11157_Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông

luận văn tốt nghiệp

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM THỊ BÍCH HỒNG

THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI
Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG
TẠI 2 XÃ HUYỆN QUẢN BẠ TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60.72.01.63

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ XUÂN SƠN

THÁI NGUYÊN, 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Thái Nguyên,tháng 5 năm 2019

Người cam đoan

Phạm Thị Bích Hồng
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô
khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Xuân Sơn – người
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu
khoa học.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang,
Tập thể Ban giám đốc và cán bộ Trung tâm phòng chống bệnh tật tỉnh Hà
Giang, Trạm y tế 02 xã Lùng Tám và Cán Tỷ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã
tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn của tôi.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình
và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá
trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019

Người cam đoan

Phạm Thị Bích Hồng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NCHS
: National Center for Health Statistics (Trung tâm Thống kê Y
tế Quốc gia)
PCSDD
: Phòng chống suy dinh dưỡng
SD
: Standard deviation – Độ lệch chuẩn
SDD
: Suy dinh dưỡng
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
UNICEF : United Nations Children’s Fund – Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
UNFPA
: United Nations Fund for Population Activities – Quỹ dân số Liên
hiệp quốc
WHO
: World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………… 3
1.1. Thông tin chung về suy dinh dưỡng …………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng ……………………………………………………….. 3
1.1.2. Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi ………………………………………. 3
1.1.3. Hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ……………………………………. 3
1.1.4. Các phương pháp đánh giá SDD trẻ em trong cộng đồng …………………. 5
1.1.5. Cách đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em …………… 7
1.2. Thực trạng SDD thấp còi trẻ em trên Thế giới và Việt Nam
………………… 9
1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi trên Thế giới … 9
1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam ….. 12
1.3. Yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
………………………… 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: …………………………………………………………………. 26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/2018 đến tháng 5/2019.
…………………. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………….. 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
……………………………………………………………………. 26
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………………………………………… 26
2.4. Chỉ số nghiên cứu
…………………………………………………………………………. 27
2.4.1. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1: Thực trạng SDD thấp còi ………….. 27
2.4.2. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2: Yếu tố liên quan với SDD thấp còi28
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu ……………………………….. 28
2.5.1. Xác định tuổi …………………………………………………………………………….. 28
2.5.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ ………………………………………………. 29
2.5.3. Kinh tế hộ gia đình
…………………………………………………………………….. 29
2.5.4. Thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ ……………………………… 29
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
…………………………………………………………. 30
2.6.1. Đo chỉ số nhân trắc
…………………………………………………………………….. 30
2.6.2. Phỏng vấn
…………………………………………………………………………………. 31
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu …………………………………………… 31
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
……………………………………………………………… 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 33
3.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc
Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018
…………………… 33
3.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông …………………………………………………………………….. 39
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 47
4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc
Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018
…………………… 47
4.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông …………………………………………………………………….. 54
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….. 64
1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc
Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018
…………………… 64
2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông …………………………………………………………………….. 64
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………… 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………………………..
PHỤ LỤC
……………………………………………………………………………………………..

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thông tin chung về trẻ dưới 5 tuổi tham gia nghiên cứu …………… 33
Bảng 3.2. Thông tin chung về các bà mẹ tham gia nghiên cứu …………………. 34
Bảng 3.3. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo thể ……………………… 36
Bảng 3.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo mức độ ……………………………… 36
Bảng 3.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo giới
…………………………………… 37
Bảng 3.6. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo xã …………………………………….. 37
Bảng 3.7. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo tháng tuổi của trẻ ……………….. 37
Bảng 3.8. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi thai khi đẻ ……………… 38
Bảng 3.9. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi mẹ/tổng số con ………. 38
Bảng 3.10. Tỉ lệ SDD thấp còi theo kinh tế hộ gia đình …………………………… 38
Bảng 3.11. Liên quan giữa kinh tế gia đình với SDD thấp còi
………………….. 39
Bảng 3.12. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với SDD thấp còi …………………. 39
Bảng 3.13. Liên quan giữa nghề nghiệp bố với SDD thấp còi ………………….. 40
Bảng 3.14. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp còi ……… 40
Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi kết hôn lần đầu của mẹ với SDD thấp còi … 41
Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp còi
………….. 41
Bảng 3.17. Liên quan giữa tăng cân của mẹ trong thai kì với SDD thấp còi ….. 42
Bảng 3.18. Liên quan giữa số con hiện có của bà mẹ với SDD thấp còi…….. 42
Bảng 3.19. Liên quan giữa thời điểm bú sữa mẹ sau đẻ với SDD thấp còi
…. 43
Bảng 3.20. Liên quan giữa thời điểm ăn bổ sung với SDD thấp còi ………….. 43
Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa trẻ với SDD thấp còi ……………. 44
Bảng 3.22. Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi …………………. 44
Bảng 3.23. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ với SDD thấp còi ……… 45
Bảng 3.24. Liên quan giữa trẻ thường xuyên mắc bệnh với SDD thấp còi
…. 45
Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng tiêm chủng với SDD thấp còi …………. 46

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, suy dinh dưỡng trẻ em vẫn đang là vấn đề sức khỏe công cộng
quan trọng trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Suy dinh dưỡng
không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng phát triển của trẻ mà
còn là gánh nặng lớn cho xã hội. Tại Việt Nam, nhận thức được vai trò quan
trọng trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, Chính phủ đã sớm ban
hành và cho triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và văn bản liên
quan đến phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em như: Chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2001 – 2010 [31]; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng,
chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm giai đoạn 2006 – 2010, trong
đó có dự án phòng chống suy dinh dưỡng [32]; Chiến lược Quốc gia về dinh
dưỡng 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 [41]…
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực sau khi triển khai các chính
sách, văn bản, chương trình liên đến quan phòng chống suy dinh dưỡng nhưng
tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta vẫn còn ở mức cao. Năm 2015, tỉ lệ suy
dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của nước ta là 24,6%, suy dinh
dưỡng nhẹ cân là 14,1% và suy dinh dưỡng gầy còm là 6,8% [8]. Tỉ lệ suy dinh
dưỡng, đặc biệt là tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn chiếm cao và còn chênh
lệch giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên [19].
Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc
là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2% [9].
Trong các thể suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thấp còi phản ánh tình
trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài, là biểu hiện phản ánh điều kiện sống, các vùng
địa lý, dịch vụ y tế nghèo nàn, điều kiện nhà ở kém và chật chội [80]. Mục tiêu
trong kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng của Việt Nam là giảm tỉ lệ suy
dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn quốc xuống dưới 21,5%, riêng
vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên xuống dưới 28,0% [9].
2

Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam với dân số 833.692
người, trong đó tỉ lệ người dân tộc Mông chiếm cao nhất (32,8%), tỉ lệ người
dân tộc Tày 23,2%, Dao 14,9% và Kinh 12,8% [12]. Thống kê năm 2017 tại Hà
Giang cho thấy tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là 34,3%, suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân là 22,3% và suy dinh dưỡng gầy còm là 7,0% [12].
Quản Bạ là một huyện miền núi nghèo, thuộc biên giới phía Bắc tỉnh Hà
Giang; huyện có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Mông
chiếm đa số. Người dân ở Quản Bạ còn nhiều khó khăn về kinh tế cũng như
điều kiện chăm sóc trẻ. Do đó, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn
còn cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi (34,4% năm 2018 [34]). Bên cạnh
đó, người dân tộc Mông là dân tộc có vóc dáng thấp còi do phong tục kết hôn
sớm [39]. Người dân tộc Mông có những phong tục tập quán liên quan đến suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi như đẻ nhiều con (tua nhua), chăm sóc trước
sinh và sau sinh còn bất cập [39]. Nghiên cứu trên 53 dân tộc thiểu số Việt Nam
năm 2015 thấy tuổi kết hôn trung bình của người dân tộc Mông là 18,9 tuổi với
tỉ lệ tảo hôn rất cao (59,7%) và tỉ lệ kết hôn cận huyết 1,59% [35].
Để tìm hiểu thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em người dân tộc
Mông tại hai xã huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và các yếu tố liên quan nhằm
đề xuất những giải pháp cải thiện tình hình, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực
trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông
tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thể thấp còi ở
trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại khu vực nghiên cứu.

3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Thông tin chung về suy dinh dưỡng
1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng (SDD)
Suy dinh dưỡng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển do thiếu protein,
năng lượng và các vi chất dinh dưỡng mà nguyên nhân là do chế độ ăn không đảm
bảo nhu cầu protein và năng lượng, tình trạng kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn.
Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng đều
có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ em [3], [4].
SDD có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên trẻ em bị tác động nghiêm
trọng nhất là SDD protein – năng lượng, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi do nhu cầu
năng lượng tương đối cao và đặc biệt tính cảm nhiễm cao đối với bệnh nhiễm
khuẩn [3], [4].
1.1.2. Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi

SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi được thể hiện ở tình trạng chiều cao
của trẻ thấp hơn so với chiều cao nên có ở lứa tuổi đó, thể hiện ở chỉ số “chiều
cao theo tuổi” (Height/Age) thấp dưới -2 Z-Score (hoặc dưới -2 SD so với
chuẩn tăng trưởng, WHO 2006).
Tỉ lệ thấp còi cao nhất thường xảy ra ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi [64]. Tỉ lệ hiện
mắc SDD thấp còi phổ biến hơn tỉ lệ hiện mắc SDD thiếu cân ở mọi nơi trên
thế giới vì có những trẻ bị thấp còi trong giai đoạn sớm của cuộc đời có thể đạt
được cân nặng bình thường sau đó nhưng vẫn có chiều cao thấp.
1.1.3. Hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Thấp còi làm chậm tăng trưởng xương và tầm vóc, được xem là kết quả
cuối cùng giảm tốc độ tăng trưởng tuyến tính. Khuynh hướng thay đổi gia tăng
4

về chiều cao ở người trưởng thành bắt nguồn từ 2 năm đầu tiên của cuộc đời
chủ yếu thông qua tăng chiều dài chân. Thời kỳ này là thời kỳ tăng trưởng cao
nhất sau khi sinh và do đó rất nhạy cảm với các yếu tố bất lợi. Trẻ thấp còi ở
thời kỳ này ít có cơ hội đạt chiều cao bình thường khi trưởng thành hoặc đòi
hỏi thời gian dài qua nhiều thế hệ [80]. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho
thấy SDD trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người – trước và trong
quá trình mang thai và trong hai năm đầu đời của trẻ – đã “lập trình” cho khả
năng của mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát
triển của não bộ. Do đó SDD đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không
phục hồi được đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể
lực. Trẻ có não kém phát triển ở những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh
của hệ thần kinh sau này, kết quả học tập kém hơn, bỏ học sớm hơn, kỹ năng
làm việc kém, chăm sóc con cái kém, và góp phần tạo nên sự chuyển giao nghèo
đói từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trẻ có thể SDD từ trong bào thai do chế độ
dinh dưỡng của mẹ kém. Trẻ cũng có thể bị SDD trong những năm đầu đời do
bệnh tật, do thiếu sữa mẹ hoặc các thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng. SDD
làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao từ những
bệnh thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy hay sốt rét [64].

Tăng trưởng chiều cao là biểu hiện phản ánh điều kiện sống. Tăng trưởng
kém là biểu hiện của nghèo đói, thiếu dinh dưỡng và kém phát triển. Nhiều yếu
tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tăng trưởng như tầng lớp xã hội, vùng đô
thị và nông thôn, các vùng địa lý, dịch vụ y tế nghèo nàn, điều kiện nhà ở kém
và chật chội [80]. SDD thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài
hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị còi. Chiều cao theo tuổi thấp cũng
phản ánh sự chậm tăng trưởng do điều kiện dinh dưỡng và sức khỏe không hợp
lý. Đây là một chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế xã hội.
Chiều cao theo tuổi cũng là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tác động dài
hạn, phản ảnh các thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội [55].
5

SDD làm cho trẻ em dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng, nhất là
các bệnh đường hô hấp, đường ruột và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng
tỉ lệ tử vong. SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài,
làm cho trẻ em ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng nên SDD ngày càng
trở nên nặng nề hơn. SDD làm trẻ em kém phát triển về thể chất. Mức độ chậm
phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh và nhóm tuổi của trẻ.
Các bằng chứng khoa học đã cho thấy, giai đoạn đầu tiên của cuộc đời từ trong
bụng mẹ đến 2 tuổi, nếu trẻ em bị SDD có thể để lại những hậu quả về thể chất
và tinh thần không phục hồi được và kéo sang thế hệ sau. Nếu tình trạng SDD
kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ em sẽ càng bị ảnh hưởng trầm
trọng hơn. SDD làm trẻ em chậm phát triển tâm thần, nhất là ảnh hưởng đến sự
phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ em dưới 6 tuổi. Trí thông
minh dễ dàng bị ảnh hưởng nếu trẻ bị SDD bào thai và dưới 12 tháng tuổi. Tác
hại của SDD càng nặng, nếu bệnh xuất hiện lúc cơ quan chưa trưởng thành.
Ngoài ra, SDD tác động tiêu cực về mặt xã hội: Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm
tăng trưởng nếu tình trạng SDD không được cải thiện qua nhiều thế hệ. Khả
năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những người SDD trong quá
khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối ưu, là một sự lãng phí vô
cùng lớn đối với các nước đang phát triển. Nguồn nhân lực trong tương lai cũng
sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan
đến sức khỏe sinh sản. Như vậy, SDD vừa ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến
phát triển của trẻ; vừa dẫn đến các hậu quả không khắc phục được như tầm vóc
người trưởng thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động người
lớn và ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân. Mặt khác, điều trị SDD phức tạp, tốn
kém, trong khi việc phát hiện sớm và dự phòng SDD có thể thực hiện được nhờ
các biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
1.1.4. Các phương pháp đánh giá SDD trẻ em trong cộng đồng
6

Để đánh giá, phân loại SDD trong cộng đồng, theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) nên sử dụng các chỉ số nhân trắc học, đó là cân nặng theo tuổi (W/A),
chiều cao theo tuổi (H/A), và cân nặng theo chiều cao (W/H).
Các chỉ số này được hình thành từ các số đo cân nặng, chiều cao, tuổi, giới
cụ thể của một trẻ và sẽ được thể hiện bằng các giá trị bách phân vị (Percentile)
hoặc giá trị độ lệch chuẩn SD (Standard Deviation). Sau đó, để nhận định các
kết quả này, ta chọn một quần thể tham chiếu để so sánh. Thực tế đã có nhiều
bằng chứng cho rằng trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng tốt thì có thể đạt
được các kích thước gần như nhau mà không phụ thuộc vào giống nòi. Chính vì
vậy mà WHO khuyến nghị dùng quần thể tham khảo NCHS (National Center of
Health Statiscics) của Hoa Kỳ để nhận định tình trạng SDD của trẻ em. Điều này
không có nghĩa đây là một quần thể đạt chuẩn mà chỉ là công cụ đối chiếu để
lượng giá tình hình và so sánh trên phạm vi quốc tế. Cụ thể trong cộng đồng
chúng ta, đánh giá tình trạng SDD như sau:
– Cân nặng theo tuổi (W/A): Cân nặng theo tuổi phản ánh tình trạng nhẹ
cân (underweight), là chỉ số đánh giá SDD thông dụng từ năm 1950. Chỉ số này
được dùng để đánh giá SDD của cá thể hay cộng đồng. Nhẹ cân chỉ là một đặc
tính chung của SDD, nhưng không cho biết đặc điểm cụ thể, đó là loại SDD
mới xảy ra hay đã tích luỹ từ lâu. Chỉ số này nhạy cảm và có thể quan sát nó
trong một thời gian ngắn. Tuy vậy chỉ số này không nhạy đối với trẻ em bị còi
thấp, vì với những trẻ này có thể phát triển cân nặng thấp nhưng chỉ song song
với phía dưới của đường phát triển bình thường, hoặc có những trẻ quá cao, nên
cân nặng theo tuổi có thể bình thường, nhưng thực ra trẻ bị SDD. Chỉ số này
liên quan đến tuổi và đó cũng là vấn đề khó khăn khi thu thập số liệu để tính
toán, đặc biệt ở những nơi có trình độ dân trí thấp, bà mẹ đông con, những nơi
các bà mẹ nhớ ngày sinh tháng đẻ của trẻ theo cách riêng của họ. Thực tế, theo
dõi cân nặng là việc tương đối dễ thực hiện ở cộng đồng hơn cả, do đó tỉ lệ
7

thiếu cân theo tuổi được sử dụng rộng rãi để tính tỉ lệ chung của SDD [3].
– Chiều cao/tuổi (H/A): Chiều cao theo tuổi thấp được gọi là SDD thấp
còi (stunting), biểu hiện SDD trong quá khứ [4]. Thấp còi được xem là hậu quả
của tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài và tích lũy hoặc mắc các bệnh nhiễm
khuẩn tái diễn. Đồng thời, nó cũng phản ánh đó là hậu quả của vệ sinh môi
trường kém và SDD sớm. Chỉ số này được dùng để đánh giá SDD trong quá
khứ, nhưng chỉ số này không nhạy, vì sự phát triển chiều cao là từ từ. Như vậy,
khi thấy trẻ có chiều cao thấp thì đã muộn. Tỉ lệ trẻ em thấp còi được xem là
chỉ số đánh giá tình trạng đói nghèo. Đây là chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện
điều kiện kinh tế, xã hội. Thông thường ở các nước đang phát triển, tỉ lệ thấp
còi tăng nhanh sau 3 tháng tuổi, đến 3 tuổi tỉ lệ này ổn định, sau đó chiều cao
trung bình đi song song với chiều cao tương ứng ở các quần thể tham khảo.
– Cân nặng/chiều cao (W/H): Cân nặng theo chiều cao phản ánh thể trạng
so với chiều cao; cân nặng/chiều cao thấp là biểu hiện SDD cấp tính, do vậy
cần phải ưu tiên can thiệp [3]. Cân nặng/chiều cao thấp (Wasting) chính là thiếu
hụt cơ thể (khối nạc, khối mỡ, xương) khi so sánh tổng số cần có của đứa trẻ
có cùng chiều cao (hay chiều dài). Cân nặng theo chiều cao thấp, phản ánh sự
không tăng cân hay mất cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao. Nó còn phản
ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng này. Tỉ lệ cân nặng/chiều cao thấp thường xuất hiện nhiều ở trẻ 12 – 24
tháng tuổi, do đây là thời kỳ trẻ hay mắc bệnh và thiếu ăn do thiếu chăm sóc.
SDD cấp tính tiến triển rất nhanh ở trẻ em bị sụt cân hoặc không tăng cân. Chỉ
số cân nặng/chiều cao có ưu điểm là không cần biết tuổi của trẻ, vì vậy có thể
tránh được một dữ liệu (tính tuổi) đôi khi rất khó thu thập hoặc không chính
xác. Đồng thời chỉ số này còn có một ưu điểm là không phụ thuộc vào yếu tố
dân tộc, vì trẻ dưới 5 tuổi cơ thể phát triển như nhau trên toàn cầu.
1.1.5. Cách đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
8

Năm 1983, WHO đề nghị lấy số liệu của NCHS Hoa Kỳ làm quần thể
tham chiếu và đề nghị này hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi, mặc dù cũng
còn một số nước áp dụng các quần thể tham chiếu địa phương. Theo phân bố
thống kê, thường lấy âm 2 độ lệch chuẩn (-2SD (Standard deviation) của số
trung bình làm giới hạn ngưỡng. Ví dụ: Khi có cân nặng của một trẻ A, ta có
thể đối chiếu với số liệu tham chiếu NCHS của đứa trẻ cùng giới và tuổi. Nếu
cân nặng của trẻ A nhỏ hơn ngưỡng -2SD của trẻ cùng giới và tuổi trong bảng,
nghĩa là trẻ A bị SDD thể thiếu cân. Từ đó người ta tính được tỉ lệ trẻ có cân
nặng ở dưới ngưỡng -2SD ở vùng điều tra.
Cách thứ hai là tính Z-score theo công thức [84]:
Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể tham chiếu X – M
Z-score = ———————————————————————– = ——-
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

SD
Sau đây là cách phân loại và nhận định các chỉ tiêu nhân trắc về tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em theo Z-score của WHO 2006:

Bảng 1.2. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em theo WHO
Thể suy dinh dưỡng
Đánh giá
Nhẹ cân (W/A)
Thấp còi (H/A) Gầy còm (W/H)
-2SD đến + 2SD
-2SD đến +2SD
-2SD đến +2SD Bình thường
Từ < -2SD đến -3SD Từ < -2SD đến -3SD Từ < -2SD đến -3SD SDD mức độ vừa Từ < -3SD Từ < -3SD Từ < -3SD SDD mức độ nặng Đánh giá trên quần thể: WHO đã đưa ra bảng phân loại sau đây để nhận định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của thiếu dinh dưỡng [84]. Bảng 1.3. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng [84] 9 Chỉ tiêu Mức độ thiếu dinh dưỡng (%) Thấp Trung bình Cao Rất cao SDD thể nhẹ cân (W/A) < 10 10 - 19 20 - 29 ≥ 30 SDD thể thấp còi (H/A) < 20 20 - 29 30 - 39 ≥ 40 SDD thể gầy còm (W/H) < 5 5 - 9 10 - 14 ≥ 15 1.2. Thực trạng SDD thấp còi trẻ em trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi trên Thế giới Mặc dù tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới đã được cải thiện khá nhiều trong những năm qua, tuy nhiên tỉ lệ SDD của trẻ vẫn còn khá cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Năm 2016, theo ước tính của WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s Fund - UNICEF) và Ngân hàng Thế giới (World Banks - WB), từ năm 2000 đến năm 2016, SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể: SDD thấp còi giảm từ 32,7% xuống còn 22,9% (tương ứng 154,8 triệu trẻ) [79]. Báo cáo năm 2012 của UNICEF, WHO và World Bank thấy: tỉ lệ SDD thấp còi giảm từ 35,5% năm 1990 xuống còn 26,0% năm 2011 (từ 253 triệu trẻ xuống 165 triệu trẻ); SDD thể nhẹ cân giảm từ 36,0% năm 1990 xuống còn 16,0% năm 2011 (từ 159 triệu trẻ xuống 101 triệu trẻ); SDD gầy còm giảm từ 11% năm 1990 xuống còn 8,0% năm 2011 (từ 58 triệu trẻ xuống còn 52 triệu trẻ) [76]. Đối với SDD thấp còi: theo báo cáo của UNICEF năm 2013 cũng cho thấy, có khoảng 165 triệu trẻ em trên toàn cầu, chiếm trên 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi trong năm 2011 (khoảng 26,0%) [75]. Số trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm tuy đã giảm so với những năm 1990 nhưng vẫn còn xấp xỉ 7 triệu, trong đó có khoảng 2,3 triệu trẻ chết vì những nguyên nhân liên quan đến SDD [77]. Báo cáo của WHO cũng cho thấy, đến năm 2015 trên toàn cầu có 156 triệu trẻ em bị SDD thấp còi, chiếm khoảng 23,0% tổng số trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn cao, 10 nhưng tỉ lệ phân bố không đều ở các khu vực trên thế giới [78]. Sự phân tích dựa trên các dữ liệu khẳng định rằng thấp còi vẫn là một vấn đề y tế công cộng quan trọng của nhiều nước và tiếp tục cản trở sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Thêm vào đó, nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của trẻ. Các báo cáo của UNICEF và WHO đều cho biết, số trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn rất cao trên thế giới, nhưng gánh nặng này phân bố không đồng đều, đặc biệt con số này còn đặc biệt cao ở2 châu lục là châu Phi và châu Á. Báo cáo của UNICEF năm 2013 cho biết, khu vực Sub-Saharan của châu Phi và Nam Á chiếm khoảng 3/4 tổng số trẻ em thấp còi trên toàn thế giới [75]. Báo cáo gần đây của UNICEF (2017) thấy tỉ lệ SDD thấp còi trên toàn thế giới ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 32,7% năm 2000 (tương ứng 198,4 triệu trẻ mắc) xuống còn 22,9% năm 2016 (tương ứng 154,8 triệu trẻ mắc) [79]. Hình 1.1. trên đây cho thấy sự phân bố SDD thấp còi tại các khu vực trên thế giới với tỉ lệ SDD thấp còi chiếm cao ở khu vực Đông Phi (26,7%), Trung Phi (32,5%) và Tây Phi là 31,5%. Tỉ lệ SDD thấp còi ở khu vực Nam Á là 34,% và khu vực Đông Nam Á là 25,8%. Tỉ lệ SDD ở khu vực Bắc Mỹ là 2,3% và Nam Mỹ là 9,5% [79]. Nhìn chung tỉ lệ SDD thấp còi dao động khác nhau tùy từng vùng nhưng tập trung cao tại khu vực châu Phi và châu Á. Báo cáo của UNICEF cũng nhận định trong năm 2016, hơn một nửa (56,0%) trẻ em dưới 5 tuổi khu vực châu Á bị SDD thấp còi và hơn một phần ba (38,0%) trẻ em dưới 5 tuổi khu vực châu Phi bị SDD thấp còi [79]. 11 Hình 1.1. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở một số khu vực trên thế giới [79] Tỉ lệ SDD thấp còi trong những năm qua có xu hướng giảm dần ở hầu hết các khu vực. Theo công bố của Stevens trên tạp chí Lancet năm 2012, tại các nước đang phát triển trong gian đoạn từ 1985 cho đến 2011, tỉ lệ SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi đã giảm từ 47% (95%CI 44,0%; 50,3%) xuống còn 29,9% (95%CI 27,1%; 32,9%) [71]. Dự đoán đến năm 2020, tỉ lệ SDD thấp còi trên toàn thế giới tiếp tục giảm. Tỉ lệ thấp còi ở các nước đang phát triển sẽ giảm xuống còn khoảng 16,3% vào năm 2020 (so với 29,8% năm 2000). Tuy nhiên có 2 vùng là khu vực biển Caribbean (trừ Australia và New Zealand) và châu Phi là tỉ lệ SDD thấp còi giảm chậm hoặc không giảm [79]. Tại khu vực châu Á, các nghiên cứu ở một số nước như Lào, Ấn Độ trong những năm qua đều cho thấy tỉ lệ thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi cũng khá cao. Nghiên cứu của Phengxay M và cộng sự, năm 2007, cho thấy tỉ lệ trẻ em thấp 12 còi là 54,6%, nhẹ cân 35%, gầy còm 6%. Trẻ em thuộc nhóm 12 – 23 tháng tuổi Khmu có tỉ lệ thấp còi cao (65% - 66%) và nhẹ cân cao (40% - 45%) [68]. Một nghiên cứu khác thực hiện tại vùng nông thôn Ấn Độ để xác định tỉ lệ SDD thấp còi trên 673 trẻ, kết quả cho thấy tỉ lệ SDD thấp còi là 39,2% [54]. Một số nghiên cứu khác về SDD: Nghiên cứu tại Milot Valley, Haiti cho tỉ lệ SDD thấp còi là 14,8%; SDD thể nhẹ cân là 16,1% và SDD thể gầy còm là 15,3% [70]. Nghiên cứu của Amare Desalegne và cs (2015) cho tỉ lệ SDD chung ở Bure Town, Bắc Ethiopia là 35,5%; trong đó SDD thấp còi là 24,9%; SDD thể nhẹ cân là 14,3% và SDD thể gầy còm là 11,1% [52]. Nghiên cứu tại Tanzania (2017) cho kết quả tỉ lệ SDD thấp còi là 41,9%; SDD thể nhẹ cân là 46,0% và SDD thể gầy còm là 24,7%. Trong đó có 33,0% mắc cả SDD thấp còi lẫn nhẹ cân và 12,0% mắc SDD cả 3 thể [66]. Nghiên cứu ở vùng Sindh, Pakistan (2016) cho tỉ lệ SDD thấp còi là 48,2% (95% CI: 47,1% - 50,3%), SDD thể nhẹ cân là 39,5% (95% CI: 38,4% - 41,5%) và SDD thể gầy còm là 16,2% (95% CI: 15,5% - 17,9%) [61]. Báo cáo tổng quan của Mohseni M. và cs (2018) cho tỉ lệ SDD thấp còi ở Iran là 12,4% (95% CI: 8,3% - 18,5%), SDD thể nhẹ cân là 10,5% (95% CI: 7,1% - 15,4%) và SDD thể gầy còm là 7,8% (95% CI: 4,8% - 12,6%) [67]. Nghiên cứu ở Bắc Sudan trên 1447 trẻ < 5 tuổi cho tỉ lệ SDD thấp còi là 42,5%; SDD thể nhẹ cân là 32,7% và SDD thể gầy còm là 21,0% [72]. Báo cáo tổng quan về SDD tại Ethiopia của Abdulahi Ahmed và cs (2017) cho tỉ SDD thấp còi là 42,0% (95% CI: 37,0% - 46,0%), SDD thể nhẹ cân là 33,0% (95% CI: 27,0% - 39,0%) và SDD thể gầy còm là 15,0% (95% CI: 12,0% - 19,0%) [49]. 1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam SDD thấp còi ở trẻ em Việt Nam còn là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, mặc dù Việt Nam được đánh giá là quốc gia thành công trong việc giảm nhanh tỉ lệ 13 SDD trẻ em nói chung và SDD thấp còi nói riêng. Tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam năm 1990 là 56,5%, giảm xuống còn 36,5% năm 2000; đến năm 2009 tỉ lệ này giảm xuống còn 31,9% [45]. Năm 2010 tỉ lệ SDD thấp còi tại Việt Nam là 29,3% [42]; tỉ lệ SDD thấp còi của nước ta năm 2014 là 24,9% [8] và năm 2015 là 24,2% [10]. Mặc dù tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi nước ta giảm dần mỗi năm ở một tỉ lệ khá cao 1,0 - 2,0%, nhưng nhận xét chung thì tỉ lệ SDD thấp còi hiện vẫn ở mức trung bình theo tiêu chuẩn của WHO. Trong thời gian qua, SDD thấp còi ở Việt Nam có xu hướng giảm dần ở cả 8 vùng sinh thái theo thời gian, tuy nhiên không đều và vẫn còn sự mất cân bằng giữa các vùng đặc biệt là các vùng cao và khó khăn như Tây Nguyên, vùng biển miền trung phía bắc và vùng núi phía Bắc cũng như giữa người nghèo và người không nghèo [19]. Tỉ lệ SDD thấp còi cao nhất ở vùng Tây Nguyên (gần 50% năm 2002 xuống còn khoảng 35% năm 2011), tiếp đến là Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (khoảng 40% năm 2002 và giảm chậm còn khoảng 30 - 35% năm 2011). Các vùng còn lại là Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ, tuy có sự khác biệt về tỉ lệ SDD thấp còi năm 2002 (dao động trong khoảng từ 26% đến 34%) nhưng tính cho đến năm 2011, tỉ lệ này đã xấp xỉ bằng nhau và ở vào khoảng trên dưới 25%. Một điều đáng chú ý sự biến động về tỉ lệ SDD thấp còi tại vùng Đông Nam Bộ là khá lớn. Tỉ lệ SDD thấp còi đột ngột giảm thấp các năm 2005 và năm 2010, lần lượt là 21,6% và 19,2% [42]. 14 Biểu đồ 1.1. Diễn biến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2017 [10], [46]. Bên cạnh đó, ở Việt Nam có sự khác biệt khá lớn về tỉ lệ SDD thấp còi ở khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị vào những năm cuối 2000, tỉ lệ thấp còi đã gần về điểm đầu của mức trung bình theo ngưỡng đánh giá của WHO (22,6% năm 2006), trong khi ở nông thôn tỉ lệ này vẫn còn ở điểm giữa của mức cao (34,8% năm 2006). Theo báo cáo tình hình dinh dưỡng Việt Nam của Viện Dinh dưỡng, sự khác biệt về tỉ lệ thấp còi giữa thành thị và nông thôn vẫn khá lớn, lần lượt là 18,4% và 31,9% [42]. Nghiên cứu của Trần Thị Lan tại Quảng Trị, một tỉnh miền núi trung Trung bộ năm 2011 năm 2013 cho thấy tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ 12 – 36 tháng tuổi lần lượt là 66,5% [22], nhưng nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà tại Bắc Ninh thuộc đồng bằng Bắc bộ năm 2007 chỉ là 34,4% [17]. Sự khác biệt về kết quả giữa hai nghiên cứu này đã cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ thấp còi giữa hai vùng miền này. Điều này được lý giải bởi sự bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, trình độ dân trí và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn, miền núi so với các thành phố lớn và các khu đô thị. Tỉ lệ SDD giảm, nhưng vẫn còn cao 36.5 29.6 29.3 24.6 23.8 0 10 20 30 40 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017 Tỉ lệ SDD thấp còi (%) 15 tại các vùng núi, nông thôn trong khi tại các thành phố, khu đô thị có xu hướng tăng tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì. Báo cáo tại Hà Giang của Viện Dinh Dưỡng cho tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi năm 2013 là 35,4%; tỉ lệ SDD thấp còi năm 2014 là 35,2% [43], [44]. Thống kê năm 2017 tại Hà Giang cho thấy tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là 34,3%, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 22,3% và suy dinh dưỡng thấp còi là 7,0% [12]. Một số nghiên cứu khác về SDD tại Việt Nam: Nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà tại hai xã của huyện Phú Lương, Thái Nguyên năm 2008 cho tỉ lệ SDD của trẻ em trong nghiên cứu ở mức rất cao: SDD thấp còi là 41,5%; thể nhẹ cân là 35,4%, thể gầy còm là 8,4%. SDD độ I thể thấp còi là 27,5% [16]. Nghiên cứu của Ngọc Xuân Chấn (2011) tại xã Yên Hà, Quảng Bình thấy: Tỉ lệ SDD của trẻ em trong nghiên cứu cũng ở mức rất cao: thể thấp còi là 38,6%, thể nhẹ cân là 34,4%, thể gầy còm là 9,4%. SDD độ I thể nhẹ cân là 27,2%, thể thấp còi là 25,6%. Độ tuổi có tỉ lệ SDD cao ở nhóm tuổi 40 - 60 tháng tuổi [11]. Nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Mai (2013) tại tỉnh Khánh Hòa cho kết quả: tỉ lệ SDD trẻ em từ 0 - 36 tháng tuổi tại các xã nghiên cứu thuộc các huyện thị đồng bằng ven biển tỉnh Khánh Hòa ở mức thấp với tỉ lệ SDD thấp còi 18,4%, SDD nhẹ cân 10,1%, SDD gày còm 3,6% và béo phì 2,6% [24]. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ (2013) cho tỉ lệ SDD trẻ em từ 12 - 24 tháng tại huyện Tiên Lữ thể thấp còi 29,4%, nhẹ cân là 7,6% và gầy còm là 3,0% [48]. Nghiên cứu của Đinh Đạo (2014) tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho tỉ lệ SDD thấp còi 62,8%, SDD thể nhẹ cân 36,5% và SDD thể gầy còm 8,4% [13]. Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cs (2014) tại thành phố Phủ Lý cho tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thấp còi 7,5%, nhẹ cân 4,4% và gầy còm 7,2% [21]. Nghiên cứu của Bùi Xuân Minh và cs (2015) ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Raglai tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho kết quả tỉ lệ SDD thấp còi là 68,7%, nhẹ cân là 56,5%; SDD trẻ trai 16 cao hơn trẻ gái ở thể nhẹ cân và gầy còm [26]. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh (2016) thấy tỉ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk ở thể SDD thấp còi là 37,6%, nhẹ cân 28,0% và gầy còm là 7,4%. Tình trạng SDD thấp còi trẻ em ở dân tộc thiểu số cao hơn trẻ em dân tộc Kinh: 46,2% so với 31,9%, p =0,001 [30]. Nghiên cứu của Hoàng Văn Phương (2018) thấy tình trạng SDD ở trẻ 36 - 59 tháng tuổi tại huyện Thanh Liêm ở thể thấp còi là 18,1%, thể nhẹ cân là 11,3% và thể gầy còm là 3,1%. Có sự khác biệt về tỉ lệ SDD thấp còi giữa các nhóm tuổi [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Uyên và cs (2018) tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Pleiku cho tỉ lệ SDD thấp còi 2,9%, SDD nhẹ cân 11,1% và SDD gầy còm 5,0% [40]. 1.3. Yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi - Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi: Hiện nay, còn một số tranh cãi về giới tính của trẻ liên quan đến SDD. Một số tác giả cho rằng, trẻ trai có xu hướng hoạt động và tiêu thụ nhiều năng lượng nên ăn nhiều hơn trẻ gái. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn có sự khác biệt. Nghiên cứu của Biswas S. và cs (2010) tại vùng nông thôn Ấn Độ thấy trẻ gái có nguy cơ SDD cao hơn trai [54]. Nhưng nghiên cứu của Phengxay M và cs (2007) lại bé trai có khuynh hướng thấp còi và nhẹ cân hơn bé gái [68]. Nghiên cứu của Abera Lamirot trên 398 trẻ từ 6 - 59 tháng tuổi cho kết quả có mối liên quan giữa giới tính và SDD thấp còi ở trẻ: trẻ nam có nguy cơ SDD thể thấp còi cao hơn 1,9 lần so với trẻ nữ (95%CI: 1,10 - 3,32) [50]. - Liên quan giữa kinh tế đói nghèo với SDD: Đói nghèo liên quan đến nguồn lương thực thực phẩm cung cấp cho gia đình, qua đó liên quan đến suy dinh dưỡng. Không những thế, đói nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội tiếp xúc với kỹ năng, thông tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định về có sự liên quan chặt chẽ giữa yếu tố kinh tế gia đình với tình trạng SDD trẻ em. Nghiên cứu cho thấy hộ có kinh tế trung bình và 17 giàu thì con ít có nguy cơ mắc SDD thấp hơn 0,66 lần (95%CI: 0,45 - 0,95, p < 0,05) và 0,63 (95%CI: 0,45 - 0,95, p < 0,05) so với hộ nghèo [57]. Nghiên cứu khác tại Bangladesh cho thấy trẻ thuộc hộ gia đình có chỉ số nghèo cao có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 2,892 lần so với nhóm không nghèo (p < 0,001) [56]. Nghiên cứu trên 389 trẻ của Tariku E.Z và cs (2018) thấy trẻ sống ở hộ nghèo có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 2,15 lần (95%CI: 1,00 - 4,60); trẻ sống ở hộ trung bình có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 2,90 lần (95%CI: 1,39 - 6,04) so với trẻ sống ở hộ giàu [74]. Bên cạnh đó, nghề nghiệp của bố hoặc mẹ là yếu tố quyết định thu nhập trong gia đình, qua đó liên quan đến đói nghèo và suy dinh dưỡng. Nghiên cứu của Mazengia Amare Lisanu và cs (2018) thấy bố có nghề nghiệp là nông dân thì con có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 5,23 lần (95%CI: 1,55 - 17,64) [65]. Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cs (2014) cho kết quả: mẹ làm cán bộ viên chức thì con bị SDD chiếm 3,8%, thấp hơn so với mẹ làm nghề khác (13,6%), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [21]. Cần nhận thức được rằng các yếu tố văn hoá xã hội, sinh thái đều có liên quan tới đói nghèo và SDD trẻ em. Nhiều yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển chiều cao góp phần tăng nguy cơ SDD thấp còi. Các yếu tố này ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của đứa trẻ đang lớn thông qua môi trường sống và vệ sinh của chúng. Nghiên cứu của Lê Cảnh Dũng và cs (2011) thấy yếu tố liên quan đến tỉ lệ SDD trẻ em cao ở đồng bằng sông Cửu Long chính là do yếu tố nghèo và phát triển nông thôn kém [15]. - Liên quan giữa gia đình đông con, mồ côi cha mẹ với SDD: Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng đông con trong gia đình với tình trạng SDD trẻ em. Mặt khác, phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là ở vùng nông thôn và miền núi lại thường sinh nhiều con. Vì gia đình đông con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm bảo. Gia đình đông con hoặc sinh đôi sinh ba là gánh nặng 18 cho vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong mỗi gia đình, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Khi đông con, đứa trẻ thiếu sự chăm sóc tốt cả về chất lượng dinh dưỡng cũng như thời gian được chăm sóc; do đó, trẻ rất dễ bị SDD. Nghiên cứu của John Jomon và cs (2018) đã chứng minh được mối liên quan giữa số lượng con với thứ tự sinh và tăng nguy cơ mắc SDD trẻ em [58]. Nghiên cứu trên 610 trẻ của Wasihun A.G. và cs (2018) thấy gia đình ≤ 4 người ít có nguy cơ mắc SDD thể gầy còm hơn 0,56 lần (95%CI: 0,368 - 0.959) so với gia đình > 4 người [81].
– Liên quan giữa bà mẹ có trình độ học vấn thấp và kiến thức chăm
sóc trẻ kém với SDD:
Có thể nói, việc chăm sóc phụ nữ và trẻ em đóng một vai trò quan trọng
đối với SDD ở Việt Nam. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những người
phụ nữ có học thức cao hơn thì thường được chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn.
Trình độ học vấn của các bà mẹ có ảnh hưởng lớn tới tình trạng dinh dưỡng của
trẻ em. Mù chữ hoặc trình độ văn hoá thấp đã giới hạn khả năng của người phụ
nữ nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như thực hiện các hành vi chăm sóc
sức khoẻ cho gia đình, cho chính bản thân họ và cho con cái họ. Trình độ học
vấn thấp dẫn tới bà mẹ thiếu kiến thức và kỹ năng nuôi con dẫn tới trẻ em nguy
cơ bị SDD. Do trình độ học vấn của các bà mẹ thấp, các bà mẹ đã không nhận
thức được các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho bản thân như các kiến thức
về thai nghén, về kế hoạch hoá gia đình, kiến thức về dinh dưỡng và phòng
chống bệnh tật, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh của bà mẹ mà hàng đầu là
bệnh về dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ SDD ở trẻ em. Nghiên cứu cho thấy
nếu bà mẹ được hướng dẫn nuôi con, thì tỉ lệ SDD ở con sẽ thấp hơn so với bà
mẹ không được hướng dẫn nuôi con (p < 0,05) [21]. Nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của bố và mẹ, chỉ số giàu có, BMI của mẹ và chăm sóc trước sinh là những yếu tố có liên quan với SDD trẻ em (p < 0,01) [73]. Nghiên cứu của Biswas S. và cs (2010) cho kết quả trình độ học

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *