11283_Tiểu luận Phong tục Việt Nam Trầu Cau

luận văn tốt nghiệp

Phong tục Việt Nam:
Trầu cau

Theo phong tục Việt Nam “miếng trầu là đầu câu chuyện”
miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý
nghĩa, giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có.

Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không “ăn trầu
cách mặt” nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp. Vì trầu cau là
“đầu trò tiếp khách” lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ
biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ
mừng…

Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một
chuyện cổ tích nổi tiếng “chuyện trầu cau”. Miếng trầu gồm 4
thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị
đắng) và vôi (vị nồng). Ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang
đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa ghi rằng
“ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm”.
Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn.

Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc
cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu
với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu
là tri âm tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong
những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi
nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng bạn
bè làng xóm. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính
của thế hệ sau với các thế hệ trước cho nên trên mâm cỗ thờ
cúng gia tiên của người Việt có trầu cau.

Trầu cau có mặt ở hầu hết các nghi lễ của người Việt như:
cưới xin, ăn hỏi – bỏ trầu, giỗ chạp, tang ma, động quan –

động thổ, cúng hội – cúng làng, các ngày lễ lạt trong
năm…Thật sự khó có thể giải thích được tại sao trầu cau lại
được xem như là một “linh vật” và giữ một vai trò quan trọng
trong nghi lễ người Việt đến như vậy. Chúng tôi cho rằng,
chỉ có thể lý giải sự “linh thiêng” của trầu cau bằng tín
ngưỡng phồn thực, có nghĩa tục ăn trầu liên quan đến tín
ngưỡng phồn thực. Cây cau thân thẳng tượng trưng cho
Linga (sinh thực khí nam), lá trầu tượng trưng cho Yoni (sinh
thực khí nữ), cây cau nhiều quả tượng trưng cho “con đàn
cháu đống” (và cũng có thể hình ảnh của quả cau tạo nên sự
liên tưởng tới bộ phận “ngọc hành” ở nam giới)[2]. Đương
nhiên cũng tương tự như bánh chưng, bánh dày (cũng là biểu
tượng của linga và yoni) hay cây chuối, quả chuối, trãi qua
thời gian và sự bao phủ của huyền thoại về một cuộc tình tay
ba, yếu tố phồn thực của trầu cau đã bị mờ nghĩa.

Một yếu tố khác luôn gắn liền với trầu cau là chiếc bình vôi
cũng thấm đượm tính tín ngưỡng phồn thực. Có thể nói: “ông

bình vôi” của người Việt có nhiều điểm tường đồng với linga
3 thành phần của văn hóa Chăm, vừa có linga vừa có yoni,
bình vôi cũng vậy vừa có lỗ vừa có chìa. Bình vôi có một vị
trí hết sức quan trọng trong văn hóa người Việt, đó là thứ đồ
vật duy nhất được xưng “ông”. Và, cách người Việt đối xử
với chiếc bình vôi của mình cũng thật đặc biệt: khi bình vôi
đặc ruột (không dùng được nữa) thì họ thường đem ra các
cây cổ thụ giữa đồng để để, chứ không bỏ đi một cách tùy
hứng như những đồ vật khác. Hay khi đón dâu mới, bà mẹ
chồng thường phải ôm bình vôi sang nhà hàng xóm hay ra
góc vườn …

Trong phong tục, tập quán người Việt xưa khi con trai, con
gái Việt trao cho nhau miếng trầu là trao lời hẹn ước “Trầu
này là trầu tính trầu tình. Ăn vào cho đỏ môi mình, môi ta
(“Mời trầu”- Dân ca Bắc Bộ). Ngay cả một nhà thơ hiện đại
cũng khắc họa một chi tiết đáng yêu của cô thôn nữ Việt
“Đường cày tinh sương, môi ấm miếng trầu, têm vội đêm

qua, em trao chẳng nói. Phải chăng khi ăn trầu cơ thể người
ta nóng lên, người ta cảm thấy rạo rực hơn, đầy hưng phấn và
có thể bạo dạn hơn để làm những chuyện mà con trai, con gái
ở tuổi mới lớn thường rất e dè. Có thể đó cũng là lý do để các
bậc cha mẹ cấm cản con gái: Thưa rằng thầy mẹ em răn –
Làm thân con gái chớ ăn trầu người (Ca dao). Cũng nói thêm,
theo quan niệm dân gian, cau cũng là một thứ chất kích dục.
Có người cho rằng: “bùa ngải” – một hình thức ma thuật tình
yêu (trong nhiều trường hợp là dùng chất kích dục để đặt đối
phương vào thế “sự đã rồi”, “gaọ thổi thành cơm”), được làm
từ bột rễ cau. Sinh thời PGS Nguyễn Đức Từ Chi còn cho
rằng: rễ cau thấm vào nước, những người dân ở những vùng
trồng nhiều cau, uống nước đó, có nhu cầu tình dục rất cao.
Phải chăng vì thế mà trong hôn lễ, trong đêm động phòng hoa
chúc, thay vì chén rượu “giao bôi hợp cẩn”, với một số dân
tộc ở Đông Nam Á, cô dâu – chú rể đút trầu cho nhau ăn.
Cho tới hôm nay, trong hôn lễ của người Việt, cả “ăn hỏi” tới
“ăn cưới”, nhiều trường hợp phải dùng tới mấy trăm cau

(hàng trăm quả cau) làm lễ vật, dẫu rằng số người Việt ăn
trầu ngày càng ít dần (lớp trẻ hầu như không ăn). Trước khi
cưới vì một lý do nào đó mà phải hủy bỏ hôn nhân, nhà gái
phải “trả lại trầu cau” cho nhà trai.

Trong hôn lễ người ta ăn trầu cau liên quan tới khát vọng con
đàn cháu đống, còn trong tang lễ, tại sao vẫn sử dụng trầu cau
làm cúng phẩm? Theo logic của tín ngưỡng phồn thực, điều
này liên quan tới khát vọng tái sinh. Một người chết đi, thân
nhân đang sống của họ có ước nguyện cho họ đầu thai trở lại;
vì vậy trên bàn thờ tổ tiên ở người Việt bắt gặp cả bánh
chưng, bánh dày, nải chuối,…. Xét tới cùng, khởi thủy của
tục thờ cúng tổ tiên cũng là tín ngưỡng phồn thực. Chữ “tổ”
trên văn tự giáp cốt là chữ “thả” – một chữ tượng hình chỉ
sinh thực khí nam.

Cũng nói thêm, sự “linh thiêng” của lá trầu còn thể hiện ở
chỗ nó được đem ra để bói. Người bói căn cứ vào những

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *