BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên : Phạm Quang Huy
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Thành Công
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
———————————–
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỐI VỚI CHÙA AN PHÚ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên : Phạm Quang Huy
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Thành Công
HẢI PHÒNG – 2019
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
————————————–
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Phạm Quang Huy Mã SV: 1512601010
Lớp : VH1901 Ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Tên đề tài: Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du
lịch đối với chùa An Phú
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
– Tìm hiểu về về quá trình du nhập của Phật Giáo vào Việt Nam và vào thành
phố Gia Định.
– Giới thiệu về chùa An Phú từ lịch sử hình thành, giá trị kiến trúc, giá trị nghệ
thuật, giá trị tâm linh.
– Trình bày mùa lễ Phật đản và Vu lan tại chùa An Phú
– Thông qua nghiên cứu khảo sát, tiếp cận thực tế đã dặt ra những nhiệm vụ
cần thiết là phải nắm rõ tình hình , di vật văn hóa, kiến trúc, cảnh quan trong
khuôn viên chùa cũng như là những thực trạng về việc bảo tồn các loại di
sản trong chùa và những yếu tố tác động bên ngoài.
– Từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
– Đề xuất giải pháp phát triển du lịch đối với chùa An Phú, quận 8, Thành Phố
Hồ Chí Minh
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
– Các tài liệu về chùa An Phú
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
– Chùa An Phú
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Lê Thành Công
Học hàm, học vị : ThS
Cơ quan công tác : Trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn: Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát
triển du lịch đối với chùa An Phú
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 20 tháng 03 năm 2019
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 12 tháng 06 năm 2019
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
Phạm Quang Huy Lê Thành Công
Hải Phòng, ngày 10 tháng 06 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG
GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên:
ThS. Lê Thành Công
Đơn vị công tác:
Trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng
Họ và tên sinh viên:
Phạm Quang Huy Chuyên ngành: Văn hóa du lịch
Đề tài tốt nghiệp:
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển
du lịch đối với chùa An Phú
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu để phục vụ nội dung nghiên cứu.
Có ý thức kỷ luật tốt, chăm chỉ, chịu khó học hỏi.
Hoàn thành đề tài đúng thời hạn.
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm
vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…)
–
– Đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra về lý luận và thực tiến, đạt chất lượng tốt của
khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
–
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ
Không được bảo vệ
Điểm hướng dẫn
Hải Phòng, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Giảng viên hướng dẫn
ThS. Lê Thành Công
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
PHẦN MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN
HÓA PHẬT GIÁO VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
4
1.1 Khái quát về Di sản văn hóa Phật giáo
4
1.1.1. Quá trình Phật Giáo du nhập vào Việt Nam
4
1.1.2. Khái niệm Di sản Văn hóa Phật giáo
15
1.1.3. Vai trò của Di sản Văn hóa Phật giáo
16
1.1.4. Ý nghĩa của Di sản Văn hóa Phật giáo
18
1.2. Giá trị di sản Văn hóa Phật giáo với phát triển du lịch
22
1.3. Một vài sản phẩm du lịch gắn với Di sản văn hóa Phật
giáo
26
1.4. Tiểu kết
29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC PHÁT TRIỂN
ĐỐI VỚI CHÙA AN PHÚ
31
2.1. Tổng quan về chùa An Phú
32
2.1.1. Lịch sử hình thành
33
2.1.2. Kiến Trúc
39
2.1.3. Các tác phẩm nghệ thuật trong chùa
32
2.1.4. Lễ hôi Phật giáo tại chùa An Phú
48
2.2. Thực trạng khai thác phát triển du lịch đối với chùa An
Phú những năm gần đây
56
2.2.1. Khai thác trong dịp lễ hội
56
2.2.2. Khai thác ngoài dịp lễ hội
57
2.3. Đánh giá nhận xét
61
2.4. Tiểu kết
63
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỚI CHÙA AN PHÚ
64
3.1 Giải pháp đối chùa An Phú
64
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch của Thành Phố Hồ Chí
Minh
67
3.1.2 Giải pháp bảo tồn quy hoạch không gian kiến trúc
69
3.1.3 Bổ sung các gian hàng trưng bày và hoạt động bổ trợ
71
3.2. Giải pháp khai thác lễ hội chùa An Phú
71
3.3. Các giải pháp khác
72
3.3 Tiểu kết
74
KẾT LUẬN
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
78
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, du lịch đã trở
thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Hoạt động du lịch
đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở
tất cả các quốc gia. Du lịch không chỉ giúp con người nghỉ ngơi, giải trí mà còn
giúp con người thỏa mãn nhu câầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc, mỗi tỉnh thành đều có những đực trưng về mặt tự nhiên, lịch sử, văn hóa có
tiềm năng thu hút khách du lịch. Thông qua việc phát triển du lịch, sự hiểu biết và
mối quan hệ giữa cac quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng vì nền hòa bình
và tình hữu nghị trên thế giới. Do đó, vượt ra khỏi phạm vi cá nhân du lịch và phổ
biến với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con
người, củng cố hòa bình và tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở nước ta trở nên hết sức đa
dạng, phong phú với nhiều loại hình hấp dẫn. Một trong những loại hình được
quan tâm, phát triển mạnh nhất là du lịch văn tâm linh. Loại hình du lịch đã và
đang đáp ứng được nhu cầu tham quan, giải trí, khơi gợi lòng ham hiểu biết và
mang ý nghĩa giáo dục rất cao. Không những chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng,
hiện nay ở Việt Nam loại hình du lịch này còn được coi là một trong những nền
tảng phát triển của ngành du lịch bao gồm đình, chùa, đền, miếu…,
Hầu hết đều gắn liền với các sự kiện lịch sử, truyền thuyết, lễ hội, các nghi
thức cầu cúng, các phong tục tập quán của cộng đồng, … Qua đó, phản ánh cuộc
sống chiến đấu, lao động của con người Việt Nam, không chỉ gắn liền với lịch sử
dân tộc, các danh nhân văn hóa mà còn phản ánh khát vọng đời sống tâm linh của
con người hướng tới chân – thiện – mỹ. Các di tích cũng chứa đựng các giá trị to
lớn về kiến trúc, mỹ thuật, phản ánh giai đoạn lịch sử của đất nước và cùng với đó
là những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sức hút rất lớn đối với khách du lịch.
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa với các tour theo các tuyến điểm du
lịch được phân bố khắp chiều dài đất nước, theo vùng miền từ Bắc vào Nam.
Sài Gòn thuộc dải đất phía Nam – là một thành phố phát triển nhất, năng
động nhất cũng là thành phố có tiềm năng du lịch phong phú.
Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh
đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng.
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Bên cạnh những việc
bảo tàng, công viên, nhà cổ, nhà thờ, trung tâm mua sắm, giải trí… còn đó những
ngôi đình, miếu, chùa cổ kính… Một trong số đó là di tích tâm linh chùa An Phú tại
Sài Gòn – Gia Định. Chùa có ý nghĩa lớn về nhiều mặt trong đời sống văn hóa-
tâm lịch của người dân địa phương đang sống trên mảnh đất trẻ trung, sôi động này.
Chùa được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa được tạo tác từ
nhiều mảnh sành nhất Việt Nam. Đây là điểm quan trọng, tạo nên bước tiến quan
trọng cho du lịch văn hóa tâm linh ở Sài Gòn – Gia Định. Tuy nhiên những năm
vừa qua du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn chưa chú trọng nhiều đến khai thác
hết tiềm năng phục vụ phát triển du lịch văn hóa – tâm linh cũng như chú trọng
giữ gìn, bảo tồn do đó người viết quyết định chọn đề tài:
“Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch đối với
chùa An Phú, quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài khóa luận của mình
2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu về chùa An Phú và lễ hội để phục vụ phát
triển du lịch. Về mặt thực tiễn, mục đích của đề tài là tìm hiểu lịch sử, kiến trúc,
cách bài trí, nghi lễ, tổ chức, nội dung và cách thức triển khai lễ hội, đánh giá tích
cực, hạn chế, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác lễ
hội để phục vụ cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước
nói chung một cách bền vững. Bên cạnh đó, việc phát triển loại hình lễ hội du lịch
đang được tất cả các ban ngành, các cơ sở kinh doanh lữ hành quan tâm đầu tư, các
cá nhân tìm hiểu và mong chờ những cải biến hấp dẫn. Song, việc thống kê, hệ
thống các thông tin cung cấp về vấn đề này còn ít, đồng thời những thời liệu đó
mới dừng lại ở chỗ cung cấp thông tin, ít tài liệu đề cập đến việc định hướng khai
thác tài nguyên này cho hoạt động du lịch. Vì thế, với đề tài này, trên cơ sở vận
dụng lý thuyết của du lịch học vào trong thực tiễn du lịch, người viết mong muốn
đưa ra một cái nhìn về sản phẩm du lịch độc đáo này, từ đó đề xuất những định
hướng cho việc phát triển du lịch của địa phương trong thời gian tới, tạo nên nét
độc đáo, hấp dẫn cho du khách.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu là di tích lịch sử chùa An Phú
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Chùa An Phú, tại số 24, phường 10, quận 8, thành phố Hồ Chí
Minh
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4-5 năm 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và xử lý thông tin: là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài.
Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có
liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận
cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, phân tích so sánh tổng hợp: Phương pháp này giúp
định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu
tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tối hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu việc
phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong
việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng,
các chiến lược và giải phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài khóa luận gồm ngoài có phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì nội dung
chính bao gồm:
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT
GIÁO VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC PHÁT TRIỂN VỚI CHÙA AN
PHÚ
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ĐỐI VỚI CHÙA AN PHÚ
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT
GIÁO VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1 Khái quát về Phật Giáo Việt Nam
1.1.1 Quá trình Phật Giáo du nhập vào Việt Nam
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất
sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn
hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn
năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở,
trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi,
đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong
nhiều giai đoạn.
Do vậy, lịch sử Phật giáo Việt Nam phải được trình bày như thế nào để phản
ánh được sự thật sinh động và mối quan hệ mật thiết đó? Đây là một vấn
đề không đơn giản, bởi những khó khăn nhất định, đặc biệt là về tư liệu, mà chúng
ta gặp phải.
Hầu hết các sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam trước đây đều cho rằng Phật
giáo từ Ấn Độ truyền qua Trung quốc, rồi từ Trung Quốc mới du nhập vào Việt
Nam từ thế kỷ I – II, đầu kỷ nguyên Dương lịch. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ hơn về
các sách cổ, các tài liệu xưa, các di tích lịch sử – văn hóa (đình chùa, đền miếu…)
ở Việt Nam, và Đại Tạng Kinh của Phật giáo, chúng ta biết được là Phật giáo từ
Ấn Độ đã du nhập thẳng vào Việt Nam ngay từ cuối thời Hùng Vương, vào khoảng
thế kỷ III trước Dương lịch; sau khi hình thành và phát triển, mới có sự giao lưu
giữa Phật giáo Việt Nam và Trung quốc vào khoảng thế kỷ II-III sau Dương lịch,
với các Trung tâm Phật giáo nổi tiếng như Liên Lâu (hay Luy Lâu) ở Giao Châu
(Việt Nam), cùng Lạc Dương và Bành Thành ở Trung quốc. Đồng thời chúng ta
thấy được là Phật giáo Việt Nam có nhiều điểm khác biệt hẳn với Phật giáo Trung
quốc, và có thời vượt hơn Phật giáo Trung quốc; chứ không phải là Phật giáo Việt
Nam từ Trung quốc truyền sang, hay như thuộc truyền thừa của Phật giáo Trung
quốc, như một số sách Lịch sử Phật giáo cũ đã viết.
Thời kì đầu: đạo Phật truyền vào Việt Nam
Dựa trên giả thiết đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ
thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước CN thì có thể nhận xét rằng đạo Phật đó có tính chất
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
nguyên thủy, hay Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada). Chữ “Buddha” được
phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là “Bụt”; dân gian coi Bụt như một vị tiên hay
xuất hiện để giúp đỡ người nghèo khổ, hiền lành. Nhiều nghiên cứu xác nhận đạo
Phật được truyền trực tiếp vào Việt Nam, thời đó gồm Giao Chỉ ở phía bắc và
Chăm pa ở phía nam, từ Ấn Độ theo đường biển chứ không phải từ Trung Hoa như
một số quan niệm trước đây
Dưới thời A-dục vương trị vì tại Ấn Độ (từ năm 273 đến 232 trước CN), nhờ
sự ủng hộ của nhà vua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứ sở bên ngoài Ấn
Độ. Các thương nhân người Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉ buôn bán và
mang theo đạo Phật mới mẻ đến xứ này. Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới
đây truyền đạo, góp phần lập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (nay thuộc huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam), một trong những trung tâm lớn nhất của
đạo Phật tại phương Đông đầu Công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và
Bành Thành (nay thuộc Trung Quốc).
Còn theo Lĩnh Nam trích quái, truyện “Nhất Dạ Trạch” thì Chử Đồng Tử là
Phật tử người Việt đầu tiên, theo học đạo với nhà sư Phật Quang.
Theo một số công trình nghiên cứu khác cho thấy Tây thiên thuộc tỉnh Vĩnh
Phúc thì Phật giáo được truyền vào Việt Nam cũng từ Thế kỷ thứ 3 trước Công
nguyên.Trong Phật giáo thì Tây thiên tức là Tây Trúc, tức là nơi Phật giáo ra đời.
Tây Thiên hay Tây trúc là chỉ nước Ấn độ và các nước phía Bắc Ấn độ nói đối với
Đông độ (các nước phía Đông) tức là Trung Quốc và các nước lân cận. Ngọc phả
Hùng vương cho thấy thời Hùng Vương thứ 7 (Chiêu Vương) trên núi Tam Đảo đã
có chùa thờ phật. Theo bộ Sử liệu về đảo Sri Lanka (Dīpavaṃsa) thì năm 325 trước
Công nguyên thì Đại hội kết tập Kinh điển lần thứ 3 diễn ra tại thành Pataliputra,
nước Magadha do Hoàng đế A Dục (Ashoka; 325 TCN – 258 TCN) đề xướng bảo
trợ và sau đó thì có một trong 9 đoàn hoằng pháp là đoàn thứ 8 do Sona và Uttara
lãnh đạo đã đến Suvaṇṇabhūmi, có lẽ là gồm các nước Thái Lan, Myanmar và Việt
Nam. Do vậy đoàn hoằng pháp của vua A Dục trong thời gian tương ứng với thời
Hùng Vương và trùng hợp với câu chuyện ghi trong ngọc phả Hùng Vương,
chuyện Chử Đồng Tử và thành Nê Lê, tháp vua A Dục ghi trong Giao Châu ký của
Lưu Hân Kỳ và Thuỷ Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên.
Sách “Lĩnh Nam Trích Quái” của Trần Thế Pháp kể một số sự tích vào thời
Hùng Vương, trong đó có truyện “Nhất Dạ Trạch” (Đầm Một Đêm) như sau:
Vào thời vua Hùng thứ Mười tám (vào khỏang thế kỷ III Trước Dương lịch),
Chử Vi Vân ở làng Chử Xá, có con là Chử Đồng Tử. Hai cha con nhà nghèo, hiền
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
lành, sống bằng nghề đánh cá. Chẳng may, nhà bị cháy, gia đình chỉ còn có một
chiếc khố vải, cha con phải thay nhau mà mặc; ai đi ra đường thì đóng khố. Lúc đó,
Chử Vi Vân lại bị bịnh nặng, sắp chết, bảo con rằng: “Khi cha chết, con đào lỗ
chôn, để chiếc khố lại mà mặc”. Sau khi cha mất, Chử Đồng Tử không nỡ làm như
thế, nên cứ để nguyên cả chiếc khố mà chôn. Vì thế, hằng ngày, Chử Đồng Tử đi
bắt cá với thân hình trần truồng, thấy người hay thuyền đi qua, phải lội xuống nước,
che nửa thân người.
Lúc bấy giờ, vua Hùng không có con trai, chỉ có hai người con gái rất xinh
đẹp là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Công chúa Ngọc Hoa được gả cho Sơn Tinh, còn
Tiên Dung không chịu lấy chồng, chỉ thích đi ngao du sơn thủy. Vua cũng chiều ý
theo. Mỗi năm, vào tháng Hai, tháng Ba, công chúa Tiên Dung thường đi thuyền ra
biển du ngọan, vui chơi ngoài biển.
Một hôm, Tiên Dung đi thuyền dọc bờ biển thuộc làng Chử Xá, ghe thuyền cờ
xí, đàn sáo, chuông trống vang lừng. Bỗng công chúa ra lệnh dừng thuyền ở bờ
biển, để công chúa lên bãi biển ngắm cảnh. Trong lúc đó, Chử Đồng Tử đang bắt
cá ở bờ, thấy đòan thuyền ghé vào bờ, sợ hãi, vội trốn vào đám lau sậy , moi cát
phủ lên thân mình. Sau đó, công chúa lại cho cung nữ giăng màn trướng ở bãi biển
để tắm, ngay nơi Chử Đồng Tử ẩn trốn. Tiên Dung cùng cung nữ tắm biển nô đùa
vô tư, nước cuốn cát trôi ; bất ngờ lộ nguyên thân mình Chử Đồng Tử ! Sau giây
phút bối rối, ngỡ ngàng, công chúa định tâm bình tỉnh lại, nghĩ rằng: Việc trớ trêu
nầy xảy ra, âu cũng làø nhân duyên Tiền định, Tiên Dung nói rằng: Ta đã không
thích lấy chồng, nay lại gặp chàng trong huyệt cát, có lẽ trời khiến như thế. Thôi,
chàng hãy tắm rữa đi. Công chúa sai cung nữ lấy quần áo của quan theo hầu cho
Đồng Tử mặc, mời lên thuyền dự tiệc. Chử Đồng Tử trình bày rõ hoàn cảnh đơn
côi nghèo khó của mình. Tiên Dung thương xót, nhận làm vợ chồng. Đồng Tử cố
từ, Tiên Dung nói: Việc nầy là do trời tác hợp, cớ gì mà từ chối! Đồng Tử cảm
động sự chân thật của Tiên Dung, nên nhận lời.
Những người theo hầu công chúa báo về triều, tâu với vua sự việc. Vua tức
giận, không cho Tiên Dung trở về cung điện nữa.
Tiên Dung cùng Chử Đồng Tử lập phố xá để buôn bán, dần dần nơi nầy trở
thành một ngôi chợ lớn là chợ Hà Lõa, có cả thương nhân người nước ngòai đến
buôn bán (chuyện An Tiêm cũng cho biết thời đó đã có buôn bán bằng đường biển).
Một hôm, có một thương nhân đến rũ Chử Đồng Tử hùn vốn ra nước ngòai buôn
bán. Chử Đồng Tử cùng lên thuyền đi buôn. Khi thuyền ghé lên bờ để lấy thêm
nước và lương thực ở chân núi Quỳnh Viên, Chử Đồng Tử lên núi dạo chơi, ngắm
cảnh. Gặp một am tranh trên núi, Đồng Tử ghé viếng, gặp sư Phật Quang đàm đạo.
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Sư Phật Quang thuyết giảng Phật pháp, Đồng Tử nghe khế hợp và quyết định ở lại
núi nầy để tu học. Nên Đồng Tử giao vàng cho người bạn đi buôn, dặn khi nào trở
về thì ghé chở Đồng Tử về nước.
Năm sau, thuyền buôn đến rước, khi xuống núi, sư Phật Quang tặng cho Chử
Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, bảo rằng : Các việc “linh thông” có cả
trong hai vật nầy.
Chử Đồng Tử về nhà, giảng giáo lý đạo Phật và những điều đã học với sư
Phật Quang trên núi Quỳnh Viên cho Tiên Dung. Tiên Dung cũng ngộ được lý đạo,
nên cả hai vợ chồng quyết định bỏ nghề buôn bán để lo tu hành giải thoát. Sau
thời gian chí tâm nghiêm mật ẩn tu trên núi, Chữ Đồng Tử và Tiên Dung đắc thành
đạo pháp, xuống núi độ đời.
Một hôm, Đồng Tử và Tiên Dung đến giữa một cánh đồng vắng khi trời tối,
hai người cắm cây gậy và úp nón lá trên đầu cây gậy, đọc chú, bỗng thấy hiện ra
một tòa thành quách, có cả lầu đài, nhà cửa, với ngọc ngà châu báu, tướng sĩ trang
nghiêm, cung nữ xiêm y rực rỡ…. Sáng ngày dân chúng địa phương trông thấy hết
sức kinh ngạc, họ mang hoa quả, vật thực đến dâng và xin theo hầu, số người theo
ngày càng đông.
Vua Hùng nghe tin vợ chồng Tiên Dung lập thành quách và quân lính, tưởng
rằng Chữ Đồng Tử muốn nổi lên chống lại triều đình, nên cử môt đạo quân hùng
hậu đến dẹp lọan. Đạo quân đến bãi Tự Nhiên bên bờ sông lớn, dừng lại nghỉ đêm,
chuẩn bị sáng hôm sau vượt sông đánh dẹp. Dân chúng trong thành định dàn trận
chống giữ. Nhưng Tiên Dung bảo rằng: Việc nầy là do Trời định, ta đâu dám
chống lại cha. Dân chúng mới theo sợ hãi nên bỏ chạy, chỉ còn tướng sĩ và cung nữ
cũ ở nguyên trong thành. Đến giữa đêm, mưa bão, giông gió, sấm chớp nổi lên,
thuyền bè dinh trại của binh lính vua Hùng nghiêng ngã…. Sáng hôm sau mưa bảo
yên, dân chúng và quan binh triều đình không thấy thành quách cùng quân binh
của Chữ Đồng Tử ở đâu cả, đất ở ngay nơi thành cũ bị sụp xuống sâu thành một
đầm lầy lớn. Dân chúng cho rằng Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay lên trời, nên lập
Miếu thờ; gọi đầm đó là “Đầm Một Đêm” (Nhất Dạ Trạch).
Trước đây, nhiều người cho rằng đó là chuyện thần thọai của người tu Tiên.
Nhưng thật ra, nếu nghiên cứu kỹ, chúng ta biết được đây là chuyện có thật của
người tu theo Mật tông trong Phật giáo.
Việc Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay lên trời không phải là sự tưởng tượng,
mà là một việc mà các vị tu hành Mật Tông có thể làm được ! Trong sách “Lục độ
Tập kinh” do Khương Tăng Hội dịch Phạn – Hán, viết : “Hễ muốn lên trời, phải
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
qui y Tam bảo, hiểu bốn vô thường, dứt hết xan tham, nuôi chí thanh tịnh, liều
mình cứu người, ban ơn khắp chúng sinh, đó là một. Thương xót chúng sinh, quên
mình cứu người, lòng hằng biết đủ, không phải của mình không lấy, giữ trinh
không dâm, giữ tín không lừa dối, rượu là độc dữ, khô nát đạo hiếu, tuân giữ mười
lành, lấy chính dẫn bà con, đó là hai. Nhẫn nhục chúng sanh, (…), đem ba ngôi báu
mà dẫn dụ (…). Giữ đức lớn nầy, trước sau không lỗi, cầu làm vua pháp ba cõi, thì
có thể lên trời khó gì.”
Việc sư Phật Quang trao cho Đồng Tử cây gậy, nón lá và bảo “Các việc linh
thông đều ở trong hai vật nầy”, nhiều người cho rằng Chử Đồng Tử tu Tiên, chứ
không phải tu theo Phật giáo. Thật ra, cây gậy và nón lá là hai pháp khí của các
tăng sĩ Phật giáo tu theo Mật tông từ thời xưa cho đến ngày gần đây. Cây gậy là
cây Tích trượng của các Thiền sư, hay là pháp khí của người tu theo Mật tông.
Thiền sư Từ Đạo Hạnh dùng gậy đánh chết sư Đại Điên để trả thù cho cha; Bà
Man Nương ở chùa Dâu (chùa Pháp Vân) dùng gậy cắm xuống đất rồi đọc chú làm
cho nước phun ra để cứu dân chúng đang bị hạn hán…. Chiếc nón lá để che nắng,
đồng thời là phương tiện để qua sông suối của các tăng sĩ thời xưa khi đi hành đạo,
vì thời đó chưa có cầu và ít có bến đò như thời nay. Cho đến thế kỷ 20, các vị sư ở
Nam Bộ, nhất là các ông Đạo của Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn thường đứng trên nón lá
để qua sông rạch.
Vào thời Hùng Vương, nước Văn Lang (Việt Nam) đã có phong tục tập quán
và ngôn ngữ riêng của người Việt, khác với Trung Hoa. Người Việt thời Hùng
Vương đã chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo Ấn Độ, đồng thời ngôn ngữ và văn
minh Việt Nam thời xưa cũng đã có một số ảnh hưởng trong Đại Tạng Kinh Phật
giáo.
Vào thời Nhà Triệu (207 TDl – 111 TDl), ở Việt Nam đã có chùa Phật rồi.
Năm 111 trước Dương lịch, vua Hán sai hai tướng Duơng Bộc và Lộ Bác Đức đem
quân đánh Nam Việt, Tể tướng Lữ Gia và vua Triệu Thuật Dương thua trận, chạy
trốn. Trong sách “Thiên Nam Ngữ lục” của Thiền sư Chân Nguyên (1647-1728),
kể chuyện Tể tướng Lữ Gia lánh nạn đến núi Sài Sơn ( hay núi Phật Tích ở tỉnh Hà
Tây ngày nay), đã nhìn thấy “dấu tích của ngôi chùa Trúc Viên” hoang vắng :
“Gia bỏ cửa mốc nhà rêu,
Hang thần trật lối, hồn phiêu đường nào.
Nước nên thấy những đồng đao,
Cõi bờ tấc đất vào chầu Hán gia.
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Non Sài tuyệt chẳng vào ra,
Thấy còn một dấu vườn là Trúc Viên,
Đìu hiu ngoài cảnh thiền thiên,
Thuở trưa quyên khóc, thuở đêm hạc sầu.”
Người VIỆT trồng hoa uất kim hương để cúng Phật (năm100).
Trong sách “Bản Thảo Cương Mục” của Lý Thời Trân (1518-1593), mục Uất
kim hương viết: “Sách Nam Châu dị vật chí của Dương Phù nói : Uất Kim hương
đến từ nước Quyết Tân, người ta trồng để cúng Phật, vài ngày thì héo, sau đó giữ
lại, màu nó vàng rộm, tương tự với nhụy hoa phù dung và sen non, có thể dùng để
ướp rượu.”Qua các sách xưa, chúng ta biết rằng : Nam Châu, Nam Duệ, hay Giao
Châu đều là tên địa phương, chỉ chung vùng đất Giao Chỉ, một vùng đất thuộc
miền bắc Việt Nam ngày nay. Như vậy, trong sách “Nam Châu dị vật chí”, Dương
Phù bảo rằng : Một bộ phận người Việt Nam (Giao Châu) đã theo đạo Phật, và họ
đã biết trồng hoa Uất kim hương để cúng Phật, vào khoảng năm 100 sau Dương
lịch.
Như vậy, Phật giáo được du nhập vào Việt nam vào thời Hùng Vương, hay
vào thời vua A-dục, vào khoảng thế kỷ III trước Dương lịch. Sau thời gian hình
thành trong vài thế kỷ, Phật giáo Việt Nam bắt đầu phát triển vào thế kỷ đầu của kỷ
nguyên Dương lịch và đạt đỉnh cao với Trung tâm Phật giáo Liên Lâu (hay Luy
Lâu) vào thế kỷ II – III.
Thời Đinh – Lê
Chùa Nhất Trụ ở khu di tích cố đô Hoa Lư, nơi có thạch kinh cổ nhất Việt
Nam. Sau một nghìn năm Bắc Thuộc, năm 905 Giao Châu chính thức độc lập.
Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ
Việt, mở ra thời kì độc lập và thống nhất phát triển lâu dài trong lịch sử Việt Nam.
Đạo Phật thời này cũng không là ngoại lệ, đã phát triển đến đỉnh cao và tham dự
vào nhiều sự kiện hệ trọng của đất nước. Khởi đầu là Đinh Tiên Hoàng với việc lập
ra chức tăng thống cho thiền sư Khuông Việt – người đứng đầu phật giáo của đất
nước trong lịch sử.
Hoa Lư – Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam dưới thời nhà Đinh (968-980)
và nhà Tiền Lê (980-1009). Sau khi đã là kinh đô, Hoa Lư dần trở thành trung tâm
Phật
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
giáo. Theo các thư tịch và dấu vết còn sót lại, vào thế kỷ 10, tại đây đã có khá
nhiều chùa tháp. Ninh Bình cũng là quê hương của quốc sư triều Lý Nguyễn Minh
Không, ông đã sáng lập ra ở quê hương mình khá nhiều chùa tháp như: chùa Bái
Đính, chùa Địch Lộng, động chùa Am Tiêm… Ở Việt Nam có 3 chùa động được
mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” là chùa Hương, chùa Bích Động, chùa
Địch Lộng thì 2 trong số đó nằm ở Ninh Bình. Điều độc đáo ở đây là có khá nhiều
chùa được xây dựng trong các hang núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc tận dụnghẳn
núi đá làm chùa mà tiêu biểu là các động chùa: động Hoa Sơn, động Thiên Tôn,
Bích Động, động Địch Lộng, chùa Bái Đính, Linh Cốc…Nhà Lý ra đời tiếp tục
đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo, nhiều triều vua nối tiếp nhau đã thực hiện rất
nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển việc tu học mà còn qua đó phát triển
một nền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với Trung Hoa.
Một dấu ấn quan trọng thời này là việc khai sinh Thiền phái Thảo Đường.
Tuy nhiên, vì khuynh hướng thiên trí thức và văn chương, thiền phái Thảo Ðường
không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có
khuynh hướng văn học. Thiền Uyển Tập Anh tuy có ghi lại tên họ 19 vị thuộc
thiền phái Thảo Ðường nhưng không thể ghi lại tiểu sử, niên đại các bài truyền
thừa của mỗi vị.
Thời Lý
Đạo Phật thời nhà Lý có nhiều ảnh hưởng không chỉ với dân thường mà cả
vua quan. Có chín trên 19 vị của Thiền phái Thảo Đường là cư sĩ mà phần lớn là
vua quan, trong đó có ba vị vua là Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, và Lý Cao Tông.
Rất nhiều thiền sư đời Lý tham gia chính sự mà không tham dự chính quyền.
Rất nhiều công trình chùa chiền, tượng tháp được xây dựng mà một trong số
đó là An Nam Tứ Đại Khí gồm có: tháp Báo Thiên, chuông Quy Ðiền, đỉnh Phổ
Minh và tượng Quỳnh Lâm.
Về lối sống của người dân thời bấy giờ, học giả Hoàng Xuân Hãn viết trong
tác phẩm “Lý Thường Kiệt”: “Ðời Lý có thể gọi là đời thuần nhất trong lịch sử
nước ta. Ðó chính là ảnh hưởng của đạo Phật”. Còn Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:
Năm 1065, vua Lý Thánh Tông, trong một phiên xử kiện ở điện Thiên Khánh,
đã chỉ vào công chúa Ðộng Thiên đứng hầu bên cạnh mà bảo ngục lại rằng: “Lòng
ta yêu con ta, cũng như lòng cha mẹ dân yêu dân, dân không biết mà mắc vào hình
pháp, ta rất lấy làm thương. Từ nay về sau, không cứ gì tội nặng nhẹ, đều nhất luật
khoan giảm.
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Mùa đông năm Ất mùi 1055, trời giá rét, vua đã bảo với các quan: “Trẫm ở
trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu mà còn rét như thế này, nghĩ đến người
tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian mà không được no
bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có thể chết không nơi nương tựa,
trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày cho ăn
hai bữa cơm”.
Thời nhà Trần
Chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Nhà Trần lên nắm quyền tiếp tục kế thừa và phát triển thêm nền tảng xã hội đã có
từ thời Lý trong đó có đạo Phật. Nét nổi bật nhất của đạo Phật thời kì này so với
thời trước là sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do người Việt sáng lập
mà tổ sư chính là thái thượng hoàng Trần Nhân Tông, đạo hiệu Trúc Lâm đại sĩ.
Một điểm nổi bật khác là sách Thiền Uyển Tập Anh (hay Thiền Uyển Tập
Anh Ngữ Lục), cổ thư xưa nhất còn giữ lại được đến nay viết về đạo Phật tại Việt
Nam, đã được kết tập vào thời này. Đây là một tập sách nói về các vị thiền sư Việt
Nam từ cuối thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ mười ba. Sách này bắt đầu được biên tập
vào khoảng trước năm 1134 cho đến đầu thế kỷ thứ mười ba thì hoàn tất. Cũng cần
nói thêm là không phải cổ thư đạo Phật thời Lý Trần nói chung là ít ỏi mà do chính
sách cai trị của nhà Minh khi xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 nên phần lớn di sản
thời này đã bị tịch thu và tận diệt.
Số lượng chùa chiền cũng như tăng sĩ tăng lên rất nhiều, có lẽ là nhiều nhất
trong lịch sử Việt Nam nếu so với tương quan số dân ngày ấy. Các chùa cũng như
tăng sĩ được nhiều ưu đãi lớn không chỉ từ phía vua quan nhà Trần mà còn từ nhân
dân. Sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chép:
“Các chùa như Hoàng Giang, Ðồng Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc
Thanh… dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng
nửa dân số thường. Nhất là huyện Ðông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm:
chùa chiền dựng lên, làng lớn có hơn mười chùa, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu:
ngoài bao bằng lũy, trong tô vàng son…” . Sự ưu ái quá mức dành cho giới xuất gia
cho đến cuối thời nhà Trần đã tạo ra một số dấu hiệu khởi đầu cho sự suy thoái của
đạo Phật sau này.
Từ thời Hậu Lê đến năm 1858
Đạo Phật như đã biết đạt đến cực thịnh vào thời nhà Trần rồi bắt đầu suy thoái
vào thời nhà Hậu Lê, mà hai nguyên nhân chính phải kể ra là: nguyên nhân nội tại
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
trongchính đạo Phật, và nguyên nhân ngoại tại từ sự phát triển của Khổng giáo
(hay Nho giáo).
Thứ nhất là nguyên nhân nội tại. Khi đạo Phật được vua chúa quý trọng thì
các nhà quyền quý và trăm họ đều hướng vào. Chùa chiền càng nhiều thì nếp sống
thanh quy càng khó bảo đảm được. Tăng chúng càng đông thì càng có nhiều phần
tử bất hảo làm hại thanh danh tăng đoàn, sự kính trọng càng nhiều thì niềm kiêu
hãnh càng thêm cao. Sự cúng dường càng hậu thì sự ỷ lại càng tăng. Đây là biểu
hiện của sự suy thoái.
Thứ hai, nguyên nhân ngoại tại. Như đã biết, thời Lý Trần nhiều thiền sư
tham dự chính sự và có tiếng nói quan trọng với vua quan. Vào cuối thế kỉ 14, Hồ
Quý Ly vốn xuất thân Nho học trong quá trình tiếm quyền nhà Trần đã thực hiện
một số biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng của đạo Phật. Thêm nữa, nhiều nhà Nho
vốn trọng từ chương, tự cho mình là độc tôn trí thức nên không ưa đạo Phật vốn
trọng tinh thần bao dung. Chẳng hạn các đại thần Lê Quát, Trương Hán Siêu đã
công khai chỉ trích đạo Phật.
Ngoài ra, việc nhà Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 cùng chính sách tận
diệt nền văn hóa độc lập của đất nước đã hủy diệt không chỉ truyền thống của đạo
Phật tại Việt Nam mà là cả truyền thống dân tộc. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, và
nhất là từ khi vua Lê Thánh Tông suy Khổng giáo làm quốc học thì đạo Phật chính
thức suy thoái trong một thời gian kéo dài đến mấy trăm năm.
Thời chúa Nguyễn tại Đàng Trong
Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 – 1613) sau khi vào trấn thủ đất
Thuận Hóa đã để ý đến việc lập chùa. Năm 1601, ông bắt đầu cho xây dựng chùa
Thiên Mụ ở xã Hà khê, huyện Hương Trà (thuộc Huế ngày nay). Năm sau, vào
ngày Vu Lan, ông đến chùa Thiên Mụ lập trai đàn và làm lễ bố thí, lại cho dựng
chùa Sùng Hóa trên nền một ngôi chùa cổ ở xã Triêm Ân, huyện Phú Vang. Năm
1607, cho lập chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu, Quảng Nam. Năm 1609, lập chùa Kính
Thiên ở Thuận Trạch, Quảng Bình. Sau khi ông dựng xong dinh Quảng Nam ở xã
Cần Húc lại cho lập một ngôi chùa gần đó là chùa Long Hưng. Có thể ý chúa
Nguyễn muốn lấy đạo Phật làm chỗ dựa tinh thần cho công trình lập quốc của dòng
họ Nguyễn. Cho nên sau này, các chúa Nguyễn đều tỏ vẻ sùng đạo Phật. Còn nhân
dân Ðàng Trong cũng nghênh đón các vị du tăng Trung Quốc với một tấm lòng
chân thật, mặn nồng. Trong thời đại chuyển tiếp giữa hai triều Minh Thanh, nhiều
cao tăng Trung Hoa đã tới Ðàng Trong hành hóa. Một phần quan trọng của những
tổ đình hiện nay là do các thiền sư Trung Hoa sáng lập.
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) là một Phật tử pháp danh Hưng Long,
còn có hiệu là Thiên Túng Ðạo nhân do ngài Thạch Liêm, một danh tăng thuộc
phái thiền Tào Ðộng Trung Quốc đặt, và được xem là truyền thừa chánh tông đời
thứ 30 của dòng thiền này. Bốn năm sau khi lên ngôi chúa, ông thọ Bồ tát giới và
thường tự ví mình là Duy Ma Cật. Ông chủ trương lấy tinh thần Phật pháp định
hướng cho đời sống dân tộc và có quan hệ mật thiết với sư Thạch Liêm. Ngài
Thạch Liêm đã có lần trình bày với chúa quan điểm trị nước theo tinh thần Phật
giáo, được giải thích qua ý nghĩa “trai giới” đối với một vị quân vương: “Trai giới
là làm cho quốc gia từ trên xuống dưới được thanh lý chỉnh tề, không một người
nào không ngồi đúng chỗ, không một việc nào chẳng giải quyết được chính đáng.
Làm được như thế mới là sự trai giới viên mãn của một ông vua”. Chúa Nguyễn
Phúc Chu đã cho xây dựng và trùng tu nhiều ngôi danh lam tại Thuận Hóa như
trùng tu chùa Thúy Vân, chùa Linh Mụ… Sai người sang Trung Quốc thỉnh bộ Ðại
tạng kinh, xây Tàng kinh lâu để bảo quản.
Dòng Lâm Tế, một nhánh Thiền nam tông quan trọng của tổ sư Lâm Tế
Nghĩa Huyền (?-866) từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam vào thế kỉ 17 rồi phát
triển mạnh tại Đàng Trong. Từ thời điểm này trở đi xuất hiện nhiều cao tăng thuộc
dòng này như các sư Viên Minh và Viên Khoan ở Quảng Trị, Minh Hoằng Tử
Dung khai sơn chùa Từ Ðàm, sư Giác Phong sáng lập chùa Báo Quốc tại Huế, sư
Pháp Bảo lập chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam, sư Nguyên Thiều sáng lập các chùa
Thập Tháp Di Ðà tại Bình Ðịnh, chùa Quốc Ân và Hà Trung tại Thuận Hóa (Huế),
trong đó ngài Nguyên Thiều đã thành lập nên các dòng truyền thừa theo phả hệ
Thập Tháp và Quốc Ân, ngài Pháp Bảo thành lập nên dòng truyền thừa hệ Chúc
Thánh. Ngoài các dòng trên, tại Đàng Trong có một hệ truyền thừa ảnh hưởng rất
sâu rộng cho đến hôm nay, đó là dòng Liễu Quán, do sư Liễu Quán thành lập.
Thời chúa Trịnh tại Đàng Ngoài
Như đã biết đạo Phật thời Hậu Lê không còn thịnh bằng thời Lý Trần. Khi đất
nước chia hai thành Đàng Ngoài và Đàng Trong thì tại Đàng Ngoài đạo Phật không
phổ biến như ở Đàng Trong. Vào thế kỉ 17, dòng Thiền Tào Động (do các ngài Tào
Sơn Bản Tịch (840-901) và Ðộng Sơn Lương Giới (807-869) sáng lập) từ Trung
Hoa truyền vào Việt Nam và có nhiều ảnh hưởng tại Đàng Ngoài. Nhiều chùa ở Hà
Nội như chùa Trấn Quốc, Hàm Long, Hòe Nhai… đến nay vẫn được xem là truyền
thừa của dòng thiền này
100 năm nhiều biến cố
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Năm 1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu gần 100 năm Việt Nam bị
thực dân đô hộ. Chính quyền thực dân đã dùng nhiều phương kế nhằm tiêu diệt
truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam. Đạo Phật lúc này đứng trước nguy cơ
mất còn do chính sách hủy diệt có hệ thống của người Pháp. Đến giữa thế kỉ 20,
tuy đất nước bị chia hai nhưng nhìn chung chính sách của hai thể chế cầm quyền
rất khác nhau này với đạo Phật cũng không tích cực hơn thời Pháp thuộc được bao
nhiêu.
Sau năm 1954 đến năm 1976
Tại miền nam, sự phát triển của Phật giáo chi lam hai thời kỳ dưới Chính
quyền Việt Nam Cộng Hoà. Chính quyền VNCH đệ nhất của tổng thống Ngô Đình
Diệm kì thị đạo Phật một cách công khai và quyết liệt. Trong những năm cầm
quyền, ông dùng quyền hạn của mình để đàn áp đạo Phật bằng nhiều cách khác
nhau. Vì chính sách nhiều người cho là ưu đãi Thiên Chúa giáo của chính phủ Ngô
Đình Diệm, Phật tử miền Nam Việt Nam đã xuống đường đông đảo ủng hộ Phật
giáo ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Đỉnh điểm là sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức
tự thiêu năm 1963 để phản đối sự kì thị này. Mặc dù vậy Phật giáo vẫn phát triển.
Trong cuốn “Phật giáo tại Việt Nam”, ông Mai Thọ Truyền cho biết lúc ông Diệm
lên cầm quyền, số chùa tại miền Nam là 2206 cái. Dướt thời ông Diệm số chùa lên
đến 4776 cái.
Từ năm 1976 đến nay
Từ năm 1976, chính quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp
tục thực hiện chính sách của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hạn chế hoạt động tín
ngưỡng với đạo Phật cũng như nhiều tôn giáo khác. Sau sự kiện 30/4/1975, Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và các phong trào Phật giáo khác ở miền Nam
Việt Nam bị hạn chế hoạt động. Một loạt các hòa thượng có chức danh đi tị nạn,
như Thích Nhất Hạnh, Thích Tâm Châu.
Năm 1981, nhằm thống nhất các hệ phái Phật giáo, sau ba năm vận động
chính phủ cho thành lập một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam
(GHPGVN) làm tổ chức duy nhất đại diện Phật giáo toàn quốc, là thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hàng
ngũ giáo phẩm thiên tả trong Giáo hội ủng hộ đường lối này. Trưởng ban vận động
Thống nhất Phật giáo Việt Nam là Hòa thượng Thích Trí Thủ, lúc đó là Viện
trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN. Theo “Hồ sơ Thống nhất Phật giáo” của Đỗ
Trung Hiếu, đảng viên cán bộ được Ban Tôn giáo chính phủ giao nhiệm vụ thực
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
hiện việc hợp nhất Phật giáo thì Giáo hội mới sẽ nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Trong những năm gần đây, đạo Phật và các tôn giáo khác đã được tự do phát
triển hơn trước, thể hiện qua nhiều chùa chiền được trùng tu hoặc xây mới, nhiều
sự kiện được tổ chức, cũng như số lượng khá lớn ấn phẩm về đạo Phật được xuất
bản.
1.1.2 . Khái niệm Di sản Văn Hóa Phật giáo
Di sản văn hóa Phật giáo là tập hợp bao gồm các di tích chùa, tháp, tượng, chuông,
pháp khí…của Phật giáo có giá trị lịch sử. Trong khi đó văn hóa Phật giáo Việt
Nam được là nền văn hóa lấy giáo lý của Đức Phật làm trung tâm, xảy ra trên đất
nước Việt Nam, cho con người Việt Nam, do con người Việt Nam tiếp nhận và
biến đổi cho phù hợp với xã hội Việt Nam, trong lịch sử Việt Nam…nên gọi là văn
hóa Phật giáo Việt Nam. Cụ thể, nếu ta lấy sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam
cách đây 2.000 năm thì đồng nghĩa với ta có chừng ấy năm văn hóa Phật giáo Việt
Nam. Như vậy, qua thời gian văn hóa Phật giáo đã thấm nhuần vào phong tục tập
quán, lối sống hình thành tư tưởng tình cảm…của người Việt Nam. Tất cả những
cái đó gọi là di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein đã nhận định “Nếu có một tôn giáo nào đó
đương đầu được với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật
giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hòa với những khám phá
mới của khoa học; Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng
theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.
Phật giáo là chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Cây cầu Phật
giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu bên trong
chính con người và trong môi trường sống xung quanh. Phật giáo vượt thời gian và
mãi mãi có giá trị”. Chúng ta cũng có thể bổ sung thêm là, ngày nay, Phật giáo còn
là cây cầu bắc ngang cuộc đời của các chúng sinh, dẫn dắt họ qua sông phiền não,
khổ đau do tinh thần quá thiên về hưởng thụ vật chất, về tiêu thụ của xã hội hậu
công nghiệp, sang đến bên bờ hạnh phúc và an lạc.
Quan điểm của Albert Einstein về Phật giáo chính là sự khẳng định vai trò và ý
nghĩa của tôn giáo này trên tầm vĩ mô toàn nhân loại chứ không chỉ riêng đối với
Việt Nam.
Thông điệp Phật đản năm 2010 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam –
Thích Phổ Huệ đã nói rõ Tư tưởng giáo lý về hòa bình, từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha
và tự giác ngộ đối với chính bản thân mỗi người vẫn là kim chỉ nam đối với người
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
con Phật trên con đường tu tập và phụng sự đạo pháp, dân tộc, đó cũng là tư tưởng
phù hợp với tiến bộ xã hội.
Nội dung thông điệp của Pháp chủ hoàn toàn phù hợp với quan điểm và đường lối
của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Trước hết,phải khẳng định rằng, Phật giáo có nhiều điểm phù hợp với mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Mặt khác, thực
tiễn cũng đã chứng minh, trong quá khứ và hiện tại, Phật giáo Việt Nam có khả
năng thích ứng theo con đường “đồng hành cùng dân tộc”, sống “tốt đời, đẹp
đạo”… Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải xác định con đường ngắn nhất, thích hợp
nhất để Phật giáo hòa nhập vào đời sống xã hội hiện đại của Việt Nam. Đảng ta
chủ trương “đại đoàn kết dân tộc chủ yếu lấy mục tiêu chung đó làm điểm tương
đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau, không trái với lợi ích chung của
dân tộc, cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hận thù, hướng tới tương lai, xây
dựng tinh thần đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, tất cả vì độc lập của Tổ quốc, tự
do và hạnh phúc của nhân dân” (Lê Quang Vịnh, “Tôn trọng và đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo”, Tạp chí Cộng sản, số
6, 3-2000, trang 11). Do đó, chúng ta cần nhận diện chính xác và phát huy những
giá trị nổi trội trong di sản văn hóa Phật giáo, đặc biệt là giá trị đạo đức và giáo dục
đạo đức để xây dựng nhân cách và bản lĩnh con người Việt Nam nói chung và
người Phật tử nói riêng trong thời kỳ hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa
1.1.3. Vai trò của di sản văn hóa Phật giáo
Phật giáo du nhập vào Việt Nam rất sớm, với tinh thần “Từ bi – hỷ xả – vô ngã – vị
tha”, năng động hóa bởi đạo lý Bát chính đạo, là điều giáo dục phổ biến đối với
dân tộc ta, dân tộc thường xuyên bị những thế lực xâm lược đem theo sự thống trị
đầy rãy những cái ác bất nhân, gieo mầm bất nghĩa, trái đạo lý dân tộc. Bởi thế
Phật giáo phương xa đến Việt Nam đã đương nhiên trở thành Phật giáo Việt Nam
với tư tưởng yêu nước là chủ yếu. Tư tưởng yêu nước này được xác minh qua
nhiều thế hệ, suốt dòng lịch sử tranh đấu giữ nước và dựng nước của dân tộc ta,
phù hợp với tư tưởng “Chư ác mạc tác” và nghĩa vụ “Chúng thiện phụng hành” của
giáo lý nhà Phật.
Phật giáo Việt Nam nhập thế
Từ các vị thiền sư Việt Nam đến không ít các vị vua, các anh hùng dân tộc Phật tử
đã thấm nhuần tư tưởng yêu nước, trở thành mối quan hệ khăng khít giữa Phật giáo
Việt Nam với lịch sử tư tưởng Việt Nam. Hơn nữa trong suốt hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhiều chùa chiền Phật giáo Việt Nam là cơ sở
Khóa luận tốt nghiêp Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
bao che nuôi dưỡng cán bộ, chiến sĩ cách mạng, những Tăng, Ni, Phật tử nằm
trong các đoàn thể cứu quốc, đoàn thể Phật giáo yêu nước, hòa mình vào các sinh
hoạt cách mạng.
Phật giáo Việt Nam vừa là một học thuyết giải thoát về thuật sống lương thiện tốt
đẹp cho con người Việt Nam, vừa là một học thuyết qua tinh thần Tứ ân có ơn với
tổ quốc là trọng đại – đã thực sự góp phần trong việc hình thành nền tư tưởng Việt
Nam, văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó tư tưởng yêu nước là chủ yếu.
Phật giáo đã có rất nhiều đóng góp to lớn cho nền tảng tư tưởng văn hóa Việt Nam.
Trước hết Phật giáo đã đóng vai trò tích cực trong các cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn, đạo đức,
hành vi cư xử của người Việt, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Trước sự
đòi hỏi của dân tộc, của tín đồ Phật giáo, Phật giáo Việt Nam đã đóng góp tích cực
cho nền văn hóa nước nhà.
Dân tộc Việt Nam có cái duyên là đã được tiếp nhận đạo Phật, đạo Phật có cái
duyên là tìm được chỗ đứng cho mình trong cộng đồng người Việt Nam. Cái cộng
đồng dựa trên nền tảng kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, với quan niệm làng xã cổ
truyền, với tín ngưỡng đa thần đã tiếp nhận đạo Phật và cải biến nó cho ít nhiều
phù hợp với cộng đồng ấy.
Cộng đồng người Việt tiếp nhận Phật giáo, đồng thời tiếp nhận những tư tưởng
bình đẳng, bắc ái, vô ngã, vô thường…ở đạo Phật, những tư tưởng này cùng với
những tư tưởng cộng đồng cổ truyền đã làm cản trở cho quá trình phân hóa giai cấp,
làm dịu những xung đột giai cấp trong xã hội. Trong thời gian tới, Phật giáo tồn tại
và thậm chí tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam. Phật giáo đóng góp phần tích cực
của nó bằng cách tự làm trong sạch bản thân, xóa bỏ những yếu tố mê tín lỗi thời.
Phật giáo góp phần cân bằng cuộc sống ngày càng quay cuồng với nhịp độ cao và
Phật giáo góp phần hướng thiện cho con người.
Việc cải tiến nghi lễ, và hiện đại hóa là một xu hướng tất yếu, là điều cần thiết của
đạo Phật, điều đó có từ trong lịch sử Phật giáo của Việt Nam. Đạo Phật còn có vai
trò to lớn trong đời sống tình cảm, tâm linh của người Việt Nam, người dân của đất
nước đã trải qua nhiều đau thương và đang còn nhiều khó khăn trong đời sống xã
hội.
Xin mượn lời của cố giáo sư Trần Quốc Vượng trong (Mấy ý kiến về Phật giáo và
văn hóa dân tộc – Mấy vấn đề Phật giáo và tư tưởng Việt Nam) để khẳng định