BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên : Văn Thị Hà
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Thanh Hương
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
———————————–
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC LỄ HỘI ĐỀN
NGHÈ PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên : Văn Thị Hà
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Thanh Hương
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
————————————–
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Văn Thị Hà Mã SV: 1412751007
Lớp: VH1901
Ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè phục vụ du lịch
tại thành phố Hải Phòng
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
– Tìm hiểu về lễ hội Đền Nghè và Nữ tướng Lê Chân
– Giới thiệu về lịch sử xây dựng công trình kiến trúc tưởng niệm nữ tướng Lê
Chân tại Hải Phòng
– Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội Đền Nghè
– Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác và công tác quản lý tại lễ hội trong
những năm gần đây
– Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và công tác
quản lý phục vụ cho sự phát triển của du lịch Hải Phòng
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
– Các số liệu về lực lượng tham gia lễ hội
– Số liệu về nguồn vốn xã hội hóa thu được
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Công ty cổ phần du lịch khách sạn Hải Đăng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Vũ Thị Thanh Hương
Học hàm, học vị: ThS
Cơ quan công tác: Trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn:
– Hướng dẫn cách tìm kiếm, thu thập và xử lý tài liệu
– Hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết
– Hướng dẫn cách làm nghiên cứu khoa học
– Đọc và chỉnh sửa, góp ý nội dung khóa luận
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 20 tháng 03 năm 2019
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 12 tháng 06 năm 2019
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
Văn Thị HàThS. Vũ Thị Thanh Hương
Hải Phòng, ngày 12 tháng06 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG
GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên: ThS. Vũ Thị Thanh Hương
Đơn vị công tác:
Trường Đại họcQuản lý và công nghệ Hải Phòng
Họ và tên sinh viên:
Văn Thị HàChuyên ngành: Văn hóa du lịch
Đề tài tốt nghiệp:
Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè phục vụ du
lịch tại thành phố Hải Phòng
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
– Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu để phục vụ nội dung nghiên cứu.
– Có
thức kỉ luật tốt, chăm chỉ chịu khó học hỏi.
– Hoàn thành đề tài đúng thời hạn.
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…)
– Về lý luậntác giả đã nêu khái quát, phân tích và đưa ra các khái niệm, hình ảnh
điểm đến du lịch.
– Về thực tiễn tác giả đã nêu và đánh giá thực trạng phát triển du lịch và công tác
quản lý điểm đến du lịch thành phố Hải Phòng, từ đó đưa ra một số đề xuất những
phương pháp hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hải Phòng sẽ mang lại
những nhận thức đúng đắn về việc tạo dựng hình ảnh du lịch, xây dựng thương
hiệu, về vai trò quản lý công tác quản lý điểm đến để du lịch Hải Phòng có thể phát
triển bền vững. Nhằm thu hút khách du lịch.
– Đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra về lý luận và thực tiễn, đạt chất lượng tốt của khóa
luận tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học (Văn hóa du lịch).
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ
Không được bảo vệ
Điểm hướng dẫn
Hải Phòng, ngày 12 tháng06 năm 2019
Giảng viên hướng dẫn
LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên ngành Văn hóa du lịch, được làm khóa luận tốt nghiệp thực sự là
một vinh dự đối với em. Việc làm khóa luận đòi hỏi sự cố gắng học hỏi, tìm tòi kiến
thức của bản thân, sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên cùng sự giúp đỡ động viên của
gia đình bạn bè. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn thạc sĩ Phạm Thị Hoàng Điệp,
người đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận, hướng dẫn, chia sẻ kinh
nghiệm trong học tập và suốt quá trình em nghiên cứu, hoàn thành khóa luận. Em xin
gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Dân lập Hải Phòng, cùng các thầy
cô trong Khoa Du lịch đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thànhbài khóa luận. Được sự
giúp đỡ của trường Đại học Dân lập Hải Phòng, thầy cô, gia đình và bạn bè cùng với
sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề tài khóa luận: “THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC LỄ HỘI ĐỀN NGHÈ PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG”. Trong qua trình làm đề tài khóa luận do kiến thức, kinh
nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
những kiến đóng góp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Văn Thị Hà
MỤC LỤC
Phần mở đầu…………………………………………………………………….1
Chương I: Cơ sở lý luận chung và các điều kiện hình thành lễ hội
đềnNghè………………………………………………………………………………
…4
1.1. Một số khái niệm về văn hóa, du lịch………………………………………….4
1.1.1. Khái niệm về văn hóa…………………………………………………………4
1.1.2. Khái niệm về du lịch………………………………………………………….5
1.2. Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa………………………………………6
1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa……………………………………………6
1.2.2. Vai trò của di tích lịch sử văn hoá trong hoạt động du lịch………………….6
1.3. Khái niệm về lễ hội và lễ hội truyền thống…………………………………….6
1.4. Giới thiệu về quận Lê Chân thành phố Hải Phòng…………………………….8
1.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên……………………………………………8
1.4.2. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa………………………………9
1.5. Lịch sử và truyền thuyết về lễ hội Nữ tướng Lê Chân……………………….10
1.6. Địa điểm diễn ra lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân…………………….10
1.6.1. Đền Nghè……………………………………………………………………..10
1.6.2. Đình An Biên………………………………………………………………..12
1.6.3. Khu vực tượng đài Nữ tướng Lê Chân………………………………………12
1.7. Vai trò của lễ hội nữ tướng Lê Chân đối với đời sống văn hóa cộng
đồng…………………………………………………………………………………12
1.8. Những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê
Chân………………………………………………………………………………..13
1.8.1. Giá trị lịch sử………………………………………………………………..13
1.8.2. Giá trị tâm linh………………………………………………………………14
1.8.3. Giá trị cố kết cộng đồng……………………………………………………14
1.8.4. Giá trị kinh tế – xã hội………………………………………………………15
Tiểu kết……………………………………………………………………………15
Chương II: Thực trạng di tích và lễ hội Đền Nghè……………………17
2.1. Lịch sử tổ chức lễ hội đền Nghè………………………………………………17
2.1.1. Tên gọi, xuất xứ của lễ hội…………………………………………………17
2.1.2. Không gian và thời gian tổ chức lễ hội……………………………………..17
2.1.3. Mục đích, lý do tổ chức lễ hội………………………………………………17
2.1.4. Nội dung của lễ hội…………………………………………………………18
2.1.4.1. Lễ hội truyền thống……………………………………………………….18
2.1.4.2. Lễ hội hiện đại……………………………………………………………21
2.1.5. Nguyên nhân biến đổi
2.2. Tổng quan về các công trình kiến trúc tưởng niệm nữ tướng Lê Chân ở Hải
Phòng………………………………………………………………………………24
2.2.1. Đền Nghè(An Biên cổ miếu) – một công trình kiến trúc thờ tự tiêu
biểu………………………………………………………………………………..24
2.2.2. Đình An Biên – nơi thờ Thành hoàng làng An Biên – Thánh Chân công
chúa………………………………………………………………………………..25
2.2.3. Tượng đài Nữ tướng Lê Chân – một công trình tưởng niệm quy mô………25
2.3. Thực trạng khai thác các công trình tưởng niệm nữ tướng Lê Chân hiện
nay…………………………………………………………………………………26
2.3.1. Thực trạng khai thác tại Đền Nghè…………………………………………26
2.3.1.1. Hiện trạng tài nguyên…………………………………………………….26
2.3.1.2. Thực trạng khai thác trong đời sống và trong du lịch…………………….28
2.3.2. Thực trạng khai thác tại Đình An Biên……………………………………..31
2.3.2.1. Hiện trạng tài nguyên…………………………………………………….31
2.3.2.2.Thực trạng khai thác trong đời sống và trong du lịch……………………..32
2.4. Các nghi lễ chính và tổ chức các hoạt động trong lễ hội……………………..33
2.5. Tổ chức các hoạt động trong lễ hội…………………………………………..35
2.6. Thực trạng công tác quản lí lễ hội Nữ tướng Lê Chân……………………….36
2.6.1. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong các địa điểm diễn ra
lễ hội………………………………………………………………………………36
2.6.2. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại lễ hội………38
2.6.3. Công tác quản lý tài chính………………………………………………….38
2.6.4. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chức lễ hội………………………39
2.6.4.1. Kiểm tra công tác quản lý, tổ chức nội dung hoạt động của lễ hội………39
2.6.4.2. Kiểm tra công tác quản lý tài chính của lễ hội……………………………39
2.6.4.3. Kiểm tra công tác quản lý an ninh – xã hội của lễ hội……………………40
2.6.4.4. Quản lý vấn đề bảo vệ môi trường……………………………………….40
2.6.4.5. Quản lý, bảo vệ khu di tích, cơ sở thờ tự…………………………………40
2.7. So sánh công tác quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân trong 3 năm trở lại
đây…………………………………………………………………………………41
2.7.1. Ưu điểm…………………………………………………………………….41
2.7.2. Hạn chế……………………………………………………………………..44
Tiểu kết……………………………………………………………………………46
Chương III: Giải pháp khai thác lễ hội dền Nghè phục vụ du lịch tại
thành phố Hải Phòng…………………………………………………………48
3.1. Giải pháp khai thác di tích lịch sử văn hóa Đền Nghè……………………….48
3.1.1. Đề xuất định hướng và giải pháp bảo tồn, trùng tu, tôn tạo đối với các di tích
thờ nữ tướng Lê Chân trên địa bàn Hải Phòng……………………………………48
3.1.2. Giải pháp về khôi phục lễ hội cổ truyền và qui hoạch không gian Lễ hội thờ nữ
tướng Lê Chân……………………………………………………………………50
3.2. Giải pháp phát triển du lịch…………………………………………………..54
3.2.1. Xây dựng hình ảnh điểm đến……………………………………………….54
3.2.2. Xây dựng chương trình tham quan di tích trong ngày………………………56
3.2.3. Kết hợp với các loại hình du lịch khác……………………………………..59
3.2.3.1. Kết hợp với du lịch biển………………………………………………….59
3.2.3.2. Kết hợp với chương trình du khảo đồng quê……………………………..59
3.2.3.3. Kết hợp với du lịch mua sắm……………………………………………..60
3.2.3.4. Kết hợp với du lịch MICE………………………………………………..61
3.2.3.5. Kết hợp với di tích văn hóa khác…………………………………………61
3.2.4. Khai thác trong “Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng”………………………62
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu gủa công tác quản lí lễ hội Nữ tướng Lễ Chân , quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng……………………………………………………….63
3.3.1. Định hướng công tác quản lý lễ hội truyền thống hiện nay…………………63
3.3.1.1. Định hướng chung………………………………………………………..63
3.3.1.2. Định hướng trong công tác quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân……………65
3.3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân……………65
3.3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách…………………………………………….65
3.3.3. Nâng cao nhận thức, tuyên truyền giáo dục………………………………..68
3.3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa
bàn quận Lê Chân về vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức, tham gia quản lý lễ hội
Nữ tướng Lê Chân…………………………………………………………………69
3.3.3.2. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức
của nhân dân về giá trị văn hóa lễ hội Nữ tướng Lê Chân……………………….70
3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa trong
lễ hội………………………………………………………………………………..72
3.3.5. Tổ chức các hoạt động trong lễ hội…………………………………………73
3.3.5.1. Bảo đảm việc tổ chức các hoạt động trong lễ hội Nữ tướng Lê Chân……73
3.3.5.2. Tổ chức các hoạt động hướng đến cộng đồng và gắn với việc tưởng nhớ đến
Nữ tướng Lê Chân………………………………………………………………..73
3.3.6. Tăng cường kiểm tra giám sát thi đua khen thưởng và sự phối hợp giữa các đơn
vị có liên quan……………………………………………………………………74
Tiểu kết……………………………………………………………………………76
Kết luận ………………………………………………………………………77
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………..78
Phụ lục
Phần mở đầu
1. Lýdo chọn đề tài
Nữ tướng Lê Chân, sinh năm 20, mất năm 43, là nữ tướng thời kỳ Hai Bà Trưng.
Bà còn được biết đến là người có công khai khẩn vùng An Dương, cửa sông Cấm,
giúp người dân phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên
một vùng đất trù phú, vùng đất đời sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày
nay. Chính vì vậy, để tưởng nhớ những đóng góp của bà đối với quê hương, đất nước,
người dân đã tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân trong 3 ngày từ 7 đến 9/2 (âm lịch) với
nhiều hoạt động hấp dẫn. Đây là một lễ hội truyền thống, được diễn ra tại 3 địa điểm
là: đền Nghè, đình An Biên, quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Trong lễ hội,
nhiều hoạt động văn hóa truyền thống diễn ra như trong phần Lễ có các hoạt động: lễ
cáo yết, lễ dâng hương, tế nữ quan, lễ rước, đánh trống khai hội, lễ tạ. Phần Hội, có
rất nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như: cờ người và các trò chơi dân gian (đánh
chắt, đánh chuyền, ô ăn quan, nhảy dây, pháo đất…). Đặc biệt, chương trình văn nghệ
hầu hết hướng về các loại hình nghệ thuật truyền thống như: hát xẩm, hát văn, dân ca,
chèo cổ, biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại đền Nghè và đình An Biên, khu vực tượng đài
Nữ tướng Lê Chân,… và một số chương trình biểu diễn võ thuật dân tộc cũng như
nhiều hoạt động văn hóa khác. Phần lễ và phần hội đan xen nhau, tạo không khí lễ hội
sôi động.
Trong những năm gần đây, lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân đã trở thành một
trong những lễ hội tiêu biểu của thành phố Hải Phòng, thực sự đáp ứng được nhu cầu
giao lưu, nhu cầu tâm linh, đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhu cầu hưởng thụ và sáng
tạo những giá trị truyền thống của dân tộc. Trước hết là cho người dân quận Lê Chân,
sau đó là người dân thành phố Hải Phòng và đông đảo du khách gần xa khi về dự lễ
hội. Tuy nhiên, trước đây, do nhiều yếu tố về điều kiện kinh tế, lịch sử, địa lý, sự đô
thị hóa, sự thay đổi về địa giới hành chính,… lễ hội chỉ tổ chức trong phạm vi không
gian nhỏ hẹp của đền Nghè và đình An Biên thuộc phường An Biên, quận Lê Chân
với hoạt động chủ yếu là: lễ tế, lễ dâng hương, dâng hoa … và đối tượng chủ yếu là
nhân dân địa phương quận Lê Chân; từ năm 2011, với tinh thần trách nhiệm phát huy
bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, quận Lê Chân đã tổ chức hội thảo phục dựng lại lễ
hội và trong điều kiện mở rộng phạm vi tổ chức sang cả quảng trường tượng đài Nữ
tướng Lê Chân, đồng thời nhiều hoạt động lễ hội cũng được phục dựng, tái hiện như:
lễ cáo yết, lễ tạ, lễ dâng hoa Thủy tiên cùng nhiều hoạt động văn hóa truyền thống
(Chợ quê, cờ người, pháo đất, hát xẩm…) và có sức lan tỏa, đón nhận được hầu hết
tinh thần sự ủng hộ tích cực của đông đảo nhân dân trong, ngoài thành phố và từ đó
đã đặt ra nhiều vấn đề trong công tác: truyền thông, trang trí, chuẩn bị nội dung,… Do
quy mô lễ hội lớn như vậy, nên việc khai thác lễ hội để phục vụ cho du lịch ngày một
cấp thiết. Vì thế em lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền
nghè phục vụ du lịch tại thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn của mình,
nhằm góp phần đưa ra những giải pháp nâng cao hoạt động khai thác lễ hội Nữ tướng
Lê Chân trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
– Tổng kết cơ sở lý luận chung và thực tiễn về du lịch, văn hóa, di tích lịch sử văn
hóa, lễ hội và lễ hội truyền thống.
– Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Nghè.
– Đề ra các giải pháp khai thác di tích và lễ hội đền Nghè nhằm phát triển du lịch
văn hóa của thành phố.
3. Đối tượng nghiên cứu
Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Nghè phục vụ cho phát triển du lịch của thành
phố Hải Phòng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: tại đền Nghè, đình An Biên và quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê
Chân, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Thời gian: Từ năm 2017 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp khảo sát thực địa: Tìm hiểu thực trạng của hoạt động diễn ra trong lễ
hội tại 3 địa điểm, đó là đền Nghè, đình An Biên và quảng trường tượng đài Nữ tướng
Lê Chân. Phỏng vấn, lấy ý kiến từ cán bộ quản lý, người dân tham gia trực tiếp, cũng
như du khách tham dự trong thời gian diễn ra lễ hội.
-Phương pháp tổng hợp, phân tích: Xử lý, kế thừa tài liệu có liên quan đến lễ hội,
trong đó tập hợp, sắp xếp lại những nội dung liên quan đến khai thác lễ hội Nữ tướng
Lê Chân phục vụ cho du lịch Hải Phòng, để từ đó có được cái nhìn tổng quan về
những thực tế đang diễn ra và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác
khai thác lễ hội Nữ tướng Lê Chân trong thời gian tới.
-Phương pháp tiếp cận liên ngành: làm rõ hơn mối liên hệ giữa giá trị văn hóa
truyền thống với các yếu tố thúc đẩy kinh tế – xã hội qua việc tổ chức lễ hội.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận chung và các điều kiện hình thành lễ hội đền Nghè.
Chương II: Thực trạng di tích và lễ hội đền Nghè.
Chương III: Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả di tích và lễ hội đền Nghè
phục vụ hoạt động du lịch tại thành phố Hải Phòng.
Chương I
Cơ sở lý luận chung và các điều kiện hình thành lễ
hội đền Nghè
1.1. Một số khái niệm về văn hóa, du lịch
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình
độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Khi nghiên cứu quy luật vận
động và phát triển của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát các hoạt
động của xã hội thành hai loại hình hoạt động cơ bản là “sản xuất vật chất” và “sản
xuất tinh thần”. Do đó, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh
trong sản phẩm vật chất. Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị
được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người. Đó là
những giá trị cần thiết cho hoạt động tinh thần, những tiêu chí, nguyên tắc chi phối
hoạt động nói chung và hoạt động tinh thần nói riêng, chi phối hoạt động ứng xử,
những tri thức, kỹ năng, giá trị khoa học, nghệ thuật được con người sáng tạo và tích
lũy trong lịch sử của mình; là nhu cầu tinh thần, thị hiếu của con người và những
phương thức thỏa mãn nhu cầu đó.
Như vậy, nói văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực
thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người. Do đó, văn hóa có mặt
trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn và sinh hoạt
tinh thần của xã hội.
Tuy nhiên, với tư cách là hoạt động tinh thần, thuộc về ý thức của con người nên
sự phát triển của văn hóa bao giờ cũng chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, chính trị
của mỗi chế độ xã hội nhất định. Tách rời khỏi cơ sở kinh tế và chính trị ấy sẽ không
thể hiểu được nội dung, bản chất của văn hóa. Do đó, văn hóa trong xã hội có giai cấp
bao giờ cũng mang tính giai cấp. Đây cũng là quy luật của xã hội có giai cấp, vì rằng
phương thức sản xuất tinh thần, văn hóa không thể không phản ánh và không bị chi
phối bởi phương thức sản xuất vật chất. Điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi xã hội
và của mỗi giai cấp khác nhau, đặc biệt là của giai cấp thống trị, là yếu tố quyết định
hình thành các nền văn hóa khác nhau.
Nói đến văn hóa là nói đến khía cạnh ý thức hệ của văn hóa, tính giai cấp của văn
hóa và trên cơ sở đó hiều rõ sự vận động của văn hóa trong xã hội có giai cấp. Với
cách tiếp cận như vậy, có thể quan niệm: nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội
dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế – chính trị
của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương
hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt
động văn hóa. Mọi nền văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng có tính giai cấp
và gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền. Văn hóa luôn có tính kế thừa, sự kế thừa
trong văn hóa luôn mang tính giai cấp và được biểu hiện ở nền văn
hóa của mỗi thời kỳ lịch sử trên cơ sở kinh tế, chính trị của nó.
Một nền kinh tế lành mạnh được xây dựng trên những nguyên tắc công bằng, thật
sự vì đời sống của người lao động sẽ là điều kiện để xây dựng một nền văn hóa tinh
thần lành mạnh, và ngược lại, một nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở bất bình đẳng
của chế độ tư hữu với sự phân hóa sâu sắc thì sẽ không có được nền văn hóa lành
mạnh.Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của nền văn hóa, thì chính trị là yếu tố quy định
khuynh hướng phát triển của một nền văn hóa, tạo nên nội dung . thức hệ của văn
hóa.Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị của mỗi thời kỳ lịch sử đều in dấu
ấn của nó trong lịch sử phát triển của văn hóa và tạo ra nền văn hóa của xã hội đó.
1.1.2. Khái niệm về du lịch
Đứng trước thời cơ và thách thức đó, bên cạnh việc làm thế nào để phát triển ngành
du lịch trở thành kinh tế chủ đạo thì việc nghiên cứu thị trường,thị hiếu khách du lịch
cũng như tìm ra những yếu điểm của ngành để có hướng khắc phục là điều vô cùng
quan trọng. Hải Phòng là một thành phố biển với tiềm năng phát triển du lịch
lớn.Trong rất nhiều giải pháp để tăng lượng khách, doanh thu ngành thì phát triển sản
phẩm du lịch cũng là một trong những giải pháp mang tính khả thi.
Ở nước Anh du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi. Trong
tiếng Pháp xuất phát từ tiếng “Le Tour” cũng có nghĩa là cuộc dạo chơi, cuộc dã
ngoại. Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa
là đi chơi, Lịch có nghĩa là lịch lãm, từng trải, hiểu biết. Như vậy du lịch được hiểu là
đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Vậy, du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm
thoả mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định. Du lịch có thể hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và
hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách
nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hoà bình hữu nghị.
1.2. Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa
1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử, văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và
tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học nghệ thuật, giá trị văn hóa hoặc có liên quan đến
những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội. Pháp luật quan niệm di tích
lịch sử là những di tích có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật và liên
quan đến quá trình phát triển lịch sử. Di tích lịch sử văn hoá phải có một trong các
tiêu chí sau đây:
– Công trình xây dựng, địa điểm gắn vói sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình
dựng nước và giữ nước.
– Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sư nghiệp cùa anh hùng dân
tộc, danh nhân của đất nước.
– Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ
cách mạng, kháng chiến.
– Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
– Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu
biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử phát triển văn hoá,
xã hội của đất nước.
1.2.2. Vai trò của di tích lịch sử văn hoá trong hoạt động du lịch
– Di tích lịch sử văn hoá là bằng chứng xác thực nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc. Nó chứa đựng những gì tốt đẹp nhất về truyền thống văn hoá
về tinh hoa của mỗi quốc gia. Là tài nguyên quan trọng trong việc phát triển du lịch
cũng như góp phần phát triển kinh tế địa phương.
– Di tích lịch sử văn hoá là không gian văn hoá cho nhân dân trong những dịp sinh
hoạt lễ hội truyền thống của địa phương.
– Là địa điểm tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu khoa học của du khách.
1.3. Khái niệm về lễ hội và lễ hội truyền thống
Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người
đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
và bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ
thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển cộng
đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho
từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời
nay quy tụ niềm mơ ước chung vào 4 chữ “nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt
động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Do nhận thức, người
xưa rất tin vào trời đất, sông núi, vì thế ở các làng xã thường có miếu thờ thiên thần,
thổ thần, thủy thần, sơn thần, lễ hội cổ truyền đã phản ánh hiện tượng đó. Tôn giáo có
ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo để thần linh hóa
những gì trần tục.
Như vậy, lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá tiêu biểu của
nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới. Nó là “tấm gương” phản chiếu khá
trung thực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc. Theo Công ước bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể, lễ hội được xếp vào loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Theo công ước,
di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện qua các hình thức sau:
– Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di
sản văn hóa phi vật thể;
– Nghệ thuật trình diễn;
– Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội;
– Tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ;
– Nghề thủ công truyền thống.
Giá trị văn hoá và liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín ngưỡng là một giá trị tiêu
biểu của lễ hội truyền thống. Giá trị này được trao truyền qua các thế hệ và tạo nên
sức sống lâu bền, tồn tại với lịch sử của các cộng đồng làng xã cho đến hôm nay. Tính
liên kết và cố kết cộng đồng được phản chiếu trong lễ hội chính bởi yếu tố di truyền
văn hóa và môi trường sinh thái đã khiến con người có nhu cầu hướng và tìm về
nguồn cội tự nhiên của mình, gắn kết với nhau và điều này tạo nên bản sắc riêng trong
sự vận động chung. Trong xã hội đương đại, giá trị này không còn có tác dụng giúp
mỗi thành viên trong cộng đồng chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên,
hay vì yếu tố mưu sinh trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn mà mỗi cá nhân như tìm
được về cội nguồn của truyền thống văn hoá dân tộc, được kế thừa những tinh hoa
văn hóa mà các thế hệ cha ông đã tích lũy, trao truyền qua nhiều thế hệ và điều này
giúp cho chúng ta cân bằng với sự hối hả, bộn bề của cuộc sống hiện đại. Theo đó,
những giá trị của lễ hội trước đây mang đậm màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo khi hướng
đến niềm tin vào thế giới siêu nhiên nhưng giờ đây cũng đã có sự biến đổi theo hướng
tưởng niệm, đậm tính văn hóa và chất “Hội” đem lại sự sảng khoải, vui vẻ cho cộng
đồng hơn cả.
Để có cái nhìn tổng thể về lễ hội cần xem lễ hội là một thể thống nhất, một toàn
thể, một tổng hệ thống bao hàm nhiều hệ thống theo quy mô và vị trí trong không gian
hội, theo trật tự và trường độ diễn ra trong thời gian hội. Điều quan trọng nhất trong
cách nhìn tổng thể về lễ hội không phải là sự chú ý đến từng mảng không gian, từng
trường đoạn thời gian, từng nhân tố hay từng tiểu hệ… tạo thành lễ hội mà là cái quan
hệ tương tác nhiều chiều giữa chúng với nhau, tạo thành mạng tương quan thời gian –
không gian của lễ hội. Có thể hiểu lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao
gồm các mặt: tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh
thiêng và đời thường. Lễ hội được xem như một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc,
có sức lôi cuốn thu hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội.
Dưới góc độ của những người làm công tác quản lý nhà nước về lễ hội, năm 2001,
Bộ trưởng Bộ VHTT (nay là Bộ VHTTDL) ban hành quyết định số 39/2001/QĐ-
BVHTT kèm theo Quy chế tổ chức lễ hội. Quy chế này đã đưa ra 4 loại lễ hội ở nước
ta thuộc đối tượng cần điều chỉnh là: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội
tôn giáo, Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp đến, ngày 18 tháng
01năm 2006, Chính phủ ra Nghị định số 11/2006/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế
hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, chương VI: Tổ chức lễ
hội, viết: “Điều 23. Lễ hội quy định tại Quy chế này bao gồm: lễ hội dân gian, lễ hội
lịch sử cách mạng, lễ hội văn hóa du lịch và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ
chức tại Việt Nam”.
Theo đó, các lễ hội truyền thống được hiểu là những lễ hội mà chủ thể là do dân
chúng tham gia tổ chức và hưởng thụ, khai thác triệt để các sinh hoạt văn hóa, văn
nghệ dân gian làm nền tảng cho hoạt động hội. Có lễ hội dân gian truyền thống và lễ
hội dân gian hiện đại. Lễ hội dân gian truyền thống được hiểu là lễ hội đã xuất hiện
trước thời điểm tháng 8 năm 1945, chủ yếu ở các làng, bản, ấp, gắn với nông dân, ngư
dân, thợ thủ công. Loại lễ hội này được cộng đồng tổ chức định kỳ, lặp đi, lặp lại, với
các sinh hoạt văn hóa tương đối ổn định; là bộ phận không thể thiếu trong đời sống
tinh thần của người dân vào thời gian nhàn rỗi của chu kỳ sản xuất nông nghiệp trước
đây.
1.4. Giới thiệu về quận Lê Chân thành phố Hải Phòng
1.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Quận Lê Chân được thành lập năm 1961, ban đầu gồm 11 phường: “An Biên, An
Dương, Cát Dài, Đông Hải, Dư Hàng, Hàng Kênh, Hồ Nam, Lam Sơn, Mê Linh,
Niệm Nghĩa, Trại Cau”.
Ngày 20/12/2002, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ban hành Nghị định
106/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính quận Lê Chân thành phố Hải
Phòng. Theo đó, quyết định sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của
hai xã Vĩnh Niệm và Dư Hàng Kênh thuộc huyện An Hải vào quận Lê Chân. Thành
lập phường Vĩnh Niệm và phường Dư Hàng Kênh thuộc quận Lê Chân. Trong đó,
diện tích tự nhiên phường Vĩnh Niệm là 562,66ha và 11.202 nhân khẩu, phường Dư
Hàng Kênh rộng 246,60ha và 23.373 nhân khẩu. Ngày nay, quận Lê Chân là một
quận nội thành của Hải Phòng với vị trí tiếp giáp quận Ngô Quyền và một phần quận
Hải An ở phía Đông; quận Kiến An, huyện An Dương ở phía Tây; quận Dương Kinh
ở phía Nam và quận Hồng Bàng ở phía Bắc.
Hiện nay, quận Lê Chân gồm 15 phường, đó là các phường: An Biên, An Dương,
Cát Dài, Đông Hải, Dư Hàng, Dư Hàng Kênh, Hàng Kênh, Hồ Nam, Kênh Dương,
Lam Sơn, Nghĩa Xá, Niệm Nghĩa, Trại Cau, Trần Nguyên Hãn, Vĩnh Niệm.
1.4.2. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa
Điểm khác biệt của quận Lê Chân so với các quận khác thuộc thành phố Hải
Phòng là không có diện tích đất canh tác nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên nhỏ và
không có các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn. Theo báo cáo tình hình kinh tế
xã hội của quận Lê Chân năm 2016, quận Lê Chân là nơi tập trung nhiều cơ sở sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với 450 doanh nghiệp tư nhân, 78 hợp tác xã,
xí nghiệp tập thể và 3.000 hộ kinh doanh cá thể. Tính đến thời điểm năm 2016, với 47
dự án có tổng giá trị đầu tư phát triển là 105 tỷ, trong đó có các dự án tiêu biểu như:
Nhà máy giầy xuất khẩu công suất 3 triệu đôi/năm, trị giá đầu tư 29 tỷ đồng của Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Đạt (hiện tại, dự án này đã đưa vào sản xuất giai đoạn 1
có hiệu quả với công suất 1,5 triệu đôi/năm); nhà máy Bao bì PP của Xí nghiệp Ngọc
Quyển, công suất 13 triệu bao/năm, trị giá đầu tư 10 tỷ đồng; Xưởng Sản xuất Nhựa
Ngọc Hải, công suất 2 triệu sản phẩm/năm, trị giá đầu tư 12 tỷ đồng; Xưởng Sản xuất
Giấy DUPLEX của hợp tác xã Mỹ Hương, công suất 4.000 tấn/năm, trị giá 14 tỷ
đồng.
Những nhà máy này sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động đã góp phần tạo ra các
ngành hàng thế mạnh trong cạnh tranh, phát triển kinh tế của quận Lê Chân như: sản
xuất bao bì giấy, bao bì PP, đồ gỗ, nhựa, cơ khí,…
Địa bàn quận Lê Chân cũng nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật
khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Trong lịch sử hình thành, phát triển,
người dân Lê Chân luôn sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng và bảo
vệ Tổ quốc, có thể kể đến như vào năm 938, trong cuộc kháng chiến chống quân Nam
Hán, nhân dân các làng An Biên, Niệm Nghĩa, An Dương, Hàng Kênh, Dư Hàng đã
tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của cho trận tuyến của Ngô Quyền trên
sông Bạch Đằng. Bên cạnh đó, quận Lê Chân cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn
hoá. Nét đẹp văn hoá ấy đã được ghi chép, phản ánh qua nhiều văn bia, di tích còn lại
đến ngày nay. Ở phường Niệm Nghĩa hiện còn lưu giữ bia Văn hội bi kí (tạo năm
1782), ghi chép việc đóng góp xây dựng Văn Từ – một trong những nơi sinh hoạt văn
hoá cộng đồng, ở Dư Hàng có bia ghi chép về Hội Tư Văn.
1.5. Lịch sử và truyền thuyết về lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Tương truyền, Nữ tướng Lê Chân quê làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn), huyện
Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, thị
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Theo thần tích đền Nghè, cha Nữ tướng Lê Chân là
Lê Đạo và mẹ là Trần Thị Châu. Lê Chân là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài
thơ phú nên tiếng đồn đến tai Thái thú nhà Hán là Tô Định; Tô Định toan lấy nàng
làm thiếp nhưng đã bị Lê Chân cự tuyệt, theo truyền thuyết, chính vì thế mà cha, mẹ
bà đã bị sát hại. Trong hoàn cảnh đó, Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi
xuống phía Nam, đến vùng An Dương, cửa sông Cấm (bây giờ), thấy địa hình, đất đai
thuận lợi bà dừng lại lập trại khai khẩn, chăn nuôi, trồng trọt và đánh bắt thủy hải sản
tạo dựng nên một vùng đất trù phú. Nhớ quê cội, bà đặt tên vùng này là An Biên
trang. Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được nhân
dân quanh vùng nô nức ủng hộ. Binh sỹ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo, giỏi
về thủy trận.
Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Nữ tướng Lê Chân cùng nghĩa quân ở căn
cứ An Biên đã lập nên chiến công vang dội. Khởi nghĩa thành công, Lê Chân đã ra
sức tổ chức, xây dựng lực lượng. Khi Mã Viện đem quân sang phục thù, do tình thế
bất lợi, bà phải rút quân về bảo vệ căn cứ Mê Linh. Sau khi căn cứ này bị vỡ, Hai Bà
Trưng tử trận, Nữ tướng Lê Chân đem quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn, thuộc huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ngày nay nhằm khôi phục cơ đồ. Một lần nữa, Mã Viện đem
lực lượng lớn tới tấn công, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng không bảo toàn
được lực lượng. Cuối cùng, Nữ tướng Lê Chân trầm mình xuống sông Giát Dâu để
bảo toàn danh tiết.
Sau khi mất, bà hiển linh báo tin cho dân làng. Truyền thuyết kể rằng sau khi bà
mất, có người mơ thấy bà báo mộng về: Ta vốn là tiên nữ trên thiên đình xuống hạ
giới, nay đã hết duyên trần phải về chầu Thượng đế. Thượng đế ân phong làm thành
hoàng, các người nếu mai ra bờ sông thấy vật lạ gì thì rước về mà thờ phụng.
Khi được báo mộng, sáng hôm sau người dân làng An Biên ra bờ sông và thấy một
phiến đá trôi ngược dòng nước bèn lễ tạ, rước về lập đền thờ phụng ở xứ Đồng Mạ
(khu vực đền Nghè, quận Lê Chân ngày nay). Đến đời vua thời Trần Anh Tông, bà
được phong là Thành hoàng xã An Biên huyện An Dương. Hàng năm, cứ đến ngày
Thánh Đản (ngày sinh) mồng 8 tháng 2 âm lịch, ngày hoá 25 tháng chạp và ngày
Khánh hạ (ngày thắng trận) 15 tháng 8 âm lịch, nhân dân An Biên nô nức đến đền
Nghè cùng dâng lễ tưởng niệm vị Nữ tướng.
1.6. Địa điểm diễn ra lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân
1.6.1. Đền Nghè
Di tích lịch sử văn hóa đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, giáp hai mặt
phố Mê Linh và phố Lê Chân, thuộc phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải
Phòng.
Trước đây, đền Nghè có tên gọi là An Biên cổ miếu (miếu cổ làng An Biên). Theo
An Biên thần tích bi ký ghi: “Khi Nữ tướng Lê Chân mất, bà đã báo mộng cho nhân
dân làng An Biên ra bờ sông rước vật thiêng về lập miếu thờ”. Đến thời Trần (thế kỷ
XII-XIII), Nữ tướng Lê Chân được vua Trần Nhân Tông sắc phong là “Nam Hải uy
linh” và miếu An Biên được cấp tiền tu sửa, mở rộng. Công trình kiến trúc đền Nghè
hiện nay được người dân trùng tu trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến năm 1927,
triều vua Khải Định, nhà Nguyễn. Trải qua năm tháng chiến tranh và thời gian, di tích
bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 2007 – 2009, đền Nghè được Nhà nước đầu tư,
cấp kinh phi tu bổ, tôn tạo như hiện nay.
Công trình kiến trúc của đền Nghè gồm có:
-Nghi môn: gồm có 3 cửa vào, cửa chính giữa (trung quan) là cửa lớn nhất và chỉ mở
vào dịp chính lễ của đền. Khi đoàn rước kiệu đến đền thì đội cờ, lọng, tế đi cửa này.
Hai cửa (hữu quan, tả quan) mở vào những ngày thường để người dân vào vãn cảnh
đền.
-Nhà Tiền tế: Qua Nghi môn là vào sân rộng, phía trước là gian Tiền tế. “Tiền tế
được dựng theo kiểu tường hồi bít đốc. Tiền tế có kiểu nóc chồng rường con thuận”.
Trung tâm của gian tiền tế là ban thờ Công đồng các quan, những người giúp sức,
cùng chinh chiến với Nữ tướng Lê Chân. Ban thờ có một nhang án lớn trên đặt long
ngai thờ bài vị công đồng, hai bên là hai lọng che, phía trước nhang án là một lư
hương lớn đặt chính giữa và hai hạc chầu hướng vào. Hai bên nhang án là hệ thống
bát biểu. Hai gian bên cạnh tòa tiền tế là nơi đặt Long kiệu và Phượng kiệu, hai kiệu
này phục vụ trong những ngày lễ chính của đền.
-Tòa Thiêu hương: nằm chính diện, cân đối theo đường thần đạo về phía trong là
tòa thiêu hương.
-Hậu cung: Hậu cung là một tòa nhà ba gian kiểu tường hồi bít đốc. Phía mái trước
hậu cung có kiểu mái chồng diêm, trên đắp các bức phù điêu. Mỗi một mảng phù điêu
gắn với xuất thân, công trạng và hiển linh
của Nữ tướng. Trên hiên hậu cung có một bàn thờ đá, trên thờ miếu đá. Mặt bên của
thân miếu chạm nổi hình cửa võng, bên ngoài thân miếu khắc chìm câu đối chữ Hán.
Trong cung cấm là ban thờ Nữ tướng Lê Chân. Thần tượng bà ngự trong khám thờ
với dáng vẻ uy nghi, khuôn mặt đôn hậu… Gian bên phải hậu cung là ban thờ thân
mẫu, gian bên trái là ban thờ thân phụ của Nữ tướng. Hai ban thờ vọng không đặt thần
tượng.
-Giải vũ: Giải vũ gồm hai tòa (tả vũ, hữu vũ). Hai tòa này được xây kiểu đầu hồi bít
đốc trụ đấu, mỗi nhà ba gian mái chảy.
Hiện nay, trong đền Nghè còn lưu giữ một số di vật như: “Bia thần tích; voi đá,
ngựa đá, khánh đá, sập đá,…
1.6.2. Đình An Biên
Đình An Biên thờ Đương cảnh Thành hoàng Nam hải Uy linh Thượng đẳng tôn
thần Thánh Chân Công chúa, tước hiệu được triều đình sắc phong cho nữ tướng Lê
Chân. Đình nằm trên khuôn viên đất chữ nhật, có diện tích khoảng 3.000 m2, nằm
trên phố Hai Bà Trưng, quận Lê Chân. Qua khảo sát, mặt bằng của đình bố trí theo lối
chữ công (I), gồm 5 gian đại đình (tiền đường), ba gian nhà cầu (ống muống) và 3
gian hậu cung (cung cấm). Đình có sân rộng vừa là nơi bài trí sân khấu diễn chèo,
tuồng và cũng là nơi để mọi người về dự hội thưởng thức những tiết mục văn nghệ
dân gian. Ở đình An Biên, các mái chiếm 2/3 chiều cao của đình, xòe rộng và lan
xuống thấp, hơi võng, hai đầu nhô vút ra ngoài như hai con thuyền lớn. Bờ nóc đắp
đôi chim phượng hoàng bò xoải cùng chầu vào mặt nhật tròn, xung quanh có vầng
đao lửa do hổ phù nổi khối lớn đội. Điểm nổi bật ở công trình kiến trúc đình An Biên
chính là các thành phần trong đình như câu đầu, xà nách, ván lá giong đến rường,
bẩy,… đều được trang trí, chạm khắc mà bất kỳ vị trí nào cũng tuân thủ theo nguyên
tắc đăng đối, cùng với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo tiêu biểu cho nghệ thuật đình làng
thế kỷ XIX.
1.6.3. Khu vực tượng đài Nữ tướng Lê Chân
Khu vực tượng đài Nữ tướng Lê Chân nằm ở dải trung tâm thành phố Hải Phòng,
bên bờ sông Tam Bạc, xung quanh có các kiến trúc như Nhà hát thành phố, hồ Tam
Bạc. Tại đây, tượng Nữ tướng Lê Chân được đúc bằng đồng nguyên khối, có chiều
cao 10.09 m, nặng 19 tấn, trong đó phần tượng Nữ tướng cao 7.49 m. Được khởi công
xây dựng vào ngày 30 tháng 11 năm 1999, khánh thành ngày 31 tháng 12 năm 2000,
tượng đúc bằng đồng, cao 7,5 mét, nặng 19 tấn.
1.7. Vai trò của lễ hội nữ tướng Lê Chân đối với đời sống văn hóa cộng
đồng
Việc tổ chức lễ hội đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, khơi dậy niềm tự hào
dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống lịch sử, văn
hóa của vùng đất, con người An Biên xưa cho đến thành phố Hải Phòng ngày nay.
Qua các hoạt động văn hóa tổ chức trong lễ hội đã nâng cao ý thức của người dân đối
với việc bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân, cũng như
di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đền Nghè và công trình kiến trúc nghệ thuật cấp
quốc gia đình An Biên. Bên cạnh những hoạt động phục dựng như phần tế, lễ thì
nhiều tiết mục, chương trình văn hóa cũng được tổ chức phù hợp với nhu cầu thưởng
thức của cộng đồng địa phương, du khách đến tham dự lễ hội, góp phần nâng cao đời
sống văn hóa của đông đảo người dân vào dịp tết đến, xuân về. Những hoạt động
được tổ chức trong lễ hội đều hướng người dân đến việc tri ân công đức Nữ tướng Lê
Chân, từ đó giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, phát huy niềm tự hào cho
các thế hệ, người dân thành phố. Nhiều trò chơi dân gian từ đây mà sản sinh và phát
triển. Chính những sinh hoạt cộng đồng này giúp con người gần gũi nhau hơn, hiểu
biết lẫn nhau, đôi khi giúp xoa dịu những mâu thuẫn, căng thẳng trong quan hệ hằng
ngày, từ đó có thể là tăng dần những điểm chung và giảm dần những điểm khác biệt.
Ðây chính là biểu hiện giá trị văn hoá của cộng đồng. Có thể nói, trong thời gian diễn
ra lễ hội, đời sống văn hoá được nâng lên ở mức cao hơn so với ngày thường, bởi sau
những ngày lao động sản xuất, tất bật với “cơm, áo, gạo, tiền” con người có dịp thư
giãn, chia sẻ và thụ hưởng các giá trị của cuộc sống đối với cộng đồng. Nơi đây cái
đẹp có cơ hội phát huy, cái xấu sẽ bị cộng đồng đào thải, con người tìm đến đây với
mục đích hướng thiện và thanh lọc tâm hồn, tái tạo năng lượng cho cuộc sống. Có thể
thấy rằng có 2 nhóm cộng đồng được thụ hưởng chính từ việc tổ chức lễ hội, đó là:
-Nhóm cộng đồng địa phương: Bằng việc tham gia các hoạt động trước, trong và
sau lễ hội giúp họ hiểu hơn về truyền thống của vùng đất, cũng như việc trao truyền
văn hóa tại địa phương giữa các thế hệ được diễn ra một cách tự nhiên.
-Nhóm cộng đồng du khách: Có thêm được một sản phẩm du lịch lễ hội truyền
thống có ý nghĩa, được hòa mình trong không khí vui tươi, những hoạt động vui chơi
lành mạnh diễn ra trong lễ hội để từ đó tự hào hơn về truyền thống vẻ vang của một
vùng đất, cũng như của cả dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.
1.8. Những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội truyền thống Nữ tướng
Lê Chân
Do nhiều yếu tố biến động của lịch sử, lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân
không được tổ chức thường xuyên với quy mô lớn nhưng lễ hội truyền thống Nữ
tướng Lê Chân có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư, thể hiện được bản sắc
văn hóa, tinh thần của người dân quận Lê Chân nói riêng và người dân thành phố Hải
Phòng nói chung.
1.8.1. Giá trị lịch sử
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được tổ chức nhằm tưởng nhớ cũng như
bày tỏ lòng ngưỡng vọng và biết ơn đối với vị Đương cảnh Thành hoàng Nam hải Uy
linh Thượng đẳng tôn thần Thánh Chân Công chúa, vị Nữ tướng tài ba đã cùng với
Hai Bà Trưng chống lại sự xâm lược nhà Đông Hán, thế kỷ thứ nhất. Nữ tướng Lê
Chân còn là người có công khai phá vùng đất văn biển từ vùng bãi bồi sình lầy thành
vùng đất An Biên trù phú, đặt cơ sở đầu tiên cho việc hình thành thành phố Hải Phòng
ngày nay, một trung tâm kinh tế, đô thị loại 1 cấp quốc gia.
Sự kiện Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm được sử sách ghi chép
lại rất nhiều. Theo những tư liệu thành văn lịch đại như Việt sử lược, Đại Việt sử kí
Toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,…, thì đây là một chiến công
hiển hách, một trang lịch sử bất hủ của dân tộc ta. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
đã làm chấn động cõi Nam, là lời tuyên bố hào hùng về truyền thống yêu nước, lòng
dũng cảm trong việc bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Do đó, những nhân vật lịch sử
trong thời đại Hai Bà Trưng, như Nữ tướng Lê Chân, luôn có vị trí nhất định trong đời
sống văn hóa của người dân. Qua lễ hội, những thế hệ trẻ được trao truyền các giá trị
về sự biết ơn, lòng thành kính với những đóng góp của các thế hệ đi trước trong quá
trình giữ nước và dựng nước trong lịch sử dân tộc, để từ đó mọi người hiểu biết hơn
về lịch sử của vùng đất mà mình sinh sống cũng như tự hào về truyền thống anh hùng
của đất nước.
1.8.2. Giá trị tâm linh
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được tổ chức nhằm ghi nhớ công lao to lớn
của nữ anh hùng dân tộc, một nữ tướng tài ba thời đại Hai Bà Trưng. Việc tổ chức lễ
hội đã khơi dậy tinh thần tôn kính tổ tiên, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo nên ý thức
về tình cảm cộng đồng, về sức mạnh truyền thống của dân tộc giúp cho con cháu hậu
thế thêm sức mạnh, niềm tin yêu vào cuộc sống hàng ngày. Đến với lễ hội truyền
thống Nữ tướng Lê Chân, mọi người như được tăng thêm sức mạnh tinh thần với đời
sống tâm linh. Theo đó, mọi người tự nhận thấy phải luôn sống hướng thiện, sống có
đạo đức, cùng cầu cho quốc thái dân an, bản thân và gia đình gặp nhiều may mắn,
hạnh phúc, ai cũng phải có trách nhiệm với quê hương, đất nước nên nhiều người đã
làm nhiều việc tốt hơn, con người trở nên hoàn thiện hơn. Tính tâm linh và linh thiêng
của lễ hội nó quy định “ngôn ngữ” của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, tính thăng hoa,
vượt lên thế giới hiện thực, trần tục của đời sống thường ngày và những yếu tố này
được biểu hiện qua các diễn xướng mang tính biểu tượng như rước kiệu, thi pháo đất
trong lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân. Chính điều này tạo nên không khí linh
thiêng, hứng khởi và thăng hoa của lễ hội.
1.8.3. Giá trị cố kết cộng đồng
Lễ hội nào cũng là của nhân dân và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó
có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng
tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (lễ hội Đền Hùng) đến
cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ… chính lễ hội là dịp biểu dương sức
mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Mỗi cộng đồng
hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết, như gắn kết do cùng cư
trú trên một lãnh thổ, gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế, gắn kết bởi số
mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó, gắn kết bởi nhu cầu sự
đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá… Chính yếu tố này
trong lễ hội đã làm mọi người đến với lễ hội như tìm kiếm lại sự cố kết mà dường như
đang thiếu dần trong xã hội hiện đại hay càng phát triển thì con người càng có nhu
cầu nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện như
vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự
cố kết cộng đồng ấy. Ở phương diện này, lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân đã
kết tinh những giá trị tốt đẹp của dân tộc ta có hàng nghìn năm lịch sử, thể hiện sự ghi
nhận công đức và lòng tri ân của các thế hệ đối với các bậc tiên hiền đã có công giúp
dân khai hoang, lập ấp, trồng trọt, chăn nuôi; đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ nền độc
lập của Tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Lễ hội truyền thống Nữ
tướng Lê Chân phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống, mang tính giáo dục tư
tưởng, đạo đức lối sống, lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc với truyền
thống lịch sử vẻ vang mà thế hệ tiền nhân đã gây dựng, với những sự hy sinh to lớn,
góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng và xã hội. Chính điều này làm
mọi người thêm gắn kết, chia sẻ và tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng.
1.8.4. Giá trị kinh tế – xã hội
Để tổ chức lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân thành công thì cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa nhiều lực lượng, đơn vị cũng như của người dân. Đến với lễ hội,
mọi người tạm gác hết những bộn bề, lo toan của cuộc sống hàng ngày mà cùng
chung sức thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ được giao như khiêng kiệu, rước cờ cho
đến cùng nhau sắm lễ dâng lên Nữ tướng, cùng tham gia và thưởng thức các tiết mục
văn nghệ dân gian, cổ vũ cho các cuộc thi… Bên cạnh đó, trong những lễ hội được
phục dựng như lễ hội Nữ tướng Lê Chân thì cần nhiều kinh phí để tổ chức thành công
những hoạt động trong lễ hội như: tuyên truyền, quảng bá; tổ chức đoàn rước, trang
phục, đồ dùng, vật dụng trong hoạt động tế, lễ, vui chơi,… Trong khi đó, việc tổ chức
lễ hội không sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách, mà chủ yếu bằng sự vận động tài
trợ từ các đơn vị, tổ chức trên địa bàn, cũng như các nhà hảo tâm. Tuy nhiên, việc tổ
chức lễ hội thành công trên địa bàn được xem là cơ hội quảng bá thế mạnh văn hóa,
vùng đất, kinh tế, xã hội đến với đông đảo người dân trong và ngoài phạm vi, không
gian tổ chức lễ hội. Thậm chí, thời gian tổ chức lễ hội là dịp thúc đẩy sự phát triển
nhiều mặt, từ đời sống văn hóa cho đến kinh tế của người dân, nơi tổ chức lễ hội.
Tiểu kết
Trong lịch sử đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, phụ nữ Việt Nam
luôn song hành cùng nam giới, làm nên những chiến công bất hủ. Trong cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng, những người phụ nữ đóng vai trò then chốt cả về chỉ huy và
chiến đấu. Trong đó, Lê Chân là vị nữ tướng xuất sắc, công lao, chiến tích của bà lưu
dấu ấn sâu đậm. Nội dung chương 1 đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài
như: Văn hóa, du lịch, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội và lễ hội truyền thống. Đây là cơ
sở, nền tảng để phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch.
Có thể nói Hải Phòng là một thành phố giàu tài nguyên du lịch nhân văn để phục
vụ cho việc phát triển du lịch, một trong những điểm đến hấp dẫn của chương trình du
lịch Hải Phòng. Không chỉ nghiên cứu về di tích và lễ hội mà còn biết thêm về một
thời kì lịch sử hào hùng gắn liền với tên tuổi của nữ tướng Lê Chân. Qua Lễ hội này,
Ban tổ chức muốn gửi gắm cho nhân dân thành phố Hải Phòng biết được công lao
đóng góp của Nữ tướng Lê chân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành
phố. Qua đó, cán bộ đảng viên và nhân dân thành phố Hải Phòng noi gương Nữ tướng