BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên : La Quang Vũ
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đào Thị Thanh Mai
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
———————————–
NGHỆ THUẬT MÚA RỐI HẢI PHÒNG VÀ KHẢ NĂNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC
Sinh viên : La Quang Vũ
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đào Thị Thanh Mai
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
NGHỆ THUẬT MUA RỐI HẢI PHONG VA KHẢ NANG
PHỤC VỤ PHAT TRIỂN DU LỊCH
Sinh viên: La Quang Vũ Mã SV:1412601042
Lớp : VH1801 Ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Tên đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
– Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt
nghiệp
– Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiện trạng nghệ thuật múa rối Hải Phòng
và khả năng phát triển về du lịch Hải Phòng
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong việc cải thiện về
nghệ thuật múa rối Hải Phòng và cải thiện về du lịch Hải Phòng
……………………………………………………………………………
1. Các tài liệu, số liệu cần thiết
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
2. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Đoàn Nghệ Thuật Múa Rối Hải Phòng
274 Lê Lợi , Ngô Quyền , Hải Phòng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Đào Thị Thanh Mai
Học hàm, học vị : ThS
Cơ quan công tác : Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn Nghệ thuật múa rối HP và khả năng phục vụ phát
triển du lịch
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 15 tháng 10 năm 2018
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 07 tháng 01 năm 2019
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
La Quang Vũ ThS Đào Thị Thanh Mai
Hải Phòng, ngày 08 tháng 01 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG
GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên:
Đào Thị Thanh Mai
Đơn vị công tác :
Khoa Du Lịch
Họ và tên sinh viên :
La Quang VũNgành: Việt Nam Học
Nội dung hướng dẫn:
Nghệ thuật múa rối HP và khả năng phục vụ phát triển du lịch
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
– Chịu khó, tích cực học hỏi để thu được những kết quả đáng tin cậy.
– Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với công việc được giao
– Bố trí thời gian hợp lý cho từng công việc cụ thể
– Biết cách thực hiện một khóa luận tốt nghiệp, cẩn thận trong công việc
2. Đánh giá chất lượng của đồ án/khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra
trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…)
Đạt yêu cầu của một khóa luận tốt nghiệp
……… ………………………………………………………………………………………………………………..
………. ……………………………………………………………………………………………………………….
……. ………………………………………………………………………………………………………………….
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Đạt
Không đạt
Điểm:
Hải Phòng, ngày 07 tháng 01 năm 2019
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đào Thị Thanh Mai
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNHNGHỆ THUẬT MÚA RỐI … 4
1. Nghệ thuật múa rối
……………………………………………………………………………. 4
1.1
Lịch sử hình thành………………………………………………………………………….. 4
1.2 Giá trị của nghệ thuật múa rối …………………………………………………………….. 4
CHƯƠNG II. ĐOÀN NGHỆ THUẬT MÚA RỐI HẢI PHÒNG VÀ TIỀM
NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT MÚA RỐI DÂN GIAN VỚI
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ………………………………………………………………………. 8
I. Giới thiệu chung về đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng
…………………………… 8
1.1 Địa chỉ …………………………………………………………………………………………….. 8
1.2 Ngành nghề kinh doanh
……………………………………………………………………… 8
1.3 Quá trình hình thành và phát triển ……………………………………………………….. 8
1.4 Vị thế trong ngành …………………………………………………………………………….. 9
1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức …………………………………………………………………………. 9
3. Nội dung tự chọn ………………………………………………………………………………. 14
3.1 Thực trạng của múa rối nước
…………………………………………………………….. 15
3.2 Nghề diễn nhiều bấp bênh ………………………………………………………………… 17
3.3 Đi tìm diện mạo mới
………………………………………………………………………… 18
II. Giải pháp bảo tồn, phát huy ………………………………………………………………. 19
III. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị: …………………………………………………………… 25
1. Nhận xét ………………………………………………………………………………………….. 25
2. Đề xuất , góp ý , kiến nghị
………………………………………………………………….. 25
IV. Tiềm năng phát triển của nghệ thuật dân gian với hoạt động du lịch …………………. 26
1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………… 26
1.2 Vai trò của nghệ thuật dân gian truyền thống trong hoạt động du lịch …….. 27
1.2.1 Vai trò của nghệ thuật dân gian truyền thống trong hoạt động du lịch ở Hải
Phòng …………………………………………………………………………………………………. 28
2 Tình hình khai thác các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống ở Hải
Phòng cho hoạt động du lịch ………………………………………………………………….. 30
2.1 Tình hình hoạt động du lịch Hải Phòng
………………………………………………. 30
2.2 Hiện trạng khai thác các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống ở Hải
Phòng cho hoạt động du lịch ………………………………………………………………….. 33
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI
THÁC NGHỆ THUẬT MÚA RỐI CÓ HIỆU QUẢ CHO PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TẠI HẢI PHÒNG …………………………………………………… 37
1. Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các loại hình nghệ thuật dân
gian truyền thống cho hoạt động du lịch…………………………………………………… 37
1.1 Đầu tư, bảo tồn, khai thác các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống
một cách bền vững và kết hợp với nhiều loại hình du lịch khác phục vụ phát
triển du lịch. ………………………………………………………………………………………… 37
1.2 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch và tăng cường
hợp tác, liên kết với các đơn vị lữ hành phát triển du lịch …………………………… 39
1.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch
………………. 40
1.4 Chính sách hỗ trợ về mặt tài chính đối với những người hoạt động trong lĩnh
vực nghệ thuật ……………………………………………………………………………………… 41
1.5 Đào tạo lại nguồn nhân lực
……………………………………………………………….. 41
1.6 Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ biểu diễn ……… 42
2 Một số kiến nghị cho việc khai thác các loại hình nghệ thuật dân gian truyền
thống…………………………………………………………………………………………………… 42
2.1 Đối với Bộ văn hoá thể thao, các Bộ ngành trung ương ………………………… 42
2.2 Đối với thành phố Hải Phòng ……………………………………………………………. 43
2.3 Đối với các Ban ngành và địa phương
………………………………………………… 43
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………. 47
LỜI CẢM ƠN
Em xin bầy tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong Bộ môn Văn Hoá Du
Lịch trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng đã trang bị kiến thức cho em trong
suốt 4 năm học. Em cũng xin gửi đến những người thân cùng lòng biết ơn chân
thành nhất vì đã luôn cổ vũ tinh thần để em vững tin hoàn thành bài khoá luận
này! Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Cán bộ thư viện thành phố Hải Phòng,
Sở Văn hoá Thể thao Hải Phòng, Sở Kế hoạch & đầu tư Hải Phòng và Đoàn
nghệ thuật múa rối Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em để em hoàn
thành bài khoá luận này! Bài viết của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và
thiếu sót, rất mong được sự góp ý và bổ sung của quý thầy cô, các nhà nghiên
cứu và những người quan tâm đến đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đời tài
Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo ở Việt
Nam. Thông qua hình tượng các con rối, cũng như những tích, trò được diễn
trên sân khấu, chúng ta phần nào hình dung được những cảnh sinh hoạt dung dị
của những người nông dân Việt Nam thuần hậu, chất phác. Múa rối nói chung
và múa rối nước hiện nay đã trở thành một nhân tố cơ bản quan trọng trong nền
văn hoá dân gian Việt Nam.
Múa rối có khả năng truyền cảm cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ
thuật và nghệ thuật tạo hình với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối
làm phương tiện chủ yếu để tái hiện mọi mặt phong phú của trí tưởng tượng của
con người, của hiện thực khách quan. Múa rối có khả năng tập trung, hòa hợp
nhiều hình thức nghệ thuật, không gian và thời gian kể cả các loại hình sân khấu
khác.Múa rối có rất nhiều loại trong đó nhân vật rối luôn là nhân vật trung tâm.
Múa rối chủ yếu dùng tài năng của diễn viên điều khiển con rối, chứ không phải
do hóa trang người thật hoặc máy móc quyết định.
Với bề dày kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp trong hoạt động biểu diễn
nghệ thuật múa rối, đoàn đã tổ chức nhiều chương trình lưu diễn tới khắp các địa
bàn trên mọi miền tổ quốc.Sự đặc sắc của bộ môn nghệ thuật múa rối và uy tín
chuyên môn đã giúp Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng được mời tham gia
nhiều chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật quốc tế.
Trong xu thế mở cửa của nền kinh tế và hội nhập quốc tế, Hải Phòng
được xác định là vùng kinh tế trọng điểm là một cực trong tam giác tăng trưởng
kinh tế của khu vực phía Bắc và là một trong mười trung tâm du lịch cuả cả
nước. Hải Phòng có tiềm năng lớn để phát triển bao gồm cả tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong đó có một số loại hình nghệ thuật
dân gian tiêu biểu đã được khai thác thành sản phẩm du lịch trong các chương
trình du lịch phục vụ du khách như: múa rối nước, múa rối cạn, múa Lân – Sư –
Rồng. Tuy nhiên việc khai thác giá trị của các loại hình nghệ thuật dân gian
truyền thống phục vụ du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chưa
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
2
được quan tâm đúng mức bởi một số loại hình nghệ thuật dân gian đã bị mai
một, chưa được đầu tư nghiên cứu, khai thác để trở thành sản phẩm du lịch thực
sự hấp dẫn. Do đó việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hoá quý báu này vẫn còn
nhiều hạn chế.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc phát huy
những giá trị của các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng nền văn hoá “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong thời kì
mới và làm phong phú thêm các chương trình du lịch của thành phố, tôi đó chọn
đề tài khoá luận nghiên cứu về: “Tiềm năng phát triển nghệ thuật múa rối dân
gian truyền thống ở Hải Phòng cho hoạt động du lịch”.
Mục đích nghiên cứu
Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị đặc biệt hấp dẫn đối với khách du
lịch. Việc nghiên cứu các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống ở Hải
Phòng nhằm mục đích kế thừa, phát huy để giữ gìn và bảo tồn những giá trị
văn hoá tinh thần trong đời sống sinh hoạt văn hoá của của dân vùng biển và
khai thác các giá trị của các loại hình phục vụ cho hoạt động du lịch giới thiệu
cho du khách.
Mục đích nghiên cứu của khoá luận được xác định dựa trên cơ sở nghiên
cứu thực tế các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống ở Hải Phòng và việc
khai thác cho hoạt động du lịch. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được, một
số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để
khai thác có hiệu quả hơn nữa các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống
cho hoạt động du lịch, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các loại
hình nghệ thuật dân gian truyền thống, đồng thời thành một sản phẩm du lịch
đặc thù không thể thiếu mỗi khi du khách đến tham quan thành phố Hải Phòng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Kho tàng Văn hoá – nghệ thuật dân gian truyền thống ở Hải Phòng thực sự
là một di sản rất phong phú và sâu sắc. Với khuôn khổ khoá luận tốt nghiệp và
điều kiện thời gian không cho phép, do đó bài viết chỉ đi sâu nghiên cứu một số
loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của thành phố có giá trị đó
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
3
và đang và thu hút nhiều du khách trong nước cũng như khách du lịch quốc tế.
Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng các loại hình nghệ thuật dân
gian truyền thống tiêu biểu thực sự trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, du
khách yêu mến thành phố cảng.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khoá luận, người viết có sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp thu thập thông tin. (Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tư
liệu có liên quan đó được công bố. Phỏng vấn trực tiếp một số nghệ nhân
của các địa phương
Phương pháp xử lý thông tin.
Bố cục khóa luận
Nghệ thuật múa rối dân gian Hải Phòng và khả năng phục vụ
phát triển du lịch.
Chương I : Khái quát về loại hình nghệ thuật múa rối
Chương II : Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng và tiềm năng phát triển của nghệ
thuật múa rối dân gian với hoạt động du lịch
Chương III : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm khai thác nghệ thuật múa rối
có hiệu quả cho phục vụ phát triển du lịch tại Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
4
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH
NGHỆ THUẬT MÚA RỐI
1. Nghệ thuật múa rối
1.1
Lịch sử hình thành
Múa rối tồn tại ở Việt Nam cho đến nay trên dưới 1000 năm, nó phát triển
mạnh nhất vào thời Lý – Trần (thế kỷ XI – XII). Hiện vẫn chưa có một tư liệu
nào chứng minh được nguồn gốc xuất xứ ra đời của nghệ thuật múa rối.
Duy nhất hiện còn lưu trên Bia “Sùng Thiện Diên linh tự tháp” có niên hiệu
Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) thời Lý Nhân Tông, có ghi trò múa rối nước
biểu diễn mừng thọ Nhà vua. Điều đó chứng tỏ rằng nghệ thuật múa rối dân gian
Việt Nam đã được hình thành từ bao đời nay, được lưu truyền tồn tại và ngày
càng phát triển với nhiều thể loại như: Rối tay, rối que, rối dây, rối nhà mồ,rối
mặt nạ,rối diều sáo, rối đồ chơi, rối sao, rối bóng,… đặc biệt là múa rối nước.
Nội dung trong tích, trò, vở diễn mang tính chất mua vui, giải trí, gây cười,
hóm hỉnh, hài hước, châm biếm,… Hoạt động của múa rối dân gian Việt Nam,
gắn liền với tín ngưỡng làng xã, một mặt để lễ bái thờ cúng thần linh – Thần
Thành Hoàng mặt khác để góp vui cho khách trảy hội,…Những người tham gia
trong phường rối là các nghệ nhân nghiệp dư, họ là những nông dân, thợ thủ
công vào thời vụ thì cấy cày, làm đủ nghề kiếm sống, lúc nông nhàn thì tham gia
các sinh hoạt nghệ thuật, mỗi phường có một người đứng đầu gọi là ông Trùm.
Ông Trùm tụ tập mọi người (họ là những người tình nguyện) cùng trao đổi, sáng
tác và tập luyện các tiết mục, thống nhất biểu diễn một số trò,tích theo yêu cầu.
Đó là những Phường rối, gánh rối dân gian được nhân dân thành lập và trân
trọng gìn giữ lưu truyền đến ngày nay. Tiếp thu vốn nghệ thuật truyền thống,
những người hoạt động trong lĩnh vực này đã dành tâm sức, đầu tư, để phát triển
hơn lên nhưng không mất đi cái gốc truyền thống dân tộc.
1.2 Giá trị của nghệ thuật múa rối
Giá trị nhậnthức
Múa rối là những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sống của những
người nông dân trong sinh hoạt đời thường, từ đó, chúng ta nhận thức được mối
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
5
quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên,
hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh
phúc của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong tiến trình phát triển
của lịch sử.
Múa rối vùng châu thổ sông Hồng mang giá trị cộng cảm, công mệnh của
văn hóa cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng, gìn giữ và phát triển. Múa rối
trong lễ hội cũng hướng tới mục đích phản ánh nội dung, ý nghĩa, giúp nhận
thức rõ giá trị văn hóa ẩn sâu trong đời sống tâm linh của mỗi cư dân nông
nghiệp lúa nước.
Mặc dù quân rối là sáng tạo của người thợ thủ công làm chùa, tạc tượng…
Tuy nhiên, các trò diễn của Rối không bị ảnh hưởng trực tiếp từ tôn giáo, tư
tưởng chính trị. Hiện thực cuộc sống ở Múa rối được nghệ nhân phản ánh không
bằng tư duy hiện thực mà bằng tư duy lãng mạn – dân gian. Ta thấy một thế giới
mà ở đó, người nông dân là một tạo hóa tạo ra một thế giới của riêng mình, làm
cho quân rối – bất động vật trở thành một sinh thể, sống trong một thế giới hòa
bình, tự do, tự sáng tạo và không bị lệ thuộc, không có quyền lực của Vua chúa,
không có giáo huấn của đạo, mà Tễu là nhân vật điển hình.
Giá trị giáodục
Múa rối nước giáo dục thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước và tinh thần tự
hào dân tộc, cố kết cộng đồng trong sự nghiệp “chống thiên tai địch họa, chống
ngoại xâm” để hướng tới cái đẹp “tình làng nghĩa xóm” trong văn hóa làng vùng
châu thổ sông Hồng.
Giống với Chèo, Múa rối cũng là sự thể hiện một phần của văn hoá đạo đức
Việt Nam. Tuy nhiên, những nguyên tắc – tấm gương đạo đức mà Chèo thể hiện
chịu ảnh hưởng khá nhiều của Nho giáo, coi những “tam cương”, “ngũ thường”
như nguyên lý bất khả xâm phạm, bắt con người phải từ bỏ những ham muốn
riêng tư. Ngược lại, tính khuyến giáo đạo đức trong Múa rối tồn tại ở dạng giản
dị, hồn nhiên, rõ ràng và nhân văn, gieo vào lòng người tình yêu thương con
người, đồng loại, khơi gợi những ước mơ, khát vọng cao cả, nâng tâm hồn, giá
trị tinh thần của con người, đưa con người vươn tới quyền dân chủ, làm chủ
cuộc sống, làm chủ thiênnhiên.
Có lẽ, chính những thông điệp mang lại sự nhân văn làm cho nghệ thuật
Múa rối trở nên mang tính nhân loại
Giá trị giảitrí
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
6
Rối Việt Nam thuở ban đầu ra đời thuần tuý chỉ vì mục đích giải trí, bằng
những nội dung mang nặng tình yêu thiết tha với cuộc sống, và thấm đẫm tinh
thần lạc quan của người nông dân vùng Châu thổ sông Hồng, đã góp phần đáng
kể vào đời sống văn hóa tinh thần vui tươi lành mạnh ở khắp mọinơi.
Giá trị giải trí của Múa rối Việt Nam còn thể hiện ở sự sáng tạo thăng hoa
của các nghệ nhân thủ công trong làng đã sáng tạo ra những trò diễn mới, độc
đáo cho chính cộng đồng mình.
Giá trị giải trí của nghệ thuật Múa rối không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn những
thích thú cá nhân thuần túy, mà thông qua giải trí, con người được khơi dậy,
kích thích phát tiềm ẩn bên trong, tạo điều kiện cho sự phát triển những khả
năng sáng tạo toàn diện của con người ngay trong quá trình giải trí.
Giá trị thẩmmỹ
Khác với các loại hình nghệ thuật khác, sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem
thường thông qua kịch bản, ngôn ngữ văn học, và thể hiện bằng nghệ thuật diễn
xuất của người diễn viên. Còn ở Múa rối, sức hấp dẫn chính ở hành động của
conrối.
Múa rối Việt Nam là một văn phạm thị giác được viết ra bởi những nhận
thức tinh nhạy của con người, làm nên đặc trưng của Múa rối khác với các nghệ
thuật khác. Rối có thể đến với những cộng đồng người ở khắp nơi trên thế giới,
thuộc những nền văn hóa khác nhau, những ngôn ngữ khácnhau.
Nghệ thuật của Múa rối thể hiện từ tính kỳ, nghịch thường và cười – vui.
Đây chính là biểu hiện cao nhất ở cái đẹp của nghệ thuật Múa rối thể hiện ở độ
khó, độ phức tạp, độ thể hiện tính kỳ – cười vui trong trò diễn, kỹ thuật điều
khiển quânrối.
Giá trị thẩm mỹ của Múa rối thể hiện rất rõ ở những dấu ấn địa phương,
từ quân rối, kỹ thuật máy, kỹ thuật điều khiển, hay cùng một trò diễn giống
nhau, nhưng mỗi phường, mỗi địa phương thể hiện có khác nhau… làm nên các
tiểu vùng khác nhau trong văn hóa Châu thổ sôngHồng.
Múa rối vùng Châu thổ sông Hồng mang tính nguyên hợp cao, vì nó kế
thừa được giá trị văn hóa, văn minh lúa nước của người Việt vùng châu thổ sông
Hồng. Hành động đẩy thuyền, kéo thuyền của người Việt xưa trong các cuộc
đua thuyền tại lễ hội chẳng khác nào hành động đẩy sào, kéo dây trong Múa rối
nước. Giá trị này làm nên giá trị thẩm mỹ của Múa rối , của nghệ thuật dân gian
ViệtNam.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
7
2. Phân loại
Các loại hình múa rồi gồm có :
Rối nước
Rối cạn
Rối dây
Rối đội lốt
Rối que
Rối bóng
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
8
CHƯƠNG II. ĐOÀN NGHỆ THUẬT MÚA RỐI HẢI PHÒNG
VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT MÚA RỐI
DÂN GIAN VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
I. Giới thiệu chung về đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng
1.1 Địa chỉ
Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng nằm tại địa hỉ 274 Lê Lợi quận Ngô
Quyền thành phố Hải Phòng .
Facebook : Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng .
Giấy phép kinh doanh : 0200992344 được cấp bởi sở Kế hoạch và Đầu tư
của TP Hải Phòng được cấp lần đầu vào ngày 14/10/2009 .
Đoàn nghệ thuật múa rối là một trong những đoàn biểu diễn nghệ thuật
của sở Văn Hóa – Thể Thao của Tp Hải Phòng .
1.2 Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động nghệ thuật , sáng tác biểu diễn và lưu diễn nước ngoài .
1.3 Quá trình hình thành và phát triển
Đoàn Nghệ thuật múa rối Hải Phòng là đoàn nghệ thuật dân tộc chuyên
nghiệp của thành phố Hải Phòng được thành lập năm 1968 với mục đích bảo tồn
và phát triển loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này. Qua hơn bốn mươi năm
xây dựng và phát triển, Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng đã làm sống lại và
phát triển thành công, đưa nghệ thuật múa rối, đặc biệt là múa rối nước, trở
thành một trong những bộ môn nghệ thuật dân gian hấp dẫn phục vụ đời sống
văn hóa của nhân dân và giới thiệu bộ môn văn hóa dân gian độc đáo của Việt
Nam đến với thế giới.
Năm 1992 : Lưu diễn tại Hoa Kỳ
Năm 1995 : Lưu diễn tại Cộng hòa Pháp
Năm 2007 : Tham dự Liên hoan Sân khấu múa rối thế giới lần thứ XVI tại Israel
Năm 2008 : Tham gia lưu diễn tại Iran
Năm 2008 : Lưu diễn tại Cộng hòa Pháp
Năm 2009 : Lưu diễn tại Hàn Quốc
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
9
1.4 Vị thế trong ngành
Là một trong những đoàn nghệ thuật được đông đảo khán giả đón xem
nhiều nhất chiếm vị thế cao trong ngành Nghệ thuật của Sở Văn hóa – Thể Thao
TP Hải Phòng .
Với bề dày kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp trong hoạt động biểu diễn
nghệ thuật múa rối, đoàn đã tổ chức nhiều chương trình lưu diễn tới khắp các địa
bàn trên mọi miền tổ quốc.Sự đặc sắc của bộ môn nghệ thuật múa rối và uy tín
chuyên môn đã giúp Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng được mời tham gia
nhiều chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật quốc tế.Các chương trình biểu
diễn của đoàn đã để lại sự mến mộ sâu sắc trong lòng khán giả…Đoàn nghệ thuật
múa rối Hải Phòng đã đạt được nhiều giải thưởng lớn qua các Hội diễn nghệ
thuật sân khấu múa rối chuyên nghiệp toàn quốc.
1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
* Trưởng đoàn : là người phụ trách chung, người đại diện đoàn trước
pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về hoạt động của đoàn
hoạch định phương hướng, mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn cho cả đoàn .
Trưởng đoàn kiểm tra, đôn đốc diễn viên và cải thiện những sai sót, hoàn thành
tốt chức năng và ngiệm vụ được giao.
* Phó trưởng đoàn : là người trợ giúp Trưởng đòn, thực hiện nhiệm vụ
cụ thể do Trưởng đoàn giao hay ủy quyền khi vắng mặt
1.6 Chiến lược phát triển
Trưởng Đoàn
Phó Đoàn
Kế toán – Tài
chính
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
10
Về biểu diễn
Tiếp tục phát triển sáng tạo ra những tiết mục đặc sắc để phục vụ khán giả ,
đồng thời phát triển đào tạo các diễn viên trẻ làm cho nguồn nhân lực diễn viên
thêm dồi dào .
Về tài chính
Duy trì tài chính ổn định; Thu hồi vốn nhanh, hiệu quả.
Quản lý chặt các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí.
Về con người: Xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn và sẵn
sàng gắn bó lâu dài với đoàn .
1.7 Thành tích đạt được
Năm 1992 : Lưu diễn tại Hoa Kỳ
Năm 1995 : Lưu diễn tại Cộng hòa Pháp
Năm 2007 : Tham dự Liên hoan Sân khấu múa rối thế giới lần thứ XVI tại Israel
Năm 2008 : Tham gia lưu diễn tại Iran
Năm 2008 : Lưu diễn tại Cộng hòa Pháp
Năm 2009 : Lưu diễn tại Hàn Quốc
2. Hoạt động của đơn vị
Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng là thành viên Hiệp hội Sân khấu múa
rối quốc tế Unima, trực thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp
quốc. Đoàn đã từng tham gia biểu diễn tại I-xra-en năm 2007, Iran năm 2008,
Liên hoan Múa rối quốc tế tại Thành Đô (Trung Quốc) năm 2012 và Liên hoan
Nghệ thuật dân ca quốc tế Nam Ninh lần thứ 18 năm 2016…
Việc Đoàn nghệ thuật Múa rối Hải Phòng tham gia sự kiện lần này sẽ góp
phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa thành phố Hải Phòng với
các tỉnh, thành phố của Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Theo chương trình dự kiến, trong suốt tuần lưu diễn, Đoàn Nghệ thuật Múa
rối Hải Phòng sẽ tham gia các hoạt động khai mạc, các phiên thảo luận, hội nghị thúc
đẩy các tua du lịch trên thế giới và các tiết mục biểu diễn, bế mạc liên hoan. Bên
cạnh đó, Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng còn chuẩn bị video giới thiệu truyền
thống lịch sử văn hóa, đất và người Hải Phòng, tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
11
của thành phố đến bạn bè quốc tế thông qua âm nhạc và hình ảnh. Để chuẩn bị cho
chương trình biểu diễn, các nghệ sĩ, diễn viên luyện tập nhuần nhuyễn 17 tích cổ của
loại hình nghệ thuật múa rối nước Việt Nam và lựa chọn biểu diễn phù hợp.
Liên hoan Múa rối quốc tế châu Á- Thái Bình Dương và các quốc gia
khác lần thứ 2 là sự kiện tầm cỡ, quy tụ sự tham gia của những nghệ sĩ múa rối
đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là cơ hội tăng cường tình hữu nghị, thúc
đẩy giao lưu và hợp tác giữa các quốc gia, đồng thời mở rộng sự ảnh hưởng của
nghệ thuật múa rối lên tầm quốc tế.
Được biết, Liên hoan có sự tham gia của khoảng 30 nước trên thế giới với
nhiều chương trình biểu diễn. Ngoài phần giao lưu, quảng bá múa rối nước Việt
Nam, đây cũng là cơ hội để các nghệ sĩ Hải Phòng học hỏi cách làm nghề, sự
sáng tạo của múa rối cạn trên thế giới.
Chương trình nghệ thuật múa rối nước mới dàn dựng của Đoàn nghệ thuật
múa Rối Hải Phòng vừa hoàn thiện và chuẩn bị ra mắt công chúng có chủ đề
“Nhớ quê”.
Đây là xâu chuỗi những câu chuyện kể bằng loại hình múa rối nước
truyền thống của dân tộc được kết hợp với phần âm thanh là các thể loại văn hóa
phi vật thể dân gian như ca trù, hát văn, chèo…
Theo NSƯT Thế Ban, Trưởng Đoàn nghệ thuật múa Rối Hải Phòng,
chương trình nghệ thuật đặc biệt này được dàn dựng hướng đến các sự kiện đặc
biệt của thành phố và đất nước trong tháng 4, 5. Trong đó có ngày bầu cử đại
biểu Quốc hội và HĐND các cấp, kỷ niệm 61 năm Ngày giải phóng Hải Phòng
và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2016.
Với mục tiêu lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc, chương trình tập hợp nhiều câu chuyện kể dân gian gắn với nét đặc sắc sinh
hoạt của vùng quê Việt như chăn vịt, cấy lúa, chăn trâu thổi sáo, câu cá, đơm
cá… Đặc biệt, nhiều sự tích được tái hiện trên sân khấu rối nước như sự tích hồ
Gươm với tích vua Quang Trung hoàn kiếm rùa thần.
Cùng với đó là những hình ảnh mô tả các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam
với hình ảnh con cò lặn lội bờ sông, sự lạc quan, yêu đời của đôi vợ chồng
nghèo chăn vịt… Lễ hội chọi trâu với màn trống hội và cờ hội đặc trưng của Đồ
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
12
Sơn, Hải Phòng là một phần nội dung tạo điểm nhấn của chương trình nghệ
thuật này.
Trong các ngày 3, 4, 5 và 8-1, các nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật múa Rối Hải
Phòng biểu diễn chương trình phục vụ thiếu nhi tại Nhà hát tháng Tám. Đây là hoạt
động thường kỳ của đoàn hướng tới học sinh các trường mầm non và tiểu học
thành phố.
Chương trình biểu diễn với chủ đề “Những món quà của hoàng tử” là tập
hợp các tiết mục trích đoạn câu chuyện cổ tích được thể hiện theo phong cách
mới, phù hợp với các cháu lứa tuổi thiếu niên nhi đồng và một chuỗi các tiết
mục tạp kỹ. Tác giả và đạo diễn: NSND Nguyễn Tiến Dũng; Chỉ đạo nghệ thuật:
NSƯT- Trưởng đoàn Đỗ Thế Ban; Chỉ huy biểu diễn: NSƯT Phạm Xuân Nam;
Ánh sáng: Văn Vang; Âm thanh: Quang Vinh.
Trong đợt này, gần 5000 học sinh của các trường tiểu học Hùng Vương,
Đinh Tiên Hoàng (quận Hồng Bàng), Nguyễn Văn Tố (quận Lê Chân) được
thưởng thức các tiết mục trích từ vở rối “Tấm cám” và các phần biểu diễn thổi
kèn gọi rắn, chuột Mickey, vũ điệu la tinh, Pokemon do tập thể nam nữ diễn
viên Đoàn nghệ thuật múa Rối Hải Phòng thể hiện.
Một số hình ảnh trong chương trình biểu diễn “Những món quà của hoàng
tử”.
Chương trình sẽ ra mắt nhân dân và du khách vào dịp kỷ niệm các ngày
lễ lớn tháng 4, 5 và Lễ hội Hoa Phượng đỏ trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 61
năm ngày giải phóng Hải Phòng 13-5 năm nay.
Mới đây vào tháng mới Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng kỷ niệm 50 năm
ngày thành lập 17- 10 -1968 ; 17-10 – 2018.
Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại quá trình hình thành và phát
triển của Đoàn Múa rối trong suốt 50 năm qua. Được thành lập từ ngày 1-6-1968,
trải qua 50 năm, các thế hệ cán bộ, nghệ sỹ, diễn viên, người lao động trong Đoàn
luôn đoàn kết chung tay tiếp bước nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, duy trì,
giữ gìn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Đoàn đã xây dựng được hàng trăm vở diễn ngắn, dài, với nhiều hình thức,
thể loại, nội dung phong phú, phù hợp với từng độ tuổi, bám sát đời sống xã hội,
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
13
phải ánh thực tế đời sống xã hội và mang tính giáo dục sâu sắc, phục vụ các
cháu thiếu niên nhi đồng, đồng bào và chiến sỹ nơi hải đảo xa xôi. Các tiết mục
múa rối của Đoàn còn đoạt huy chương Vàng, Bạc, Cúp, bằng khen tại các Liên
hoan múa rối trong nước và Quốc tế.
Nhân lễ kỷ niệm, Đoàn nghệ thuật Múa rối thành phố và hai cá nhân
thuộc Đoàn vinh dự được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tặng bằng khen vì có
thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển đơn vị.
UBND thành phố Hải Phòng tặng cờ truyền thống cho Đoàn nghệ thuật
Múa rối thành phố với nội dung: “50 năm xây dựng và phát triển”, tặng bằng
khen của Chủ tịch UBND thành phố cho tập thể Đoàn nghệ thuật Múa rối thành
phố và 6 cá nhân; Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tặng giấy khen cho 11 cá nhân
có thành tích xuất sắc nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Đoàn.
Và hiện tại Đoàn nghệ thuật Múa rối Hải Phòng đang rục rịch chuẩn bị
các hoạt động phục vụ thiếu nhi , các địa phương thành phố và các thành phố
khác của đất nước Việt Nam trong mùa xuân 2019 này. Các nghệ sĩ luôn giấu
mặt chắc sẽ phấn khích khi có thêm sân khấu mới, góp phần tạo diện mạo tươi
tắn cho cả đoàn.
Sân khấu hiện đại nhất thành phố
Trước đây, sân khấu Nhà hát Sông Cấm của Đoàn Múa rối thành phố là
sân khấu cổ lỗ.Một đêm diễn với đoàn khá vất vả.Ánh đèn sân khấu phải có
người thường trực để xoay, nhiều lúc xoay không chuẩn, còn phông màn cho
mỗi cảnh diễn thì mấy người phải trèo lên nóc nhà, bò trên sàn để thả dây, rất
vất vả.Mặt khác còn nguy hiểm nếu sàn gỗ gãy thì cả trên lẫn dưới sân khấu đều
chịu hậu quả.Nhưng mùa xuân 2019 này, sân khấu Nhà hát Sông Cấm được hiện
đại hóa.
Nghệ sĩ ưu tú Ngô Kim Loan, Trưởng đoàn Múa rối cho biết: Chương trình
hiện đại hóa sân khấu là đề án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đề án
mỗi tỉnh, thành phố được đầu tư một sân khấu hiện đại. Đợt đầu gồm 13 tỉnh, thành
phố, trong đó Hải Phòng có Nhà hát Sông Cấm của Đoàn nghệ thuật Múa rối.
Như vậy, sân khấu cũ sẽ được tháo bỏ, thay bằng một sân khấu hiện đại.
Sẽ chẳng còn cảnh giật dây, thả dây từ nóc nhà… hay xoay đèn, thay vào đó là
bàn điều khiển. Hệ thống ánh sáng, căng treo mới được điều khiển tự động có độ
chính xác cao và không cần nhiều người. Một sân khấu được điều khiển bấm nút
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
14
chẳng khác nhà điều khiển âm thanh hoặc người chơi DJ là khát khao bấy lâu
nay mới có mặt tại Hải Phòng, mà niềm vinh hạnh lại dành cho Nhà hát Sông
Cấm của Đoàn nghệ thuật Múa rối. Sau những tháng lắp đặt, công trình sắp hoàn
thành. NSƯT Ngô Kim Loan tâm sự: “Với sân khấu này, khoảng cách giữa
khán giả với sân khấu gần gũi hơn”.
Vừa trở về sau chuyến biểu diễn dài ngày tại Nam Ninh (Trung Quốc),
Đoàn nghệ thuật Múa rối Hải Phòng đã tới miền Trung tham gia Lễ hội hang
động Quảng Bình 2017 từ ngày 16 đến 20-6.
Một sân khấu rối, rối nước hoành tráng và cả khán đài được lắp đặt để các
nghệ sĩ đất Cảng phục vụ khán giả, khách du lịch. Bắt đầu đêm 16-6, Đoàn nghệ
thuật Múa rối Hải Phòng biểu diễn phục vụ thu hút đông đảo người xem và
khách du lịch nước ngoài. Chương trình biểu diễn của đoàn gồm chương trình
tạp kỹ và 17 tích trò cổ rối nước về những câu chuyện xóm làng.
Theo Nghệ sĩ ưu tú Thế Ban, Trưởng Đoàn Múa rối Hải Phòng, Lễ hội
hang động Quảng Bình 2017 khai mạc tối 17-6, Đoàn Múa rối Hải Phòng phục
vụ biểu diễn tại lễ hội đến ngày 20-6./.
Từng là đoàn nghệ thuật có nhiều hợp đồng diễn, nhưng từ đầu năm 2014
đoàn Múa rối có ít hoạt động biểu diễn.Thời tiết không thuận, mưa suốt từ sau
Tết khiến đoàn không thể đi lưu diễn được. Cho đến đầu tháng 4 này, đoàn mới
có 4 chuyến lưu diễn xa. Chương trình lưu diễn cũng không thể diễn vở dài mà
là các hoạt cảnh, chương trình tạp kỹ cho gọn nhẹ. Tuy nhiên vào tháng 5 tới,
với nắng hè, múa rối Hải Phòng sẽ rộn ràng trở lại. Cho đến nay mọi hoạt động
của đoàn đã có tiến triển rất nhiều so với năm 2014 và sắp tới sẽ có nhiều
chuyến đi lưu diễn tại cái nước như Anh , Thổ Nhĩ Kỳ .
3. Nội dung tự chọn
Múa rối nước là sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra
đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc
của nó, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian Múa rối nước đã nhanh chóng
trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với Tuồng, Chèo là
những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Tinh hoa
Múa rối nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân
khấu Múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị”. Tuy
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
15
nhiên do xuất hiện sau so với những môn nghệ thuật khác nên Múa rối nước
không tránh khỏi những hạn chế, cộng với mục đích thương mại đã làm cho
loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và bị lãng quên. Vì thế vấn đề đặt
ra là làm thế nào để từng bước khắc phục những tồn tại, giúp bảo tồn và phát
triển Múa rối nước dân gian.
Nghệ thuật Múa rối truyền thống Việt Nam mà đặc trưng nhất, tiêu biểu
nhất là Rối nước được ra đời, phát triển và trở thành một loại hình nghệ thuật thì
đó phải kể đến sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của cha ông ta trước cuộc sống
bình dị gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước và sự du nhập mạnh mẽ
của phật giáo vào Việt Nam.
3.1 Thực trạng của múa rối nước
Múa rối nước được cho là khởi xuất từ thời nhà Lý, gắn liền với cuộc
sống thôn dã ở đồng bằng Bắc Bộ và nền văn minh lúa nước. Trải qua hơn nghìn
năm tồn tại, chắc chắn trong dân gian cũng có hàng trăm trò diễn khác nhau với
những phiên bản đa dạng, phong phú.
Cho đến nay, có một thực trạng mà nhiều tham luận trong hội thảo thống
nhất đánh giá là sự nghèo hóa số lượng các tiết mục dân gian.Hầu hết các đoàn
nghệ thuật rối nước ở Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM đều chỉ quẩn quanh với 16
(tích) trò rối nước dân gian. Nói như NSND Nguyễn Hoàng Tuấn, Giám đốc
Nhà hát múa rối Thăng Long (Hà Nội): “Có lẽ chưa có tác phẩm sân khấu nào
như tác phẩm 16 – 17 trò rối nước được nhân bản nhiều và rập khuôn giống
nhau đến thế. Nó giống nhau từ kịch bản, đường nét biểu diễn, lời thoại nhân
vật đến tạo hình con rối, âm nhạc thể hiện. Nó được làm lại theo dạng truyền
nghề, rập khuôn máy móc, ít sáng tạo nhưng lại tam sao thất bản”. Cả nước
hiện có 6 nhà hát, đoàn múa rối chuyên nghiệp, khoảng 20 phường rối nước
dân gian, chủ yếu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Do sự phát triển của ngành du
lịch, nhất là việc đón du khách quốc tế cũng như nhu cầu giải trí của du khách
địa phương, một số tỉnh miền Trung, Nam Bộ cũng hình thành các phường rối
nước. Song duy nhất TP.HCM có nhà hát múa rối nước, được thành lập cách
đây 19 năm dưới tên gọi Nhà hát múa rối nước TP.HCM. Nhưng hiện nay, nhà
hát múa rối này đã được sáp nhập với đoàn xiếc thành phố, chung tên thành
Nhà hát nghệ thuật phương Nam…
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: La Quang Vũ – VH1801
16
Theo TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái thì ông Nguyễn Huy
Hồng đã sưu tầm đuợc không phải 16 – 17 trò rối dân gian mà khoảng 250 trò.
Câu hỏi mà bà đặt ra là: “Lẽ nào ta lại quay lưng hoặc không khai thác tử tế
những trò rối cổ truyền ấy để làm phong phú kịch mục? Lẽ nào đó không phải là
con đường tìm về nguồn cội của rối nước Việt Nam?”.
Một vấn đề lớn khác trong thực trạng nghệ thuật múa rối nước hiện nay là
sự dễ dãi trong cách thức biểu diễn và xây dựng tiết mục. Từ việc làm con rối
một cách cẩu thả đến việc dùng băng đĩa ghi âm, phát lại phần âm nhạc nền cho
tiết mục, thay vì có đội biểu diễn trực tiếp như truyền thống. Dàn dựng kịch bản
“chạy theo tích truyện mà quên trò trong khi trò là yếu tố quan trọng nhất của
nghệ thuật múa rối nước” (3), hay “để lộ cả những yếu tố kỹ thuật điều khiển
con rối ngay tại một nhà hát được cho là chuyên nghiệp và thu hút đông đảo
khách du lịch nước ngoài nhất hiện nay” (4).
Nguyên nhân của thực trạng này được lý giải do không có kinh phí hoạt
động, có quá ít lịch biểu diễn hoặc ngược lại, không dám giảm số lượng
chương trình biểu diễn vì sức ép của doanh thu, yêu cầu tự chủ tài chính. Theo
nghệ nhân Phạm Văn Tòng, trưởng phường múa rối xã Hồng Phong, tỉnh Hải
Dương, riêng “kinh phí tạo hình con rối hay nhân vật rối với giá khoảng 100
triệu đồng/con là một thách thức quá lớn đối với các phường rối dân gian, nên
rất khó dựng trò, vở mới” hoặc đầu tư chi phí mua con rối tử tế để phục vụ lưu
diễn lâu dài.
Nhiều diễn giả tham dự hội thảo lo lắng tình trạng kép về nhân lực: vừa
không có lực lượng nghệ sĩ, diễn viên trẻ kế cận, vừa tồn tại tình trạng lão hóa
diễn viên rất nhanh. Tình trạng này xảy ra từ các đoàn múa rối chuyên nghiệp
đến tất cả các phường rối nước dân gian. Nghệ nhân Phạm Văn Tòng cho rằng
mức thu nhập của các thành viên trong phường “còn quá khiêm tốn, không đảm
bảo cuộc sống hiện tại. Hầu hết các phường, nghệ nhân đều ở độ tuổi trung niên.
Ở tỉnh lẻ, hàng năm phục vụ (khán giả) rất ít nên các phường múa rối có thu
nhập không đều”. Lớp trẻ “mặc dù có nhiều người yêu văn hóa nghệ thuật múa
rối nước nhưng ít muốn tham gia vì cuộc sống mưu sinh”. Giám đốc Nhà hát
múa rối Thăng Long thẳng thắn lên tiếng: “Chúng ta vẫn động viên, khích lệ các
nghệ sĩ tư duy sáng tạo đổi mới vậy mà đến 5 – 6 suất diễn một ngày, sức lực bị