11759_Đánh giá hiệu quả rửa mũi bằng NaCl 0.9% giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ tại khoa Điều Trị Tự Nguyện B – Bệnh viện Nhi Trung ương

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Khoa học sức khỏe
Bộ môn Điều dƣỡng

ĐẶNG THỊ MAI CHINH
Mã SV: B00225

HIỆU QUẢ RỬA MŨI BẰNG NƢỚC MUỐI
SINH LÝ 0.9% GIÚP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH
VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI Ở TRẺ NHỎ TẠI KHOA
ĐIỀU TRỊ TỰ NGUYỆN B BỆNH VIỆN NHI
TRUNG ƢƠNG

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

N

Hà Nội, năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Khoa học sức khỏe
Bộ môn Điều dƣỡng

Sinh viên: ĐẶNG THỊ MAI CHINH
Mã SV: B00225

HIỆU QUẢ RỬA MŨI BẰNG NƢỚC MUỐI
SINH LÝ 0.9% GIÚP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH
VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI Ở TRẺ NHỎ TẠI KHOA
ĐIỀU TRỊ TỰ NGUYỆN B BỆNH VIỆN NHI
TRUNG ƢƠNG

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

N

Ngƣời HDKH: TS-ĐD Dƣơng Thị Hòa

Hà Nội, tháng 12 năm 2013
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới:
– Ban giám hiệu, bộ môn điều dƣỡng, các phòng ban Trƣờng Đại học Thăng
Long, Đảng uỷ, Ban Giám Đốc, các khoa phòng Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng đã tạo
điều kiện cho tôi đƣợc học tập và hoàn thành luận văn này.
– GS.TS. Phạm Thị Minh Đức, trƣởng bộ môn điều dƣỡng trƣờng Đại học
Thăng Long, ngƣời thầy đã bỏ nhiều công sức đào tạo, hƣớng dẫn, tận tình dạy bảo,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc học tập và nghiên cứu khoa học.
– BSCKII Bùi Công Thắng, trƣởng khoa ĐTTN-B Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng
đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
– Tiến sỹ ĐD Dƣơng Thị Hoà, phó trƣởng Phòng Đào Tạo Điều dƣỡng Nhi –
Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng, Điều dƣỡng trƣởng khoa ĐTTN – B, ngƣời thầy đã giúp
đỡ, trực tiếp hƣớng dẫn động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy, cô bộ môn điều dƣỡng trƣờng
ĐH Thăng Long, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc học tập trong suốt thời gian
qua.
– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể bác sỹ, điều dƣỡng khoa ĐTTN-
B đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thiện luận văn này.
– Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các
anh, chị, em lớp KCT4, những ngƣời luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà nội, ngày 22 tháng 11 năm 2013

Đặng Thị Mai Chinh
LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: – Bộ môn Điều dƣỡng trƣờng Đại học Thăng Long
– Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận tốt nghiệp một cách khoa
học, chính xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu trong khóa luận này đều có thật, thu đƣợc từ quá trình nghiên
cứu của chúng tôi, chƣa đƣợc đăng tải trong tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2013
Tác giả khóa luận

Đặng Thị Mai Chinh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CMV
: Cytomegalovirus
CTM
: Công thức máu
NaCl 0.9%
: Nƣớc muối sinh lý 0.9%
l/ph

: Lần/phút
nh/ph
: Nhịp/ phút
RSV
: Virus hợp bào hô hấp
RLLN
: Rút lõm lồng ngực
SRM
: Súc Rửa mũi
VPQP
: Viêm phế quản phổi

