9738_Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Huyện Lục Nam,

luận văn tốt nghiệp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN KIỂM

HÀ NỘI, 2006
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả luôn nhận đƣợc
sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, các thày cô giáo,
anh chị em đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với khoa sƣ
phạm đại học Quốc gia Hà nội, các thày cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy lớp
Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục khoá 2004-2006 do khoa sƣ phạm Đại
học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Kiểm
đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tác giả trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự động viên, tạo điều kiện giúp đỡ của
BGĐ, các phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT Bắc Giang , BGĐ cùng tập thể cán
bộ giáo viên Trung tâm GDTX Lục Nam, của gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều
kiện, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn
này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả mong nhận đƣợc ý kiến
đóng góp của các thầy, cô giáo cùng đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2006

Tác giả

Nguyễn Đình Thắng
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BGĐ
Ban giám đốc
BT THPT
Bổ túc Trung học phổ thông
BTVH
Bổ túc văn hóa
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CSVC
Cơ sở vật chất
ĐH – CĐ – THCN
Đại học – Cao đẳng – Trung học chuyên nghiệp
GD
Giáo dục
GDCQ
Giáo dục chính qui
GDKCQ
Giáo dục không chính qui
GDNL
Giáo dục ngƣời lớn
GDPCQ
Giáo dục phi chính qui
GDSĐ
Giáo dục suốt đời
GDTX
Giáo dục thƣờng xuyên
GV
Giáo viên
HV
Học viên
PCGDTH
Phổ cập giáo dục Tiểu học
PCGDTHCS
Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
PCGDTH
Phổ cập giáo dục bậc Trung học
QL
Quản lý
QLGD
Quản lý giáo dục
QTDH
Quá trình dạy học
SGK
Sách giáo khoa
TBDH
Thiết bị dạy học
TTGDTX
Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên
TT NN – TH
Trung tâm ngoại ngữ tin học
TW
Trung ƣơng
XH
Xã hội
XH – KT
Xã hội – kinh tế
XMC:

Xoá mù chữ

MỤC LỤC

Trang
Mở đầu
8
1. Lý do chọn đề tài
8
2. Mục đích nghiên cứu
9
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
10
4. Giả thuyết khoa học
10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
6. Giới hạn đề tài
10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
10
8. Kế hoạch và tiến độ nghiên cứu
11
9. Cấu trúc luận văn
11
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng
giáo dục ở Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên
12
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
12
1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến Trung tâm GDTX
14
1.2.1. Một số khái niệm về GDTX, Trung tâm GDTX
14
1.2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta và thế giới về GDTX
17
1.2.3. Vị trí của GDTX trong hệ thống Giáo dục quốc dân
23
1.2.4. Vai trò của GDTX trong việc phát triển nguồn nhân lực
24
1.3. Quản lý chất lượng hệ Bổ túc THPT tại trung tâm GDTX
26
1.3.1. Đặc điểm hệ Bổ túc THPT trong Trung tâm GDTX
26
1.3.2. Một số khái niệm
27
1.3.3. Quản lý chất lƣợng giáo dục hệ Bổ túc THPT
32
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng giáo dục tại
Trung tâm GDTX
36
1.4.1. Yếu tố chủ quan
36
1.4.2. Yếu tố khách quan
37
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chất lƣợng giáo dục hệ Bổ túc Trung
học phổ thông ở Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang
38
2.1. Tình hình kinh tế xã hội và giáo dục ở huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.
38
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội
38
2.1.2. Tình hình Giáo dục
39
2.2. Thực trạng phát triển GD-ĐT của Trung tâm GDTX Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang
40
2.3. Đánh giá chất lượng giáo dục tại Trung tâm GDTX Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang.
45
2.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng giáo dục của Trung
tâm GDTX Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
49
2.4.1. Thực trạng quản lý chất lƣợng đầu vào
49
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung chƣơng trình
49
2.4.3. Thực trạng quản lý bồi dƣỡng giáo viên
50
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học
52
2.4.5. Thực trạng quản lý CSVC và các trang thiết bị dạy học
54
2.4.6. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá.
54
2.5. Đánh giá ưu, nhược điểm và phân tích nguyên nhân của công
tác quản lý chất lượng giáo dục tại Trung tâm GDTX Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang.
55
2.5.1.Ƣu điểm
55
2.5.2. Nhƣợc điểm
56
2.5.3 Nguyên nhân
56
Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp quản lý chất lƣợng giáo dục hệ bổ túc
trung học phổ thông ở Trung tâm giáo dụcthƣờng xuyên
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
58
3.1. Yêu cầu của việc đề xuất biện pháp
58
3.2. Các nhóm biện pháp cụ thể
58
3.2.1. Tăng cƣờng tuyên truyền nhận thức về vị trí và vai trò của
Trung tâm GDTX
58
3.2.2. Quản lý chặt chẽ công tác tuyển sinh và đánh giá học lực của
học viên đầu năm học.
60
3.2.3. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung chƣơng trình học tập
61
3.2.4. Tăng cƣờng bồi dƣỡng giáo viên
62
3.2.5. Quản lý hoạt động học của học viên
65
3.2.6.Nghiêm túc thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học
67
3.2.7. Quản lý đảm bảo cung cấp đầy đủ CSVC, trang thiết bị phục vụ
dạy và học
70
3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp
71
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất
73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
77
1. Kết luận
77
2. Khuyến nghị
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
80
PHỤ LỤC
82

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục – đào tạo là động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội
của mỗi quốc gia. Trong cuộc xây dựng và phát triển, con ngƣời đƣợc đánh giá là
nhân tố quan trọng hàng đầu. Để có đƣợc những con ngƣời có phẩm chất năng lực
đáp ứng yêu cầu của xã hội thì giáo dục đóng vai trò hết sức to lớn.
Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta hiện
nay, Đảng và nhà nƣớc ta đã khẳng định:… “Cùng với khoa học và công nghệ,
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài” [13, tr107]. Nghị quyết trung ƣơng 4 khoá VII của Đảng
cũng đã chỉ rõ:…“Cần phải thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi
người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân”.
Giáo dục thƣờng xuyên có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo, bồi dƣỡng
nguồn nhân lực, nhằm thúc đẩy sự phát triển tài nguyên con ngƣời, góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục của Đảng “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Luật giáo dục 2005 đã khẳng định vị trí của giáo dục thƣờng xuyên trong
hệ thống giáo dục quốc dân tại Điều 4: “hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục
chính qui và giáo dục thường xuyên”. Giáo dục thƣờng xuyên vừa là phƣơng thức
học tập vừa là nhu cầu phát triển và đã trở thành một bộ phận quan trọng bên cạnh
giáo dục chính qui trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Chính vì vậy, để nâng cao dân trí không thể chỉ dựa vào phƣơng thức giáo
dục chính quy mà phải kết hợp giữa các loại hình chính quy với các loại hình đào
tạo khác. Trong đó giáo dục thƣờng xuyên có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ
mục tiêu của giáo dục thƣờng xuyên là: “ tạo ra một xã hội học tập nhằm cung cấp
những cơ hội học tập thường xuyên, suốt đời phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của
từng người, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, khoa học công nghệ…nhất
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của đất nước trong giai đoạn hiện nay”.
Trong những năm qua, đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây GDTX nƣớc ta
đã phát triển nhanh chóng. GDTX đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể về mọi
mặt, góp phần to lớn trong công cuộc xoá mù chữ, phổ cập bậc tiểu học… từng
bƣớc nâng cao mặt bằng dân trí, tỉ lệ ngƣời lao động đƣợc đào tạo ngày càng cao.
Bên cạnh hệ thống giáo dục chính qui tập trung cho đào tạo thế hệ trẻ đƣợc tổ chức
chặt chẽ về thời gian, độ tuổi, giáo dục thƣờng xuyên linh hoạt hơn về thời gian, độ
tuổi, phƣơng thức; có thể vừa học, vừa làm, học từ xa, tự học có đăng ký. Từ việc
xây dựng mục tiêu, xác định nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, tổ
chức thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ đến việc xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục
thƣờng xuyên trong hệ thống giáo dục ngày càng đƣợc quan tâm và phát triển để
thực hiện chức năng quan trọng đó là xây dựng xã hội học tập.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc của hệ thống GDTX thì GDTX vẫn bộc
lộ những yếu kém, nhƣợc điểm. Thể hiện ở chỗ còn nặng về số lƣợng đào tạo, chƣa
có biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo.
Những hạn chế trên bộc lộ ở việc thể hiện vai trò quản lý trong quá trình đào tạo
nhƣ quản lý giáo viên, quản lý học viên, quản lý cơ sở vật chất, việc kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của giáo viên đối với học viên.
Để khắc phục những mặt hạn chế trên và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng
giáo dục đào tạo ở Trung tâm GDTX cấp huyện, góp phần xây dựng và phát triển
nền kinh tế địa phƣơng ngày một vững chắc trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện
đại hoá của đất nƣớc hiện nay tôi quyết định chọn đề tài “ Các biện pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Huyện
Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang ” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở Trung
tâm GDTX thƣờng xuyên huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
– Khách thể nghiên cứu: công tác quản lý giáo dục đào tạo ở Trung tâm GDTX Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang.
– Đối tƣợng nghiên cứu: công tác quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục hệ
BT THPT ở Trung tâm GDTX Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đƣa ra đƣợc một số biện pháp quản lý phù hợp thì sẽ nâng cao đƣợc chất
lƣợng giáo dục hệ BT THPT ở Trung tâm GDTX Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
– Nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục đào tạo ở trung tâm GDTX Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang.
– Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở
Trung tâm GDTX Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
– Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn đề tài:
– Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý chất lƣợng giáo dục ở một
số Trung tâm GDTX trong tỉnh Bắc Giang.
– Tập trung nghiên cứu hệ Bổ túc THPT
– Tiến hành áp dụng thử nghiệm các biện pháp đó trong việc quản lý chỉ đạo quá
trình giáo dục đào tạo tại Trung tâm GDTX Lục Nam.
– Số liệu điều tra từ năm 2000 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
– Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các văn kiện của Đảng, nhà
nƣớc, Bộ GD-ĐT, Luật giáo dục, các văn bản, tài liệu có liên quan đến

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, Tổng quan về tổ chức quản lý, Tập khảo cứu.
2. Đặng Quốc Bảo, Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Đề cƣơng bài
giảng, Hà Nội 2005.
3. Báo cáo tổng kết năm học 2000-2001;2001-2002; 2002-2003; 2003-2004;
2004-2005; 2005-2006, Trung tâm GDTX Lục Nam.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu nhiệm vụ năm học 2005-2006, NXB Giáo
dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu nhiệm vụ năm học 2006-2007, NXB Giáo
dục.
6. Nguyễn Quốc Chí, Những quan điểm giáo dục hiện đại, Tập bài giảng.
7. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lí luận quản lí và quản lí nhà
trường, Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý ( tập bài
giảng), Hà Nội 1996/2004.
9. Nguyễn Đức Chính, Chất lượng và quản lí chất lượng ( bài giảng lớp cao
học QLGD).
10. Chính phủ nƣớc cộng hoà XHCN( 2002), Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Vũ Cao Đàm( 2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội .
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCHTW khoá VI,
NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội – 1994.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1996.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá
VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1997

15. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1997.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá
IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2002.
17. Trần Khánh Đức( 2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân
lực theo ISO & TQM, NXB Giáo dục Hà Nội.
18. Trần Kiểm(2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
19. Trần Kiểm(2004), Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận thực
tiễn, NXB giáo dục, Hà Nội.
20. Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1998.
21. Luật Giáo dục , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005.
22. TS Đặng Xuân Hải, Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong QLGD
/QLNT, Chuyên đề cao học QLGD- Hà Nội 2004.
23. GSVS Phạm Minh Hạc(2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội.
24. PGS,TS Đặng Bá Lãm( 2005), Quản lý nhà nước về giáo dục lý luận và
thực tiễn, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Tài liệu huấn luyện của APPEAL cho cán bộ giáo dục thƣờng xuyên,Giáo
dục thường xuyên, chính sách và phương hướng mới, Văn phòng UNESCO
khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng(1993).
26. Minh Tâm- Thanh Nghị- Xuân Lãm(1998),Từ điển Tiếng việt, NXB Thanh
Hoá.
27. UBND Tỉnh Bắc Giang, Kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định số
112/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “ Xây
dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”, Bắc giang tháng 9 năm 2006.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *