8715_Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hướng bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-

ISO 9001-2008

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH

Sinh viên: Vũ Thị Thùy Linh
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Phƣơng Thảo

HẢI PHÒNG – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
———————————–

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
HOMESTAY THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƢỚC
VÂN LONG – NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH.

Sinh viên: Vũ Thị Thùy Linh
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Phƣơng Thảo

HẢI PHÒNG – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Vũ Thị Thùy Linh.

Mã số:1112601001
Lớp: VH1501

Ngành: Văn hóa du lịch
Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
HOMESTAY THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƢỚC VÂN LONG – NINH BÌNH

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý
luận, thực tiễn, các số liệu…).
…………………………………………………………………….……………….………….…………..……….
…………………………………………………………….…………………………….……..…….…………….
…………………………………………………………..………………………………………………………….
…………………………………………………………..………………………………………………………….
……………………………………………………….……………………………………………………………..
………………………………………………………..……………………………………………………..……..
…………………………………………………..…………………………………………………………………..
……………………………………………….……………………………………………………………..……..
…………………………………………………………………….……………….………….…………..……….
…………………………………………………………….…………………………….……..…….…………….
…………………………………………………………..………………………………………………………….
……………………………………………………….……………………………………………………………..
………………………………………………………..……………………………………………………..……..
…………………………………………………..…………………………………………………………………..
……………………………………………….……………………………………………………………..……..
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết:
…………………………………………………………….…………………………….……..…….…………….
…………………………………………………………..………………………………………………………….
…………………………………………………………..………………………………………………………….
……………………………………………………….……………………………………………………………..
………………………………………………………..……………………………………………………..……..
…………………………………………………..…………………………………………………………………..
……………………………………………….……………………………………………………………..……..
…………………………………………………………………….……………….………….…………..……….
…………………………………………………………….…………………………….……..…….…………….
…………………………………………………………..………………………………………………………….
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
…………………………………………………………………….……………….………….…………..……….
…………………………………………………………….…………………………….……..…….…………….
…………………………………………………………..………………………………………………………….
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất:
Họ và tên: Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Cơ quan công tác : Khoa Du lịch – Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hƣớng dẫn:……………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….……………….………….…………..……….
…………………………………………………………………….……………….………….…………..……….
…………………………………………………………….…………………………….……..…….…………….
…………………………………………………………………….……………….………….…………..……….
Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai:
Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………………………………………
Học hàm, học vị:……………………………………………………………………………………………………………………
Cơ quan công tác:…………………………………………………………………………………………………………………..
Nội dung hƣớng dẫn:……………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………….…………………………….……..…….…………….
…………………………………………………………………….……………….………….…………..……….
Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày tháng năm 2015
Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày tháng năm 2015

Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên

Người hướng dẫn

Hải Phòng, ngày tháng năm 2015
HIỆU TRƢỞNG

GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:

…………………………………………………..…………………………………………………………………..
……………………………………………….……………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………….…………..
…………………………………………………..…………………………………………………………………..
……………………………………………….……………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………….…………..
2. Đánh giá chất lƣợng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…):

…………………………………………………..…………………………………………………………………..
……………………………………………….……………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………….…………..
…………………………………………………..…………………………………………………………………..
……………………………………………….……………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):
……………………………………………….……………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………….

Hải Phòng, ngày tháng năm 2015
Cán bộ hƣớng dẫn

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
CỦA NGƢỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƢỚC VÂN LONG – NINH BÌNH
của sinh viên: Vũ Thị Thùy Linh

Lớp: VH1501

1. Đánh giá chất lƣợng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích tài
liệu, số liệu ban đầu; cơ sở lí luận chọn phƣơng án tối ƣu, cách tính toán chất
lƣợng thuyết minh bản vẽ, giá trị lí luận và thực tiễn của đề tài.

2. Cho điểm của ngƣời chấm phản biện:
(Điểm ghi bằng số và chữ)

Ngày tháng năm 2015
Ngƣời chấm phản biện

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ
Nguyễn Thị Phƣơng Thảo – ngƣời đã chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong việc
định hƣớng, triển khai và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình làm khóa luận “Giải pháp phát triển loại hình du lịch
homestay theo hƣớng bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân
Long – Ninh Bình”, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tổ chức, cá
nhân về khảo sát, phỏng vấn, lấy thông tin, số liệu và hình ảnh. Em xin gửi lời cảm
ơn tới toàn thể cán bộ, nhân viên Trạm du lịch Vân Long và ngƣời dân địa trong
khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu nhà
trƣờng, Khoa Văn hóa du lịch trƣờng đại học dân lập Hải phòng đã tạo điều kiện
cho em có cơ hội học tập tốt trong 4 năm học vừa qua.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài khóa luận ………………………………………………………………………. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ khoá luận ……………………………………………………………….. 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận …………………………………………….. 3
4. Ý nghĩa việc nghiên cứu đề tài
…………………………………………………………………… 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………………… 4
6. Bố cục của đề tài khóa luận
……………………………………………………………………….. 5
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH
HOMESTAY VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG. ………………………………. 6
1.1. Các khái niệm. …………………………………………………………………………………….. 6
1.1.1. Khái niệm về loại hình du lịch homestay. …………………………………………. 6
1.1.2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững.
…………………………………………….. 8
1.2. Đặc điểm, ý nghĩa của loại hình du lịch homestay. ……………………………… 10
1.2.1. Đặc điểm của loại hình du lịch homestay. ………………………………………. 10
1.2.2. Ý nghĩa của loại hình du lịch homestay.
…………………………………………. 11
1.3. Điều kiện phát triển của du lịch homestay.. ………………………………………… 14

1.3.1. Tài nguyên du lịch .
………………………………………………………………………. 14
1.3.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .
…………………… 16
1.3.3. Nguồn nhân lực du lịch. ……………………………………………………………….. 17
1.3.4. Chính sách phát triển du lịch. ……………………………………………………….. 18
1.4. Kinh nhiệm phát triển loại hình du lịch homestay trên thế giới và ở Việt
Nam ..
………………………………………………………………………………………………………. 19
1.4.1. Du lịch homestay tại một số quốc gia châu Á.
…………………………………. 19
1.4.2. Du lịch homestay tại Việt Nam. ……………………………………………………… 20
Tiểu kết chƣơng 1
………………………………………………………………………………………. 22

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƢỚC VÂN LONG – NINH BÌNH.
2.1. Khái quát về khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long…. ……… 23
2.1.1. Vị trí địa lý ………………………………………………………………………………….. 23
2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội .
………………………………………………… 24
2.1.3. Hoạt động du lịch . ……………………………………………………………………….. 26
2.2. Điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nƣớc Vân Long.
………………………………………………………………… 29
2.2.1. Tài nguyên du lịch.
…………………………………………………………………………… 29
2.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và phục vụ du lịch . ………………. 38
2.2.3. Nguồn nhân lực du lịch . ………………………………………………………………. 41
2.2.4. Chính sách phát triển của địa phương. …………………………………………. 43
2.3. Thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nƣớc Vân Long.
………………………………………………………………… 45
2.3.1. Lượng khách.
……………………………………………………………………………….. 45
2.3.2. Các hoạt động du lịch homestay.
……………………………………………………. 47
2.4. Đánh giá chung về hoạt động du lịch Homestay tại khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nƣớc Vân Long.
………………………………………………………………… 48
2.4.1. Tích cực – Thuận lợi .
……………………………………………………………………. 48
2.4.2. Hạn chế – Khó khăn. ……………………………………………………………………. 50
Tiểu kết chương 2
…………………………………………………………………………………….. 51
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
HOMESTAY THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƢỚC VÂN LONG – NINH BÌNH …………………………………………. 52
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch của Ninh Bình đến năm 2020 tầm nhìn
2030. ………………………………………………………………………………………………………… 52
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền
vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long. ……………………… 53
3.2.1. Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch Homestay đặc thù…………………. 54
3.2.2. Thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch
homestay……………………………………………………………………………………………….. 56
3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch. 57
3.2.4. Giải pháp về nhân lực du lịch………………………………………………………… 58
3.2.5. Giải pháp về quảng bá, xúc tiến . …………………………………………………… 59
3.2.6. Giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý . …………………………… 60
3.2.7. Khai thác kết hợp bảo tồn tài nguyên du lịch. …………………………………. 63
3.3. Một số kiến nghị ………………………………………………………………………………… 65
3.3.1. Đối với cơ quan trung ương
…………………………………………………………… 65
3.3.2. Đối với chính quyền và cơ quan quản lý địa phương ………………………. 65
3.3.3. Đối với cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch …………………….. 68
3.3.4. Đối với khách du lịch ……………………………………………………………………. 68
3.3.5. Đối với các đơn vị khai thác và kinh doanh du lịch. ………………………… 68

Tiểu kết chƣơng 3 …………………………………………………………………………………….. 69
KẾT LUẬN. ……………………………………………………………………………………………… 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
………………………………………………………………………….. 72
PHỤ LỤC . ……………………………………………………………………………………………….. 73

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của
con ngƣời. Khi cuộc sống vật chất, tiện nghi đầy đủ đã trở nên quen thuộc với
nhiều ngƣời thì nhu cầu khám phá những vùng đất mới, tiếp xúc xới những nền văn
hóa mới lại trở thành một xu hƣớng phổ biến.Tham quan du lịch không
chỉ dừng lại ở sự gặp gỡ hay tiếp xúc mà khách du lịch còn muốn trải nghiệm bằng
cách hòa nhập vào nền văn hóa đó, gắn bó với ngƣời dân địa phƣơng để đƣợc
làm ngƣời bản xứ trong khoảng thời gian của chuyến đi. Tại nhiều quốc gia, địa
phƣơng, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu
thuộc về nhà cung ứng du lịch và chính quyền địa phƣơng. Còn cƣ dân địa phƣơng
– một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động du lịch, chủ nhân của tài nguyên du
lịch nhân văn và cũng là ngƣời góp phần bảo vệ, gìn giữ tài nguyên du lịch tự nhiên
lại hƣởng lợi không nhiều từ hoạt động du lịch. Từ những thực tế trên, du lịch
homestay với đặc trƣng loại hình là khách du lịch đƣợc cùng ăn – cùng ở – cùng
sinh hoạt với gia đình ngƣời dân bản địa, sẽ khắc phục đƣợc những hạn chế đó và
thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá của khách du lịch. Việc chia sẻ lợi ích
hợp lý cho các bên tham gia, đảm bảo công bằng quyền lợi từ hoạt động du lịch
homestay đã góp phần nâng cao ý thức bảo tồn của cộng đồng. Do vậy tài nguyên
du lịch của địa phƣơng sẽ đƣợc bảo vệ từ chính những ngƣời dân địa phƣơng, nhằm
hạn chế tác động tiêu cực của du lịch, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững
khi những hoạt động phát triển du lịch trƣớc đó đƣợc thực hiện chủ yếu với mục
đích đơn thuần là kinh tế đã và đang đe dọa môi trƣờng sinh thái và các giá trị văn
hóa bản địa. Trong quá trình phát triển chung của du lịch homestay trên thế giới, du
lịch homestay ở Việt Nam tuy mới đƣợc quan tâm phát triển nhƣng đã báo hiệu
một triển vọng to lớn. Trong đó phải kể đến các địa phƣơng nhƣ Mai Châu (Hòa
Bình), Ba Bể (Bắc Cạn), Huế, Hội An, Đồng bằng song Cửu Long. Trong số các
địa phƣơng phát triển du lịch homestay, thì những năm gần đây tại khu bảo tồn
2

thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long – Ninh Bình cũng đã bƣớc đầu xây dựng, phát
triển du lịch homestay trở thành một sản phẩm du lịch của địa phƣơng. Vân Long
có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
phong phú, đa dạng, là một trong những vùng đất ngập nƣớc lớn nhất đồng bằng
Bắc Bộ, cùng với lịch sử truyền thống lâu đời, ngƣời dân địa phƣơng hiếu khách
thân thiện. Tuy nhiên đây là loại hình du lịch còn khá mới lại cần thu hút sự tham
gia của cộng đồng địa phƣơng nên việc phát triển du lịch homestay ở Vân Long
vẫn chƣa thực sự hiệu quả so với tiềm năng. Thể hiện rõ nhất ở số lƣợng khách và
số hộ gia đình tham gia loại hình du lịch này vẫn còn khá ít. Vì vậy việc phân tích
thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nƣớc Vân Long, từ đó đề ra những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả loại
hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững ở Vân Long là một nhiệm vụ cấp thiết.
Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển loại hình du lịch
homestay theo hƣớng bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân
Long – Ninh Bình” nhằm đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch
homestay tại Vân Long một cách hiệu quả và hợp lý theo hƣớng bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích:
Tìm hiểu các điều kiện và thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại
khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long – Ninh Bình, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững
tại Vân Long.
2.2. Nhiệm vụ:
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm
vụ sau:
1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về loại hình du lịch homestay và
phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó đƣa ra cơ sở thực tiễn bằng việc tìm hiểu
các kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch này ở trong và ngoài nƣớc.
3

2. Nghiên cứu tổng quan các đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội, các điều
kiện cho phát triển du lịch homestay. Đánh giá thực trạng phát triển loại hình du lịch
homestay tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long – Ninh Bình.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay theo
hƣớng bền vững tại Vân Long – Ninh Bình.
3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về loại hình du lịch homestay ở khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nƣớc Vân Long – Ninh Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
– Về không gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long (nằm trên địa bàn 7 xã: Gia Hƣng, Gia Vân,
Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh của huyện Gia Viễn, tỉnh Nình
Bình) – nơi có các điều kiện thuận lợi để có thể phát triển loại hình du lịch
homestay.
– Thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng
6/2015.
4. Ý nghĩa của khóa luận.
– Đề tài đã tổng quan phần cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch
homestay trên thế giới và ở Việt Nam, là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác
giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên ngành du lịch.
– Đề tài nghiên cứu về điều kiện và đánh giá thực trạng phát triển du lịch
homestay tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long – Ninh Bình, từ đó
đề xuất định hƣớng và những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay,
góp phần đƣa Vân Long trở thành một điểm du lịch homestay hấp. Đồng thời góp
phần làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm du lịch của Vân Long và tỉnh Ninh
Bình. Đề tài nghiên cứu sẽ là một gợi ý cho các nhà quản lý du lịch, các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và huyện trong việc quy hoạch và đầu tƣ phát triển
4

loại hình du lịch này, góp phần thu hút khách du lịch đến với Vân Long ngày càng
nhiều và mang lợi ích kinh tế cho địa phƣơng.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra, đề tài khoa học sử dụng một số
phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập các nguồn thông tin, tài liệu sẵn
có từ các sở, ban ngành liên quan nhƣ: Tài liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh, Tổng cục thống kê, các giáo trình, các đề tài nghiên cứu trƣớc, từ
cộng đồng địa phƣơng, từ các tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh và
huyện, các bài viết trên sách báo, tạp chí, internet… Trên cơ sở các tài liệu thu thập
đƣợc, tác giả thực hiện xử lý để có thể dụng đúng mục đích nghiên cứu của đề tài
đặt ra.
Phương pháp khảo sát thực địa.
Khảo sát thực địa đƣợc tiến hành tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc
Vân Long. Phƣơng pháp này nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, xã hội,
tìm hiểu giá trị tài nguyên du lịch, dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
của đối tƣợng nghiên cứu. Đồng thời, việc khảo sát thực địa tại địa phƣơng đã giúp
tác giả đánh giá thực trạng hoạt động du lịch homestay tại địa phƣơng, đó là cơ sở
thực tế giúp tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay phù hợp
với địa phƣơng.
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phƣơng pháp này là nhằm lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ liệu từ
các nguồn thứ cấp, sơ cấp để định lƣợng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích,
yêu cầu nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá tổng thể về đối tƣợng
nghiên cứu.

5

6. Bố cục của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch homestay và phát
triển du lịch bền vững.
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay ở khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long.
Chƣơng 3. Giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng
bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long.

6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Các khái niệm.
1.1.1. Khái niệm về loại hình du lịch homestay.
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của loại hình du lịch homestay.
Thuật ngữ homestay xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục:
“homestay” chỉ ngƣời từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà ngƣời dân nơi mình đến
học tập, tìm hiểu văn hóa, lối sống của vùng đất mới.[1] Năm 1970, du lịch homestay xuất phát từ du lịch làng bản. Khi các điều kiện
sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan, những lúc
nhƣ vậy khách du lịch cần có nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… và đã đƣợc ngƣời bản
xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ. Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ
của ngƣời dân bản xứ – đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch homestay.
Du lịch homestay phát triển mạnh ở nhiều nƣớc phát triển nhƣ Châu Úc,
Châu Mỹ La Tinh vào năm 80 – 90 của thế kỷ trƣớc và sau đó phát triển sang các
nƣớc châu Á: Indonesia, Philippin, Thái Lan.

Du lịch homestay ở Việt Nam xuất hiện từ những năm 1990 khi nƣớc ta mở
cửa thu hút du khách quốc tế và loại hình du lịch này dần phát triển tại một số địa
phƣơng ở nƣớc ta. Ở Mai Châu (Hòa Bình) bắt đầu khai thác loại hình du lịch
homestay từ năm 1996.Homestay cũng đã đƣợc khai thác ở cù lao An Bình (Vĩnh
Long) kể từ năm 2001….
Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình du
lịch thu hút khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho ngành
du lịch nƣớc nhà.

[1] Theo Từ điển tiếng Anh (Oxford) dịch nghĩa.

7

Theo điều tra của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới – đơn vị tài trợ cho dự
án phát triển du lịch bền vững tại Sa Pa, thì hơn 70% số khách quốc tế đến Sa Pa có
nhu cầu du lịch “homestay”.
1.1.1.2. Khái niệm du lịch homestay.
Du lịch homestay là một khái niệm khá mới không chỉ tại Việt Nam mà trên
thế giới. Khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để đi đến thống nhất vì
nó đã và đang đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu với nhiều tên
gọi khác nhau nhƣ “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân”.
Trong lĩnh vực du lịch, homestay không chỉ là một phƣơng thức lƣu trú mà
đã phát triển thành một loại hình du lịch. Loại hình du lịch homestay nghĩa là mục
đích chính trong chuyến đi của khách du lịch là đƣợc ở nhà dân bản địa để thông
qua đó tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phƣơng.
Nhà dân không chỉ là cơ sở lƣu trú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn
hấp dẫn và độc đáo.
Ở một số nƣớc mà loại hình du lịch homestay tƣơng đối phát triển nhƣ Thái
Lan, du lịch homestay đƣợc hiểu: “Là du lịch cộng đồng, dành cho các đối tượng
khách thích được trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ,
nhằm tìm hiểu về cộng đồng và phong cách sống của người dân địa phương cũng
như nâng cao hiểu biết về điều kiện tự nhiên và những nét độc sắc thông qua các
hộ gia đình đó”.
Theo ông Haji Sahariman Hamdan – Chủ tịch Hiệp hội homestay Malaysia:
“Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với
người dân bản xứ như thành viên trong gia đình để khám phá phong cách sống của
người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của
người dân ở đó”
Bên cạnh đó tại Việt Nam loại hình du lịch này cũng dần phát triển và cũng
đã có một số tác giả đƣa ra cách hiểu của mình về du lịch homestay:
8

Theo tác giả Vũ Lê Minh[2]: “Homestay là hình thức du lịch bền vững,
quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật, rút ngắn khoảng
cách giữa khách du lịch với cư dân bản địa. Du lịch homestay đặc biệt phù hợp với
quốc gia đa văn hóa như Việt Nam.”
1.1.2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững.
1.1.2.1. Khái niệm.
Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO đƣa ra quan điểm về du lịch bền vững tại
Hội nghị về Môi trƣờng và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm
1992:
“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch
trong tƣơng lai”.
Hội đồng Du lịch và lữ hành quốc tế – WTTC, 1996:
“Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du
lịch tƣơng lai.”
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế – IUCN, 1996:

“ Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí nâng cao tối đa các
lợi ích của du lịch cho môi trƣờng tự nhiên và cộng đồng địa phƣơng và có thể
đƣợc thực hiện lâu dài nhƣng không ảnh hƣởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ
thuộc.(IUCN)
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch theo hướng bền vững.
 Sử dụng tài nguyên một cách bền vững

[2] Vũ Lê Minh – tác giả đƣa ra cách hiểu của mình trong bài viết: “du lịch homestay hút giới trẻ”
– báo VietNamnet.vn
9

Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là
yếu tố cần thiết, nó sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dài. Đế đảm
bảo những yếu tố đó thì du lịch bền vững góp phần ngăn chặn sự tác động của du
lịch tới các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Đồng thời nghiên cứu, xây
dựng sức chứa mới cho các điểm tham quan và đặt ra các nguyên tắc phòng ngừa,
phát triển du lịch thích hợp với khả năng của địa phƣơng về quy mô, số lƣợng và
loại khách du lịch.
 Bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên, môi trƣờng.
Tính chất của du lịch bền vững là khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du
lịch nhƣng vẫn duy trì và phát triển tính đa dạng của các loại tài nguyên đó, không
chỉ đƣợc bảo tồn mà còn tạo sức hấp dẫn du lịch bởi sự đa dạng của tài nguyên.
Nơi nào có tính đa dạng cao về thiên nhiên, văn hóa và xã hội thì nơi đó sẽ có khả
năng cạnh tranh cao về du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch.
Du lịch phát triển theo hƣớng bền vững đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại
hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa bản địa của các cộng đồng hơn
làm tổn hại chúng. Cụ thể nhƣ không khuyến khích du lịch đến với những môi
trƣờng mong manh, dễ tổn hại đến tính đa dạng của thiên nhiên văn hóa và xã hội
của nơi đến. Giám sát tác động của các hoạt động du lịch đối với động, thực vật.
Bên cạnh đó ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng
chuyên môn phục vụ du lịch.Đồng thời chia sẻ những lợi ích thu đƣợc góp phần
vào việc bảo tồn tính đa dạng thiên nhiên, sinh thái, đa dạng văn hóa và xã hội.
 Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng đối với khách du lịch.
Du lịch phát triển theo hƣớng bền vững hƣớng đến mục tiêu không chỉ làm
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch mà thông qua các chƣơng trình du lịch còn
nâng cao nhận thức, ý thức của du khách bằng việc cung cấp cho họ những thông
tin đầy đủ, hƣớng dẫn những điều nên làm cũng nhƣ những điều không nên làm.
Điều này sẽ góp phần giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch, tiến hành
các hoạt động du lịch một cách có trách nhiệm.
10

 Đảm bảo phúc lợi xã hội và thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng.
Cƣ dân địa phƣơng với truyền thống văn hóa của họ là những nhân tố quan
trọng thu hút khách du lịch tới điểm du lịch. Để du lịch phát triển bền vững thì lợi
ích từ hoạt động du lịch một mặt phải quay lại bảo vệ môi trƣờng, cải thiện đời
sống ngƣời dân địa phƣơng. Đảm bảo thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng bằng
cách sử dụng các nguồn lực địa phƣơng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
địa phƣơng vào hoạt động du lịch. Điều này khắc phục đƣợc tình trạng ngƣời dân
khai thác cạn kiệt tài nguyên để phục vụ mục đích kinh tế. Bởi khi cộng đồng địa
phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch thì sẽ tạo ra những điều kiện đặc biệt thuận
lợi cho du lịch. Bên cạnh đó họ sẽ có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi
trƣờng nơi mình sinh sống. Từ đó sẽ tạ ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch
Chính vì vậy chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phƣơng nhằm đảm bảo phúc lợi xã
hội và thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng là một nguyên tắc quan trọng trong phát
triển du lịch theo hƣớng bền vững.
1.2. Đặc điểm, ý nghĩa của loại hình du lịch homestay.
1.2.1. Đặc điểm của loại hình du lịch homestay.
– Du lịch homestay phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên
và đặc biệt là văn hóa bản địa.
Homestay là hình thức du lịch mà khách du lịch sẽ cùng ăn, cùng ở và sinh
hoạt cùng với gia đình chủ nhà. Bản sắc văn hóa của mỗi vùng đất luôn là những ẩn
số hấp dẫn, trở thành động cơ để khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá. Đó là
những nét văn hóa độc đáo của các tộc ngƣời nhƣ phƣơng thức sản xuất, kiến trúc
nhà ở, trang phục, lễ hội, lối sống, phong tục tập quán…..
– Phƣơng thức lƣu trú: Ở nhà dân (homestay) là đặc trƣng loại hình và cũng
là điểm hấp dẫn nổi trội và mục tiêu cơ bản của mỗi chƣơng trình du lịch theo loại
hình này. Nhà dân không đơn thuần là cơ sở lƣu trú mà trở thành một tài nguyên du
lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo. Khách du lịch đến nghỉ tại nhà ngƣời dân không
11

chỉ vì hình dáng kiến trúc ngôi nhà mà vì lối sống, phong tục tập quán, không khí
gia đình giữa các thành viên bên trong mỗi ngôi nhà.
– Phƣơng thức tổ chức loại hình du lịch homestay là “3 cùng”: Cùng ăn –
cùng ở – cùng sinh hoạt. Với homestay, khách du lịch sẽ đƣợc tự khám phá những
nét đẹp còn giữ nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên, tìm hiểu những nét văn hóa
đặc sắc của văn hóa bản địa, cùng sống cùng sinh hoạt với ngƣời dân bản địa, tham
gia các hoạt động của chính gia đình đó, đƣợc dạy cách nấu ăn, bắt cá, làm bánh…,
mỗi ngƣời sẽ phải vận động nhƣ những thành viên trong cùng một gia đình.
Cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phƣơng này giúp các thành viên
có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc; trải
nghiệm, sâu sắc hơn về cuộc sống.
1.2.2. Ý nghĩa của loại hình du lịch homestay.
1.2.2.1. Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương .
Homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch đƣợc cùng ăn – cùng ở – cùng
sinh hoạt với gia đình ngƣời dân bản địa. Đối với một địa điểm mà đƣợc khai thác
để phát triển du lịch ngoài chính quyền sở tại thì cộng đồng địa phƣơng ít nhiều
cũng có thể thu lại lợi ích kinh tế từ hoạt động đó. Đối với chính quyền địa phƣơng
khi nơi mà họ quản lý đƣợc khai thác để phát triển du lịch thì họ sẽ đƣợc thu lợi từ
nguồn thuế từ hoạt động kinh doanh của loại hình du lịch homestay và chính quyền
địa phƣơng có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch và đảm bảo
an toàn cho du khách. Du lịch homestay không chỉ tạo công ăn việc làm và thu
nhập cho chủ nhà mà còn đem lại doanh thu cho những ngƣời dân khác với những
dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, cộng đồng địa phƣơng cũng
đƣợc hƣởng lợi từ những dự án bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn tài nguyên du lịch và
xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hơn hết là phục vụ
cuộc sống của cộng đồng, làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phƣơng.

12

Khi hoạt động du lich phát triển tại một địa điểm nào đó thì khách du lịch khi
đến đây sẽ có nhu cầu ăn, ở và mua sắm… ngƣời dân có thể nắm bắt tình hình ấy
và các dịch vụ lƣu trú và ăn uống để đáp ứng nhu cầu của khách, hơn thế nữa đối
với các địa phƣơng có các làng nghề truyền thống thì tiêu thụ sản phẩm một cách
nhanh chóng, thu lại một nguồn thu ổn định và lâu dài. Vì vậy du lịch homestay
đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân cƣ, nhất
là đối với vùng sâu, vùng xa.
1.2.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch.
Bảo vệ môi trƣờng có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự phát triển bền vững của
du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch trƣớc mắt cũng nhƣ lâu
dài. Đặc biệt trong ngành du lịch môi trƣờng và hoạt động du lịch có tác động qua
lại với nhau. Du lịch cần hƣớng tới sự phát triển bền vững với sự tham gia đóng
góp của tất cả các bên liên quan: các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch, khách du lịch và cộng đồng cƣ dân địa phƣơng.
– Đối với công ty du lịch và chính quyền địa phƣơng
Chính quyền địa phƣơng có các biện pháp bảo vệ các di tích lịch sử, tu bổ và
tôn tạo các điểm du lịch nhân văn, để khách du lịch có thể tìm hiểu về những nét
văn hóa, các phong tục truyền thống của cộng đồng địa phƣơng.
Đối với các công ty du lịch việc làm vô cùng cần thiết là nâng cao ý thức của
các thành phần khách du lịch mà công ty đang khai thác.
– Đối với khách du lịch
Đối với khách tham gia loại hình du lịch Homestay thì việc vùng ăn – cùng ở –
cùng sinh hoạt với gia đình ngƣời daab bản địa giúp họ cảm nhận sâu sắc những giá
trị của tài nguyên. Khách du lịch không còn là khách thể mà đã trở thành chủ thể
của môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng văn hóa – xã hội của nơi đến. Đó là cách
hiệu quả nhất để họ hiểu rõ hơn những vùng đất mà họ đến. Những hiểu biết đó sẽ
giúp khách du lịch trân trọng và bảo vệ các giá trị tài nguyên.
– Đối với cộng đồng địa phƣơng

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *