10898_Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Quảng Bình

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THANH ĐỊNH
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯ ỜI HƯ ỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BÙI DŨNG THỂ
HUẾ, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chư a hề đư ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đư ợc cám ơ n và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đư ợc chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Định
ii
LỜI CẢM Ơ N
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đư ợc rất nhiều sự giúp
đỡ và cộng tác của các tập thể và cá nhân.
Với lòng kính trọng và biết ơ n sâu sắc, trư ớc tiên, tôi xin gởi lời chân thành
cảm ơ n quý thầy cô Trư ờng Đại học Kinh tế– Đại học Huế đã trang bị cho tôi
nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua và đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơ n sâu sắc nhất đến Thầy giáo
hư ớng dẫn là Phó giáo sư – Tiến sĩ Bùi Dũng Thể, đã tận tình hư ớng dẫn, tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơ n Ban lãnh đạo Chi nhánh và các anh chị trong
Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình, đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ
trợ cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và những kiến thức quý giá để tôi có thể
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơ n gia đình, bạn bè, những ngư ời thân luôn bên cạnh
tôi, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cám ơ n!
Huế, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Định
iii
TÓM LƯ ỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: PHẠM THANH ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 83 40 410
Niên khóa: 2016 – 2018
Ngư ời hư ớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
Tên đề tài: QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình là đơ n vị trực thuộc NHPT Việt Nam,
thực hiện nhiệm vụ TDĐT của Nhà nư ớc trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của CN đã
góp phần đáng kể vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà.
Bên cạnh những thành quả đạt đư ợc, hoạt động cho vay vốn TDĐT tại CN còn một
số tồn tại nhất định, ảnh hư ởng đến chất lư ợng tín dụng và nguy cơ mất vốn của
Nhà nư ớc. Chính vì vậy, làm thế nào đánh giá đúng mức thực trạng QLRR trong
TDĐT và nghiên cứu tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác QLRR tín dụng, đảm bảo
an toàn hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề đư ợc đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ
tính cấp thiết của vấn đề này, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín
dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp.
2. Các phư ơ ng pháp nghiên cứu đã sử dụng
– Đối tư ợng nghiên cứu: công tác QLRR đối với TDĐT tại NHPT Việt Nam
– Chi nhánh Quảng Bình.
– Phư ơ ng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đư ợc tiến hành thông qua hai bư ớc là
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lư ợng.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễ
n về QLRR đối với TDĐT tại NHPT
Việt Nam.
– Phân tích, đánh giá thực trạng QLRR đối với TDĐT tại NHPT Việt Nam –
CN Quảng Bình. Từ đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác QLRR đối với
TDĐT tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình.
iv
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BĐTV
Bảo đảm tiền vay
CN
Chi nhánh
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CVĐT
Cho vay đầu tư
ĐTPT
Đầu tư phát triển
GHTD
Giới hạn tín dụng
HĐTD
Hợp đồng tín dụng
KT-XH
Kinh tế- xã hội
NHNN
Ngân hàng Nhà nư ớc
NHPT
Ngân hàng Phát triển
NHTM
Ngân hàng thư ơ ng mại
NSNN
Ngân sách Nhà nư ớc
QLRR
Quản lý rủi ro
RRTD
Rủi ro tín dụng
TCTD
Tổ chức tín dụng
TDĐT
Tín dụng đầu tư
TDXK
Tín dụng xuất khẩu
TSBĐ
Tài sản bảo đảm
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM Ơ N ……………………………………………………………………………………………… ii
TÓM LƯ ỢC LUẬN VĂN……………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU……………………………………….. iv
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………….v
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ………………………………………………………………… viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ…………………………………………………………………………………… ix
PHẦN I – MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………………………1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………………………………2
3. Đối tư ợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………2
4. Phư ơ ng pháp nghiên cứu……………………………………………………………………………..3
5. Kết cấu luận văn…………………………………………………………………………………………4
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………5
CHƯ Ơ NG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI
VỚI TÍN DỤNG ĐẦU TƯ ……………………………………………………………………………..5
1.1. Cơ sở lý luận về cho vay tín dụng đầu tư …………………………………………………….5
1.1.1. Khái niệm tín dụng đầu tư ………………………………………………………………………5
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư của nhà nư ớc……………………………………………..5
1.1.3. Vai trò của tín dụng đầu tư ……………………………………………………………………..6
1.1.4. Cho vay đầu tư ……………………………………………………………………………………..6
1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng đầu tư của nhà nư ớc……………………………………7
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng……………………………………………………………………….7
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng…………………………………………………………………………8
1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng…………………………………………………………………..9
1.2.4. Rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư ……………………………………………………..11
1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư ……………………….13
1.3. Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư ………………………………………………………………….16
1.3.1. Khái niệm Quản lý rủi ro ……………………………………………………………………..16
1.3.2. Vai trò Quản lý rủi ro…………………………………………………………………………..17
vi
1.3.3. Nguyên tắc Quản lý rủi ro…………………………………………………………………….18
1.3.4. Quy trình Quản lý rủi ro……………………………………………………………………….19
1.4. Thực tiễ
n quản lý rủi ro tại một số ngân hàng và bài học cho Ngân hàng Phát
triển Việt Nam……………………………………………………………………………………………..30
1.4.1. Thực tiễ
n quản lý rủi ro tại một số ngân hàng …………………………………………30
1.4.2. Bài học quản lý rủi ro cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam ………………………33
CHƯ Ơ NG II – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TDĐT TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH …………………………….34
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình………34
2.1.1. Lịch sử hình thành……………………………………………………………………………….34
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức…………………………………………………….35
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 ……………………………………………………….37
2.2.1. Doanh số cho vay………………………………………………………………………………..37
2.2.2. Doanh số thu nợ gốc lãi………………………………………………………………………..40
2.3. Thực trạng về rủi ro tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 ……………………………………………………….42
2.3.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ………………………………………42
2.3.2. Phân loại dư nợ cho vay đầu tư ……………………………………………………………..45
2.4. Thực hiện quy trình Quản lý rủi ro tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Bình………………………………………………………………………………………..48
2.4.1. Nhận diện rủi ro ………………………………………………………………………………….48
2.4.2. Đo lư ờng rủi ro tín dụng ………………………………………………………………………50
2.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng ……………………………………………………………………..53
2.4.4. Tài trợ rủi ro tín dụng…………………………………………………………………………..63
2.5. Kết quả phân tích, đánh giá điều tra về công tác quản lý rủi ro tín dụng đầu tư
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình…………………………….66
2.5.1. Thông tin chung về đối tư ợng điều tra……………………………………………………66
2.5.2. Kết quả điều tra và đánh giá kết quả điều tra…………………………………………..67
2.6. Những mặt đạt đư ợc và hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đầu tư
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình…………………………….76
2.6.1. Những mặt đạt đư ợc…………………………………………………………………………….76
2.6.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân………………………………………………………77
vii
CHƯ Ơ NG III – GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TDĐT TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH …………………………….83
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp…………………………………………………………………………..83
3.1.1. Định hư ớng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Bình đến năm 2020…………………………………………………………………………….83
3.1.2. Định hư ớng và mục tiêu hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình………………………………………………………………..83
3.2. Giải pháp hoàn thiện Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình…………………………………………………………84
3.2.1. Nâng cao chất lư ợng nguồn nhân lực và tổ chức nhân sự Quản lý rủi ro phù
hợp……………………………………………………………………………………………………………..84
3.2.2. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro ……………………………………………………..85
3.2.3. Hoàn thiện công tác đo lư ờng rủi ro tín dụng ………………………………………….86
3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng…………………………………………88
3.2.5. Về tài trợ rủi ro tín dụng……………………………………………………………………….94
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………98
3.1. Kết luận ………………………………………………………………………………………………..98
3.2. Kiến nghị………………………………………………………………………………………………99
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………….. 101
Phụ lục…………………………………………………………………………………………………….. 103
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ tiêu phân loại nợ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam……………………13
Bảng 1.2: Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng ……………………………………………..19
Bảng 1.3: Xếp hạng của Moody’s…………………………………………………………………..24
Bảng 1.4: Xếp hạng của Standard & Poor’s …………………………………………………….25
Bảng 2.1: Kết quả cho vay đầu tư giai đoạn 2014 – 2016 ………………………………….37
Bảng 2.2: Thực trạng cho vay đầu tư theo loại hình dự án giai đoạn 2014 – 2016…38
Bảng 2.3: Kết quả thu nợ giai đoạn 2014 – 2016………………………………………………40
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ vay đầu tư giai đoạn 2014 – 2016 ……………………………42
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2014 – 2016 …………………………………………..43
Bảng 2.6: Nợ gốc quá hạn theo ngành nghề, lĩnh vực giai đoạn 2014 – 2016……….45
Bảng 2.7: Phân loại nợ cho vay đầu tư giai đoạn 2014 – 2016……………………………46
Bảng 2.8: Kết quả nhận diện rủi ro …………………………………………………………………49
Bảng 2.9: Bảng quy định xếp hạng khách hàng tại Ngân hàng phát triển…………….51
Bảng 2.10: Kết quả xếp hạng khách hàng………………………………………………………..52
Bảng 2.11: Hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư ……………………………………………..55
Bảng 2.12: Tồn tại trong công tác giải ngân dự án đầu tư ………………………………….57
Bảng 2.13: Tài sản bảo đảm đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư ……………………59
Bảng 2.14: Kết quả kiểm tra nội bộ về tín dụng đầu tư ……………………………………..62
Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả xử lý rủi ro………………………………………………………..65
Bảng 2.16. Đối tư ợng tham gia điều tra…………………………………………………………..66
Bảng 2.17. Đánh giá nguồn nhân lực và tổ chức nhân sự về quản lý rủi ro ………….67
Bảng 2.18. Đánh giá về nhận diện rủi ro tín dụng trong công tác quản lý rủi ro……69
Bảng 2.19. Đánh giá về đo lư ờng rủi ro tín dụng trong công tác quản lý rủi ro…….70
Bảng 2.20. Đánh giá Kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác quản lý rủi ro……….71
Bảng 2.21. Đánh giá về tài trợ rủi ro trong quản lý rủi ro ………………………………….75
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình………………………36
1
PHẦN I – MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có
hoạt động cho vay của các ngân hàng. Trong nỗ lực nhằm thu đư ợc lợi nhuận, các
ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, nghĩa là không thể không cho vay, mà chỉ có
thể tìm cách làm cho hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế đến mức tối đa
những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lư ợc quản lý rủi ro
(QLRR) thích hợp. Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những loại rủi ro lớn nhất
mà các ngân hàng phải đối mặt. Vì vậy, ngày nay QLRR tín dụng đã trở thành vấn
đề mang tính sống còn, là thư ớc đo năng lực quản lý và là bộ phận trung tâm trong
chiến lư ợc hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào.
Ngân hàng Phát triển (NHPT) Việt Nam đư ợc Chính phủ giao nhiệm vụ
quản lý cho vay tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nư ớc, hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận với phư ơ ng châm “An toàn hiệu quả– Hội nhập quốc tế– Phát triển
bền vững”. Cũng như hoạt động tín dụng của các ngân hàng thư ơ ng mại (NHTM),
NHPT Việt Nam – Chi nhánh (CN) Quảng Bình phải đối mặt với rủi ro tín dụng
trong hoạt động của mình. Vì vậy, trong những năm gần đây NHPT Việt Nam – CN
Quảng Bình đã chú trọng nhiều hơ n trong QLRR tín dụng, tuy nhiên kết quả hoạt
động này vẫn chư a đáp ứng đư ợc yêu cầu đặt ra.
NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình là đơ n vị trực thuộc NHPT Việt Nam,
thực hiện nhiệm vụTDĐT của Nhà nư ớc trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của NHPT
Việt Nam – CN Quảng Bình đã góp phần đáng kể vào quá trình đổi mới và phát
triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của tỉnh thông qua các chư ơ ng trình, dự án trọng
điểm quốc gia, các dự án lớn trên địa bàn. Bên cạnh những thành quả đạt đư ợc, hoạt
động cho vay vốn TDĐT của Nhà nư ớc tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình còn
một số tồn tại nhất định, ảnh hư ởng đến chất lư ợng tín dụng và nguy cơ mất vốn
của Nhà nư ớc. Chính vì vậy, làm thế nào đánh giá đúng mức thực trạng QLRR
trong lĩnh vực tín dụng và nghiên cứu để tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác
2
QLRR tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề đư ợc đặt
lên hàng đầu.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân
tích thực trạng QLRR TDĐT tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình để đề xuất các
giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện QLRR TDĐT của ngân hàng trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễ
n về QLRR đối với TDĐT tại NHPT
Việt Nam.
– Phân tích, đánh giá thực trạng QLRR đối với TDĐT tại NHPT Việt Nam –
CN Quảng Bình .
– Đềxuất những giải pháp hoàn thiện công tác QLRR đối với TDĐT tại
NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tư ợng nghiên cứu của luận văn là công tác QLRR đối với TDĐT tại
NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình .
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:
+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản vềQLRR tín
dụng trong cho vay TDĐT tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình.
+ Về không gian: Luận văn đư ợc nghiên cứu tại NHPT Việt Nam – CN
Quảng Bình.
+ Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn đư ợc thu thập, xử lý, phân
tích trong giai đoạn 2014 – 2016; các giải pháp đư ợc đề xuất trong thời gian tới.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
– Phư ơ ng pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Luận văn thu thập các văn bản quy định của Nhà nư ớc, của NHPT Việt
Nam, của các cơ quan có thẩm quyền, các giáo trình, bài báo, tạp chí, các công trình
nghiên cứu liên quan đến QLRR tín dụng và QLRR trong CVĐT của Nhà nư ớc để
làm cơ sởlý luận cho vấn đề nghiên cứu.
+ Luận văn thu thập các số liệu quá khứ liên quan đến hoạt động QLRR
trong CVĐT của NHPT Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình trong 03 năm từ năm
2014 đến năm 2016 để làm cơ sở thực hiện đánh giá về thực trạng của vấn đề
nghiên cứu.
– Phư ơ ng pháp thu thập số liệu sơ cấp:
+ Tác giả sử dụng phiếu điều tra cán bộ viên chức liên quan đến hoạt động
QLRR tín dụng đầu tư để đánh giá thực trạng công tác QLRR tín dụng đầu tư tại
NHPT Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.
+ Do số lư ợng cán bộviên chức tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình
không nhiều nên tác giả không tiến hành chọn mẫu mà sử dụng điều tra toàn bộcán
bộNHPT Việt Nam – CN Quảng Bình liên quan đến quy trình QLRR, bao gồm 30
đối tư ợng điều tra. Nghiên cứu này sử dụng Phiếu điều tra gồm 52 câu hỏi (Phụ lục
01) để điều tra 03 nhóm đối tư ợng bao gồm: Lãnh đạo CN (2 ngư ời), Trư ởng phó
phòng các phòng nghiệp vụ(11 ngư ời) và cán bộnghiệp vụ tại NHPT Việt Nam –
CN Quảng Bình (17 ngư ời, không tiến hành điều tra đối với cán bộ không làm
nghiệp vụ ngân hàng thuộc Phòng Hành chính – quản lý nhân sựvà thủ quỹ).
4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
– Phư ơ ng pháp tổng hợp xử lý số liệu: sau khi thu thập đư ợc thông tin và số
liệu thông qua bảng điều tra, tác giả sẽ tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán
các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Sử dụng chư ơ ng trình excel làm công cụ và kỹ thuật
để tính toán. Công cụ này đư ợc kết hợp với phư ơ ng pháp phân tích chính đư ợc vận
dụng là thống kê mô tả thông qua các số tuyệt đối, số tư ơ ng đối đư ợc thể hiện thông
4
qua các bảng, biểu số liệu để phản ánh thực trạng về quản lý rủi ro TDĐT trong
những năm qua tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình.
– Phư ơ ng pháp phân tích thông tin: luận văn sử dụng các phư ơ ng pháp phân
tích thông tin như sau:
+ Phư ơ ng pháp so sánh: So sánh theo số tuyệt đối, tư ơ ng đối; So sánh theo
không gian, thời gian và chuỗi thời gian…
+ Thống kê mô tả: Mô tảđối tư ợng điều tra, tìm hiểu đặc điểm của đối tư ợng
điều tra, thống kê kết quả điều tra để đánh giá thực trạng của công tác QLRR tín
dụng đầu tư tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình.
+ Các thông tin và số liệu sau khi đư ợc xử lý thông qua phư ơ ng pháp thống kê
mô tả sẽ đư ợc đư a vào phân tích bằng cách sử dụng phư ơ ng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, suy luận, logic kết hợp với lịch sử, phư ơ ng pháp so sánh,
tổng hợp, biểu đồ, sơ đồ để phân tích và đánh giá các vấn đề. Từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro TDĐT tại NHPT Việt Nam – CN
Quảng Bình.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chư ơ ng:
Chư ơ ng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễ
n vềquản lý rủi ro đối với tín dụng đầu
tư .
Chư ơ ng 2: Thực trạng quản lý rủi ro đối với tín dụng đầu tư tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.
Chư ơ ng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với tín dụng đầu tư tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.
5
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯ Ơ NG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ RỦI RO
ĐỐI VỚI TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
1.1. Cơ sở
lý luận về cho vay tín dụng đầ
u tư
1.1.1. Khái niệm tín dụng đầ
u tư
Trong những năm qua, nhà nư ớc sử dụng chính sách TDĐT để thực hiện cho
vay đối với các chủ thể khác nhau trong xã hội. Tùy vào từng thời kỳ, nhà nư ớc sẽ
quy định từng đối tư ợng cụ thể đư ợc vay vốn theo chính sách TDĐT gắn với những
ư u đãi về lãi suất, thời gian vay vốn… nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH
mà Chính phủ hư ớng đến. Như vậy, TDĐT của nhà nư ớc là một hình thức tín dụng
ư u đãi nhằm thực hiện chính sách đầu tư phát triển (ĐTPT) của nhà nư ớc, đây là
mối quan hệ vay – trả giữa nhà nư ớc với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong
nền kinh tế[1].
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng đầ
u tư của nhà nước
– Thứ nhất, chủ thể là nhà nư ớc: Trong TDĐT của nhà nư ớc, chủ thể tham
gia một bên là nhà nư ớc và một bên là chủ thể kinh tếkhác. Chủ thểnhà nư ớc có
thể đóng vai trò là ngư ời đi vay hoặc là ngư ời cho vay, như ng luôn là chủ thểchủ
động tổ chức thực hiện quan hệ tín dụng. Để thực hiện vai trò chủ thể của mình
trong quan hệTDĐT, nhà nư ớc sử dụng các chính sách TDĐT thông qua các cơ
quan có thẩm quyền. Ở từng thời kỳ nhất định, nhà nư ớc có thể sử dụng những cơ
quan khác nhau và giao từng quyền hạn và nghĩa vụ khác nhau để thực hiện chính
sách TDĐT của nhà nư ớc. Hiện nay, chính sách TDĐT của nhà nư ớc đư ợc thực
hiện theo Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017. Nghị định này chỉ quy định
vềCVĐT của nhà nư ớc trong trư ờng hợp nhà nư ớc là chủ thể cho vay. Như vậy,
luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những rủi ro trong việc nhà nư ớc CVĐT.
– Thứ hai, tính hiệu quả: quá trình triển khai thực hiện chính sách TDĐT
trong thời gian qua đã góp phần thực hiện thành công các chư ơ ng trình, dự án nhằm
tăng cư ờng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của nền kinh tế, phát triển
6
nông nghiệp nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội của đất nư ớc. Đây chính tính hiệu
quảmà TDĐT của nhà nư ớc hư ớng đến.
– Thứ ba, về khối lư ợng, thời hạn và lãi suất: Sựư u đãi của chính sách TDĐT
thể hiện qua khối lư ợng cấp tín dụng lớn, thời hạn vay vốn dài, lãi suất cho vay thấp
hơ n các tổ chức tín dụng và một sốư u đãi khác.
– Thứtư , tính giới hạn về đối tư ợng: Xuất phát từ mục đích của chính sách
TDĐT của Nhà nư ớc, tính giới hạn về đối tư ợng và hình thức thực hiện đư ợc thay
đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối tư ợng cho vay, các điều kiện vềchủ đầu
tư cũng như loại hình dự án đư ợc vay vốn TDĐT của nhà nư ớc đư ợc Chính phủ quy
định chặt chẽ[2].
1.1.3. Vai trò của tín dụng đầ
u tư
TDĐT của nhà nư ớc là công cụ hiệu quả để Chính phủ hỗ trợ, thúc đẩy KT-
XH của đất nư ớc. Cụ thể:
– Thứ nhất, TDĐT của nhà nư ớc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hư ớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH), tăng cư ờng cơ sở vật chất, kỹ
thuật, năng lực sản xuất cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và
bền vững.
– Thứ hai, TDĐT của nhà nư ớc thúc đẩy quá trình phát triển cho nông
nghiệp, nông thôn và an sinh xã hội.
– Thứ ba, TDĐT của nhà nư ớc là công cụ điều tiết cân đối vĩ mô và định
hư ớng hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế.
– Thứ tư , TDĐT của nhà nư ớc góp phần giảm khó khăn của ngân sách nhà
nư ớc (NSNN) trong thực hiện nhiệm vụ chi ĐTPT, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư [4].
1.1.4. Cho vay đầ
u tư
1.1.4.1. Mục đích cho vay đầ
u tư
TDĐT của nhà nư ớc bao gồm CVĐT, bảo lãnh TDĐT và hỗ trợ sau đầu tư
của nhà nư ớc, trong đó CVĐT là nội dung quan trọng và chủ yếu nhất của TDĐT
nhà nư ớc. Hiện nay, nhà nư ớc thực hiện chính sách TDĐT thông qua một hình thức
7
duy nhất là CVĐT, điều này đư ợc quy định cụ thể tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP
ngày 31/3/2017 vềTDĐT của Nhà nư ớc [3].
Chính sách CVĐT là hệ thống các chủ trư ơ ng, định hư ớng, quy định chi phối
hoạt động cho vay vốn TDĐT. Chính sách CVĐT nhằm quản lý hiệu quả việc cho
vay vốn TDĐT trên nguyên tắc: bảo toàn và phát triển vốn; giảm thiểu rủi ro tín
dụng; đảm bảo đúng định hư ớng khuyến khích đầu tư của Chính phủ[7].
1.1.4.2. Đặc điểm của cho vay đầ
u tư
– CVĐT của nhà nư ớc không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích phục
vụ yêu cầu quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nư ớc trong từng thời kỳ.
– Đối tư ợng CVĐT bị giới hạn bởi các chư ơ ng trình, mục tiêu, định hư ớng
và chủ trư ơ ng đầu tư phát triển của nhà nư ớc trong từng thời kỳ.
– Nguồn vốn chủ yếu để thực hiện CVĐT từvốn NSNN.
– Những ư u đãi của CVĐT về lãi suất, thời gian vay vốn, tài sản bảo đảm
(TSBĐ)… do Nhà nư ớc quy định và điều tiết phù hợp với yêu cầu, chủ trư ơ ng
khuyến khích đầu tư , phát triển KT-XH của đất nư ớc trong từng thời kỳ và phù hợp
với thông lệ quốc tế[7].
1.2. Cơ sở
lý luận về rủi ro tín dụng đầ
u tư của nhà nước
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Trên quan điểm của Ngân hàng nhà nư ớc (NHNN) Việt Nam: “RRTD trong
hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân
hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết” [8].
Tại tác phẩm “Toàn tập quản trịNHTM” xuất bản năm 2015 do Giáo sư , tiến
sỹ Nguyễ
n Văn Tiến chủ biên có thống kê như sau:
– Rủi ro là khả năng tổn thất về giá trị trong mối tư ơ ng quan với khả năng thu
đư ợc lợi ích về giá trị. Rủi ro cũng có thể đư ợc định nghĩa là sự tư ơ ng tác có chủ ý
với sự không chắc chắn.
– Rủi ro là sự không chắc chắn rằng một tài sản có thể sinh lời như kỳ vọng
hoặc tổn thất có thể phát sinh.
8
– Rủi ro – là sự không chắc chắn về thu nhập mà nhà đầu tư có thể thu đư ợc
từ tài sản [1].
Từ các định nghĩa trên cho thấy:
– RRTD xẩy ra khi ngư ời đi vay trễ
hẹ
n hoặc không thanh toán toàn bộ hoặc
một phần nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi theo HĐTD.
– RRTD có thể gây tổn thất tài chính, giảm thu nhập ròng và khả năng mất
vốn đối với chủ thể cho vay là ngân hàng.
Khi ngân hàng thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng thư ờng
đư a ra những giải pháp để bảo đảm an toàn, hiệu quả cho khoản vay đó. Tuy nhiên,
mọi khoản cho vay đều luôn hàm chứa một mức độrủi ro nhất định. Đểđư a rủi ro
về không là không thể thực hiện đư ợc, do đó việc dự kiến mức độ tổn thất chấp
nhận đư ợc luôn đư ợc xác định trong chiến lư ợc hoạt động của ngân hàng. Khi tổn
thất dư ới mức dự kiến thì ngân hàng coi đó là sự thành công trong QLRR tín dụng.
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Việc xây dựng các tiêu chí phân loại RRTD chính là cơ sở quan trọng để
thiết lập chính sách QLRR tín dụng, quy trình và mô hình QLRR tín dụng của hệ
thống ngân hàng.
Có nhiều tiêu chí để làm căn cứ phân loại RRTD, thông qua phân loại
RRTD, ngân hàng nhận biết đầy đủ nguyên nhân rủi ro và phân biệt đư ợc những rủi
ro phát sinh trong các giai đoạn thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Căn cứ vào nguyên
nhân phát sinh rủi ro, RRTD đư ợc phân loại như sau:
– Rủi ro giao dịch
– Rủi ro danh mục tín dụng.
1.2.2.1. Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng cụ thể hoặc từng
khách hàng cụ thểkhi ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho
khách hàng. Đây là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng và nguyên nhân phát sinh
từsai sót, hạn chế trong quá trình tác nghiệp như đánh giá, thẩm định để quyết định
cấp tín dụng, kiểm soát quá trình giải ngân, kiểm soát mục đích sử dụng vốn và
9
kiểm soát bảo đảm tài sản thế chấp, kiểm soát nghĩa vụ của khách hàng trong hợp
đồng tín dụng (HĐTD). Rủi ro giao dịch đư ợc phân thành 3 loại, bao gồm:
– Rủi ro xét duyệt: là rủi ro có liên quan đến quá trình thu thập số liệu, thông
tin đểđánh giá và phân tích tín dụng từ đó ra quyết định cho vay. Sai sót trong quá
trình tác nghiệp đã dẫn đến việc đư a ra quyết định cho vay thiếu chính xác hoặc
kém hiệu quả.
– Rủi ro kiểm soát: hay còn đư ợc gọi là rủi ro nghiệp vụlà rủi ro liên quan
đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay. Rủi ro kiểm soát bao gồm
việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản nợvay có vấn đề.
– Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều
khoản trong hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, hình thức bảo đảm, chủ thể
bảo đảm và tỷ lệ vốn vay so với giá trị của tài sản bảo đảm [1].
1.2.2.2. Rủi ro danh mục tín dụng
Rủi ro danh mục tín dụng là rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín
dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Rủi ro này thư ờng phát sinh do đặc
thù cá biệt của từng loại hình tín dụng hoặc phát sinh do thiếu đa dạng hóa danh
mục tín dụng. Rủi ro danh mục tín dụng đư ợc phân thành 3 loại, bao gồm:
– Rủi ro nội tại: hay còn gọi là rủi ro cá biệt, rủi ro này xuất phát từ các yếu
tố, các đặc điểm nội tại, riêng có bên trong của mỗi khách hàng hoặc ngành, lĩnh
vực kinh tế, điều đó phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động hay đặc điểm sửdụng vốn
của khách hàng.
– Rủi ro tập trung: là rủi ro xẩy ra trong trư ờng hợp ngân hàng tập trung vốn
cho vay quá nhiều đối với một hoặc một sốkhách hàng, cho vay cùng một hoặc một
số lĩnh vực, vùng địa lý hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao [1].
1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
RRTD mang những đặc điểm cơ bản như sau:
– RRTD mang tính bị động: tổn thất tín dụng đối với bên cho vay là chỉ xảy
ra sau khi khách hàng phát sinh nghĩa vụ trả nợ, tức là rủi ro xẩy ra sau khi ngân
hàng giải ngân vốn vay và trong giai đoạn khách hàng sử dụng vốn vay. Trong khi
10
ngân hàng là đối tư ợng cấp vốn vay như ng phải khai thác thông tin về hiệu quả sử
dụng vốn vay từ khách hàng hoặc từ các kênh thông tin khác. Tuy nhiên, khách
hàng là đối tư ợng chủ động về thông tin như ng việc khai thác thông tin từ khách
hàng và các kênh thông tin khác nhiều khi không kịp thời, không đạt chất lư ợng
như mong muốn và yêu cầu của ngân hàng. Như vậy, do tình trạng thông tin bất cân
xứng giữa bên đi vay là khách hàng và bên cho vay là ngân hàng nên ngân hàng
thư ờng ở vào thế bị động trong các tình huống RRTD.
– RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp: để giảm thiểu rủi ro tập trung,
ngân hàng thư ờng đa dạng các đối tư ợng khách hàng, đối tư ợng cho vay, loại hình
tín dụng… Tuy nhiên, do sự phân chia rủi ro này đã làm cho rủi ro tín dụng trở nên
đa dạng và phức tạp. Từ sự phức tạp của RRTD buộc ngân hàng phải chú trọng đến
công tác QLRR tín dụng, bao gồm thiết lập chính sách tín dụng, sử dụng công cụ
QLRR tín dụng, nhận diện, đánh giá, đo lư ờng xử lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
– RRTD có tính chất tất yếu: hoạt động tín dụng là một hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, vì vậy, cũng như các hoạt động kinh doanh nói chung, tín dụng luôn
gắn liền với rủi ro. Do tính chất tất yếu của RRTD nên mọi ngân hàng đều chấp
nhận một mức độ rủi ro nhất định, có nghĩa là ngân hàng sẽ cố gắng tìm kiếm cơ
hội đạt đư ợc lợi nhuận cao nhất trong giới hạn rủi ro cho phép. Ngân hàng sẽ hoạt
động hiệu quả, an toàn nếu mức độ rủi ro cho phép đư ợc ngân hàng xác định là hợp
lý, phù hợp với khả năng các nguồn lực tài chính, năng lực kinh doanh của ngân
hàng và ngân hàng có thể kiểm soát đư ợc mức độ rủi ro đó.
Để nhận biết sớm rủi ro từ đó có những biện pháp giảm thiểu rủi ro, ngân
hàng có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
– Dấu hiệu tài chính: là các dấu hiệu có thể nhận biết thông qua hoạt động
kinh doanh hoặc báo cáo tài chính, như : doanh nghiệp thu hẹ
p quy mô sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp cơ cấu lại tài chính, tình hình kinh doanh khó khăn, khả năng
thanh toán giảm…
– Dấu hiệu phi tài chính: là các dấu hiệu có thể phát hiện đư ợc trong quá trình
tiếp xúc, làm việc với khách hàng, như khách hàng tìm lý do để trì hoãn thực hiện
11
các nghĩa vụ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi đến hạn;
khách hàng cắt giảm lao động, khách hàng thay đổi cơ cấu nhân sự…[1].
1.2.4. Rủi ro tín dụng trong cho vay đầ
u tư
1.2.4.1. Khái niệm
Trong CVĐT, RRTD là khả năng xẩy ra tổn thất do ngư ời vay vốn TDĐT
của nhà nư ớc không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo điều khoản đã cam kết. Rủi ro xẩy ra khi ngư ời vay không trả đư ợc đầy
đủ cả gốc và/hoặc lãi của các khoản vay, hoặc không thanh toán nợ gốc và lãi vay
đúng hạn theo các điều khoản đã cam kết. Như vậy, vềthực chất, rủi ro trong
CVĐT của nhà nư ớc chính là RRTD [4].
1.2.4.2. Nguồn gốc rủi ro trong cho vay đầ
u tư
a. Rủi ro từ phía bên đi vay
– Khi bên đi vay gặp khó khăn hoặc thất bại trong kinh doanh dẫn đến khả
năng giảm sút hoặc mất nguồn thu, dẫn đến không thể thanh toán nợ đầy đủ và đúng
hạn cho ngân hàng.
– Khi bên vay vốn cố tình lừa đảo ngân hàng để đư ợc vay vốn nhằm chiếm
dụng vốn của ngân hàng và sử dụng sai mục đích, sau đó chây ỳ không trả nợ cho
ngân hàng.
– Khi ngư ời đi vay bị chết hoặc mất tích mà không có ngư ời kế thừa nghĩa vụ
trả nợ nên ngân hàng không thể đòi đư ợc nợ.
– Khi bên bảo lãnh không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với
các khoản vay nên ngân hàng không thể thu đư ợc nợ khi bên đi vay không thực hiện
đư ợc nghĩa vụ trảnợ[6].
b. Rủi ro từ phía ngân hàng
– Trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay, do bộ phận thẩm định
không thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng và dự án vay vốn nên ngân hàng đã
chấp thuận cho vay đối với những khách hàng thiếu năng lực hoặc dự án không hiệu
quả, dẫn đến việc thu nợ không đầy đủ hoặc không đúng hạn theo HĐTD đã ký kết.
– Do trình độ của cán bộ còn hạn chế hoặc do một số nguyên nhân làm cho
12
cán bộ ngân hàng không chấp hành đúng quy định, quy chế, trình tự thẩm định về
cho vay nên đã chấp thuận cho vay đối với những khách hàng và dự án không đủ
điều kiện hoặc không hiệu quả, dẫn đến những rủi ro trong thu nợ gốc và lãi.
– Quy trình, quy định vềkiểm tra, giám sát chư a chặt chẽ nên ngân hàng
không phát hiện ra các sai sót trong công tác thẩm định, quyết định cho vay và giải
ngân, sau giải ngân ảnh hư ởng đến thời gian thu nợ và kết quả thu nợ[6].
c. Rủi ro từ các yếu tốkhác
– Dự án CVĐT thư ờng có thời gian vay vốn dài, trong thời gian vay vốn còn
hiệu lực, sự thay đổi trong chính sách kinh tế của nhà nư ớc hoặc các địa phư ơ ng có
thểlàm ảnh hư ởng xấu đến hoạt động của các dự án ĐTPT, do đó khách hàng
không trả đư ợc nợ cho ngân hàng.
– Môi trư ờng kinh tếcủa khu vực và trên thế giới có những biến động bất lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án mà ngân hàng cho vay vốn, dự án
hoạt động không hiệu quảdẫn đến việc thu nợ của ngân hàng gặp khó khăn.
– Những sựkiện bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh… làm ảnh
hư ởng xấu đến hoạt động của các dự án do ngân hàng cho vay, nguồn thu của dự án
bị giảm sút nên kết quả thu nợ không thực hiện đúng theo HĐTD.
– Tài sản bảo đảm tiền vay (BĐTV) của các dự án chủ yếu là tài sản hình
thành trong tư ơ ng lai, trên đất thuê của Nhà nư ớc nên trong quá trình xử lý tài sản
để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, vư ớng mắc, tài sản dễ
xuống cấp, giảm giá, nên
không đảm bảo đư ợc nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng [6].
1.2.4.3. Đặc điểm của rủi ro trong cho vay đầ
u tư
Thứ nhất, rủi ro trong CVĐT mang tính bị động. CVĐT thực chất là quá
trình ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một khoảng
thời gian nhất định để đầu tư vào các DAĐT, do đó rủi ro của hoạt động CVĐT xẩy
ra trư ớc hết là trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Trong thực tế, ngân
hàng thư ờng biết sau, biết không đầy đủ hoặc không chính xác về những khó khăn,
thất bại trong quá trình đầu tư và vận hành dự án của khách hàng. Do đó, rủi ro
trong CVĐT mang tính bị động. Căn cứ đặc điểm này, trong QLRR, ngân hàng phải
13
tập trung nghiên cứu thông tin về khách hàng và thư ờng xuyên bám sát hoạt động
của khách hàng để phát hiện sớm các dấu hiệu của rủi ro, từ đó áp dụng các giải
pháp giảm thiểu rủi ro kịp thời và hiệu quả nhất.
Thứ hai, rủi ro trong CVĐT có tính đa dạng và phức tạp. Tùy từng loại hình
dự án, loại hình khách hàng, từng đặc điểm nghiệp vụ rủi ro phát sinh rất đa dạng
theo quy trình thực hiện nghiệp vụ. Xuất phát từ đặc điểm này, trong CVĐT, các
biện pháp QLRR mà ngân hàng áp dụng phải mang tính đồng bộ.
Thứ ba, rủi ro trong CVĐT mang tính tất yếu. Rủi ro luôn tồn tại và gắn liền
với hoạt động cho vay của ngân hàng. Hoạt động CVĐT của ngân hàng là hoạt
động chủ yếu vì thế rủi ro trong CVĐT là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, do đặc
trư ng về đối tư ợng cho vay nên rủi ro trong CVĐT thư ờng cao hơ n rủi ro tín dụng
tại các NHTM [5].
1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong cho vay đầ
u tư
a. Phân loại nợ
Căn cứ Thông tư 24/2013/TT-NHNN ngày 02/12/2013 của Thống đốc
NHNN Việt Nam, Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam đã ban hành Quyết định số
382/QĐ-NHPT ngày 28/10/2016 về việc ban hành quy định hư ớng dẫn phân loại tài
sản có và cam kết ngoại bảng tại NHPT Việt Nam. Theo đó, việc phân loại nợ đư ợc
chia thành 5 nhóm như sau [9]:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu phân loại nợtại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tên nhóm nợ
Đặc điểm
Nhóm 1:
Nợ đủ tiêu chuẩn
– Nợ trong hạn và đư ợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
– Nợ quá hạn dư ới 10 ngày và đư ợc đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ nợ (gốc và lãi) đã quá hạn và thu hồi đầy đủ
nợ (gốc và lãi) còn lại đúng thời hạn.
Nhóm 2:
Nơ cần chú ý
– Nợ quá hạn từ10 đến 90 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần đầu.
Nhóm 3:
Nợ dư ới tiêu chuẩn
– Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần đầu quá hạn dư ới
14
Tên nhóm nợ
Đặc điểm
30 ngày theo thời hạn trả nợ đư ợc cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần thứ hai;
– Nợ đư ợc miễ
n hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD.
Nhóm 4:
Nợ nghi ngờ
– Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ
30 ngày đến dư ới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đư ợc cơ cấu
lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn
từ dư ới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đư ợc cơ cấu lại lần thứ
hai.
Nhóm 5:
Nợ có khảnăng mất
vốn
– Nợ quá hạn trên 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ
90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đư ợc cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn
từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đư ợc cơ cấu lại lần thứ
hai;
– Nợ đư ợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kểcả
chư a bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
(Nguồn: Hư ớng dẫn phân loại nợ- NHPT Việt Nam)
Ngoài ra, việc phân loại nợ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, Các khoản nợ đư ợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơ n
trong các trư ờng hợp sau đây:
– Đối với nợ quá hạn, phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơ n khi khách
hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả áp dụng đối với nợ gốc quá
hạn) và trả đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời
gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ vay trung và dài hạn, 01 tháng đối với nợ vay
ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
– Đối với khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại lại vào nhóm nợ có
rủi ro thấp hơ n khi khách hàng đã trả đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi theo thời hạn
trả nợ đư ợc cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ vay trung và dài
hạn, 01 tháng đối vợi nợ vay ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi
theo thời hạn đư ợc cơ cấu lại;
15
– Đối với các khoản nợ đã đư ợc NHPT chấp thuận xử lý nợ đư ợc chuyển
khỏi nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) và xếp vào nợ nhóm 2 khi khoản nợ đư ợc cơ cấu
lại thời hạn trả nợ, không có nợ (gốc và lãi) quá hạn hoặc khoản nợ đư ợc khoanh
nợ, không tính lãi.
– Các khoản nợ có hư ớng dẫn riêng của Thủ tư ớng Chính phủ cho phép
không xếp vào nhóm nợ xấu [9].
Thứ hai, các khoản nợ đư ợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơ n trong
các trư ờng hợp sau đây:
– Xẩy ra các biến động bất lợi trong môi trư ờng, lĩnh vực kinh doanh tác
động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, địch họa,
chiến tranh, môi trư ờng kinh tế…);
– Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệnợ trên vốn,
dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn
theo chiều hư ớng suy giảm qua 03 tháng liên tục đánh giá, phân loại nợ;
– Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài
chính theo quy định của NHPT để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;
– Khách hàng có liên quan trực tiếp đến việc vi phạm pháp luật dẫn đến khả
năng không trả nợ đúng hạn theo HĐTD đã ký hoặc đó có kiến nghị cơ quan kiểm
toán, thanh tra phải chuyển sang nhóm nợ cao hơ n.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ đối với hoạt động CVĐT thực hiện đồng thời với
các nghiệp vụ khác của NHPT, cụ thể như sau:
– Mức trích Quỹ dự phòng rủi ro hàng năm tối đa bằng 0,5% trên dư nợ bình
quân cho vay tín dụng ĐTPT, cho vay tín dụng xuất khẩu (TDXK), nghĩa vụ bảo
lãnh TDĐT, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng.
– Cuối năm nếu không sử dụng hết thì khoản dự phòng này đư ợc để lại bù
đắp rủi ro cho những năm sau. Trư ờng hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp
các khoản tổn thất, NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tư ớng
Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *