10595_Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

luận văn tốt nghiệp

i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………… iv
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………………………. vi
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
……………………………………………………………..
vii
LỜI MỞ ĐẦU
………………………………………………………………………………………. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài
………………………………………………………………………. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ……………………………………………… 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………. 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
………………………………………………………… 6
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….. 6
6. Những đóng góp mới của luận văn ……………………………………………………….. 7
7. Bố cục của luận văn……………………………………………………………………………. 7
CHƯƠNG 1 ………………………………………………………………………………………… 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………………………………………. 9
1.1.Khái niệm nâng cao đội ngũ giảng viên trong các trường đại học
……….. 9
1.2.Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các
trường đại học …………………………………………………………………………………… 12
1.3.Nội dung và biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các
trường đại học …………………………………………………………………………………… 17
1.3.1. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học
…………………………………………………………………………………………………………. 17
1.3.2. Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại
học ……………………………………………………………………………………………………. 19
1.4. Yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các
trường đại học …………………………………………………………………………………… 24
1.4.1. Yếu tố chủ quan
………………………………………………………………………….. 24
1.4.2. Yếu tố khách quan ………………………………………………………………………. 26
1.5.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Đại học Quốc
gia Singapore và bài học cho trường ĐHTCQTKD ………………………………. 28
1.5.1.Kinh nghiệm của Đại họcQuốc gia Singapore ………………………………….. 28
ii

1.5.2. Bài học rút ra cho trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ……………………………………………. 31
CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………………………. 37
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH
………….. 37
2.1. Tổng quát về trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh ……….. 37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
…………………………………………………….. 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh
doanh ………………………………………………………………………………………………… 38
2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tài
chính – Quản trị kinh doanh ………………………………………………………………. 43
2.2.1. Về thể lực ………………………………………………………………………………….. 43
2.2.2. Về trí lực …………………………………………………………………………………… 47
2.2.3. Về tâm lực …………………………………………………………………………………. 58
2.2.4. Về cơ cấu đội ngũ giảng viên………………………………………………………… 60
2.3. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
………………… 67
2.3.1. Kết quả đạt được ………………………………………………………………………… 67
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
………………………………………………………………. 68
CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………………………………. 72
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH
………….. 72
3.1. Bối cảnh chung ……………………………………………………………………………. 72
3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các
trường đại học …………………………………………………………………………………… 72
3.2.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên trong các trường đại học
………………………………………………………… 72
3.1.2. Phương hướng của trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh về
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ………………………………………………….. 74
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũgiảng viên trường Đại học Tài
chính – Quản trị kinh doanh ……………………………………………………………….. 77
3.3.1. Về tuyển dụng ……………………………………………………………………………. 77
3.3.2. Về trọng dụng
…………………………………………………………………………….. 78
iii

3.3.3. Về chính sách đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật
………………………………… 79
3.3.4. Về tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ giảng dạy – NCKH ……… 80
3.3.5. Về tăng cường thêm sự gắn kết giữa nhà trường doanh nghiệp
…………… 81
3.3.6. Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên ……………… 82
3.3.7. Về đẩy mạnh hoạt động NCKH trong đội ngũ giảng viên
………………….. 82
3.3.8. Về nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ giảng viên
…….. 84
KẾT LUẬN
………………………………………………………………………………………… 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………….. 87
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………….. 94

iv

LỜI CẢM ƠN

Tôi vô cùng cảm ơn đến tất cả mọi người về mọi sự giúp đỡ nhiệt tình để
giúp tôi hoàn thành cuốn luận văn này. Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến TS. Đỗ Thị Tuyết, người hướng dẫn khoa học cho luận văn của tôi
và cô đã giúp tôi từ việc định hướng tên đề tài, đề cương nghiên cứu cho đến
chỉnh sửa từng câu, từng chữ, văn phong và trình bày để diễn đạt sao cho khoa
học, logic, giúp cho việc hoàn thành luận văn một cách tốt nhất theo quy định.
Tiếp đến, tôi không quên gửi lời cảm ơn đến sự động viên, cổ vũ, giúp đỡ của
gia đình, bạn bè và thầy cô ở trường Đại học Tài chính quản trị kinh doanh,
người đã giúp tôi có được những số liệu và thực hiện bảng khảo sát; đặc biệt sự
góp ý, phản biện của Hội đồng khoa học của trường Đại học Lao động – xã hội,
giúp tôi hoàn thiện hơn cho luận văn. Nếu không có sự giúp đỡ quý báu của quý
thầy cô, người thân trong gia đình cùng bè bạn và đồng nghiệp thì cuốn luận văn
này khó mà được hoàn thành. Cuối cùng, tôi không biết nói gì hơn ngoài việc
gửi nhiều lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả mọi người đã giúp tôi bảo vệ thành
công luận văn.

Học viên

Bùi Thị Hằng – QTNL – 4B

v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số
liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo
tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm
về đề tài nghiên cứu của mình.

Học viên

Bùi Thị Hằng – QTNL – 4B

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
Viết tắt
Viết đầy đủ
BK
Bằng khen
KTKT
Khoa Kế toán – Kiểm toán
BM
Bộ môn
KTX
Ký túc xá
CNTT
Công nghệ thông tin

Lao động
CSIC
Consejo Superior de
Investigaciones Científicas
LĐTT
Lao động tiên tiến
CSTĐCS
Chiến sỹ thi đua cơ sở
LLCT
Lý luận chính trị
CVC
Chuyên viên chính
METU
Middle East Technical
University
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa
NCKH
Nghiên cứu khoa học
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
NCS
Nghiên cứu sinh
ĐH
Đại học
NGND
Nhà giáo nhân dân
ĐH
Đại học
NGƯT
Nhà ưu tú
ĐHBKHN
Đại học Bách khoa Hà Nội
NN
Ngoại ngữ
ĐHKTQD
Đại học Kinh tế quốc dân
NSNN
Ngân sách nhà nước
ĐHQGHN
Đại học quốc gia Hà Nội
NUS
National University of
Singapores
ĐHQGTPHCM Đại học quốc gia TP Hồ chí
Minh
PGS
Phó giáo sư
ĐHSPHN
Đại học sư phạm Hà Nội
QLĐT
Quản lý đào tạo
ĐHTCQTKD
Đại học Tài chính quản trị
kinh doanh
QLKHHTQT
Quản lý khoa học và hợp
tác quốc tế
GDTC
Giáo dục thể chất
QS
Quacquarelli Symonds
GS
Giáo sư
QTKD
Quản trị kinh doanh
GV
Giang viên
SCI
Science Citation Index
GVC
Giảng viên chính
SCIE
Science Citation Index
Expanded
GVDG
Giáo viên dạy giỏi
SV
Sinh viên
HCLĐ
Huân chương lao động
TCNH
Tài chính –Ngân hàng
HĐCDGSNN
Hội đồng chức danh giáo sư
Nà nước

Tương đương
HK
Học kỳ
TĐG
Thẩm định giá
HSL
Hệ số lương
THE
The Times Higher
Education Supplement
HTTTQL
Hệ thống thôn tin quản lý
TLĐLĐ
Tổng liên đoàn lao động
HVCH
Học viên cao học
TS
Tiến sỹ
ISI
Information Sciences
Institute
TT
Trung tâm
ISSN
International Standard Series
Number
TTCP
Thủ tướng chính phủ
KH&CN
Khoa học và công nghệ
URAP
University Ranking by
Academic Performance

vii

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
TT
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1. Ba trường đại học của Việt Nam xếp hạng cao nhất theo đánh giá
của CSIC năm 2014
31
2
Bảng 1.2. Ba trường đại học của Việt Nam xếp hạng cao nhất theo đánh giá
của URAP năm 2014
32
6
Bảng 2.1 Diện tích đất và các cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo
39
7
Bảng 2.2. Nguồn thu hàng năm giai đoạn 2012-2015
40
8
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn thu hàng năm giai đoạn 2012-2015
41
9
Bảng 2.4. Các khoản chi và cơ cấu chi giai đoạn 2012-2015
41
11
Hình 2.1. Quỹ tiền lương tăng thêm hàng năm
44
12
Bảng 2.5. Hệ số lương tăng thêm tính theo trình độ và trách nhiệm
44
13
Bảng 2.6. Hệ số lương tăng thêm tính theo thâm niên công tác
45
14
Bảng 2.7. Hệ số lương tăng thêm tính theo tính chất và đánh giá công việc
45
15
Bảng 2.8. Đơn giá tăng thêm thanh toán tiền vượt giờ của giảng viên
46
16
Bảng 2.9. Số lượng giảng viên được nâng lương trước hạn năm học 2013-2015
46
17
Bảng 2.10. Số giờ vượt định mức của giảng viên trong năm học 2012-2015
48
18
Bảng 2.11. Số lượng GV đạt danh hiệu GVDG cấp trường năm học 2012-2015
48
19
Bảng 2.12. Bảng kê các công trình NCKH năm học 2013-2016
49
20
Bảng 2.13. Định mức giờ NCKH của giảng viên
50
21
Bảng 2.14. Quy định quy đổi giờ NCKH từ các đề tài NCKH
52
22
Bảng 2.15. Tiêu chuẩn văn bằng đào tạo trong tuyển dụng
53
23
Bảng 2.16. Kinh phí hỗ trợ học thạc sỹ và NCS
56
24
Bảng 2.17. Tổng hợp thành tích khen thưởng và kỷ luật năm học 2012-2015
58
25
Bảng 2.18. Mức chi cho các loại hình thức khen thưởng
59
26
Bảng 2.19. Số lượng và cơ cấu cán bộ giảng dạy theo tuổi đến năm 2015
60
27
Bảng 2.20. Số lượng và cơ cấu giảng viên theo học vị đến tháng 3/2016
61
28
Bảng 2.21. Số lượng và cơ cấu giảng viên theo học vị đến tháng 3/2016
62
29
Bảng 2.22. Kết quả khảo sát về yếu tố chủ quan
63
30
Bảng 2.23. Kết quả khảo sát về yếu tố khách quan
65
1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trường đại học có ba chức năng cơ bản gồm đào tạo, nghiên cứu khoa
học và phục vụ xã hội. Cả ba chức năng này đều được thực hiện bởi đội ngũ
giảng viên. Nói cách khác, đội ngũ giảng viên chính là các “kỹ sư tâm hồn”, là
người kiến tạo nên những giá trị, thương hiệu và uy tín của một trường đại học.
Ngoài ra, vai trò, vị trí của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đã được
quy định cụ thể trong nhiều các văn bản pháp luật mà điển hình như Luật Giáo
dục đại học năm 2013 quy định trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng
dạy trình độ đại học là thạc sỹ trở lên. Thông tư 24 /2015/TT-BGDĐT quy định
chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học đối với giảng viên có trình độ tiến
sĩ chiếm ít nhất 40% tổng số giảng viên đối với cơ sở giáo dục đại học định
hướng nghiên cứu, 25% đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và
10% đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Thông 32/2015/TT-
BGDĐT về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại
họctheo trình độ của giảng viên được quy đổi như sau: giảng viên có trình độ đại
học là hệ số 0.5; thạc sĩ là 1.0; tiến sĩ là 2.0; GS và PGS là 5. Thông tư
10/2009/TT-BGDĐT về quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ quy định giảng viên
giảng dạy chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ phải có bằng tiến sĩ hoặc chức
danh giáo sư, phó giáo sư ở chuyên ngành hoặc ngành phù hợp với học phần sẽ
đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Còn người hướng dẫn
nghiên cứu sinh phải có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư hoặc có bằng tiến
sĩ. Nếu có bằng tiến sĩ nhưng chưa có chức danh khoa học thì phải sau khi nhận
bằng tiến sĩ tròn 3 năm. Thông tư 15 /2014/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình
độ thạc sĩ quy định giảng viên tham gia giảng dạy các học phần lý thuyết chương
trình đào tạo thạc sĩ phải có học vị tiến sĩ hoặc có chức danh giáo sư, phó giáo
sư; giảng viên giảng dạy học phần ngoại ngữ cho các chuyên ngành không
chuyên ngôn ngữ nước ngoài, giảng viên giảng dạy học phần triết học hoặc
2

người hướng dẫn thực hành, thực tập phải có học vị thạc sĩ trở lên. Còn Thông
tư 38/2010/TT-BGDĐT về mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ quy định về giảng
viên có ít nhất 01 giáo sư hoặc phó giáo sư và 4 tiến sĩ cùng ngành là cán bộ cơ
hữu của cơ sở đào tạo, trong đó có 3 người cùng chuyên ngành đề nghị cho phép
đào tạo; còn mở đào tạo trình độ thạc sĩ quy định về giảng viên có ít nhất 5
giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ cùng ngành đề nghị cho phép đào tạo, trong đó
có ít nhất 3 người cùng chuyên ngành.
Căn cứ vào các quy định trên thì đến tháng 6/2016 trường Đại học Tài
chính quản trị kinh doanh mới chỉ có 7 tiến sĩ, chiếm 3,13%; 158 thạc sỹ, chiếm
70,98%; 58 cử nhân, chiếm 25,89%, trong số đó có 22 NCS và 42 HVCH. Với
đội ngũ giảng viên như trên thì trường Đại học Tài chính quản trị kinh doanh
phải không ngừng đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ
giảng viên đáp ứng chuẩn theo quy định về phân tầng đại học. Mặc dù trường
Đại học Tài chính quản trị kinh doanh có định hướng phát triển theo trường thực
hành thì quy định trình độ tiến sĩ của giảng viên vẫn chưa đạt chuẩn, chưa nói
đến việc lấy trình độ để tính chỉ tiêu tuyển sinh, mở ngành đào tạo sau đại
học…. Từ những lí do ở trên, học viên quyết định chọn “Nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh” làm đề tài
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị nhân lực của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đối với một trường đại học luôn luôn có hai hoạt động chính yếu là hoạt
động giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học. Cả hai hoạt động này đều do
đội ngũ giảng viên trực tiếp thực hiện, tiến hành và triển khai. Do đó, đội ngũ
giảng viên giữ vai trò quan trọng, trở thành lực lượng nòng cốt kiến tạo nên giá
trị, chất lượng, uy tín và thương hiệu của một trường đại học. Với vai trò quan
trọng đó nên đội ngũ giảng viên đã trở thành đối tượng nghiên cứu, chủ đề
“nóng” thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu giáo
dục với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Dưới đây là kết quả
nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài của Luận văn thời gian vừa
qua.
3

Trong “Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên các trường đại
học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong bối cảnh hội nhập” của
Nguyễn Văn Đệ (2009, 2010) yêu cầu giảng viên đại học chưa thể dừng ở việc
nhận học vị thạc sỹ, tiến sỹ là xong mà cần thường xuyên trau dồi chuyên môn,
kỹ năng nghề nghiệp, nhất là đối với giáo viên trẻ. Ngoài ra, bài viết, chỉ ra ba
loại nhu cầu cần bồi dưỡng đào tạo thêm cho giảng viên đại học vùng ĐBSCL.
Loại thứ nhất là nhu cầu đạt chuẩn trình độ để đáp ứng việc giảng dạy trước mắt,
đạt tỷ lệ chuẩn của Điều lệ đại học. Nhu cầu thứ hai là nhu cầu đạt chuẩn kỹ
năng sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học, xử lý
các tình huống sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Nhu cầu thứ ba
là nhu cầu đạt chuẩn cán bộ đầu đàn nhằm chủ động đào tạo nguồn giảng viên
chất lượng cao, củng cố thương hiệu cho mỗi trường đại học.

Trong “Nghiên cứu khoa học của giảng viên – Yếu tố quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện
nay” của Trần Mai Ước (2013) nhấn mạnh đến giảng dạy và nghiên cứu khoa
học (NCKH) là hai nhiệm vụ vừa quan trọng – bắt buộc – cần thiết của bất kỳ
giảng viên đại học nào. Cả hai nhiệm vụ này có quan hệ hữu cơ với nhau, bổ trợ
lẫn nhau. Trong đó bài viết đề cao đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng
viên đại học có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, uy tín đào tạo của đại học. Qua
đó, bài viết chỉ ra 8 lợi ích thiết thực của nghiên cứu khoa học đối với giảng
viên, điển hình như NCKH giúp giảng viên đào sâu, cập nhật, trau dồi tri thức;
phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của giảng viên; gắn kết giữa lý luận và thực
tiễn, lý thuyết và thực hành.
Trong “Giảng viên – “chìa khóa” mở cánh cửa chất lượng đào tạo đại
học, cao đẳng” của Nguyễn Danh Tuấn (2013) và trong “Đổi mới giáo dục đại
học: Cần bắt đầu từ chất lượng giảng viên” của Ngô Quang Trường (2015) cho
biết hiện nay Việt Nam có nhiều trường đại học, cao đẳng, tính bình quân mỗi
tỉnh có 7 trường, trừ Hà Giang chưa có đại học nào. Đồng nghĩa với việc này là
số lượng giảng viên tăng lên tương ứng, tuy nhiên việc tăng chất lượng giảng
viên không thể ra lò nhanh như thành lập một trường đại học, dẫn đến ngoại trừ
4

các trường đại học lâu đời có uy tín trước đây, còn lại đa số các trường đại học
mới thành lập đều thiếu hụt đội ngũ giảng viên đủ chuẩn về học vị, năng lực
giảng dạy, năng lực NCKH. Chính nguyên nhân này khiến cho uy tín, chất
lượng đào tạo của một số trường bị suy giảm, ảnh hưởng đến tuyển sinh. Theo
tác giả đội ngũ giảng viên chính là “máy cái’, là “chìa khóa’ để mở cánh cửa
chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng. Tương tự, theo “Xây dựng đội ngũ giảng
viên trong trường đại học – Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Thu
Hương (2012) khi so sánh năm học 2007-2008 với năm học 2009-2010 thì tỷ lệ
giảng viên có trình độ tiến sỹ trở lên giảm xuống từ 14,33% xuống 13,86%.
Ngoài ra, tác giả so sánh tỷ lệ tiến sỹ/ sinh viên, tỷ lên sinh viên/ giảng viên với
các nước thì ở Việt Nam đều ở mức thấp.
Trong “Phát triển nguồn nhân lực giảng viên của trường Đại học Kinh tế
quốc dân (ĐHKTQD) hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu” của
Nguyễn Đức Hiển (2013) nói đến tiêu chuẩn/ đặc trưng của một trường đại học
nghiên cứu đào tạo sau đại học chiếm tỷ trọng cao; hoạt động NCKH mang lại
nguồn thu chủ yếu thông qua liên kết nghiên cứu bên ngoài, đội ngũ giảng viên
có trình độ và tận tậm với giảng dạy và NCKH. Chiếu theo các tiêu chuẩn/ đặc
trưng này thì ĐHKTQD vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cả về chất lượng và số lượng,
đặc biệt đội ngũ giảng viên ở thế hệ trẻ đang có xu hướng học tập nâng cao trình
độ trong nước, dẫn đến yếu về ngoại ngữ và quan hệ với đối tác nước ngoài như
hoạt động hợp tác quốc tế; số giảng viên chủ động tham gia NCKH chưa nhiều,
nhất là làm chủ biên các công trình khoa học; thay vào đó là giảng viên lâu năm;
giảng viên trẻ chỉ là thành viên tham gia.
Trong “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học
khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh khu vực phía Bắc” của Nguyễn Thị
Thu Hằng (2013) có trình bày cơ sở lý luận về đội ngũ giảng viên bao gồm khái
niệm, vai trò, nhiệm vụ, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội
ngũ giảng viên.Tuy nhiên, những nội dung này hướng đến đội ngũ giảng viên
nói chung trong khối các trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh ở khu
vực phía Bắc.
5

Trong “Chất lượng đội ngũ giảng viên: Từ góc nhìn năng lực nghiên cứu
khoa học” của Hoàng Văn Mạnh (2014) cho thấy việc đánh giá chất lượng giảng
viên là một công việc khó, không dễ và có nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng
giảng viên bao gồm học vị, năng lực giảng dạy, năng lực NCKH, ngoại ngữ,
trong số đó bài viết nhấn mạnh đến năng lực NCKH và coi NCKH như là tiêu
chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng giảng viên. Theo tác giả thực tế các
tiêu chuẩn xếp hạng các trường đại học trên thế giới chủ yếu lấy NCKH làm tiêu
chí hàng đầu để chấm điểm các trường đại học. Liên hệ đến Việt Nam thì năng
lực NCKH của các trường đại học cũng như của các giảng viên đại học Việt
Nam còn khá yếu và thiếu so với các nước trong khu vực như Thái Lan,
Singapore, Indonesia về việc công bố các bài tạp chí khoa học quốc tế và việc
đăng ký bản quyền phát minh, sáng chế khoa học hàng năm.
Trong “Phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao tại Đại học
quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)”của Lê Xuân Tình (2015) đánh giá đại học quốc
gia Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của NCKH và thực tế ĐHQGHN trở thành
một trong hai trường đại học duy nhất của Việt Nam lọt vào Top 200 trường đại
học hàng đầu chau Á theo đánh giá của Tổ chức tư vấn giáo dục Quacquareli
Symond. Kết quả này là do trường có đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị
cao, bề dày và kinh nghiệm về NCKH.
Như vậy, chủ đề đội ngũ giảng viên đại học được mổ xẻ, xem xét chủ yếu
dưới góc độ năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhưng ở các mức độ yêu
cầu khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, sứ mệnh, định hướng phát triển của mỗi
trường, mỗi giai đoạn khác nhau. Do vậy, xoay quanh chủ đề này còn nhiều
tranh cãi, chưa thống nhất về cách thức, cách tiếp cận, giải pháp thực hiện trong
việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học. Đặc biệt, đối với
đội ngũ giảng viên trường ĐHTCQTKD vẫn tồn tại nhiều hạn chế cả về số
lượng, chất lượng nhưng cho đến nay chưa có công trình nào được thực hiện
một cách hệ thống, bài bản để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
trên để khắc phục cũng như đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượngđội ngũ
giảng viên trong giai đoạn hiện nay. Chính các vấn đề này đã gợi mở những
6

hướng nghiên cứu cần tiếp tục được thực hiện trong luận văn của học viên. Đây
chính là khoảng trống của đề tài cần bổ sung và hoàn thiện trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường
Đại học Tài chính quản trị kinh doanh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi nội dung: Nghiên cứu đội ngũ giảng viên bao gồm giảng viên
cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, giảng viên kiêm chức.
– Phạm vi không gian: Tại trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh
doanh.

– Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến 2015 và phương hướng đến 2020.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đánh giá các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên; từ đó đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế và tăng cường các ưu
điểm về các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường
ĐHTCQTKD.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên trong các trường đại học.

– Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại
học Tài chính – Quản trị kinh doanh.

– Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường
Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu và thông tin từ các phòng khoa liên
quan đến đề tài luận văn như Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế,
phòng Tổ chức cán bộ, phòng Quản lý đào tạo, phòng Tài chính kế toán…. Bên
7

cạnh đó, một số thông tin được lấy từ các báo cáo, văn bản của nhà trường đã
công bố trên website hoặc quan đường văn bản gửi về các đơn vị trong Trường.
+ Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua bảng hỏi điều tra về nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại các đơn vị
trực thuộc trường ĐHTCQTKD.Nghiên cứu tiến hành khảo sát đối tượng là
giảng viên thuộc 8 Khoa của Trường Đại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh
và các giảng viên kiêm chức thuộc Phòng/Trung tâm trong Trường. Tổng số
phiếu phát ra là 150 phiếu, tổng số phiếu thu về là 135 phiếu. Sau khi sàng lọc
và loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, số phiếu đưa vào phân tích là 129 phiếu.
Quy mô mẫu là 129 lớn hơn 6 lần số biến quan sát (21 quan sát) nên mẫu đảm
bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng Mircosoft Office
Excel 2010 để tính toán và xử lý dữ liệu.
– Phương pháp phân tích
+ Các phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng bao gồm
phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng
hợp, mô hình hóa, đồ thị hóa, kết hợp giữa phương pháp định tính và định
lượng.
6. Những đóng góp mới của luận văn

– Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ thêm cơ sở lý luận về nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học trong bối cảnh mới hiện nay.

– Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể được dùng làm luận cứ khoa học cho
trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh đề ra các chính sách, giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cho mục tiêu trung và dài hạn.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong
các trường đại học

Chương 2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong
trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
8

Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1.Khái niệm nâng cao đội ngũ giảng viên trong các trường đại học
1.1.1. Khái niệm giảng viên và đội ngũ giảng viên trong các trường đại học
Khái niệm giảng viên
Nghề dạy học xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời và chịu ảnh hướng lớn từ
Nho giáo Trung Hoa, đặc biệt trong các danh xưng chỉ người làm nghề dạy học
như “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư – Một chữ là thầy, nửa chữ là thầy”, “Lương sư
hưng quốc – Thầy giáo giỏi làm quốc gia hưng thịnh”, “Ân sư vĩnh ký – Ơn thầy
nhớ mãi khắc ghi”, “Vạn thế sư biểu – Bậc thầy của muôn đời”… Sau này khi
chữ Nôm ra đời thì chuyển từ “sư” thành “thầy”, “thầy đồ”, “ông đồ”, “cụ đồ”,
điển hình có bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên, hay nhân dân thường gọi nhà
thơ Nguyễn Đình Chiểu một cách thân mật là “Cụ Đồ Chiểu” hoặc “Đồ Chiểu”.
Lí do nhân dân sử dụng danh xưng “thầy, thầy đồ, ông đồ” vì thời phong kiến
tồn tại quan niệm “trọng nam khinh nữ”, chỉ có nam giới được quyền đi học, còn
lại nữ giới không được học hành, mà chỉ ít con gái của nhà giàu có, quyền quý
hoặc con gái nhà biết chữ như con gái cụ đồ mới được học. Tuy nhiên, sau này
danh xưng “thầy” được dùng chung cho người làm nghề dạy học mà không phân
biệt giới tính như “Con đò tri thức thầy đưa bao người” hay “Muốn con hay chữ
phải yêu lấy thầy”… Đến khi chữ Quốc ngữ ra đời, người làm nghề dạy học
được gọi bằng các danh xưng khác nhau mà chung nhất là nhà giáo, rồi đến thầy
giáo, cô giáo, giáo viên… Hiểu nghĩa của các danh xưng này làm cơ sở để hiểu
khái niệm giảng viên được đầy đủ hơn.
Theo Hoàng Phê (2001), giảng viên là tên gọi chung của người làm công
tác giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, huấn luyện, các
trường trên bậc phổ thông.
10

Theo Điều 70 của Luật Giáo dục (2005) thì nhà giáo là người làm nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng
dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là
giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.

Từ căn cứ trên học viên đưa ra khái niệm:Giảng viên là khái niệm chỉ
người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học, cao
đẳng hoặc tương đương.
Khái niệm đội ngũ giảng viên
Theo Hoàng Phê (2001), đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng
chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng như đội ngũ những người viết
văn, đội ngũ nhà giáo.
Theo Vũ Xuân Thái (1999), “đội ngũ” là từ Hán Việt gồm “đội” là quân
đội, “ngũ” là tổ chức binh đội thời xưa cứ năm người gọi là một ngũ.Ở đây “Đội
ngũ” được hiểu theo thuật ngữ quân sự – Đó là một khối đông người được tổ
chức thành một lực lượng để tự vệ hoặc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
“Đội ngũ” được hiểu chung nhất là tập hợp một số đông người cùng đặc
điểm chức năng hoặc nghề nghiệp được tổ chức thành một lực lượng xã hội
cùng thực hiện một mục đích nhất định.
Từ căn cứ trên học viên đưa ra khái niệm:“Đội ngũ giảng viên” là một
khái niệm chỉ một tập hợp gồm nhiều người cùng chức năng, nhiệm vụ làm công
tác giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng hoặc tương
đương. Nói theo danh xưng hàng ngày thì đội ngũ giảng viên chính là các thầy
giáo, cô giáo đang làm công tác giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu ở các cơ sở
giáo dục đại học, cao đẳng hoặc tương đương.
1.1.2. Khái niệm chất lượng và nâng cao chất lượng
Khái niệm chất lượng
Theo Hoàng Phê (2001), “Chất lượng” là cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của một con người, một sự vật, sự việc, ví dụ đánh giá chất lượng sản phẩm,
nâng cao chất lượng giảng dạy.
11

Theo Oxford University (1995), “Chất lượng – Quality” là tiêu chuẩn của
cái gì khi so sánh với cái khác giống với nó (the standard of sth when compared
to other things like it).
Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa “chất lượng –
Quality” là mức độ mà một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu (the
degree to which a set of inherent characteristics fulfils requirements(www-
pub.iaea.org).
Từ căn cứ trên học viên đưa ra khái niệm:“Chất lượng” là khái niệm chỉ
mức độ một tập hợp các đặc tính vốn có, cấu thành nên sự vật, đảm bảo cho sự
vật đáp ứng tốt nhất các mục đích/yêu cầu đã xác định.
Khái niệm nâng cao chất lượng
Theo Hoàng Phê (2001), nâng cao là làm cho cao hơn trước/ đưa lên mức
cao hơn như nâng cao trình độ, đời sống được nâng cao.
Học viên đưa ra khái niệm: “Nâng cao chất lượng” là khái niệm chỉ mức
độ cao hơn của một tập hợp các đặc tính vốn có, cấu thành nên sự vật, đảm bảo
cho sự vật đáp ứng tốt nhất các mục đích/ yêu cầu đã xác định so với mức độ
trước đây.
1.1.3. Khái niệm chất lượng đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên
Học viên đưa ra khái niệm: “Chất lượng đội ngũ giảng viên” là khái niệm
chỉ mức độ một tập hợp các đặc tính vốn có, thể hiện bản chất, đặc trưng cơ bản
của nhiều người cùng chức năng, nhiệm vụ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu
hay còn gọi là các thầy giáo, cô giáo với tư cách là chủ thể của hoạt động giảng
dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng hoặc tương đương, đáp ứng các
yêu đặt ra của ngành giáo dục trong từng thời kỳ khác nhau.

Học viên đưa ra khái niệm:“Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên” là
khái niệm chỉ mức độ cao hơn của một tập hợp các thuộc tính vốn có, thể hiện
bản chất, đặc trưng cơ bản , cấu thành nên đội ngũ giảng viên với tư cách là chủ
thể của quá trình giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng,
12

hay tương đương nhằm để đáp ứng ngày càng cao hơn các yêu cầu đặt ra của
ngành giáo dục so với trước đây.
1.2.Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các
trường đại học
1.2.1. Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống
Theo Chương II của Quy định về đạo đức nhà giáo kèm theo Quyết định
số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 16 tháng 7
năm 2008, thì đạo đức nhà giáo được quy định như sau:
– Phẩm chất chính trị
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng
vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công
của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt
động chính trị, xã hội.
– Đạo đức nghề nghiệp
+ Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà
giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và
trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người
học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
+ Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn
vị, nhà trường, của ngành.
+ Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực
của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng,
lãng phí.
+ Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường
xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để
13

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp giáo dục.
– Lối sống, tác phong
– Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần
phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
– Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích
ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối
sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
– Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn
minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người
học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
– Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch
sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của
người học.
– Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh,
ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan
hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp
và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
– Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan
tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
– Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
+ Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật,
quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân
dân.
+ Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
+ Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành
kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng
dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
14

+ Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người
học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt
của đồng nghiệp và người khác.
+ Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
+ Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và
nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt
động giáo dục của nhà trường.
+ Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp,
trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
+ Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và
trong sinh hoạt tại cộng đồng.
+ Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội
dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không
đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy
chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
+ Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như :
cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn
hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
1.2.2. Tiêu chí về năng lực giảng dạy
Một trong những chức năng rất quan trọng của trường đại học là truyền
đạt kiến thức. Chức năng này không thể đánh giá tách rời với chức năng nghiên
cứu khoa học. Một giảng viên giỏi phải là người biết kích thích tính tò mò học
hỏi của sinh viên bằng cách hướng sinh viên đến những phát hiện nghiên cứu
mới nhất và những tranh luận thuộc về chuyên ngành của họ. Muốn giảng dạy
có hiệu quả thì cần phải kết hợp với hoạt đông nghiên cứu khoa học. Không thể
có một giảng viên tốt mà lại không hề tham gia nghiên cứu khoa học. Một giảng
viên giỏi không chỉ truyền thụ kiến thức mà đồng thời còn giúp sinh viên phát
triển những kỹ năng phát hiện vấn đề và kỹ năng phân tích và qua đó họ có thể
phát triển suy nghĩ của riêng mình. Do đó, để đánh giá đầy đủ năng lực của
15

giảng viên trong lĩnh vực giảng dạy cần có những tiêu chí đánh giá bao quát
toàn bộ những yêu cầu về hoạt động giảng dạy đối với mỗi giảng viên. Các nội
dung đánh giá năng lực giảng dạy bao gồm:
– Đối với thành tích trong giảng dạy
+ Những ấn phẩm về giáo dục như phản biện các bài báo của đồng
nghiệp, tham gia viết sách, xây dựng bài giảng qua các băng Video, đĩa CD.
+ Trình bày báo cáo về lĩnh vực giáo dục: Trình bày báo cáo tại các hội
nghị quốc tế, báo cáo viên cho các hội nghị.
+ Số các giải thưởng về giáo dục được nhận, kể cả trong và ngoài nước.
– Đối với số lượng và chất lượng giảng dạy
+ Luôn có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp
dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiếm tra đánh giá
mới phù hợp với trình độ của sinh viên. Tham gia tích cực vào các chương trình
bồi dưỡng phát triển chuyên môn, tham gia giảng dạy hệ sau đại học, tham gia
hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên cao học, nghiên cứu sinh.
+ Tham gia vào việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo, có ý
thức tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia để không ngừng nâng cao trình độ
giảng dạy.
+ Tham gia vào việc đánh giá sinh viên, đặc biệt là việc tham gia vào các
hội đồng chấm khóa luận, luận văn hoặc luận án.
– Đối với hiệu quả trong giảng dạy
+ Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của của
sinh viên cho mỗi môn học.
+ Cung cấp cho sinh viên kiến thức mới, cập nhật. Tạo điều kiện, giúp
sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu
và giải quyết vấn đề.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động liên quan đến giảng dạy như tư
vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học phù hợp, giúp sinh viên xây
dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp.
+ Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học ở các mức độ khác nhau.
16

– Đối với tham gia vào đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, tài liệu
học tập
+ Đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, chẳng hạn như đánh giá
các môn học, phát triển và đổi mới nội dung các bài thực tập, thực hành bao
gồm cả việc tham gia vào việc điều chỉnh nội dung môn học cho cập nhật.
+ Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ cho giảng dạy, chẳng hạn như
các công cụ dùng cho giảng dạy, tài liệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc
theo nhóm, đào tạo từ xa, sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính trong giảng
dạy, có đầy đủ các tài liệu học tập bắt buộc.
+ Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, như kỹ
năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ
cho giảng dạy… (Nguyễn Thị Tuyết, 2008)
1.2.3. Tiêu chí về năng lực nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học được quan niệm là một chức năng đặc trưng của
giáo dục đại học. Với chức năng này, các trường đại họckhông chỉ là trung tâm
đào tạo mà đã thực sự trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, sản xuất, sử
dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới hiện đại. Do
đó, để phù hợp với chức năng này, yêu cầu người giảng viên phải tham gia các
hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động này cần được đánh giá. Có rất
nhiều cách để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động
sáng tạo của giảng viên. Dưới đây là nội dung đánh giá chất lượng hoạt động
nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học.
– Đối với các công trình nghiên cứu khoa học được công bố
+ Số lượng và chất lượng các ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí
khoa học (đặc biệt là danh tiếng của các tạp chí) hoặc các hội nghị khoa học ở
trong và ngoài nước liên quan đến các công trình nghiên cứu.
+ Việc phát triển và tìm tòi các kỹ năng và quy trình nghiên cứu mới.
+ Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn, vào giảng dạy (những
nội dung nghiên cứu được áp dụng như là những ý tưởng mới hoặc những sáng
kiến quan trọng cho công việc).
17

– Đối với số lượng sách và tài liệu tham khảo được xuất bản/sử dụng
+ Sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo.
+ Số lượng các chương viết trong sách và hoặc đánh giá về các bài báo.
+ Báo cáo về hoạt các hoạt động học thuật/kỹ năng nghiên cứu.
– Đối với tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học
+ Số lượng các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu khoa học tham
gia.
+ Vai trò làm chủ nhiệm các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học.
+ Hướng dẫn, bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ.
– Đối với tham gia các hội nghị/hội thảo
+ Tham gia với vai trò là người thuyết trình cho các hội nghị/hội thảo
trong và ngoài nước.
– Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học với các trường đại học
trong nước và nước ngoài.
– Các giải thưởng về khoa học (Nguyễn Thị Tuyết, 2008).
1.3.Nội dung và biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các
trường đại học
1.3.1. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại
học
1.3.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về thể lực
– Thể lực

+ Đảm bảo sức khỏe, sức dẻo dai đáp ứng quá trình làm việc liên tục, kéo
dài, áp lực trong mọi tình huống.

+ Luôn có tinh thần tỉnh táo, sảng khoái, phát huy cao độ năng lực sáng
tạo, miệt mài, tận tụy với công việc.
1.3.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về trí lực
-Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nội dung quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Để thực hiện được mục tiêu này,
các trường đại học cần có các kế hoạch, chương tình đào tạo ngắn hạn, trung hạn
18

và dài hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ
giảng viên.
1.3.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về Tâm lực
Tâm lực của đội ngũ giảng viên được thể hiện qua yếu tố tâm lý như tinh
thần, thái độ, ý thức làm việc. Những nội dung này mang tính tích cực hay tiêu
cực phụ thuộc vào các yếu tố khác như môi trường làm việc, đánh giá thực hiện
công việc, chế tài xử phạt khen thưởng có công bằng, đảm bảo pháp luật hay
không.
Một số hoạt động nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệpcủa
đội ngũ giảng viên bao gồm những nội dung chính sau:
Hoạt động nâng cao thái độ, tác phong làm việc: hoạt động khenthưởng
kỷ luật, rèn luyện tính tự giác, khả năng làm việc nhóm, tác phonglàm việc
chuyên nghiệp.
Xây dựng và duy trì văn hoá doanh nghiệp tạo tiền đề xây dựng hìnhảnh,
uy tín của tổ chức đồng thời xây dựng mối đoàn kết trong toàn tổ chức.
Hoạt động đánh giá thực hiện công việc cần thực hiện thường xuyên
đểphát hiện kịp thời sai sót đảm bảo công bằng trong công việc, tạo động lực
đểngười lao động nâng cao chất lượng tâm lực (Nguyễn Thị Thùy Linh, 2015).
1.3.1.4. Về cơ cấu đội ngũ giảng viên
-Cơ cấu về trình độ chuyên môn
Cơ cấu trình độ chuyên môn ít nhất phải đảm bảo theo quy định của Nghị
định số 73/2015/NĐ-CP về tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn
xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Theo Nghị định 73 này thì cơ sở giáo dục đại
học được phần thành ba tầng: đại học nghiên cứu, đại học ứng dụng và đại học
thực hành. Trên cơ sở quy định đó các trường đại học phải xây dựng đội ngũ
giảng viên có cơ cấu về trình độ đảm bảo hợp lý theo quy định. Tương tự, các
trường đại học cũng phải xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo cơ cấu giữa số
lượng giảng viên và chỉ tiêu tuyển sinh ít nhất theo quy định của Thông tư số
32/2015/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các
cơ sở giáo dục đại học

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *