10057_hân tích thực trạng tồn trữ vắc xin tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2015 (CKCI)

luận văn tốt nghiệp

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

THÁI LÝ NHỰT THANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỒN TRỮ VẮC-XIN
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM 2015

LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

THÁI LÝ NHỰT THANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỒN TRỮ VẮC-XIN
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM 2015

LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2016 đến tháng 11/2016

HÀ NỘI 2017

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Dược Hà Nội, được là thành
viên trong lớp Dược sĩ Chuyên khoa 1 chuyên ngành Tổ Chức Quản lý Dược
là cơ hội cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn và tri ân đến cô TS.
Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Trưởng Bộ môn Quản lý và kinh tế dược –
Trường Đại học dược Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học – Trường
Đại học Dược Hà Nội đã giúp em trong quá trình học tập.
Em xin tỏ lòng biết ơn quý thầy cô bộ môn Quản lý và kinh tế dược
cùng các thầy cô giảng dạy lớp chuyên khoa 1 đã cho em những kiến thức quý
báu trong khoa học và cuộc sống.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các khoa phòng của TTYT Dự
Phòng Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu
để em hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin giành những lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, khích lệ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian học chuyên khoa 1 và trong thời gian làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu đó.

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 27 tháng 02 năm 2017

Thái Lý Nhựt Thanh

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 3
1.1. Vắc-xin và quy định bảo quản vắc-xin ……………………………………………… 3
1.1.1 Vắc-xin ……………………………………………………………………………………….. 3
1.1.2 Tiêm chủng
………………………………………………………………………………….. 3
1.1.3 Quy định bảo quản vắc-xin ……………………………………………………………. 3
1.1.4 Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích ABC ……………………………………………. 9
1.1.5 Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích VED
………………………………………….. 10
1.2 Thực trạng sử dụng vắc-xin tại Việt Nam …………………………………………. 12
1.3 Quy định cấp phát vắc-xin ……………………………………………………………… 15
1.4 Vài nét về Trung Tâm Y tế Dự Phòng Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ………….. 17
1.4.1 Quá trình thành lập
……………………………………………………………………… 17
1.4.2 Vị trí – Chức năng – Nhiệm vụ
…………………………………………………….. 18
1.4.3 Khoa Dược Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu …………. 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
………….. 21
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………. 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 21
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………… 21
2.1.3 Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………….. 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu
………………………………………………………………… 21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
…………………………………………………………………….. 21
2.2.2 Xác định biến số nghiên cứu
………………………………………………………… 21
2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu …………………………………………. 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 25

3.1. Thực trạng hoạt động bảo quản vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2015
………………………………………………………………. 25
3.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ……………………………………………………….. 25
3.1.1.1. Nhà kho vắc-xin ……………………………………………………………………… 25
3.1.1.2 Trang thiết bị trong kho
…………………………………………………………….. 26
3.1.2. Nhân sự nghiệp vụ quản lý kho …………………………………………………… 28
3.1.3 Theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc-xin
………………………………………………. 29
3.2. Phân tích thực trạng dự trữ vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2015 …………………………………………………………………… 37
3.2.1 Giá trị xuất nhập tồn kho vắc-xin………………………………………………….. 37
3.2.2 Công tác nhập, cấp phát, dự trữ của một số loại vắc-xin năm 2015
…… 38
3.2.3 Kiểm soát tồn kho bằng phân tích ABC và VED
…………………………….. 43
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 48
4.1 Về hoạt động bảo quản vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu năm 2015
……………………………………………………………………………. 48
4.1.1 Cơ sở hạ tầng kho Vắc-xin
…………………………………………………………… 48
4.1.2 Theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc-xin
………………………………………………. 49
4.2 Về cơ cấu tồn trữ và vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu năm 2015
……………………………………………………………………………. 51
4.2.1 Về tổng giá trị xuất nhập tồn của các loại vắc-xin
…………………………… 51
4.2.2 Về công tác nhập, cấp phát và tồn trữ vắc-xin tại Trung tâm y tế dự
phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2015
………………………………………………. 51
4.2.3 Về phân tích ABC và VED ………………………………………………………….. 52
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 54
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 54

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Giải nghĩa
KSDB
Kiểm soát dịch bệnh
TCMR
Tiêm chủng mở rộng
TTYT
Trung Tâm Y tế
TTYTDP
Trung Tâm Y tế Dự Phòng
TYT
Trạm Y Tế
VVM
Chỉ thị nhiệt độ đông băng
WHO
Tổ chức y tế Thế giới

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Quy định nhiệt độ bảo quản vắc-xin trong dây chuyền lạnh ở các
tuyến …………………………………………………………………………………………………… 5
Bảng 1.2. Quy trình xuất kho của vắc-xin ……………………………………………… 15
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu
…………………………………………………………. 21
Bảng 3.4. Diện tích và thể tích nhà kho vắc-xin tiêm chủng mở rộng ……….. 25
Bảng 3.5. Trang thiết bị bảo quản vắc-xin ……………………………………………… 26
Bảng 3.6. Cơ cấu nhân lực kho vắc-xin TTYT dự phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu năm 2015
…………………………………………………………………………………….. 28
Bảng 3.7. Giá trị xuất nhập tồn trong kho vắc-xin năm 2015
……………………. 37
Bảng 3.8. Số liều vắc-xin đã cấp phát tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2015 …………………………………………………………………… 38
Bảng 3.9. Giá trị xuất nhập tồn vắc-xin Twinrix năm 2015 ……………………… 40
Bảng 3.10. Giá trị xuất nhập tồn vắc-xin Rotateq năm 2015
…………………….. 41
Bảng 3.11. Giá trị xuất nhập tồn vắc-xin Verorab năm 2015
…………………….. 42
Bảng 3.12. Công tác nhập, cấp phát, tồn trữ của một số loại vắc-xin năm
2015 ………………………………………………………………………………………………….. 43
Bảng 3.13. Phân tích ABC tại kho vắc-xin Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2015 …………………………………………………………………… 43
Bảng 3.14. Phân tích VED tại kho vắc-xin Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2015 …………………………………………………………………… 44
Bảng 3.15. Phân tích ma trận ABC/VED tại kho vắc-xin Trung tâm y tế dự
phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2015
………………………………………………. 45
Bảng 3.16. Phân loại vắc-xin theo nhóm V, E, D ……………………………………. 45

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ kiểm tra cấp phát vắc-xin
…………………………………………….. 16
Hình 1.2. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
…………………….. 17
Hình 3.3. Tủ lạnh bảo quản vắc-xin tại kho vắc-xin tiêm chủng mở rộng …. 27
Hình 3.4. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 1/2015 ……………. 30
Hình 3.5. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 2/2015 ……………. 30
Hình 3.6. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 3/2015 ……………. 31
Hình 3.7. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 4/2015 ……………. 31
Hình 3.8. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 5/2015 ……………. 32
Hình 3.9. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 6/2015 ……………. 32
Hình 3.10. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 7/2015 ………….. 33
Hình 3.11. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 8/2015…………… 33
Hình 3.12. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 9/2015 ………….. 34
Hình 3.13. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 10/2015 ………… 34
Hình 3.14. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 11/2015
…………. 35
Hình 3.15. Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh hàng ngày tháng 12/2015 ………… 35

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới, thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX hàng triệu
người đã chết vì các bệnh truyền nhiễm.Sự ra đời của vắc-xin là thành tựu vĩ
đại của lịch sử y học mà các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công và đưa
vào sử dụng đạt hiệu quả cao trong công tác phòng bệnh. Chính vì điều đó đã
thúc đẩy nền y học thế giới ngày càng phát triển mạnh, nhiều loại vắc-xin lần
lượt được phát minh đã làm thay đổi tình hình sức khỏe của con người.
Sử dụng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất
và ít tốn kém nhất, hiện nay đã có khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm có thể
phòng bệnh bằng vắc-xin. Tại Việt Nam sử dụng vắc-xin bằng hình thức tự
nguyện hay được nhà nước bao cấp thông qua chương trình tiêm chủng mở
rộng, tiêm chủng bằng vắc-xin, tỷ lệ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm có vắc-xin
dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Nhiều bệnh không có ca tử
vong từ sau năm 2005. Việt Nam đã đạt được các mục tiêu cam kết quốc tế là
thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005. Tỷ
lệ mắc các bệnh trong chương trình tiêm chủng như Ho gà, Bạch hầu, Sởi
giảm rõ rệt. So sánh giữa năm 1985 (năm bắt đầu triển khai chương trình tiêm
chủng mở rộng) và năm 2009, tỷ lệ mắc Ho gà giảm 543 lần, Bạch hầu giảm
433 lần, uốn ván sơ sinh giảm 69 lần…Các vắc-xin dùng trong tiêm chủng
được phép lưu hành tại Việt Nam đều đạt yêu cầu về tính an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vắc-xin có thể xảy ra các trường hợp phản
ứng sau tiêm. Việc giám sát phản ứng sau tiêm để phát hiện sớm và xử trí các
tai biến xảy ra sẽ góp phần làm giảm diễn biến nặng các trường hợp phản ứng
sau tiêm chủng, giúp cho người dân yên tâm và tin tưởng vào công tác tiêm
chủng phòng bệnh [14].
Bên cạnh sự thành công đó cũng gặp không ít khó khăn và sự cố về
vắc-xin, nhưng với sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta đã vượt qua thử

2
thách và được Cộng đồng Quốc tế chấp nhận là một Quốc gia thành công
trong công tác tiêm chủng mở rộng.

Ngày nay kinh tế càng phát triển, nhu cầu tiêm ngừa không chỉ dừng ở
những vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng mà nhu cầu vắc-xin
dịch vụ cũng tăng theo. Đặc biệt sau hàng loạt các sự cố làm hàng chục trẻ em
tử vong khi tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia kéo theo
nhu cầu vắc-xin dịch vụ tăng mạnh dẫn đến các cơ sở tiêm dịch vụ quá tải về
năng lực tiêm chủng, điều kiện vật chất, nhân lực và đặc biệt là số lượng,
chủng loại vắc-xin không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Vẫn còn một số bệnh nguy hiểm, trong chương trình tiêm chủng mở
rộng Quốc gia chưa có vắc-xin như Não mô cầu A-C, Thủy đậu… nên các
đơn vị y tế cần tiếp tục làm tốt công tác truyền thông giáo dục phổ biến kiến
thức phòng bệnh bằng các biện pháp khác và các vắc-xin khác hiện có tại các
điểm tiêm chủng dịch vụ, góp phần vào sự thành công trong công tác phòng
bệnh hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Phân tích thực trạng tồn trữ vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2015.
Mục tiêu của đề tài:
1. Mô tả hoạt động bảo quản vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2015.
2. Phân tích thực trạng dự trữ vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2015.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
trong hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắc-xin trong tại Trung tâm y tế
dự phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1. Vắc-xin và quy định bảo quản vắc-xin
1.1.1 Vắc-xin
Vắc-xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp
ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh [14].
Vắc-xin là những chế phẩm được làm từ chính vi sinh vật (hoặc từ một
phần cấu trúc) đã bị chết hoặc đã bị yếu đi. Vì vậy vắc-xin không có khả năng
gây bệnh cho cơ thể [14]. Nguyên liệu sinh học chính được dùng để điều chế
vắc-xin:
+ Vi sinh sống: Vi rút sởi, vi rút bại liệt sống giảm độc lực, vi khuẩn lao
làm giảm hoạt lực, vi rút dại bất hoạt…
+ Vi sinh chết: Ví dụ như vi khuẩn ho gà trong vắc-xin DPT
+ Giải độc tố: Các độc tố bị bất hoạt như giải độc tố uốn ván, bạch hầu.
1.1.2 Tiêm chủng
Tiêm chủng là việc đưa vắc-xin vào cơ thể con người với mục đích tạo
cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật [16].
Hiện nay nhu cầu vắc-xin phòng bệnh ngày càng được người dân quan
tâm và thực hiện tốt hơn. Đảng và Nhà nước đưa công tác phòng bệnh cho
người dân lên hàng đầu. Chính vì vậy song song các chương trình phục vụ
theo nhu cầu của người dân, nhà nước có chương trình tiêm chủng miễn phí
cho Trẻ em và Bà mẹ mang thai gọi là chương trình TCMR.
1.1.3 Quy định bảo quản vắc-xin
1.1.3.1 Các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc-xin
 Ảnh hƣởng của nhiệt độ cao tới vắc-xin
Tất cả các vắc-xin đều chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.
Tất cả vắc-xin đông khô đều trở nên rất nhạy cảm với nhiệt độ cao sau

4
khi pha hồi chỉnh.
Ở nhiệt độ cao, vắc-xin bị hỏng hoặc bị giảm hiệu lực không bao giờ
hồi phục được. M i lần tiếp xúc với nhiệt độ cao thì hiệu lực của vắc-xin lại
giảm dần và dần dần hiệu lực sẽ giảm hoàn toàn. Khi đó vắc-xin không còn
giá trị sử dụng nữa.
 Ảnh hƣởng của đông băng tới vắc-xin
Khi bị đông băng hoặc khi ở dưới 00C vắc-xin sẽ mất hiệu lực. Những
vắc-xin này cần phải được bảo vệ không cho tiếp xúc với nhiệt độ cao và
nhiệt độ đông băng. Nguyên nhân thông thường nhất vắc-xin gây phơi nhiễm
với nhiệt độ đông băng là vắc-xin tiếp xúc trực tiếp với các bình tích lạnh
đông đá hoặc tiếp xúc trực tiếp với đá.
 Ảnh hƣởng của ánh sáng tới vắc-xin
BCG, sởi rất dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mạnh. Khi tiếp xúc với tia tử
ngoại, vắc-xin sẽ giảm hiệu lực, nên chúng được bảo quản tránh tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn huỳnh quang. Những vắc-xin này được đựng
trong lọ thủy tinh có màu nâu sẫm.
1.1.3.2 Nhiệt độ bảo quản vắc-xin
Vắc-xin nhạy cảm với nhiệt độ và đông băng, vì vậy phải bảo quản vắc-xin
ở nhiệt độ cho phép từ nơi sản xuất đến khi sử dụng. Hệ thống bảo quản, vận
chuyển và phân phối vắc-xin gọi là dây chuyền lạnh. Vắc-xin khi đã bị hỏng thì
hiệu lực bảo vệ giảm hoặc mất, ngoài ra còn sinh ra chất độc hại cho cơ thể con
người. Vì vậy, việc bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ thích hợp là điều kiện tối cần thiết
để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công tác tiêm chủng [16].
Theo Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn bảo quản vắc-xin”

5
Bảng 1.1. Quy định nhiệt độ bảo quản vắc-xin trong dây chuyền lạnh ở
các tuyến
Vắc-xin
Kho tại các tuyến
Quốc gia
Khu vực
Tỉnh
Thành phố
Qu n
Huyện
Cơ sở y
tế
OPV
Bảo quản ở nhiệt độ -150C đến –
250C
Bảo quản ở nhiệt độ
từ 20C đến 80C
BCG
Bảo quản ở nhiệt độ 20C đến 80C
nhưng cũng có thể bảo quản ở nhiệt
độ từ -150C đến -250C nếu không
đủ ch
Sởi
MR
Hib đông khô
Hib dung dịch
Bảo quản ở nhiệt độ 20C đến 80C, không được để đông
băng
Viêm gan B
DPT
DT/TT/Td
DTP-VGB-Hib
DTP-VGB-IPV-
Hib

 Phƣơng tiện bảo quản vắc-xin
Tùy theo tuyến mà nhu cầu các loại dụng cụ bảo quản cũng khác nhau
để vận chuyển và bảo quản vắc-xin và dung môi ở nhiệt độ thích hợp.

a) Tuyến Trung ương: bảo quản vắc-xin trong buồng lạnh, tủ lạnh
chuyên dùng. Tại đây hòm lạnh, xe lạnh được sử dụng để vận chuyển vắc-xin.

b) Kho tỉnh, huyện: bảo quản vắc-xin trong tủ lạnh chuyên dùng hòm
lạnh khi có sự cố.
c) Tại trạm y tế có thể sử dụng tủ lạnh, hòm lạnh và phích vắc-xin.

6

* Lưu ý:
– Tất cả tủ lạnh, hòm lạnh, phích vắc-xin đều phải có nhiệt kế đã được
kiểm định để theo dõi nhiệt độ.
– Thiết bị lạnh phải được bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, xả băng thường
xuyên đối với buồng lạnh, tủ lạnh. Phích vắc-xin và hòm lạnh phải được vệ
sinh trước và sau khi sử dụng.
– Các thiết bị phải được kiểm tra, theo dõi định kỳ và có kế hoạch bảo
trì sửa chữa bảo đảm vắc-xin được lưu giữ an toàn trong quá trình bảo quản,
vận chuyển cũng như sử dụng.
– Phân công cán bộ hỗ trợ, giám sát việc bảo quản vắc-xin.

– Xây dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp (hư hỏng, cháy nổ, lũ lụt, mất
điện), ghi rõ các phương án thực hiện, tên và số điện thoại cán bộ có trách
nhiệm. Bản kế hoạch này phải được lãnh đạo phê duyệt, phổ biến và được dán
ở nơi dễ thấy, dễ đọc.
 Cách sắp xếp bảo quản vắc-xin trong kho lƣu trữ

+ 05 nguyên tắc bảo quản vắc-xin trong tủ lạnh (dùng làm tiêu chí
đánh giá)
– Tiêu chí 1: Tất cả vắc-xin và dung môi phải bảo quản ở khoang chính.
Nếu không đủ ch dung môi có thể bảo quản ở nhiệt độ thường, chú ý trước
khi sử dụng dung môi phải được để lạnh.
– Tiêu chí 2: Sắp xếp hộp vắc-xin đúng vị trí để tránh làm đông băng
vắc-xin và có khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp.
– Tiêu chí 3: Vắc-xin sử dụng theo nguyên tắc hạn ngắn phải được sử
dụng trước, tiếp nhận trước phải được dùng trước và/hoặc theo tình trạng của
chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin (VVM).
– Tiêu chí 4: Chỉ giữ những vắc-xin còn sử dụng được trong tủ lạnh,
không được để thực phẩm hoặc đồ uống trong tủ lạnh, không mở tủ lạnh

7
thường xuyên.
– Tiêu chí 5: Bảo quản vắc-xin ở đúng vị trí trong tủ lạnh tùy thuộc vào loại
tủ lạnh đang sử dụng. Đảm bảo các khuyến cáo của m i loại tủ lạnh [7], [11] + Quy định chung
– Không được để vắc-xin dễ bị hỏng bởi đông băng ở sát vách tủ lạnh
hoặc gần giàn lạnh nơi phát ra luồng khí lạnh trong buồn lạnh.
– Kiểm tra mức độ an toàn của khu vực bảo quản bằng chỉ thị đông băng
điện tử (Freeze Tag) hoặc máy ghi nhiệt độ tự động đã được kích hoạt.
– Vắc-xin phải luôn được xếp lên giá, kệ trong buồng lạnh, đảm bảo cho
không khí được lưu thông đều và giữ cho vắc-xin tránh tiếp xúc trực tiếp với
nền buồng lạnh.
– Tất cả các vắc-xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh ở nhiệt
độ từ 2°C đến +8°C.
– Theo dõi và ghi nhiệt độ vắc-xin 02 lần/ngày, 07 ngày/tuần, đánh dấu
trên biểu đồ theo dõi nhiệt độ. M i tủ lạnh có 01 biểu đồ theo dõi nhiệt độ
hàng ngày 2 lần sáng, chiều. M i biểu đồ sử dụng trong 01 tháng [7].
+ Sắp xếp vắc-xin trong tủ lạnh theo đúng tr t tự sau
– Khoang làm đá dùng đông băng và bảo quản bình tích lạnh.
– Khoang lạnh: Tất cả các vắc-xin và dung môi còn sử dụng được bảo quản
ở khoang lạnh. Sắp xếp để khí lạnh có thể lưu thông giữa các dãy vắc-xin.
– Để các bình tích lạnh đầy nước ở xung quanh vắc-xin. Chúng giúp giữ
nhiệt độ lạnh trong trường hợp bị mất điện.
– Không để thực phẩm và đồ uống trong tủ lạnh bảo quản vắc-xin, không
mở tủ lạnh thường xuyên vì sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ lạnh.
+ Sắp xếp vắc-xin trong hòm lạnh và phích vắc-xin
– Để các bình tích lạnh đã đông băng ở nhiệt độ phòng cho đến khi đá bắt
đầu tan và nước bắt đầu chảy ra.

8
– Xếp bình tích lạnh vào 4 thành xung quanh của phích vắc-xin, hòm
lạnh và dưới đáy của hòm lạnh. Xếp vắc-xin, chỉ thị nhiệt độ đông băng và
dung môi vào giữa hòm lạnh hoặc phích vắc-xin.
– Trong phích vắc-xin để miếng xốp ở trên cùng. Trong hòm lạnh để
bình tích lạnh lên trên.
– Nếu sử dụng đá: Để đá trong túi ni lông ở đáy của phích vắc-xin, để lọ
vắc-xin và chỉ thị nhiệt độ đông băng trong túi nilông. Để miếng bìa ngăn
cách vắc-xin và đá, không để đá lên trên vắc-xin.
– Đóng hòm lạnh hoặc phích vắc-xin thật chặt
+ Bảo quản vắc-xin tại điểm tiêm chủng
– Chuẩn bị phích vắc-xin: Nếu vắc-xin được bảo quản trong tủ lạnh, hòm
lạnh thì trong buổi tiêm chủng cần chuyển vắc-xin sang phích vắc-xin.
– Sắp xếp vắc-xin trong phích vắc-xin: theo hướng dẫn trên.
– Bảo quản vắc-xin trong buổi tiêm chủng
– Đặt phích vắc-xin ở ch mát.
– Đóng chặt nắp phích vắc-xin, chỉ mở khi có người đến tiêm chủng.
– Miếng xốp trong phích vắc-xin có những đường rạch nhỏ để cài lọ vắc-
xin. Những lọ vắc-xin nhiều liều đã mở phải được cài vào đường rạch nhỏ
trên miếng xốp trong phích vắc-xin trong suốt buổi tiêm chủng.
– Kiểm tra bình tích lạnh đã được làm tan đá bên trong, kiểm tra nhiệt kế
để đảm bảo nhiệt độ ở +20C đến +80C.
Trường hợp bình tích lạnh đã tan hết đá bên trong (hoặc đá trong phích
vắc-xin đã tan hết) cần phải thay bình tích lạnh hoặc bổ sung thêm đá.
Khi kết thúc buổi tiêm chủng, để những lọ vắc-xin chưa mở vào tủ lạnh
và đặt trong hộp “ưu tiên sử dụng trước” và cần được sử dụng sớm trong buổi
tiêm chủng tiếp theo [7], [8], [15].
Vì vậy, phải tính toán hợp lý bao nhiêu liều vắc-xin cần thiết mà bạn sẽ

9
phải dùng trong buổi tiêm chủng.
M i loại vắc-xin đòi hỏi điều kiện bảo quản phù hợp với yêu cầu của
từng loại để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc-xin. Kho phải cao ráo,
thoáng mát, có các tủ lạnh chuyên dùng, kho được trang bị máy điều hoà nhiệt
độ, phương tiện phòng chống cháy nổ. Kho phải được xây dựng theo đúng
chuyên môn, an toàn và đảm bảo 5 chống:
– Ẩm, nóng
– Nấm mốc, mối mọt, chuột bọ, côn trùng
– Cháy nổ
– Để quá hạn dùng
– Nhầm lẫn, đổ vỡ, mất mát
Vắc-xin nhập kho phải được bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất và
cần theo dõi về nhiệt độ và hạn dùng một cách chặt chẽ và theo đúng nguyên
tắc “Quy trình thực hành chuẩn trong quản lý kho và bảo quản vắc-xin theo
dây chuyền lạnh”, có bảng theo dõi nhiệt độ hàng ngày: sáng từ 07h15 –
12h00; chiều từ 13g30 – 17g00 kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ. Có
máy phát điện dự trữ cho các tủ phải đảm bảo tuyệt đối nhiệt độ bảo quản của
vắc-xin trong trường hợp mất điện đột xuất, có tủ chuyên dùng trong việc bảo
quản [8], [1].
1.1.4 Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích ABC
Phân tích ABC là một công cụ quản lí phân tích cơ bản. Nó còn được
biết đến là “Always Better Control.” Nó được dựa trên giá trị sử dụng của mặt
hàng mỗi năm.
A – (sử dụng hàng năm cao nhất) khoảng 10 – 20% của các loại thuốc sẽ
có chi phí khoảng 70 – 80% của các nguồn tiền.
B – (sử dụng hàng năm mức trung bình) 10 – 20% của các loại thuốc
thông thường tiêu thụ 15-20% nguồn tiền.

10
C – (sử dụng hàng năm thấp) còn lại 60-80% các loại thuốc sẽ tiêu thụ
chỉ khoảng 5-10% nguồn tiền.
 Các bước thực hiện phân tích ABC:
1. Danh sách tất cả các mặt hàng được mua hoặc sử dụng và nhập các
chi phí đơn vị.
2. Nhập số lượng sử dụng (trên một thời gian xác định ví dụ như trong
một năm).
3. Tính giá trị sử dụng.
4. Tính phần trăm tổng giá trị đại diện của mỗi thuốc.
5. Sắp xếp lại danh sách các mục theo thứ tự giảm dần với giá trị bắt
đầu là giá trị cao hơn.
6. Tính phần trăm tích lũy của tổng số cho mỗi mục bắt đầu với mục
đầu tiên ở đầu.
7. Chọn điểm cắt hoặc ranh giới cho thuốc nhóm A, B, C.
1.1.5 Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích VED
Những mặt hàng có thể được phân thành ba loại: Vital, Essential,
Desirable.
Nhóm Vital: Có một số sản phẩm thiết yếu trong tồn trữ của một bệnh
viện mà có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Có thể có sự xáo trộn
chức năng nghiêm trọng khi chăm sóc bệnh nhân khi thuốc đó ko có thậm chí
trong 1 thời gian ngắn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bệnh viện. Các sản phẩm
như vậy luôn luôn phải được dự trữ với số lượng đủ để đảm bảo tính sẵn có liên
tục. Nhóm sản phẩm này cần được kiểm soát quản lí hàng đầu.
Nhóm Essential: Sự thiếu hụt các sản phẩm nhóm này có thể được chấp
nhận trong một thời gian ngắn. Nếu các sản phẩm này không có sẵn trong vài
ngày hoặc một tuần, hoạt động của bệnh viện có thể bị ảnh hưởng xấu. Những
mặt hàng tốt nên được kiểm soát bởi quản lí cấp cao hay cấp trung.

11
Nhóm Desirable (mong muốn): Sự thiếu hụt của các sản phẩm này sẽ
không ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc bệnh nhân hoặc hoạt động bệnh viện
ngay cả khi sự thiếu hụt kéo dài, như vitamin. Nhóm này nên được kiểm soát
bởi quản lí cấp trung hoặc thấp hơn.

Các bước thực hiện Phân tích VED:
1. Phân loại tất cả các loại thuốc trong danh sách vào các nhóm V, E, và D.
2. Phân tích các thuốc nhóm D, nếu có thể, giảm số lượng được mua
hoặc loại bỏ hoàn toàn.
3. Xác định và hạn chế trùng lặp điều trị.
4. Xem xét lại số lượng mua đề xuất.
5. Tìm quỹ bổ sung nếu cần thiết.

Ứng dụng của phân tích VED:
1. Phân loại VED nên được thực hiện ở cơ sở thường xuyên như danh
sách được cập nhật thường xuyên và ưu tiên y tế công cộng cũng thay đổi.
2. Thuốc đặt hàng và theo dõi tồn trữ cần được hướng vào các loại
thuốc thiết yếu và cần thiết.
3. Tồn trữ an toàn nên cao hơn cho các loại thuốc thiết yếu và cần thiết.
4. Các loại thuốc thiết yếu và cần thiết phải được mua đầu tiên với đủ
số lượng.
5. Mua sắm và tồn trữ thuốc VED đảm bảo tất cả thời gian đều sẵn có
thuốc cần thiết trong cơ sở y tế.
Sau khi phân tích VED được thực hiện, một sự so sánh nên được thực
hiện giữa phân tích ABC và VED để xác định liệu có mối liên quan chi phí
cao đối với thuốc ưu tiên thấp. Đặc biệt, nỗ lực cần được thực hiện để xóa
nhóm thuốc “D” có trong danh mục chi phí cao của phân tích ABC.

12
1.2 Thực trạng sử dụng vắc-xin tại Việt Nam
Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố thanh toán bệnh Đậu mùa, bệnh
Bại liệt và đang trên đường loại trừ Uốn ván sơ sinh, Sởi…Tần suất mắc các
bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng từng bước được cải thiện
đã làm giảm mạnh tỉ lệ mắc và chết trên phạm vi toàn cầu. Thực hiện tiêm
chủng thì có thể ước tính mỗi năm cứu sống 3 triệu trẻ em và 750.000 trẻ
không bị tàn tật do di chứng bệnh truyền nhiễm.
Thống kê cho thấy, đến nay tỷ lệ mắc bệnh Sởi giảm 23 lần, bệnh Bạch
hầu giảm 428 lần, bệnh Sởi dự kiến sẽ được thanh toán vào năăm 2015. Để
đảm bảo hậu cần vững chắc cho chương trình TCMR, Việt Nam đã thành
công với chiến lược tự túc vắc-xin từ những cơ sở sản xuất vắc- xin tại Việt
Nam, đáp ứng hơn 70% nhu cầu sử dụng vắc-xin trong chương trình TCMR
là: Lao, Bại liệt, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Viêm gan B, Viêm não Nhật
Bản, Tả và Thương hàn. Hiện tại Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm một số
vắc-xin mới như: Quai bị, Hib, Rubella, Dại tế bào, Cúm A (H5N1), Cúm
mùa (H1N1).
Trong những năm gần đây vấn đề tai biến do vắc-xin là một thử thách
lớn đối với chương trình TCMR của ngành y tế. Theo báo cáo của Ban chủ
nhiệm chương trình TCMR quốc gia thì trong số 11 loại vắc-xin đang tiêm
chủng cho trẻ em Việt Nam những năm gần đây ghi nhận 2 loại vắc-xin có
liên quan nhiều đến tai biến tử vong là vắc-xin Quinvaxem và vắc-xin VGB.
Còn 9 loại vắc-xin khác hầu như không có tai biến nặng.
Cần tìm dữ liệu có thể chứng minh được nguyên nhân tử vong sau tiêm
chủng, đây là chìa khóa mở rộng hướng đi tốt cho công tác tiêm chủng, các
nhà khoa học cũng đã tập trung phân tích sâu các nguyên nhân: Một là chất
lượng vắc-xin, hai là quy trình tiêm chủng, ba là do phản ứng cơ thể của mỗi
trẻ (sốc phản vệ).

13
Theo ước tính của Bộ y tế, tỷ lệ tử vong sơ sinh ở Việt Nam chiếm tỷ lệ
khoảng 18/1.000 số trẻ sinh ra. Như vậy với khoảng 1,5 triệu trẻ em sinh ra
hàng năm thì mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 27.000 trẻ sơ sinh tử vong và
mỗi ngày có 70 trẻ sơ sinh tử vong. Các thống kê hàng năm cũng cho thấy, tử
vong sơ sinh chiếm tới 1/3 tổng số tử vong chung, tỷ lệ này càng cao hơn ở
các khu vực miền núi, vùng sâu, hẻo lánh, nông thôn…, nhiều nơi cao gấp 3-4
lần so với khu vực đồng bằng và thành thị.
Do đó việc tiêm vắc-xin cho trẻ dưới 1 tuổi, kể cả tiêm vắc-xin trong
vòng 24 giờ sau sinh, thì sự trùng hợp ngẫu nhiên của việc tiêm vắc-xin với
trẻ tử vong hàng ngày có tần suất trùng hợp là rất cao.
Vụ việc xảy ra ngày 20-7 tại Bệnh viện huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)
với 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin VGB cùng một điểm tiêm chủng đã được
Hội đồng tư vấn đánh giá phản ứng sau tiêm loại bỏ nguy cơ tử vong do đột
tử, như vậy còn lại 2 nguyên nhân cần làm rõ là quy trình tiêm chủng và chất
lượng vắc-xin.
Đến nay Bộ y tế đã ban hành quy trình tiêm chủng an toàn và các quy
định đảm bảo chất lượng vắc-xin trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng tại
các điểm tiêm chủng. Nếu quá trình đó không thực hiện đúng theo quy định
như bảo quản không đúng nhiệt độ, sử dụng sai quy trình, để lẫn vắc-xin với
các thuốc và sinh phẩm khác dể có nguy cơ nhầm thuốc, không khám sàng lọc
trẻ trước tiêm để chống chỉ định các trường hợp nguy cơ tai biến cao là những
lỗi mà nhân viên y tế không được vi phạm.
Về chất lượng vắc-xin phải được bảo đảm bởi quy trình nghiêm ngặt từ
nhà sản xuất đến người sử dụng. Chất lượng vắc-xin được đánh giá qua hai
tiêu chuẩn quy định là an toàn và hiệu lực, bắt buộc cho mỗi vắc-xin muốn
đăng ký lưu hành ở bất kỳ quốc gia nào. Các quy định về an toàn được thể
hiện qua các dấu hiệu phản ứng toàn thân và tại chỗ như: sốt, sưng đau tại chỗ

14
tiêm, vã mồ hôi, dị ứng…và hầu hết các vắc-xin đều có phản ứng tại chỗ hoặc
toàn thân, từ nhẹ đến vừa và nặng, tùy theo từng loại vắc-xin.
Hiệu lực của vắc-xin được nhà sản xuất thực hiện qua nhiều nghiên cứu
và phải qua các khâu kiểm định chất lượng từ cơ sở đến cấp quốc gia, Quốc tế
một cách nghiêm ngặt. Để vắc-xin có hiệu lực như mong muốn, nhà sản xuất
phải thực hiện thử nghiệm lâm sàng qua nhiều giai đoạn với nhiều lịch tiêm
chủng cho các đối tượng khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau… và kéo dài
hàng chục năm mới có được lịch tiêm chủng ổn định.
Nhằm kiểm soát được chất lượng vắc-xin và đảm bảo chương trình
TCMR tiếp tục được toàn dân ủng hộ và tham gia nhằm giảm nhanh tỷ lệ mắc
các bệnh và tiến tới thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ
em, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, thực hiện các quy
định do Bộ y tế ban hành về quy trình tiêm chủng.
Trong thời gian qua tuyến y tế cơ sở đã áp dụng quy trình tiêm chủng
của Bộ Y tế, hầu như chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng gây tử vong
cho trẻ khi sau tiêm trong thời gian gần đây.
Để thực hiện an toàn tiêm chủng, qui trình phải theo một chiều từ khâu
tiếp nhận, khâu khám sàng lọc, bàn tiêm, chờ 30 phút sau tiêm. Trong đó
khám sàng lọc cho trẻ trước tiêm chủng cần áp dụng triệt để, Bác sĩ khám
sàng lọc chỉ định tiêm 01 buổi không quá 50 trẻ. Trước đây tiêm chủng thực
hiện chỉ một ngày theo lịch cố định, nhưng hiện nay lịch tiêm chủng xã, Thị
trấn phải thực hiện nhiều ngày, đôi khi kéo dài cả tuần “Tuần tiêm chủng”.
Ngoài ra còn tăng cường công tác giám sát quy trình tiêm chủng an toàn ở cả
Trung ương và địa phương. Giao trách nhiệm giám sát thường xuyên buổi
tiêm chủng an toàn cho ngành y tế các tỉnh, Thành phố bằng các văn bản quy
phạm pháp luật. Thường xuyên tập huấn cho nhân viên y tế tham gia công tác

15
tiêm chủng về các quy định an toàn tiêm chủng, bảo đảm cho nhân viên tham
gia tiêm chủng có đủ kỹ năng thực hành tiêm chủng an toàn. [18], [24] 1.3 Quy định cấp phát vắc-xin
Tại Trung tâm, Giám đốc quy định khoa Dược tổ chức bảo quản và cấp
phát vắc-xin cho khoa KSDB và các TYT đến nhận tại kho của khoa Dược
trên nguyên tắc phục vụ kịp thời và thuận tiện nhất cho việc phòng bệnh.
Bảng 1.2. Quy trình xuất kho của vắc-xin
STT
Nội dung
Cán bộ thực
hiện
1
Kiểm tra kế hoạch cấp phát vắc-xin
Chuyên trách
TCMR, cán bộ
quản lý vắc-xin
2
Viết phiếu xuất kho
Cán bộ quản lý
vắc-xin
3
Xác định tủ lạnh chứa vắc-xin cần cấp theo phiếu
xuất
Người cấp
4
Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh tại thời điểm cấp phát.
Ghi nhiệt độ vào phiếu xuất kho
Người cấp, nhận
vắc- xin
5
Lấy các loại vắc-xin và dung môi cần cấp theo
đúng loại, đúng số lượng, đúng lô ra khỏi tủ lạnh
Người cấp
6
Xếp vắc-xin, dung môi vào hòm lạnh/ phích vắc-
xin sau khi đã chuẩn bị nhiệt kế, bình tích lạnh/đá
lạnh vào đáy và xung quanh (theo quy trình đóng
gói vắc-xin vào phích vắc-xin)
Người nhận
7
Đối chiếu, giao/nhận từng loại vắc-xin theo phiếu
xuất. Lưu ý giao các loại vắc-xin nhạy cảm với
Người cấp,
người nhận

16
nhiệt độ cao trước, vắc-xin ít nhạy cảm với nhiệt độ
cao giao sau
8
Ký vào biên bản giao/ nhận hoá đơn xuất kho
Người nhận
9
Ghi chép: nơi nhận vắc-xin, dung môi, đơn vị sản
xuất, nước sản xuất, số liều/lọ, số lô, hạn dùng, số
lượng cấp phát, nhiệt độ, tình trạng chỉ thị nhiệt độ
vào mục xuất trong sổ quản lý vắc-xin tại cơ quan
Người cấp
10
Vận chuyển vắc-xin & dung môi sau khi nhận
Người nhận

Quy trình cấp phát vắc-xin tại khoa Dược của Trung tâm thường dựa
trên các biểu mẫu. Phiếu giao nhận phải có số thứ tự, số lượng vắc-xin theo dự
trù đã được duyệt của bộ phận tiêm chủng sau đó gửi dự trù cho trưởng khoa
Dược tại Trung tâm duyệt và cấp phát theo lịch tiêm chủng. Khi cấp phát yêu
cầu thủ kho phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo đúng quy chế.

Hình 1.1. Sơ đồ kiểm tra cấp phát vắc-xin
Khoa Dược chịu trách nhiệm về toàn bộ vắc-xin được cấp phát phải
đúng số lượng, tên vắc-xin, hàm lượng, số lô, hạn dùng…
3 Kiểm tra
3 Đối chiếu

 Phiếu giao nhận
 Chất lượng vắc-xin
 Nhãn vắc-xin
 Tên vắc- xin trong phiếu
giao nhận
 Nồng độ, hàm lượng,
nhiệt độ
 Số lượng vắc-xin giao

17
1.4 Vài nét về Trung Tâm Y tế Dự Phòng Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1.4.1 Quá trình thành lập

Tháng 10/1992 Trung Tâm y tế Dự Phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thành
lập (Quyết định số 654/QĐ-UBT ngày 16/10/1992) trên cơ sở đổi tên Trạm
Vệ sinh dịch tễ + Bệnh xã hội.

Hình 1.2. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trụ sở tọa lạc tại 58 Lê Hồng Phong, Thành phố Vũng Tàu.

Căn cứ quyết định 2468/1999/QĐ-BYT ngày 17/8/1999 quy định chức
năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm y tế Dự Phòng tỉnh ; căn cứ
quyết định số 09/2001/QĐ-BYT ngày 03/01/2001 quy định chức năng nhiệm
vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội của Bộ y tế ,
cuối năm 2003 đã tách và thành lập Trung Tâm Phòng chống bệnh xã hội từ
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tháng 12/2015 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh BR-VT ra quyết định số
2945/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu trên cơ sở Thông Tư số 51/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *