XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng… đặc
biệt là đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước. Từ chỗ các doanh nghiệp nhà nuớc giữ
vị trí độc tôn trong sản xuất kinh doanh, theo mệnh lệnh hành chính, không
có cạnh tranh và hạch toán kinh tế chỉ là hình thức, sang phát triển mọi loại
hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường các doanh nghiệp phải tự hạch toán, phải tự lo mọi khâu của quá trình
sản xuất kinh danh theo cơ chế thị trường.
Ngày nay môi trường kinh doanh có sự ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động
kinh doanh của công ty, nó luôn thay đổi, phá vỡ sự cứng nhắc của các kế
hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải hoạch định và triển
khai một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những
thay đổi của môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh. Đặc biệt
trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì muốn tồn tại và phát
triển, các doanh nghiệp không những phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường
nội địa mà phải có khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Vậy làm thế nào để
có ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ cạnh tranh và cạnh tranh được với các đối
thủ khi họ có lợi thế cạnh tranh dài hạn mà mình không có? Không chỉ với
các doanh nghiệp Việt Nam mà cả đối với các công ty lớn trên thế giới trong
suốt qúa trình đặt tình huống và tìm giải pháp, có một câu hỏi luôn đặt ra là:
làm sao doanh nghiệp có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên là khả
năng có hạn của mình và đòi hỏi vô hạn của thị trường không chỉ bây giờ mà
cả cho tương lai. Giải quyết được mâu thuẫn ấy là mục tiêu của hoạch định
chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược chung của toàn doanh nghiệp, chiến
lược sản phẩm có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng
và thực hiện các chiến lược và kế hoạch khác như: chiến lược đầu tư phát
triển, chiến lược giá, chiến lược phân phối và các hoạt động xúc tiến hỗn
hợp…
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong các doanh nghiệp nhà nước
chuyên sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo. Trong những năm qua, công
ty đã biết chăm lo phát huy các nhân tố nội lực để vượt qua các thử thách của
thời kỳ chuyển đổi, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
Với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn
nhất tại Việt Nam thì công ty phải nhanh chóng xây dựng cho mình một
chiến lược phát triển toàn diện, trong đó đặc biệt quan tâm đến chiến lược
sản phẩm.
Thực tế ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp còn xa lạ với mô
hình quản trị chiến lược nên chưa xây dựng được các chiến lược hoàn chỉnh,
hữu hiệu và chưa có các phương pháp đủ tin cậy để lựa chọn chiến lược sản
phẩm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với thực tế trên, trong
thời gian thực tập tại công ty bánh kẹo Hải Hà qua khảo sát, phân tích và
đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, được sự
hướng dẫn của cô giáo Thạc sĩ Vũ Anh Trọng và sự giúp đỡ của nhân viên
phòng kinh doanh cũng như cán bộ công nhân viên công ty. Em đã chọn đề
tài: “Xây dựng chiến lược sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà giai đoạn
2015- 2018” với những mong muốn góp một phần nhỏ thiết thực cho công ty
và cũng là để bản thân có thêm kinh nghiệm thực tế khi ra trường.
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán
kinh tế độc lập, tư điều chỉnh về kinh tế, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có trụ
sở ổn định, có con dấu riêng, trực thuộc Bộ công nghiệp.
Công ty được chính thức thành lập theo quyết định số 216/CN/CLĐ ngày
24/12/1993 cua Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ. Đăng ký kinh doanh số
106286 do trong tài kinhtế thành phố Hà Nội cấp ngày 7/4/1993. Ngày
12/4/1997 Công ty đã được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu
số1011001.
1.1.Tên địa chỉ của Công ty.
Tên Công ty: Công ty bánh kẹo Hải Hà
Tên giao dịch: Hai Ha Confectionery Company
Viết tắt: HAIHACO
Công ty nhà nước
Kinh doanh các sản phẩm về bánh kẹo và thực phẩm
Trụ sở: Số 25 đường Trương Định Hà Nội
1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
+ Giai đoạn 1959 đến 1960: Trong công cuộc xây dựng CNXH ở
Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam, xuất phát từ kế hoạch 3 năm
(1958-1960) của Đảng đề ra phát triển nền kinh tế quốc dân, với nhiệm vụ
chủ yếu là “Cải tạo và phát triển Nông nghiệp đồng thời hướng Công nghiệp
phục vụ Nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất hàng tiêu dùng”.
Ngày 1/1/1959 Tổng công ty Nông thổ sản Miền Bắc (trực thuộc Bộ
nội thương) đã quyết định xây dựng một cơ sở thí nghiệm có tên là: “Xưởng
thực nghiệm” sau này chuyển sang Cục thực phẩm-Bộ công nghiệp nhẹ, làm
nhiệm vụ vừa xây dựng vừa thực nghiệm. Từ giữa năm 1959 đến tháng
4/1960 thực hiện chủ trương của tổng công ty Nông thổ sản, anh chị em đã
bắt tay vào việc nghiên cứu thử nghiệm sản xuất mặt hàng Miến (sản phẩm
đầu tay) nguyên liệu sản xuất của Nông nghiệp để cung cấp miến cho nhu
cầu tiêu dùng miến của nhân dân.
Ngày 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời, đi vào hoạt động với
máy móc và thiết bị thô sơ, sản phẩm chỉ có Miến và nước chấm.
+ Giai đoạn 1960 đến 1970: Trong giai đoạn này đã thí nghiệm thành
công và đưa vào sản xuất những mặt hàng như: Dầu, tinh bột ngô.
Năm 1966, viện thực vật đã lấy nơi này làm cơ sở vừa sản xuất vừa
thử nghiệm các đề tài thực phẩm từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất
nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ tránh ảnh hưởng do chiến tranh gây ra. Từ
đó nhà máy đổi tên thành “Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà”. Được
sự hỗ trợ của Bộ công nghiệp nhẹ, nhà máy đã trang bị thêm môt số thiết bị
nhằm nâng cao chất lượng và sản xuất thêm một số sản phẩm mới.
Tháng 6/1970, nhà máy chính thức tiếp nhận phân xưởng sản xuất kẹo
của nhà máy Hải Châu bàn giao sang với công suất 900tấn/năm và đổi tên
thành “Nhà máy thực phẩm Hải Hà”. Sốcán bộ công nhân viên của nhà máy
lúc này là 550 người sản xuất các sản phẩm kẹo, mạch nha, giấy tinh bột, bột
dinh dưỡng trẻ em.
+ Giai đoạn 1971 đến 1985: Nhà máy đã sản xuất thêm được nhiều sản
phẩm mới và trang bị một số dây chuyền sản xuất từ các nước như: Trung
Quốc, Ba lan, Cộng hoà dân chủ Đức.
Tháng 12/1976 nhà máy được nhà nước phê chuẩn mở rộng diện tích mặt
bằng lên 300.000m2 vơi công suất thiết kế là 6000 tấn/năm.
+ Giai đoạn 1986 đến 1970: Đây là giai đoạn nhà máy gặp nhiều khó
khăn. Năm 1987 nhà máy đổi tên thành “Nhà máy bánh kẹo Hải Hà”. Năm
đó nhà máy tồn kho 250 tấn kẹo trị giá trên 1 tỷ đồng, phải đóng cửa một
phân xưởng kẹo cứng, cho 250 công nhân nghỉ việc, nợ ngân hàng trên 2 tỷ
đồng, vốn bị chiếm dụng lên đến 500 triệu đồng.
+ Giai đoạn 1991 đến nay: Tháng 1/1992 nhà máy chuyển về trực thuộc
Bộ công nghiệp quản lý. Nhà máy nhận thêm các đơn vị: Nhà máy thực
phẩm Việt Trì, Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.
+ Tháng 5/1993 Công ty tách một bộ phận sản xuất để thành lập liên
doanh “Hải Hà-Kotobuki” với công ty Kotobuki Nhật Bản, với tỷ lệ góp
vốn:
– Bên Việt Nam: 30% tương đương 12 tỷ đồng
– Bên Nhật Bản: 70% tương đương28 tỷ đồng
+ Năm 1995 công ty liên doanh với hãng Miwon của Hàn Quốc thành lập
liên doanh “Hải Hà-Miwon” tại Việt Trì vốn góp chiếm 16,5% tương đương
1 tỷ đồng.
+ Năm 1996 thành lập liên doanh “Hải Hà-Kamenda” tại Nam Định với
số vốn góp của Công ty là 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên do hoạt động kém hiệu quả
nên vào tháng 12/1998 liên doanh này bị giải thể.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Công ty bánh kẹo Hải Hà thuộc Bộ công nghiệp nhẹ được thành lập với
chức năng là sản xuất bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần
để xuất khẩu.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên của công ty phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm
nhằm mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cho từng khu vực thị
trường.
Thứ hai, xây dựng phát triển chiến lược công nghệ sản xuất bánh kẹo và
một số sản phẩm khác từ năm 2000 đến năm 2010, tăng cường công tác đổi
mới cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh
tranh.
Thứ ba, xác định rõ thị trường chính, thị trường phụ, tập trung nghiên
cứu thị trường mới, chú trọng hơn nữa đến thị trường xuất khẩu đặc biệt là
thị trường các nước láng giềng, củng cố thị trường Trung Quốc.
Thứ tư, nghiên cứu sắp xếp lại bộ máy sản xuất, tổ chức trong doanh
nghiệp, hoàn thiện bộ máy quản lý từ trên xuống, vận hành nhanh chóng
thông suốt. Trước mắt phải phát triển bộ phận Marketing trong phòng kinh
doanh thành một phòng Marketing riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả trong
khai thác thị trường cũ và phát triển thị trường mới nhất là thị trường các tỉnh
phía Nam và thị trường xuất khẩu.
Thứ năm, không ngừng nâng cao công tác đào tạo cán bộ, công nhân
viên.
Thứ sáu, tăng cường công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp,
thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt Đảng để quán triệt nghị quyết của
Đảng, tổ chức Đảng phải thực sự lãnh đạo kiểm tra được hoạt động kinh
doanh, đảm bảo thực hiện đúng đường lối của Đảng, chủ trương chính sách
của Nhà nước.
Thứ bảy, quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng phát triển nguồn
vốn do ngân sách Nhà nước cấp, huy động thêm các nguồn vốn khác, tiến tới
tăng vốn chủ sở hữu.
Thứ tám, không ngừng chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên,
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tham gia các công tác xã hội.
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật
1 . Đặc điểm tổ chức
Sơ đồ1: Tổ chức bộ máy quản lý
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, xí nghiệp:
Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng:Đứng
đầu công ty là Tổng giám đốc do cấp trên bổ nhiệm sau khi đã tham khảo ý
kiến của Đảng bộ, phiếu tín nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong
toàn công ty. Tổng giám đốc quản trị theo chế độ một thủ trưởng có quyền
quyết định, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch và
Tổng giám đốc
Phó TGĐ
tài chính
Phó TGĐ
kinh doanh
XN
kẹo
Che
w
XN
kẹo
mề
m
XN
kẹo
cứng
XN
Bán
h
XN
phụ
trợ
XN
thực
phẩ
m
Việt
NM
Bột
DD
Nam
Địn
Phòng
Tài vụ
Phòn
g
kinh
doan
h
Văn
phòn
g
Phòng
Bảo
vệ
Phòn
g
KCS
Phòn
g Kỹ
thuật
Chi
nhánh
TP
HCM
Chi
nhánh
Đà
Nẵng
Cửa
hàng
giới
thiệu
sản
Nghiên
cứu thị
trường
tiếp thị
Đội xe
Kho
chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết đại hội công nhân viên chức
đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể người lao động về kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc là người đại diện toàn
quyền của Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng giám đốc
điều hành trực tiếp các xí nghiệp thành viên, văn phòng, phòng bảo vệ,
phòng KCS, phòng kỹ thuật. Và điều hành gián tiếp phòng Tài vụ và phòng
kinh doanh thông qua hai phó tổng giám đốc. Dưới tổng giám đốc là hai phó
tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực chuyên môn. Phó tổng giám đốc tài chính
trực tiếp điều hành phòng tài vụ, chịu trách nhiệm về việc huy động vốn xem
xét việc tính giá thành, lãi, lỗ. Phó Tổng giám đốc kinh doanh trực tiếp điều
hành phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về quản lý vật tư và tiêu thụ sản
phẩm cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.1. Hệ thống các phòng ban:
+. Phòng tài vụ có chức năng huy động vốn sản xuất, tính giá thành,
lỗ, lãi, thanh toán trong nội bộ công ty và với bên ngoài.
+. Phòng kinh doanh có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh,
cân đối kế hoạch, điều độ sản xuất và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, ký
hợp đồng thu mua vật tư thiết bị, theo dõi việc thực hiện hợp đồng, tiêu thụ
sản phẩm, tổ chức hoạt động marketing từ quá trình tiêu thụ, thăm dò thị
trường, quảng cáo… lập dự án phát triển cho những năm tiếp theo.
+. Văn phòng có chức năng lập định mức thời gian cho các loại sản
phẩm tính lương tính thưởng cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao
động, phụ trách những vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công
nghiệp, phục vụ tiếp khách.
+. Phòng bảo vệ có chức năng bảo vệ kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật
của công ty.
+. Phòng KCS có chức năng kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào
nếu đạt tiêu chuẩn tiến hành nhập kho đưa vào sản xuất và kiểm tra chất
lượng của thành phẩm đầu vào.
+. Phòng kỹ thuật có chức năng nghiên cứu công nghệ sản xuất bánh
hoặc kẹo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và khí hậu Việt Nam. Sau đó
phòng kỹ thuật chuyển công nghệ cho các xí nghiệp thành viên. Trong quá
trình sản xuất phòng kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi sản phẩm trên dây
truyền.
1.1.2. Hệ thống xí nghiệp thành viên: Công ty có 7 xí nghiệp thành viên:
+. Xí nghiệp kẹo Chew: Tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo
Chew dâu, Chew cam, Chew chuối, Chew nho, Chew sôcôla…
+. Xí nghiệp kẹo mềm: Tiến hành sản xuất các loại kẹo mềm như xốp
cam, xốp chanh, xốp chuối, xốp xoài, xốp cốm, xốp me…
+. Xí nghiệp kẹo cứng: Tiến hành sản xuất các loại kẹo cứng như kẹo
cứng nhân sôcôla, nhân dứa, nhân cam, nhân dâu…
+. Xí nghiệp bánh: Tiến hành sản xuất các loại bánh như bánh Craker,
bánh kem xốp, bánh buiscuit…
+. Xí nghiệp Việt Trì: Tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo Jelly,
kẹo mềm, kẹo dẻo, kẹo gôm, glucô, giấy tinh bột…
+. Xí nghiệp Nam Định: Chuyên sản xuất bánh kem xốp…
Các xí nghiệp đóng tại trụ sở chính của Công ty đều hạch toán phụ
thuộc,Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của các xí nghiệp, đối
với xí nghiệp ở Việt Trì và Nam Định hạch toán độc lập tương đối, cụ thể:
Công ty bán nguyên vật liệu cho các xí nghiệp và mua lại thành phẩm của
các xí nghiệp theo giá ấn định.
Tại các xí nghiệp thành viên đều có các kế toán viên. Hàng quý các kế
toán tại các xí nghiệp tiến hành gửi báo cáo lên để công ty tổng hợp. Hệ
thóng báo cáo nội bộ của công ty bao gồm 2 loại là báo cáo của xí nghiệp
đóng tại trụ sở chính của công ty và báo cáo của các xí nghiệp Việt Trì, Nam
Định. Trên cơ sở báo cáo của các xí nghiệp gửi lên công ty. Trong những
năm qua công ty đã không ngừng phát huy thế mạnh của mình để sản xuất
kinh doanh ngày càng hiệu quả, mặt hàng của công ty được xếp vào dạng đa
dạng và phong phú so với các công ty bánh kẹo khác trên thị trường. Công ty
rất quan tâm đến chính sách đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra thị trươngg nhiều
sản phẩm mới, đây cũng là cách để thích ứng với các yêu cầu của từng vùng
thị trường trong cả nước và thích ứng với mọi tầng lớp người tiêu dùng. Do
đặc đIểm của sản phẩm của công ty sản xuấtt ra được chế biến từ nguyên vật
liệu hữu cơ dễ bị vi sinh vật phá huỷ nên thời gian bảo quản ngắn và yêu cầu
vệ sinh công nghiệp cao. Vì vậy sản xuất phải gắn liền với tiêu dùng nên
công ty đã chú trọng đến việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tạo ra
một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên cả nước, các hoạt động marketing,
quảng bá sản phẩm cũng được công ty coi trọng. Trong đợt thực tập vừa qua
chủ yếu em quan sát và thu thập số liệu từ phòng kinh doanh của công ty.
2. Đặc điểm về lao động
Trong quá trình phát triển công ty đã không ngừng chú trọng phát triển
nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng lao động. Số lao động toàn
công ty tính đến cuối năm 2004 là 2055 người và được chia thành 3 loại: Lao
động dài hạn, lao động hợp đồng (từ 1 đến 3 năm) và lao động thời vụ. Vì
tính chất sản xuất của công ty mang tính thời vụ nên công ty mở rộng chính
sách lao động hợp lý đó là chế độ tuyển dụng hợp đồng lao động theo thời
vụ. Hết thời hạn hợp đồng, người lao động tạm nghỉ cho tới mùa vụ sau.
Cơ cấu lao động toàn công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động
Đơn vị: Người
Loại lao
động
Hành
chính
XN
bánh
XN
kẹo
mềm
XN
kẹo
cứng
XN
kẹo
chew
XN
phụ
trợ
XN`
Việt
Trì
NM
Nam
Định
Tổng
cộng
Lao
động
dài hạn
94
59
254
81
10
42
363
51
954
Lao
động
hợp đồng
90
192
137
95
20
11
24
27
596
Lao
động
thời vụ
0
106
24
10
93
1
260
11
505
Tổng
184
357
415
186
123
54
647
89
2055
Trong tổng số lao động của toàn công ty thì nữ giới chiếm khoảng
80%. Vì vậy mà công ty rất chú trọng đến các chế độ đãi ngộ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để cho họ yên tâm làm việc. Cụ thể như giải quyết hợp lý các
vấn đề nghỉ thai sản, con ốm, bệnh tật…
Qua bảng trên ta thấy:
– Về mặt số lượng: Từ một xí nghiệp chỉ có 9 cán bộ côg nhân viên thì
đến năm 2004Công ty đã có 2055 lao động.
– Về mặt chất lượng: Công ty có 148 người có trình độ đại học chiếm
7,2%, có 318 người có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 15,5% trong đó
cán bộ quản lý và kỹ thuật có trình độ đại học là70 người chiếm 43,5%, trình
độ trung cấp có 101 người chiếm 62,7%. Điều đó cho thấy nguồn lao động
của Công ty được nâng cao về chất lượng, những người nắm giữ chức vụ chủ
chốt đều có trình độ đại học để phù hợp với sự thay đổi củ cơ chế thị trường
tạo những bước đi vững chắc cho sự phát triển của Công ty.
3. Đặc điểm về sản phẩm
Hiện tại công ty đang cung ứng ra thị trường bánh kẹo khoảng 140 chủng
loại sản phẩm bánh kẹo khác nhau, với những nhãn hiệu, bao bì, đặc tính
riêng:
+ Nếu căn cứ vào đặc tính của sản phẩm có thể chia sản phẩm của công ty
thành 3 chủng loại:
– Chủng loại bánh gồm 2 mặt hàng: Bánh ngọt và bánh mặn
– Chủng loại kẹo bao gồm 3 mặt hàng: Kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo
– Chủng loại bột gia vị gồm: Loại thông thường và loại cao cấp (mặt
hàng này chủ yếu sản xuất dùng để khuyến mại)
+ Căn cứ vào chất lượng và giá trị sản phẩm:
– Sản phẩm chất lượng cao: Bánh kem xốp phủ Sôcôla, kem xốp thỏi,
bánh dạ lan hương, kẹo Jelly, keọ Caramen, kẹo Chew…
– Sản phẩm có chất lượng trung bình: Một số kẹo cứng, kẹo mềm, bánh
Biscuit…
– Sản phẩm cấp thấp: Bánh quy vỡ đống cân, kẹo cân…
+ Căn cứ vào tính chất bao bì: Loại đóng hộp (hộp kim loại, hộp nhựa,
hộp bìa cứng…), loại đóng túi (sản phẩm được gói bằng giấy kim loại, gói
bằng nylon, gói bằng giấy…).
+ Căn cứ vào hương vị: Các loại bánh kẹo có hương vị trái cây, hương vi
sôcôla, cà phê, sữa…
Ngoài ra công ty còn đóng gói với trọng lượng khác nhau từ 50g
đến1000g tuỳ theo sở thích của khách hàng.
Bảng 2: Các nhóm sản phẩm chính của công ty năm 2004
Stt
Chủng loại sản phẩm
Số loại sản phẩm
1
Bánh kem xốp
12
2
Bánh mặn
10
3
Bánh Biscuit
17
4
Bánh hộp
12
5
Kẹo Jelly
14
6
Kẹo Caramen
9
7
Kẹo cứng có nhân
25
8
Kẹo mềm
21
9
Kẹo Chew
8
10
Kẹo cân
6
4. Thị trường
Trong những năm qua nhìn chung sản lượng của công ty được tiêu thụ ở
Miền Bắc.
+ Sản lượng tiêu thụ năm 2003 là 1015 tấn năm 2004 tăng lên 10893 tức
là tăng 739 tấn trong đó thị trường: Hải Dươn + Hưng Yên tăng 210 tấn;
Thái Bình tăng 201 tấn; Tuyên Quang tăng 105 tấn; Ninh Bình tăng 103 tấn;
Sơn La tăng 95 tấ; Hoà Bình tăng 22 tấn; Lai Châu tăng 10 tấn; Hà Nội tằng
95 tấn đây là những thị tường truyền thống của công ty.
So với thị trường miền Bắc thì thị trường miền Trung và miền Nam còn
khiêm tốn hơn
+ Thị trường miền Trung tổng sản lượng tiêu thụ năm 2003là 2710 tấn,
năm 2004 tăng lên 3350 tấn trong đó Nghệ An tăng 175 tấn; Thanh Hoá tăng
102 tấn; Quảng Ngãi tăng 213 tấn.
Thi trường Miền Nam:Năm 2004 sản lượng tiêu thụ tăng so với 2003 là
140 tấn trong đó: Phú yên tăng 6 tấn; Thành Phố Hô Chí Minh tăng 105 tấn;
Lâm Đồng tăng 12 tấn; Gia Lai tăng 20 tấn. Đâylà thị trường mà công ty cần
phải mở rộngvà chiếm lĩnh, đặc biệt là thị trường vùng sâu, vùng xa.
Sau đây là bảng thống kê sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở một
số thị trường:
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường
(đơn vị: Tấn)
Năm
Tên thị trường
2001
2002
2003
2004
I. Thị trường Miền
Bắc
Hà Nội
Hải Dương+Hưng Yên
Hoà Bình
Sơn La
Tuyên Quang
Thái Bình
Hải Phòng
Hà Tây
Quảng Ninh
Bắc Ninh
Lai Châu
Ninh Bình
Lạng Sơn
II. Miền Trung
7632
4602
145
281
25
310
391
338
290
398
277
77
381
117
3083
8349
5390
250
285
37
112
354
340
294
305
287
87
387
221
3166
10154
6875
190
28
320
350
346
290
410
295
80
390
420
160
2710
104893
6970
400
50
423
455
547
280
310
295
80
400
523
160
3350
Nghệ An
Thanh Hoá
Hà Tĩnh
Huế
Quy Nhơn
Khánh Hoà
Đà Nẵng
Quảng Ngãi
III. Miền Nam
TP. Hồ Chí Minh
Phú Yên
Đắc Lắc
Cần Thơ
Lâm Đồng
Gia Lai
IV. Xuất Khẩu
733
810
801
191
55
131
37
325
495
354
55
29
30
20
7
350
845
838
750
314
50
125
52
192
695
523
80
20
45
17
10
570
800
890
350
75
200
50
250
95
853
620
109
31
46
25
22
500
975
992
640
50
150
45
190
308
993
725
115
29
45
37
42
750
Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh
Như vậy đối với thị trường trong nước, công ty cần phát huy hết tiềm
năng để mở rộng và tạo uy tín, vị thế trên thị trường này.
5. Đăc điểm về máy móc thiết bị
– Xí nghiệp bánh có 3 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp bánh Biscuit
và bánh Cracker.
– Xí nghiệp kẹo gồm 2 dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm.
Năm 2002 Công ty đầu tư thê dây chuyền sản xuất kẹo Chew và kẹo
Caramen của Đức, đây là thiết bị hiện đại nhất cua công ty.Sau đây là một số
thống kê máy móc thiết bị của công ty.
Bảng 4: Thống kê năng lực sản xuất của một số máy móc thiết bị
Stt
Tên thiết bị
Công suất
(tấn/năm)
Trình độ sản xuất
1
Dây chuyền sản xuất bánh
Biscuit (Đan Mạch)
1600
Thiết bị mới, cơ giơi, tự
động hoá
2
Dây chuyền sản xuất bánh 2300
Thiết bị mới, cơ giơi, tự
Biscuit (Italia)
động hoá
3
Dây chuyền sản xuất kem xốp
150
Cơ giới và thủ công
4
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng
1400 Cơ giới và tự động hoá
5
Dây chuyền sản xuất kẹo mềm
chất lượng cao
1200
Cơ giới hoá, một phần tự
động hoá
6
Dây chuyền sản xuất kẹo mềm
khác
6700
Cơ giới hoá và tự động
hoá
7
Dây chuyền sản xuất kẹo
Caramen, kẹo Chew
2500
Thiết bị mới tự động hoá
8
Dây chuyền sản xuất Glucoza
sản xuất kẹo
1500
Cơ giới hoá
Nguồn số liệu: Phòng kỹ thuật
Bảng 5: Thống kê máy móc đang sử dụng ở Công ty
Stt Tên thiết bị
Nước sản xuất Năm sản xuất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Máy trộn nguyên liệu, máy quất kẹo, máy cán
Máy cắt, máy sàng, máy nâng khay
Máy sấyWKA4
Nồi hoà đườngCK22
Nồi nấu liên tục sản xuất kẹo cứng
Nồi nấu nhân CK22
Nồi nấu kẹo mềm CK20
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng có nhân, đặc
Nồi nấu kẹo chân không
Dây chuyền sản xuất bánh ngọt
Dây chuyền phủ sôcôla
Dây chuyền sản xuất bánh Cracker
Dây chuyền đóng gói bánh
Máy gói kẹo cứng kiểu gập xoắn tai
Dây chuyền sản xuất kẹo Jelly đổ khuôn
Dây chuyền sản xuất kẹo Jelly đổ cốc
Dây chuyền sản xuất kẹo Caramen, kẹo Chew
Trung Quốc
Việt Nam
Ba Lan
Ba Lan
Ba Lan
Ba Lan
Đài Loan
Ba Lan
Đài Loan
Đan Mạch
Đan Mạch
Italia
Nhât Bản
Italia
Australia
Indonesia
Đức
1960
1960
1966
1977
1978
1978
1978
1979
1980
1990
1992
1992
1995
1995
1996
1997
1998
Nguồn số liệu: Phòng kỹ thuật
Từ bảng thống kê ta thấy máy móc thiết bị của công ty còn thiếu đồng bộ,
bên cạnh các thiết bị sản xuất khá hiện đại thì vẫn còn tồn tại các máy móc
lạc hậu được sản xuất từ nhữn năm 1960.
6. Đặc điểm về vốn:
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý nên
tài sản của Công ty thuộc sở hữu nhà nước. Công ty được giao vốn và thực
hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Bảng 6: Cơ cấu vốn của Công ty
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Tỷ
đồng
Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ%
I.Theo cơ cấu
Vốn lưu động
Vốn cố định
Tổng số
II.Theo nguồnvốn
Chủ sở hữu
Vay ngân hàng
Vay nguồn khác
Tổng số
40,350
70,400
110,750
73,550
33,455
9,185
110,750
36,43
63,57
100
61,50
30,22
8,28
100
46,343
75,825
122,168
75,602
37,610
8956
122,168
37,89
62,11
100
61,82
30,83
7,37
100
53,1358
81,025
134,160
81,147
41,795
11,218
134,160
39,61
60,9
100
60,49
31,15
8,36
100
Nguồn số liệu: Phòng kế toán
Bảng cơ cấu vốn cho thấy: So với các doanh nghiệp khách trong ngành
sản xuất bánh kẹo thì quy mô vốn của công ty tương đối lớn nhưng tỷ trong
vố lưu động lại thấp. Năm 2004 vốn lưu động chỉ có 53,135 tỷ đồng chiếm
39,61% trong khi đó vốn có định là 81,147 tỷ đồng chiếm 60,39% trong tổng
số vôn của công ty. Do đó Công ty cũng gặp hiều khó khăn trong việc thực
hiện các chính sách tài chính, giao dịch với các nhà cung ứng và các đại lý
để đáp ứng nhu cầu dự trữ và sản xuất tiêu thu theo mùa vu
PHẦN III
THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
I. Khái quát chung về chiến lược kinh doanh
Chiến lược là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự.
Mãi đến thập niên 50 của thế kỷ 20, trong kinh doanh mới xuất hiện thuật
ngữ này và sau đó nó được sử dụng khá rộng rãi. Ngày nay, trong kinh
doanh chiến lược được gắn với các mục tiêu cụ thể như chiến lược sản phẩm,
chiến lược giá, chiến lược khách hàng… tất cả các chiến lược này gộp chung
thành chiến lược kinh doanh. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chiến lược
kinh doanh càng tỏ rõ vai trò và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự thành
bại của doanh nghiệp trên thị trường.
Có vai trò như vậy nhưng chiến lược kinh doanh không được định nghĩa
một cách thống nhất, có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này.
Theo Alfred Chandler: Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ
bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình
hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện mục tiêu đó.
Theo giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của
Bộ môn quản trị kinh doanh trường ĐH KTQD: chiến lược kinh doanh là
một bảng phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải
đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
Như vậy hiểu đơn giản thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính
là việc thiết lập các mục tiêu dài hạn và cách thức để thực hiện mục tiêu đó.
Từ các khái niệm trên ta có thể thấy chiến lược kinh doanh có một số đặc
điểm sau:
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh luôn mang tính định hướng. Bởi vì
chiến lược kinh doanh luôn mang tính dài hạn mà môi trường kinh doanh thì
luôn luôn biến động khiến cho các dự đoán, tính toán có thể trở thành lạc hậu
ngay sau khi nó được xây dựng.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh luôn tập trung về ban lãnh đạo của công
ty hay người đứng đầu của công ty để quyết định những vấn đề được coi là
lớn và quan trọng nhất đối với công ty.
Thứ ba, chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng dựa trên những lợi
thế so sánh đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì chiến lược
mang tính chất động, tấn công chủ động tận dụng thời cơ, điểm mạnh của
mình để hạn chế rủi ro và điểm yếu. Do vậy phải xác định chính xác lợi thế
của mình so với đối thủ, trả lời câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu”, từ đó đưa ra
các phương án hợp lý.
1. Khái niệm về chiến lược sản phẩm
Muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì phải làm chủ được cạnh tranh.
Nếu một công ty có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để
sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, chất lượng cao là chắc chắn thu được nhiều
lợi nhuận, điều này chẳng có gì là chắc chắn. Bởi vì đằng sau nó còn có hai
vấn đề lớn mà nếu không giải quyết được thì mọi cố gắng của công ty đều vô
nghĩa.
Một là, thị trường có cần và cần hết số sản phẩm mà công ty sản xuất ra
hay không?
Hai là, giá thị trường mà công ty định bán người tiêu dùng có đủ tiền
mua hay không?
Nếu doanh nghiệp không trả lời chính xác hai câu hỏi này thì có nghĩa là
doanh nghiệp và thị truờng chưa có mối liên hệ mật thiết.
Trái với hình thức kinh doanh trên, nghĩa là hướng hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp vào thị trường đó là mục tiêu của hoạch định
chiến lược sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm là cách thức duy trì hoặc tạo ra một cơ cấu sản
phẩm hợp lý nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường và của khách hàng, phù
hợp với các khả năng và nguồn lực của công ty, chiếm ưu thế hơn các đối
thủ cạnh tranh trong từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Phân loại chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau:
Nếu căn cứ vào bản thân sản phẩm, chiến lược sản phẩm được chia
thành 5 loại:
– Chiến lược duy trì chủng loại: nội dung cơ bản của chiến lược này là
tiếp tục duy trì cơ cấu mặt hàng đang sản xuất, đảm bảo giữ cho được vị trí
vốn có của sản phẩm trên thị trường bằng việc bảo vệ uy tín mà công ty đã
đạt được. Chiến lược này được áp dụng khi đối thủ cạnh tranh của công ty
khá mạnh và có xu hướng chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm hiện có của
công ty.
– Chiến lược hạn chế chủng loại: đây là chiến lược đơn giản hoá cơ cấu
chủng loại, loại trừ một số sản phẩm không hiệu quả, tập trung phát triển một
số ít sản phẩm có triển vọng. Sau một thời gian tung sản phẩm ra thị trường,
các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, hiệu chỉnh lại các thông số của sản
phẩm theo yêu cầu của thị trường, qua đó doanh nghiệp biết được sản phẩm
nào mà thị trường ưa chuộng và sản phẩm nào không. Từ đó doanh nghiệp
tập trung vào một số loại sản phẩm có ưu thế như: dễ sử dụng, giảm tiêu hao
NVL trong quá trình chế tạo và sử dụng… Việc hạn chế chủng loại giúp
doanh nghiệp chuyên môn hoá sâu vào tập hợp một nhóm nhỏ sản phẩm
được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trên thị trường.
– Chiến lược phát triển chủng loại và đổi mới chủng loại: là chiến lược
cải tiến sản phẩm hiện tại nhằm nâng cao số lượng khách hàng. Khi tiến
hành phân đoạn thị trường doanh nghiệp thấy rằng có nhiều phân đoạn, để
thâm nhập vào những đoạn thị trường này doanh nghiệp cần phải phát triển
thêm nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau nhàm đáp ứng nhu cầu của thị
trường. Ưu điểm của nó là đáp ứng tốt hầu như tất cả các phận đoạn nhưng
nhược điểm là qui mô sản xuất lớn, phức tạp nếu không kiểm soát được thì
rất dễ dẫn đến kém hiệu quả. Phát triển chủng loại có thể thực hiện bằng các
cách sau:
+ Phát triển hướng xuống dưới
+ Phát triển hướng lên trên
+ Phát triển theo cả hai hướng trên
– Chiến lược hoàn thiện sản phẩm: là chiến lược định kỳ cải tiến các
thông số chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm đưa ra thị trường mà thông tin
phản hồi về sản phẩm còn nhiều khiếm khuyết thì doanh nghiệp cần phải cải
tiến lại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
– Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: là chiến lược tách các sản phẩm
đang sản xuất của công ty với các sản phẩm tương tự hay gần giống nhau
hiện đang có trên thị trường bằng cách tạo cho sản phẩm của mình những
khác biệt mang tính tốt hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Khi mà trên thị
trường có nhiều doanh nghiệp sản xuất giống, gần giống sản phẩm của mình
thì doanh nghiệp cần phải tiến hành khác biệt hoá sản phẩm để tạo lợi thế
cạnh tranh.
Nếu căn cứ vào cặp sản phẩm/ thị trường thì người ta chia chiến lược
sản phẩm thành các loại:
– Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có: chiến lược này
thường áp dụng trong giai đoạn đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của
những doanh nghiệp mới thành lập. Nhà kinh doanh bắt đầu với một sản
phẩm sau đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình theo 3 phương thức:
một là, khuyến khích các khách hàng đã có của mình tiêu thụ sản phẩm
thường xuyên hơn; hai là, phát triển thêm khách hàng trong cùng một thị
trường để tăng thêm mức tiêu thụ sản phẩm; ba là kích động khách hàng để
tăng thêm mức tiêu thụ sản phẩm.
– Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường mới: chiến lược này
nhằm mở rộng thị trường bằng cách đưa sản phẩm hiện có vào thị trường
mới để tăng mức tiêu thụ. Nó được áp dụng khi mà thị trường mới có nhu
cầu về sản phẩm tương tự thị trường hiện tại.
– Chiến lược sản phẩm cải biến trên thị trường hiện có: trong chiến lược
này sản phẩm được thay thế một phần hay hoàn toàn trong tập hợp sản phẩm
của công ty với chất lượng tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn… để bảo vệ thị trường
và tấn công thị phần của đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại.
– Chiến lược sản phẩm cải biến trên thị trường mới: chiến lược này
dùng sản phẩm cải tiến để tạo ra thị trường mới. Khi sản pphẩm của công ty
chỉ đáp ứng được một bộ phận khách hàng trong thị trường hiện tại thì doanh
nghiệp nên cải tiến sản phẩm nhằm tạo ra một thị trường mới trong lòng thị
trường hiện tại.
– Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường hiện có: chiến lược này áp
dụng khi doanh nghiệp đưa ra một loại sản phẩm chưa có trên thị trường
nhằm mục đích mở rộng thị trường, tạo ra nhu cầu mới.
– Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường mới. Khi mà doanh nghiệp
thâm nhập vào một trường hoàn toàn mới thì phải xây dựng một chiến lyực
sản phẩm mới cho phù hợp với thị trường này.
3. Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược sản phẩm
Hiện nay trên cả nước có hơn 30 cơ sở sản xuất bánh kẹo lớn và vừa và
hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Thị trường bánh kẹo được coi là có tiềm năng
nhưng chưa được khai thác hết. Hàng năm lượng bánh kẹo sản xuất trong
nước khoảng 100.000 tấn, nhập khẩu khoảng 30.000 tấn, doanh thu toàn
ngành trên 1.200 tỷ đồng/ năm, bánh kẹo nội đã chiếm 80% thị phần trong
nước.
Trên thị trường hiện nay có thể kể đến một số đối thủ cạnh tranh lớn chủ
yếu của công ty bánh kẹo Hải Hà là: Hải Châu, Biên Hoà, Quảng Ngãi,
Tràng An, Kinh Đô, Hải Hà- Kotobuki…, còn các cơ sở nhỏ, các làng nghề
truyền thống thì: Bánh đậu xanh Rồng Vàng, Nguyên Hương ở Hải Dương,
kẹo dừa Bến Tre, bánh cốm Hàng Than… Bên cạnh đó, trên thị trường còn
có sự xuất hiện của bánh kẹo ngoại, bánh kẹo làm giả nhãn hiệu của công ty