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG I: ………………………………………………………………………………………………… 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
………………………………………………………………………………. 3
1. Giải phẫu sinh lý mũi ……………………………………………………………………………….. 3
1.1. Giải phẫu của mũi
………………………………………………………………………………….. 3
1.1.1 Tháp mũi
……………………………………………………………………………………………… 3
1.1.2 Hốc mũi ………………………………………………………………………………………………. 3
1.2 Chức năng của mũi ………………………………………………………………………………….. 4
1.2.1 Chức năng hô hấp …………………………………………………………………………………. 4
1.2.1.1 Làm ẩm không khí
……………………………………………………………………………… 4
1.2.1.2 Làm ấm không khí
……………………………………………………………………………… 4
1.2.1.3 Kiểm soát dòng khí
…………………………………………………………………………….. 4
1.2.2 Chức năng ngửi. …………………………………………………………………………………… 5
1.2.3 Chức năng bảo vệ. ………………………………………………………………………………… 5
1.2.3.1 Cơ chế lọc …………………………………………………………………………………………. 5
1.2.3.2 Cơ chế hắt hơi:
…………………………………………………………………………………… 5
1.2.3.3 Lớp nhầy
…………………………………………………………………………………………… 5
1.2.3.4 Hoạt động của lớp lông chuyển
…………………………………………………………… 6
1.3 Đặc điểm giải phẫu sinh lý mũi ở trẻ em.
……………………………………………………. 6
2. Đại cƣơng về bệnh Viêm phế quản phổi ………………………………………………………. 7
2.1 Khái niệm: ……………………………………………………………………………………………… 7
2.2 Nguyên nhân chính.
…………………………………………………………………………………. 7
2.2 Yếu tố nguy cơ: …………………………………………………………………………………….. 7
2.3 Triệu chứng lâm sàng. ……………………………………………………………………………… 7
2.3.1 Khởi phát …………………………………………………………………………………………….. 7
2.3.2 Toàn phát …………………………………………………………………………………………….. 8
2.3.3 Xét nghiệm cận lâm sàng ………………………………………………………………………. 8
2.3.4 Điều trị .
………………………………………………………………………………………………. 9
3. Phƣơng pháp rửa mũi. ………………………………………………………………………………. 9
3.1 Thủ thuật Proetz (súc rửa xoang – “ xông kê ”) …………………………………………… 9
3.1.1 Nguồn gốc……………………………………………………………………………………………. 9
3.1.2 Phƣơng pháp
………………………………………………………………………………………. 10
3.1.3 Lợi ích và công dụng …………………………………………………………………………… 11
3.2 Đối với trẻ nhỏ
………………………………………………………………………………………. 12
4. Tác dụng của nƣớc muối sinh lý 0.9% ………………………………………………………. 14
CHƢƠNG II ………………………………………………………………………………………………. 15
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
………………………………………. 15
1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 15
1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: ……………………………………………………………………………… 15
1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
………………………………………………………………………………… 15
2. Phƣơng pháp
…………………………………………………………………………………………… 15
2.1 Thiết kế nghiên cứu: ……………………………………………………………………………… 15
2.2 Cỡ mẫu : ………………………………………………………………………………………………. 15
2.3 Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu.
……………………………………………………….. 16
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
……………………………………………………………………….. 16
3. Kĩ thuật thu thập số liệu: ………………………………………………………………………….. 17
4. Địa điểm: ………………………………………………………………………………………………. 17
5. Thời gian:……………………………………………………………………………………………….. 17
6. Phân tích và xử lý số liệu: ………………………………………………………………………… 17
7. Hạn chế của đề tài: ………………………………………………………………………………….. 18
8. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………………………… 18
CHƢƠNG 3
……………………………………………………………………………………………….. 19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
…………………………………………………………………………… 19
1.Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu …………………………………………………… 19
1.1 Tuổi, giới, cân nặng ……………………………………………………………………………….. 19
1.2 Nguyên nhân gây bệnh VPQP ở 2 nhóm: …………………………………………………. 19
1.3 Chỉ số Bạch cầu và XQ của hai nhóm lúc nhập viện. ………………………………… 20
1.4 Màu sắc dịch mũi ở hai nhóm …………………………………………………………………. 20
1.5 Phƣơng pháp điều trị chính ở cả hai nhóm
………………………………………………… 21
2. So sánh các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của 2 nhóm …………………….. 21
2.1 Một số đặc điểm lâm sàng khi thăm khám và cận lâm sàng của hai nhóm
…….. 21
2.2 Thời gian trung bình trẻ hết sốt, hết xuất tiết mũi ………………………………………. 22
2.3 Tần số thở của trẻ trƣớc và sau khi tiến hành rửa mũi ………………………………… 22
2.4 Tần số tim trung bình của trẻ trƣớc và sau khi tiến hành rửa mũi…………………. 23
2.5 Tần số SpO2 trung bình của nhóm rửa mũi trƣớc và sau khi tiến hành thủ thuật24
2.6 Màu sắc da và tình trạng RLLN của trẻ trƣớc và sau khi tiến hành rửa mũi ….. 24
2.7 Mức độ ho, khò khè, ăn, ngủ của trẻ sau khi đƣợc rửa mũi …………………………. 25
3. So sánh sự thay đổi lƣợng dịch NaCl 0.9% trung bình trong khi thực hiện thủ thuật
…………………………………………………………………………………………………………………. 25
4. Thời gian nằm viện
…………………………………………………………………………………. 26
5. Mức độ hài lòng của gia đình ngƣời bệnh
…………………………………………………… 26
CHƢƠNG 4
……………………………………………………………………………………………….. 27
BÀN LUẬN
……………………………………………………………………………………………….. 27
1. Một số đặc điểm của hai nhóm trƣớc khi làm thủ thuật ………………………………… 27
2. 2. Đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của phƣơng pháp rủa mũi giúp giảm các dấu
hiệu, triệu chứng lâm sàng hỗ trợ điều trị bệnh nhân VPQP
……………………………… 28
2.1 Các chỉ số về hô hấp, dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng cũng nhƣ sự thoải mái của
bệnh nhi trƣớc và sau khi tiến hành biện pháp rửa mũi: …………………………………… 29
2.2 Thời gian điều trị …………………………………………………………………………………… 29
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………….. 31
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………… 32

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nguyên nhân gây bệnh ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng …………..

Biểu đồ 2: Tỷ lệ màu sắc dịch mũi ở hai nhóm có rửa mũi bằng NaCl 0.9% và nhóm
không rửa mũi ………………………………………………………………………………………………….

Biểu đồ 3: Tần số thở trung bình của nhóm rửa mũi trƣớc và sau khi thự hiện kĩ
thuật………………………………………………………………………………………………………………..

Biểu đồ 4: Tần số thở trung bình của nhóm NC và nhóm chứng trƣớc và sau khi .
.thực
hiện
kỹ
thuật
trong
quá
trình
điều
trị

chăm
.sóc…………………………………………………………………………………..24

Biểu đồ 5: Nhịp tim của nhóm rửa mũi trƣớc và sau khi thực hiện kĩ thuật ……………..

Biểu đồ 6: Thay đổi lƣợng dịch NaCl 0,9% vào – ra trung bình khi rửa mũi trong quá
trình điều trị …………………………………………………………………………………………………….

Biểu đồ 7: Thời gian trung bình khỏi bệnh
…………………………………………………………..

Biểu đồ 8: Mức độ hài lòng của bà mẹ về việc rửa mũi cho trẻ ………………………………

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ……………………………………….
Bảng 2: Chỉ số bạch cầu và XQ của hai nhóm trƣớc lúc nhập viện. ………………..
Bảng 3: So sánh phƣơng pháp điều trị ở 2 nhóm rửa mũi và không rửa mũi
…….
Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng khi thăm khám phổi của hai nhóm
………………………
Bảng 5: Thời gian sốt và xuất tiết ……………………………………………………………….
Bảng 6: Tần số SpO2 của nhóm rửa mũi trƣớc và sau khi đánh giá…………………
Bảng 7: Màu sắc da và tình trạng RLLN của 2 nhóm trƣớc và sau khi tiến hành kĩ
thuật chăm sóc
Bảng 8: Mức độ khò khè, ho, ăn, ngủ của trẻ sau khi đƣợc rửa mũi ………………..

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm phế quản – phổi (VPQP) là bệnh thƣờng gặp ở trẻ em và là một trong những
nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dƣới một tuổi, trẻ sơ sinh, suy
dinh dƣỡng. Bệnh thƣờng gặp ở các nƣớc đang phát triển. Tại hội nghị Washinhton
(1991) các số liệu đƣợc thông báo cho biết số lần mắc viêm phổi mỗi năm trong 100
trẻ ở Gadchirori (Ấn Độ ) là 13,0; ở Basse ( Gambia ) là 17,0; ở Maragua ( Kenia )
18,0; ở Bangkok (Thái Lan) là 7,0; trong khi đó ở Chapel Hill ( Hoa Kì ) là 3,6 và ở
Seattle ( cũng ở Hoa Kì ) là 3,0 [1].
Ở Việt Nam, Theo thống kê của chƣơng trình phòng chống viêm phổi thì trung
bình mỗi năm 1 trẻ có thể mắc NKHH từ 3 đến 5 lần, trong đó 1 đến 2 lần viêm phổi.
Các thống kê nghiên cứu ở cả tuyến bệnh viện và cộng đồng đều cho thấy tỷ lệ mắc
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (KHHCT) ở trẻ em trong những năm gần đây không có
xu hƣớng thuyên giảm. Tỷ lệ này là 37,5% số trẻ tại bệnh viện và 39,75% khi nghiên
cứu cắt ngang tại cộng đồng [4], [5], [8]. Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ƣơng cho
thấy trẻ dƣới 6 tháng tuổi tỉ lệ mắc bệnh VPQP là 60% – 70% và trên 6 tháng tuổi lỉ lệ
mắc bệnh là 30%. Viêm phế quản phổi: Theo các thống kê các bệnh viện trẻ em của
nƣớc ta, đây là thể lâm sàng phổ biến nhất của viêm phổi, hay gặp nhất ở trẻ dƣới 3
tuổi (trên 80%), trong đó dƣới 12 tháng đã là 65% [9].
Giai đoạn khởi phát của bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng viêm long đƣờng hô
hấp trên. Trẻ sốt, ho, chảy nƣớc mũi, hắt hơi, đau họng…các triệu chứng này thƣờng
gây cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, bỏ bú, ngủ không ngon giấc vì vậy dễ làm cho
bệnh tiến triển nặng hơn [1], [2].
Việc loại trừ ổ viêm nhiễm ở mũi họng, vệ sinh
mũi họng sạch là một biện pháp điều trị và phòng
bệnh rất hữu hiệu giúp hỗ trợ trong điều trị bệnh
VPQP.
Rửa mũi là phƣơng pháp vệ sinh cá nhân giúp
cho hốc mũi sạch mủ, đờm, và những vật dơ bẩn
dính vào đặc biệt đối với đối tƣợng là các em nhỏ
dƣới 2 tuổi chƣa biết cách xì mũi để tự làm sạch mũi [9], [15].

2
Phƣơng pháp rửa mũi đã có từ Ấn Độ hàng nhiều thế kỷ, nhất là những ngƣời tập
Yoga quan tâm đến vệ sinh bản thân [14]. Thử nghiệm từ các cơ quan y tế cho thấy
cách rửa mũi vừa rất an toàn vừa có lợi ích cho sức khỏe và không có phản ứng phụ.
Lợi ích thiết thực nhất từ cách rửa mũi này là giữ cho các lớp màng mũi bên trong hốc
mũi không bị khô. Tuy nhiên phƣơng pháp này mới thấy chỉ áp dụng nhiều trên ngƣời
lớn. Còn đối với các em nhỏ dƣới 2 tuổi chƣa có nhiều bằng chứng rõ ràng về hiệu quả
rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% (NaCl 0.9%) giúp hỗ trợ điều trị bệnh VPQP.
Đồng thời, tại Việt nam cũng chƣa có nghiên cứu nào trên đối tƣợng trẻ em về hiệu
quả rửa mũi. Vì vậy, để tìm hiểu tác dụng của việc rửa mũi bằng NaCl 0.9% cho trẻ
dƣới 24 tháng tuổi bị VPQP, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả rửa
mũi bằng NaCl 0.9% giúp hỗ trợ điều trị bệnh VPQP tại khoa Điều Trị Tự Nguyện B –
Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp rửa mũi bằng NaCl O.9%
cho trẻ bị viêm phế quản phổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.
2. Mô tả các yếu tố liên quan đến kỹ thuật rửa mũi.

3
CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Giải phẫu sinh lý mũi
1.1. Giải phẫu của mũi [7] Mũi gồm có tháp mũi và hốc mũi
1.1.1 Tháp mũi
Tháp mũi có khung là xƣơng chính mũi, Hai xƣơng chính mũi hình chữ nhật nằm
ở hai bên rễ mũi và hình thành vòm hốc mũi. Sụn tam giác tiếp nối xƣơng chính mũi
và sụn cánh mũi cuốn quanh của mũi. Tháp mũi đƣợc bao phủ bên ngoài bởi láp da và
cơ cánh mũi.
1.1.2 Hốc mũi
Hốc mũi là hai ống dẹt nằm song song với nhau ở giữa mặt, hai ống cách nhau bởi
vách ngăn. Lỗ trƣớc hình tam giác gọi là cửa mũi trƣớc, lỗ sau có hình trái xoan gọi là
cửa mũi sau. Trong hốc mũi có các cuốn mũi: Cuốn trên, cuốn giữa và cuốn dƣới. Các
cuốn tạo với nhau tạo thành hố mũi các khe: Khe trên có lỗ thông với xoang sau, khe
giữa có lỗ thông với nhóm xoang trƣớc, khe dƣới có ống lệ ty. Toàn bộ hốc mũi đƣợc
lót bởi một lớp niêm mạc hô hấp trên liên tiếp với niêm mạch xoang. Phần trƣớc của
hốc mũi sát cạnh của mũi trƣớc gọi là tiền đình mũi, ở đây không có niêm mạc mà chỉ
có da và lông mũi

4
1.2 Chức năng của mũi [11], [13]

1.2.1 Chức năng hô hấp
Mũi đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc hô hấp thông thƣờng. Nó đóng vai
trò trong việc làm ấm và làm ẩm không khí đồng thời cũng đóng vai trò nhƣ một điện
trở trong việc hô hấp. Nhịp thở trung bình của một ngƣời là 12 đến 24 lần/phút. Trong
đó mỗi dòng khí có khoảng 15 đến 30 lít trong một phút. Sự chuyển động hỗn độn của
dòng khí trong mũi làm cho khí tiếp xúc đƣợc rất nhiều với niêm mạc mũi và làm cho
việc làm ấm và làm ẩm không khí trở lên dễ dàng hơn. Việc hít thở bằng miệng là
không sinh lý và chỉ đƣợc dùng trong thời gian ngắn khi những đòi hỏi về hô hấp tăng
lên. Không khí đi qua miệng sẽ không đƣợc làm ấm và làm ẩm.
1.2.1.1 Làm ẩm không khí
Mũi và xoang có khả năng duy trì độ ẩm của không khí khi thở vào là 5% bất kể
độ ẩm của môi trƣờng là bao nhiêu đi nữa. Điều này rất quan trọng trong việc chống
lại khô đƣờng hô hấp dƣới trong quá trình thở. Tuy nhiên, ở những vùng khí hậu hanh
khô, mũi không thể thực hiện chức năng quan trọng này với các niêm dịch dày dính ở
sau mũi. Việc làm ẩm này chủ yếu do sự thẩm thấu từng ít một từ niêm dịch đƣợc tạo
ra bởi tế lào Goblet.
1.2.1.2 Làm ấm không khí
Hệ thống mạch máu phong phú ở mũi làm cho việc sƣởi ấm luồng khí qua mũi dễ
dàng đồng thời cũng giúp cho việc trao đổi khí ở các phế nang trong quá trình hô hấp.
Khí khi qua mũi sẽ đƣợc sƣởi ấm ở nhiệt độ từ 25 – 27 độ.
1.2.1.3 Kiểm soát dòng khí
Mũi hoạt động nhƣ một điện trở và cản trở đến 40% lƣợng khí. Khu vực qua trọng
nhất đƣợc gọi là các van mũi, còn khu vực khác cản trở dòng khí ở phía sau của mũi
đƣợc tạo bởi các vách ngăn và các cuốn mũi. Các khu vực này đóng vai trò quan trọng
trong việc cản trở một nửa lƣợng khí vào mũi. Sự hẹp lại của khu vực này làm cho
dòng khí trở lên hỗn độn, hòa trộn nhiều đo đó làm cho khí đƣợc lọc, đƣợc làm ấm,
làm ẩm tốt hơn.

5
1.2.2 Chức năng ngửi.
Các tế bào thần kinh khứu giác ở phần trên của hố mũi, các dây thần kinh sẽ qua
mảnh thủng xƣơng sàng để tới não. Chức năng hỗ trợ con ngƣời về hành vi xã hội, ẩm
thực và tình dục.
1.2.3 Chức năng bảo vệ.
Mũi và xoang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại những tác
nhân có hại trong không khí mà chúng ta hít thở. Mũi và xoang thực hiện chức năng
này bằng cơ chế sau:
1.2.3.1 Cơ chế lọc
Các lông mũi nằm ở lỗ mũi ngoài sẽ là những màng lọc đầu tiên để lọc không khí
khi hít vào. Ngoài ra, lỗ mũi ngoài đƣợc bảo vệ bởi lớp biểu mô lát tầng sừng hóa có
các tuyến mồ hôi và tuyến bã nằm rải rác có tác dụng đào thải dị nguyên ra khỏi mũi.
1.2.3.2 Cơ chế hắt hơi:
Đây là phản xạ tại chỗ đối với các tác nhân kích thích và các tác nhân độc hại
trong không khí và rất hiệu quả trong việc đẩy các tác nhân kích thích ra ngoài. Đây là
sự phản ứng một cách gián tiếp của các sợi của thần kinh V với các sợi ra đi đến các
mạch máu và các tuyến gây nên sự tăng tiết dịch nhầy và sung huyết.
1.2.3.3 Lớp nhầy
Có lẽ lớp nhầy đóng và trò quang trọng nhất trong việc bảo vệ mũi và xoang.
Màng này bào gồm hai lớp: lớp ngoài và lớp trong. Lớp ngoài là lớp có độ dính, nhớt
cao và nằm ở đỉnh của lông chuyển và có khả năng giữ lại những hạt bụi khí hít vào.
Lớp trong có chứa ít nhầy hơn và nằm ở khoảng không gian giữa các lông mao, đó là
khoảng không gian giữa lớp ngoài và tế bào bề mặt. Các lông có thể thực hiện dễ dàng
chức năng trong lớp này.
Niêm dịch đƣợc tạo ra bởi các tuyến tiết dịch nằm rải rác ở mũi và xoang. Thành
phần của niêm dịch bảo gồm 96% là nƣớc và 3-4% là glycoprotein. Mỗi ngày có
khoảng 600 – 1800 cc niêm dịch đƣợc tiết ra. Niêm dịch chứa các chất miễn dịch đã
đƣợc hoạt hóa. Đa số chất này đƣợc các tế bào Goblet tiết ra. Ngoài ra nó còn chứa
tƣơng bào, bạch cầu hạt và một số thành phần khác nữa, điều hòa sự bài tiết dịch nhầy
ở các tế bào tuyến là do các sợi thần kinh phó giao cảm đến từ nhân bọt trên thông qua
thần kinh đá lớn và hạch bƣớm khẩu cái. Ngoài ra sự bải tiết niêm dịch còn đƣợc điều
hòa bởi các sợi giao cảm.

6
Các thành phần của niêm dịch mũi xoang: Glycoprotein, S-IgA, Lysozyme,
Lactoferrin, IgG, Mảnh chế tiết, IgA, IgM, IgE, Histamine, Prostaglandin, D2,
LeucotrieneC4
1.2.3.4 Hoạt động của lớp lông chuyển
Tốc độ và hƣớng của dòng niêm dịch thay đổi tùy từng xoang và dựa vào lớp lông
chuyển ở mỗi xoang. Cứ 10 đến 20 phút lớp màng nhầy ở mũi lại đƣợc làm sạch còn ở
xoang là từ 10 đến 15 phút.
Lông chuyển là sự biến đổi của bào tƣơng đẩy lùi bề mặt của các tế bào biểu mô.
Mỗi lông chuyển dài 0.7 micromet, dầy 0.3 micromet và có cấu chúc hình ống. Số
lông chuyển trên mỗi bề mặt dao động từ 50 đến 3000 dựa vào vị trí của chúng trong
mũi. Các sợi lông chuyển hoạt động tốt nhất trong môi trƣờng ẩm ƣớt. Tuy nhiên, khi
độ ẩm giảm còn 50% hoặc khi nhiệt độ giảm còn dƣới 18 độ C thì hoạt động của các tế
bào lông chuyển bị suy yếu. Chức năng của tế bào lông chuyển bị suy giảm khi các bề
mặt niêm dịch đối lập dính vào nhau.
Chức năng của lông chuyển và niêm dịch đã đƣợc biết khá rõ. Nó đóng vai trò
trong việc bảo vệ niêm mạc khỏi những chấn thƣơng và không bị khô đồng thời chống
lại sự sâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi chúng bị phá hủy virus và vi khuẩn sẽ
sâm nhập qua lớp màng nhầy và làm tổn thƣơng các tế bào ở bên dƣới.
1.3 Đặc điểm giải phẫu sinh lý mũi ở trẻ em.
Ở trẻ nhỏ, sự hô hấp bằng đƣờng mũi còn hạn chế vì mũi và khoang hầu tƣơng đối
ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi còn hẹp.
Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình trụ
gàu mạch máu và bạch huyết, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn yếu
do khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém, trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng.
Không khí vào phổi chủ yếu qua đƣờng mũi. Khí thở bằng mũi thì các cơ hô hấp
hoạt động mạnh, lồng ngực và phổi nở rộng hơn khi thở bằng mồm.
Không khí qua mũi đƣợc sƣởi ấm nhờ các mạch máu và tuyến tiết nhầy. Không
khí cũng đƣợc lọc sạch khi qua mũi vào phổi.

7
2. Đại cƣơng về bệnh Viêm phế quản phổi
2.1 Khái niệm: [9] – Viêm phế quản cấp tính là hiện tƣợng viêm nhiễm kích thích cấp tính ở niêm mach
phế quản làm rối loạn xuất tiết, tính thấm và phản ứng tại chỗ của phế quản. Bệnh hay
gặp ở trẻ dƣới 2 tuổi (đặc biệt 3-6 tháng).
– Danh từ viêm phế quản phổi dùng để chỉ bệnh viêm các phế quản nhỏ và túi phổi
(phế nang) và tổ chức xung quang phế nang. Tổn thƣơng viêm rải rác hai phổi làm rối
loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, bệnh tiến triển nặng và dễ gây tử vong.
2.2 Nguyên nhân chính [1], [2], [9].
 Virus: theo thông kê TCYTTG viêm phế quản phổi 60 – 70% là do virus (VD
virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adenovirus, Cytomegalovirus
(CMV)…)
 Mycoplasma
 Vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu…)
 Kí sinh trùng (Pneumocystic carinii)
 Nấm (Candida albicans, HIstopplasmosis…)
2.2 Yếu tố nguy cơ: [2]  Trẻ đẻ non dƣới 36 tuần, cân nặng khi sinh thấp dƣới 2500g
 Trẻ 3 tháng.
 Bệnh tim bẩm sinh, có tăng áp lực động mạch phổi
 Bệnh phổi mạn tính.
 Suy giảm miễn dịch.
 Suy dinh dƣỡng nặng.
2.3 Triệu chứng lâm sàng.
2.3.1 Khởi phát
 Trẻ sốt nhẹ, nhiệt độ có thể tăng lên từ từ hoạc sốt cao ngay từ đầu.
 Tình trạng mệt mỏi, khó chịu, kém ăn.
 Có dấu hiệu viêm long đƣờng hô hấp trên: Ngạt mũi, chảy mƣớc mũi, ho, đau
họng…
 Rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy.
 Thăm khám trong giai đoạn này chƣa có biểu hiện rõ rệt và dấu hiệu thực thể

8
2.3.2 Toàn phát
Trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn rõ rệt. Sốt cao dao động 38 – 39 độ C (ở trẻ sơ sinh
đẻ non, suy dinh dƣỡng có thể không sốt, ngƣợc lại có trƣờng hợp hạ nhiệt độ )
Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lƣỡi bẩn.
Triệu chứng hô hấp: Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm rãi, thở khò khè (trẻ
nhỏ), nhịp thở nhanh.
Nặng có khó thở, cánh mũi phập phồng, dầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lồng
ngực, nặng hơn trẻ tím tái, rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở…
Triệu chứng thực thể: Gõ thƣờng khó phát hiện, trƣờng hợp có ứ khí phế nang gõ
trong hơn bình thƣờng, có thể gõ đục từng vùng xen kẽ (khó phát hiện)
Nghe phổi có thể có rale ẩm to nhỏ hạt, rale rít, ran ngáy.
Ngoài các triệu chứng hô hấp có thể có biểu hiện ở các bộ phận khác nhƣ rối loạn
tiêu hóa, tim đập nhanh trƣờng hợp suy hô hấp nặng có thể có biểu hiện suy tim, trụy
mạch.
2.3.3 Xét nghiệm cận lâm sàng
 X quang: hình ảnh VPQP
 Xét nghiệm máu: số lƣợng bạch cầu tăng, xét nghiệm khí máu (nặng)…
 Xét nghiệm tìm virus, vi khuẩn

9
2.3.4 Điều trị [9].
Để điều trị có hiệu quả VPQP ở trẻ em cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời
ngày từ y tế cơ sở theo phác đồ chẩn đoán và xử trí cuả tổ chức Y tế thế giới và phải
tuân thủ các nguyên tắc:
– Chống nhiễm khuẩn (kháng sinh amoxicillin, cephalosporin……)
– Chống suy hô hấp (đặt trẻ nơi khô dáo thoáng mát, nối rộng quần áo, hút đờm rãi, thỏ
oxy đặt ống nếu trẻ nặng…)
– Điều trị chống các rối loạn khác.
– Điều trị các biến chứng khác nếu có
– Điều trị hỗ trợ cho trẻ (đảm bảo cho trẻ đƣợc bú sữa mẹ, đảm bảo uống đủ nƣớc hằng
ngày, hạ sốt, vệ sinh mũi họng, giữa ấm cho trẻ….)
3. Phƣơng pháp rửa mũi.
3.1 Thủ thuật Proetz (súc rửa xoang – “ xông kê ”)
3.1.1 Nguồn gốc
Súc rửa mũi (SRM) bắt nguồn từ một kỹ thuật cổ Ayurvedic gọi là jala neti, nghĩa
từng chữ là rửa mũi bằng nƣớc theo tiếng Sanskrit, trong đó ngƣời ta dùng một bình
neti (neti pot) để súc rửa. Do y học hiện đại từ lâu đã dùng phƣơng pháp súc rửa mũi
để làm thông xoang và đề phòng bệnh mũi xoang, các thầy thuốc cũng chấp thuận jala
neti đơn thuần nhƣ một kiểu súc rửa mũi, sử dụng bình neti hay một ống tiêm để chứa
dung dịch súc rửa.
Jala neti, dẫu rằng ít đƣợc biết đến ở các nền văn hoá Phƣơng Tây, lại là một
phƣơng pháp rất quen thuộc ở Ấn Độ và nhiều nơi khác ở Nam Á, tựa nhƣ đánh răng
bằng bàn chải mỗi ngày. Nó đƣợc sử dụng mỗi sáng sớm cùng với các biện pháp vệ
sinh cá nhân khác. Jala neti cũng có thể đƣợc thực hiện vào cuối ngày khi làm việc
hoặc sinh sống ở một môi trƣờng bụi bặm và ô nhiễm. – Khi sử dụng cho nghẹt mũi, có
thể áp dụng jala neti đến 4 lần mỗi ngày. Phƣơng pháp súc rửa mũi kinh điển dùng
dung dịch muối đẳng trƣơng (NaCl 0.9%).

10

Bình neti bằng sứ

Bình neti bằng gốm

3.1.2 Phƣơng pháp
Nasal Irrigation (rửa mũi) là cách vệ sinh cá nhân hằng ngày theo phƣơng pháp
Yoga, dùng dòng chảy của nƣớc muối để rửa sạch những bụi bẩn, chất nhầy và giúp
thông mũi .
Có thể dùng một ống tiêm chứa đầy dịch hoặc một bình neti (neti pot) để súc rửa
mũi. Thủ thuật này đã đƣợc kiểm chứng lâm sàng và đƣợc công nhận là an toàn, có ích
và không có tác dụng phụ nào đáng kể [15], [17].
Các bƣớc rửa mũi
– Bƣớc 1: Để rửa mũi, bạn cần chuẩn bị có một bình đựng và một lọ nƣớc muối sinh
lý. Bạn có thể dùng loại bình xịt dạng phun sƣơng, hoặc bình neti pot (dạng bình trà
nhƣng dùng để nhỏ mũi). Nếu không có, bạn có thể dùng Xilanh để bơm nƣớc muối
sinh lý vào mũi.
– Bƣớc 2: Nghiêng ngƣời về phía bồn rửa hoặc chậu một góc 45 độ. Nghiêng đầu để
sau khi đổ nƣớc muối chảy từ mũi này sang mũi kia sẽ rơi vào đúng chậu. Lƣu ý
không ngả đầu ra phía sau.
– Bƣớc 3: Đặt vòi của bình neti pot hoặc ống tiêm hoặc bình xịt vào một bên cánh mũi
nhƣ hình minh họa. Bạn há miệng rồi từ từ
xịt, rót nƣớc muối vào mũi, nhớ là trong
suốt quá trình, chỉ thở bằng miệng, không
thở bằng mũi.
– Bƣớc 4: Nƣớc muối sẽ chảy từ mũi bên
này sang bên kia và có thể là chảy cả trong

11
miệng nhƣng đừng lo, bạn sẽ không đau nếu nƣớc chỉ chảy vào họng (muốn vậy phải
tuân thủ việc thở bằng miệng).
– Bƣớc 5: Xì mũi nhè nhẹ để làm sạch các dịch còn sót trong mũi. Nhắc lại bƣớc 3 với
mũi bên kia.
Ở Phƣơng Tây, các bác sĩ đã biết rõ những ích lợi của SRM trên một thế kỷ nay.
Alfred Laskiewicz trƣởng khoa Tai Mũi Họng của BV Pozna (1932-1939) mô tả
những đóng góp của SRM trong chăm sóc vệ sinh cơ thể nói chung . Thủ thuật Proetz
(“xông kê”) đã đƣợc các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng dùng trong rất nhiều năm
để súc rửa xoang.

Hệ thống súc rửa mũi của Bs. Sage những năm 1900

Dụng cụ súc rửa mũi của Bermingham những năm 1920-1930

3.1.3 Lợi ích và công dụng
Súc rửa mũi (Jala neti) bằng dung dịch muối đẳng trƣơng giúp mũi khoẻ mạnh.
SRM có thể đƣợc áp dụng cho những bệnh nhân viêm xoang mãn với các triệu chứng
đau mặt, nhức đầu, thở hôi, ho, sổ mũi nƣớc. Một số nghiên cứu cho thấy SRM có “tác
dụng điều trị triệu chứng gần nhƣ tƣơng đƣơng với các loại thuốc men” [20] và SRM
đƣợc khuyên dùng nhƣ là “một điều trị bổ trợ hiệu quả cho các triệu chứng viêm mũi

12
xoang mãn” [16], [18],[21] và điều trị chính trong trƣờng hợp nhƣ vậy và tốt hơn là
việc điều trị corticosteroid ngoại trừ trƣờng hợp nghiêm trọng nhất của viêm xoang
cấp do vi khuẩn [12].
SRM có thể giúp đề phòng cảm cúm, ngoài ra nó còn giúp giữ gìn vệ sinh mũi tốt
bằng cách rửa sạch những ngóc ngách trong mũi, giảm nghẹt mũi, khô mũi và các triệu
chứng của dị ứng. Nƣớc muối rửa mũi là một liệu pháp bổ sung cho điều trị đƣờng hô
hấp trên và đƣợc sử dụng bởi các bác sỹ gia đình đối với các bệnh nhân có vấn đề về
đƣờng hô hấp trên [19].
Đối với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng, SRM là một phƣơng pháp nhanh và ít
tốn kém để thúc đẩy chức năng của các nhung mao mũi và làm tan dịch nhầy, giảm
phù nề, cải thiện dẫn lƣu qua lỗ thông tự nhiên của các xoang
Rửa mũi mỗi ngày là cách chữa trị hiệu quả và rất tốt, nhằm làm sạch dịch trong
mũi, giúp trẻ thở thông qua đƣờng mũi và đề phòng bệnh viêm tai giữa.
Rửa sạch hốc mũi bằng nƣớc muối giúp cho màng mũi không bị khô, thở đƣợc
thông, và không còn dính hỉ mũi cứng. Phƣơng pháp này tuyệt đối an toàn cho ngƣời
lớn và trẻ em, và không gây ra các phản ứng phụ nào cả [14], [15], [18]. Bệnh nhân
rửa mũi sau một thời gian ngắn sẽ bớt lệ thuộc dùng thuốc chống nghẹt mũi và giảm
các triệu chứng viêm long đƣờng hô hấp. Hoa Kỳ và Canada đều ủng hộ phƣơng pháp
chữa trị và ngừa bệnh nghẹt mũi này nhất là sau khi giải phẫu hốc mũi cần rửa và giữ
cho sạch.
Tóm lại, súc rửa mũi có thể đem lại các lợi ích sau: [12],[14],[15]  Làm sạch các dịch niêm dính, đặc và giúp giảm nghẹt mũi.
 Súc rửa và làm sạch xoang mũi khỏi các dị ứng nguyên (allergens), các chất gây
kích ứng, và các yếu tố nhiễm trùng
 Điều trị viêm xoang mãn
 Điều trị viêm mũi xoang cấp do nhiễm trùng
 Điều trị viêm mũi dị ứng
 Đề phòng cảm cúm
 Giảm khô mũi
 Giúp làm sạch các ngóc ngách trong mũi xoang
 Điều trị hội chứng mũi trống (tổn thƣơng do cắt bỏ cuốn mũi quá mức)
 Cải thiện hô hấp

13
 Giảm ho và các triệu chứng nhỏ giọt sau mũi (post-nasal drip)
 Cải thiện tình trạng của các xoang mũi.
 Các phƣơng pháp thở yoga có tên gọi là pranayama đƣợc tăng cƣờng bởi thủ thuật
jala neti do đa số đều dựa trên những động tác hít thở sâu qua mũi.
Một số lợi ích khác mà người được SRM có thể nhận biết:
 Cải thiện khứu giác
 Cải thiện vị giác
 Thở đƣợc sâu hơn, dễ chịu và thƣ giãn hơn
3.2 Đối với trẻ nhỏ
Có rất nhiều phƣơng pháp để làm sạch mũi cho trẻ giúp mũi trẻ thông thoáng hơn, trẻ
thở dễ dàng hơn nhƣ:
 Hút mũi bằng máy hút áp lực thấp
 Nhỏ nƣớc muối sinh lý
 Làm ẩm môi trƣờng bằng sử dụng máy tạo hơi ẩm
 Khí dung
 ………
Tuy nhiên phƣơng pháp rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý dựa trên nguyên lý cuả
thủ thuật Proetz ít đƣợc biết đến và chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi nhiều trong thực tế.
Quá trình rửa mũi đúng cách gồm: tƣ thế để trẻ nằm nghiêng một bên nhỏ nƣớc
muối sinh lý vào chảy từ một bên lỗ mũi sang lỗ mũi bên kia. Điều đó sẽ giúp rửa sạch
chất nhầy và các chất gây dị ứng.
Rửa sạch hốc mũi hàng ngày với nƣớc muối để trị những bệnh gây ra nghẹt mũi
kinh niên dù cho dùng làm phƣơng pháp chính hay phụ hay ngăn ngừa vẫn tốt hơn là
phải dùng đến thuốc. Trẻ em dƣới hai tuổi khi không có thuốc ho hay thuốc cảm cúm,
có thể dùng phƣơng pháp rửa mũi này để giảm sổ mũi hay nghẹt mũi.
Là ngƣời Điều dƣỡng nhi khoa trong quá trình chăm sóc trẻ, việc giúp trẻ dịu đi
các triệu chứng của bệnh mà không cần dùng đến thuốc có tác dụng hỗ trợ cho quá
trình điều trị và đem lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí trong
quá trình điều trị chăm sóc.

14
4. Tác dụng của nƣớc muối sinh lý 0.9% [3] Nƣớc muối sinh lý (Natri Clorid) hay nƣớc muối đƣợc pha chế với tỷ lệ 0.9%, tức
1 lít nƣớc với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trƣơng có áp suất thẩm thấu
xấp xỉ với dịch trong cơ thể ngƣời.
Trong y học nƣớc muối sinh lý đƣợc coi nhƣ một loại dung dịch có khả năng hấp
thu tốt qua đƣờng tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đƣờng truyền tĩnh
mạch nên thƣờng đƣợc dùng để cung cấp và bổ sung nƣớc cũng nhƣ chất điện giải.
Dung dịch muối đƣợc phân bố rộng rãi trong cơ thể và đƣợc thải trừ chủ yếu qua
đƣờng nƣớc tiểu và một phần qua mồ hôi, nƣớc mắt, nƣớc bọt.
Ngoài ra nƣớc muối sinh lý còn dùng để rửa mắt, mũi, súc miệng, thích hợp cho
mọi lứa tuổi kể cả trẻ em.
Nƣớc muối sinh lý dùng để rửa đƣợc pha chế dạng 100ml, 500ml, nhƣng cũng có
ngƣời sử dụng nƣớc muối sinh lý truyền tĩnh mạch để rửa. Những lọ nhỏ 10ml thƣờng
dùng để nhỏ mắt, mũi.

Nƣớc muối sinh lý rửa chai 500ml

Nƣớc muối sinh lý nhỏ lọ 10ml

15
CHƢƠNG II
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu
– Chọn mẫu: Mỗi phòng chọn ngẫu nhiên các giƣờng bệnh có số chẵn trẻ VPQP có
xuất tiết mũi tại khoa Điều trị tự nguyện B – Bệnh viện nhi Trung Ƣơng.
– Cỡ mẫu: 96 bệnh nhi đƣợc chia làm 2 nhóm:
 Nhóm 1: 48 trẻ VPQP có xuất tiết mũi đƣợc can thiệp rửa mũi bằng Nacl 0.9%
 Nhóm 2: 48 trẻ VPQP có xuất tiết mũi không đƣợc can thiệp rửa mũi bằng NaCl
0.9%, nhỏ mũi đơn thuần bằng NaCl 0.9%
1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:
Cả hai nhóm trẻ đều:
– Có độ tuổi dƣới 24 tháng tuổi.
1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
– Không thực hiện trên bệnh nhân thở máy, thở oxy hoặc có kèm theo các bệnh lý
khác (viêm phế quản phổi kèm theo tiêu chảy cấp, bệnh máu, bệnh gan thận)…
2. Phƣơng pháp
2.1 Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng có đối chứng
2.2 Công thức tính cỡ mẫu : tính theo công thức
n =
2(Z1- α/2 – Z1-β)2 σ2
(μ1 – μ2)2

– α = 0.05, β = 0.2 ( power = 80% )
– μ1, μ2 là thời gian nằm viện trung bình của hai nhóm.
– (μ1 – μ2)2 là khác biệt tối thiểu về thời gian nằm viện đƣợc coi là có ý nghĩa lâm
sàng, đƣợc chọn là một ngày
– σ là độ lệch chuẩn của thời gian nằm viện của nhóm chứng, theo nghiên cứu
của Rabago và cộng sự (2003) là 1.7
– Cỡ mẫu ƣớc tính cho mỗi nhóm là 48 bệnh nhân

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *