9483_4.5.5. BCTTTN_Tìm hiểu hoạt động Logistics tại Starbucks

luận văn tốt nghiệp

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
TẠI STARBUCKS

GIỚI THIỆU NHÓM SINH VIÊN
Nhóm chúng em gồm 6 sinh viên lớp Quản trị kinh doanh 2 – K59.
Thông qua môn “Quản trị Logistics”, chúng em mong muốn được học tập
các kiến thức về hoạt động Logistics của các doanh nghiệp, để từ đó, cùng với các
môn chuyên ngành khác như Quản trị dự trữ, Lập kế hoạch điều độ sản xuất, Mô
hình hóa trong sản xuất, chúng em sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn và cũng chi
tiết hơn về chuyên ngành mình đang theo học.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Họ và tên
Vai trò
Nguyễn Hồng Dương Biên tập, tìm kiếm thêm thông tin
Nguyễn Hồng Sơn
Phụ trách phần II “Hoạt động Logistics và mô hình chuỗi
cung ứng”
Nguyễn Thị Thảo
Phụ trách phần IV “Đánh giá chuỗi Logistics của
Starbucks”
Đào Toàn Thằng
Phụ trách phần III “Phân tích chuỗi cung ứng của
Starbucks” (Phần Inbound Logistics và Quá trình sản xuất)
Lê Quốc Tài Tôn
Phụ trách phần I “Tổng quan về tập đoàn Starbucks”
Đinh Thu Trang
Phụ trách phần III “Phân tích chuỗi cung ứng của
Starbucks” (Phần Outbound Logistics và Reversed
Logistics)

Lời nói đầu
Công ty Starbucks được thành lập từ năm 1971, hiện nay là chuỗi bán lẻ đặc
biệt hàng đầu thế giới với hơn 18,850 cửa hàng cafe trên 49 quốc gia. Trong số đó,
công ty vận hành xấp xỉ 8,800 số cửa hàng, trong khi đô còn lại được vận hành bởi
các bên được cấp giấy phép và nhượng quyền. Công ty còn sở hữu nhãn hiệu
Seattle’s Best Coffee và Torrefazione Italia coffee. Starbucks phục vụ rất đa dạng
các loại đồ ăn như đậu rang, phụ kiện cafe, và các loại trà. Thậm chí công ty này
còn thị trường hóa loại cafe của mình thông qua các cửa hàng tạp hóa bằng các sản
phẩm thực phẩm và đồ uống có thương hiệu
Với mạng lưới toàn cầu khổng lồ mà Starbucks đã xây dựng trong suốt 40
năm qua, bài báo cáo của chúng em sẽ tập trung làm rõ về Hệ thống Logistics và
Chuỗi cung ứng của Starbucks. Cụ thể, bài viết này sẽ phân tích các hoạt động
Inbound Logistics, Quá trình sản xuất, Outbound Logistics và Logistics ngược; từ
đó có một đánh giá tổng quan về hoạt động Hậu cần và chuỗi cung ứng của
Starbucks thông qua mô hình SWOT. Cuối bài báo cáo, chúng em xin đề xuất 1 số
biện pháp để cải tiến những điểm yếu của Hệ thống Logistics và chuỗi cung ứng kể
trên.

MỤC LỤC
Lời nói đầu
I.
Tổng quan về tập đoàn Starbucks
1.1. Sự ra đời và phát triển
1.2. Sứ mệnh phát triển
1.3. Chiến lược phát triển
II.
Hoạt động Logistics và Mô hình chuỗi cung ứng
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Chuối cung ứng SCM
2.1.2. Logistics
2.2. Mô hình Just in time
2.2.1. Triết lý mô hình
2.2.2. Mức độ sản xuất đầu vào cố định
2.2.3. Tồn kho thấp
2.2.4. Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh
2.2.5. Sử dụng hệ thống kéo, liên tục cải tiến
III. Phân tích chuối cung ứng của Starbucks
3.1. Inbound Logistics
3.1.1. Nhà cung ứng về dịch vụ
3.1.2. Nhà cung ứng về hàng hóa
3.1.3. Hướng dẫn về Logisitcs cho các nhà cung cấp
3.2. Quy trình sản xuất
3.3. Outbound Logistics
3.3.1. Nhà phân phối
3.3.2. Xử lý đơn hàng
3.3.3. Dịch vụ khách hàng
3.4. Hậu cần ngược
IV. Đánh giá chuỗi Logistics của Starbucks
4.1. Phân tích SWOT về hoạt động Logistics và chuỗi cung ứng của
Starbucks
4.2. Thành công
4.3. Hạn chế

Đề xuất – Kết luận
Danh mục tham khảo – Phụ lục
I.
Tổng quan về tập đoàn Starbucks
Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới.Với xuất phát
điểm là một cửa hàng cà phê nhỏ chuyên bán cà phê hảo hạng và các thiết bị xay cà
phê cho đến nay hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa
Kỳ ; ngoài ra, hãng có 18,850 quán ở 49 quốc gia, bao gồm 11.068 quán ở Hoa Kỳ,
gần 1.000 ở Canada và hơn 800 ở Nhật Bản.
1.1. Sự ra đời và phát triển

Logo của Starbucks qua các thời kì
1.1.1. Sự ra đời của starbucks
Vào năm 1971, ba sinh viên Jerry Baldwin, Zev Siegl và Gordon Bowker quen
nhau ở đại học San Francisco. Baldwin và Siegl sau đó trở thành giáo viên còn
Bowker là một nhà văn.

Hai giáo viên và một nhà văn đã sáng lập ra Starbucks.
Mọi việc thay đổi khi Alfred Peet, chủ sở hữu của Peet’s Coffee and Tea đã dạy
cả ba về cách rang hạt cà phê. Điều này đã khuyến khích Baldwin, Siegl và Bowker
kinh doanh cà phê. Vào ngày 30 tháng 3 năm 1971 ba người đã thành lập một cửa
hàng nhỏ bán cà phê và dụng cụ xay cà phê tại số 2000 Western Avenue
(Seattle,Washington). Thời gian đầu họ mua hạt cà phê từ cửa hàng của Peet,
nhưng đến năm 1984, họ đã mua lại cả Peet’s Coffee and Tea.
Theo như người đồng sáng lập Starbucks – Gordon Bowker, thì lúc đầu ông và
bạn bè gần như tuyệt vọng khi định đặt tên cho thương hiệu của mình là “Cargo
House”. Cho đến khi một trong những đối tác của Bowker – Terry Heckler làm việc
ở công ty quảng cáo gợi ý cho họ, rằng những từ bắt đầu bằng “St” sẽ có ấn tượng
mạnh hơn. Bowker đã đưa ra một danh sách các từ bắt đầu bằng “St” và đã phát
hiện ra một thị trấn mỏ cũ có tên Starbo trên bản đồ. Nó làm ông nhớ tới Pequod,
tên một con tàu xấu số trong tiểu thuyết Moby-Dick của Herman Melville. Nhưng
Hecker đã phản đối, ông nói: “Chẳng ai muốn uống một cốc cà phê có cái tên của
một con tàu xấu số”.
Sau đó những người sáng lập đã họp bàn lại với nhau và quyết định lấy tên
thương hiệu là Starbucks – tên một nhân vật trong tiểu thuyết.

Logo của Starbucks có lẽ là một trong những logo dễ nhận ra nhất trên thế giới.
Mặc dù logo hiện tại của Starbucks đã tiết giảm đi nhiều so với bản gốc nhưng sự
thật người phụ nữ trong logo là một biểu tượng mỹ nhân ngư khắc gỗ thời trung cổ
với hai đuôi.Và như là cách để kết nối cà phê với mỹ nhân ngư nên công ty cũng
được đặt theo tên một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết kể về hành trình săn cá voi
(Moby-Dick). Starbucks cũng hy vọng có thể kết hợp sức hút của cà phê và vẻ đẹp
quyến rũ của mỹ nhân ngư.
1.1.2. Quá trình phát triển của starbucks
Tuy hãng cà phê starbucks đã được thành lập từ năm 1971 nhưng lịch sử
của quán cà phê này đã thay đổi khi Howard Schultz – CEO lừng danh của
Starbucks sau này –gia nhập vào hãng năm 1982 và nhận ra tiềm năng của việc đưa
phong cách phục vụ cà phê Ý đến với nước Mỹ. Howard Schultz gia nhập hãng với
vai trò Giám đốc hoạt động bán lẻ và tiếp thị. Sau một chuyến đi đến Milan, Ý, ông
đã định hướng và đưa ra ý tưởng rằng hãng nên bán cả cà phê hạt cũng như cà phê
xay. Các chủ sở hữu từ chối ý tưởng này, tin rằng việc vào kinh doanh đồ uống sẽ
làm công ty đi ngược với định hướng của nó. Đối với họ, cà phê là một cái gì đó
được chuẩn bị tại gia, nhưng họ đã quyết định giới thiệu với khách hàng những
mẫu thử nước uống được chế biến sẵn.
Schultz bắt đầu chuỗi Il Giornale bar cà phê vào tháng 4 năm 1986. Năm
1984, các chủ sở hữu ban đầu của Starbucks, dẫn đầu bởi Baldwin, nắm lấy cơ hội
mua của Peet (trước đó Siegl và Bowker đã lần lượt bán cổ phần của mình).
Trải qua 40 năm gây dựng và phát triển, Starbucks không chỉ bó hẹp bản
thân nó tại Seattle hay Mỹ mà thậm chí còn lan ra khỏi châu lục, đưa nghệ thuật
thưởng thức cà phê Ý hiện đại đến với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hồng
Công, Nam Phi…
Thương hiệu cà phê Starbucks hiện có hơn 18,850 cửa hàng tại 49 quốc gia
trên thế giới với 150.000 nhân viên. Nhân viên của hãng tại Mỹ có mức lương
trung bình 8,8 USD một giờ và được đóng bảo hiểm cùng một số quyền chọn mua
cổ phiếu. Hơn 65% cửa hàng của Starbucks được đặt tại Mỹ.
Khi Starbucks chào cổ phiếu ra công chúng lần đầu, doanh số của công ty đạt
xấp xỉ 73 triệu USD. Chỉ trong vài năm, cổ phiếu của công ty đã tăng 70%. Chiến
lược phát triển chính được Starbucks sử dụng là mua lại. Chỉ trong một thời gian
ngắn, Starbucks đã mua lại Best Coffee của Seattle, Coffee People, và Torrefazione

Italia. Công ty cũng mua lại Tazo, Teavana, và Ethos để bổ sung dòng sản phẩm
của mình.
1.2. Sứ mệnh của starbucks :
Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một
cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm.
– Đối với sản phẩm: Hãng đã, đang và sẽ luôn chú trọng vào chất lượng.Say
mê tìm nguồn cung ứng cà phê hạt ngon nhất theo cách có đạo đức, rang
chúng một cách cực kỳ cẩn thận và cải thiện cuộc sống của những người
trồng cà phê.
– Đối với các đối tác: Kêu gọi các đối tác xem đây không chỉ là công việc mà
còn là niềm đam mê. Đồng thời, luôn đối xử với nhau một cách tôn trọng và
đường hoàng.
– Đối với kháng hàng:luôn luôn giao thiệp, tươi cười và nâng cao cuộc sống
của khách hàng – ngay cả khi chỉ là một vài khoảnh khắc.Điều này bắt đầu
bằng lời hứa về đồ uống được pha hoàn hảo.
– Đối với môi trường và xã hội
● Hiểu các vấn đề về môi trường và chia sẻ thông tin với cộng sự.
● Phát triển các giải pháp sáng kiến và linh hoạt để đưa ra thay đổi.
● Phấn đấu mua, bán và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
● Đưa trách nhiệm về môi trường thành giá trị của công ty.
● Đo và theo dõi tiến độ từng dự án.
● Khuyến khích tất cả cộng sự tham gia vào sứ mệnh vì môi trường và xã hội.
1.3. Chiến lược phát triển

Hiểu khách hàng và nhân viên
Nhân viên chính là tiếng nói giúp bạn chuyển tải những giá trị trong dịch vụ đến
khách hàng. Vì vậy, cần phải hiểu cả nhân viên của mình. Khi đã hiểu,thì sẽ khai
thác được những tiềm lực của mỗi nhân viên của mình.

Hãy sáng tạo
Starbuck vẫn luôn giữ vững những giá trị tốt đẹp như nền móng của chính nó
xong cũng tự làm mới “bản thân” nhưng vẫn không đi quá xa so với nền móng ban
đầu. Starbucks đã làm hết sức để duy trì cái gốc của họ, nhưng công ty này cũng vô

cùng sáng tạo. Ví dụ, nhận ra rằng khách hàng muốn dành nhiều thời gian hơn tại
các quán cà phê của mình, Starbucks bắt đầu cung cấp dịch vụ Wi-Fi miễn phí từ
năm 2010.
Nhận ra rằng khách hàng muốn dùng sản phẩm của công ty tại nhà, Starbucks
đã cho ra đời cà phê uống liền có thương hiệu là Via instant-coffee và các hệ thống
sản xuất riêng. Thậm chí, công ty còn cho phép các khách hàng trả tiền thông qua
các ứng dụng trên điện thoại iPhone và là một trong những công ty đầu tiên sử
dụng ứng dụng trên các thiết bị di động.Mặc dù giữ được cái gốc là điều quan
trọng, nhưng thích ứng và hoan nghênh sự thay đổi cũng quan trọng.

Đẩy mạnh truyền thông
Starbucks đã sử dụng Instagram để kể câu chuyện thương hiệu của mình. Bằng
việc quảng bá hình ảnh trên các trang mạng xã hội, công ty không chỉ để giới thiệu
sản phẩm, mà còn để kèm thông điệp của thương hiệu mình truyền cảm cho khách
hàng và niềm đam mê của chính họ.

Đẩy mạnh truyền thông..


Phù hợp với từng khu vực
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Starbucks cũng hướng đến việc phù hợp với môi
trường mỗi địa phương hay từng khu vực, vùng miền.. Ví dụ, một Starbucks khu
Disney ở California trông hoàn toàn khác ở San Francisco hay Philadelphia.

II. Hoạt động Logistics và mô hình chuỗi cung ứng
2.1. Cơ sở lí thuyết.
2.1.1. Chuỗi cung ứng SCM ( Supply Chain Management):
– Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động
liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động
quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự
phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp,
bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng.
– Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên
trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức
năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các
qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau
thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung
ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như
những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động
của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công
nghệ thông tin.”
– Chuỗi cung ứng có thể hình dung như một đường ống hoặc một cái máng
dùng cho dòng chảy của sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ
nhà cung ứng qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến tận người tiêu
dùng.
– Khi logistics ra đời và phát triển ở nhiều công ty – mà dạng đơn giản nhất
của logistics là sự sát nhập cung ứng vật tư (inbound logistics) vào phân phối
sản phẩm (outbound logistics), cùng với quan điểm giá thành tổng thể, quan
điểm chuỗi giá trị cũng được đưa vào xem xét. Quan niệm này đặc biệt quan
trọng trong quản trị logistics.

Các thành phần của Mô hình chuỗi cung ứng SCM

Tại Starbucks, chuỗi cung ứng có 4 hoạt động Lập kế hoạch, Tìm nguồn, Sản xuất, và Vận
chuyển; với mục đích giảm thiểu chi phí và nâng qua hiệu quả
2.1.2. Logistics:
– Quản trị Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm quá trình lập kế
hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên

quan theo cả chiều xuôi lẫn chiều ngược, giữa điểm đầu và điểm cuối khách
hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
– Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa
xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng,
thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị
nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.

2.2. Mô hình Just in time
Hệ thống quản lý hàng tồn kho (Justs in Time) là một phần của quá trình quản
lý sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động và chi phí sản xuất bằng
cách loại bỏ bớt những công đoạn kém hiệu quả gây lãng phí.

2.2.1. Triết lý mô hình
JIT đươc gọi là hệ thống cung ứng đúng thời điểm. Trong sản xuất hay dịch
vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một lượng đúng bằng số lượng mà
công đoạn tiếp theo cần tới. Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ ra.

Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ
thống chỉ sản xuất ra cái mà khách hàng muốn.
Trong hệ thống sản xuất “ đúng thời điểm” hay còn gọi là “hệ thống sản xuất
không dự trữ”, lượng tồn kho được kiểm soát để luôn ở mức tói thiểu và có xu
hướng tiến sát đến mức “ 0”. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp, nhất là giảm đáng kể chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm
cũng như tăng cường khả năng đáp ứng của khách hàng
2.2.2 Mức độ sản xuất đều và cố định
Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua
một hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau để nguyên vật
liệu và sản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng. Mỗi thao
tác phải được phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ
2.2.3 Tồn kho thấp

Hệ thống JIT có lượng tồn kho thấp. Lợi ích của việc này là tiết kiệm được
không gian và chi phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm cò tồn đọng
trong kho.Bên cạnh đó tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất
cân đối trong quá trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ làm cho những nhà quản lý
ỷ lại, không cố gắng khắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đến cho phí
tăng cao.
2.2.4. Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh

Theo phương pháp này, người ta sư dụng các chương trình làm giảm thời
gian và chi phí lắp đặt để đạt kết quả mong muốn, những công nhân được huấn
luyện để làm những công việc lắp đặt cho riêng họ, công cụ, thiết bị cũng như
quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu chuẩn hóa.
Starbucks thu mua nguyên liệu trực tiếp từ người nông dân nên đảm bảo
được nguồn cung cho sản xuất. Vì vậy họ không cần xây dựng hệ thống kho quá
lớn để tích trữ. Nên chi phí cho việc xây kho sẽ không quá lớn.
2.2.5. Sử dụng hệ thống kéo, liên tục cải tiến
JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát công việc, mỗi công việc sẽ gắn đầu
ra với nhu cầu của khâu kế tiếp. Trong hệ thống này, có sự thông tin ngược từ
khâu này sang khâu khác, do đó công việc được di chuyển “ đúng lúc” tới khau
kế tiếp, theo đó dòng công việc được kết nói với nhau, và sự tích lũy thừa tồn
kho giữa các công đoạn sẽ được tránh khỏi

Starbucks là một công ty sử dụng thành công hệ thống “ kéo” của mô hinh
JIT làm nguyên tắc đòn bẩy để thực hiện quá trình sản xuất thành công. Họ đã
cách mạng hóa việc bán cà phê bằng cách sử dụng mô hình kinh doanh trực tiếp

với nguyên lý cơ bản bao gồm nhận đơn hàng từ khách hàng tùy chỉnh, do đó
làm giảm hàng tồn kho và phân phối hợp lý hóa. Starbucks luôn bám sát nhu cầu
người mua và liên kết thông tin chặt chẽ với nhà cung ứng bằng hệ thống tự
động hóa nhằm tạo sự ăn khớp giữa cung và cầu.
III. Phân tích chuỗi cung ứng của Starbucks
Starbucks đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng bằng hệ thống bảng đánh giá đơn giản
tập trung vào 4 mức độ sau
– Tính an toàn trong vận hành
– Tỷ lệ đáp ứng đơn hàng và giao hàng đúng hẹn
– Tổng chi phí chuỗi cung ứng
– Tiết kiệm doanh nghiệp (Enterprise savings)
Mục tiêu của công ty là giảm thiểu chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả
3.1. Inbound Logistics
3.1.1. Nhà cung ứng dịch vụ
● Nhà cung cấp dịch vụ vận tải, lưu kho,..
Sau khi thu mua những nguyên liệu cà phê trực tiếp từ các nông trại,
Starbucks vận chuyển và lưu kho trước khi mang chúng đi xử lý để tạo ra những
sản phầm độc đáo của riêng họ. Hầu hết Starbucks vận chuyển hạt cà phê về kho
trong nhà máy sản xuất của mình được rải rác ở Washington, York, California,… để
tiện cho việc chế biến và sản xuất. Sau đó sản phẩm được lưu trữ tại đây và chờ đợi
để vận chuyển tới các cửa hàng riêng của họ tại các CDCs. Về quá trình vận tải,
đều được thực hiện từ công ty bên thứ 3 (3PLs) thông qua các hạm đội xe chuyên
dụng riêng của Starbucks.
● Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp và sửa chữa máy móc: Hãng sản xuất thiết bị
Thermoplan AG – cung cấp thiết bị máy pha cà phê,…
Thermoplan AG là nơi sản sinh ra những cỗ máy pha chế espresso và
cappuccino độc quyền cho hơn 21.000 cửa hiệu Starbucks trên toàn thế giới. Chính
vì vậy, Thermoplan AG trở thành một công ty đối tác của Starbucks chuyên cung
cấp những thiết bị và sửa chữa những thiết bị độc quyền của mình cho Starbucks.
3.1.2. Nhà cung ứng hàng hóa

Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi
doanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, hoạt
động có ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra. Với các công ty cà phê,
cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết. Starbucks cũng không nằm ngoài số đó,
tính tới thời điểm hiện tại, Starbucks có hơn 40000 nhà cung cấp trên khắp trên
thế giới.
Trong năm tài chính 2011, Starbucks đã mua hơn 428 triệu pound cà phê.
86% trong số đó – tức là 367 triệu pound– được mua từ các nhà cung cấp được.
Starbucks hầu như không thuê ngoài
mua sắm nguyên liệu của mình để đảm bảo
chất lượng coffee của họ.Vậy nên hình thức
cung cấp chính của Starbucks là Fairtrade
( người trồng cà phê ).Cà phê Fairtrade cho
phép người nông dân trồng cà phê quy mô
nhỏ liên kết thành những hợp tác xã dân chủ
(CAFE – Coffee and Farmer Equity), đầu tư
vào nông trại và cộng đồng của họ, bảo vệ
môi trường và phát triển các kỹ năng kinh doanh cần thiết để cạnh tranh trong thị
trường toàn cầu. Tất cả các nhà cung cấp hạt cà phê của Starbucks phải đáp ứng
điều kiện tiên quyết tối thiểu về chất lượng hạt cà phê Arabica, minh bạch về kinh
tế, mạng lưới cung cấp từ các trang trại trồng cà phê và quy trình chế biến. Các nhà
cung cấp sẽ được lựa chọn một cách tỉ mỉ để đáp ứng nguồn cung dài hạn và biến
động theo dự báo. Để lựa chọn ra các nhà cung cấp này, Starbucks đã thuê bên
thứ 3 – một tổ chức xác minh để đánh giá chất lượng các trang trại thông qua
một bảng điểm toàn diện với hơn 200 chỉ số KPI
Mỗi một vùng trên thế giới lại có thể trồng ra những loại cà phê có hương vị
khác nhau, ở châu Mỹ Latinh cà phê mang độ chua và mùi của các loại hạt ca cao,
ở châu Phi thì hạt mọng nước, mang hương hoa, chanh, dâu; ở châu Á- Thái Bình
Dương thì đậm, mịn, mang mùi cỏ, mùi mộc. Do sự khác biệt đó, Starbucks thu
mua cà phê trực tiếp từ nông dân từ 4 nơi trồng cà phê trên khắp thế giới đó là: Cà
phê của John Parry ở Hawaii, cà phê của một bộ phận nông dân nhỏ tại khu
Lintong ở Sumatra, cà phê của một ngôi làng nhỏ ở Aricha huyện Yirgacheffe ở
Ethiopia và cà phê của gia đình Baumann ở Mexico. Đây đều là những loại cà phê

có hương vị rất độc đáo mà không nơi nào trên thế giới có được. Starbucks bắt đầu
thu mua cà phê Fairtrade vào năm 2000. Kể từ đó, Starbucks đã trả 16 triệu USD
bù giá cho loại hình cung cấp này. Nhưng bù lại chính hình thức này đã tạo ra
những sản phẩm đặc trưng của Starbucks và tạo nên hương vị nổi tiếng của họ.
Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê 2010, Brazil, Việt Nam và Columbia
cũng chính là nguồn cung toàn cầu cho hạt cà phê Arabica của Starbucks, với thị
phần theo thứ tự là 38%, 14.5%, 12.3%.
.

Starbucks chú trọng phát triển và duy trì mối quan hệ với các nhà cung
cấp của mình: Trong mối quan hệ với nhà cung ứng Starbucks luôn đối xử một
cách tôn trọng và đạo đức, luôn tạo điều kiện tốt nhất để đối tác của họ để hoạt
động một cách có hiệu quả.
3.1.3. Starbucks – Hướng dẫn Logistics cho các nhà cung cấp:
Starbucks đã soạn thảo một tài liệu hướng dẫn dành cho các nhà cung cấp
hiện tại và tiềm năng về những yêu cầu của công ty để có thể nhận và chuyển sản
phẩm tới khách hàng trong điều kiện tốt nhất. Tài liệu hướng dẫn bao gồm các nội
dung: đóng gói, dán nhãn, tài liệu và vận chuyển. Cụ thể, trong bản hướng dẫn này,
Starbucks đã đưa ra những yêu cầu của mình thông qua 4 mục lớn:
1. Đóng gói (CASE)
– Kích thước và số lượng SKU
2. Dán nhãn và in
– Ví dụ mẫu nhãn dán

– Đặc điểm kỹ thuật về chất liệu lô
– Cách dán kiện hàng
– Kết cấu và tính toàn vẹn
– Tính an toàn
– Các yêu cầu thêm dành cho các
nhà cung ứng đồ dùng nội thất
3. Palletization
– Thông số kỹ thuật Pallet
– Sử dụng Pallet
– Tính toàn vẹn của Pallet
4. Hướng dẫn vận chuyển
– Tổng quan các loại tài liệu
– Giấy giao hàng
– Tài liệu không xuất xứ từ EU
– Kế hoạch vận tải và chuyển hàng
– Quy trình vận chuyển thông
thường

“Các nhà phân phối cần đảm bảo thùng hàng được thiết kế kích thước tối ưu cho các SKU bên
trong. Các ngăn phân chia bên trong dành cho các sản phẩm dễ vỡ cần thiết kế cho cho có thể chịu sự va
đập trong quá trình vận chuyển”

“Các lô hàng phải có khả năng chịu được 1 tải tối thiểu trên 160kg, trên bề mặt pallet 800 x 1200
mm (ví dụ 17g trên cm2), giả sử trong điều kiện phân phối và bảo quản bình thường”

Trên đây là một vài hình ảnh hướng dẫn Logistics cho các nhà cung cấp của
Starbucks. Thông tin chi tiết của từng yêu cầu, nhóm xin phép được đính kèm link
“Suppiler Logistics Guidelines” trong phần Danh mục tham khảo cuối bài.
3.2. Quy trình sản xuất
3.2.1. Nhà máy sản xuất:

Bản đồ các nhà máy sản xuất của công ty Starbucks
Một số nhà máy sản xuất do công ty Starbucks lập ra để phục vụ cho nhu cầu
của chính công ty, còn lại thì họ hợp tác với các nhà máy khác. Các nhà máy xản
xuất bao gồm:
– Nhà máy Kent ở Kent thuộc Washington. Kent là nhà máy linh hoạt và là
nhà máy duy nhất có ba quy trình sản xuất liên tục, rang cà phê Starbucks và
cà phê tuyệt nhất Seattle, trộn trà Tazo và hòa tan linh hoạt cho cà phê
Starbucks VIA để sẵn sàng pha chế. Xây dựng vào năm 1992, Kent là nhà
máy lâu đời nhất trong công ty.
– Nhà máy rang cà phê Carson Valley ở Minden, Nevada. Các nhà máy rang
Carson Valley là một trong những nhà máy chế biến cà phê lớn nhất thế giới
và là một phần của cộng đồng quận Douglas từ năm 2005.
– Nhà máy Bay Bread Bakery ở Nam San Francisco, California. “Shaw” là biệt
danh con đường nhà máy này nằm trên, nhưng được chính thức gọi là Vịnh
Bánh Mì. Đây là nhà máy lớn nhất với ba chức năng: chuẩn bị sản phẩm cho
các cửa hàng La Boulange, chuẩn bị sản phẩm cho các cửa hàng Starbucks,
thử nghiệm và phát triển sản phẩm mới.
– Nhà máy New French Bakery ở Ventura, California. New French Bakery là
một nhà máy ở Ventura, California chỉ tập trung vào bộ phận bán buôn
– Nhà máy Evolution Juicery ở Rancho Cucamonga, California. Là nhà máy
ép hoa quả khá lớn cung cấp cho Starbuck những hương vị đặc trưng trong
cà phê của mình.

– Nhà máy rang cà phê York ở York, Pennsylvania. Nhà máy York là một
trong những nhà máy chế biến cà phê lớn nhất thế giới và là trung tâm phân
phối lớn nhất của Starbucks. Nó cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng
Starbucks và cửa hàng tạp hóa trong nước và quốc tế. Nó cũng là một phần
của cộng đồng quận York trong 17 năm qua.
– Nhà máy Sandy Run ở Gaston, South Carolina. Sandy Run là một nhà máy
rang cà phê tự động hóa cao. Đưa vào năm 2008, Sandy sản xuất hơn 1,5
triệu pound cà phê hàng tuần. Nhà máy nhận được chứng nhận vàng của
LEED.

Đường vận chuyển về các kho bãi của Starbucks
3.2.2. Quy trình sản xuất hạt cà phê
Các nhà máy sản xuất của Starbucks mặc dù được rải rác nhiều nơi, thế
nhưng mỗi nơi lại có một quy trình sản xuất và đóng gói cho từng sản phẩm riêng
biệt của họ. Thế nhưng quy trình trong mỗi nhà máy đều có cách vận hành hầu như
giống nhau và không thay đổi cho mọi trường hợp.

● Phân loại và xử lý: Hạt cà phê sau đó được thu hoạch, không kể hạt xanh và
chín đều được cho vào máy và phân loại. Starbucks hàng năm lấy mẫu hơn
150.000 cốc cà phê, không ngừng tìm kiếm các loại cà phê arabica tốt nhất.
Cuối cùng, khoảng 3% hạt cà phê trên thế giới được đóng thành gói cà phê
đến tay khách hàng. Cà phê được bóc tách vỏ và phơi với nhiệt độ 30 độ C
và độ ẩm thấp.

● Rang và say: Sau đó, cà phê được chuyển tới các máy rang và xay dành
riêng cho từng loại cà phê để xử lý một cách thích hợp nhất.
Starbucks mất 18 – 25% trọng lượng hạt khi thực hiện công đoạn rang. Hạt
cà phê sẽ được rang để tạo ra 3 dòng khác nhau là Blonde, Medium và
Dark. Sau 10 phút trong trống rang, hạt cà phê đạt đến màu nâu đồng đều
và dầu bắt đầu toát ra trên vỏ hạt cà phê. Trong khoảng 11 tới 15 phút (thời
gian này là khác nhau với mỗi loại cà phê), hạt cà phê bắt đầu phát ra toàn
bộ hương vị tiềm ẩn. “Tiếng nổ bốp thứ hai” báo hiệu khoảnh khắc hoàn tất
quá trình rang.
Cà phê sau quá trình rang có nhiệt độ cao làm cho các hợp chất tạo hương
mới sinh ra tiếp tục bay hơi làm thất thoát hương. Vì vậy để tránh thất thoát
hương thơm thì cà phê sau khi rang phải được làm nguội càng nhanh càng
tốt.

Máy rang cà phê

Hạt cà phê sau khi rang xong

Bàn làm nguội của máy rang cà phê

Một số mẫu cà phê được xay nhuyễn
● Đóng gói: Sau khi đã ra được sản phẩm theo đúng quy trình sản xuất và
được kiểm tra, các sản phẩm tốt được đưa và đóng gói một cách nghiêm ngặt
của máy móc, đảm bảo được sự an toàn và cũng nhưng giữ được hương vị
của cà phê.

● Bảo quản: Cuối cùng, sau khi đã đóng gói xong, sản phẩm được đưa đến các
kho bảo quản trong nhà máy và chờ đợi bên logistics thứ ba (3PLs) đến vận
chuyển hàng đến các cửa hàng của Starbucks
Từng công đoạn đều có máy móc riêng của nhà cung cấp bên thứ ba tạo ra để
nhằm sản xuất riêng cho từng sản phẩn riêng biệt của Starbucks.
3.3. Outboud Logistics
3.3.1. Nhà phân phối
Starbucks sử dụng 48 CDCs (Trung tâm phân phối chính) ở Hoa Kỳ, 7
trong khu vực Châu Á / Thái Bình Dương, năm ở Canada, 3 ở châu Âu và 3 nhà
kho (green coffee warehouses); Tất cả được điều hành bởi một công ty hậu cần
bên thứ ba. Các CDCs kết hợp phân phối cà phê với các mặt hàng khác để việc giao
hàng thường xuyên luôn được diễn ra thông qua các hạm đội xe tải chuyên dụng
cho các cửa hàng bán lẻ của riêng Starbucks và cửa hàng bán lẻ bán các sản phẩm
mang thương hiệu Starbucks.
Starbucks còn đưa ra một bảng đánh giá hiệu suất của 3PLs dựa trên hệ
thống 0-1, mục đích là để giảm thiểu đến mức tối đa các chi phí phát sinh không
đáng có trong quá trình vận tải và lưu kho.

Starbucks Centre – Một trong những trung tâm phân phối tại SODO District

Starbucks tự mình lập ra hệ thống các shop cà phê để giới thiệu và bán sản
phẩm. Hệ thống các cửa hàng của Starbucks phân bố rộng khắp trên toàn thế giới
(Xem Phụ lục 1, 2, 3). Ngoài việc tự mình lập ra các cửa hàng Starbucks cũng
nhượng quyền kinh doanh của mình cho nhiều công ty trên toàn thế giới, và Việt
Nam cũng nằm trong những quốc gia mà Starbucks đã có mặt. Starbucks gia nhập
thị trường Việt Nam bằng việc mở cửa hàng đầu tiên tại TPHCM hồi tháng 2 năm
2013, thông qua giấy phép nhượng quyền được ký kết giữa Starbucks với Công ty
TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Ý Tưởng Việt, một chi nhánh của Tập đoàn
Maxim’s Hồng Kông. Hãng này còn dự định mở thêm hàng trăm cửa hàng ở Việt
Nam trong những năm tới và hơn 3000 của hàng ở thị trường Bắc Mỹ trong 5 năm
tới. Có thể nói hệ thống phân phối sản phẩm của Starbucks là rất lớn và họ đã có
những chiến lược mở rông thị trường hết sức hợp lý để tiêu thụ sản phẩm của mình.

Starbucks có hệ thống cửa hàng đặt ở các vị trí “chiến lược” trên toàn cầu.
Hầu hết các cửa hàng của Starbucks đều được đặt ở nơi đông người qua lại và dễ
dàng nhận biết như trung tâm mua sắm, các tòa nhà công sở, hay trong khuôn viên
các trường học. Ngoài việc bán cà phê nguyên hạt, các cửa hàng này còn bán hạt cà
phê đã ủ men, cà phê espresso của Ý pha sẵn, đồ uống đá xay, và các loại trà cao
cấp. Mức độ đa dạng của sản phẩm tùy thuộc vào quy mô và vị trí cửa hàng, tuy
nhiên đa số các cửa hàng đều có thêm bánh ngọt, sô-đa, nước hoa quả, thêm vào đó
là những vật phẩm và thiết bị liên quan đến cà phê, đĩa CD ca nhạc, games, và
những mặt hàng bán theo mùa.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *