LVTN-8875_Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của Công ty cổ phần bảo hiểm

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG (VASS)

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Chuyên ngành: Quản Trị Marketing

Giảng viên hướng dẫn : TS.Trương Quang Dũng
Sinh viên thực hiện: Ngô Hải My
MSSV: 1311140141
Lớp: 13DQM02

TP. Hồ Chí Minh, 2017
ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài khóa luận tốt nghiệp của riêng tôi. Những kết
quả nghiên cứu và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công ty Cổ phần
Bảo hiểm Viễn Đông được sử dụng trung thực, không sao chép bất kỳ nguồn nào
khác và chưa công bố nội dung bất kỳ đâu.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP.HCM, ngày 15 tháng 07 năm 2017
Sinh viên ký tên

Ngô Hải My
iii

LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM,
được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô
khoa Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và
thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Và khi có cơ hội được thực tập tại
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) em đã có thể áp dụng những kiến
thức học được vào thực tế, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại
công ty để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy Cô trường Đại học Công
Nghệ TP.HCM, đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian qua. Đặc
biệt, là thầy Trương Quang Dũng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp này.
Lời cảm ơn tiếp theo em muốn gửi đến cô Trần Vũ Anh Thi – Giám đốc
phòng Quan hệ công chúng đã dành cho em rất nhiều lời khuyên bổ ích trong công
việc cũng như trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty
Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông nói chung và các anh chị nhân viên phòng Quan hệ
công chúng nói riêng đã tạo điều kiện để em được học hỏi, được tiếp xúc thực tế và
hoà nhập với môi trường làm việc tại công ty.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách
hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và
Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty để khóa luận tốt nghiệp đạt được kết quả tốt
hơn.
TP.HCM, tháng 7 năm 2017.
Sinh viên: Ngô Hải My
iv

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

NHẬN XÉT THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : Ngô Hải My

MSSV :
1311140141
Khoá :
2013-2017.

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

Giảng viên hƣớng dẫn

v

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG
CHÚNG CỦA DOANH NGHIỆP …………………………………………………………………
3
1.1
Tổng quan về quan hệ công chúng (PR)
…………………………………………….
3
1.1.1
Định nghĩa về công chúng …………………………………………………………….
3
1.1.2
Khái niệm về quan hệ công chúng (Public relations- PR) …………………
3
1.1.3
Đặc điểm của quan hệ công chúng
…………………………………………………
5
1.1.4
Vai trò và chức năng của quan hệ công chúng trong doanh nghiệp
……
5
1.2
Các hoạt động quan hệ công chúng trong doanh nghiệp
…………………….
7
1.2.1
Các hoạt động cộng đồng ……………………………………………………………..
7
1.2.2
Các hoạt động nội bộ
……………………………………………………………………
7
1.2.3
Tài trợ ………………………………………………………………………………………..
8
1.2.4
Tổ chức sự kiện ……………………………………………………………………………
9
1.2.5
Xử lý khủng hoảng ……………………………………………………………………….
9
1.2.6
Quan hệ với truyền thông, báo chí ……………………………………………….
10
Tóm tắt chƣơng 1 ……………………………………………………………………………………….
11
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG (VASS) …………………..
12
2.1
Giới thiệu về công ty
……………………………………………………………………….
12
2.1.1
Quá trình hình thành và phát triển ……………………………………………….
12
2.1.2
Tầm nhìn, sứ mệnh và lĩnh vực hoạt động
……………………………………..
13
2.1.3
Cơ cấu tổ chức …………………………………………………………………………..
14
2.1.4
Thành tựu đạt được
…………………………………………………………………….
15
2.1.5
Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2014 – 2016
………………………….
16
2.2
Thực trạng hoạt động quan hệ công chúng tại Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Viễn Đông (VASS)
…………………………………………………………………………..
17
2.2.1
Hoạt động cộng đồng
………………………………………………………………….
17
2.2.2
Hoạt động nội bộ ……………………………………………………………………….
24
2.2.3
Hoạt động tài trợ ……………………………………………………………………….
28
2.2.4
Tổ chức sự kiện ………………………………………………………………………….
30
2.2.5
Xử lý khủng hoảng ……………………………………………………………………..
31
2.2.6
Tạo mối quan hệ với truyền thông và báo chí ………………………………..
32
vi

2.3
Đánh giá chung ………………………………………………………………………………
33
2.3.1
Những thành tích đã đạt được ……………………………………………………..
33
2.3.2
Những mặt còn hạn chế ………………………………………………………………
36
Tóm tắt chƣơng 2 ……………………………………………………………………………………….
37
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM VIỄN
ĐÔNG (VASS) ……………………………………………………………………………………………
38
3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS)

………………………………………………………………………………………………………
38
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động PR của Công ty Cổ phần
Bảo hiểm Viễn Đông ………………………………………………………………………………..
39
3.2.1
Đối với hoạt động cộng đồng ………………………………………………………
39
3.2.2
Đối với hoạt động nội bộ …………………………………………………………….
39
3.2.3
Đối với hoạt động tài trợ …………………………………………………………….
41
3.2.4
Đối với tổ chức sự kiện ……………………………………………………………….
42
3.2.5
Đối với xử lý khủng hoảng
…………………………………………………………..
43
3.2.6
Đối với quan hệ truyền thông và báo chí……………………………………….
44
3.3 Một số kiến nghị khác
…………………………………………………………………………
45
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..
47
vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
————————
BTC: Ban Tổ Chức
BV: Bệnh viện
CLB: Câu lạc bộ
CP: Cổ phần
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
HĐQT: Hội Đồng Quản Trị
LSDD: Lãnh Sự Danh Dự
LSQ: Lãnh Sự Quán
MDEC: The Mekong Delta Economic Cooperation – Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
đồng bằng sông Cửu Long
NVH: Nhà văn hóa
PR: Public relations – Quan hệ công chúng
PTGĐ: Phó Tổng Giám Đốc
QHCC: Quan hệ công chúng
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
TT: Trung tâm
UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
VASS: Tên viết tắt của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông
VNĐ: Việt Nam đồng
VNR500: Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo mô hình của
Fortune 500
YDA: Câu lạc bộ Tuổi trẻ Thăng Long
viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của VASS năm 2014, 2015,
2016
……………………………………………………………………………………………………………
16
Bảng 2.2: Các chương trình vì cộng đồng hướng về trẻ em, những người có hoàn
cảnh khó khăn mà VASS thực hiện ………………………………………………………………..
18
Bảng 2.3: Bảng phân chia các nhóm tình nguyện viên thực hiện chương trình “Ngày
chủ nhật xanh”
……………………………………………………………………………………………..
21
Bảng 2.4: VASS tổ chức thực hiện Chương trình “Nhà sạch đón tết” 3 năm liên tiếp
2015, 2016, 2017
………………………………………………………………………………………….
22
Bảng 2.5: Các khóa đào tạo và huấn luyện cho toàn thể đội ngũ, cán bộ nhân viên
VASS
………………………………………………………………………………………………………….
26
Bảng 2.6: Bảng báo cáo tần suất truyền thông của VASS và các đơn vị thành viên,
đối tác năm 2016 ………………………………………………………………………………………….
35

ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông ………………
15
Biểu đồ 2.1: Biều đồ thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận HĐKD bảo hiểm của
VASS năm 2014, 2015, 2016
…………………………………………………………………………
16
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tần suất xuất hiện trên các kênh truyền thông 2014 –
2016
……………………………………………………………………………………………………………
34
Hình 2.1: Bà Đỗ Thị Minh Đức – Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm Viễn Đông trao tận tay
quà cho các bệnh nhi và gia đình của các em …………………………………………………..
19
Hình 2.2: Bảo hiểm Viễn Đông thăm và tặng quà cho Trung tâm nhân đạo Huyền
Trang ………………………………………………………………………………………………………….
20
Hình 2.3: Chương trình thu hút đông đảo các sinh viên từ các trường Đại học …….
21
Hình 2.4: Đông đảo các sinh viên háo hức tham gia chương trình “Nhà sạch đón tết”

…………………………………………………………………………………………………………………..
22
Hình 2.5: Chương trình thu hút đông đảo các sinh viên trong nước và ngoài nước
tham gia ………………………………………………………………………………………………………
23
Hình 2.6: Các nhà tài trợ trao quà và sách cho các em thiếu nhi tại TT Bảo trợ xã
hội trẻ em thiệt thòi ………………………………………………………………………………………
24
Hình 2.7: Ông già Noel tặng quà cho cán bộ nhân viên VASS trước thềm Giáng
sinh …………………………………………………………………………………………………………….
25
Hình 2.8: Ông Trần Quốc Mạnh – PTGĐ phòng đào tạo trực tiếp giảng dạy khóa
“train the trainer”
………………………………………………………………………………………….
26
Hình 2.9: Giám đốc Nghiệp vụ Công ty môi giới bảo hiểm MARSH trao đổi kỹ
năng thực hiện Hợp đồng bảo hiểm ………………………………………………………………..
27
Hình 2.10: Bà Đỗ Thị Minh Đức – Chủ tịch HĐQT và Bà Đỗ Thị Kim Liên cùng
toàn thể cán bộ, nhân viên của VASS hưởng ứng phong trào mặc áo dài nơi công sở

…………………………………………………………………………………………………………………..
27
Hình 2.11: Bảo hiểm Viễn Đông trao tài trợ bảo hiểm tượng trưng cho BTC Giải Vô
địch bóng bàn Toàn quốc báo Nhân Dân lần thứ 34, lần thứ 35 …………………………
29
Hình 2.12: Đại diện Công ty Bảo hiểm Viễn Đông hỗ trợ một phần chi phí cho gia
đình nạn nhân ………………………………………………………………………………………………
30
Hình 2.13: Các cơ quan truyền thông, báo chí liên kết cùng VASS
…………………….
33
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khiến cạnh
tranh ngày càng trở nên gay gắt. Do đó, để thu hút được sự chú ý đối với nhu
cầu ngày càng khó và đòi hỏi cao của khách hàng thì bên cạnh chất lượng sản
phẩm, dịch vụ tốt doanh nghiệp còn phải biết truyền tải, cung cấp thông tin
chính xác và hiệu quả, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Một trong những
công cụ hữu hiệu nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng đó chính là quan hệ công
chúng (Public relations – PR). Quan hệ công chúng du nhập vào Việt Nam từ
những năm 90 của thế kỉ XX được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi sự mới
mẻ, sáng tạo, tiết kiệm chi phí mang lại thu nhập cao. Không ngoại lệ, Công ty
Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) là một trong những doanh nghiệp đã áp
dụng công cụ này cho chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Trong quá
trình thực tập, em đã có cơ hội quan sát và hiểu rõ hơn về các hoạt động quan hệ
công chúng mà VASS đã thực hiện. Thông qua các hoạt động quan hệ công
chúng tích cực, hiệu quả và phù hợp nhất VASS đã gặt hái được những thành
công nhất định. Vì vậy em quyết định đi sâu vào tìm hiểu về “Một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Viễn Đông (VASS)” làm đề tài cho khóa luận của mình và từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động quan hệ công chúng của công
ty phát triển hơn nữa. Với kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên
không thể tránh những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý Thầy Cô, các anh chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quan hệ công chúng (PR)
trong chiến lược kinh doanh của công ty. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt
động quan hệ công chúng từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông
(VASS).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2

 Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động quan hệ công
chúng của doanh nghiệp.
 Phạm vi nghiên cứu:
– Không gian: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông.
– Thời gian: Các thông tin và số liệu phân tích nằm trong khoảng thời gian
từ năm 2014 đến 4 tháng đầu năm 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh đối
chiếu và phân tích tổng hợp. Dữ liệu sử dụng chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp do
công ty cung cấp.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu
thành 3 chương gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động quan hệ công chúng của Công ty Cổ phần Bảo
Hiểm Viễn Đông (VASS)
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng
của Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Viễn Đông (VASS).

3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG
CHÚNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về quan hệ công chúng (PR)
1.1.1 Định nghĩa về công chúng
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt mục tiêu thoả mãn nhu cầu
khách hàng – một loại công chúng, từ đó dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh đã
đề ra. Có thể nói công chúng – khách hàng chính là yếu tố sống còn của doanh
nghiệp.
Theo Philip R.Cateora, một chuyên gia marketing cho rằng: “công chúng là
bất cứ nhóm người nào có mối quan tâm hay ảnh hưởng hiện tại hoặc tiềm năng
đến khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp”. Họ là tất cả những tổ chức và
cá nhân có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Họ là
khách hàng, cơ quan chính phủ, cộng đồng dân cư, nhà đầu tư hoặc là các tổ chức
khác. Nhân viên trong công ty cũng là công chúng nội bộ, họ cũng có khả năng cản
trở việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp nếu như không xây dựng được mối
quan hệ tốt đẹp với họ.
Công chúng không chỉ là một nhóm người ảnh hưởng đến mọi chính sách,
quyết định của tổ chức, công chúng còn là những người nhìn nhận những vấn đề
của tổ chức một cách khách quan. Nhờ vào công chúng, tổ chức có thể tìm ra được
những thách thức cũng như cơ hội của bản thân doanh nghiệp.
1.1.2 Khái niệm về quan hệ công chúng (Public relations – PR)
Theo nhà nghiên cứu Frank Jefkins, PR là hoạt động liên quan đến mọi tổ
chức, dù là tổ chức thương mại hay phi thương mại. Nó tồn tại một cách khách
quan, dù ta muốn hay không muốn. Ở nước ta, hoạt động PR tuy còn mới mẻ nhưng
cũng là lĩnh vực được nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và nhiều cá nhân quan
tâm. Năm 2006, một số cơ sở đã chính thức tuyển sinh đào tạo về PR và đã trở
thành một nghề được nhiều người lựa chọn.
PR là một lĩnh vực hoạt động rất phong phú, do đó chúng ta có thể tiếp cận
PR từ nhiều góc độ khác nhau như sau:
4

 Theo nhà nghiên cứu Frank Jefkins định nghĩa như sau: “PR bao gồm tất
cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức,
giữa một tổ chức và công chúng của nó, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên
quan đến sự hiểu biết lẫn nhau”.
 Một định nghĩa khác từ Viện Quan hệ công chúng Anh Quốc (IPR) cho
rằng: “PR là những nỗ lực một cách có kế hoạch, có tổ chức của một cá nhân hoặc
tập thể nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng
của nó”.
 Đại Hội đồng Quốc tế của những người làm PR tổ chức tại Mexico tháng
8 năm 1978 đã đưa ra một định nghĩa khá toàn diện về PR: “PR là một ngành khoa
học xã hội nhân văn, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho
các nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập
kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng”.
 Tổ chức Nghiên cứu và Đào tạo QHCC Mỹ (Foundation of PR Research
and Education) cho rằng: “Quan hệ công chúng có chức năng quản lý, giúp thiết lập
và duy trì các kênh truyền thông, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác lẫn nhau giữa
một tổ chức với các nhóm công chúng có liên quan”.
Qua bốn định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận xét về quan hệ công chúng
gồm các hoạt động sau:
– Tư vấn cho các cán bộ lãnh đạo tổ chức doanh nghiệp.
– Quan hệ công chúng là một bộ phận của chiến lược quản lý của tổ chức
doanh nghiệp.
– Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu mong đợi của công chúng – những đối tượng
ảnh hưởng, chi phối tới sự hoạt động và phát triển của tổ chức doanh
nghiệp.
– Thiết lập chính sách quan hệ công chúng hòa hợp được lợi ích của tổ chức
doanh nghiệp với lợi ích của công chúng.
– Triển khai chính sách vào thực tiễn: phát triển các hoạt động truyền thông
thiết lập và duy trì quan hệ tốt đẹp, lâu dài với công chúng.
– Giành sự thiện cảm của công chúng, xây dựng uy tín và quản lý uy tín của
tổ chức doanh nghiệp.
5

Tất cả các định nghĩa này bao hàm những chức năng cơ bản của PR: nghiên
cứu, hoạch định, truyền thông và đánh giá. Hiểu một cách ngắn gọn, PR là quá trình
truyền thông nhiều chiều được xây dựng, duy trì và phát triển nhằm tạo ra các mối
quan hệ tốt đẹp.
1.1.3 Đặc điểm của quan hệ công chúng
 Quan hệ công chúng là một mảng dịch vụ lớn trên thị trường. Đa dạng về
các dịch vụ, môi trường làm việc áp lực cao, luôn phải chồng chéo công việc, không
có thời gian nghỉ ngơi.
 Đòi hỏi phải có chuyên môn giỏi và thể lực tốt mới có thể tham gia vào
quan hệ công chúng.
 Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tác động mạnh vào quan hệ
công chúng, làm thay đổi nhiều phương thức truyền thông gồm: danh thiếp, số điện
thoại, số fax, thư điện tử… làm thay đổi rất nhiều phương thức truyền thông trong
hoạt động kinh doanh hàng ngày.
 Cả lý thuyết và thực tiễn, quan hệ công chúng đều mới được hoàn thiện
song đã mang tính toàn cầu và phát triển rất nhanh chóng. Xã hội càng phát triển,
hội nhập thì QHCC càng phát triển.
 Quan hệ công chúng đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp cao. Thành công của
quan hệ công chúng dựa trên cơ sở là các mối quan hệ tốt đẹp, trên sự thiện cảm của
công chúng, trên uy tín của tổ chức doanh nghiệp.
1.1.4 Vai trò và chức năng của quan hệ công chúng trong doanh nghiệp
 Vai trò của quan hệ công chúng trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, truyền thông là một công cụ quản lý hữu hiệu. Công
cụ này được hình thành bằng các quy tắc thống nhất sử dụng trong nội bộ doanh
nghiệp và với các tổ chức bên ngoài.
Công tác truyền thông hiệu quả đem lại những đóng góp to lớn đối với các
mục tiêu mang tính chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp đó như:
6

– Cải thiện hình ảnh hay thương hiệu của doanh nghiệp.
– Tạo lập một profile với báo chí ở một vị thế cao hơn, chuyên nghiệp hơn.
– Thay đổi thái độ của công chúng mục tiêu.
– Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng xã hội.
– Tăng cường thị phần đầu tư trên thị trường.
– Gây ảnh hưởng lên các chính sách của chính phủ ở các cấp độ tăng dần:
địa phương, nhà nước, quốc tế.
– Cải thiện mối quan hệ truyền thông đối với các nhà đầu tư và các cố vấn
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng nhiều phương
pháp: thông qua quảng cáo, xúc tiến, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu
chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó, có thể nói hoạt
động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình
hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa
nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt động và mục tiêu của doanh
nghiệp.
Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến
khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông
điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là
giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu.
Hơn thế nữa, PR giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và bão táp.
Đặc biệt là khi có khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ
trợ từ phía cộng đồng (đây là điều không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo)
trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp.
 Chức năng của quan hệ công chúng đối với doanh nghiệp
Quan hệ công chúng gồm ba chức năng:
 Thứ nhất: Quan hệ công chúng phục vụ mục đích định hướng dư luận thông qua
việc hướng suy nghĩ và hành động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mục
tiêu của tổ chức.
7

 Thứ hai: Phản ứng lại với dư luận đối với các diễn biến, các vấn đề hoặc những
đề xướng của người khác.
 Thứ ba: Nhằm đạt được mối quan hệ các bên cùng có lợi giữa tất cả các loại hình
quan hệ công chúng mà một tổ chức có, khuyến khích sự trao đổi hài hòa giữa các
loại hình công chúng khác nhau của một tổ chức.
1.2 Các hoạt động quan hệ công chúng trong doanh nghiệp
1.2.1 Các hoạt động cộng đồng
Cộng đồng là khái niệm rộng lớn, đó có thể là những khách hàng, đối thủ,
nhân viên công ty, các thủ lĩnh uy tín của dư luận xã hội, cổ đông, đại biểu của quốc
hội, nhà báo, đại diện của các trung tâm báo chí, các cộng đồng tài chính và sự
nghiệp. Để xây dựng quan hệ với cộng đồng, các doanh nghiệp phải xác định được
cộng đồng hoặc tập hợp cộng đồng của mình, xác định vị trí của mình trong cộng
đồng đó, từ đó lập các kế hoạch hoạt động. Việc thực hiện chương trình PR cộng
đồng cần gắn với chiến lược chung của tổ chức, công ty để mang lại hiệu quả. Công
bố chương trình cùng với chỉ dẫn về thời gian và cách thức tiếp cận để công chúng
có thể đóng góp ý kiến giúp đỡ tổ chức, công ty. Ngoài ra có thể tham gia một hoạt
động cụ thể hoặc lập ra một hình thức hợp tác mới giữa tổ chức, công ty và cộng
đồng.
Theo Belch and Belch (2004), để nâng cao hình ảnh của mình trong mắt
công chúng các doanh nghiệp đã thông qua các hoạt động đối với cộng đồng, trách
nhiệm đối với xã hội. Các hoạt động cộng đồng bao gồm các hình thức khác nhau
như: tham gia các đợt vận động gây quỹ (bảo trợ trẻ em nghèo, sinh viên học giỏi,
hỗ trợ người già neo đơn, tàn tật, đóng góp cứu trợ nạn nhân bão lũ, hoả hoạn…),
tài trợ các chương trình dành cho thanh thiếu niên như hội thao, hội diễn văn nghệ,
hoặc là thành viên của những tổ chức từ thiện địa phương.
1.2.2 Các hoạt động nội bộ
PR nội bộ có vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường làm việc
hiệu quả, một hệ thống thông tin đảm bảo hoàn thành mục tiêu cuối cùng của tổ
chức, công ty. Theo các nhà nghiên cứu cần nâng cao các yếu tố ảnh hưởng tới
truyền thông nội bộ và sự chú ý tới quan hệ công chúng nội bộ của lãnh đạo. Tạo ra
8

giá trị về sự hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo, nhân viên và sự tác động của nó đến
kết quả cuối cùng của tổ chức, công ty. PR nội bộ nhằm thiết lập, xây dựng và phát
triển những mối quan hệ có lợi giữa các nhân viên và tổ chức, chính là yếu tố quyết
định tới thành công hoặc thất bại của công ty.
Công chúng nội bộ (Internal Publics) bao gồm các thành phần bên trong của
doanh nghiệp như: công nhân, nhân viên kinh doanh, quản trị viên… Các đối tượng
này tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Các đối tượng này được xem như nguồn nhân lực của doanh nghiệp,
là tài sản, sức mạnh của doanh nghiệp, họ có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động
của tổ chức. Các hoạt động nội bộ tập trung thắt chặt các mối quan hệ nội bộ bằng
cách tạo điều kiện cho ban lãnh đạo tiếp xúc nhiều hơn với nhân viên. Các hoạt
động PR nội bộ bao gồm phong trào đoàn thể, văn hoá thể thao, thực hiện các đoạn
phim ngắn về hoạt động công ty, đào tạo nhân viên… Những việc này giúp xây
dựng văn hoá, hình ảnh riêng của doanh nghiệp, mang lại niềm tin và lòng tự hào
cho đội ngũ nhân viên, góp phần củng cố mối quan hệ giữa các bộ phận và thu hút
sự chú ý quan tâm của công chúng.
1.2.3 Tài trợ
Levy (2004) cho rằng tài trợ là một hình thức mà trong đó các công ty trả
tiền để được gắn liền với các sự kiện nhất định. Không giống các kỹ thuật tiếp thị
thông thường, với sự tài trợ của công ty, các sản phẩm hoặc sự kiện được tài trợ sẽ
hình thành mối liên kết với tâm trí người tiêu dùng. Tài trợ thường được sử dụng
như là một phần của chiến dịch quan hệ công chúng. Công ty sẽ chi một khoản tiền
để mời công chúng sử dụng sản phẩm hoặc mời những người có sức ảnh hưởng
tuyên truyền nhãn hiệu, biểu tượng của công ty.
Các doanh nghiệp sử dụng tài trợ để xây dựng thiện cảm và nâng cao mức độ
nhận diện thương hiệu bằng cách đồng hành cùng các sự kiện hoặc tổ chức khác
(Parker, 1991). Ví dụ như tập đoàn Hoa sen tài trợ cho chương trình: “Vượt lên
chính mình” bằng cách tài trợ số tiền cho các hoàn cảnh khó khăn, khi đặt banner
trong trong chương trình như một cách khuếch trương hinh ảnh, xây dựng thiện cảm
và giúp người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu.
9

1.2.4 Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện nhằm mục đích thu hút sự chú ý của sản phẩm hoặc hàng
hóa của doanh nghiệp, tạo ra sự quan tâm từ công chúng để giới thiệu, quảng bá, tạo
ra mối quan hệ mang lại lợi ích cho tổ chức. Tổ chức các sự kiện như lễ khai trương
chi nhánh, lễ ra mắt sản phẩm mới, lễ kỉ niệm thành lập,sự xuất hiện của người nổi
tiếng, tổ chức các cuộc thi… nhằm tạo nên sự chú ý của công chúng tới uy tín và
sản phẩm của doanh nghiệp. Có nhiều hình thức tổ chức sự kiện như: họp báo, hội
nghị, lễ hội, hội chợ, triển lãm, văn nghệ, thể thao…
Do đó, tổ chức sự kiện là một cơ hội tốt để doanh nghiệp gặp gỡ trao đổi,
giao lưu với đối tác, bạn hàng, các cơ quan truyền thông nhằm thúc đẩy hơn về
thông tin đa chiều của thương hiệu, dịch vụ và sản phẩm, đồng thời thiết lập mối
quan hệ với các đơn vị, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp với nhóm công chúng
và xã hội.
1.2.5 Xử lý khủng hoảng
Trong hoạt động hàng ngày, việc đối diện với những tình huống bất ngờ là
không thể tránh khỏi. Và không có một loại hình tổ chức, đơn vị, cá nhân nào có thể
tránh khỏi khủng hoảng. Đặc biệt, trong thế giới truyền thông đa phương tiện ngày
càng phát triển thì số lượng các cuộc khủng hoảng và mức độ ảnh hưởng của nó tới
các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ hay các cá nhân ngày càng
tăng.
Nhà quản lý PR Sandrak ClawsonFreeo định nghĩa: “Khủng hoảng là bất kỳ
tình thế nào đe dọa tới hoạt động và uy tín của công ty, thường là bởi báo chí quan
tâm, và đưa những tin bất lợi hoặc tiêu cực”. Các tình huống có thể là tranh chấp
pháp lý, trộm cấp, cháy nổ hay thảm họa nào đó quy lỗi cho công ty của bạn. Nó đòi
hỏi doanh nghiệp phải hành động kịp thời, tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc thì
mới giảm thiểu hoặc ngăn ngừa được những ảnh hưởng mà khủng hoảng mang lại.
Quản lý khủng hoảng có thể được coi là công việc quan trọng và phức tạp
nhất đối với người làm PR. Các chuyên gia quan hệ công chúng sẽ quyết định làm
cách nào để tổ chức có thể bảo vệ hình ảnh của mình khỏi những thiệt hại đã xảy ra
10

và giao tiếp với công chúng như thế nào để đối phó được với các vấn đề và kiểm
soát được thông điệp mình đã gửi đi (Beth Winston, phóng viên của Demand
Media). Việc giải quyết cũng như hạn chế được các tình huống khủng hoảng là yếu
tố để đánh giá tính chuyên nghiệp và đẳng cấp của người làm PR.
1.2.6 Quan hệ với truyền thông, báo chí
Có hai thuật ngữ “mass communication” (truyền thông đại chúng) và “mass
media” (phương tiện truyền thông đại chúng) đều mang hàm ý là phương tiện trung
gian giúp cho công chúng có thể theo dõi, nắm bắt được tình hình, tin tức, thời sự
và các sự kiện diễn ra trong xã hội. Có rất nhiều các loại hình phương tiện kỹ thuật
khác nhau tham gia vào các hình thức truyền thông đại chúng như: in ấn, truyền
hình, phát thanh, video… Nhưng dựa vào tính chất kỹ thuật và phương thức thực
hiện truyền thông thì truyền thông đại chúng có thể được chia thành các loại hình
sau: sách, báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương
trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình), báo trực tuyến (thực hiện
trên mạng thông tin máy tính). Báo chí với chức năng thể hiện trước hết là quá trình
thông tin. Đối với xã hội, báo chí giúp theo dõi, giám sát, truyền tải các giá trị.
Ngoài ra, với chức năng tư tưởng, hướng dẫn và hình thành dư luận tích cực, giúp
hình thành quan điểm, thái độ chính trị – xã hội đúng đắn. Tạo dựng một mối quan
hệ với truyền thông báo chí trên nguyên tắc: trung thực, khách quan không bỏ qua
các vần đề tiêu cực, tin tưởng lẫn nhau, cung cấp và liên tục cập nhật thông tin
chính xác giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình cũng như tạo
niềm tin về thương hiệu của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, với mục đích nhằm thu hút sự chú ý đến một sản phẩm, dịch
vụ, cá nhân hay tổ chức bằng việc thực hiện đăng tải những thông tin có giá trị trên
các phương tiện truyền thông đại chúng. Bao gồm các hoạt động: thông cáo báo chí
(Press release), họp báo (Press conference), phỏng vấn báo chí (Press interview), và
tác động vào báo chí (Press dumping). Tất cả những hoạt động này đòi hỏi nhân
viên PR cần phải thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan thông tấn và báo
chí. PR là một hình thức của hoạt động truyền thông, thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng để truyền tải thông điệp và thực hiện chức năng của mình.
Do đó việc lựa chọn phương tiện truyền truyền thông thích hợp là một yếu tố quan
trọng góp phần tạo ra chiến dịch PR thành công.
11

Tóm tắt chƣơng 1
Thông qua cơ sở lý luận về các hoạt động Quan hệ công chúng giúp ta hiểu
thêm về các khái niệm cơ bản, vai trò, chức năng cũng như những đặc điểm của
hoạt động quan hệ công chúng đối với doanh nghiệp hiện nay. Từ đó nhận thấy rằng
hoạt động PR là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp đưa ra
các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm quảng bá và phát triển thương hiệu đến
với khách hàng mục tiêu và công chúng. Việc duy trì và phát triển các hoạt động
này mang lại nhiều lợi ích tích cực cho doanh nghiệp. Do đó, cần chú trọng việc
nghiên cứu, quản lý và thực hiện các hoạt động này nếu doanh nghiệp mong muốn
nâng cao vị thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

12

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG (VASS)
2.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
– Tên công ty: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông
– Tên tiếng anh: Vien Dong Assurance Corporation
– Tên viết tắt: VASS
– Trụ sở chính: 80 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
– Điện thoại: (08) 6288 3030
– Fax: (08) 3930 8220
– Website: www.vass.com.vn
– Đường dây khẩn cấp: 1900 9249
– Logo và hình ảnh công ty:

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) được thành lập và chính thức
đi vào hoạt động ngày 07/11/2003 theo Giấy phép của Bộ Tài chính và đã đạt
những thành công nhất định, trở thành doanh nghiệp tư nhân lâu đời tại Việt Nam,
hoạt động về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Ngay sau khi thành lập, VASS nhanh
chóng phát triển mạng lưới của mình gồm 26 chi nhánh và 27 đơn vị kinh
doanh/văn phòng giao dịch khắp toàn quốc. Đội ngũ hơn 500 cán bộ nhân viên
chuyên nghiệp có kinh nghiệm được đào tạo bài bản và hơn 1500 đại lý hoạt động
toàn quốc. Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 VASS đã đối mặt với những
khủng hoảng do ảnh hưởng của nền kinh tế bị suy thoái, đầu tư sai lĩnh vực gây thất
thoát lớn về tài chính. Nhưng đến cuối năm 2012, dưới sự chỉ đạo từ nhà đầu tư
mới, VASS đã từng bước thực hiện lộ trình tái cấu trúc bằng việc củng cố bộ máy,
cải thiện các vấn đề về quản lý tài chính, chú trọng phát triển nguồn nhân lực…
13

trong toàn hệ thống khẳng định tiềm năng của mình và tạo tiền đề vững chắc cho
việc định vị thương hiệu trên thị trường.
Vào cuối tháng 9/2014, VASS đã thay đổi logo và hệ thống nhận diện
thương hiệu để phù hợp với triết lý kinh doanh cũng như tầm nhìn và một hệ tư
tưởng mới. Với slogan “Today not Tomorrow” – Việc hôm nay không để ngày mai,
VASS mong muốn trở thành một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thân thiện,
chất lượng dịch vụ bồi thường nhanh chóng và đáng tin cậy đối với khách hàng.
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và lĩnh vực hoạt động
 Tầm nhìn
VASS luôn cố gắng làm tốt vai trò của nhà bảo hiểm và ngày càng vươn xa
hơn để trở thành một tập đoàn bảo hiểm – tài chính lớn, mang tầm cỡ quốc gia và
vươn ra khu vực cũng như thị trường quốc tế.
Trong tương lai, VASS chú trọng củng cố nội lực, phát triển các nguồn lực,
đặc biệt là nguồn nhân lực. VASS tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực và tự hào
có đội ngũ nhân sự: trẻ trung, năng động, giỏi nghiệp vụ, có trách nhiệm và tận tâm
với công việc.
 Sứ mệnh
 VASS cam kết sẽ luôn là người bạn đồng hành mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là
lúc khách hàng gặp khó khăn bằng những hành động cụ thể và thiết thực
nhất.
 Tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình và vô điều kiện trong việc phòng ngừa xảy ra những
tổn thất nhằm tạo an toàn cho sự phát triển bền vững của quý khách hàng
 Mong muốn đem lại sự an tâm cho đối tác, VASS cam kết kinh doanh trên
quan điểm minh bạch, rõ ràng, “đôi ba bên cùng có lợi”.
 VASS cam kết sẽ thực hiện tốt vai trò nhà bảo hiểm, góp phần tạo nên một
môi trường bảo hiểm lành mạnh, chia sẻ nhiều hơn các giá trị nhân văn đến
với cộng đồng và xã hội.
 Lĩnh vực hoạt động
14

VASS là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lâu đời nhất Việt Nam với trên
100 sản phẩm dịch vụ bảo hiểm thiết thực và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
hội như: xe cơ giới, con người, tài sản – kỹ thuật và hàng hải… Những sản phẩm của
VASS được nhiều gia đình quan tâm và hưởng ứng như: bảo hiểm tai nạn cá nhân,
bảo hiểm mất cắp mô tô, xe máy… Để tạo một hướng đi riêng biệt, ngoài các sản
phẩm truyền thống của công ty, VASS còn có những sản phẩm nổi trội liên quan
đến con người, đặc biệt là các sản phẩm dành riêng cho ngân hàng. Ngoài ra, VASS
còn hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm: nhận và nhượng tái bảo hiểm với tất cả các
nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật…
Các sản phẩm và dịch vụ của VASS bao gồm:
 Bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm kỹ thuật

Bảo hiểm trách nhiệm

Bảo hiểm con người

Bảo hiểm hàng hải

Bảo hiểm xe cơ giới
 Tái bảo hiểm
 Đầu tư tài chính
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) gồm:
 Chủ tịch HĐQT: Bà Đỗ Thị Minh Đức
 Phó Chủ tịch: Bà Trương Ngô Sen
 Tổng Giám đốc: Ông Đặng Diệp Đại Khoa
 Phó TGĐ Phát triển kinh doanh: Ông Tạ Văn Kim
 Phó TGĐ Hành Chánh: Bà Vũ Thanh Nga
 Phó TGĐ Nghiệp vụ: Ông Lương Hồng Tháp
15

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông
(Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông)
2.1.4 Thành tựu đạt được
 Năm 2005: “Top 20 thương hiệu uy tín năm 2005” do bạn đọc Tạp chí
Thương mại bình chọn.
 Năm 2006: “Nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia năm 2006” do Cục Sở hữu trí tuệ
phối hợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ tổ chức bình chọn.
 Năm 2007: Giải thưởng “Quả Cầu Vàng Việt Nam 2007 – The Best
Insurers” do Phòng Thương Mại & Công nghiệp Việt Nam cùng Hiệp hội
Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng.
 Giải thưởng “Thương hiệu mạnh” 3 năm liền 2007, 2008 và 2009 do Thời
báo Kinh tế Việt Nam trao tặng.
 Năm 2008: Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam năm 2008.
 Năm 2008: Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500.
 Năm 2009: Giải thưởng Doanh nghiệp vì cộng đồng năm 2009.

16

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2014 – 2016
(Đơn vị tính: Đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Doanh thu
417.790.433.386
797.540.296.197
1.620.914.593.706
Chi phí
365.749.392.292
943.072.015.851
1.083.580.365.802
Lợi nhuận
52.041.041.094
(145.531.719.654) 537.334.227.904
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của VASS năm 2014, 2015, 2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016 của Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Viễn Đông)

Biểu đồ 2.1: Biều đồ thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận HĐKD bảo hiểm của
VASS năm 2014, 2015, 2016
Sau hơn 2 năm tái cấu trúc, năm 2014 đánh dấu bước ngoặt của VASS với
doanh thu HĐKD bảo hiểm đạt 417.790.433.386 đồng, tăng trưởng vượt trội so với
những năm trước khi VASS chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng do nền kinh tế suy
thoái (giai đoạn 2009-2011). Năm 2015 doanh thu đạt 797.540.296.197 đồng, tăng
379.749.862.811 đồng tương ứng tăng 90.9% so với năm 2014 đưa VASS từ vị trí
thứ 14 lên thứ 8 toàn ngành. Và doanh thu năm 2016 đạt 1.620.914.593.706 đồng,
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Doanh thu
417,790,433,386
797,540,296,197
1,620,914,593,706
Chi phí
365,749,392,292
943,072,015,851
1,083,580,365,802
Lợi nhuận
52,041,041,094
-145,531,719,654
537,334,227,904
-400,000,000,000
-200,000,000,000
0
200,000,000,000
400,000,000,000
600,000,000,000
800,000,000,000
1,000,000,000,000
1,200,000,000,000
1,400,000,000,000
1,600,000,000,000
1,800,000,000,000

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *