có mức tăng
trưởng trung bình liên tục trên 10%/năm giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Năm 2017,
ngành du lịch đã đóng góp trực tiếp 12.966 tỷ USD, tương đương 5,9% GDP quốc tế
và tạo ra trên 12,5 triệu việc làm cho xã hội (WTTC, 2018). Theo Tổng cục Du lịch,
số lượng khách quốc tế vào Việt Nam năm 2017 tăng gần 30% so với 2016, đạt gần
13 triệu lượt khách. Trong khi đó lượng khách du lịch nội địa tiếp tục tăng trưởng
trung bình trên 7%/năm, đạt gần 75 triệu lượt khách năm 2017. Du lịch tiếp tục là
lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư với mức đầu tư trên 5.139 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng
mức đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 (WTTC, 2018).
Cùng với bối cảnh chung đó, phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du
lịch của Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đất nước
trong thời kỳ mới. Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa
lý từ 19O50’ đến 20O27’ vĩ độ Bắc và từ 105O32’ đến 106O27’ kinh độ đông. Về phía
2

Bắc, Ninh Bình giáp tỉnh Hà Nam với một phần ranh giới tự nhiên là sông Đáy; phía
Nam giáp tỉnh Thanh Hóa với ranh giới tự nhiên là dãy Tam Điệp chạy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; và phía Đông Nam giáp biển
Đông. Về mặt hành chính, tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố là thành phố Ninh
Bình; thành phố Tam Điệp; và các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Hoa Lư, Gia
Viễn và Nho Quan), với diện tích tự nhiên là 1.386,79 km2, trong đó đất đồi núi và nửa
đồi núi chiếm trên 70% (trên 1.100 km2), dân số (năm 2016) trên 952,5 ngàn người.
Ninh Bình được xác định nằm ở Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc,
có các tuyến du lịch quốc gia chạy qua (tuyến đường bộ theo quốc lộ 1A, đường cao
tốc Bắc – Nam, quốc lộ 10… và tuyến đường sắt Bắc – Nam). Thành phố Ninh Bình
còn được xác định là trung tâm của tiểu vùng du lịch Nam đồng bằng sông Hồng.
Thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch
ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng
trưởng đáng kể. Nếu như năm 2010 tổng thu từ du lịch của tỉnh mới đạt 551,4 tỷ đồng
thì đến năm 2017 đã tăng lên gấp 4,58 lần và đạt mức xấp xỉ 2.528,3 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 – 2017 là 24,3%/năm. Sự đóng góp của ngành
du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trong thời gian qua cũng không ngừng
gia tăng. Giá trị gia tăng ngành du lịch của tỉnh (GRDP du lịch) năm 2010 mới đạt
khoảng 410 tỷ đồng (tương đương 18,6 triệu USD), đến năm 2016 đã tăng lên 1.232
tỷ đồng (tương đương 56 triệu USD); tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 22,0%/năm
cho giai đoạn 2010 – 2016. Nếu như năm 2010, tỷ trọng GRDP du lịch trong GRDP
chung của tỉnh mới là 2,12% thì năm 2016 đã đạt 4,4%. Mặc dù chỉ số tuyệt đối còn
thấp, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng như
hiện nay, có thể thấy triển vọng phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn là rất lớn và có thể đạt tới 7,5 – 8,0% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đặc biệt
khi các khu du lịch trọng điểm của tỉnh tiếp tục được đầu tư hoàn chỉnh và đi vào hoạt
động. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Ninh Bình, việc lựa
3

chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với chiến lược
phát triển du lịch chung của cả nước.
Trong thực tế cho thấy, sức hấp dẫn của du lịch Ninh Bình chủ yếu dựa vào
những yếu tố tự nhiên, các điểm du lịch đã được cải thiện nhưng cơ sở vật chất còn
thiếu tính đồng bộ, chuyên nghiệp. Những hạn chế về QLNN về du lịch với những
biểu hiện cụ thể như đã đề cập sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển du
lịch Ninh Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, tương xứng
với tiềm năng và vị thế của du lịch Ninh Bình.
Trong bối cảnh đó lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà
nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình” để làm luận văn tốt nghiệp ngành
Quản lý kinh tế – Khoa Kinh tế học sẽ có những đóng góp nhất định về việc giải quyết
những hạn chế đặt ra trên đây đối với công tác QLNN về du lịch ở Ninh Bình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm về quản lý nhà nước
đối với phát triển du lịch.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lục quản lý nhà nước
đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
Với đề tài QLNN đối với phát triền du lịch tỉnh Ninh Bình chưa có một công
trình nghiên cứu nào. Chính từ việc nghiên cứu đề tài đã có những đóng góp mới cho
sự phát triển chuyên ngành, đóng góp phục vụ sản xuất, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng và đời sống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận QLNN về phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình vào phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch. Từ đó, đưa ra định
hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm
4

năng du lịch của tỉnh, đồng thời hướng tới sự phát triển bền vững và góp phần đẩy
mạnh phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình tương xướng với tiềm năng và vị thế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: là quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình.
– Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
– Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập chung nghiên cứu nội dung cơ bản của QLNN
bao gồm quản lý chuyên ngành (QLNN về du lịch) và quản lý theo lãnh thổ đối với
phát triển du lịch.
+ Về không gian: Tỉnh Ninh Bình
+ Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu và phân trích thực trạng giai đoạn
2010 – 2017; một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình và định hướng đến năm 2030.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng một số cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu chính sau:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng
được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Phương pháp này sử
dụng xuyên suốt trong quá trình giả quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp thống kê: là phương pháp được vận dụng nghiên cứu trong khoá
luận này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển
ngành cơ bản. Phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng mô hình phù
hợp với nhiệm vụ đã đặt ra.
Phương pháp sơ đồ, biểu đồ: là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên
cứu có liên quan đến các giá trị định lượng. Ngoài mục đích minh hoạ về tính trực
quan, phương pháp này còn giúp các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu
thể hiện tổng quát nhất.

5

Phương pháp điều tra thực địa: Là công cụ không thể thiếu đối với các nghiên
cứu khoa học, cả trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Phương pháp này được áp dụng
nhằm thu thập các thông tin thực tế hoặc kiểm chứng những nhận định, giả thiết được
hình thành qua xử lý sơ bộ các số liệu, thông tin thu thập được.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
 Về lý luận: Luận giải và làm sáng tỏ hơn những vấn đề về QLNN đối với
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. Từ đó đã phân tích rõ thực trạng quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Binh năm 2010 đến 2017.
 Về thực tiễn: Giúp cho việc phản ánh thực trạng QLNN đối với phát triển
du lịch tại Ninh Bình và phân tích thực trạng đó, chỉ ra những nguyên nhân của những
hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Ninh Bình.
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được cấu trúc
làm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về QLNN đối với phát triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2010 – 2017.
Chương 3: Một số giải nhằm hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình đến năm 2030.

6

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch là sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh liên tục bằng quyền lực công cộng chủ yếu thông qua pháp luật dựa trên nền
tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằm
đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế – xã hội do nhà nước đặt ra.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển du lịch.
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phát
triển du lịch; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch;
xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch;
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phát triển du lịch.
Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch.
Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch.
Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước
và nước ngoài;
Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ
quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
Cấp, thu hồi giấy phép, các giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
du lịch.
Trong QLNN về du lịch đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình như sau:
 Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương.
7

Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có một số nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
– Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính
sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa
phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;
– Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh
du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;
– Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại
khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;
– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du
lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;
– Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Du lịch.
 Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực
hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương
theo quy định của pháp luật.
1.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với phát triển du lịch
Đặc điểm: Phát triển du lịch nói chung và bất kỳ ngành kinh tế nào cũng vậy
cũng cần phải đạt được cả ba mục tiêu cơ bản đó là:
+ Cần phải đảm bảo vấn đề quan trọng nhất là về môi trường, văn hoá xã hộivà
về kinh tế.
+ Đối với văn hoá xã hội thì cần phải đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã
hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống người
dân và ổn định về mặt xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị về văn hoá xã hội.
+ Đối với tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện rõ ở sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác
động tiêu cực đến môi trường.
8

+ Du lịch ngày nay trở thành nhu cầu phổ biến của con người. Trên nhiều quốc
gia du lịch không những chiếm tỷ trọng lớn trong GDP mà còn có vai trò không nhỏ
trong việc phát triển kinh tế vùng chậm phát triển; xóa đói giảm nghèo ở các vùng
sâu, vùng xa và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy mà vai trò của ngành du lịch
được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia.
+ Nhà nước cũng có những chính sách, pháp luật tạo môi trường thuận lợi và
an toàn để du lịch phát triển nhanh và hiệu quả.
+ Nhà nước cũng có nhũng sự điều tiết nhằm đảm bảo phát triển ngành du lịch
phù hợp với định hướng và yêu cầu tổng thể nền kinh tế quốc dân.
+ Sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể phát
sinh từ hoạt động du lịch.
+ Cần phải có sự quản lý của nhà nước nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển
như các vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch.
Vai trò và nội dung của QLNN về du lịch: Nội dung QLNN về du lịch được
thể hiện cụ thể tại Điều 73, Luật Du lịch 2017 (trước đó tại Điều 10, Luật Du lịch
2005), bao gồm 10 hoạt động (thay vì 09 hoạt động được quy định tại Luật Du lịch
2005). Cho dù có sự thay đổi nhỏ về số lượng các hoạt động QLNN về du lịch được
quy định tại Luật du lịch giữa 2 thời kỳ, tuy nhiên mục tiêu của hoạt động QLNN về
du lịch là nhất quán, theo đó QLNN về du lịch được thực hiện nhằm:
Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch với tư cách
là một ngành kinh tế trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh;
Thứ hai, đảm bảo hoạt động phát triển du lịch tuân thủ các quy định pháp luật
hiện hành, môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh và bình đẳng;
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của khách du lịch
Hoạt động QLNN về du lịch được thực hiện ở 2 cấp trung ương và địa phương
cấp tỉnh. Sự khác nhau cơ bản của hoạt động QLNN về du lịch giữa 2 cấp là cấp tỉnh
không có quyền thực hiện một số hoạt động ở tầm quốc gia về ban hành chính sách;
xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng các định mức, tiêu chuẩn ngành và điều
phối các hoạt động du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh.
9

Hoạt động QLNN về du lịch của Ninh Bình cũng không phải là ngoại lệ
Để đảm bảo hoạt động QLNN về du lịch có hiệu quả, một số yếu tố cần quan
tâm bao gồm:
 Nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm QLNN
 Năng lực thực thi của cơ quan QLNN về du lịch
 Sự phân định rõ chức năng và quyền hạn của cơ quan QLNN về du lịch
với các cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương các cấp
 Sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương
và cộng đồng
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam, du lịch Ninh
Bình đã và đang ngày một khẳng định vị trí của một địa phương, ở đó thì cũng có
những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội.
Trong những kết quả phát triển du lịch đáng ghi nhận của tỉnh Ninh Bình trong
những năm qua, có những đóng góp không nhỏ của hoạt động QLNN về du lịch.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển chưa tương
xứng vị thế và đáp ứng được kỳ vọng của địa phương cũng như của du lịch Việt Nam.
Trong số những nguyên nhân đó, QLNN về du lịch là một trong những nguyên nhân
quan trọng, thể hiện ở việc chưa đạt được những mục tiêu mà QLNN về du lịch đặt
ra. Cụ thể:
– Mặc dù được xác định là nơi có lợi thế về du lịch, tuy nhiên cho đến nay
Ninh Bình lại là địa phương đi sau nhiều địa phương thực hiện xây dựng chiến lược
và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Cho đến nay Ninh Bình mới hoàn thành Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Ninh Bình giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 trong bối cảnh sắp kết thúc giai đoạn phát triển đến năm 2020 và Luật
Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, theo đó sẽ không còn quy hoạch ngành ở
cấp tỉnh.
– Chưa nỗ lực trong việc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách
tạo đột phá cho du lịch Ninh Bình để Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch hàng đầu
ở khu vực phía Bắc và tạo những sản phẩm du lịch đặc thù của Tỉnh dựa trên những
10

lợi thế so sánh, cũng như các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến
du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
và ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức các lễ hội, du lịch, hay như tuần
du lich Ninh Bình năm 2018 với chủ đề “ Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An”, v.v., tuy
nhiên việc thực hiện công tác xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Ninh Bình còn thiếu
chuyên nghiệp, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
– Chưa chủ động tham gia và thực hiện vai trò trong liên kết phát triển du lịch
với các địa phương, đặc biệt với Hà Nội và các địa phương trong vùng Đồng bằng
sông Hồng & Duyên hải Đông Bắc cũng như với các trung tâm du lịch lớn trong cả
nước và khu vực.
– Chưa chủ động trong việc phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền
các cấp trong việc tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được
cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch,
cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch,
điểm du lịch. Đây là một trong những nội dung QLNN về du lịch được quy định trong
Luật Du Lịch 2017.
1.2.1. Vai trò của phát triển du lịch đối với kinh tế
Du lịch là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung
cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại
nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia. Sự phát triển du lịch quốc tế có những ý nghĩa
quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như:
Kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức, các hãng du lịch, tham gia vào
các tổ chức quốc tế về du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Sự phát triển của du lịch giúp đa đạng
hoá và kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, công
nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương.
Ngoài ra, vai trò kinh tế của du lịch còn được thể hiện ở việc giúp con người,
lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động.
11

Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ
tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám
bệnh tại các bệnh viện. Sức khoẻ và khả năng lao động là một trong những nhân tố
quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2.2. Vai trò của phát triển du lịch đối với xã hội
Du lịch là điều kiện để con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau
hơn, hiểu nhau hơn, tăng thêm tính đoàn kết cộng đồng.
Du lịch được xem như nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu
quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Thông qua đó, tình hữu nghị giữa các
dân tộc được đẩy mạnh.
Du lịch góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá dân
tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển du lịch tác động đến các
mặt văn hoá, xã hội của nơi đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng nhất định
bởi sự khác biệt về văn hoá, đời sống ở các nước, các vùng họ đến thăm. Họ có cơ
hội để tìm hiểu và học hỏi lối sống và phong tục tập quán của dân tộc khác.
Du lịch cũng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là ngành
tạo ra rất nhiều việc làm. Theo thống kê, số lao động trong ngành du lịch và các lĩnh
vực liên quan chiếm 10,7% tổng số lao động toàn thế giới. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp
giảm; đời sống vật chất, tinh thần của con người được cải thiện và nâng cao.
1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch đối với môi trường, sinh thái
Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi trường
thiên nhiên bao quanh vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
và hoạt động của con người. Thông qua hoạt động du lịch, khách du lịch có điều kiện
hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con
người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường. Du lịch và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau. Du lịch góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện để phát triển du lịch.
Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình thành
các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó, hàng loạt
12

các vườn quốc gia đã được thành lập. Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với
việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp
phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu
rừng văn hóa – lịch sử – môi trường.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN và phát triển du lịch
1.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về du lịch
– Sự quan tâm của Lãnh đạo cho công tác QLNN về du lịch phải đảm bảo phối
hợp được với các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương: Tổng cục du lịch và
sở du lịch tỉnh Ninh Bình quan tâm triển khai công tác nghiên cứu, dự báo thị trường
khách du lịch nhằm thúc đẩy du lịch phát triển.
– Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch từ Trung ương đến địa phương đang dần
được hoàn thiện và phát huy chức năng QLNN về du lịch.
– Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Trên cơ sở
định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ
QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp. Trong công tác cán bộ, còn những hạn
chế đòi hỏi cần tiếp tục kiện toàn để bảo đảm năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu trong
tình hình mới. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất,
năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hoạt du lịch
phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cả nước và của địa phương.
Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; tham gia hợp tác quốc tế về dịch vụ, du lịch theo quy định của pháp luật.
– Xây dựng kế hoạch du lịch hằng năm của cả nước, của địa phương; trên cơ sở kế
hoạch để chỉ đạo hoạt động du lịch và hướng dẫn điều tiết các thành phần kinh tế
khác hoạt động theo kế hoạch định hướng đề ra.
– Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách
sạn, lữ hành nội địa của tỉnh theo quy định của pháp luật. Tổ chức quản lý xuất khẩu,
13

nhập khẩu theo quy định của pháp luật; chỉ đạo công tác quản lý thị trường. Quy định
các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động du lịch.
– Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động du lịch trong việc
chấp hành các chính sách pháp luật của Nhà nước quy định trong quản lý du lịch.
– Tổ chức thu thập, cung cấp thông tin về thị trường, về cung cầu hàng hóa, về
xu thế phát triển của du lịch thế giới, khu vực và trong nước, tổ chức các hoạt động
về du lịch.
– Tổng cục Du lịch và đại diện các Sở Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã triển khai công tác quản lý nhà nước về Du lịch; đồng thời, đề xuất những giải
pháp về quản lý nguồn lực để thực hiện cho sự phát triển bền vững của Du lịch Việt
Nam nói chung và các tỉnh nói riêng.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL ảnh
hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hoá và hiệu quả
kinh tế của hoạt động du lịch. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
– Địa hình: Địa hình có vai trò quan trọng đối với du lịch. Trước hết, bề mặt
địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng
các công trình thuộc cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Địa
hình càng đa dạng thì phong cảnh càng đẹp, càng phong phú, có sức hấp dẫn. Những
kiểu địa hình có ý nghĩa trong du lịch như: hang động karst, địa hình vùng đồi núi,
biển đảo…Những đặc trưng của các kiểu địa hình này là yếu tố cần thiết để hình thành
và phát triển các loại hình du lịch. Ví dụ, miền núi là khu vực thuận lợi để tổ chức du
lịch mạo hiểm, leo núi…
– Khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác
động đối với hoạt động du lịch. Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du
lịch ưa thích.
Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc các hoạt
động du lịch.
14

Khí hậu có tác động dến sức khoẻ con người và tạo ra mùa vụ trong năm của
hoạt động du lịch. Ví dụ, mùa hè có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch
biển, du lịch núi, du lịch nghỉ dưỡng…
– Tài nguyên nước: Nguồn nước là tài nguyên tất yếu cần thiết để duy trì đời
sống sinh hoạt của con người. Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách, các
dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo ra những phong ảnh đẹp. Nhiều
loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước. Chẳng hạn,
những dòng sông thơ mộng phù hợp cho hoạt động du thuyền; thác nước có thể gắn
với du lịch mạo hiểm.
Trong số các loại tài nguyên nước, cần phải nói đến nước khoáng. Nước
khoáng là loại tài nguyên tổng hợp mà giá trị kinh tế và du lịch chữa bệnh thể hiện
rất rõ. Hiện nay, nhu cầu đi du lịch kết hợp với việc an dưỡng, chữa bệnh ở các nguồn
nước khoáng ngày càng tăng mạnh.
– Sinh vật: Tài nguyên sinh vật là nhân tố tạo nên phong cảnh thiên nhiên đẹp,
sống động. Đồng thời tài nguyên cũng có ý nghĩa quan trọng với các loại hình du lịch
sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học. Tài nguyên sinh vật phục vụ mục đích du
lịch tập trung khai thác ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh
quyển thế giới, hệ sinh thái rừng ngập mặn…
Tài nguyên du lịch văn hóa
– Các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử – văn hoá: Các di sản văn
hoá thế giới và các di tích lịch sử – văn hoá (di tích LS-VH) được coi là một trong
những tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển
và mở rộng hoạt động du lịch. Một di sản quốc gia được tôn vinh là di sản thế giới
thì các giá trị về văn hoá, thẩm mỹ sẽ được nâng cao trong mối quan hệ có tính toàn
cầu. Do vậy, khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ mạnh hơn. Di
tích LS-VH là tài sản văn hoá vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước
và của cả nhân loại. Lãnh thổ nào có số lượng cũng như giá trị các di sản thế giới, di
tích LS-VH, danh lam thắng cảnh càng cao thì càng có điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hoá.
15

– Lễ hội: Lễ hội là hình thức sinh hoạt tâm linh của các dân tộc. Khách du lịch
thường có nhu cầu tham dự các lễ hội và thường cảm thấy sự hoà đồng mãnh liệt, say
mê nhập cuộc. Thông qua việc tham gia các lễ hội của địa phương, khách du lịch có
thể hiểu thêm về phong tục, những nét đẹp trong văn hoá tâm linh của dân bản địa.
Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội; nội dung; quy mô của lễ hội là những đặc điểm có
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và đặc biệt là khả năng thu hút du khách.
– Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện
sinh sống, đặc điểm, văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng
của mình trên địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn
riêng đối với du khách. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch
là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, các
nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc.
– Làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời và tồn tại phát triển đến ngày nay với những sản phẩm vừa mang dấu ấn về
tâm hồn và bản sắc dân tộc cùng với dấu ấn về mỗi vùng miền. Các sản phẩm thủ công
như tranh dân gian, sản phẩm là bằng đồng, bằng gỗ đã trở thành các mặt hàng lưu niệm
có giá trị, yêu thích của nhiều khách du lịch và nhất là khách du lịch quốc tế.
– Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác: Các đối tượng
văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các
viện khoa học, các thành phố triển lãm nghệ thuật, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế,
các cuộc thi hoa hậu…Những thành phố có nhiều đối tượng văn hoá hoặc tổ chức
hoạt động văn hoá, thể thao đều được đông đảo khách tới thăm và đã trở thành những
trung tâm lớn về du lịch văn hoá. Ngoài ra, các cuộc triển lãm, hội chợ cũng thu hút
nhiều đối tượng khách khác nhau. Các đặc sản địa phương và món ăn dân tộc cũng là
những TNDL nhân văn độc đáo, hấp dẫn du khách.
Như vậy, TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các SPDL. Chính sự phong phú,
đa dạng của TNDL đã tạo nên sự hấp dẫn của SPDL để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách du lịch. Số lượng và chất lượng của TNDL và mức độ kết hợp giữa chúng
trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong hình việc hình thành và phát triển du lịch của
16

một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ có nhiều TNDL với chất lượng càng cao và
mức kết hợp càng phong phú thì sức thu hút du khách của vùng đó càng mạnh.
1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế
trong đó có việc đẩy mạnh du lịch.
Hệ thống giao thông vận tải: Du lịch là chuyến đi của con người ra khỏi nơi
cư trú thường xuyên của mình. Do vậy, hoạt động du lịch phụ thuộc vào mạng lưới
đường sá và phương tiện giao thông. Nếu mạng lưới giao thông chưa hoàn thiện, điểm
đến dù có sức hấp dẫn đối với khách du lịch thì vẫn không thể khai thác được. Giao
thông thuận tiện giúp cho việc đi lại của du khách tới các điểm du lịch nhanh chóng,
dễ dàng hơn; rút ngắn thời gian di chuyển, tăng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Mỗi
loại hình giao thông có những đặc điểm riêng biệt, đem lại cho du khách những trải
nghiệm thú vị khác nhau. Ví dụ, giao thông đường thuỷ có tốc độ chậm hơn nhưng
có thể kết hợp với việc tham quan giải trí dọc theo lộ trình trên sông hoặc ven biển.
Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ
tầng của hoạt động du lịch. Nó đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách
nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế.
Các hệ thống thông tin hiện đại cho phát truyền và nhận thông tin, hình ảnh ở bất cứ
nơi nào trên Trái Đất. Nhờ sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc mà các
điểm đến, SPDL được du khách biết đến nhiều hơn thông qua việc quảng bá, xúc tiến
du lịch bằng internet trên các trang mạng thông tin du lịch.
Hệ thống điện- nước: Mạng lưới cung cấp điện – nước sạch là điều kiện cần
thiết đảm bảo nhu cầu thiết yếu của du khách tại điểm đến.
Cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch: Du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm
năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu cuả du khách. Nếu coi tiềm năng du lịch là điều
kiện cần cho sự phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương, một điểm du
lịch, tạo nên sự hấp dẫn thu hút du khách thì cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch là điều
kiện đủ cho sự phát triển du lịch.
17

Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất – kỹ thuật của
ngành giúp cho các cơ sở dịch vụ hoạt động hiệu quả và kéo dài thời gian sử dụng
chúng trong năm.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở của ngành và của một số ngành
kinh tế quốc dân tham gia vào phục vụ du lịch như thương mại, dịch vụ…
chủ yếu là các cơ sở lưu trú (khách sạn, biệt thự du lịch, bungalow,…); cơ sở
vui chơi giải trí; hệ thống các nhà hàng ăn uống và cửa hàng dịch vụ thương mại; các
cơ sở y tế, thể thao; các công trình văn hoá
1.3.4. Yếu tố văn hoá, xã hội
Yếu tố văn hoá, xã hội là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát
triển du lịch. Nhóm yếu tố này bao gồm:
Tình trạng tâm, sinh lý của con người: Khi tâm trạng vui vẻ, thoải mái, sức
khoẻ tốt hay chán nản, mệt mỏi con người đều nảy sinh nhu cầu du lịch. Tuy nhiên,
họ sẽ có thái độ tiếp nhận SPDL khác nhau.
Độ tuổi và giới tính khách du lịch: Độ tuổi của khách du lịch thường ảnh hưởng
đến loại hình du lịch mà khách lựa chọn. Đối với những người trẻ tuổi, họ thường
thích tham gia du lịch mạo hiểm, khám phá… Những người cao tuổi thì thường tham
gia loại hình du lịch tâm linh, thăm thân…
Giới tính của du khách: thông thường nam giới đi du lịch nhiều hơn phụ nữ.
Thời gian rảnh rỗi: Là điều kiện tất yếu để con người có thể tham gia vào hoạt
động du lịch. Nếu không có thời gian rảnh rỗi, con người không thể thực hiện các
chuyến đi. Yếu tố này quyết định đến độ dài của chuyến đi.
Bản sắc văn hoá và tài nguyên nhân văn khác: Sự khác biệt giữa các nền văn hoá
của các địa phương, các vùng, các quốc gia kích thích ham muốn tìm hiểu của con người.
Quốc gia nào giữ được bản sắc dân tộc, bảo tồn được những nét văn hoá truyền thống sẽ
có sức hấp dẫn và thu hút được nhiều khách du lịch. Bên cạnh đó, các tài nguyên nhân
văn như: di sản văn hoá thế giới, di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các đối tượng du lịch
gắn với dân tộc học…sẽ là nhân tố tạo ra sức hấp dẫn du khách.
18

Trình độ văn hoá: Khi trình độ văn hoá cao thì động cơ du lịch của con người
càng tăng. Họ đi du lịch với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, mở mang kiến thức nên
thói quen du lịch hình thành ngày một rõ rệt. Trình độ văn hoá của khách du lịch ảnh
hưởng đến cách cảm nhận điểm đến du lịch cũng như là dịch vụ trong du lịch. Mặt
khác, trình độ văn hoá của “người làm du lịch” tác động trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm, khả năng phục vụ khách du lịch.
Nghề nghiệp: Nhân tố nghề nghiệp có ảnh hưởng đến thói quen đi du lịch và mục
đích đi du lịch của khách du lịch. Thường thì các nhà kinh doanh, các nhà báo, các nhà
ngoại giao… tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn các nghề nghiệp khác.
Thị hiếu và các kỳ vọng: ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của sản phẩm du
lịch của du khách.
1.3.5. Yếu tố kinh tế
Thu nhập: nhu cầu du lịch chỉ xuất hiện khi thu nhập của dân cư vượt trên mức
cân đối đáp ứng các nhu cầu thiết yếu để thoả mãn những nhu cầu cao hơn như là
những chuyến du lịch. Khi thu nhập của khách du lịch tăng sẽ dẫn đến tiêu dùng du
lịch tăng và ngược lại.
Giá cả hàng hoá: Thông thường, nếu giá cả hàng hoá trên thị trường du lịch tăng
thì hành vi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ du lịch của du khách sẽ giảm và ngược lại.
Tỷ lệ trao đổi ngoại tệ: Thông thường, khách du lịch sẽ quyết định đến những
nơi mà tỷ giá hối đoái cao nhất giữa đồng tiền của nơi mà họ đang sinh sống với điểm
đến du lịch
1.3.6. Yếu tố chính trị
Điều kiện chính trị ổn định, hoà bình sẽ làm tăng số lượng khách du lịch giữa
các nước bởi vì điểm đến an toàn là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định
đi du lịch của du khách. Bên cạnh đó, đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinh
tế- xã hội của nhà nước trong đó có chính sách phát triển du lịch; các thủ tục đi lại
giữa các quốc gia thuận tiện cũng kích thích sự gia tăng của cầu du lịch.

19

1.3.7. Cách mạng khoa học – công nghệ, xu hướng hội nhập quốc tế và đô
thị hoá
Qua các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của
xu hướng toàn cầu hoá là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động
du lịch.
Nhờ có sự trợ giúp của máy móc, lao động bằng chân tay giảm nhanh chóng
nhưng sự căng thẳng trong lao động lại tăng. Điều đó đòi hỏi phải được phục hồi sức
lực thông qua con đường nghỉ ngơi, du lịch.
Quá trình đô thị hoá tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên xung quanh,
lao động căng thẳng, sự ồn ào của đô thị làm con người có nhu cầu thay đổi bầu không
khí và được sống thoải mái giữa thiên nhiên. Do vậy, họ tìm đến những nơi có thể
đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của mình thông qua hoạt động du lịch.
1.3.8. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát
triển các hoạt động DVDL.
Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành như nông nghiệp, công
nghiệp và giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.
Cụ thể là, công nghiệp phát triển cao, sản xuất ra được những vật liệu đa dạng
để xây dựng các cơ sở dịch vụ và hàng loạt hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch.Nông nghiệp có ý nghĩa lớn vì du lịch không thể phát triển được nếu như không
đảm bảo được việc ăn uống cho khách du lịch. Sự có mặt của nguồn rau xanh, hoa
quả, thảo mộc mở ra khả năng phát triển du lịch chữa bệnh.
Sự phát triển của mạng lưới giao thông, của phương tiện vận chuyển và sự linh
hoạt trong điều hành giao thông sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển
của cầu du lịch.
Ngoài ra những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, mức độ ô nhiễm của môi
trường các hiện tượng thiên nhiên bất thường, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến sự phát
triển của du lịch.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *