10089_Hứng thú nghề nghiệp của học viên trường Trung cấp Công nghệ Kỹ thuật Phước Lộc

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Phúc Hòa

HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP
CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT PHƯỚC LỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Phúc Hòa
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP
CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT PHƯỚC LỘC

Chuyên ngành:Tâm lí học
Mã số: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan công trình này do tôi thực hiện và chưa có ai nghiên
cứu. Các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố.
TP HCM ngày 01 tháng 10 năm 2018
ký tên

Bùi Phúc Hòa

LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian theo học lớp cao học chuyên ngành Tâm lí học khóa
27 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được học và
nhận được nhiều điều bổ ích cũng như sự tận tình chỉ dạy của Quí Thầy
Cô và các bạn cùng khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Thị Tứ, cô
đã hết lòng chỉ dẫn cho tôi để hoàn thành bài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu và Quí Thầy
Cô, các học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện đề tài.

TP HCM ngày 01 tháng 10 năm 2018

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………….. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
…….. 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp………………………… 7
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp trên thế giới … 7
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp ở Việt Nam …. 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ………………………………………………………….. 14
1.2.1. Hứng thú ……………………………………………………………………… 14
1.2.2. Nghề nghiệp …………………………………………………………………. 21
1.2.2.1. Khái niệm chung về nghề nghiệp
………………………………… 21
1.2.2.2. Phân loại nghề nghiệp ………………………………………………. 23
1.2.3. Hứng thú nghề nghiệp ……………………………………………………. 26
1.3. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp nghề ……………………………………………………….. 28
1.3.1. Đặc điểm tâm lí của học viên Trường Trung cấp nghề ………… 28
1.3.2. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp nghề …………………………………………………. 33
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp nghề ………………………………………………………… 39
Tiểu kết chương 1 …………………………………………………………………….. 42

Chương 2. THỰC TRẠNG HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC
VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ KĨ
THUẬT PHƯỚC LỘC
…………………………………………. 43
2.1. Đặc điểm Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc …….. 43
2.1.1. Bối cảnh địa phương
………………………………………………………. 43
2.1.2. Mục tiêu và các nghành đào tạo
……………………………………….. 46
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ……………………………………… 49
2.2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu
………………………………………………. 49
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………… 51
2.2.2.1. Mô tả công cụ đo lường
…………………………………………….. 51
2.2.2.2. Xử lí số liệu khảo sát ………………………………………………… 54
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp Kĩ thuật Công nghệ Phước Lộc ………………….. 55
2.3.1. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp về mặt nhận thức ……………… 55
2.3.1.1. Nhận thức tầm quan trọng của hứng thú nghề nghiệp …….. 55
2.3.1.2. Nhận thức về ý nghĩa và vai trò của hứng thú nghề nghiệp 63
2.3.1.3. Nhận thức về giá trị nghề nghiệp bạn chọn …………………… 64
2.3.2. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp về mặt thái độ ………………….. 67
2.3.3. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp về mặt hành vi …………………. 72
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp. ………………. 77
2.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp Kĩ thuật Công nghệ Phước Lộc ………………….. 82
2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp …………………………………………………. 82
2.4.1.1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………………. 82
2.4.1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………… 83
2.4.2. Một số biện pháp …………………………………………………………… 83
2.4.2.1. Tăng cường trang bị nhận thức của học viên về nghề
nghiệp
84
2.4.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phụ trách công tác
tư vấn hướng nghiệp ………………………………………………… 84

2.4.2.3. Thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp…………………………. 85
2.4.2.4. Tổ chức tham quan tại các cơ sở sản xuất …………………….. 85
2.4.2.5. Làm trắc nghiệm nghề nghiệp cho học viên
………………….. 86
2.4.3. Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
nhằm phát triển hứng thú nghề nghiệp cho học viên …………… 86
Tiểu kết chương 2 …………………………………………………………………….. 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
…………………………………………………… 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………… 96
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLĐTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội

ĐTB
: Điểm trung bình

ĐLC
: Độ lệch chuẩn

HTNN
: Hứng thú nghề nghiệp

PTTH
: Phổ thông trung học

SL

: Số lượng

T-Test
: Trị số kiểm nghiệm T

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ……………………………………………. 50
Bảng 2.2. Cách quy đổi điểm cho năm mức độ………………………………. 54
Bảng 2.3. Cách quy đổi điểm cho ba mức độ…………………………………. 54
Bảng 2.4. Nhận thức về tầm quan trọng của hứng thú nghề nghiệp …… 56
Bảng 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN giữa nam và nữ … 57
Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN theo khoa ………… 59
Bảng 2.7. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN theo học lực …….. 61
Bảng 2.8. ĐTB nhận thức về tầm quan trọng của HTNN…………………. 62
Bảng 2.9. Nhận thức về ý nghĩa và vai trò của hứng thú nghề nghiệp
… 63
Bảng 2.10. Nhận thức về giá trị nghề nghiệp bạn chọn
……………………. 65
Bảng 2.11. ĐTB nhận thức HTNN ………………………………………………. 67
Bảng 2.12. Biểu hiện HTNN về mặt thái độ ………………………………….. 68
Bảng 2.13. Mức độ yêu thích và hài lòng của học viên đối với nghề
nghiệp
……………………………………………………………………… 69
Bảng 2.14. Mức độ yêu thích nghề giữa các khoa ………………………….. 70
Bảng 2.15. So sánh mức độ yêu thích nghề theo giới tính ……………….. 71
Bảng 2.16. Mức độ yêu thích nghề theo học lực
…………………………….. 72
Bảng 2.17. Biểu hiện HTNN về mặt hành vi …………………………………. 73
Bảng 2.18. Kết quả chung về ĐTB HTNN ……………………………………. 75
Bảng 2.19. So sánh mức độ HTNN giữa các khoa
………………………….. 76
Bảng 2.20. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hứng thú nghề
nghiệp
……………………………………………………………………… 77
Bảng 2.21. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển
HTNN cho học viên……………………………………………..
87
Bảng 2.22. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển
HTNN cho học viên……………………………………………..
89

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hứng thú nghề nghiệp .. 56
Biểu đồ 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN giữa nam và nữ 58
Biểu đồ 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN theo khoa …….. 60
Biểu đồ 2.4. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN theo học lực …. 62
Biểu đồ 2.5. Mức độ yêu thích nghề giữa các khoa ………………………… 70
Biểu đồ 2.6. Mức độ yêu thích nghề theo giới tính …………………………. 71
Biểu đồ 2.7. Mức độ yêu thích nghề theo học lực
…………………………… 72
Biểu đồ 2.8. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nhằm
nâng cao HTNN cho học viên
……………………………………. 91

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nghề nghiệp là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Ai cũng mong ước mình có được một nghề ổn định, có thu nhập cao. Tuy nhiên
trong thực tế cuộc sống, có nhiều người thay đổi nghề liên tục, thậm chí rơi vào
tình trạng thất nghiệp.
Trong tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 điều 23 khẳng
định: Mọi người có quyền làm việc, tự do chọn lựa việc làm (Tuyên ngôn toàn
thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc, 2009). Hiến pháp nước
Việt Nam năm 2013 điều 35 khoản 1 cũng ghi nhận: Công dân có quyền làm
việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Văn phòng Quốc hội,
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, 2013). Nghề nghiệp
rất quan trọng với con người. Chọn đúng việc, đúng nghề sẽ giúp con người có
cuộc sống ổn định và chất lượng hơn. Thật khó tưởng tượng một người làm
công việc không ưa thích cả đời sẽ khốn khổ thế nào.
Nắm bắt được nguyện vọng nghề nghiệp của con người, Đảng và Nhà
nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi để các Trường, các Trung tâm Dạy nghề hoạt
động và đào tạo nghề nhằm đáp ứng một phần nào nhu cầu sinh sống của con
người, đặc biệt chú tâm đến mảng đào tạo nghề cho người nghèo. Ngày
27/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP “Về
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo”, trong đó có chính sách và dự án hỗ trợ dạy
nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập…. Theo Quyết định số 13/2007/QĐ-
BLĐTBXH ngày 14 tháng 5 năm 2007, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
quy định nhiệm vụ cho các Trung tâm Dạy nghề trong điều 6 là: Tổ chức đào
tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề
nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng
2

lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề
nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho
họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao
hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (Bộ lao động, 2007).
Trong việc đào tạo nghề, ngoài khía cạnh chuyên môn, người nghiên cứu
nghĩ rằng cũng cần giáo dục cho học viên sự hứng thú và tình yêu đối với nghề.
Hứng thú là một yếu tố trong xu hướng của nhân cách con người và có ý nghĩa
rất quan trọng. Hứng thú làm cho con người say mê, dễ dàng thành công và đạt
được mục đích của mình. Hứng thú kích thích sự sáng tạo cho con người, tăng
nghị lực vượt khó cho con người. Từ đó, con người yêu nghề và nỗ lực hơn
trong công việc của mình, hầu đạt được những hiệu quả cao nhất.
Hứng thú nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc.
Phạm Tất Dong trong sách Giúp bạn chọn nghề có phát biểu như sau:
“Hứng thú nghề nghiệp là động lực quan trọng để con người gắn bó với nghề. Hứng
thú nghề nghiệp là cơ sở tâm lí hình thành lòng yêu nghề. Trên đời này không có gì
đáng buồn đáng chán bằng khi người ta không thú vị làm những việc quanh năm suốt
tháng phải làm. Chỉ có hứng thú, công việc mới được nâng lên đỉnh cao sáng tạo.
Lòng yêu nghề thường bắt nguồn từ hứng thú với nghề đó. Nhiều khi gặp rất nhiều
khó khăn trở ngại trong lao động nghề nghiệp, nhưng hứng thú đã giúp con người vượt
qua” (Phạm Tất Dong, 1989).
Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc được thành lập vào
ngày 21 tháng 09 năm 2000 theo quyết định số 549/QĐ.UB. Hiện nay, Trường
Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc đào tạo năm ngành nghề với con số
học viên hơn 900. Đó là các nghề: điện công nghiệp, cắt gọt kim loại, công
nghệ ô tô, kế toán doanh nghiệp, quản gia. Học viên tại trường trung cấp nghề
này phần lớn là các em mất căn bản trong học tập, đã bỏ học và chưa có định
3

hướng rõ ràng trong cuộc sống. Bên cạnh những học viên chăm chỉ, đam mê
với việc học, có một bộ phận không nhỏ chán học, thậm chí bỏ học. Theo người
nghiên cứu, một trong những nguyên nhân chính là do hứng thú nghề nghiệp
của các học viên chưa cao. Vì thế, hứng thú là yếu tố rất quan trọng trong việc
lựa chọn nghề nghiệp và là yếu tố hàng đầu để xem xét sự phù hợp nghề của
con người. Từ trước tới nay đã có một vài đề tài nghiên cứu về hứng thú nghề
nghiệp nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện việc khảo sát về hứng thú nghề
nghiệp của các học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc.
Thiết nghĩ rằng việc khảo sát về hứng thú nghề nghiệp có ý nghĩa rất thiết thực
đối với Trường Trung cấp nghề này, trên cơ sở đó, nhà trường biết được mức
độ hứng thú nghề nghiệp của các học viên và có những biện pháp thích hợp
trong việc đào tạo nghề của mình.
Vì những lí do trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: Hứng thú
nghề nghiệp của học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng hứng thú nghề nghiệp của học viên Trường Trung cấp
Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm
phát triển hứng thú nghề nghiệp cho học viên.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Học viên trường trung cấp nghề.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc.

4. Giả thuyết nghiên cứu
4

Mức độ biểu hiện hứng thú nghề nghiệp của học viên Trường Trung cấp
Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc chưa cao.
Có sự khác biệt về HTNN giữa các khoa.
Trong các yếu tố tác động đến HTNN của học viên, yếu tố chủ quan ảnh
hưởng mạnh hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hứng thú, nghề nghiệp, hứng thú nghề
nghiệp, hứng thú nghề nghiệp của học viên Trường Trung cấp nghề.
5.2.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hứng thú nghề nghiệp của
học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc và tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của các học viên.
5.3.
Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần phát triển hứng thú nghề
nghiệp của học Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hứng thú của học viên dưới
góc độ hứng thú nghề nghiệp và tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm phát triển
hứng thú nghề nghiệp của học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật
Phước Lộc trên các bình diện: hiểu biết về nghề, thái độ đối với nghề đã chọn,
các hành động để chuẩn bị cho nghề đã chọn.
Khách thể nghiên cứu: Khảo sát tổng cộng 300 học viên trên 5 khoa (Khoa
điện công nghiệp, khoa cắt gọt kim loại, khoa công nghệ ô tô, khoa kế toán
doanh nghiệp, khoa quản gia), mỗi khoa sẽ được khảo sát từ 40 dến 70 học viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.
Phương pháp nghiên cứu lí luận
5

Sử dụng các phương pháp phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài
liệu, sách báo, tạp chí, các bài nghiên cứu có nội dung liên quan tới hứng thú
nghề nghiệp nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài.
7.2.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Người nghiên cứu soạn hai bảng hỏi: bảng hỏi thực trạng HTNN và bảng
hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp dựa trên cơ sở lí luận của
đề tài, khảo sát các học viên để tìm hiểu thực trạng hứng thú nghề nghiệp của
học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Người nghiên cứu phỏng vấn một số học viên để có thông tin cho vấn đề
nghiên cứu và hiểu sâu hơn về hứng thú nghề nghiệp của học viên.

7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
6

Người nghiên cứu sử dụng một số công thức thống kê toán học trong phần
mềm SPSS phiên bản 22.0 để xử lí kết quả khảo sát thực trạng hứng thú nghề
nghiệp của học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc.

7

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
1.1.
Tổng quan nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về hứng thú, hứng thú
học tập cũng như hứng thú nghề nghiệp.
– Herbart (1776 – 1841), nhà tâm lí học người Đức cho rằng hứng thú là
yếu tố quyết định kết quả học tập của người học.
– Ovide Decroly (1871 – 1932), nhà tâm lí học người Bỉ xây dựng học
thuyết về trung tâm hứng thú. Ông kết luận khả năng học tập của trẻ
phụ thuộc nhiều vào hứng thú.
– Năm 1931, E.K.Strong là nhà tâm lí học người Mỹ nhận định sự phát
triển của hứng thú thường gắn liền với sự phát triển lứa tuổi.
– Năm 1946, E.Clapade nghiên cứu tâm lí trẻ em và thực nghiệm sư
phạm. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt
động của con người.
– Năm 1955, A.P.Ackhadop nhận định tri thức học sinh có mối tương
quan với hứng thú học tập.
– Năm 1956, V.G.Ivanôv cho rằng: Giáo dục phát triển hứng thú học tập
cho học sinh phải được coi là nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy
học. Theo tác giả, hoạt động dạy học không chỉ có nhiệm vụ trang bị
cho học sinh những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, mà còn có
nhiệm vụ giáo dục phát triển hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp
thu tri thức.
8

– John Dewey (1859 – 1952), nhà Tâm lí – Giáo dục học người Mỹ nhận
định rằng hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất hóa ý tưởng
với một ý tưởng hoặc một vật cụ thể.
– Năm 1973, I.G.Sukina nghiên cứu hứng thú nhận thức trong khoa học
giáo dục, nêu lên nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung
tài liệu và hoạt động học của học sinh.
– Năm 1976, A.K.Marcova nghiên cứu về vai trò dạy học nêu vấn đề với
hứng thú học tập của học sinh: Dạy học nêu vấn đề là một trong những
biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
trong quá trình học tập.
– J.Piaget (1896-1983) cho rằng nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt
động thật sự, phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu cầu và hứng
thú cá nhân.
– John L.Holland (1959 – 1985), nhà tâm lí học nổi tiếng người Mỹ qua
nghiên cứu lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ông cho rằng, bất kì ai cũng
thuộc vào sáu nhóm sở thích nghề nghiệp đặc trưng như: nhóm thực tế,
nhóm nghiên cứu, nhóm nghệ thuật, nhóm xã hội, nhóm quản lí, nhóm
nghiệp vụ. Ngày nay, những người làm công tác giáo dục thường sử
dụng lí thuyết nghề nghiệp của ông để giúp học viên tìm hiểu hứng thú
nghề nghiệp của mình.
– Trong những năm 1970 – 1990 nhiều nhà nghiên cứu của Mỹ như:
G.Reynolds, J.Shister, A.Roee cho rằng điều kiện để con người thỏa
mãn nghề nghiệp là: tính độc lập, mối quan hệ tốt với cộng sự, sự công
bằng, tiền lương… còn có một điều kiện nữa đó là hứng thú với công
việc.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu đều công nhận sự ảnh hưởng của hứng thú
đối với quá trình học tập và học nghề. Hứng thú có vai trò quan trọng, đặc biệt
9

trong học nghề, tạo động lực đề các học viên hoàn thành được các mục tiêu đề
ra.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp ở Việt Nam
Tại Việt Nam, công tác hướng nghiệp trong những năm gần đây được nhà
trường và xã hội lưu tâm nhiều hơn. Chọn đúng nghề là một trong những vấn
đề được nhiều người quan tâm, nhất là các học viên trường dạy nghề, họ luôn
ưu tư không biết họ có chọn đúng nghề hay không.
Có rất nhiều tác giả đã tìm hiểu về hứng thú, người nghiên cứu chỉ nêu ra
một số nghiên cứu từ những năm 60 trở lại đây.
– Năm 1960, các tác giả Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân trong cuốn
tâm lí học giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội đã đề cập đến những
vấn đề chung về hứng thú.
– Nguyễn Khắc Viện cho rằng nói đến hứng thú tức là nói đến mục tiêu,
huy động sinh lực (thể chất và tâm lí) để cố gắng thực hiện. Hứng thú
gây chú ý và làm cho chủ thể cố gắng hành động” (Lương Duy Thiện,
2013).
– Năm 1970, Phan Huy Thụ tìm hiểu “Hiện trạng hứng thú học tập các
môn học của học sinh cấp II”. Trong đề tài này, ông tìm hiểu hứng thú
học tập đối với học sinh cấp II và phân tích những nguyên nhân ảnh
hưởng đến hứng thú học tập của các em. Từ đó, đề xuất các phương
pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
– Năm 1973, Phạm Tất Dong nghiên cứu “Một số đặc điểm hứng thú
nghề nghiệp của học sinh và nhiệm vụ hướng nghiệp”. Kết quả nghiên
cứu khẳng định sự khác biệt về hứng thú nghề nghiệp giữa nam và nữ,
hứng thú nghề nghiệp không thống nhất với xu hướng phát triển nghề
nghiệp của xã hội và công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông
không được thực hiện nên các em học sinh chịu nhiều thiệt thòi.
10

– Năm 1977, Phan Ngọc Huỳnh tìm hiểu “Hứng thú với môn văn của
học viên cấp II”. Trong đề tài, tác giả tìm hiểu về thực trạng hứng thú
học môn văn của học sinh. Cụ thể hơn tác giả tìm hiểu nguyên nhân nào
tạo cho học sinh hứng thú và không hứng thú đối với môn văn. Trên cơ
sở đó, đề ra các biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn văn cho học
sinh.
– Năm 1980, Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu
nguyên nhân gây hứng thú học tập môn Tâm lí học của sinh viên Khoa
Tự nhiên, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội I”. Tác giả đi sâu vào phân
tích nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên hứng thú học tập
môn Tâm lí học của sinh viên Khoa Tự nhiên, Trường Đại học Sư Phạm
Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú học
tập của sinh viên như: giáo dục động cơ học tập đúng đắn; giảng dạy
gắn liền với thực tiễn; đảm bảo về giáo trình; bồi dưỡng năng lực giảng
dạy cho giảng viên.
– Năm 1981, Nguyễn Thị Tuyết đã tìm hiểu về hứng thú với đề tài “Bước
đầu tìm hiều hứng thú học văn của học sinh lớp 10 và lớp 11 ở một số
trường phổ thông cấp III Thành Phố Hồ Chí Minh”. Từ kết quả nghiên
cứu của mình tác giả đề xuất một số biện pháp giúp học sinh có được
hứng thú học văn từ phía giáo viên như: phải có lòng yêu nghề, không
ngừng nâng cao chuyên môn, có phương pháp giảng dạy tối ưu nhất và
khuyến khích học viên tích cực tham gia các hoạt động văn hóa nghệ
thuật.
– Năm 1981, Phùng Minh Nguyệt nguyên cứu “Bước đầu tìm hiểu thực
trạng hứng thú đối với nghề sư phạm của giáo sinh Trường Cao đẳng
Sư phạm Nghĩa Bình”. Theo tác giả, hứng thú chỉ có thể được phát triển
trên cơ sở con người bắt tay vào hoạt động. Vì vậy, muốn nâng cao
hứng thú nghề nghiệp cho giáo sinh phải tổ chức các đợt thực tập nhằm
11

thâm nhập vào thực tiễn, thực hành công việc của mình (Phùng Minh
Nguyệt, 1981).
– Năm 1986, Hoàng Kim Thu nghiên cứu “Hình thành hứng thú nghề
nghiệp cho học sinh qua giảng dạy môn vật lí”. Kết quả nghiên cứu thực
nghiệm nói lên rằng hình thức học ngoại khóa có tác động lớn đến sự
hình thành hứng thú nghề nghiệp (Hoàng Kim Thu, 1986).
– Năm 1987, Nguyễn Khắc Mai nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu thực
trạng hứng thú đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường
xuyên tại trường của sinh viên Khoa Tâm lí Giáo dục”. Trong đề tài,
tác giả cho biết nguyên nhân gây ra hứng thú là do ý nghĩa của môn học,
trình độ của sinh viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên.
– Năm 1994, Hoàng Hồng Liên có đề tài “Bước đầu nghiên cứu những
con đường nâng cao hứng thú cho học viên phổ thông” tác giả kết luận:
dạy học trực quan là biện pháp tốt nhất để tác động đến hứng thú của
học viên.
– Năm 1999, Lê Thị Thu Hằng với đề tài “Thực trạng hứng thú học tâp
các môn lí luận của sinh viên trường đại học Thể dục thể thao I”. Trong
đó, phương pháp, năng lực chuyên môn của giảng viên, là yếu tố ảnh
hưởng lớn nhất đến hứng thú học tập của sinh viên”.
– Năm 2002, Đặng Quốc Thành nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lí
học quân sự của sinh viên các Trường Cao đẳng, Đại học Quân sự”. Từ
kết quả nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra một số biện pháp nâng
cao hứng thú học tập cho sinh viên như: nâng cao chuyên môn, cải tiến
phương pháp dạy học, đảm bảo về cơ sở vật chất.
– Năm 2004, Mai Văn Hải với đề tài nghiên cứu khoa học “Hứng thú của
sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với môn học
thể chất” cho thấy sinh viên chưa thấy hết được việc học thể chất có tác
dụng như thế nào trong cuộc sống.
12

– Năm 2005, Vương Thị Thu Hằng với đề tài “Tìm hiểu hứng thú nghiên
cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn”. Tác giả đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu
khoa học của sinh viên là do chủ quan của sinh viên. Tác giả đưa ra một
số kiến nghị như sau: nhà trường quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, hội nghị khoa học chuyên đề, câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu
khoa học, cung cấp nhiều tài liệu cho sinh viên.
– Năm 2005, Phan Thị Thơm trong nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Hứng
thú học tập môn Tâm lí học đại cương của sinh viên trường Đại học
Dân lập Đông Đô”. Tác giả khẳng định: phần lớn sinh viên đã nhận thức
vai trò sự cần thiết, tầm quan trọng của môn Tâm lí học đại cương đối
với hoạt động học tâp và công tác sau này của họ. Tuy nhiên, sự nhận
thức của sinh viên về vai trò, tác dụng của môn Tâm lí học đại cương
chưa sâu sắc và chưa toàn diện. Phần lớn sinh viên có biểu hiện thích
thú, chờ mong, hài lòng với việc học tập môn học này.
– Năm 2007, Mai Thị Thu Hằng nghiên cứu “hứng thú nghề điều dưỡng
của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”. Phần lớn sinh
viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định có mức độ hứng thú nghề
chưa cao. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan tạo nên nhưng nguyên nhân chủ quan cơ bản là do động cơ theo
học tại trường còn chưa đủ sức thúc đẩy sinh viên có thái độ tích cực
với nghề; còn nguyên nhân khách quan chủ yếu là phương pháp giảng
dạy của giáo viên còn chưa lôi cuốn mạnh sinh viên với nghề này (Mai
Thị Thu Hằng, 2007).
– Năm 2008, Nguyễn Hoàng Sơn nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp
phát triển hứng thú học nghề phổ thông cho học viên tại Trung tâm Kĩ
thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp”. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho
thấy rằng đa số học sinh không hứng thú học nghề phổ thông. Do đó,
13

việc tổ chức các biện pháp nâng cao hứng thú cho các em là việc hết
sức cần thiết. Tác giả, đề xuất hai biện pháp nhằm nâng cao hứng thú
học nghề phổ thông cho học sinh là: tổ chức hoạt động ngoại khóa và
thiết kế các bài dạy theo quan điểm tích hợp (Nguyễn Văn Sơn, 2008).
– Năm 2013, Vương Huy Thọ nghiên cứu “Dạy học nghề phổ thông tại
Trung tâm Kĩ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp theo hướng phát triển
hứng thú học tập cho học viên”. Kết quả nghiên cứu cho thấy học viên
không có hứng thú học nghề phổ thông, do một số nguyên nhân như:
nội dung học tập không có ý nghĩa với cuộc sống của các em, cơ sở vật
chất còn nhiều hạn chế, học viên ít có điều kiện thực hành. Trên cơ sở
này, tác giả đã đề ra một số biện pháp nâng cao hứng thú học nghề phổ
thông cho học viên đó là tác động vào nội dung dạy học, phương pháp
dạy học, cơ sở vật chất phục vụ dạy học (Vương Huy Thọ, 2013).
– Năm 2014, Trần Phi Hùng nghiên cứu “Hứng thú nghề nghiệp của học
sinh ở một số Trường Trung học Phổ thông tại huyện Bến Lức , tỉnh
Long An. Tác giả kết luận hứng thú nghề nghiệp của các em ở mức
trung bình (Trần Phi Hùng, 2014).
Tóm lại, ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú học
tập cũng như HTNN. Các công trình nghiên cứu hứng thú nói chung và hứng
thú nghề nghiệp nói riêng trên thế giới cũng như ở việt nam rất đa dạng. Các
nghiên cứu đều công nhận tầm quan trọng của hứng thú trong việc học tập cũng
như học nghề. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận ra mức độ hứng thú
học nghề của các em chưa cao do các em chưa nhận thức được sự cần thiết và
vai trò quan trọng của hứng thú.

14

1.2.
Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Hứng thú
* Khái niệm hứng thú
+ Quan điểm về hứng thú của một số nhà tâm lí học phương tây
– Theo I.Ph.Shecbac: “Hứng thú là một thuộc tính có sẵn, mang tính
bẩm sinh của con người” (Phan Thị Kim Ngân, 2013). Như vậy, hứng
thú thuộc về bản năng và có nguồn gốc sinh vật.
– E.K.Strong (1931) cho rằng hứng thú là do con người yêu thích một
vài loại hoạt động ( E.K.Strong, 1931).
+ Quan điểm về hứng thú của một số nhà tâm lí học Nga
Dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, các nhà tâm lí học Nga không
xem hứng thú là cái có sẵn, nhưng hứng thú là kết quả của sự phát triển của cá
nhân.
Khái niệm hứng thú được xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
– Theo A.N.Leonchiep, hứng thú là thái độ nhận thức đặc biệt với đối
tượng hoặc hiện tượng của thực tế khách quan (Phan Thị Kim Ngân,
2013).
– P.A.Rudich cho rằng hứng thú là biểu hiện xu hướng đặc biệt của cá
nhân nhằm nhận thức những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung
quanh (P.A.Rudich, 1986).
– A.G.Covaliop nhận định hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân vào
đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống (A.G.Covaliop ,
1971).
Tóm lại, đối với các nhà tâm lí học Nga, nói đến hứng thú là nói đến thái
độ đặc biệt của chủ thể hướng về đối tượng, được hình thành do kinh nghiệm
sống của con người.
15

+ Một số quan niệm về hứng thú của các nhà tâm lí học Việt Nam
– Theo từ điển tiếng việt, hứng thú là sự ham thích. Đối tượng gây được
sự hào hứng cho chủ thể (Minh Tân, Thanh Nghi và Xuân Lãm, 1999).
– Trong từ điển tâm lí, Nguyễn khắc Việt định nghĩa hứng thú (Interest)
là biểu hiện của một nhu cầu làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn nó, tạo
ra khoái cảm, thích thú. Nói đến hứng thú là nói đến mục tiêu, huy động
sinh lực để cố gắng thực hiện. Vì hứng thú, học viên sẽ theo một kỷ luật
tự nguyện (Nguyễn Khắc Viện, 1991).
– Phạm Minh Hạc cho rằng hứng thú là khái niệm liên quan đến nhu cầu
riêng của cá nhân, hoạt động, đam mê, hoài bão, khát khao, cung cấp
nguồn năng lượng cần thiết để cá nhân nỗ lực phấn đấu. Sự hấp dẫn của
đối tượng làm cuốn hút sự tập trung, có kiến thức, am tường về đối
tượng, khả năng thao tác đạt tới mức tự tin cao, đam mê, say mê theo
đuổi, làm cho cuộc đời cá nhân thêm hương vị phong phú (Phạm Minh
Hạc, 2013).
– Theo từ điển tâm lí của Vũ Dũng, “Hứng thú thể hiện nhu cầu nhận
thức nhằm đảm bảo cho nhân cách ý thức được mục đích hoạt động và
tạo điều kiện cho việc định hướng, làm quen với những sự việc mới,
cho việc phản ứng hiện thực một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Về mặt
chủ quan, hứng thú được thể hiện thông qua xúc cảm gắn với quá trình
nhận thức, qua sự chú ý của chủ thể đến đối tượng hứng thú. Việc thỏa
mãn hứng thú không dập tắt hứng thú mà tạo ra những hứng thú mới
đáp ứng mức độ cao hơn của hoạt động nhận thức” (Vũ Dũng, 2008).
– Theo Phạm Minh Hạc, Lê Khanh và Trần Trọng Thủy: khi ta có hứng
thú, ta ý thức hơn, và hiểu rõ ý nghĩa của nó với cuộc sống, tạo cho
chúng ta có tình cảm đặc biệt và bị nó hấp dẫn(Phan Thị Kim Ngân,
2013).

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *