BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên : Trần Thùy Dung
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Thành Công
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
———————————–
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN
VĂN CỦA THÀNH PHỐ HƯNG YÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên : Trần Thùy Dung
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Thành Công
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Trần Thùy Dung Mã SV: 1412601026
Lớp : VH1801 Ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Tên đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt
nghiệp
– Tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản, về tài nguyên du
lịch nhân văn, du lịch và mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch nhân văn
và du lịch, lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch.
– Đánh giá giá trị các tài nguyên du lịch nhân văn, thực trạng khai thác
các tài nguyên du lịch nhân văn, thực trạng khai thác các tài nguyên đó
và thực trạng hoạt động du lịch của thành phố Hưng Yên.
– Đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch
nhân văn của thành phố Hưng Yên.
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
– Phố Hiến lịch sử văn hóa, Luật du lịch Việt Nam, Địa lý du lịch
(Nguyễn Minh Tuệ) Nhập môn khoa học du lịch (Trần Đức Thanh)…
– Số lượng di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, khách du lịch hàng năm của
thành phố Hưng Yên, thống kê khách sạn, cơ cấu lao động của ngành
du lịch và một số số liệu khác.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Lê Thành Công
Học hàm, học vị : ThS
Cơ quan công tác : Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn:Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố
Hưng Yên.
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 06 tháng 01 năm 2018
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 31 tháng 03 năm 2019
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
Trần Thùy Dung ThS. Lê Thành Công
Hải Phòng, ngày 31 tháng 03 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG
GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên: ThS. Lê Thành Công
Đơn vị công tác:
Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Họ và tên sinh viên:
Trần Thùy Dung Chuyên ngành: Văn hóa du lịch
Đề tài tốt nghiệp:
Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên.
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra
trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số
liệu…)
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ
Không được bảo vệ
Điểm hướng dẫn
Hải Phòng, ngày 31 tháng 03 năm 2019
Giảng viên hướng dẫn
ThS. Lê Thành Công
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………. 1
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………. 2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
DU LỊCH NHÂN VĂN
………………………………………………………………………….. 7
1.1.Tài nguyên du lịch …………………………………………………………………………….. 7
1.1.1.Khái niệm ……………………………………………………………………………………… 7
1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch………………………………………………………. 8
1.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch ……………………………………………………………. 8
1.2. Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn đối với phát triển du lịch. ………… 10
1.3. Tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ……………………………………. 11
1.3.1.Di tích lịch sử văn hóa
…………………………………………………………………… 12
1.3.2. Lễ hội truyền thống ……………………………………………………………………… 12
1.3.3. Làng nghề thủ công truyền thống. ………………………………………………….. 12
1.3.4. Nghệ thuật dân gian
……………………………………………………………………… 13
Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………………………………….. 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH NHÂN VĂNCỦA THÀNH PHỐ
HƯNG YÊN ……………………………………………………………………………………….. 15
2.1 Khái quát về du lịch Hưng Yên …………………………………………………………. 15
2.1.1.Vị trí địa lý ………………………………………………………………………………….. 15
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
…………………………………………………….. 15
Bảng 2.1.2. Thống kê số khách sạn được xếp hạng ở thành phố Hưng Yên …………… 16
2.1.3. Thị trường khách du lịch
…………………………………………………………….. 17
Bảng 2.1.3 Thực trạng khách du lịch đến Hưng Yên thời kỳ 2012 – 2016
…….. 17
2.1.4. Đội ngũ lao động
……………………………………………………………………….. 18
Bảng 2.1.4. Cơ cấu đào tạo lao động ngành du lịch của thành phố Hưng Yên
.. 18
2.2. Phân tích và đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng
Yên ………………………………………………………………………………………………….. 19
2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa
………………………………………………………………….. 19
2.2.2 Lễ hội truyền thống ………………………………………………………………………. 32
2.2.3 Nghệ thuật dân gian
………………………………………………………………………. 38
2.2.4 Nghệ thuật ẩm thực ………………………………………………………………………. 43
2.2.5 Làng nghề truyền thống
…………………………………………………………………. 47
Tiểu kết chương 2
…………………………………………………………………………………. 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC HIỆU
QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA THÀNH PHỐ HƯNG
YÊN …………………………………………………………………………………………………… 54
3.1. Mục tiêu phương hướng phát triển du lịch của thành phố Hưng Yên…………… 54
3.1.1. Mục tiêu……………………………………………………………………………………… 54
3.1.2. Phương hướng …………………………………………………………………………….. 54
3.1. Đề xuất giải pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịchnhân văn……………. 55
3.2.1.Giải pháp chung……………………………………………………………………………. 55
3.1.2. Một số giải pháp cụ thể ………………………………………………………………. 56
3.2. Một số đề nghị …………………………………………………………………………….. 60
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước và tổng cục du lịch …………………………………….. 60
3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Hưng Yên ………………………………………………………… 61
Tiểu kết chương 3
…………………………………………………………………………………. 63
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………. 65
Phụ Lục ………………………………………………………………………………………………. 66
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ
Lê Thành Công – người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong việc định
hướng, triển khai và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình làm khóa luận “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của
thành phố Hưng Yên ”, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty, cá
nhân về công tác điều tra, khảo sát, thông tin, số liệu và hình ảnh. Em xin gửi lời
cảm ơn tới các cán bộ Phòng Nghiệp vụ Du lịch, phòng Dự án Sở Văn hoá –
Thể thao và Du lịch thành phố Hưng Yên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em có
những hiểu biết sâu sắc về du lịch Hưng Yên và có được những tư liệu cần thiết
trong suốt quá trình thực hiện Khoá luận này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu nhà
trường, Khoa Văn hóa du lịch trường đại học dân lập Hải phòng đã tạo điều kiện
cho em có cơ hội học tập tốt trong 4 năm học vừa qua. Em xin chúc các thầy cô
luôn mạnh khỏe, công tác tốt, mãi mãi là những người “lái đò” cao quý trong
những “chuyến đò” tương lai.
Hải Phòng, ngày 31 tháng 03 năm 2019
Sinh viên
Trần Thùy Dung
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
2
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Mỗi khi nhắc đến Hưng Yên, là nhắc đến một vùng đất giàu truyền thống
văn hóa và nói đến Hưng Yên là người ta nhớ ngay đến một vùng đất “Thứ nhất
kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Toàn tỉnh có 1210 di tích lịch sử văn hóa, trong đó
có 159 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 89 di tích được công nhận cấp tỉnh,
cùng hang ngàn hiện vật, cổ vật có giá trị và là nơi có nhiều di tích lịch sử xếp
hạng cấp Quốc gia đứng thứ 2 cả nước. Hưng Yên là vùng đất rất nhiều tiềm
năng để khai thác và phát triển du lịch. Nhưng những năm đầu sau khi tái lập
tỉnh, du lịch Hưng Yên gặp không ít khó khăn, thách thức, các hoạt động du lịch
phát triển chậm, không được đầu tư cơ sở vật chất mới, các cơ sở vật chất cũ đã
xuống cấp.
Với việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của
thành phố Hưng Yên” em sẽ có điều kiện đánh giá giá trị tài nguyên du lịch
nhân văn của thành phố Hưng yên, nhận diện rõ hơn về mối quan hệ giữa tài
nguyên du lịch nhân văn và việc khai thác các tài nguyên đó để phục vụ phát
triển du lịch của thành phố Hưng Yên, về thực tiễn vấn đề phát triển du lịch dựa
trên nền tảng kế thừa và phát huy di sản văn hoá Hưng Yên-một vùng đất địa
linh nhân kiệt. Đề tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa hoạt
động khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch và ngươc lại ở
thành phố Hưng Yên và đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết tốt mối quan
hệ này. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa có ý nghĩa thực tiễn
cấp bách góp phần vào việc xây dựng và phát triển thành phố nhằm thu hút
khách du lịch đến Hưng Yên ngày một nhiều hơn.
Thêm vào đó, là một người con của Hưng Yên từ lâu em đã mong muốn
có cơ hội góp phần nào đó công sức của mình để làm cho Hưng Yên ngày một
phát triển hơn. Và đề tài này là một dịp tốt để em thực hiện mong muốn đó.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là đánh giá đúng giá trị tài nguyên du lịch nhân văn
nhằm phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch trong thời kì đổi mới ở
thành phố Hưng Yên.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
–
Tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tài nguyên
du lịch nhân văn và du lịch.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
3
–
Đánh giá giá trị các tài nguyên du lịch nhân văn, thực trạng khai
thác các tài nguyên đó và thực trạng hoạt động du lịch của thành phố Hưng Yên.
–
Đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du
lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố
Hưng Yên
Cụ thể như :
– Các di tích lịch sử văn hóa
– Các lễ hội truyền thống
– Các loại hình nghệ thuật dân gian, nghệ thuật ẩm thực
– Các làng nghề thủ công truyền thống
4.Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp điều tra xã hội học
Em dùng phương pháp điều tra xã hội học về mức độ hấp dẫn của tài
nguyên du lịch nhân văn thành phố Hưng yên với du khách thông qua phát phiếu.
Số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu, thu về 100 phiếu hợp lệ, với tỉ lệ 39%
du khách nam, 61% du khách nữ được điều tra, trong đó có 32% du khách làm
nghề nông, 27% du khách là cán bộ công nhân viên, 15% du khách là học sinh,
sinh viên, còn lại 26% du khách được điều tra làm cac ngành nghề khác. Độ tuổi
chính của mẫu điều tra là từ 20 đến 60 tuổi, em chọn độ tuổi này vì đa phần du
khách đến thăm quan thành phố ở trong độ tuổi này.
Phiếu có 15 câu hỏi, trong đó có 2 câu hỏi về thông tin cá nhân và 13 câu
hỏi về mức độ quan tâm của du khách đền tài nguyên du lịch nhân văn của thành
phố Hưng Yên.Cụ thể kết quả như sau:
Câu hỏi 1: Về mục đích chuyến du lịch của du khách : 73% chọn du lịch
tâm linh,5% chọn tham quan,9% chọn nghiên cứu và 3% chọn mục đích khác.
Câu hỏi 2: Về khoảng thời gian du khách chọn để ddi du lịch ở thành phố
Hnwg Yên:5% chọn đi trước mùa lễ hội,70% chọn đi trong mùa lễ hội và 25%
đi sau mùa lễ hội.
Câu hỏi 3: Về du khách đã đến du lịch thành phố Hưng Yên bao nhiêu
lần : 7% chọn 1 lần,19% chọn 2 lần và 74% chọn đã du lịch trên 2 lần.
Câu hỏi 4: Về khi thăm quan di tích lịch sử,du khách thường quan tâm đến
điều gì ở di tích:20% chọn quan tâm đến di tích lịch sử.2% chọn quan tâm đến
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
4
kiến trúc của di tích.63% du khách quan tâm đến nhân vật đươc tôn thờ,15%
chọn những yếu tố khác.
Câu hỏi 5: Về du khách nhận xét gì về tình trạng bảo quản di tích của ban
quản lý?17% cho rằng di tích được bảo quản rất tốt.59% chho rằng di tích được
bảo
quản
tốt,24%
cho
rằng
bảo
quản
mức
trung
bình.
Câu hỏi 6: Về du khách nhận xét gì về môi trường cảnh quan của các di tích?
23% cho rằng môi trường cảnh quan rất hài hòa,41% cho rằng môi trường ở
mức hài hòa,45% cho rằng môi trường ở mức độ bình thường và 1% cho rằng
mức độ môi trường không hài hài.
Câu hỏi 7: Về du khách nhận xét gì về cách tổ chức lễ hội cảu thành phố
Hưng Yên? 19% du7 khách cho rằng Hưng Yên tổ chức lễ hội rất tốt có sức hấp
dẫn cao,53% du khách cho rằng tahnfh phố Hưng Yên tổ chức tốt và 28% cho
rằng tổ chức lễ hội chưa tốt kém hấp dẫn.
Câu hỏi 8: Về du khách nhận xét gì về chất lượng sản phẩm của các làng
nghề truyền thống ở Hưng Yên? 83% Du khách cho rằng sản phẩm của các làng
nghề có chất lượng tốt,12% cho rằng có chất lượng trung bình,5% cho rằng đạt
chất lượng kém.
Câu hỏi 9: Về du khách có nhận xét gì về cách khai thác du lịch làng
nghề truyền thống của thành phố Hưng Yên ? 52% cho rằng khai thác du lịch
làng nghề truyền thoonggs của thành phố Hưng Yên là tốt rất hấp dẫn du
khách,41% cho rằng lại cho rằng đạt mức khá tốt và 7% còn lại cho rằng chưa
tốt kém hấp dẫn du khách.
Câu hỏi 10: Về du khách nhận xét gì về ẩm thưc truyền thống của thành
phố Hưng Yên?89% du khách nhận xét ẩm thực truyền thống của thành phố
Hnwg Yên hấp dẫn độc đáo,10% cho rằng chỉ đạt mức trung binmhf và 1% còn
lại đạt mức không hấ dẫn.
Câu hỏi 11: Về mức hấp dẫn của tài nguyên du lịch nhân văn thành phố
Hưng Yên với quý khách?3% nhận xét độ hấ dẫn cảu tài nguyên du lịch nhân
căn thành phố Hưng Yên là rất hấp dẫn,71% cho rằng chỉ đtạ mức hấp dẫn,26%
cho rằng chỉ đạt mức kép hấp dẫn và khong có du khách nào nhận xét độ hấp
của tài nguyên du lịch nhân văn của Thành phố Hưng Yên là không hấp dẫn.
Câu hỏi 12: Về loại tài nguyên du lịch nhân văn nào hấp dẫn quys khách nhất?
53% du khách nhận thấy di tích lịch sử văn hóa là tài nguyên du lịch nhân văn
hấp dẫn nhất trong thành phố Hưng Yên,20% lịa cho rằng các lễ hội truyền
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
5
thống,18% du khạc nhận thấy các làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch
hấp dẫn nhất và 9% còn lại nhận thấ các tài nguyên hấp dẫn khác.
Câu hỏi 13:Về lí do nếu du khách không quay lại thành phố Hưng Yên là: 1%
du khách cho rằng lý đo là tài nguyên du lịch kém hấp dẫn,47% du khách cho
rằng là do dịch vụ du lịch kém,45% du khách cho rằng lí do khiến họ không
quay lại là môi trường du lịch ô nhiễm và 7% cho rằng là người dân địa phương
không than thiện.
Từ kết qủa điều tra trên có thể nhận thấy đa phần du khách đến thăm
quann thành phố Hưng Yên làm nghề nông,77 đến thành phố để du lịch tâm
linh,70% du lịch vào mùa lễ hội,74% du khách đến trên 2 lần,63% du khách
nhận thấy các di tích lịch sử được bảo quản rất tốt,59% du khách được điều tra
thấy rằng mức độ hài hòa về môi trường cảnh quan ở các di tích là bình
thường,41% nhận xét lễ hội tổ chức tốt và hấp dẫn,53% du khách cho rằng sản
phẩm các làng nghề truyền thống là tốt,52%% trong đó cũng hco rằng chính
quyền điịa phương đã khai thác phục vụ du lịch các làng nghề tốt rất hấp dẫn du
khách,về ẩm thực truyền thống thành phố cố 89% du khách cho rằng hấp dẫn và
độc đáo,71% du khách cho rằng tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố là
hấp dẫn trong đó 53% cho rằng di tích lịch sử văn hóa có sức hấp dẫn nhất và lý
do khiến họ không quay lại đây du lịch thì 47% cho rằng dịch vụ du lịch kém.
Mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch nhân văn thành phố Hưng
Yên qua phiếu điều tra phát cho du khách.
STT
Loại tài nguyên nhân văn
Tỷ lệ %
Thứ tự hấp
dẫn (thấp dần)
1
Di tích lịch sử văn hóa
53
1
2
Lễ hội
20
2
3
Làng nghề thủ công truyền
thống
18
3
4
Tài nguyên nhân văn khác
9
4
Như vậy phần lớn du khách bị hấp dẫn bởi các di tích lịch sử. Từ đó có
thể thấy việc bảo vệ tôn tạo và phát huy có hiệu quả những giá trị tài nguyên du
lịch nhân văn của thành phố có ý nghĩa sống còn với việc phát triển du lịch của
thành phố Hưng Yên.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
6
*Phương pháp thu thập, xử lý và lựa chọn thông tin: Tiến hành thu thập
thông tin từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng
thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp so sánh: So sánh các điểm nổi bật, mạnh, yếu, giống
nhau và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp và
đánh giá hợp lý cho đối tượng nghiên cứu.
5.Những đóng góp chủ yếu của khóa luận
– Đề tài tổng hợp, phân tích về mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch nhân
văn và du lịch trên phương diện lý luận.
– Phân tích, đánh giá những giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn –
nguồn lực cho phát triển du lịch ở thành phố Hưng Yên.
– Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm bảo vệ và
khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên.
6. Bố cục trình bày của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận gồm 3 chương.
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
Chương 2: Thực trạng du lịch nhân văn của thành phố hưng yên
Chương 3:Một số giải pháp bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du
lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
DU LỊCH NHÂN VĂN
1.1.
Tài nguyên du lịch
1.1.1. Khái niệm
Trong cuốn Địa lý du lịch, Nguyễn Minh Tuệ cho rằng: “Tài nguyên du
lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp
phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và
sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và
gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”(NXB Thành phố Hồ Chí Minh,
1997).
Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn
hóa, công trình lao động sang tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Nguyễn Minh Tuệ cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, kinh
tế – xã hội văn hóa được sử dụng để phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực và tinh
thần con người. Trên cơ sở này bà cho rằng địa hình, thủy văn, khí hậu, động –
thực vật, di tích lịch sử văn hóa, văn hóa nghệ thuật, lễ hội,…là những tài
nguyên du lịch. Song thực tế không phải bất cứ mọi dạng, mọi kiểu địa hình, tất
cả các kiểu khí hậu các yếu tố khí hậu hay các giá trị văn hóa,…đều có khả năng
hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh doanh du lịch.
Và THS.Bùi Thị Hải Yến đưa ra khái niệm tài nguyên du lịch trong cuốn
Tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch: “là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và
các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể
được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế
– xã hội và môi trường”(NXB Giáo dục, 2009).
Em cho rằng khái niệm của Nguyễn Minh Tuệ và khái niệm theo luật Du
lịch Việt Nam đưa ra có nhiều điểm giống nhau, cùng do yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử văn hóa, do quá trình lao động sáng tạo của con người, và phục vụ cho
hoạt động du lịch. Khái niệm của THS. Bùi Thị Hải Yến về tài nguyên du lịch là
khá đầy đủ và cụ thể, dễ hiểu, bà không chỉ nêu ra tài nguyên du lịch là gì mà
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
8
còn nói đến việc bảo vệ, tôn tạo, sử dụng tài nguyên đó cho ngành du lịch không
chỉ đem lại hiểu quả về kinh tế – xã hội mà còn về môi trường.
1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch
Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch:
Một số loại tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành
kinh tế – xã hội. Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều
loại tài nguyên du lịch được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào
khai thác, sử dụng. Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi.
Hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào các yếu
tố: khả năng nghiên cứu, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nguồn tài sản
quốc gia. Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; có giá trị thẩm mỹ, văn hóa
lịch sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách. Tài nguyên du lịch bao
gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể. Tài nguyên du lịch là
những loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tài nguyên du lịch có tính sở hữu
chung. Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn chặt với vị trí địa lý.
Tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ và việc khai thác tài nguyên
mang tính vụ.
Tài nguyên du lịch mang tính diễn giải và cảm nhận.
1.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo khoản 1 ( Điều 13, chương II ) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005
quy định: “ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác
hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
* Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên.
Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lí theo hướng bền vững thì
phần lớn các loại tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tự nhiên vô tận,
tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm.
Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều
vào điều kiện thời tiết.
Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường
nằm xa các khu đông dân cư.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
9
Theo khoản 2 ( Điều 13, Chương II ) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005
quy định: “ Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố
văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật
thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Nếu hiểu theo nguồn gốc hình thành có thể hiểu tài nguyên du lịch nhân
văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ
có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác
phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là
tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các loại tài nguyên nhân văn vật thể
như: các di tích lịch sử, các di tích lịch sử văn hóa, các công trình đương đại, vật
kỷ niệm, bảo vật quốc gia. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm các lễ
hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực,
phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin và nguồn
trí thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất.
* Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của
thời gian, thiên nhiên và do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thoái, hủy hoại và
không có khả năng tự phục hồi ngay cả khi không có sự tác động của con người.
Vì vậy di tích lịch sử – văn hóa khi bị bỏ hoang cũng bị xuống cấp nhanh chóng;
những giá trị văn hóa phi vật thể như những làn điệu dân ca, các vũ khúc, các lễ
hội, các làng nghề truyền thống, phong tục tập quán,…khi không được bảo tồn
và phát huy có hiệu quả sẽ bị mai một hoặc biến mất. Do vậy, khi khai thác tài
nguyên du lịch nhân văn cho mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư
cho bảo tồn, tôn tạo thường xuyên, khoa học và có hiệu quả.
Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ
biến. Ở đâu có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương,
các quốc gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn
với du khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang
những đặc sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội là
những yếu tố nuôi dưỡng tạo thành tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi địa
phương, mỗi quốc gia không giống nhau nên tài nguyen du lịch nhân văn ở mỗi
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
10
khu vực, mỗi quốc gia có giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản
phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do vậy,
trong quá trình khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn cần coi trọng việc
bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên.
Tài nguyên du lịch nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư,
đặc biệt tập trung nhiểu ở những khu vực đông dân cư. Bởi nó được sinh ra
trong quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Khác
với tài nguyên du lịch tự nhiên, việc khai thác phần lớn tài nguyên du lịch nhân
văn thường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên như mưa hay
rét nên tính mùa vụ cũng ít hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên.
1.2. Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn đối với phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn có các vài trò đối với hoạt động du lịch như
sau: Du lịch là ngành công nghiệp không khói, là một trong những ngành có
đóng góp to lớn vào tổng thu nhập quốc dân và là ngành mũi nhọn của nhiều
nước phát triển bằng con đường du lịch. Phát triển du lịch đem lại những lợi ích
như đóng góp vào sự phát triển của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, giúp
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác
cùng phát triển. Ngành du lịch cũng được coi là ngành thúc đẩy sự hiểu biết văn
hóa và hòa bình. Nếu như tài nguyên du lịch tự nhiên thu hút khách bởi sự
hoang sơ, hung vĩ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn
thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng và tính truyền thống, cũng như tính
địa phương của nó. Các đối tượng văn hóa, tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở
để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú, nó đánh giấu sự khác biệt
giữa nơi này và nơi khác, quốc gia này với quốc gia khác, dân tộc này với dân
tộc khác và là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của du khách, kích thích quá
trình lữ hành. Ngày nay du lịch văn hóa là một xu hướng mang tính toàn cầu,
trong đó văn hóa trở thành nội hàm, động lực để du lịch phát triển bền vững, giá
trị văn hóa khiến sản phẩm du lịch mang đậm nét độc đáo nhân văn, được coi là
nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong
hoạt động du lịch.
Trong những chuyến đi tham quan tài nguyên du lịch nhân văn khách
không chỉ được tham quan mà còn có thể tìm hiểu và nghiên cứu khoa học.
Tài nguyên du lịch nhân văn đa số không có tính mùa vụ, không phụ
thuộc vào tự nhiên và các điều kiện tự nhiên khác, do vậy tài nguyên du lịch
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
11
nhân văn góp phần giảm nhẹ tính mùa, tính thời vụ của các loại hình du lịch
khác. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn hầu như đều có thể khai thác phục vụ
du lịch quanh năm.
1.3. Tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
Kiểu tâm lý – thẩm mỹ: Kiểu đánh giá này thường dựa vào cảm nhận, sở
thích của du khách, dân cư đối với các loại tài nguyên môi trường du lịch thông
qua việc điều tra thống kê và điều tra xã hội.
Kiểu sinh khí hậu: Nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian
thích hợp nhất của sức khỏe con người, hoặc một kiểu hoạt động nào đó khi đi
du lịch. Kiểu đánh giá này chủ yếu dựa trên các chỉ số khí hậu, định giá trị của
các loại tài nguyên du lịch đối với một số loại hình du lịch nào đó, hoặc làm cơ
sở để xác định các điểm du lịch, các khu du lịch, các trung tâm du lịch.
Kiểu đánh giá kỹ thuật: Là kiểu sử dụng các tiêu chí và các phương tiện
kỹ thuật vào việc đánh giá số lượng và chất lượng của tài nguyên du lịch nhằm
xác định giá trị của tài nguyên du lịch đối với các loại hình phát triển du lịch
hoặc trong quá trình lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tại
các hệ thống lãnh thổ du lịch nhất định.
Kiểu đánh giá kinh tế: Là vận dụng các phương pháp và các tiêu chí nhằm
xác định hiệu quả về kinh tế – xã hội hiện tại và trong tương lai của các khu vực
có nguồn tài nguyên có thể khai thác bảo vệ cho phát triển du lịch. Về phương
pháp đánh giá tài nguyên được tiến hành với từng loại và tổng thể các loại tài
nguyên bao gồm cả số lượng, chất lượng, thực trạng khai thác và bảo vệ, phát
triển, khả năng phát triển các loại hình du lịch hiện tại và trong tương lai.
Việc đánh giá tổng thể các loại tài nguyên thường bao gồm các nội dung
như: độ hấp dẫn, sức chứa du khách, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí khả
năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sự phù hợp giữa tài
nguyên du lịch với các phân hệ khác của hệ thống lãnh thổ du lịch cần quy
hoạch, hiệu quả khai thác tài nguyên về kinh tế – xã họi và môi trường, khả năng
phát triển các loại hình du lịch và tổ chức không gian lãnh thổ du lịch. Trong
việc đánh giá tài nguyên du lịch của mỗi vùng, mỗi địa phương cần xem xét,
tính toán việc kết hợp bảo vệ khai thác tổng hợp các loại tài nguyên trong từng
hệ thống lãnh thổ và với các hệ thống lãnh thổ khác trong mối quan hệ biện
chứng.
Cụ thể khi đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn:
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
12
Khi kiểm kê đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn cần kiểm kê đánh giá
các giá trị của từng di tích, từng loại tài nguyên sau đó mới đánh giá chung.
1.3.1.Di tích lịch sử văn hóa
Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan: xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên
gọi, di tích; khoảng cách giữa vị trí của di tích với thị trường cung cấp khách
cũng như chủng loại và chất lượng đường giao thông các loại giao thông có thể
hoạt động; khoảng cách tới các di tích văn hóa và tự nhiên du lịch khác.
Lịch sử hình thành và phát triển gồm: thời gian đặc điểm của thời kỳ khởi
dựng và những lần trùng tu lớn.
Quy mô, kiểu cách, các giá trị kiến trúc, mỹ thuật, niên đại kiến trúc, mỹ
thuật. Giá trị cổ vật (cả về số lượng và chất lượng), vật kỷ niệm và bảo vật quốc
gia. Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng trùng tu.
Thực trạng tổ chức quản lý, bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích. Thực
trạng chất lượng môi trường ở khu vực di tích.
Giá trị được xếp hạng: quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp
hạng
1.3.2. Lễ hội truyền thống
Tiến hành điều tra về số lượng lễ hội, thời gian diễn ra lễ hội, giá trị và
quy mô, sức hấp dẫn du khách của các lễ hội, cách thức bảo tồn và khôi phục, tổ
chức quản lý các lễ hội, môi trường nơi diễn ra lễ hội ở từng điểm du lịch và các
địa phương.
Kiểm kê đánh giá cụ thể những lễ hội tiêu biểu: Lịch sử phát triển của lễ
hội các nhân vật được tôn thờ, các sự kiện văn hóa, lịch sử gắn với lễ hội; thời
gian diễn ra lễ hội; quy mô của lễ hội mang tính quốc gia hoặc địa phương;
những giá trị văn hóa và phong tục, tập quán diễn ra ở phần lễ và phần hội, các
trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức. Giá trị với
hoạt động du lịch.
Thực tang của việc tổ chức và khai thác lễ hội phục vụ nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, phát triển du
lịch (bao gồm đánh giá cả về nội dung, hình thức, môi trường diễn ra lễ hội).
1.3.3. Làng nghề thủ công truyền thống.
Điều tra, đánh giá về số lượng và thực trạng của nghề và làng nghề thủ
công, phân bố và đặc điểm chung của nghề và làng nghề truyền thống có giá trị
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
13
cho hoạt động du lịch trong cả nước và ở các địa phương nơi tiến hành quy
hoạch.
Điều tra và đánh giá mỗi làng nghề gồm các bước và nội dung sau: vị trí
địa lý, lịch sử phát triển, quy mô của làng nghề các yếu tố tự nhiên và kinh tế –
xã hội nuôi dưỡng nghề và làng nghề truyền thống ( diện tích của làng, số người,
số hộ tham gia tổ chức sản xuất); nghệ thuật sản xuất; lựa chọn nguyên liệu, cơ
cấu chủng loại số lượng và chất lượng; giá trị thẩm mỹ và sử dụng của các sản
phẩm, môi trường làng nghề; việc tiêu thụ sản phẩm; giá cả sản phẩm, mức thu
nhập và đời sống của dân cư từ việc sản xuất, tỷ trọng thu nhập từ các nghề thủ
công so với giá trị thu nhập của các hoạt động kinh tế khác của làng nghề;
những giá trị văn hóa gắn với nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Các cơ chế, chính sách cho đầu tư phát triển nghề, làng nghề, du lịch làng
nghề và chính sách ưu đãi với các nghệ nhân.
Thực trạng đầu tư bảo vệ, khôi phục làng nghề, khai thác, phát huy giá trị
văn hóa của làng nghề và đời sống kinh tế – xã hội và hoạt động du lịch. Khả
năng đầu tư phát triển du lịch làng nghề.
1.3.4. Nghệ thuật dân gian
Các giá trị văn hóa nghệ thuật là loại tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách,
thuận lợi cho loại hình phát triển du lịch tham quan giải trí, nghiên cứu. Việc
bảo tồn, khôi phục phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật góp phần làm phong
phú hấp dẫn thêm cho các loại tài nguyên du lịch khác và nhiều loại hình du lịch
khác như: du lịch sông nước; du lịch văn hóa các dân tộc; du lịch tham quan; du
lịch lễ hội.
Việc điều tra, đánh giá các giá trị văn hóa nghệ thuật phục vụ du lịch gồm
các nội dung như: lịch sử hình thành và phát triển, không gian phân bổ, các bài
hát, các nghệ nhân, các giá trị về lời ca, âm vực, nghệ thuật biểu diễn, không
gian biểu diễn, các loại nhạc cụ được dùng để cùng biểu diễn; các loại hình nghệ
thuật dân gian và nhã nhạc, thực trạng và khả năng khai thác bảo tồn du lịch.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
14
Tiểu kết chương 1
Du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tài
nguyên du lịch tự nhiên thường để thỏa mãn các nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn
hòa mình vào thiên nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhận thức
nhiều hơn, nó bồi dưỡng tâm hồn, tự giáo dục nhân cách. Bên cạnh đó nó còn
làm phong phú thế giới tinh thần, tinh cảm, thẩm mỹ của con người, giữa du lịch
và văn hóa có mỗi liên hệ bền vững, tương tác lẫn nhau. Khai thác thế mạnh của
tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch và du lịch mang đậm nét độc
đáo, nhân văn, được coi là nguồn tài nguyên đặc biệt hấp dẫn. Tài nguyên du
lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú và là
yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của du khách.
Tuy vậy, giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn không thể đánh giá một
cách cảm tính mà cần những phương pháp khoa học khách quan. Việc tìm hiểu
những lý luận về công tác đánh giá tài nguyên sẽ là cơ sở để em vận dụng đánh
giá ở thực tế.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH NHÂN VĂN
CỦA THÀNH PHỐ HƯNG YÊN
2.1 Khái quát về du lịch Hưng Yên
2.1.1.Vị trí địa lý
Tỉnh Hưng Yên thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nằm trong vùng trọng
điểm kinh tế phía Bắc. Có diện tích 923,5 km2, số dân là 1.128.700 người. Nằm
giữa cửa ngõ phía đông của thủ đô Hà Nội và giáp với các tỉnh, Hải Dương,
Thái Bình. Thành phố Hưng Yên là tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên. Thành phố nằm
ở phía Nam của tỉnh, bên bờ trái (bờ Bắc) sông Hồng. Thành phố Hưng Yên
giáp với huyện Kim Động ở phía Bắc, Tiên Lữ ở phía Đông. Sông Hồng làm
ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy
Tiên của tình Hà Nam ở bờ Nam sông Hồng. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối
thành phố Hưng Yên với quốc lộ 1. Thành phố Hưng Yên cách Hà Nội hơn
60km. Có diện tích 46,80 km2 và dân số:121.486 người.
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác
tiểm năng du lịch nhằm thỏa mãn như cầu của khách du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du
lịch nhân văn nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự kết hợp hài hòa
giữa tài nguyên du lịch nhân văn và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho cơ
sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm.
Hiểu được vấn đề trên, thành phố Hưng Yên rất quan tâm tới việc xây
dựng hệ thống cơ sở vât chất kỹ thuật của thành phố để phục vụ cho du lịch.
Không chỉ xây dựng các tuyến đường giao thông thuận tiện từ các thị trường
khách đến thành phố mà còn chú trọng đến cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch.
Tại các di tích lịch sử, thành phố và các Ban quản lý tại di tích phối hợp
cùng vạch ra kế hoạch tu sửa di tích như: sửa chữa những hỏng hóc, xây mới các
công trình vệ sinh công cộng phục vụ du khách, nhà khách để sắp lễ, lán xe của
khách,…với yêu cầu hài hòa cảnh quan xung quanh, giữ gìn môi trường.
Tại các làng nghề truyền thống, vấn đề môi trường đươc đăt lên hàng đầu.
thành phố yêu cầu chính quyền địa phương tại các làng nghề phải có những
phương án xử lý nước thải của các làng nghề tránh gây ô nhiễm môi trường.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
16
Chính quyền thành phố rất coi trọng việc nâng cao chất lượng cơ sở vật
chất phục vụ du lịch, vì thế năm 2008 tai vị trí bến phà Yên Lệnh cũ Sở thương
mại và Du lịch tổ chức lễ khởi công xây dựng Bến cảng đón khách du lịch Phố
Hiến trên sông Hồng. Công trình bao gồm 2 bến khách và các hạng mục khác
như: bãi đỗ xe, đường xuống bến, công trình trên tuyến, hệ thống thoát nước…Ý
nghĩa to lớn của việc xây dựng bến cảng đón khách trên sông Hồng là phát triển
ngành du lịch của tỉnh và thành phố trong hiện tại và tương lai. Công trình bến
cảng đón khách du lịch Phố Hiến trên sông Hồng sẽ phục vụ cho hoạt động
thương mại và du lịch, dịch vụ phát triển góp phần vào xây dựng kinh tế – xã hội
của tỉnh và thành phố.
Ngoài ra hệ thống các khách sạn cũng được thống kê, kiểm tra chất lượng
thường xuyên ( 2 lần/năm )
Bảng 2.1.2. Thống kê số khách sạn được xếp hạng ở thành phố Hưng Yên
STT
Tên khách sạn
Hạng
sao
Số
phòng
Địa chỉ
1
Khách sạn Sơn Nam
Plaza
2 sao
20
Đường Phạm Ngũ Lão
2
Khách sạn Thái Bình 1 sao
10
Đường Phạm Bạch Hổ –
phường Lam Sơn
3
Khách sạn Á Đông
1,2
1 sao
26
Đường Triệu Quang Phục –
phường Hiến Nam
4
Khách
sạn
Hưng
Thái
2 sao
40
72 Trưng Trắc – phường
Quang Trung
5
Khách
sạn
Ngân
Giang
2 sao
26
Đường Chu Mạnh Trinh –
phường Hiến Nam
Nguồn: Phòng văn hóa thông tin thành phố Hưng Yên
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy cơ sở vật chất phục vụ lưu trú của thành
phố Hưng Yên rất ít nhưng do hiện tại các tour chủ yếu được khai thác là lễ hội
và tâm linh nên lượng khách lớn song thời gian lưu trú không dài, thành phố vẫn
có thể đáp ứng được về cơ bản nhu cầu của du khách khi đến với thành phố.
Trong thời gian tới chính quyên thành phố sẽ nâng cao chất lượng của hệ thống
cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch để thoả mãn nhiều hơn nữa nhu cầu của
du khách xứng đáng với địa danh Phố Hiến một thời hưng thịnh.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Trần Thùy Dung
Lớp: VH 1801
17
2.1.3. Thị trường khách du lịch
Việc xác định thị trường trọng điểm và dự báo tiềm năng phát triển đúng
sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách du lịch định ra chiến lược phát triển
cũng như mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của du lịch thành phố. Do đặc điểm tài
nguyên du lịch chủ yếu là tài nguyên du lịch nhân văn nên nhiều năm nay thị
trường khách du lịch nội địa của thành phố chủ yếu là khách du lịch tôn giáo,
nghiên cứu lịch sử văn hoá của thành phố một thời đã qua. Lượng khách thường
tập trung đông vào những thời điểm nhất định trong năm(thường là vào mùa lễ
hội của di tích), những thời điểm khác lượng khách ít, nhỏ lẻ và không lưu trú
dài tại thành phố.
Bảng 2.1.3 Thực trạng khách du lịch đến Hưng Yên thời kỳ 2012 – 2016
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
Khách nội địa
24.520
37.902
52.355
65.002
69.700
Khách quốc tế
6.322
14.123
19.345
21.521
46.402
Tổng số khách
28.657
53.445
60.233
86.982
115.389
Tổng số ngày lưu
trú
25.236
37.694
48.231
69.125
75.601
Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên
Năm 2012 Hưng Yên đón được 29.747 lượt khách, đến năm 2016 con số đó
lên tới 116.000 lượt khách, tăng 86.253 lượt khách, gấp 3,899 lần so với 2012.
Trong đó thị trường khách quốc tế chủ yếu là Trung Quóc với mục đích
thăm thân ( những Hoa kiều ở thành phố ) tuy thời gian lưu trú dài nhưng lại ít
sử dụng các dịch vụ du lịch của thành phố. Khách Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, Hà Lan,…là những quốc gia đã có giao thương ở Phố Hiến thời kỳ hưng
thịnh, giờ đi tìm lại những dấu tích xưa, lượng khách này tuy lưu trú dài, sử
dụng nhiều dịch vụ du lịch nhưng khá khó tính với những yêu cầu về chất lượng
phục vụ cao, thêm vào đó lượng khách thường nhỏ lẻ và ít khi quay lại.
Thị trường khách du lịch của thành phố Hưng Yên nhỏ, lẻ. Khi đã xác
định rõ thị trường khách cần tập trung khai thác, tìm hiểu tâm lý khách để thỏa
mãn họ, thu hút khách mới, giữ chân khách cũ bằng chất lượng dịch vụ và sự đa
dạng của các loại dịch vụ bổ sung. Lượng khách du lịch tâm linh tuy ít và không
thường xuyên nhưng lại ổn định và sẵn sang chi trả vì vậy cần tập trung khai
thác thị trường truyền thống này. Với khách quốc tế cần nâng cao chất lượng