9474_4.5.3. Công nhân tại Công ty Xây dựng Quốc tế

luận văn tốt nghiệp

TIỂU LUẬN:

Báo cáo thực tập tổng quan tại
Công ty Xây Dựng Quốc tế

Lời nói đầu

Xây dựng cơ bản là quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố
định của nền kinh tế quốc dân thuộc các lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất.
Ngành công nghiệp xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. ở nước
ta công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất. Nó quyết định quy mô
và trình độ kĩ thuật của xã hội, của đất nước nói chung và sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay nói riêng. ý thức được tầm quan trọng và
mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, em đã mạnh dạn đăng kí thực
tập tại Công ty Xây dựng Quốc tế trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.
Trong thời gian tìm hiểu hoạt động thực tế của Công ty em đã có cơ hội trau
dồi kiến thức các môn học chuyên ngành cũng như bước đầu làm quen với việc
phân tích đánh giá tình hình kinh doanh thực tiễn.
Thời gian 5 tuần đến thực tập tại Công ty Xây Dựng Quốc tế là một khoảng
thời gian ngắn đối với một sinh viên để có thể nắm bắt tất cả các nội dung tổng hợp
và chuyên sâu về những lĩnh vực quản trị kinh doanh ở cơ sở.
Tuy nhiên, được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Công ty em đã thực hiện tốt
nhiệm vụ của đợt thực tập và hoàn thành “ Báo cáo thực tập tổng quan ”.
Báo cáo gồm 7 phần, nội dung chi tiết được cụ thể ở các phần sau.

Phần I
Giới thiệu doanh nghiệp

1.1. Thông tin chung về Công ty Xây dựng Quốc Tế:
– Tên công ty: Công ty Xây dựng Quốc Tế
– Tên giao dịch quốc tế: internatioal construction company
– Giám đốc hiện tại : Ông Phạm Văn Quang
– Địa chỉ trụ sở chính: B3B Nhà Chung cư B3, Làng Quốc Tế Thăng Long,
đường Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
– Điện thoại: 04- 7 911 579
Fax: 04- 7 911 580
– Vốn điều lệ: 18 tỉ đồng
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng và Nhà nước
lãnh đạo, các doanh nghiệp Nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đã và
đang trở thành xương sống, trụ cột của nền kinh tế quốc gia. Hệ thống doanh nghiệp
Nhà nước trong những năm qua đã có những chuyển biến quan trọng, nhiều doanh
nghiệp đã đi dần vào thế ổn định, thích nghi với cơ chế thị trường, hoạt động kinh
doanh có hiệu quả. Công ty Xây dựng Quốc Tế trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng
Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước điển hình, hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản. Công ty hoạt động trải dài trên địa bàn cả nước và hai nước bạn là
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Campuchia. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh
nghiệm cùng đông đảo đội ngũ công nhân lành nghề, Công ty Xây dựng Quốc Tế
đã xây dựng một số công trình lớn như : Bảo tàng Cay-xon-phom-vi-han –
CHDCND Lào, UBHC Tỉnh Xiêng Khoảng – CHDCND Lào, Làng Quốc Tế Thăng
Long, Khu nhà ở của cán bộ công nhân viên – Trường Đại học Thương mại Hà
Nội… Thành tích ấy có được do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng uỷ, Ban Giám đốc

Công ty và sự tham gia đóng góp có hiệu quả của các phòng ban chức năng trong
đó có Phòng Tài chính Kế toán.

Tiền thân của Công ty Xây dựng Quốc Tế là Công ty Xây dựng số 209 được
thành lập từ năm 1991 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.
Địa bàn hoạt động khi bắt đầu thành lập từ năm 1991 – 1994 chủ yếu tại tỉnh Xiêng
Khoảng – CHDCND Lào với các công trình: Khách sạn Mường Phuôn, Khách sạn
Hữu Nghị, UBHC tỉnh Xiêng Khoảng, Ngân hàng AlunMay, Trường học Nọng
Tằng, Các chợ Khọng Khay, Lạt Khai…
Để hỗ trợ cho sự phát triển thị trường sản xuất kinh doanh ở Lào, Công ty triển
khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước từ năm 1994 – 1995 với các
công trình: Khách sạn Sông Cầu Thái Nguyên, Trung tâm Thương mại Đông Anh,
Khu dụ lịch Nam hồ Núi Cốc…
Với sự phát triển của Công ty Xây dựng 209, năm 1995 Tổng công ty Xây
dựng Hà Nội đã sáp nhập Công ty Xây dựng 209 và một số đơn vị trong nước hình
thành nên Công ty Xây dựng số 5 với địa bàn hoạt động ở cả trong nước và nước
CHDCND Lào.
Từ năm 1995 – 2000 Công ty đã thi công các công trình: Nhà hát lớn, Công ty
Liên doanh 30 Nguyễn Du, Bệnh viện Quốc Tế, Cục Quản lý Vốn và Tài sản Nhà
nước, Trụ sở Công an tỉnh Cao Bằng, Viện Lão Khoa, Làng trẻ em SOS…
Đến năm 2000, Công ty Xây dựng số 5 được đổi tên thành Công ty Xây dựng
Quốc Tế trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội theo Quyết định số 396/QĐ-
BXD ngày 08/03/2000 của Bộ Xây dựng. Địa bàn hoạt động được mở rộng sang
Campuchia.
Từ năm 2000 đến nay công ty đã thi công các công trình: Làng Quốc tế Thăng
Long, Dự án thoát nước CP7A, Nhà máy Xi măng Tam Điệp, Nhà làm việc 11 tầng
Công ty INFISCO, Khu nhà ở Cán bộ công nhân viên – Trường Đại học Thương
mại Hà Nội, Các trạm BTS của Công ty Điện tử Viễn Thông Quân đội (VIETTEL),

Bảo tàng Cay- Xon- Phom Vi- Han – CHDCND Lào, Trạm phát lại Đài truyền hình
Việt Nam tại Lào, Trụ sở Hội nhà báo Lào, Tổng cục Đo lường Chất lượng Lào…
Trải qua 17 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Công ty Xây dựng Quốc
Tế đã thi công nhiều công trình có quy mô lớn thuộc các lĩnh vực công nghiệp, dân
dụng, hạ tầng kỹ thuật, công trình cấp thoát nước… trên phạm vi toàn quốc và nước
CHDCND Lào.

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a. Chức năng
Công ty Xây dựng Quốc tế là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân,
với ngành nghề kinh doanh sau:
– Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng trong
nước và trên địa bàn hai nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Campuchia;
– Sản xuất, kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng;
Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam:
– Kinh doanh phát triển nhà;
– Tư vấn xây dựng (không bao gồm thiết kế công trình);
– Sản xuất, mua bán vật tư, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ vật liệu
xây dựng, xi măng, sắt thép;
Xây lắp và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi, bưu điện, thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế điện (đến 500kv), các công
trình kĩ thuật hạ tầng trong các đô thị, khu công nghiệp;
– Tổng thầu tư vấn và quản lý các dự án xây dựng;

– Tư vấn, xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công
trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, đường dây và trạm biến
thế điện và công trình kĩ thuật hạ tầng bao gồm: lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu,
thí nghiệm, thẩm định dự ná đầu tư, thẩm tra thiết kế tổng dự toá, kiểm định chất
lượng, quản lý dự án (không bao gòm thiết kế công trình);
– Xây dựng thực nghiệm
– Trang trí nội, ngoại thất;
– Đầu tư, kinh doanh, phát triển nhà và hạ tầng;
– Thi công các công trình kĩ thuật, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn;
– Dịch vụ các công trình thể dục thể thao, bể bơi, sân quần vợt, nhà tập thể dục
thể hình và tổ chức vui chơi giải trí (trừ loại hình vui chơi giải trí Nhà nước cấm);
– Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán
bar, phòng hat karaoke);
– Khoan phụt xử lý nền và các công trình đê, đập, kè và hồ chứa nước;
– Khoan khai thác nước ngầm;
– Khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng (trừ khoáng sản
Nhà nước cấm)./.
b. Nhiệm vụ
– Công ty có quan hệ gắn bó với các thành viên và Tổng công ty về kinh tế,
nghiên cứu công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, tiếp thị, cùng hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng, nhằm mục đích thực hiện tích tụ tập trung, phân công, chuyên môn
hoá, hợp tác hoá sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ của Tổng công ty giao, nâng cao
khả năng và hiệu quả kinh doanh cho đơn vị mình và toàn Công ty, đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế.
– Công ty được Tổng công ty giao quản lý, sử dụng phần vốn, nguồn lực, và có
trách nhiệm phải bảo toàn và phát triển vốn. Ngoài nguồn vốn được giao, Công ty
còn được phép huy động thêm các nguồn vốn khác để kinh doanh và xây dựng cơ

sở vật chất. Trong quá trình hoạt động, Công ty được quyền tự chủ kinh doanh,
được phép dùng con dấu riêng, có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh xây dựng, hoàn thành các hợp đồng với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và
ngoài nước. Đồng thời, Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của
mình đối với Nhà nước, với cơ quan cấp trên theo quy định của Tổng công ty và
Nhà nước.

Phần ii
Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh
của Doanh nghiệp

Đơn vị : Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
1 Mặt hàng sản phẩm
Các dịch vụ, công trình, hạng mục công trình
2 Sản lượng (tính theo số hợp
đồng đã thực hiện)
25
21
33
39
45
3 Doanh thu
19.783
22.756
25.018
32.352
35.409
4 Doanh thu xuất khẩu
2.163
4.690
3.968
7.532
8.014
5 Tổng doanh thu
21.946
27.446
28.986
39.884
43.423
6 Tổng chi phí
21.590
26.963
28.333
39.066
42.210

7 Tổng lợi nhuận trước thuế
356
483
653
818
1.213
8 Thuế thu nhập doanh nghiệp
100
135
183
229
340
9 Lợi nhuận sau thuế
256
348
470
589
873
10 Giá trị tài sản cố định bình
quân trong năm
13.640
16.328
14.945
17.293
18.127
11 Vốn lưu động bình quân
trong năm
15.274
20.968
24.850
25.295
28.830
12 Số lao động bình quân trong
năm
253
266
287
308
384

Các số liệu trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty năm sau đều cao hơn
năm trước, đặc biệt cao nhất vào năm 2006 với 873 triệu đồng, gấp 3,5 lần so với
năm 2002. Như vậy có thể đánh giá tình hình kinh doanh và sử dụng chi phí của
Công ty là tốt. Hiện nay, Công ty tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để tìm kiếm
thị trường kinh doanh có hiệu quả và tăng cường uy tín với khách hàng trong và
ngoài nước.
Các công trình hàng năm Công ty thực hiện không trùng lặp nên việc tổng hợp
chi phí sản xuất dựa theo từng công trình cụ thể. Sau đây là chi phí của một số công
trình đã thi công trong quý IV năm 2006.

Bảng tổng hợp chi phí thực tế các công trình
Quí IV Năm 2006
Đơn vị : Đồng
TK
Nội dung
Nhà B5a, B5b
LQTTL
Trụ sở công an Tỉnh
Cao Bằng
621
Chi phí NVL trực tiếp
706.707.144
325.672.405

Tháng 10
706.707.144
124.563.784

Tháng 11
0
105.708.913

Tháng 12
0
95.399.708
622
Chi phí nhân công trực
tiếp
65.816.282
29.606.582

Tháng 10
65.816.282
10.507.450

Tháng 11
0
10.502.887

Tháng 12
0
8.596.245
623
Chi phí sử dụng MTC
2.644.660
15.705.813

Tháng 10
2.644.660
7.502.908

Tháng 11
0
5.435.783

Tháng 12
0
2.767.222
627
Chi phí sản xuất chung
23.324.493
17.505.922

Cộng
798.492.579
388.490.722

Phần III
Công nghệ sản xuất

3.1. Dây chuyền sản xuất
Quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng được khái quát qua sơ đồ:

Trước đây để tạo ra sản phẩm xây dựng cụ thể và trực tiếp, người ta dùng thuật
ngữ kĩ thuật thi công (KTTC). Quá trình nghiên cứu và thể nghiệm nhiều năm con
người đã cố gắng tìm tòi những mối quan hệ, những nguyên tắc của các khâu trong
KTTC để thấy mối ràng buộc giữa chúng với nhau. Khi phát hiện được luân lý của
các khâu trong KTTC, kĩ thuật đã được nâng lên một mức đó là công nghệ.
Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền ra đời vào giữa thế kỉ IXX, thời
kì thế giới diễn ra cuộc cách mạng vĩ đại trong sản xuất công nghiệp, biến sản xuất
thủ công thành sản xuất cơ khí hoá.
Nội dung chính của phương pháp dây chuyền là chia quá trình sản xuất của mỗi
sản phẩm thành các quá trình nhỏ có đặc tính sản xuất giống nhau được gọi là các
dây chuyền công nghệ. Những quá trình công nghệ nhỏ ấy được sản xuất liên tục
qua các sản phẩm có nghĩa là công việc được thực hiện tuần tự với các quá trình
phân nhỏ giống nhau và thực hiện song song với các quá trình phân nhỏ khác nhau.
Đối với sản xuất xây dựng thì chia công trình thành các hạng mục giống nhau,
các hạng mục ấy lại được chia thành các công việc giống nhau. Tổ chức sản xuất
theo nguyên tắc là công việc giống nhau được tiến hành từ hạng mục này qua hạng
1. Lao động
2.Phương tiện
công cụ
3. Vật liệu
xây dựng
4. Thông qua
các tác động
công nghệ sản
xuất
5. Sản phẩm
xây dựng

mục khác, trong mỗi hạng mục thì công việc theo công nghệ khác nhau nối đuôi
nhau được thực hiện. Cách tổ chức theo dây chuyền phải đảm bảo được trên mặt
bằng sản xuất luôn có người lao động và người lao động luôn luôn tham gia sản
xuất không bị ngừng việc. Điều này phản ánh tính điều hoà và liên tục.
Các dạng dây chuyền xây dựng:
– Theo cơ cấu dây chuyền: Dây chuyền chuyên môn hoá, dây chuyền công
trình, dây chuyền liên hợp.
– Theo tính chất nhịp nhàng: Dây chuyền nhịp nhàng và không nhịp nhàng.
– Theo mức độ chi tiết phân nhỏ: Dây chuyền phân nhỏ một phần, phân nhỏ
hoàn toàn.
– Theo mức độ tiến triển: Dây chuyền ổn định, dây chuyền không ổn định
Tuỳ theo từng công trình cụ thể mà Công ty sử dụng các dạng dây chuyền phù
hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Theo sơ đồ trên có thể hiểu một cách đơn giản 1
sản phẩm xây dựng được tạo thành như sau: Người lao động sử dụng các phương
tiện, công cụ tác động vào vật liệu xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng thông qua
ảnh hưởng của công nghệ sản xuất cuối cùng tạo ra sản phẩm.
3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất
3.2.1.Một số khái niệm
Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, là cứu cánh của
mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Công nghệ thường được hiểu là tập hợp các yếu tố
và điều kiện để tiến hành sản xuất ra sản phẩm. Các điều kiện và yếu tố bao gồm:
Công cụ lao động (thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển…), đối tượng lao
động (năng lượng, nguyên vật liệu), lực lượng lao động có kĩ thuật, các kiến thực,
kinh nghiệm tích luỹ được, hệ thống thông tin- tư liệu cần thiết, cơ chế tổ chức và
quản lý…Nói cách khác, công nghệ bao gồm cả phần cứng và phần mềm trong sự
liên kết với nhau quanh mục tiêu và yêu cầu của tổ chức sản xuất – kinh doanh và
quản lý.

Tiến bộ khoa học- công nghệ là không ngừng phát triển và hoàn thiện các tư
liệu lao động và đối tượng lao động, áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến và
hình thức hiệu quả trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động ở nước ta cũng như
trên thế giới.
Tiến bộ khoa học- công nghệ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản biểu hiện ở tất cả
các khâu từ tổ chức quá trình sản xuất đến tổ chức quản lý ngành xây dựng. Cụ thể:
– Trong lĩnh vực đầu tư: nghiên cứu dự án, khảo sát thiết kế xây dựng.
– Trong lĩnh vực xây lắp: gia cố nền, xử lý nền móng, công nghệ bê tông, công
nghệ thép, công nghệ cốp pha, dàn giáo, hoàn thiện xử lý chống thấm.
– Trong lĩnh vực tổ chức ở các xí nghiệp sản xuất phụ trợ: sản xuất vật liệu và
cấu kiện xây dựng, cung ứng vật tư và các dịch vụ xây dựng, chế tạo sửa chữa máy
móc thiết bị xây dựng.
– Trong lĩnh vực trang trí hoàn thiện, xử lý chống thấm, vi khí hậu và vật lý
kiến trúc công trình.
– Trong lĩnh vực đào tạo cán bộ công nhân xây dựng và quản lý xây dựng.
Vai trò của tiến bộ khoa học- công nghệ trong xây dựng:
– Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và phát triển
công nghiệp hoá xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất.
– Phát triển, hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế trong
xây dựng.
– Giảm nhẹ quá trình lao động, dần dần thay thế lao động thủ công bằng máy
móc, trên cơ sở đó tạo điều kiện hoàn thiện người lao động.
– Nâng cao năng suất, tiết kiệm hao phí lao động và nguyên nhiên vật liệu.
– Hạ giá thành sản phẩm xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng.

Công nghệ xây lắp chủ yếu là quá trình áp dụng các quá trình cơ học để giải
quyết vấn đề vận chuyển ngang và vận chuyển lên cao,… Tuy nhiên việc áp dụng tự
động hoá quá trình xây lắp còn phát triển chậm, tỷ lệ lao động thủ công chiếm cao.

3.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty Xây dựng Quốc Tế là tổ chức sản xuất kinh doanh hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng. Do vậy, về cơ bản, điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất cũng
như sản phẩm của Công ty có sự khác biệt khá lớn so với những ngành sản xuất vật
chất khác. Sự khác biệt này quy định đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty.
Sản phẩm của Công ty có tính đơn chiếc nơi thi công là nơi nghiệm thu sản
phẩm, mỗi sản phẩm làm ra theo thiết kế kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, giá cả riêng
biệt. Thanh toán bên giao thầu cho Công ty chỉ thanh toán theo giai đoạn, điểm
dừng tạm ứng… Thanh toán toàn bộ khi có biên bản nghiệm thu, bàn giao và thanh
toán công trình trừ đi chi phí bảo hành tuỳ theo dự án. Những đặc điểm đó đòi hỏi
phải có quy trình riêng phù hợp theo trình tự sau:
– Nhận thầu thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
– Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng với chủ đầu tư công trình.
– Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, Công ty tổ
chức quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
– Công trình được hoàn thành với sự giám sát của chủ đầu tư công trình về kỹ
thuật và tiến độ thi công. Bàn giao công trình hoàn thành và quyết toán hợp đồng
xây dựng.
3.2.3. Tình hình sử dụng trang thiết bị
Trong quá trình kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và máy móc công nghệ có
một ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, khả năng cạnh tranh cũng như hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ thuật công nghệ nói chung và xây dựng nói

riêng không ngừng phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các doanh
nghiệp xây dựng. Doanh nghiệp nào có được máy móc công nghệ hiện đại hơn thì
doanh đó có khả năng cạnh tranh cao hơn so với doanh nghiệp xây dựng khác trên
thị trường xây dựng, do đó, khả năng thắng thầu cao và thu được lợi nhuận. Ngược
lại, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thi công lạc hậu, thường không dành được
công trình trong các cuộc đấu thầu xây lắp. Chính vì vậy mà ngày nay, cơ sở vật
chất, kỹ thuật và công nghệ là một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong
việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh
cũng như tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Máy móc thiết bị của Công ty Xây dựng Quốc tế phần lớn đều là những máy
đang trong thời gian sử dụng tốt. Tuy nhiên một số máy ở thế hệ năm 1990 thì vẫn
còn khả năng sử dụng được nhưng đã cũ và lạc hậu, năng suất kém hay bị hỏng
hóc, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, năng lượng. Để thấy rõ hơn về đặc điểm của máy
móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh ta có thể đánh giá qua bảng sau:
Tình hình một số máy móc thiết bị của Công ty
Tên thiết bị
Năm sản
xuất
Số lượng
Tình trạng kỹ thuật
Máy trộn bê tông
2002
9c
Vẫn sử dụng tốt
Máy hàn biến áp
2003
20c

Máy trộn vữa
1999
11c

Đầm dùi
2003
29c

Đầm bàn
1998
10c

Máy bơm nước
2000
12c

Cần cẩu XDK 13,5
1995
1c
Sử dụng 80% công suất
Cần cẩu KC 2561
1994
1c
Sử dụng 70% công suất
Ô tô JIN 130
1997
5c
Vẫn sử dụng tốt
Ô tô Maz
2004
2c

Súng kiểm tra bê tông
1998
1c

Máy xúc ủi Belaut
1995
1c

Dàn máy vi tính
2003
9c

Máy khoan đứng
1995
1c
Sử dụng 70% công suất
Máy ép cọc
1999
2
Vẫn sử dụng tốt
Máy vận thăng
2001
5

Giàn giáo thi công
2000
10

Xe lu ba bánh sắt
1995
1
Sử dụng 80% công suất
Máy hàn
1997
3
Sử dụng 80% công suất
Máy ca
2002
1
Vẫn sử dụng tốt
Máy tời
2003
4

Máy ủi C100
1999
3

Máy ủi Caterpillar
2004
2

3.2.4. Đặc điểm về mặt bằng, thông gió, ánh sáng
a. Mặt bằng xây dựng
Tổng mặt bằng xây dựng bao gồm mặt bằng khu đất được cấp để xây dựng và
các mặt bằng lân cận khác, trên đó bố trí các công trình sẽ được xây dựng, các máy
móc thiết bị thi công, các công trình phụ trợ, xưởng sản xuất… và các công trình
tạm dùng để phục vụ cho quá trình thi công và đời sống của con người trên công
trường.
Trong một phạm vi hẹp, có thể xem tổng mặt bằng xây dựng đồng nhất với
công trường xây dựng, là nơi diễn ra toàn bộ quá trình xây dựng. Trong một phạm
vi rộng, phải xem tổng mặt bằng xây dựng như một hệ thống sản xuất bao gồm các
cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguyên liệu, vật liệu, các phương tiện và con người
trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện một quá trình sản xuất
xây dựng, kể cả trước, trong và sau thời gian thi công xây lắp.
Thiết kế tốt tổng mặt bằng xây dựng, tiến tới thiết kế tối ưu tổng mặt bằng xây
dựng sẽ bảo đảm xây dựng công trình có hiệu quả, xây dựng đúng tiến độ, hạ giá

thành xây dựng, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Ngược lại, nếu không thiết kế hợp lý tổng mặt bằng xây dựng sẽ gây nhiều khó
khăn, thậm chí cản trở quá trình xây dựng, tăng chi phí xây dựng, gây mất an toàn
lao động, không bảo đảm vệ sinh môi trường.
Lập tổng mặt bằng thi công hợp lý để phát huy được các điều kiện tích cực của
địa điểm, vị trí xây dựng như: điều kiện địa chất thuỷ văn, thời tiết, khí hậu, hướng
gió,… hoặc phạm vi khu vực xây dựng như: quy mô công trình, cùng với các tình
trạng điện nước, đường vận chuyển trong khu vực hay vùng, đồng thời phải khắc
phục được các điều kiện hạn chế để mặt bằng thi công thiết lập nên phải có tác
dụng tốt nhất về kỹ thuật và rẻ nhất về kinh tế.
Việc bố trí mặt bằng có vị trí cố định nên Công ty gặp một số trở ngại sau:
– Sự giới hạn về diện tích
– ở các giai đoạn khác nhau trong quy trình xây dựng, các loại vật tư, vật liệu
khác nhau đều được yêu cầu, do đó Công ty luôn có những đề án thực hiện khác
nhau để có lịch tiến độ thi công linh hoạt đáp ứng yêu cầu này.
– Khối lượng nhu cầu vật liệu rất lớn, linh hoạt và biến đổi.
Do mặt bằng bố trí theo địa điểm thi công công trình nên luôn có những khó
khăn trong việc giải quyết, địa điểm phân bố một cách tốt nhất cho nên Công ty
Xây dựng Quốc tế luôn cố gắng hoàn thành nhiều bộ phận ngoài địa điểm xây dựng
sau đó vận chuyển các bộ phận này đến đó để lắp ráp, tiếp tục hoàn thành.
b. Thông gió, ánh sáng
Đặc điểm về bố trí mặt bằng quyết định đặc điểm của thông gió và ánh sáng.
Đối với các Doanh nghiệp xây lắp nói chung, Công ty Xây dựng Quốc tế nói
riêng, thông gió chủ yếu là thông gió tự nhiên.
Thông gió tự nhiên có những đặc điểm sau:
– Lưu lượng không khí trao đổi lớn
– Kinh tế, tiết kiệm chi phí vì không tốn kém đường ống, quạt, điện.

– Không mất công bảo quản trang thiết bị, không phải quản lý vận hành.
– Phụ thuộc vào thiên nhiên, không chủ động được quá trình thông gió, không đưa
khí tới một số nơi có nhu cầu.
– Khi có sự xâm nhập của vi trùng hay các chất hoá học, hệ thống thông gió tự
nhiên hoạt động kém hiệu quả.
Trong những trường hợp cần thiết, Công ty còn sử dụng biện pháp thông gió
nhân tạo như dùng quạt làm mát, điều hoà không khí, hệ thống ống dẫn không khí
và các thiết bị điêù chỉnh hoặc hệ thống thông gió thổi– hút cục bộ.
Hệ thống chiếu sáng để đảm bảo chế độ ánh sáng cần thiết và đầy đủ là một
trong những yếu tố quan trọng trong việc thi công công trình. Công ty sử dụng ba
loại chiếu sáng sau đây:
– Chiếu sáng tự nhiên: chiếu sáng bên qua cửa sổ, chiếu sáng bề mặt qua hệ
thống cửa mái và chiếu sáng hốn hợp .
Mỗi loại chiêú sáng có hiệu quả khác nhau, chiếu sáng bề mặt có sự phân bố
ánh sáng đều hơn cả, chiếu sáng hỗn hợp là tốt nhất: cửa bên nhiều lớp, cửa mái
nhiều dải.
– Chiếu sáng nhân tạo: Công ty sử dụng chiếu sáng nhân tạo khi yêu cầu công
việc phải thực hiện vào buổi tối, buổi đêm hay những khu vực, vị trí mà ánh sáng tự
nhiên không lọt vào được.

3.2.5. Tình hình phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong Công ty
Xây dựng Quốc tế
– Đối với máy móc và công cụ lao động: Công ty đang từng bước đẩy mạnh áp
dụng cơ giới hoá, tự động hoá một cách hợp lý, nâng cao tính cơ động và linh hoạt

của máy móc, chú trọng phát triển cơ khí nhỏ, áp dụng công cụ cải tiến, kết hợp
giữa cách đi tuần tự và đi tắt đón đầu trong phát triển công nghệ xây dựng.
– Đối với đối tượng lao động (vật liệu và kết cấu xây dựng): Công ty đẩy
mạnh việc áp dụngc ác loại vật liệu có hiệu quả, các loại kết cấu tiến bộ, nhất là các
loại vật liệu và kết cấu nhẹ cho phép xây dựng nhanh và có độ bền cao phù hợp với
điều kiện khí hậu của Việt nam; tận dụng những thành tựu hoá học trong phát triển
vật liệu xây dựng, kết hợp tốt giữa sử dụng vật liệu hiện đại với vật liệu truyền
thống, giữa phương pháp đúc xây tại chỗ với áp dụng kết cấu lắp ghép đúc sẵn; cải
tiến chất lượng của các loại vật liệu truyền thống, chú trọng vấn đề bảo vệ môi
trường và tiết kiệm đất đai.
– Đối với công nghệ xây dựng: Công ty đặc biệt chú ý cải tiến phần cứng của
công nghệ; chú ý phát triển và ứng dụng các quy trình công nghệ xây dựng tiên tiến
dựa trên khả năng máy móc, nhân lực và vật liệu hiện có; áp dụng công nghệ xây
dựng theo kiểu dây chuyền, công nghệ xây dựng trong điều kiện nhiệt đới ẩm, đồng
thời lựa chọn trình độ hiện đại của công nghệ xây dựng một cách hợp lý về mặt
kinh tế (tin học hoá, áp dụng sơ đồ mạng).
Hiện nay Công ty đang áp dụng một số công nghệ tiên tiến như công nghệ xây
dựng nhà cao tầng, công nghệ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng hiện đại, đòi
hỏi chất lượng cao, mỹ thuật cao, công nghệ xây dựng chịu ảnh hưởng của điều
kiện nhiệt đới rõ rệt như công nghệ đổ bê tông, xử lý hàm ngầm, chống thấm dột…
– Đối với công tác thiết kế: với sự trợ giúp của tin học, công ty đã đẩy mạnh tự
động hoá trong thiết kế, áp dụng các thành quả tính toán của lĩnh vực cơ học xây
dựng, nâng cao chất lượng của công tác thăm dò khảo sát phục vụ thiết kế.
– Đối với công tác quản lý: Các khâu thu nhận, bảo quản và xử lý thông tin,
chỉ đạo điều hành tác nghiệp, lựa chọn các giải pháp tối ưu đã được tự động hoá.

3.2.6. Đặc điểm về an toàn lao động

Ngành xây dựng giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là
một ngành mà điều kiện lao động có nhiều đặc thù riêng: Địa điểm làm việc của
công nhân luôn thay đổi, phần lớn công việc phải thực hiện ngoài trời, chịu ảnh
hưởng của khí hậu thời tiết xấu, nhiều công việc nặng nhọc, phải thi công ở những
vị trí không thuận tiện, có nhiều yếu tố nguy hiểm có hại dễ gây ra tai nạn lao động
và làm suy giảm sức khoẻ thậm chí gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Lâu nay xây dựng vốn là một trong các ngành chiếm tỉ lệ cao nhất về tai nạn
lao động, kể cả tai nạn chết người. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã
có nhiều cố gắng thục hiện các biện pháp tổ chức và công nghệ nhằm cải thiện điều
kiện lao động, ngăn ngừa hạn chế tai nạn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người
lao động. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động xảy ra vẫn còn là mối quan tâm lo
ngại cho nhiều người lao động. Một trong những vấn đề quan trọng để phòng ngừa
tai nạn lao động là nguời lao động phải hiểu biết về an toàn – vệ sinh lao động, các
tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn – vệ sinh lao động và những biện pháp an toàn cụ
thể trong công việc của mình. Chính vì vậy, khi tuyển dụng lao động vào làm việc,
các Công ty nói chung và Công ty Xây dựng Quốc tế nói riêng xem việc huấn luyện
về an toàn – vệ sinh lao động cho họ là nhiệm vụ của Công ty.
Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp khoa học kỹ
thuật, tổ chức kinh tế – xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại,
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động để ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ
sức khoẻ, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động.
Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó
mang nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế lớn lao. Vì vậy Công ty luôn quan
tâm thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm sản xuất đầy đủ, là
điều kiện bảo đảm sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mỗi người lao động trong Công ty Xây dựng Quốc tế đều được trang bị các
kiến thức về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh
lao động theo quy định trong Bộ luật lao động. Theo quy định đó, Công ty chỉ nhận

lao động vào làm việc trên công trường xây dựng khi có đầy đủ các tiêu chuẩn: Phải
đủ 18 tuổi trở lên, có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ theo yêu cầu ngành nghề
do cơ quan y tế cấp, có giấy chứng nhận đã học tập và đã qua kiểm tra đạt yêu cầu
về an toàn lao động phù hợp với ngành nghề do Giám đốc Công ty xác nhận, phải
chấp hành nghiêm chỉnh nội quy kỉ luật và an toàn lao động của công trường đề ra…
Hàng năm Công ty đều tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kì. Những người làm
việc trong điều kiện nguy hiểm, có yếu tố độc hại được kiểm tra thường xuyên 6
tháng một lần. Phụ nữ có thai, có con nhỏ dưới 9 tháng, có bệnh như tim, huyết áp,
thần kinh, mắt kém, tai điếc…không được làm việc nói trên.
Ngoài ra Công ty trang bị đầy đủ các loại phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp
với điều kiện làm việc theo chế độ quy định. Cụ thể:
– Phương tiện bảo vệ đầu để chống chấn thương ở đầu. Công nhân làm việc
trên công trường phải sử dụng mũ cứng bằng nhựa có quai đeo.
– Phương tiện bảo vệ mắt gồm các loại kính và tấm chắn, trong đó phổ biến là
kính trắng và kính lọc sáng.
– Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: dùng để ngăn ngừa tác hại của các loại
bụi và hơi, khí độc xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Phương tiện bảo
vệ đường hô hấp bao gồm phương tiện lọc khí như khẩu trang, bán mặt nạ, mặt nạ
và phương tiện tự cấp khí hoặc dẫn khí như bình thở.
– Phương tiện bảo vệ tay: tay là bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể. Để đề
phòng chấn thương, Công ty đã trang bị cho công nhân các dụng cụ thủ công cầm
tay đảm bảo chất lượng tốt như găng tay, bao tay. Găng tay và bao tay được làm
bằng vải bò và vải bạt, găng tay cách điện là găng tay cao su.
– Phương tiện bảo vệ chân: gồm các kiểu giầy và ủng để chống các tác động
cơ học như dẫm phải đinh và các vật sắc nhọn, vật liệu rơi vào chân vv…
Như vậy, có thể nói Công ty Xây dựng Quốc tế luôn đề cao công tác bảo hộ
lao động đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong Công ty, đặc biệt là công
nhân trên công trường.

Phần IV
Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất

4.1. Tổ chức sản xuất
4.1.1. Loại hình sản xuất
Loại hình sản xuất là sự mô tả cách sử dụng những phương tiện nhân lực và vật
chất để biến nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng.
Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo phương pháp đơn chiếc, nơi thi công
là nơi nghiệm thu sản phẩm theo đơn đặt hàng chủ đầu tư thông qua hình thức chọn
thầu. Việc sản xuất theo đơn đặt hàng này rất có lợi vì Công ty không phải dự trữ
thành phẩm, không bị phí tổn mất giá do không tốn chi phí lưu kho.
4.1.2. Đặc điểm sản xuất
Đặc điểm sản xuất của Công ty mang đặc điểm của ngành sản xuất xây dựng.
Sản xuất xây dựng lại mang đặc thù của sản xuất công nghiệp (công nghiệp chế
tạo). Bởi vậy, nó cũng có những đặc điểm của sản xuất công nghiệp: quá trình biến
đổi, kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm với giá trị và giá trị sử dụng
mới. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây dựng, sản xuất trong
xây dựng mang những đặc điểm chủ yếu sau:
– Sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao theo lãnh thổ vì
trong quá trình xây dựng, con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ
công trường này đến công trường khác, còn sản phẩm xây dựng (các công trình xây
dựng) thì hình thành và đứng yên tại chỗ. Đặc điểm này kéo theo các tác động như:

+ Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn biến đổi cho phù
hợp với thời gian, địa điểm xây dựng, do đó gây khó khăn cho việc tổ chức sản
xuất, cải thiện điều kiện lao động và làm nẩy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển
lực lượng sản xuất cũng như các công trình tạm phục vụ thi công xây dựng.
+ Tính lưu động của sản xuất đòi hỏi phải tăng cường tính cơ động, linh hoạt
và gọn nhẹ của các phương án tổ chức xây dựng, tăng cường điều hành tác nghiệp,
lựa chọn vùng hoạt động hợp lý, lợi dụng tối đa các lực lượng và tiềm năng sản
xuất tại chỗ, chú ý đến nhân tố độ xa di chuyển lực lượng sản xuất đến công trình
khi lập phương án tranh thầu…
+ Đòi hỏi phải phát triển rộng khắp và điều hoà trên lãnh thổ các loại hình dịch
vụ sản xuất về cung cấp vật tư, thiết bị cho xây dựng, về thuê máy móc xây dựng…
– Vì sản phẩm xây dựng có tính đa dạng cá biệt cao, chi phí lớn, nên sản xuất
xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư thông qua đấu thầu hoặc
chỉ định thầu cho từng công trình. Đặc điểm này gây một số tác động đến quá trình
sản xuất xây dựng như:
+ Trong xây dựng nói chung, hình thức sản xuất sẵn hàng loạt sản phẩm để bán
không được phát triển, trừ một số trường hợp có thể xây dựng sẵn các căn nhà để
bán hoặc cho thuê.
+ Sản xuất xây dựng của các tổ chức xây dựng có tính bị động và rủi ro cao và
nó phụ thuộc vào kết quả đấu thầu.
+ Việc thống nhất hoá, điển hình hoá các mẫu mã sản phẩm và các công nghệ
chế tạo sản phẩm xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, vì cùng một loại công trình xây
dựng, nhưng nếu được xây dựng ở các địa điểm khác nhau với các thời điểm khác
nhau, chúng sẽ có cách cấu tạo và công nghệ chế tạo khác nhau.
+ Việc xác định thống nhất giá cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng (tức là các
công trình) không thể thực hiện được. Giá cả sản phẩm (công trình xây dựng) phải
được xác định trước ngay khi sản phẩm ra đời khi tiến hành đấu thầu xây dựng.

– Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp đòi hỏi phải có nhiều lực lượng hợp
tác tham gia thực hiện. Khác với nhiều ngành khác, trong xây dựng, các đơn vị
tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau đến công trình xây dựng với một diện
tích làm việc thường là hạn chế để thực hiện phần việc của mình theo một trình tự
nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi:
+ Phải coi trọng công việc thiết kế tổ chức xây dựng, đặc biệt là phải bảo đảm
sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia xây dựng ăn khớp với nhau theo trình tự
thời gian và không gian;
+ Phải coi trọng công tác điều độ thi công, có tinh thần và trình độ tổ chức phối
hợp cao giữa các đơn vị tham gia xây dựng công trình.
– Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời và chịu nhiều ảnh hưởng của thời
tiết. Đặc điểm này đòi hỏi:
+ Khi lập kế hoạch xây dựng phải tính đến yếu tố thời tiết và mùa màng trong
năm, có các biện pháp tranh thủ mùa khô và tránh mùa giá bão;
+ Phải có các biện pháp khắc phục ảnh hưởng của thời tiết tối đa, giảm bớt thời
gian ngừng việc do thời tiết xấu gây ra, cố gắng bảo đảm sử dụng năng lực sản xuất
điều hòa theo bốn quý, áp dụng kết cấu lắp ghép được chế tạo sẵn một cách hợp lý
để giảm thời gian thi công tại hiện trường, nâng cao trình độ cơ giới hoá xây dựng…
+ Phải chú ý cải thiện điều kiện lao động cho người làm công việc xây dựng;
+ Phải bảo đảm độ bền chắc và độ tin cậy của các thiết bị, máy móc xây dựng;
+ Phải chú ý tới nhân tố rủi ro do thời tiết gây nên;
+ Phải phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
– Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do địa điểm xây
dựng đem lại. Cùng một loại công trình nếu nó được tiến hành xây dựng ở những
nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nhân công và các cơ sở cho thuê máy
xây dựng, thì nhà thầu xây dựng trong trường hợp này có nhiều cơ hội thu được lợi
nhuận cao hơn so với các địa điểm xây dựng khác.

4.1.3. Chu kỳ sản xuất
Thời gian xây dựng công trình thường dài. Đặc điểm này gây nên các tác động:
+ Làm cho vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của tổ chức
xây dựng thường bị ứ đọng lâu tại công trình.
+ Các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian và thời
tiết, chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến động của giá cả.
+ Công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình ngay do tiến bộ nhanh của
khoa học và công nghệ, nếu thời gian thiết kế và xây dựng công trình kéo dài;
+ Đòi hỏi phải có các chế độ tạm ứng vốn, thanh toán trung gian và kiểm tra
chất lượng trung gian hợp lý, tổ chức dự trữ hợp lý;
+ Đòi hỏi phải tính đến hiệu quả của rút ngắn thời gian xây dựng và chú ý tới
nhân tố thời gian khi so sánh lựa chọn các phương án.
4.2.
Kết cấu sản xuất
4.2.1. Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất chính trong Công ty là hoạt động xây dựng, nhận thầu các
công trình…nằm trong số các ngành nghề kinh doanh ghi trong giấy đăng kí hoạt
động kinh doanh của Công ty (đã trình bầy ở phần trước). Các đội xây dựng, từ đội
số 1 đến đội số 7 là các đơn vị trực tiếp thực hiện công việc sản xuất chính.
4.2.2. Bộ phận sản xuất phụ
Đó là các hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, buôn bán vật tư, cho thuê
mặt bằng…Những hoạt động này do các phòng, ban trong Công ty phụ trách.
4.2.3. Các xưởng sản xuất phụ trợ
Do thi công các công trình xây dựng lớn, Công ty có các xưởng sản xuất và
phụ trợ như: Xưởng gia công gỗ, xưởng gia công thép, cơ khí sửa chữa,…
Công ty đặt ra nguyên tắc chung cho việc thiết kế như sau:

– Các xưởng sản xuất và phụ trợ được bố trí ở ngoài diện tích đã quy định để
xây dựng các công trình, không gây cản trở đến quá trình xây dựng, hoặc phải phá
đi làm lại nhiều lần.
– Các xưởng sản xuất và phụ trợ nếu có điều kiện nên tập trung vào một khu để
tiện quản lý và cung cấp các dịch vụ như điện, nước,… khu này càng gần công trình
xây dựng càng tốt để giảm các chi phí vận chuyển.
– Các xưởng sản xuất và phụ trợ nên hợp khối theo tính năng công nghệ và theo
dây chuyền sản xuất có liên quan.
– Các xưởng sản xuất và phụ trợ phải được thiết kế và quy hoạch theo các tiêu
chuẩn xây dựng, an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường,…
– Để giảm giá thành xây dựng, cố gắng sử dụng một phần công trình đã xây
dựng để làm các xưởng sản xuất và phụ trợ.
4.2.4. Tổ chức vận chuyển và hệ thống giao thông trên công trường
Bất kỳ một công trình xây dựng nào cũng cần phải vận chuyển một số lượng
vật liệu và thiết bị máy móc lớn. Công tác vận chuyển kể cả việc bốc xếp chiếm tới
50% tổng khối lượng công tác ở công trường và khoảng 30% giá thành xây dựng
công trình. Vì vậy, công tác vận chuyển đến công trường đóng một vai trò hết sức
quan trọng. Nếu tổ chức vận chuyển và thiết kế hệ thống giao thông công trường tốt
sẽ cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu, thiết bị theo yêu cầu, đảm bảo cho công trường
xây dựng đúng tiến độ, đồng thời đóng góp một phần làm hạ giá thành xây dựng, an
toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Hệ thống giao thông công trường trong Công ty Xây dựng Quốc tế bao gồm hệ
thống đường tạm, được xây dựng dùng cho việc thi công công trường bao gồm:
đường ngoài công trường và đường trong công trường.
Mạng lưới đường trong công trường (mạng lưới đường nội bộ) được thiết kế để
phục vụ cho việc chuyên chở hàng trong mặt bằng công trường, di chuyển của các
loại xe, máy thiết bị và người trong công trường. Mạng lưới đường này có vai trò
hết sức quan trọng, giúp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu đến tận chân công

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *