11287_Tiểu luận Pháp luật về Hợp tác xã

luận văn tốt nghiệp

i
Pháp luật về Hợp tác xã
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH

PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ

GVGD
: Luật sư – Tiến sỹ: Trần Anh Tuấn
HV
: Lương Trung Hiếu
MBAB11020

Phạm Nữ Ánh Huyên
MBAB11024

Lê Thanh Tuấn

MBAB11053

Đặng Anh Vũ

MBAB11057

Nguyễn Thị Hải Yến
MBAB11060
Lớp
: MBA11B

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2011
ii
Pháp luật về Hợp tác xã
LỜI CAM ĐOAN – STATEMENT OF AUTHORSHIP
Chúng tôi xin cam đoan tiểu luận là công trình nghiên cứu của nhóm. Các số liệu và tham khảo
là trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam
đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2011

Lương Trung Hiếu

Phạm Nữ Ánh Huyên

Lê Thanh Tuấn

Đặng Anh Vũ

Nguyễn Thị Hải Yến

iii
Pháp luật về Hợp tác xã
MỤC LỤC – TABLE OF CONTENTS

LỜI NÓI ĐẦU
………………………………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ
……………………………………………………………. 2
1.1 Hợp tác xã là gì ……………………………………………………………………………………………………….2
1.1.1 Các loại hình hợp tác xã……………………………………………………………………………………2
1.2 Vai trò kinh tế của hợp tác xã ……………………………………………………………………………………..3
1.3 Phong trào hợp tác xã trên thế giới
………………………………………………………………………………5
1.3.1 Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) ……………………………………………………………………..5
1.3.2 ICA có vai trò và sứ mệnh quan trọng …………………………………………………………………..5
1.3.3 Hệ thống tổ chức ICA………………………………………………………………………………………..5
1.3.4 Một số thông tin về hợp tác xã
…………………………………………………………………………….6
1.3.5 Năm 2012- Năm quốc tế Hợp tác xã
…………………………………………………………………….7
1.4 Phong trào hợp tác xã tại Việt Nam………………………………………………………………………………8
1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã tại Việt Nam…………………………………..8
1.4.1.1 Giai đoạn 1954-1960…………………………………………………………………………………8
1.4.1.2 Giai đoạn 1960-1988…………………………………………………………………………………8
1.4.1.3 Giai đoạn 1988 đến nay …………………………………………………………………………….9
1.4.2 Kết quả hoạt động của hợp tác xã ở Việt Nam………………………………………………………
10
CHƯƠNG 2. LUẬT HỢP TÁC XÃ ……………………………………………………………………………. 13
2.1 Giới thiệu về Luật hợp tác xã…………………………………………………………………………………….
13
2.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã
………………………………………………………………………..
13
2.3 Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã……………………………………………………………………………..
14
2.3.1 Quyền của hợp tác xã
……………………………………………………………………………………..
14
2.3.2 Nghĩa vụ của hợp tác xã ………………………………………………………………………………….
15
2.4 Thành lập và đăng ký kinh doanh hợp tác xã
………………………………………………………………..
15
2.4.1 Thành lập hợp tác xã ………………………………………………………………………………………
15
2.4.2 Đăng ký kinh doanh ………………………………………………………………………………………..
16
2.4.2.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh………………………………………………………………………..
16
2.4.2.2 Nơi đăng ký kinh doanh …………………………………………………………………………..
16
2.4.2.3 Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
……………………………………………………
16
2.5 Xã viên hợp tác xã
………………………………………………………………………………………………….
16
2.5.1 Điều kiện trở thành xã viên
……………………………………………………………………………….
16
2.5.2 Quyền của xã viên
………………………………………………………………………………………….
18
2.5.3 Nghĩa vụ của xã viên……………………………………………………………………………………….
19
2.5.4 Chấm dứt tư cách xã viên ………………………………………………………………………………..
20
2.6 Cơ cấu tổ chức và quản lý hợp tác xã
…………………………………………………………………………
21
2.6.1 Đại hội xã viên……………………………………………………………………………………………….
21
2.6.2 Quyền hạn của Đại hội xã viên ………………………………………………………………………….
21
2.6.3 Sơ đồ tổ chức và quản lý hợp tác xã…………………………………………………………………..
22
2.6.4 Ban quản trị hợp tác xã
……………………………………………………………………………………
23
2.6.5 Ban kiểm soát hợp tác xã
…………………………………………………………………………………
24
2.6.6 Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát………………………………………………………………..
24
2.7 Tài sản và tài chính của hợp tác xã…………………………………………………………………………….
25
2.7.1 Vốn hoạt động của hợp tác xã
…………………………………………………………………………..
25
2.7.1.1 Vốn góp của xã viên ……………………………………………………………………………….
25
2.7.1.2 Huy động vốn
………………………………………………………………………………………..
25
2.7.2 Quỹ của hợp tác xã…………………………………………………………………………………………
26
2.7.3 Tài sản của hợp tác xã…………………………………………………………………………………….
26
2.7.4 Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã khi giải thể……………………………………………………..
26
2.7.5 Phân phối lãi …………………………………………………………………………………………………
26
2.7.6 Xử lý các khoản lỗ ………………………………………………………………………………………….
27
iv
Pháp luật về Hợp tác xã
2.8 Tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã ……………………………………………………………………..
27
2.8.1 Tổ chức lại hợp tác xã……………………………………………………………………………………..
27
2.8.2 Giải thể hợp tác xã………………………………………………………………………………………….
28
2.8.2.1 Giải thể tự nguyện ………………………………………………………………………………….
28
2.8.2.2 Giải thể bắt buộc ……………………………………………………………………………………
28
2.8.3 Phá sản hợp tác xã…………………………………………………………………………………………
29
2.9 Liên hiệp hợp tác xã, liên minh hợp tác xã……………………………………………………………………
29
2.9.1 Liên hiệp hợp tác xã ……………………………………………………………………………………….
29
2.9.2 Liên minh hợp tác xã……………………………………………………………………………………….
29
CHƯƠNG 3. DỰ THẢO LUẬT HỢP TÁC XÃ SỬA ĐỔI ………………………………………….. 31
3.1 Sự cần thiết của việc xậy dựng Luật hợp tác xã (sửa đổi) ……………………………………………….
31
3.1.1 Những tồn tại trong thực tiễn phát triển hợp tác xã…………………………………………………
31
3.1.2 Hạn chế của Luật hợp tác xã năm 2003
………………………………………………………………
31
3.1.3 Yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế…………………………
31
3.2 Những điểm mới của dự thảo luật so với Luật hợp tác xã năm 2003
………………………………….
31
TỔNG KẾT

…………………………………………………………………………………………………………….. 35
v
Pháp luật về Hợp tác xã
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ – LIST OF FIGURES
Figure 1.1: ICA logo ……………………………………………………………………………………………………………5
Figure 1.2: USA Economic Impact by Cooperative Type 6
……………………………………………………………7
Figure 1.3: 2012 International Year of Co-operatives Logo…………………………………………………………..8
Figure 2.4: Sơ đồ tổ chức và quản lý HTX ……………………………………………………………………………..
23
vi
Pháp luật về Hợp tác xã
DANH MỤC BẢNG – LIST OF TABLES

Table 1.1: Số liệu về HTX năm 2009 …………………………………………………………………………………….
12
Table 3.2: Những điểm mới của dự luật HTX (sửa đổi) so với Luật hợp tác xã năm 2003 …………………
34

vii
Pháp luật về Hợp tác xã
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT – ABBREVIATIONS
CTCP
: Công ty cổ phần
CTHD
: Công ty hợp danh
DGRV
: Deutscher Genossenschafts- und Raiffeisenverband e. V. (German
Cooperative and Raiffeisen Confederation – reg. assoc.) – Liên
đoàn HTX Cộng hoà liên bang Đức
DNTN
: Doanh nghiệp tư nhân
EU
: European Union

Liên minh châu Âu
HCMC
: Ho Chi Minh City

Thành phố Hồ Chí Minh
HCMCOU
: Ho Chi Minh City Open University

Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
HTX
: Hợp tác xã
ICA
: International Co-operative Alliance – Liên minh Hợp tác xã Quốc tế
KTTT
: Kinh tế tập thể
KVKTTT
: Khu vực Kinh tế tập thể
LHHTX
: Liên hiệp hợp tác xã
Luật doanh nghiệp
: Luật doanh nghiệp năm 2005 số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của
Quốc hội quy định về doanh nghiệp
Luật hợp tác xã
: Luật hợp tác xã năm 2003 số 18/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của
Quốc hội quy định về hợp tác xã
MOET
: The Ministry of Education and Training

: Nghị định
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TT
: Thông tư
UBND
: Uỷ ban nhân dân
VCA
: Vietnam Co-operative Alliance – Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
1
Pháp luật về Hợp tác xã
LỜI NÓI ĐẦU
Luật hợp tác xã đầu tiên của nước ta được Quốc hội Khoá IX thông qua ngày 20 tháng 3 năm
1996, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi
cho hợp tác xã đổi mới và phát triển trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Đến nay, qua gần 8 năm thực hiện, nhiều qui định của Luật hợp tác xã đã bộc lộ những hạn chế
và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của khu
vực kinh tế hợp tác xã. Vì vậy, đòi hỏi Luật hợp tác xã phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bước
phát triển mới của khu vực kinh tế hợp tác xã, phù hợp với khung pháp lý nói chung và khung
pháp lý về kinh tế nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện, bảo đảm cho mọi thành phần kinh
tế cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế.
Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua
Luật hợp tác xã năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 thay thế Luật hợp
tác xã năm 1996. Việc Quốc hội thông qua Luật hợp tác xã năm 2003 một lần nữa khẳng định,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển hợp tác xã – bộ phận nòng cốt của kinh tế
tập thể.
Trên cơ sở kế thừa các qui định của Luật hợp tác xã năm 1996, Luật hợp tác xã năm 2003 đã góp
phần hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác xã, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt
là hệ thống pháp luật kinh tế, cũng như phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về hợp tác xã.

2
Pháp luật về Hợp tác xã
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ
1.1 Hợp tác xã là gì
Hợp tác xã là tổ chức của những người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu về
kinh tế, xã hội và văn hoá của mình và cộng đồng, là tổ chức tự chủ, tự chiụ trách nhiệm, phối
hợp giúp đỡ thành viên, có trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng; HTX hoạt động dựa trên
các giá trị tương trợ, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết.
Hợp tác xã dựa trên nền tảng là sự giúp đỡ lẫn nhau và quan tâm lẫn nhau. Mỗi hợp tác xã là một
loại hình hoặc một tổ chức kinh doanh. Nó là một nhóm người cùng làm việc với nhau để giải
quyết các vấn đề của chính họ và đáp ứng các nhu cầu của họ. HTX thì khác nhau theo các mô
hình tổ chức tuy nhiên họ trung thành với 3 quy luật chính như sau:
 HTX đối xử công bằng và tôn trọng mọi người.
 HTX khuyến khích mọi người cùng làm việc với nhau nhằm giải quyết các vấn đề chung của
họ.
 HTX cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng như cầu của con người hơn là chỉ nhằm mục
đích kiếm kiền.
Theo Liên minh hợp tác xã quốc tế ICA 1
Hợp tác xã là hiệp hội tự chủ (autonomous association) của những người tự nguyện tập hợp
nhau lại nhằm thỏa mãn những nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, văn hóa và xã hội
thông qua việc thành lập một doanh nghiệp (enterprise) đồng sở hữu và quản lý dân chủ.
Định nghĩa được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thông qua 2
Hợp tác xã là cơ sở kinh doanh được sở hữu và quản lý dân chủ bởi những người mà những
người này sử dụng sản phẩm và dịch vụ của hợp tác xã; quyền lợi của họ có nguồn gốc và được
phân phối công bằng trên cơ sở sử dụng.
1.1.1 Các loại hình hợp tác xã
Mô tả các loại hình HTX khác nhau:
1. HTX nông nghiệp:
Mục đích gia tăng việc sản xuất và phân phối các sản phẩm của nông nghiệp và tạo ra các sản
phẩm thực phẩm chẳng hạn như sữa, ngũ cốc, thịt, cá, rau cải và đồ dùng thủ công rẻ hơn.
HTX nông nghiệp cũng tham gia trong việc giữ an toàn môi trường.
2. HTX tiêu thụ/ HTX thực phẩm

1 What is a co-operative? ICA official website
http://www.ica.coop/coop/index.html
2 Co-ops 101: An introduction to Cooperatives – Cooperative Information Report 55 – USDA
http://www.rurdev.usda.gov/rbs/pub/cir55/cir55rpt.htm
3
Pháp luật về Hợp tác xã
Họ nhắm đến việc cung cấp cho xã viên các hàng hóa tiêu dùng (thực phẩm, nước uống, quần
áo, nhà cửa) với giá công bàng và chất lượng tốt hơn.
3. HTX nhà ở
Việc thiếu chỗ ở thích đáng là một vấn đề toàn cầu. Các HTX này nhằm cung cấp các xã viên
phương tiện sống rẻ hơn và thích hợp hơn với các nhu cầu của họ, đặc biệt là các nước đang
phát triển.
4. HTX ngân hàng và các liên đoàn tín dụng
Các tổ chức này giúp các xã viên tiết kiệm tiền và tạo ra một “ngân hàng heo đất” sẵn có
chung cho tất cả với tỷ suất tiền lãi hợp lý. Các HTX ngân hàng và các liên đoàn tín dụng
cũng giúp cho việc tư vấn các xã viên của họ trong việc đầu tư và giành được các khoản vay.
5. HTX đánh bắt cá
Các HTX đánh cá giúp đỡ các xã viên của họ đánh bắt và sau đó tiếp thị và phân phối các sản
phẩm từ việc đánh bắt của họ. HTX đánh cá thì đặc biệt quan trọng tại các nước với bờ biển
sát biển.
6. HTX y tế và chăm sóc xã hội
Các HTX này cung cấp sự chăm sóc sức khỏe và quan tâm xã hội. Có các HTX nhằm cung
cấp sự chăm sóc hàng ngày cho trẻ nhỏ, chăm sóc người già và chăm sóc những người tàn
tật. Họ tạo ra sự chăm sóc sức khỏe tốt dễ dàng hơn nhờ vào việc tuyển dụng các bác sỹ, y tá,
bệnh viện và thuốc men có chất lượng. Các HTX y tế chăm sóc xã hội cũng cung cấp những
thông tin về các tổ chức sức khỏe khác có quan hệ với mình.
7. HTX công nhân:
Là các nhà kinh doanh mà sở hữu điều hành bởi những người làm việc như họ. Mỗi nhân
viên của HTX cũng là một xã viên và có quyền biểu quyết trong việc ra quyết định của HTX.
Htx công nhân thì khác với các HTX khác bởi vì các xã viên và nhân viên là một. Các HTX
công nhân với tất cả các loại hình kinh doanh: xây dựng, sản xuất, phân công công nhân với
tất cả các loại hình kinh doanh: xây dựng, sản xuất, phân phối, dịch vụ và bán lẻ với các
thành phần kinh tế bậc nhất từ kỹ thuật tới in ấn, từ nghệ thuật đến máy vi tính, từ tái tạo thiết
kế thời trang…
1.2 Vai trò kinh tế của hợp tác xã
Kinh tế hợp tác và hợp tác xã là nhu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và phát triển kinh tế hợp tác và
HTX không chỉ giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh, chống lại sự chèn ép của
các doanh nghiệp lớn, mà về lâu dài Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, trong đó kinh tế HTX là một bộ phận quan trọng cùng với kinh tế Nhà nước dần trở
thành nền tẳng của nền kinh tế HTX đó cũng là nền tảng chính trị-xã hội của đất nước để đạt
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã là phù hợp yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hàng hóa.
Tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã là tất yếu để phát triển kinh tế đất nước nhất là trong việc
4
Pháp luật về Hợp tác xã
phát triển nông nghiệp. Nó là hình thức hoạt động kinh tế phổ biến đã có từ lâu ở các nước như ở
Anh hợp tác xã ra đời năm 1761 và ở hầu hết các nước đều có. Ở các nước châu Á như
Indonesia, Nhật Ban, Philippin… đều có loại hình HTX nông nghiệp như: HTX cung ứng vật tư,
HTX dịch vụ sản xuất, HTX chế biến và tiêu thụ nông sản… đang đóng vai trò quan trong trong
quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp đất nước.
Ở những nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, HTX là công cụ hữu hiệu điều chỉnh khiếm
khuyết của thị trường tự do, hạn chế sự cản trở đến hầu hết những người hoạt động trong khu
vực tư nhân, đặc biệt đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống và ở vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Ở các quốc gia trải qua những chuyển đổi kinh tế và chính trị, những nỗ lực cải tổ vẫn chưa đủ
thời gian hoặc chưa đủ các nguồn lực để điều chỉnh thị trường. Bởi vậy, cùng với các loại hình
doanh nghiệp khác, HTX có thể khuyến khích sự cạnh tranh bằng cách tạo môi trường kinh
doanh cởi mở để tiếp cận thông tin thông qua mạng lưới thị trường tốt hơn, giảm rào cản đối với
việc tiếp cận thị trường bằng cách huy động các nguồn lực và nâng cao khả năng đàm phán của
cá nhân thông qua họat động tập thể.
Trên thế giới, mọi người đang nỗ lực tạo ra những cơ hội kinh tế và cố gắng kiểm soát số phận
thông qua việc trở thành thành viên của các loại hình HTX khác nhau. HTX cho phép cá nhân
đạt được mục tiêu kinh tế từ cấp địa phương đến toàn cầu mà không thể có được trong hoạt động
đơn lẻ. Đối với các nước đang phát triển, cơ hội này không chỉ là chìa khóa để xóa đói nghèo mà
còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và an ninh toàn cầu.
Đầu tư phát triển HTX là đầu tư vào việc tạo ra và củng cố hoạt động kinh doanh bền vững, có
tiềm năng tác động quy mô lớn khi nó giúp những hộ dân thoát nghèo đồng thời cung cấp các
dịch vụ đời sống xã viên và bảo vệ tài sản của người nghèo. HTX có tác động kinh tế quan trọng
ở những nước đang phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, nhu cầu lương thực sẽ tăng gấp đôi do dân số thế giới
tăng thêm 2 tỷ người. Nhu cầu lương thực tăng chủ yếu từ những nước đang phát triển.
Ông Kevin Cleaver, cựu giám đốc Cục Nông nghiệp và phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế
giới và hiện đang là cố vấn chủ tịch Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), nói: “Khoảng
60% số lương thực đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng sẽ lấy từ nông nghiệp, đồng thời,
chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức tăng thu nhập của nông dân, giảm nghèo vùng
nông thôn và bảo vệ môi trường, tất cả từ cơ sở nguồn lực tự nhiên đang ngày càng khó khăn”.
Do vậy, 3/4 số người nghèo ở nông thôn của các quốc gia đang phát triển sống bằng nghề nông
hoặc các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Để người dân thoát khỏi đói nghèo còn phụ thuộc
rất nhiều vào những gì xảy ra đối với nông nghiệp. Ông Mellor, giáo sư của Viện phát triển nông
nghiệp Harvard (Mỹ), nhấn mạnh: Lĩnh vực nông nghiệp phát triển nhanh sẽ kéo theo các lĩnh
vực khác phát triển nhanh hơn, đó chính là xu hướng khái quát hoá phát triển kinh tế để giảm
nghèo. Thực tế, nông nghiệp phát triển sẽ tác động đến giảm nghèo trực tiếp và gián tiếp. Để
nông nghiệp phát triển nhanh, các nước đang phát triển cần quan tâm đầu tư đáng kể vào nông
nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm tới.
Cũng theo Ngân hàng Thế giới, đóng góp của khu vực nông thôn và các hoạt động sử dụng tài
nguyên chỉ chiếm 12% GDP thì hiệu quả của chúng đối với phát triển quốc gia và giảm nghèo lại
5
Pháp luật về Hợp tác xã
gần gấp đôi con số đó vì nó tác động đến các hoạt động kinh tế khác và đóng góp của nông
nghiệp vào xuất khẩu rất cao. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế Mỹ, dân
số ở khu vực nông thôn chiếm 42% tổng dân số toàn cầu. Do vậy vấn đề nghèo đói ở Châu Phi,
châu Mỹ la tinh, châu Á và các khu vực khác trên thế giới cần được quan tâm nhiều hơn và chính
phủ các quốc gia cần có chính sách phát triển phù hợp.
1.3 Phong trào hợp tác xã trên thế giới
1.3.1 Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA)
Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) được thành lập ngày 19/8/1895 tại Vương quốc Anh.
Trụ sở của ICA đóng tại Geneve (Thụy Sĩ)
ICA là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất trên thế giới, phần lớn các nước có phong
trào HTX đều là thành viên của ICA. Hiện nay, ICA đại diện cho trên 800 triệu xã viên của
267 tổ chức HTX từ 97 quốc gia 3.

Figure 1.1: ICA logo
1.3.2 ICA có vai trò và sứ mệnh quan trọng
Phát triển giá trị và nguyên tắc HTX. HTX là tổ chức của những người tự nguyện liên kết lại
với nhau để đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, xã hội và văn hoá của mình và cộng đồng, là tổ
chức tự chủ, tự chiụ trách nhiệm, phối hợp giúp đỡ thành viên, có trách nhiệm xã hội và phát
triển cộng đồng; HTX hoạt động dựa trên các giá trị tương trợ, dân chủ, bình đẳng, công
bằng và đoàn kết.
Tuyên truyền về vai trò HTX trong phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu, các giải pháp phát triển
phong trào HTX trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hóa thương mại; thúc đẩy liên kết giữa
các HTX với nhau vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá cộng đồng và chia sẻ kinh
nghiệm.
Hỗ trợ HTX thông qua các chương trình phát triển năng lực, hỗ trợ tài chính, khuyến khích
tạo việc làm, tham gia xoá đói nghèo, phòng chống HIV và chương trình tài chính vi mô trên
toàn thế giới…
1.3.3 Hệ thống tổ chức ICA
Đại hội đồng toàn cầu họp 2 năm 1 lần. Đại hội đồng toàn cầu là cơ quan ra quyết định cao
nhất của ICA. Đại hội bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Ủy viên Ban chấp hành ICA với
nhiệm kỳ 4 năm.

3 Introduction to ICA
http://www.ica.coop/ica/index.html
6
Pháp luật về Hợp tác xã
Đại hội đồng khu vực được tổ chức 2 năm 1 lần vào những năm không tổ chức Đại hội đồng
toàn cầu. Đại hội đồng khu vực có trách nhiệm thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức thành
viên và là diễn đàn thảo luận các vấn đề liên quan đến phong trào hợp tác xã các nước trong
khu vực.
Thành viên của ICA gồm 267 tổ chức HTX quốc gia ở 97 quốc gia có phong trào HTX và
các tổ chức HTX quốc tế chuyên ngành có ảnh hưởng quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế,
xã hội: Tổ chức HTX nông nghiệp quốc tế (ICAO), Hiệp hội Ngân hàng HTX quốc tế
(ICBA), Tổ chức HTX tiêu dùng quốc tế (CCI), Tổ chức HTX nghề cá quốc tế (ICFO), Tổ
chức HTX y tế quốc tế (IHCO), Tổ chức HTX nhà ở quốc tế (ICA Housing), Liên đoàn bảo
hiểm HTX và bảo hiểm tương hỗ quốc tế (ICMIF), Tổ chức HTX công nghiệp, thủ công và
sản xuất quốc tế (CICOPA), Hiệp hội du lịch HTX quốc tế (TICA).
ICA là một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên được LHQ công nhận và hợp tác. Từ năm
1946 đến nay, ICA là đối tác tư vấn về các vấn đề kinh tế, xã hội của LHQ.
Đại hội đồng LHQ đã nhiều lần thông qua các báo cáo của Tổng thư ký về HTX và ban hành
các nghị quyết về HTX. LHQ khẳng định vai trò to lớn của HTX trong giải quyết các vấn đề
kinh tế, xã hội và môi trường, thực hiện những mục tiêu thiên niên kỷ, đặc biệt là tạo việc
làm hữu ích, xoá đói giảm nghèo, nâng cao khả năng hội nhập xã hội và tiến bộ của phụ nữ.
Nghị quyết A/58/497 ngày 19/1/2004 về “HTX trong sự phát triển xã hội” Đại hội đồng LHQ
đã “công nhận các HTX đang trở thành một nhân tố cơ bản của phát triển kinh tế và xã hội”
và đề nghị các nước “tạo môi trường thuận lợi cho phát triển HTX”, “xem xét sửa đổi chính
sách quốc gia về HTX cho phù hợp”…
Tại cuộc họp tháng 10/1922 ở Đức, ICA quyết định ngày thứ bảy đầu tiên của tháng 7 hàng
năm là “Ngày quốc tế HTX”. Ngày quốc tế HTX đầu tiên được tổ chức vào năm 1923.
Công nhận vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn của trào lưu HTX quốc tế trong phát
triển kinh tế- xã hội và củng cố hoà bình trên toàn thế giới, ngày 16/12/1992, LHQ đã ra
Nghị quyết 47/90 quyết định ngày thứ bảy đầu tiên của tháng 7 hàng năm là “Ngày quốc tế
HTX” của thế giới.
Khẩu hiệu của HTX: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” (“Each for all, all
for each”)
1.3.4 Một số thông tin về hợp tác xã
 Tại Đức có 20 triệu người, cứ 4 người thì có 1 người là thành viên HTX.4
 Tại Singapore, 50% dân số (1,6 triệu người) là thành viên của HTX.4
 Tại Canada, tỷ lệ thành viên HTX là mỗi 4 trong số 10 người. Đặc biệt tại Quebec, xấp xỉ
70% dân số là thành viên HTX 5.

4 ICA Statistical Inf
ormation on the Co-operative Movement
http://www.ica.coop/coop/statistics.html
5 Co-operative Secretariat, Government of Canada
http://www.agr.gc.ca/rcs-src/coop/index_e.php?s1=info_coop&page=intro
7
Pháp luật về Hợp tác xã
 Tại Hoa Kỳ, có 30.000 HTX sở hữu hơn 3000 tỷ $ tài sản, tạo hơn 500 tỷ $ doanh thu và
có hơn 350 triệu thành viên 6.
 Ở Anh, 1/5 dân số là xã viên HTX, Đức và Phần Lan là ¼ dân số, Nhật Bản là 1/3 hộ gia
đình 4.

Figure 1.2: USA Economic Impact by Cooperative Type 6
1.3.5 Năm 2012- Năm quốc tế Hợp tác xã
Ngay từ khi mới được thành lập, Liên hiệp quốc đã xác định HTX quốc tế là một lực lượng
kinh tế- xã hội quan trọng, một đối tác hiệu quả của Liên hiệp quốc trong việc thực hiện sứ
mệnh của tổ chức này trên thế giới.
Năm 2003, trong Thông điệp của Liên hiệp quốc nhân Ngày quốc tế HTX, ông Kofi Annan,
nguyên Tổng thư ký Liên hiệp quốc- đã nêu rõ: “HTX là đối tác quan trọng của hệ thống
Liên hiệp quốc và chính quyền ở tất cả các cấp. HTX là mô hình về sự trợ giúp và đoàn kết.
Chúng tôi xin khẳng định sự ủng hộ của chúng tôi đối với nỗ lực của các HTX để có những
đóng góp đặc biệt và giá trị của mình”.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc vừa thông qua Nghị quyết 64/136 ngày 11/2/2010 7 về việc
quyết định lấy năm 2012 là “Năm quốc tế HTX” và kêu gọi tất cả các nước thành viên cũng
như Liên hiệp quốc, các cơ quan, các tổ chức quốc tế trong hệ thống Liên hợp quốc, các tổ
chức HTX cấp quốc gia, khu vực và thế giới cùng nhau hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện để
các HTX phát triển, cũng như nâng cao nhận thức về những đóng góp của HTX trong phát
triển kinh tế- xã hội trong mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

6 National Co-operative Business Association
http://www.ncba.coop/ncba/about-co-ops/research-economic-impact
7 United Nations General Assembly A/RES/64/136 – 11 February 2010
8
Pháp luật về Hợp tác xã

Figure 1.3: 2012 International Year of Co-operatives Logo
1.4 Phong trào hợp tác xã tại Việt Nam
1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã tại Việt Nam
1.4.1.1 Giai đoạn 1954-1960
Kinh tế tập thể chỉ mới tổ chức giản đơn: Tổ đổi công, các HTX bậc thấp trong phạm vi
một số ngành như công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp.
1.4.1.2 Giai đoạn 1960-1988
Trong giai đoạn này các HTX được xây dựng có hệ thống và được hoàn thiện từng bước.
Sự tổ chức và hoạt động của HTX có những đặc điểm sau
 Nhà nước chủ trương tiến hành HTX và cải tạo quan hệ sản xuất trong một thời gian
ngắn.
 Tập thể hóa triệt để các tư liệu sản xuất chủ yếu của người lao động.
 Tập trung hóa cao độ trong sản xuất kinh doanh.
 Nhà nước giao nhiều chỉ tiêu pháp lệnh cho các HTX.
 Các cơ quan quản lý của HTX giữ vai trò tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong
doanh nghiệp.
 Chuyên môn hóa trong lao động sản xuất.
 HTX nông nghiệp dùng công điểm làm cơ sở cho việc phân phối thu nhập.
 Các HTX phải trợ cấp cho nhiều đối tượng xã hội.
9
Pháp luật về Hợp tác xã
Việc tổ chức và hoạt động của HTX trong thời gian này có một số ưu điểm và phát triển
đáng kể. Nhưng trong giai đoạn cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó bộc lộ nhiều hạn
chế và đã kiềm hãm sức sản xuất làm cho nền kinh tế một thời gian bị tụt hậu. Trước tình
hình đó, Đảng và Nhà nước thấy rõ yêu cầu cấp bách phải đổi mới quản lý và tổ chức các
HTX.
1.4.1.3 Giai đoạn 1988 đến nay
Thực hiện cải cách kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường, khu vực kinh tế hợp tác xã và
HTX ở Việt Nam đã có những thay đổi lớn, đặc biệt từ sau năm 1997, khi luật HTX có
hiệu lực thi hành, quá trình đổi mới HTX được gắn với chuyển đổi, đăng ký lại theo quy
định mới của luật.
Điểm cơ bản nhất ở Luật HTX năm 1996 là đổi mới tư duy về bản chất HTX; với sự
khẳng định HTX là “tổ chức kinh tế tự chủ” thì HTX được hiểu là tổ chức kinh tế của
chính những người lập và tham gia là xã viên, HTX không phải do Nhà nước hoặc các tổ
chức chính trị-xã hội nào đó lập ra. Sự khẳng định này đã từng bước giúp các HTX cũ
thoát khỏi tư duy xem HTX thiên về chức năng xã hội, đồng thời giúp các HTX được giải
phóng khỏi những can thiệp hành chính không đúng của các cơ quan Đảng và chính
quyền vào công việc nội bộ của nó.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã được Quốc hội khoá XI thông qua tại
kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Luật đã có nhiều thay
đổi tích cực so với Luật của năm 1996, tạo ra nhiều thuận lợi và thông thoáng hơn cho
các HTX phát triển. Theo Luật, HTX có được khung khổ pháp lý hoàn chỉnh phù hợp
hơn với cơ chế thị trường và các chuẩn mực quốc tế.
Phạm vi hoạt động của các HTX đã được mở rộng, không chỉ giới hạn trong ngành nông
nghiệp mà đã lan rộng sang các ngành và các lĩnh vực kinh tế khác trong nền kinh tế.
Hợp tác xã đầu tiên ở Việt nam đó là HTX Tiểu thủ công nghiệp Thủy tinh dân chủ; khi
đi sơ tán tại Thái nguyên (chiến khu việt bắc) đã chính thức thành lập vào ngày 8/3/1948.
Nhiệm vụ chính của HTX trong thời kỳ này là phục vụ chiến trường qua việc sản xuất
các mặt hàng: ống tiêm, chai lọ đựng thuốc… phục vụ phong trào bình dân học vụ qua
việc sản xuất các lọ mực, bóng đèn… Nhân kỷ niệm hơn 20 năm thành lập đơn vị, Bác
Hồ đã đến thăm và tuyên dương thành tích của HTX – Chủ nhiệm đầu tiên của HTX là
ông Lại Văn Tiếp, đã được nhà nước phong Anh Hùng Lao động.
HTX Mua bán đầu tiên ở Việt Nam thành lập ngày 15/3/1955 tại huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ. Chủ nhiệm là bà Nguyễn Thị Kỷ, đã được phong Anh hùng lao động.
Riêng phong trào HTX Nông nghiệp mãi đến năm 1958 mới hình thành.
Tại Thành phố HCM, HTX tiêu thụ thí điểm được thành lập ngày 29/10/1975 ở khóm I,
phường Cây Sung, Quận 7. Đây là khu vực tập trung đông người lao động nghèo. Sau đó
đổi tên là HTX tiêu thụ P.18, Q.8, được nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh Hùng
lao động vào năm 1985. Hiện nay là HTX Tiêu dùng P14, Quận 8.
10
Pháp luật về Hợp tác xã
Phong trào HTX Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức Liên minh HTX quốc tế từ
năm 1988.
1.4.2 Kết quả hoạt động của hợp tác xã ở Việt Nam
Số liệu về HTX năm 2009 như sau
STT
Liên minh
HTX t

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *