10721_Phân tích dược động học quần thể của ciclosporin trên bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

luận văn tốt nghiệp

HÀ NỘI 2019
2019

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN LINH GIANG

PHÂN TÍCH DƯỢC ĐỘNG HỌC
QUẦN THỂ CỦA CICLOSPORIN
TRÊN BỆNH NHÂN GHÉP TẾ BÀO
GỐC ĐỒNG LOÀI TẠI VIỆN HUYẾT
HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN LINH GIANG
Mã sinh viên: 1401159

PHÂN TÍCH DƯỢC ĐỘNG HỌC
QUẦN THỂ CỦA CICLOSPORIN
TRÊN BỆNH NHÂN GHÉP TẾ BÀO
GỐC ĐỒNG LOÀI TẠI VIỆN
HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. TS. Vũ Đình Hòa
2. ThS. Nguyễn Duy Tân
Nơi thực hiện:
1. Viện Huyết học – Truyền
máu Trung ương
2. Trung tâm DI&ADR Quốc gia

Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Đình Hòa –
Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng, Phó Giám đốc Trung tâm DI&ADR Quốc gia,
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hoàng
Anh – Giảng viên bộ môn Dược lực, Giám đốc Trung tâm DI&ADR Quốc gia, người
thầy đã định hướng và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Duy Tân – Phó trưởng khoa Dược,
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, người anh đã luôn hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin tỏ lòng biết ơn tới Ths. BSCKII. Võ Nguyễn Thanh Bình – Trưởng khoa
Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cùng các bác sĩ, điều
dưỡng tại khoa đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Tôi xin được cảm ơn Ths. Cao Thị Thu Huyền, DS. Nguyễn Hoàng Anh và
các anh chị Trung tâm DI&ADR Quốc gia đã giúp đỡ, chỉ bảo tôi để tôi có thể hoàn
thành Khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, Khoa Dược, Khoa Ghép tế
bào gốc và Khoa Hóa sinh, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, đặc biệt là DS. Trần
Thị Thu Trang, DS. Trương Thị Thanh Thanh, Nguyễn Thanh Lương, Nguyễn
Lệ Hằng là những người luôn ở bên, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2019
SINH VIÊN

Trần Linh Giang

Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………..3
Vài nét về bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài và vai trò của ciclosporin
trong dự phòng ghép chống chủ
………………………………………………………………………..3
Đặc điểm dược động học và dược lực học của ciclosporin ……………………………5
Giám sát điều trị thông qua nồng độ thuốc trong máu của ciclosporin
(therapeutic drug monitoring – TDM) ………………………………………………………………9
Phương pháp mô hình hóa dược động học quần thể ciclosporin
…………………10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..16
Tổng quan hệ thống các nghiên cứu dược động học quần thể của ciclosporin
trên nhóm bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài ………………………………………………16
Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN

Xây dựng mô hình dược động học quần thể của ciclosporin trên các bệnh
nhân ghép tế bào gốc đồng loài tại VHHTMTW
………………………………………………18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………24
Tổng quan hệ thống các nghiên cứu dược động học quần thể ciclosporin trên
nhóm bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài ……………………………………………………..24
Xây dựng mô hình dược động học quần thể ciclosporin trên bệnh nhân ghép
tế bào gốc đồng loài tại Viện Huyết Học và Truyền máu Trung Ương
………………36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….51
Tổng quan hệ thống các nghiên cứu dược động học quần thể của ciclosporin
………………………………………………………………………………………………………………………51
Phân tích dược động học quần thể của ciclosporin trên bệnh nhân ghép tế
bào gốc đồng loài tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương
…………………..57
Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
………………………………………………………………………….65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIC
Điểm Akaike information criterion
BIC
Điểm Bayesian information criterion
Ctrough; C0
Nồng độ đáy
Cpred
Nồng độ dự đoán
Cobs
Nồng độ quan sát
CL
Độ thanh thải toàn phần (Clearance)
CLh
Độ thanh thải tại gan
CLi
Độ thanh thải nội tại
CSA
Ciclosporin
fu
Tỷ lệ cicloporin tự do trong máu
ft
Tỷ lệ cicloporin tự do trong mô
GOF
Mức độ phù hợp của mô hình goodness of fit
GVHD
Bệnh ghép chống chủ (Graft-versus-host disease)
HHTMTW
Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương
HSCT
Ghép tế bào gốc tạo máu (hematopoietic stem cell
transplantation)
IOV
Biến thiên theo thời gian (Interoccasion variablility)
IIV
Biến thiên giữa các cá thể (Inter individual variability)
-2LL
-2 log likelihood
MMF
Mycophenolate mofetil
MTX
Methotrexat
NDPE
Phân bố sai số dự đoán có hiệu chỉnh (Normalized prediction
distribution error)
SE
Sai số chuẩn (Standard error)
RSE
Sai số chuẩn tương đối (Relative standard error)
IWRES
Sai số dự đoán bởi thông số cá thể có trọng số (Individual
weighted residual error)
PWRES
Sai số dự đoán bởi thông số quần thể có trọng số (Population
weighted residual error)
TTM
Truyền tĩnh mạch
V1
Thể tích ngăn ngoại vi
V2
Thể tích ngăn trung tâm
Vd
Thể tích phân bố (Volume of distribution)
Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các từ khóa tìm kiếm trong tổng quan hệ thống
…………………………………….
16
Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm dùng thuốc ……………………………………….
25
Bảng 3.2. Đặc điểm phương pháp lấy mẫu và định lượng
……………………………………..
29
Bảng 3.3. Đặc điểm phương pháp xây dựng mô hình dược động học quần thể ………..
30
Bảng 3.4. Kết quả mô hình dược động học cơ bản ……………………………………………….
32
Bảng 3.5. Kết quả thông số mô hình và mô hình có yếu tố dự đoán ……………………….
34
Bảng 3.6. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………….
37
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá yếu tố dự đoán (TTM) ………………………………………………
40
Bảng 3.8. Kết quả bước stepwise forward và backward (TTM) ……………………………..
41
Bảng 3.9. Kết quả thông số mô hình cuối cùng (TTM) …………………………………………
41
Bảng 3.10. Kết quả thăm dò yếu tố dự đoán (đường uống) ……………………………………
46
Bảng 3.11. Kết quả bước stepwise forward và backward (đường uống) ………………….
46
Bảng 3.12. Kết quả thông số mô hình cuối cùng (đường uống) ……………………………..
47

Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thu thập số liệu
……………………………………………………………
20
Hình 2.2. Sơ đồ xây dựng mô hình dược động học cơ bản
…………………………………….
21
Hình 3.1.Tóm tắt quy trình lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu …………………………….
24
Hình 3.2. Sơ đồ lựa chọn và loại trừ bệnh nhân
……………………………………………………
36
Hình 3.3. Đặc điểm lấy mẫu đường TTM ……………………………………………………………
39
Hình 3.4. Đặc điểm lấy mẫu đường uống ……………………………………………………………
39
Hình 3.5. Biểu đồ boxplot theo thời gian sau ghép (TTM)
…………………………………….
42
Hình 3.6. Biểu đồ nồng độ quan sát, nồng độ dự đoán quần thể, cá thể (TTM)
………..
43
Hình 3.7. Biểu đồ VPC (TTM)
…………………………………………………………………………..
44
Hình 3.8. Biểu đồ tương quan diện tích đường cong nồng độ – thời gian AUC và nồng
độ đường TTM. ………………………………………………………………………………………………45
Hình 3.9. Biểu đồ boxplot giữa 2 nhóm có hoặc không sử dụng fluconazol (đường
uống)
………………………………………………………………………………………………………………48
Hình 3.10. Biểu đồ tương quan nồng độ quan sát với nồng độ dự đoán quần thể và cá
thể (đường uống) ……………………………………………………………………………………………..48
Hình 3.11. Biểu đồ VPC (đường uống)
……………………………………………………………….
49
Hình 3.12. Biểu đồ tương quan diện tích đường cong nồng độ – thời gian AUC và nồng
độ đường uống
…………………………………………………………………………………………………
50

Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép tế bào gốc đồng loài là phương pháp truyền tế bào tạo máu cho người
bệnh từ người phù hợp HLA hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, cùng hoặc không cùng
huyết thống, sau khi đã điều kiện hóa bằng phác đồ diệt tủy hoặc giảm liều [1]. Tháng
5/2008, Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương đã thực hiện thành công ca ghép
tế bào gốc đồng loại đầu tiên, đưa ghép tế bào gốc trở thành một phương pháp điều trị
triển vọng, đem lại cơ hội khỏi bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học. Tuy
nhiên, 80% bệnh nhân sau ghép tế báo gốc có nguy cơ cao gặp các phản ứng miễn dịch
ghép chống chủ cấp (GVHD) [99]. Mặc dù chưa có tiêu chuẩn thống nhất, ciclosporin
phối hợp với methotrexat vẫn thường được sử dụng làm phác đồ dự phòng GVHD tại
đa số các trung tâm ghép tế bào gốc [15]. Việc sử dụng ciclosporin trong phác đồ
thuốc ức chế miễn dịch sau ghép có vai trò làm giảm nguy cơ ghép chống chủ, giúp
giảm tỷ lệ tái phát bệnh, tử vong sau ghép và nhiều biến chứng khác [81], [83], [97].
Ciclosporin có đặc tính dược động học rất phức tạp, khó dự đoán với cửa sổ
điều trị hẹp, do đó cần hiệu chỉnh liều thuốc theo từng bệnh nhân nhằm đảm bảo hiệu
quả điều trị và giảm thiểu độc tính của thuốc, trong đó có độc tính trên thận [23]. Các
nghiên cứu gần đây cho thấy, phương pháp dược động học quần thể sẽ giúp ước tính
chính xác các thông số dược động học quần thể và cá thể, mức độ dao động của thông
số này giữa các bệnh nhân cũng như lý giải sự dao động này thông qua phân tích các
yếu tố ảnh hưởng trên quần thể bệnh nhân thực tế được sử dụng thuốc. Kết quả phân
tích dược động học quần thể sẽ là một trong những căn cứ thiết kế chế độ liều
ciclosporin tối ưu cho thực hành lâm sàng [107].
Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ciclosporin là lựa chọn đầu tay
trong dự phòng ghép chống chủ ở bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài. Để duy trì
nồng độ thuốc trong máu, liều của ciclosporin chỉ được hiệu chỉnh theo kinh nghiệm
của bác sĩ lâm sàng đối với từng thể bệnh và thông qua giám sát nồng độ đáy (Ctrough)
của thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn lẻ giá trị Ctrough trong hiệu chỉnh liều còn nhiều
tranh cãi do có mối tương quan yếu với hiệu quả chống thải ghép và độc tính, được ghi
nhận trong các nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân ghép thận [59], ghép gan [33].
Trong bối cảnh đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích mô hình dược
Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN
2

động học quần thể của ciclosporin trên bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài tại
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Tổng quan hệ thống các nghiên cứu dược động học quần thể của ciclosporin
trên bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài.
2. Phân tích dược động học quần thể của ciclosporin trên bệnh nhân ghép tế
bào gốc đồng loài tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương.
Nghiên cứu sẽ là căn cứ đầu tiên về đặc điểm các thông số dược động học của
ciclosporin trên bệnh nhân ghép tế bào gốc tại Việt Nam, từ đó góp phần cung cấp dữ
liệu định hướng cho việc xây dựng chế độ liều tối ưu cũng như quy trình giám sát
nồng độ thuốc trong máu một cách phù hợp.

Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN
3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

Vài nét về bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài và vai trò của ciclosporin
trong dự phòng ghép chống chủ
Vài nét về bệnh nhân ghép tế bào gốc
❖ Chỉ định, nguồn ghép trên bệnh nhân ghép tế bào gốc
Phương pháp ghép tế bào gốc có thể được chỉ định điều trị trên nhiều nhóm
bệnh nhân đa dạng, bao gồm các bệnh lý về máu ác tính, lành tính hoặc rối loạn
chuyển hóa [34]. Trong đó, chỉ định ghép đồng loài phổ biến nhất là liên quan đến các
bệnh lý bạch cầu và nhóm bệnh tăng sinh tủy [28]. Theo ghi nhận tại Khoa Ghép tế
bào gốc –Viện HHTMTW, tính đến tháng 2 năm 2019, ciclosporin được chỉ định điều
trị trên bệnh nhân Lơ xê mi cấp dòng tủy (35%), Lơ xê mi cấp dòng lympho (10%), Lơ
xê mi kinh dòng bạch cầu hạt (11%), Hội chứng rối loạn sinh tủy (9%), Suy tủy xương
(19%), đái huyết sắc tố (4%), U lympho không Hodgkin (2%) và một số thể bệnh khác
(10%).
Ba nguồn ghép tế bào gốc có thể là máu ngoại vi, tủy xương hoặc máu dây rốn.
Việc lựa chọn nguồn ghép phụ thuộc vào đặc điểm của người ghép và người hiến,
trong đó máu ngoại vi và tủy xương sẽ được cân nhắc đầu tiên. Với lợi thế phục hồi hệ
thống tạo máu nhanh, dễ dàng thu thập tế bào gốc, lấy nguồn từ máu ngoại vi có thể
được ưu tiên trên những bệnh nhân có nguy cơ cao thất bại và nhiễm trùng trong giai
đoạn sớm sau ghép. Ngược lại, nguồn từ tủy xương có thể được ưu tiên trên những chỉ
định bệnh có khả năng tái phát cao sau ghép [110]. Nguồn máu dây rốn sẽ được cân
nhắc trong trường hợp nguồn từ người hiến có cùng huyết thống không phù hợp. Hạn
chế của nguồn máu dây rốn bao gồm nguy cơ thất bại cao, khả năng phục hồi miễn
dịch chậm, thiếu các nguồn bổ sung từ người hiến (truyền tế bào lympho từ người
hiến) [110]. Trước khi ghép, bệnh nhân sẽ được đánh giá khả năng tương thích với
nguồn ghép thông qua khả năng hòa hợp kháng nguyên HLA (Human Leucocyte
Antigen). Hệ kháng nguyên bạch cầu người (Human Leucocyte Antigen – HLA) là
một hệ thống gồm nhiều nhóm kháng nguyên có mặt trên bạch cầu, nhiều loại tế bào
và mô của cơ thể. Trong trường hợp tế bào có HLA lạ, cơ thể sẽ sinh ra đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu chống lại tế bào ghép (chủ chống ghép) và ngược lại là hiện tượng tế bào
truyền vào cơ thể chống lại tế bào chủ (ghép chống chủ) [58].
Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN
4

❖ Quá trình điều trị và diễn biến trên bệnh nhân ghép tế bào gốc (HSCT)
Bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài là nhóm đối tượng bệnh nhân đặc biệt với
quá trình điều trị và nhiều biến chứng phức tạp. Phác đồ điều kiện hóa sẽ bắt đầu được
thực hiện trước khi truyền tế bào gốc 7 ngày và kéo dài trong khoảng 6 ngày (từ ngày –
7 đến ngày -2 trước ghép) với mục đích tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư và ức chế
miễn dịch của người ghép tạo điều kiện mọc mảnh ghép, giảm nguy cơ thải ghép [1].
Sau khi ghép, hệ thống tạo máu và hệ miễn dịch của người bệnh dần dần được tái tạo
dẫn đến các chỉ số xét nghiệm trên bệnh nhân HSCT biến đổi nhiều sau khi ghép.
Đồng thời, trong giai đoạn đầu sau ghép, hệ miễn dịch yếu khiến bệnh nhân HSCT rất
dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nấm cũng như gặp nhiều biến chứng khác như hội
chứng mọc mảnh ghép, bệnh ghép chống chủ, viêm loét niêm mạc miệng, hội chứng
tắc mạch xoang gan, biến chứng phổi không do nhiễm trùng [7]. Các biến chứng sau
ghép nói trên làm phức tạp thêm tình trạng và chế độ dùng thuốc của bệnh nhân và là
mục tiêu chính của quá trình điều trị trong giai đoạn này.
Bệnh ghép chống chủ và vai trò của ciclosporin
Bệnh ghép chống chủ (GVHD) là một trong những biến chứng chính gây tử
vong trên bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài [16]. Nguyên nhân là do tế bào T trong
khối tế bào từ người hiến tấn công mô người ghép khi phát hiện kháng nguyên không
tương thích của bệnh nhân. Biến chứng ghép chống chủ thường gặp trên cả bệnh nhân
không hòa hợp HLA và cả người cùng huyết thống hòa hợp HLA. Hiện tượng này có
thể được trung gian qua kháng nguyên tương hợp mô nhỏ (minor histocompatibility
antigens – mHA) – peptid trên bề mặt tế bào tạo phản ứng với tế bào T. Theo thời gian
tiềm tàng, GVHD được chia làm 2 loại: ghép chống chủ cấp tính và mạn tính, trong đó
bệnh ghép chống chủ cấp tính xảy ra trong vòng 100 ngày sau ghép. Liệu pháp dự
phòng áp dụng chủ yếu cho nguy cơ ghép chống chủ cấp do đây là một trong những
yếu tố quan trọng nhất dẫn đến ghép chống chủ mạn. Biểu hiện của bệnh ghép chống
chủ cấp chủ yếu trên da, đường tiêu hóa và ít gặp hơn là trên gan [10]. Các yếu tố
nguy cơ cho sự xuất hiện bệnh ghép chống chủ cấp bao gồm: khác biệt HLA, khác biệt
giới tính, độ tuổi của cả người hiến và người ghép, nguồn ghép, phác đồ điều kiện hóa
và phác đồ dự phòng không hiệu quả [70]. Phác đồ dự phòng hay được sử dụng nhất là
kết hợp giữa nhóm ức chế calcineurin (trong đó chủ yếu là ciclosporin hoặc
Trung tâm DI & ADR Quốc gia – Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN
5

tacrolimus) và một đợt methotrexat điều trị ngắn hạn. Nhiều nghiên cứu so sánh cho
thấy phác đồ phối hợp ciclosporin và methotrexat cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn việc
dùng đơn độc [70]. Đồng thời, sử dụng ciclosporin giúp làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh,
tử vong sau ghép và nhiều biến chứng khác [81], [83], [97].
Đặc điểm dược động học và dược lực học của ciclosporin
Biến thiên dược động học phức tạp và khó dự đoán
❖ Đặc điểm hấp thu
Ciclosporin được hấp thu chủ yếu tại ruột non nhưng chậm và không hoàn toàn.
Do đó, ciclosporin có giá trị sinh khả dụng (F) biến thiên lớn với nồng độ đỉnh (Cpeak)
không đồng nhất và thời gian đạt nồng độ đỉnh (Tmax) khó dự đoán [25], [26], [96].
Các yếu tố gây biến thiên trong hấp thu ciclosporin bao gồm sự có mặt của thức
ăn hoặc mật trong đường tiêu hóa, tình trạng đường tiêu hóa và sự khác biệt về dạng
bào chế. Thứ nhất, sự có mặt của mật trong đường tiêu hóa như một chất nhũ hóa làm
tăng khả năng hấp thu của ciclosporin. Lindholm và cộng sự đã chứng minh mức hấp
thu thuốc tăng nhẹ (gấp 1,25 lần, p < 0,05) khi bổ sung 500 mg acid mật vào bữa sáng trên đối tượng người khỏe mạnh so với nhóm không được thêm acid mật [56]. Trong khi đó các ảnh hưởng của thức ăn lên hấp thu của ciclosporin chưa rõ ràng với các kết quả nghiên cứu cho thấy thức ăn có thể làm giảm [50], không thay đổi [51] hoặc tăng hấp thu ciclosporin [78]. Đồng thời, khó có thể phân biệt nguyên nhân gây ảnh hưởng là do thành phần thức ăn (chứa nhiều chất béo, lipid) hay do tình trạng đường tiêu hóa (khả năng bài tiết mật, nhu động ruột). Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh một chế độ ăn giàu chất béo sẽ làm tăng sinh khả dụng của ciclosporin so với chế độ ăn ít chất béo [91] cũng như khi loại bỏ ảnh hưởng của thức ăn, biến thiên dược động học của ciclosporin giảm đáng kể [20]. Bên cạnh đó, chế phẩm ciclosporin dạng nhũ tương Neoral® cũng giúp giảm ảnh hưởng do thức ăn và mật, giảm đáng kể biến thiên trong giai đoạn hấp thu thuốc so với dạng viên nén Sandimmun®, qua đó làm cải thiện đáng kể sinh khả dụng và tăng diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian AUC [76]. ❖ Đặc điểm phân bố Ciclosporin có tính thân lipid, phân bố rộng rãi vào máu, huyết tương và mô đặc trưng bởi thể tích phân bố tương đối lớn. Trong máu, CSA liên kết với hồng cầu theo kiểu bão hòa, phụ thuộc vào hematocrit, nhiệt độ và nồng độ protein [25] hoặc Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 6 liên kết với các lipoprotein trong huyết tương và một lượng nhỏ liên kết với albumin. Trong mô, CSA chủ yếu tích lũy trong các cơ quan giàu lipid như gan hoặc mô mỡ [6]. Ciclosporin không qua hàng rào máu não, hàng rào võng mạc nhưng có thể đi qua nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ [26]. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến phân bố của ciclosporin đã được phát hiện bao gồm tình trạng thiếu máu, chỉ số hematocrit, nồng độ lipoprotein, giới tính và tình trạng béo phì [77], [85], [90]. Trên những bệnh nhân ghép tế bào gốc, tình trạng thiếu máu rất hay gặp và có thể ảnh hưởng đến dược động học, đặc biệt là quá trình phân bố của ciclosporin [80]. Tỷ lệ ciclosporin liên kết với hồng cầu hay phân bố trong huyết tương phụ thuộc vào hematocrit của bệnh nhân [77]. Một phân tích hồi qui trên bệnh nhân ghép thận cho thấy khi hematocrit tăng 10% sẽ làm giảm 12-14% nồng độ ciclosporin trong huyết tương [85]. Nồng độ HDL-cholesterol cũng được chứng minh có mối tương quan với AUC trên người tình nguyện khỏe mạnh [55]. Do đặc điểm tích lũy trong các mô mỡ, thể tích phân bố của ciclosporin được dự đoán sẽ tăng trên nhóm đối tượng béo phì nhưng giả thiết này vẫn chưa được chứng minh [27]. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy thể tích phân bố của thuốc ở nữ giới cao hơn 31% so với nam giới do lượng mỡ lớn hơn [47] nhưng có nhiều nghiên cứu khác không đồng thuận với kết quả này [54], [102]. ❖ Đặc điểm chuyển hóa Ciclosporin chủ yếu chuyển hóa qua hệ enzym CYP3A4 và một lượng nhỏ được chuyển hóa qua hệ CYP3A5. Hệ enzym này không chỉ có ở các tế bào gan mà còn có ở các tế bào biểu mô ruột. Đồng thời, ciclosporin còn là cơ chất của bơm tống thuốc P-glycoprotein ở ruột. Điều này tạo ra một hệ thống vận chuyển và chuyển hóa thuốc, giúp tăng cường chuyển hóa thuốc bởi CYP3A4 thông qua việc lặp lại vòng hấp thu - tống thuốc [37]. Trong đó, 56% sự biến thiên độ thanh thải ciclosporin đường uống có thể giải thích bằng hệ CYP3A4 ở gan và 17% có thể được giải thích bởi bơm P-glycoprotein ở ruột [44]. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa của ciclosporin bao gồm: tình trạng chức năng gan, thuốc cảm ứng hoặc ức chế hệ enzym chuyển hóa CSA. Theo đó, thời gian bán hủy ciclosporin kéo dài hơn trên các bệnh nhân xơ gan [77]. Đồng thời, việc sử dụng cùng với thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế hệ enzym CYP3A4 làm giảm hoặc tăng Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 7 nồng độ ciclosporin. Danh sách các thuốc có tương tác với ciclosporin làm ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc được tóm tắt ở phụ lục 6. Trong đó, tương tác với nhóm thuốc chống nấm azol thường hay gặp nhất. Cả voriconazol, itraconazol, posaconazol, fluconazol đều làm tăng nồng độ đỉnh, nồng độ đáy và giá trị AUC của ciclosporin, trong đó voriconazol là thuốc ức chế hệ enzym mạnh nhất trong số các thuốc chống nấm hay dùng trên bệnh nhân ghép tế bào gốc [72], [84], [89]. Corticosteroid cũng là một cơ chất của hệ CYP3A4 và đã có một số ghi nhận việc CYP3A4 bị ức chế bởi methylprednisolon và prednison dẫn đến tăng nồng độ của cả hai thuốc trong huyết tương [92]. ❖ Đặc điểm thải trừ Ciclosporin có độ thanh thải thấp, đào thải nhiều qua phân và rất ít qua nước tiểu trước liều kế tiếp [96]. Sau khi uống, 90% ciclosporin được bài tiết qua phân (1% ở dạng không chuyển hóa) và 6% qua nước tiểu (0,1% dạng không chuyển hóa) [26]. Đã có 27 chất chuyển hóa từ ciclosporin trong máu, nước tiểu hoặc mật được phát hiện [95], trong đó có một vài chất chuyển hóa (M-17 và M-1) vẫn còn hoạt tính ức chế miễn dịch (đo bằng sự ức chế tăng sinh tế bào lympho) [104] nhưng chỉ có rất ít thông tin về quá trình thải trừ các chất chuyển hóa này. Thông thường, các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa CSA sẽ có ảnh hưởng đến pha thải trừ. Ngoài ra, các nghiên cứu còn tìm thấy mối tương quan giữa độ tuổi với độ thanh thải và thể tích phân bố của thuốc. Trên nhóm bệnh nhân nhi nhỏ hơn 10 tuổi, CL và V cao gấp hai lần so với nhóm 11- 40 tuổi; CL và V thấp hơn lần lượt là 50% và 25% so với nhóm bệnh nhân lớn hơn 40 tuổi [93]. Tóm lại, biến thiên dược động học của ciclosporin được quan sát thấy ở tất cả các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ [96]. Tuy nhiên dao động giữa các cá thể và trong từng cá thể chủ yếu là do quá trình hấp thu hơn là giai đoạn thải trừ. Hiệu quả và độc tính của thuốc ❖ Hiệu quả Ciclosporin là một tác nhân ức chế miễn dịch mạnh, có tác dụng đặc hiệu với tế bào lympho (chủ yếu là tế bào lympho T) thông qua tạo phức với thụ thể protein cyclophilin, từ đó gắn kết và ức chế hoạt động của calcineurin. Calcineurin trong cơ Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 8 thể có chức năng hoạt hóa các yếu tố phiên mã trong quá trình sản xuất nhiều lymphokin bao gồm cả interferon-γ, interleukin-2. Trong đó, interleukin-2 là một lymphokin được sản xuất bởi tế bào T bổ trợ, góp phần kích hoạt sự trưởng thành của các dòng tế bào miễn dịch khác nhau. Ức chế hoạt động calcineurin dẫn đến ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào [26]. Nghiên cứu in vitro đã chứng minh rằng tác dụng ức chế của CSA trên các tế bào T hoạt hóa (để ức chế đáp ứng miễn dịch) có liên quan trực tiếp đến nồng độ thuốc do quá trình ức chế này có thể đảo ngược. Mặt khác, tác dụng ức chế tối đa của CSA sẽ đạt được sau khi dùng thuốc 2 giờ [9], [36]. Do đó, việc không đạt được nồng độ CSA đích trong máu có thể làm giảm hiệu quả chống thải ghép. ❖ Độc tính Phác đồ CSA có rất nhiều tác dụng không mong muốn (bao gồm tổn thương thận, tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng lipid máu, gây độc thần kinh) và xảy ra ngay trong khoảng liều điều trị của ciclosporin [65], [79]. ADR thường gặp và nghiêm trọng nhất trên lâm sàng của CSA là độc tính trên thận [38], [75], [103] với nguy cơ tổn thương thận cấp (phần lớn có thể hồi phục sau khi giảm liều) hoặc tiến triển mạn tính (thường không thể hồi phục). Ciclosporin gây tổn thương thận cấp là do thuốc làm rối loạn huyết động dẫn đến gia tăng các yếu tố gây co mạch như endothelin và thromboxan từ đó, kích hoạt hệ renin-angiotensin, giảm các yếu tố gây giãn mạch (prostacyclin, prostaglandin E2 và nitric oxid), hình thành các gốc tự do và kích thích dây thần kinh giao cảm tại thận. Kết quả là gây co động mạch thận cấp, làm giảm lưu lượng máu đến thận, giảm tốc độ lọc cầu thận (GFR) dẫn đến tổn thương thận cấp. Ngoài ra, ciclosporin cũng ảnh hưởng đến thành phần cơ bản thận như tổn thương hệ mạch, teo ống và xơ hóa mô kẽ, tăng sinh cầu thận, xơ hóa nang thận cũng như cầu thận) và các tổn thương mạn tính [69]. Thêm vào đó, Kennedy và cộng sự đã chứng minh nồng độ ciclosporin lớn hơn 250 ng/ml có liên quan đến sự phát triển độc tính trên thận [49]. Nói chung, ciclosporin là một thuốc có khoảng điều trị hẹp (nồng độ thuốc trong máu để đạt được hiệu quả điều trị gần với nồng độ gây ra độc tính) [63]. Bệnh ghép chống chủ có thể xảy ra nếu bệnh nhân sử dụng ciclosporin không đủ liều để đạt được hiệu quả và ngược lại nếu sử dụng thuốc với liều quá cao có thể gây ra độc tính Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 9 trên thận [43]. Vì vậy, việc giám sát điều trị thông qua nồng độ thuốc trong máu của ciclosporin là vô cùng cần thiết trong thực hành lâm sàng. Giám sát điều trị thông qua nồng độ thuốc trong máu của ciclosporin (therapeutic drug monitoring – TDM) Đối với một thuốc có biến thiên dược động học phức tạp, khoảng điều trị hẹp như CSA, giám sát điều trị (therapeutic drug monitoring - TDM) là rất cần thiết. Phương pháp TDM tối ưu phải là phương pháp đáng tin cậy, dễ áp dụng và cho phép dự đoán tốt tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Tuy nhiều phương pháp giám sát đã được đề xuất nhưng đến nay chưa có đồng thuận về phương án tốt nhất, đặc biệt là trên bệnh nhân HSCT [86], [90]. Giám sát điều trị thông qua định lượng một nồng độ đơn lẻ Nồng độ đáy Ctrough hay C0 thường được sử dụng để theo dõi điều trị do là một marker đơn giản, phản ánh được độ thanh thải của ciclosporin. Chỉ số này là nồng độ thuốc được lấy vào thời điểm ngay sau dùng thuốc hoặc 12 giờ sau khi dùng liều 2 lần/ngày [18], [21]. Martin và cộng sự ghi nhận rằng Ctrough thấp trên bệnh nhân HSCT là một yếu tố dự báo cho nguy cơ GVHD [61]. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến chưa thống nhất về ý nghĩa của giá trị này vì mối tương quan yếu với mức độ phơi nhiễm, vốn là yếu tố được sử dụng để dự đoán hiệu quả chống thải ghép và độc tính trong các nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân ghép thận [59] và gan [33]. Điều này có thể được giải thích do việc giám sát Ctrough không phản ánh được biến thiên trong giai đoạn hấp thu, chuyển hóa ở ruột, thanh thải ở gan và quá trình phân bố cũng như sự tích lũy thuốc ở mô [45]. Bên cạnh nồng độ đáy, một trong những nồng độ đơn lẻ được đề nghị là lấy mẫu sau 2 giờ dùng thuốc (C2). Thí nghiệm in vitro đã chứng minh tác dụng ức chế calcineurin đạt tối đa sau 2 giờ, nên C2 được coi là nồng độ đỉnh và có mối tương quan tốt hơn với mức độ phơi nhiễm ciclosporin. Đồng thời, C2 cũng được chứng minh có dự đoán tốt hơn về độc tính trên thận, nguy cơ thải ghép, đặc biệt trên nhóm bệnh nhân cấy ghép nội tạng [12], [17], [19], [31], [53], nhưng khoảng giá trị nồng độ C2 thường có dao động lớn [8], [66]. Đồng thời, nhiều nghiên cứu phản đối việc xem C2 là nồng độ đỉnh do quá trình hấp thu của ciclosporin biến thiên rộng, khó dự đoán. Nồng độ Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 10 đỉnh có thể đạt trước hoặc sau thời điểm 2 giờ, ngay cả với dạng bào chế nhũ tương [8] [61]. Giám sát điều trị thông qua chiến lược lấy mẫu hạn chế và ước tính diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian AUC Các nghiên cứu trên bệnh nhân HSCT cho thấy giá trị AUC là yếu tố cho thấy sự biến thiên mức độ phơi nhiễm CSA giữa các cá thể cũng như trên từng cá thể và là yếu tố dự báo tốt hơn cho các kết cục lâm sàng trên bệnh nhân, đặc biệt là độc tính trên thận [46] [66]. Tuy nhiên, do việc xác định giá trị AUC toàn phần cần rất nhiều mẫu nên nhiều nghiên cứu đã phát triển chiến lược lấy mẫu hạn chế, sử dụng số mẫu ít nhất và mang lại mối tương quan cao nhất giữa nồng độ và mức độ phơi nhiễm [90]. Một trong những chiến lược được sử dụng phổ biến nhất là lấy mẫu trong khoảng thời gian 4 giờ ngay sau khi sử dụng thuốc để ước tính giá trị AUC0-4h. Giá trị này thể hiện phần đầu đường cong nồng độ - thời gian và có mối tương quan tốt nhất với AUC toàn phần [98]. Do biến thiên dược động học chủ yếu xảy ra trong giai đoạn hấp thu, AUC0-4h giúp đánh giá sự thay đổi nồng độ trong những giờ đầu tiên dùng để mô tả quá trình hấp thu thuốc và thường được áp dụng trong các dạng nhũ tương cho khả năng hấp thu tốt hơn. Phương pháp mô hình hóa dược động học quần thể ciclosporin Các phương pháp nghiên cứu dược động học áp dụng đối với ciclosporin Phương pháp dược động học cá thể thường sử dụng hồi qui tuyến tính hoặc phi tuyến tính để ước tính các thông số dược động học của từng đối tượng. Đây là phương pháp đơn giản, thực hiện tính toán các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các thông số dược động học của mỗi cá thể. Phương pháp này có rất nhiều hạn chế, đặc biệt trên nhóm đối tượng bệnh nhân ghép. Hạn chế đầu tiên là phương pháp này yêu cầu lấy một số lượng mẫu lớn trên một nhóm bệnh nhân có đặc điểm đồng nhất. Điều này dẫn đến dữ liệu không đủ mạnh để kết luận có ý nghĩa thống kê trên quần thể bệnh nhân ghép có nhiều yếu tố thay đổi như là quần thế bệnh nhân ghép tế bào gốc. Thứ hai, phương pháp dược động học cá thể chỉ đánh giá một yếu tố tại một điểm mà không tính đến khả năng đồng ảnh hưởng của các yếu tố khác. Thứ ba, phương pháp này gặp khó khăn khi thực hiện mô hình hóa theo phương pháp phi tuyến tính, là dạng Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 11 phân thích điển hình hay gặp trên bệnh nhân ghép do sự thay đổi theo thời gian và biến thiên lớn trên cùng một bệnh nhân và giữa các bệnh nhân. Phương pháp dược động học quần thể đã được phát triển như một cách tiếp cận khác nhằm khắc phục các hạn chế của phương pháp cá thể. Đầu tiên, phương pháp này có thể được sử dụng để phân tích những dữ liệu không thể phân tích bằng cách sử dụng phương pháp cá thể. Phương pháp dược động học quần thể tận dụng dữ liệu được thu thập thưa thớt từ một số lượng lớn đối tượng nhưng có rất ít điểm dữ liệu trên mỗi cá thể, chẳng hạn như dữ liệu được thu thập hồi cứu từ chương trình giám sát thuốc điều trị. Đây là điểm phù hợp với ciclosporin do hầu hết bệnh nhân ghép tế bào gốc phải nhập viện và luôn được giám sát nồng độ thuốc ciclosporin trong điều trị. Thông số dược động học sẽ được ước tính cùng với mức biến thiên giữa các cá thể (interindividual variability) và sai số dự đoán (residual variability). Do đó, với số lượng lớn và không đồng nhất, dữ liệu thu được có thể được sử dụng để đại diện cho những biến thiên trong quần thể. Thứ hai, phương pháp có tính linh hoạt hơn do có thể lấy mẫu ở bất kỳ thời điểm nào trên bênh nhân và số lượng mẫu lấy trên mỗi bệnh nhân có thể khác nhau. Thứ ba, yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến các thông số dược động học có thể được đánh giá và tính đến trong mô hình xây dựng. Mô hình cuối cùng được xây dụng có thể được sử dụng để cá thể hóa liều lượng trên từng bệnh nhân với các yếu tố khác nhau. Cuối cùng, một lợi thế khác thông qua ước tính Bayes, đó là việc kết hợp các nghiên cứu cổ điển trước đây làm thông số đầu vào cho phương pháp dược động học quần thể giúp đưa ra kết quả đáng tin cậy hơn [48]. Phương pháp dược động học quần thể áp dụng phương pháp mô hình hóa ảnh hưởng hỗn hợp phi tuyến tính (nonlinear mixed effects models – NLEM) Mô hình ảnh hưởng hỗn hợp phi tuyến tính là mô hình trong đó các ảnh hưởng cố định và/hoặc ngẫu nhiên xảy ra phi tuyến tính. Vì vậy, có hai loại thông số mô hình: thông số ảnh hưởng cố định (fixed-effect parameters) và thông số ảnh hưởng ngẫu nhiên (random-effect parameters) [42]. Thông số ảnh hưởng cố định (ký hiện là THETA(Ѳ) đại diện cho các yếu tố cấu trúc lên mô hình như độ thanh thải hoặc thể tích phân bố. THETA có giá trị cụ thể và như nhau đối với tất cả cá thể. Thông số ảnh hưởng ngẫu nhiên (ký hiệu ETA, trung bình là 0, độ lệch chuẩn ω) mô tả ảnh hưởng ở hai cấp độ. Cấp độ thông số L1 mô tả mức độ dao động giữa thông số giữa các cá thể Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 12 (interindividual variability - IIV) hoặc mức độ dao động thông số theo thời gian trong mỗi cá thể (interoccasion variability - IOV). Cấp độ nồng độ L2 mô tả mức độ khác biệt trên một cá thể giữa giá trị nồng độ dự đoán và quan sát (residual variability – RV) [29], [42]. Xây dựng mô hình dược động học quần thể là lần lượt xây dựng mô hình dược động học cơ bản và mô hình có yếu tố dự đoán. ❖ Mô hình cơ bản Mô hình cơ bản bao gồm mô hình cấu trúc và mô hình thống kê. Trong đó, mô hình cấu trúc được đặc trưng bởi số ngăn, số bậc và các thông số dược động học tương ứng như độ thanh thải, thể tích phân bố. Mô hình thống kê giúp mô tả thông số ảnh hưởng ngẫu nhiên bao gồm: dao động thông số giữa các cá thể, dao động thông số trong mỗi cá thể theo thời gian, và sai số dự đoán của mô hình: + Về dao động thông số giữa các cá thể: Thông số từng cá thể i (Pi) là một hàm của thông số quần thể (P) và thông số ảnh hưởng ngẫu nhiên (ηi), rút ra từ một phân phối với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai ω2. Biểu thức mô tả dao động giữa các cá thể thường có hai dạng hàm số cộng (Pi = P + ηi) hoặc hàm số mũ (Pi = P*exp(ηi)) + Về dao động thông số trong mỗi cá thể theo thời gian: Sự dao động này sẽ được mô tả tích hợp vào mô hình, biểu thức của thông số P của cá thể i, tại thời điểm k có thể được biểu diễn như sau: Pik = Ppop + ղi + ik; trong đó  là biến đặc trưng cho dao động thông số của cá thể theo thời gian [67] . + Về sai số dự đoán của mô hình: Trong Monolix các hàm mô tả sai số dự đoán phân bố chuẩn gồm có: - Biểu thức cộng Cobs = Cpred + aɛ - Biểu thức tỷ lệ Cobs = Cpred + (b*Cpred) ɛ - Biểu thức kết hợp cộng-tỷ lệ 1 Cobs = Cpred + (b*𝐶𝑝𝑟𝑒𝑑 𝑐+ a) ɛ - Biểu thức kết hợp cộng-tỷ lệ 2 Cobs = Cpred + √𝑎2 + (𝑏∗𝐶𝑝𝑟𝑒𝑑 𝑐)2ɛ Trong đó Cobs là giá trị nồng độ quan sát, C pred là giá trị nồng độ dự đoán; a, b, c là các thông số sai số dự đoán của mô hình. ❖ Mô hình có các yếu tố dự đoán Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 13 Yếu tố dự đoán là bất cứ yếu tố cụ thể nào có ảnh hưởng đến dược động học của thuốc. Nên cân nhắc đưa vào mô hình các yếu tố giúp mô hình ước tính chính xác hơn các thông số dược động học. Yếu tố dự đoán bao gồm 2 loại yếu tố nội và yếu tố ngoại. Yếu tố nội là yếu tố không thay đổi trong thời gian ngắn (tuổi, giới tính, chiều cao, cân năng, chủng tộc, ...) còn yếu tố ngoại có thể thay đổi nhiều lần trong suốt thời gian nghiên cứu (liều, thuốc dùng kèm, ...). Khi xây dựng mô hình cần xem xét đến tính cộng tuyến giữa các yếu tố, mối tương quan giữa các yếu tố lớn hơn 0,5, sẽ làm tăng sai số và độ lệch chuẩn khi ước tính các thông số mô hình. Nếu có hai yếu tố tương quan với nhau, người phân tích có thể biến đổi thành một yếu tố tổng hợp, chẳng hạn như chuyển đổi chiều cao và cân nặng thành diện tích bề mặt cơ thể, hoặc lựa chọn chỉ sử dụng yếu tố có giá trị dự đoán cao hơn trong mô hình và loại bỏ yếu tố còn lại. Để đánh giá yếu tố dự đoán có ý nghĩa, ngoài các trị số -2LL, thì giá trị độ co ngót dữ liệu (shrinkage) thể hiện độ thu hẹp của các thông số cá thể so với thông số quần thể cũng có giá trị dự đoán. Độ co ngót được tính bằng công thức shrinkage = 1 - 𝑆𝐸 ɷ (SE: độ lệch chuẩn của thông số cá thể ꞷ: thông số quần thể ). Độ co ngót cao (từ 20 -30% trở lên) chỉ ra yếu tố dự đoán có thể không ảnh hưởng đến thông số dự đoán cá thể [67] Căn cứ lựa chọn và thẩm định lại mô hình dược động học quần thể ❖ Căn cứ lựa chọn mô hình Phương pháp lựa chọn mô hình dựa trên việc giảm giá trị hàm mục tiêu (OFV) thường sử dụng thuật toán maximum likelihood (tạm dịch là tối đa hóa xác suất). Giá trị likelihood thường rất lớn nên thường được log hóa thành giá trị -2LL (-2log likelihood) để thuận tiện. Đây là một trị số đơn lẻ nhưng giúp tóm tắt một cách tổng thể và chặt chẽ khả năng dự đoán mô hình (một tập hợp các giá trị nồng độ dự đoán) so với dữ liệu nồng độ quan sát. Do đó, thông số này là thông số cơ bản được sử dụng để lựa chọn mô hình. Khi -2LL càng thấp thì “likelihood” càng cao, mô hình khớp dữ liệu càng tốt và có tính dự đoán tốt. Bên cạnh chỉ số -2LL, hai chỉ số thống kê khác là AIC (Akaike information criterion) và BIC (Bayesian information criterion) cũng được sử dụng trong mô hình dược động học. Hai chỉ số AIC và BIC được tính từ chỉ số -2LL theo công thức [67]: AIC = -2LL + 2*p; BIC = -2LL + p*ln(n) (Trong đó p: số thông số trong mô hình, n: Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 14 số quan sát). Từ công thức tính toán có thể thấy AIC và BIC đã tính toán thêm số thông số trong mô hình. Vì vậy, hai thông số này thích hợp để so sánh hai mô hình có số thông số khác nhau (mô hình không lồng nhau) trong quá trình xây dựng mô hình cơ bản. Chỉ số AIC không xem xét đến số quan sát hay cỡ mẫu nên thường áp dụng trong các trường hợp cỡ mẫu lớn. Trong khi đó, nếu dữ liệu ít và hạn chế, chỉ số BIC sẽ phù hợp trong lựa chọn mô hình cơ bản. Tuy nhiên trị số -2LL thường được sử dụng hơn trong đánh giá các mô hình lồng nhau (nested model), trong đó hai mô hình được so sánh với nhau giống nhau ở mô hình cấu trúc (số ngăn, số bậc) và khác nhau ở các yếu tố dự đoán giải thích cho dao động giữa các thông số [67]. ❖ Các phương pháp thẩm định mô hình Thẩm định mô hình là đánh giá tính dự đoán của mô hình bao gồm đánh giá mô hình và các thông số ước tính. Các phương pháp chính để thẩm định mô hình: thẩm định nội cơ bản, thẩm định nội nâng cao và thẩm định ngoại [42], [94], [67] với cách đánh giá cụ thể như sau: Thẩm định nội cơ bản: + Đánh giá mức độ phù hợp trong biểu đồ giữa nồng độ quan sát và nồng độ dự đoán bởi thông số quần thể, nồng độ dự đoán bởi thông số cá thể. + Sai số dự đoán biểu diễn sai số dự đoán bởi thông số quần thể có trọng số (PWRES), sai số dự đoán bởi thông số cá thể có trọng số theo thời gian (IWRES) và theo nồng độ dự đoán. + Phương pháp bootstrap hay còn gọi là phương pháp tái lấy mẫu có thể xác định được khoảng tin cậy cho mô hình dự đoán + Thẩm định qua biểu đồ NDPE biểu diễn phân bố thực và phân bố theo lý thuyết dựa trên dữ liệu mô phỏng của của sai số có hiệu chỉnh. Thẩm định nội nâng cao: + VPC (visual predictive checks): So sánh nồng độ quan sát và các khoảng phân vị (thường là 95%) của nồng độ dự đoán từ quần thể bệnh nhân mô phỏng. + NPC (numerical predictive checks): so sánh tỷ lệ (nồng độ đỉnh, nồng độ đáy) của các nồng độ quan sát và tỷ lệ theo lý thuyết thu được từ mô phỏng. Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 15 Thẩm định ngoại: thẩm định sử dụng dữ liệu của một nghiên cứu khác có đặc điểm tương tự hoặc từ một bộ dữ liệu được tách ra từ dữ liệu gốc cùng nghiên cứu. Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN 16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng quan hệ thống các nghiên cứu dược động học quần thể của ciclosporin trên nhóm bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài Đối tượng nghiên cứu Nguồn dữ liệu: tiến hành tìm kiếm trong cơ sở Pubmed và Embase bao gồm các dữ liệu đến tháng 3/2019 để thu thập các nghiên cứu phù hợp. ❖ Tiêu chuẩn lựa chọn: - Nghiên cứu dược động học áp dụng phương pháp dược động học quần thể. - Ngôn ngữ: Tiếng Anh. - Đối tượng: Bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài. - Bài báo có sẵn bản toàn văn. ❖ Tiêu chuẩn loại trừ: - Đối tượng: nghiên cứu chỉ gồm bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi. - Nghiên cứu in vitro, in vivo, ex vivo. Phương pháp nghiên cứu ❖ Chiến lược tìm kiếm Sử dụng từ khóa “population”, “pharmacokinetics”, “ciclosporin”, “Hematopoietic stem cell transplantation” chúng tôi tìm được các từ đồng nghĩa trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Các từ khóa tìm kiếm trong tổng quan hệ thống Từ khóa Từ khóa tương tự Population Population, NONMEM, Bayesian, nonlinear mixed effects model. Pharmacokinetics Pharmacokinetics, kinetics, kinetic, pharmacokinetic, drug kinetics, drug kinetic, kinetic drug, kinetics drug. Ciclosporin Ciclosporine, ciclosporine, ciclosporin, ciclosporine A, ciclosporine A, ciclosporin A, ciclosporin A, neoral, sandimmun, sandimmune, Sandoz ciclosporine, Apociclosporine, Gengraf. Hematopoietic stem cell transplantation Bone marrow transplantation, peripheral blood stem cell transplation, blood cell transplantation, high dose therapy with stem cell rescue, peripheral blood stem cell transplanation. Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website CANHGIACDUOC.ORG.VN

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *