11321_Tiểu luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính địa phương ở Việt Nam

luận văn tốt nghiệp

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
—–—–

TIỂU LUẬN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY

HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG

Ở VIỆT NAM

GV hướng dẫn Người thực hiện: TRẦN QUANG TUẤN MINH
PGS.TS VÕ KIM SƠN Lớp Cao học hành chính công 16M

Huế, 08/2012

Khi nói đến bộ máy hành chính nhà nước chúng ta không chỉ tìm hiểu
những khái niệm như “tổ chức”, “bộ máy” mà còn phải tiếp cận từ nhiều góc
độ, khía cạnh khác nhau, như khi tiếp cân theo lý thuyết hệ thống thì nó là “bộ
máy” nằm trong bộ máy nhà nước; tiếp cận theo lý thuyết tổ chức là một mô
hình cơ cấu tổ. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta hiểu bộ máy hành chính nhà nước
phổ biến nhất là một hệ thống các cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân do cơ
quan quyền lực nhà nước cùng cấp lập ra nhằm quản lý các công việc hàng
ngày của xã hội, cung cấp các dịch vụ công thông qua hoạt động của công sở.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu bộ máy hành chính nhà nước giúp ta có cái
nhìn khách quan, đầy đủ và toàn diện nhất về cấu trúc, thực trạng của bộ máy
hành chính nhà nước, từ đó thấy được điểm hạn chế, mạnh yếu, đề ra những
quan điểm, chủ trương, biện pháp đúng đắn hướng đến xây dựng một bộ máy
hành chính nhà nước hoàn chỉnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng thời kỳ
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước như hiện nay.
Một tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hoàn chỉnh phải được xây
dựng từ Trung Ương đến địa phương một cách thống nhất, có mục tiêu, định
hướng cụ thể theo yêu cầu thực tế, hệ thống chính trị đã vạch ra nhằm ổn định
mọi hoạt động của một quốc gia, bảo vệ lợi ích cộng đồng, dân cư, xã hội. Khi
nói đến bộ máy hành chính nhà nước chúng ta nói về cơ quan nhà nước cấp
Trung Ương và cơ quan cấp dưới và cấp địa phương, các cấp này tạo nên một
hệ thống cơ quan nhà nước điều hành mọi hoạt động trong xã hội đó.

I. Những cảm nhận về cơ cấu tổ chức của chính quyền Trung Ương
và chính quyền cấp dưới, chính quyền địa phương trong tác phẩm “Phục
vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”.
Mỗi một nhà nước ở đâu trên thế giới đều có phân chia sự quản lý ra
thành các cấp khác nhau, có cấp chính quyền Trung Ương và cấp chính quyền
địa phương.
Trước hết về chính quyền Trung Ương, có Chính Phủ và Bộ. Mỗi bộ có
một chức năng riêng của nó, cách thức tổ chức của chính quyền Trung Ương
cần có sự xác định lĩnh vực, thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị hành

chính để chúng có sự kiểm soát bởi yếu tố chính trị và Hiến pháp quốc gia thích
hợp nhất.

Một cơ cấu tổ chức Bộ muốn đạt hiệu quả cần có một cách thức tổ chức
hợp lý dựa trên nguyên tắc ủy quyền cho các bộ, nhất quán với thẩm quyền và
trách nhiệm của các Bộ, có như vậy mới tạo được tính linh hoạt, mềm dẻo và
khả năng sẵn sàng ứng phó với các chính sách mới và diễn biến của sự việc.
Đối với chính quyền Trung Ương, phân chia công việc có 4 nguyên tắc
cần tuân theo, mỗi nguyên tắc chứa đựng một ý nghĩa, là các quy định, quy tắc
chỉ đạo phân chia công việc cho các cơ quan Trưng Ương.
– Nguyên tắc lĩnh vực, cho ta biết việc tuân thủ Hiến pháp, Pháp
luật, về phân chia quyền lực giữa chính quyền Trung Ương và địa phương.
– Nguyên tắc đối tượng, chỉ áp dụng cho một số Bộ nhất định khi
chịu trách nhiệm về vấn đề của một nhóm đối tượng cụ thể.
– Nguyên tắc quy trình, dựa vào những lợi thế của việc tập trung
các kỹ năng và kỹ thuật chuyên môn.
– Nguyên tắc chức năng, tức là các đơn vị, chính quyền được tổ
chức theo chức năng, khả năng hoàn thành công việc của đơn vị, đây là nguyên
tắc chủ đạo trong hầu hết các chính quyền Trung Ương.
Các nhóm chức năng theo tài liệu này được đánh giá trên 4 tiêu chuẩn,
tiêu chí cụ thể:
Thứ nhất, tiêu chí về không phân mản, có nghĩa là tất cả trách
nhiệm về một chức năng phải được giao cho một đơn vị cụ thể. Điều này chỉ
thực hiện được ở chính quyền có phân cấp và giữa các cơ quan trong cùng một
khu vực.
Thứ hai, tiêu chí không chồng lấn công việc, trùng lặp của các cơ
quan khi có cùng một thẩm quyền như nhau trong việc xử lý công việc.
Thứ ba, tiêu chí tầm kiểm soát, tức là theo quy mô tổ chức đon vị
có thể quản lý được và thiết kế được mức độ công việc sao cho phù hợp với
năng lực của Bộ trưởng cũng như hệ thống quan chức chủ chốt, nhân viên của
ông ta.
Thứ tư, tiêu chí tính thuần nhất. Các đơn vị hành chính không cần
cố gắng thực hiện chức năng thuần nhất hoặc phục vụ mục đích cạnh tranh

nhau. Các đơn vị hành chính chủ yếu làm công việc dưới góc độ quản lý xã hội,
điều hành công cụ của mình nhằm ổn định trật tự.
Ở mỗi nước khác nhau, số lượng và việc phân định các Bộ là khác nhau.
Nhóm các Bộ theo chức năng ăn khớp với các yêu cầu của việc quản lý chính
trị, cũng như quy mô của các Bộ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào hệ thống chính trị,
yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ và công việc mà Bộ đảm trách.
Chính quyền Trung Ương là vậy, ở chính quyền địa phương cấp dưới và
chính quyền địa phương địa phương, chức năng nhiệm vụ do Hiến pháp hoặc
do các văn bản chính quyền Trung ương quy định. Điều đó chứng tỏ mức độ tự
chủ của chính quyền cấp dưới được bảo vệ ở mức độ cao hơn.
Cũng giống như chính quyền Trưng Ương, chính quyền địa phương và
cấp dưới có cơ cấu khác nhau tùy thuộc vào hệ thống chính trị. Quyền lực của
chính quyền cấp dưới do chính quyền Trung ương trực tiếp ủy nhiệm, quy định
về chức năng nhiệm vụ của nó.
Khi đề cập đến chính quyền địa phương, điều chú ý ở đây là vấn đề
quyền hạn, sự tự chủ của cơ quan cấp dưới. Ở đây, ở các nước khác nhau mức
độ độc lập cu8ar các chính quyền là khác nhau. Một số nước thì trao hoàn toàn
cho chính quyền địa phương, còn một số nước thì chính quyền địa phương chỉ
đơn giản là các cơ quan thuộc chính quyền Trung ương, do chính quyền Trung
ương thành lập và người đứng đầu chính quyền cấp dưới do chính quyền Trung
ương bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, chính quyền
cấp dưới hay địa phương không thể hoàn toàn độc lập với chính quyền Trung
ương.
Chính quyền địa phương được hiểu là bao gồm các đơn vị hành chính
cung cấp trực tiếp dịch vụ công cho nhân dân thì các đơn vị này cũng không có
vị trí như nhau trong cơ cấu chính quyền ở địa phương.
Ngoài yếu tố chính trị thì hệ thống hành chính ở khu vục nông thôn
thường có sự khác biệt và phụ thuộc vào nét văn hóa truyền thống ở mỗi quốc
gia.
Ở cấp địa phương, việc quan tâm đến chất lượng cuộc sống của nhân dân
luôn được chú trọng. Do vậy, quản lý nông thôn không đơn giản chỉ có chính
quyền cấp tỉnh mà là của các cấp chính quyền từ Trung Ương đến địa phương.

II. Tổ chức chính quyền địa phương.
1. Một số tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới:
1.1. Tổ chức chính quyền địa phương ở Pháp
Từ thời Napôlêông, ở Pháp lãnh thổ quốc gia chia thành các tỉnh (90
tỉnh). Tỉnh trưởng vừa là người đại diện cho Chính phủ trung ương tại địa
phương và là người đứng đầu hành pháp Pháp tại cộng đồng. Tỉnh là một cộng
đồng lãnh thổ, có Hội đồng, có ngân sách nhưng người đứng đầu hành pháp là
công chức nhà nước do nhà nước bổ nhiệm. Tỉnh chia thành huyện, huyện chia
thành tổng, đây là các đơn vị hành chính trung gian, còn đơn vị hành chính cơ
sở là công
Hiện nay, đơn vị hành chính địa phương ở Pháp gồm 3 cấp: vùng, tỉnh,
công xã. Các địa bàn hành chính địa phương có các công chức thuộc bộ máy
nhà nước Trung ương hoạt động.
Từ đầu những năm 80 thế kỷ 20, ỏ Pháp có 22 vùng kể cả các vùng đặc
biệt, chúng được quản lý bởi các Hội đồng vùng. Các Hội đồng này do dân cư
trong vùng bầu nên, Chủ tịch vùng được bầu ra từ số các thành viên của Hội
đồng vùng. Chủ tịch Hội đồng vùng có quyền hành pháp cao nhất trong vùng.
Hội đồng vùng có cơ quan quản lý hành chính: các công sở giúp cho Chủ tịch
Hội đồng vùng hoạt động. Còn Vùng trưởng là người đại diện cho nhà nước ở
vùng và chỉ thực hiện chức năng giám sát về tính hợp pháp trong các hoạt động
của Hội đồng vùng. Như vậy, có thể nhận thấy ở đây tồn tại chính quyền đúp –
chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.

1.2. Tổ chức chính quyền địa phương ở Thụy Điển
Chính quyền Thuỵ Điển tổ chức thành 3 cấp: quốc gia, tỉnh và huyện. Có
sự phân rõ nhiệm vụ chức năng ở 3 cấp này, cự thể:
– Hội đồng tỉnh có nhiệm vụ chủ yếu là phụ trách hệ thống y tế, hỗ trợ
các hoạt động văn hoá, điều khiển hệ giao thông trong địa phận của mình.
– Về sự phát triển kinh tế của vùng, Hội đồng tỉnh có ảnh hưởng trực tiếp
đối với kế hoạch nhà nước ở cấp tỉnh. Cùng với nhà nước, các Hội đồng chịu
trách nhiệm về quỹ phát triển vùng, được dùng để hỗ trợ về tài chính và hoạt
động cho các công ty nhỏ và vừa.

– Huyện có trách nhiệm lớn lao, từ việc phát triển của cá nhân và phúc lợi
xã hội của họ đến những vấn đề của cộng đồng như việc hoạch định, duy trì và
bảo vệ môi trường tự nhiên, các dịch vụ khẩn cấp, dân phòng, giao thông vận
tải, các dịch vụ kỹ thuật; các chương trình giải trí và văn hoá…

1.3. Tổ chức chính quyền địa phương ở Cộng hoà Liên bang Đức
Tổ chức hành chính địa phương ở Đức bao gồm 3 cấp: cấp khu (liên
huyện), huyện, xã. Nguyên tắc tản quyền được thể hiện ở phương thức tổ chức
hành chính cấp khu và cấp huyện. Hiện nay, ở Đức có gần 50 khu, đứng đầu
mỗi khu là một công chức do Chính phủ bang bổ nhiệm, ở huyện Chủ tịch
huyện là công chức do nhà nước bổ nhiệm.
Xã là cấp chính quyền hành chính thấp nhất ở địa phương, dân chúng
thường gọi là “Chính phủ xã” vì ở đây thể hiện rõ chế độ dân chủ và nguyên tắc
phân quyền. Một số xã nhỏ có thể liên kết thành liên xã.
Ở Cộng hoà Liên bang Đức trong tổ chức hành chính địa phương có cấp
huyện, cấp huyện là cấp trung gian, được coi là một cấp đại diện địa phương.
Huyện được coi là “hiệp hội của các xã” hay là đại diện khu vực hoặc đại diện
luật pháp công… Như vậy, ở Đức huyện không phải là cơ quan hành chính cấp
trên của xã, ở Đức có những xã thuộc huyện và cả những xã không thuộc
huyện. Huyện có quyền tự quản hành chính riêng và cũng là một đơn vị tự quản
địa phương, có nhiệm vụ hỗ trợ công việc quản lý hành chính cho các xã thuộc
huyện với tư cách là một “hiệp hội” của các xã.

2. Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam

2.1. Mô hình chính quyền địa phương của Việt Nam hiện nay:
Có thể khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công
tác xây dựng hệ thống chính quyền các cấp ở địa phương, ngay khi vừa dành
độc lập, lên nắm chính quyền, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 63-SL ngày
23/11/1945 – Sắc lệnh đầu tiên về tổ chức chính quyền địa phương của Nhà
nước Việt Nam đã ghi: “Để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong
nước Việt Nam, sẽ đặt hai thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành
chính”.

Theo sắc lệnh trên, lúc này chúng ta cơ quan do dân bầu ra là Hội đồng
nhân dân; và cơ quan chấp hành, thuộc Hội đồng nhân dân thực hiên chức năng
quản lý hành chính là Ủy ban hành chính, điều này để có sự phân biệt giữa hoạt
động thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương do mọi cơ quan nhà nước
thực hiện với hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước
được nhân dân địa phương lập ra để phục vụ nhu cầu tổ chức đời sống xã hội ở
địa phương.
Như vậy, chính quyền địa phương là chính quyền do nhân dân địa
phương lập ra xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, phục vụ
nhân dân địa phương. Cơ quan nhà nước nào có được đặc điểm đó thì được xem
là cơ quan nhà nước địa phương.
Vấn đề quy định cấu trúc, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở Việt
Nam được quy định rõ trong Hiến Pháp, Luật tổ chức của Hội đồng nhân dân,
và nhiều văn bản pháp lý khác,… Theo Điều 118 của Hiến pháp Việt Nam hiện
hành (Hiến pháp 1992 đã sửa đổi bổ sung), các đơn vị hành chính của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
“Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực
thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành
phường và xã; quận chia thành phường.
Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành
chính do luật định”.
Như vây, chính quyền địa phương là bộ phần vô cùng quan trọng cấu
thành nên bộ máy nhà nước, chúng tạo nên sự thống nhất từ Trung ương đến địa
phương, có tính thứ bậc giữa các đơn vị, cơ quan nhà nước giúp thuận tiện
trong việc quản lý về hành chính cũng như tăng cường khả năng giám sát, kiểm
soát hoạt động thực thi pháp luật giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

2.2. Vai trò của mô hình chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay:
Mỗi một mô hình chính quyền thành lập luôn định hình trong mình một
mục tiêu hoạt động, được phân định chức năng, nhiệm vụ trong suốt quá trình
tồn tại của mình cho dù đó là cấp Trung Ương hay địa phương.
Chính quyền địa phương ở Việt Nam thể hiện vai trò của mình trên hai
mặt, đó là:
– Thứ nhất, với tư cách là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước
thống nhất, chính quyền địa phương thay mặt nhà nước tổ chức quyền lực, thực
thi nhiệm vụ quản lý trên lãnh thổ địa phương trong cơ cấu quyền lực nhà nước
thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thứ hai, chính quyền địa phương lại là cơ quan do nhân dân địa phương
lập ra để thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương nhằm phục vụ nhu cầu của nhân
dân địa phương trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên. Trong đó, tập trung thống nhất là yếu tố có tính chủ
đạo. Tư tưởng cơ bản trong tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc đó
là vừa bảo đảm sự tập trung thống nhất, vừa phát huy vai trò chủ động tích cực
của địa phương.
Với vai trò ở trên, ta có thể khái quát được hình ảnh cơ bản của chính
quyền địa phương ở Việt Nam như sau:
– Ở địa phương, mỗi khi một đơn vị hành chính thành lập đó là hai loại cơ
quan Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
– Giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương và giữa các
cấp chính quyền địa phương không có tính độc lập cao, tuy rằng trong quá trình
cải cách bộ máy nhà nước đã đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cho các cấp chính
quyền địa phương. Nguyên tắc cơ bản và hàng đầu trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy chính quyền địa phương là tập trung dân chủ. Đây là điểm rất đáng
chú ý trong tổ chức chính quyền địa phương nước ta
Tóm lại, với những vai trò, chức năng như ở trên, chúng ta đã và đang
xây dựng một mô hình chính quyền địa phương tập trung dân chủ, tiến bộ vì
một mục tiêu vì một quyền lực tập trung vào nhân dân, do nhân dân làm chủ,
coi trọng sự bình đẳng, công bằng trên mọi lĩnh vực, mọi đối tượng trong đời
sống xã hội.

III. Định hướng hoàn thiện chính quyền địa phương ở Việt Nam:
1. Thực trạng hoạt động chính quyền địa phương nước ta hiện nay:
Công cuộc cải cách hành chính đã được Đảng va Nhà nước ta đẩy mạnh
trong thời gian qua, các thủ tục hành chính được rút gọn, đội ngũ làm hành
chính, cơ quan nhà nước đang dần tinh giản, gon nhẹ. Bên cạnh đó, cải cách bộ
máy nhà nước trong thời kỳ đổi mới đã làm cho chính quyền địa phương có
những chuyển biến tích cực, phù hợp với các điều kiện mới.
Tuy nhiên, cuộc cải cách này chưa tạo ra được những thay đổi căn bản
trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Chúng ta dể dàng nhận
thấy ở những mặt cơ bản sau:
– Cải cách chính quyền địa phương chưa tạo sự thay đổi quan trọng nào
về dân chủ. Dân chủ vẫn như ngày xưa, người dân chưa thật sự mặn mà với
chính quyền cơ sở, người dân chưa được đóng vai trò chủ nhân thực sự đối với
chính quyền địa phương. Thành quả dân chủ trong quan hệ giữa quyền địa
phương và người dân chưa rõ ràng.
– Trong khuôn khổ của nguyên tắc tập trung dân chủ, phân cấp quản lý
được coi trọng và đẩy mạnh. Tuy nhiên, tính tự chủ, chủ động sáng tạo, tự chịu
trách nhiệm của chính quyền địa phương còn hạn chế. Khác với các chính
quyền địa phương tự quản, có chủ quyền theo quy định của luật, chính quyền
địa phương nước ta không có đặc tính đó.
– Về phương diện “tập trung”, khả năng nắm bắt, bao quát, kiểm soát
hoạt động của địa phương vẫn luôn là sự thách đố đối với các cơ quan nhà nước
Trung ương, cấp trên thể hiện qua việc chưa kiểm soát tốt việc các địa phương.
– Thể chế pháp luật vẫn còn hạn chế trong cách xác định giữa thẩm quyền
và trách nhiệm của cán bộ, công chức về thực thi công vụ. Hiện tại, các văn bản
quy phạm pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền cho cơ quan công quyền, cán bộ, công chức mà chưa quy định cụ
thể, rõ ràng về ”trách nhiệm” của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ
– Việc phân công, phân cấp có mặt, có lĩnh vực chưa rõ ràng, còn mang
dấu ấn của một nền hành chính công truyền thống. Hiện nay, ấn đã phân cấp
chức năng, nhiệm vụ đã có những đổi mới. Tuy nhiên, cơ chế phân cấp vẫn
chưa được đổi mới mạnh mẽ còn mang tính ”nhỏ giọt”, chủ yếu là phân cấp

nhiệm vụ mà chưa phân cấp nguồn lực. Với cơ chế mang tính mệnh lệnh thứ
bậc chặt chẽ và song trùng ”trực thuộc” đã làm cho cấp cơ sở trở nên thụ động,
trông chờ, ỷ lại, thiếu sáng tạo trong xem xét, giải quyết các vấn đề ở cơ sở.
Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra căn bệnh quan liêu, hành chính xa
dân, biến chính.
– Mô hình công vụ nặng về ”chức nghiệp” đã ảnh hưởng đến ý thức và
trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc với nhân dân.
Điều này đã ảnh hưởng đến ý thức và trách nhiệm, làm hạn chế tính chủ động,
sáng tạo của cán bộ, công chức tạo ra tâm lý ”cào bằng”, ”cầm chừng” trong
hoạt động công vụ.
– Những tác động từ tâm lý ngại va chạm của một số người dân khi có
nhu cầu giải quyết công việc của mình với cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế,
trong mối quan hệ với cán bộ, công chức một số người dân thường quan niệm
mình ở ”thế yếu” còn cán bộ, công chức là người có “quyền” giải quyết công
việc nên hay xuất hiện tâm lý “rụt rè” Mặt khác, không ít người dân khi muốn
đạt được mục đích của mình thường có biểu hiện ”chấp nhận”, ”ngại va chạm”
mà bỏ qua những tiêu cực do cán bộ, công chức gây ra.

2. Định hướng hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương nước ta
trong thời gian tới:
Quả thật, vấn đề cải cách hoạt động chính quyền địa phương vẫn còn
nhiều bất cập lớn, là thách thức cho những nhà quản lý. Cùng với những tồn tại
chỉ ra ở trên, chúng ta thấy rằng việc cải cách chính quyền địa phương cần được
tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Sau đây là một số giải pháp cần sớm được
thực hiện nhằm đưa chính quyền địa phương khắc phục được những khó khăn,
vướng mắc để hoạt động có kết quả cao nhất.
– Thứ nhất, việc cải cách chính quyền địa phương phải đặt dưới sự
lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là yêu cầu tối quan
trọng, quyết định cho sự tiến bộ trong xây dựng chính quyền địa phương vững
mạnh.
Để đạt được điều này, đòi hỏi Đảng phải đánh giá đúng thực trạng
và nguyên nhân của những trì trệ, bất cập trong mô hình tổ chức chính quyền

địa phương hiện nay, định hướng cải cách chính quyền địa phương một cách
căn bản trên quan điểm dân chủ – dân chủ thật sự cho nhân dân, đặt cải cách
chính quyền địa phương trong xu hướng phát triển chung của chính quyền địa
phương hiện nay trên thế giới.
Để tiến hành cuộc cải cách chính quyền địa phương có hiệu quả,
cần đến quyết tâm chính trị cao, thực sự vào cuộc của các cấp, các ngành, gắn
liền với việc tiến hành cải cách có kế hoạch và sử dụng được đội ngũ cán bộ,
công chức có ý chí và khả năng thực hiện cải cách tốt.
– Thứ hai, Cải cách chính quyền địa phương phải tập trung vào vấn
đề căn bản, đó là mô hình chính quyền địa phương. Cần lựa chon và xác định
mô hình mà mình xây dựng, đánh giá tính khả thi của mô hình đó khi áp dụng
và thực tiễn nước nhà. Việc xác định mô hình này cũng rất quan trọng, nó thể
hiện đường lối, cách thức lựa chọn con đường đi cho cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương.
Nếu chính quyền địa phương chưa thật ổn định thì vấn đề đặt ra là
lựa chọn mô hình chính quyền địa phương tập trung (theo hướng tập quyền) hay
dân chủ (mà đỉnh cao là chính quyền địa phương tự quản hay tự quản địa
phương) hay chọn giải pháp trung gian giữa hai hướng đó…
Vì vậy, chúng ta cần có sự thận trọng, suy nghĩ thật kỹ, tư duy rõ
ràng để lụa chon phương thức đúng nhất để chọn lựa, tránh lối đi sai dẫn tới hậu
quả đáng tiếc xảy ra không đáng phải mắc phải.
– Thứ ba, Cải cách chính quyền địa phương phải lấy dân chủ làm
nền tảng để chính quyền địa phương được thành lập, tồn tại và hoạt động; phải
thực sự do nhân dân địa phương quyết định; cán bộ, công chức thực sự là công
bộc của nhân dân chứ không phải là những người cai trị nhân dân. Đó là một cơ
sở nền tảng để có được một chính quyền tốt, hoạt động hữu dụng, giảm tối đa
các khuyết tật, tiêu cực.
– Thứ tư, hoàn thiện về nguyên tắc phân cấp giữa cấp huyện và cấp
xã trong thực hiện vai trò quản lý nhà nước ở địa phương. Hiện tại, phân cấp
giữa chính quyền cấp huyện cho cấp xã vẫn còn có mặt, lĩnh vực chưa rành
mạch về “quyền” và “trách nhiệm” nên xảy ra tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ
lại và xa dân. Để khắc phục nhược điểm này, việc phối hợp giữa nguyên tắc

“phân quyền” và “tản quyền” là một giải pháp quan trọng. Cần tiến hành giải
quyết các công việc của địa phương và xây dựng các cơ quan quản lý chuyên
môn ở cấp xã do cấp huyện quản lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước
ở cơ sở.
– Thứ năm, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện động bộ hệ tiêu chí các
tiêu chuẩn định lượng và định tính làm thước đo đánh giá năng lực, phẩm chất
của cán bộ, công chức và hiệu quả hoạt động công vụ. Hiện tại, việc áp dụng
các tiêu chí trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước mới
chỉ dừng lại trong xác định các tiêu chuẩn về chức danh, vị rí hoặc ở một số
hoạt động đơn lẻ mà chưa xây dựng thành một hệ thống các định mức, tiêu
chuẩn thống nhất.
– Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý
thức trách nhiệm làm chủ của công dân ở địa phương cơ sở. Cần tập trung nâng
cao nhận thức một cách toàn diện cho người dân, trong đó đặc biệt quan tâm
đến giáo dục ý nghĩa, vai trò, vị trí của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đổi mới các hình thức
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thông qua sinh hoạt thôn, tổ dân phố để mọi
người dân hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ với cán bộ,
công chức cấp xã.

KẾT LUẬN:
Mỗi một nhà nước tồn tại và phát triển luôn có một hệ thống cơ quan nhà
nước của mình, là công cụ để điều hành xã hội. Bộ máy hành chính nhà nước
được phân chia thành chính quyền Trung ương và chính quyền cấp dưới, cấp
địa phương. Mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ phù hợp, bổ trợ cho nhau trong
việc ổn định trật tự xã hội, hướng tới sự phát triển và đảm bảo lợi ích hợp pháp
cho nhân dân.
Chính quyền địa phương cơ sở là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo
đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân, nhân dân là đối tượng cơ
bản để chính quyền phục vụ. Dưới góc độ vai trò của nhà nước; nhân dân chính
là chủ thể của quyền lực nhà nước. Theo đó, chính quyền địa phương cơ sở phải
là chính quyền do nhân dân tổ chức ra, của nhân dân và hoạt động vì nhân dân.

Hoạt động của chính quyền cấp dưới và cấp địa phương hiện nay của ta
đã tạo ra bước chuyển trong cải cách hành chính góp phần tổ chức hợp lý chính
quyền địa phương, nhất là phân biệt rõ chính quyền đô thị và nông thôn. Bên
cạnh đó, vẫn bảo đảm được tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của
bộ máy hành chính Nhà nước; chức trách nhiệm vụ, quyền hạn được tăng
cường một cách toàn diện và thực hiện được đúng nguyên tắc tập trung dân chủ
trong quản lý, điều hành. Đồng thời, quyền làm chủ của người dân ở địa
phương vẫn được đảm bảo. Trong đó, giám sát là để thực hiện dân chủ, dân chủ
là để thực hiện giám sát cũng như gắn với việc đánh giá hiệu quả, năng lực hoạt
động của bộ máy hành chính Nhà nước.
Ngoài những mặt đạt được đó, chúng ta cũng phải thẳn thắng thừa nhận
rằng, chính quyền địa phương vẫn còn nhiều điều hạn chế, vướng mắc cần khắc
phục trong thời gian tới. Những vấn đề tiêu cực này là trở ngại lớn không chỉ
trong việc điều hành, vận hành xã hội, sách nhiễu cho nhân dân, mà còn hạn
chế, rào cản về hành lang pháp lý trên con đường Việt Nam hội nhập thế giới và
khẳng định mình trên trường quốc tế. Phát huy cái đã đạt được, sửa đổi, xóa bỏ
cái lạc hậu, không phù hợp sẽ xây dựng một chính quyền cấp dưới và cấp địa
phương vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu qua tăng cao vừa đảm bảo lợi ích
cho nhân dân được tăng cường, xã hội ổn định, trật tự hơn, thúc đẩy đất nước
sớm hoàn thành cải cách hành chính và phát triển ngày một vững mạnh trên
trường quốc tế.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *