BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VÕ TRUNG HIẾU
KHẢO SÁT
DANH MỤC THUỐC VÀ VACCINE ĐƯỢC
SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2017
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VÕ TRUNG HIẾU
KHẢO SÁT
DANH MỤC THUỐC VÀ VACCINE ĐƯỢC
SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGHÀNH:TCQLD
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng
Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/07/2016 đến ngày 18/11/2016
HÀ NỘI 2017
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập từ lớp đại học của Trường Đại học Dược Hà Nội đến nay
là lớp DSCKI tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy, Cô
và bạn bè của ngôi trường mến yêu. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi
đến TS Đỗ Xuân Thắng người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Quản
lý và Kinh tế Dược đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích và những kinh
nghiệm quý báu trong quá trình học tập để nâng cao trình độ kiến thức, nghiệp
vụ chuyên môn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, các phòng
ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện, dạy dỗ
và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị em tại khoa dược-
VTTBYT, các khoa phòng liên quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi về
thời gian, kinh nghiệm cũng như tài chính trong suốt quá trình học tập từ lớp
DSĐH và đến giờ là lớp CKI và đặc biệt là cung cấp các nguồn tài liệu quý báo
để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Trân trọng ! Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Học viên
Võ Trung Hiếu
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRA
NG
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
3
1.1
Tình hình sử dụng thuốc theo CTMTYTQG
3
1.1.1
Khái quát về chương trình mục tiêu y tế quốc gia
3
1.1.2
Khái quát về hoạt động sử dụng thuốc theo CTMTYTQG, viện
trợ tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015
10
1.2
Tình hình sử dụng vaccine theo chương trình TCMR và vaccine
dịch vụ tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm
2015
12
1.2.1
Vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng
12
1.2.2
Vaccine tiêm chủng dịch vụ
13
1.3
Một vài nét về Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8
15
1.3.1
Chức năng và nhiệm vụ
15
1.3.2
Sơ đồ tổ chức Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP. Hồ Chí
Minh
18
1.3.3
Cơ cấu nhân lực năm 2015
19
1.3.4
Giới thiệu sơ nét về Khoa Dược
-VTTBYT Trung Tâm Y Tế Dự
Phòng Quận 8, TP.HCM
20
1.4
Tính cấp thiết của đề tài
21
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
2.1
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
22
2.1.1
Đối tượng nghiên cứu
22
2.1.2
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
22
2.2
Phương pháp nghiên cứu
22
2.2.1
Thiết kế nghiên cứu
22
2.2.2
Biến số nghiên cứu
22
2.2.3
Phương pháp thu thập số liệu
24
2.2.4
Xử lý và phân tích số liệu
24
2.2.5
Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu
24
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
25
3.1
Kết quả sử dụng thuốc theo CTMTYTQG, Viện trợ tại Trung
Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015
25
3.1.1
Thuốc chương trình phòng chống Lao
26
3.1.2
Thuốc chương trình kế hoạch hóa gia đình
28
3.1.3
Thuốc chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần
29
3.1.4
Thuốc chương trình phòng chống sốt rét
31
3.1.5
Thuốc chương trình vitamin A
32
3.1.6
Thuốc chương trình ARV
32
3.1.7
Thuốc chương trình Methadone
34
3.1.8
Thuốc chương trình nhiễm trùng cơ hội
35
3.2
Kết quả sử dụng vaccine theo chương trình TCMR, vaccine tiêm
chủng dịch vụ tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM
năm 2015
36
3.2.1
Vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng
36
3.2.1.1 Cơ cấu danh mục vaccine cấp phát và sử dụng theo chương trình
36
TCMR
3.2.1.2 Hoạt động bảo quản vaccine TCMR tại kho dược
38
3.2.1.3 Hoạt động nhập-xuất vaccine TCMR
39
3.2.1.4 Hoạt động kiểm kê, báo cáo vaccine TCMR
40
3.2.2
Vaccine tiêm chủng dịch vụ
40
3.2.2.1 Hoạt động mua sắm vaccine dịch vụ
40
3.2.2.2 Cơ cấu danh mục cấp phát và sử dụng vaccine dịch vụ
41
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN
45
4.1
Sử dụng thuốc trong CTMTYTQG,viện trợ tại Trung Tâm Y Tế
Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015
45
4.2
Sử dụng vaccine trong chương trình TCMR, vaccine dịch vụ tại
Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015
49
4.2.1
Sử dụng vaccine trong chương trình TCMR
49
4.2.2
Sử dụng vaccine tiêm chủng dịch vụ
50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
53
1.
KẾT LUẬN
53
1.1.
Sử dụng thuốc theo CTMTYTQG, viện trợ tại Trung Tâm Y Tế
Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015
53
1.2.
Sử dụng Vaccine chương trình TCMR, vaccine tiêm chủng dịch
vụ tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015
55
2.
KIẾN NGHỊ
56
TÀI LỆU THAM KHẢO
58
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ARV
Antiretroviral
Thuốc kháng virus sao chép
ngược
BYT
Bộ Y tế
BGĐ
Ban giám đốc
BHYT
Bảo hiểm y tế
BVSKTT
Bảo vệ sức khỏe tâm thần
BSGĐ
Bác sĩ gia đình
BCSD
Báo cáo sử dụng
CTMTYTQG
Chương trình mục tiêu Y tế
Quốc gia
CBVC
Cán bộ viên chức
CSSKSS
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
DMTTT
Danh mục thuốc trung tâm
DMTSD
Danh mục thuốc sử dụng
ĐVT
Đơn vị tính
ĐH
Đại học
GTTTSD
Giá trị tiền thuốc sử dụng
HIV/AIDS
human immunodeficiency
virus infection / acquired
immunodeficiency
syndrome
Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người
HC
Hoạt chất
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
KSDB
Kiểm soát dịch bệnh
KD-VTTBYT
Khoa dược-Vật tư thiết bị y tế
STT
Số thứ tự
SD
Sử dụng
SYT
Sở y tế
SL
Số lượng
TPHCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
TTYTDP
Trung Tâm Y Tế Dự Phòng
TCMR
Tiêm chủng mở rộng
TYT
Trạm Y Tế
TDDL
Tác dụng dược lý
UBPC AIDS
Ủy Ban Phòng Chống AIDS
VN
Việt Nam
WHO
World Health
Organization
Tổ chức y tế thế giới
YHDP
Y học dự phòng
DANH MỤC BẢNG
Bảng
DANH MỤC
TRANG
1.1
Thuốc sốt rét theo nhóm người bệnh và chủng loại ký sinh
trùng sốt rét
6
1.2
Danh mục vaccine trong chương trình TCMR
13
1.3
Một số loại vaccine dịch vụ thường dùng trong các cơ sở y tế
dự phòng
14
1.4
Cơ cấu nhân lực tại TTYTDP Quận 8
19
1.5
Công tác đào tạo trong năm 2015
19
2.1
Các chỉ số, biến số nghiên cứu trong phân tích danh mục
thuốc chương trình MTYTQG, viện trợ sử dụng
22
3.1
Cơ cấu danh mục thuốc chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia
-Viện trợ theo nhóm tác dụng dược lý
25
3.2
Cơ cấu danh mục thuốc chương trình phòng chống Lao năm
2015
27
3.3
Cơ cấu danh mục Thuốc chương trình kế hoạch hóa gia đình
năm 2015
28
3.4
Cơ cấu danh mục Thuốc chương trình bảo vệ sức khỏe tâm
thần năm 2015
30
3.5
Cơ cấu danh mục thuốc chương trình phòng chống sốt rét
năm 2015
31
3.6
Cơ cấu danh mục thuốc chương trình vitamin A năm 2015
32
3.7
Cơ cấu danh mục thuốc chương trình ARV năm 2015
32
3.8
Cơ cấu danh mục Thuốc chương trình methadone năm 2015
34
3.9
Cơ cấu danh mục Thuốc chương trình nhiễm trùng cơ hội
năm 2015
35
3.10 Cơ cấu danh mục vaccine TCMR năm 2015
37
3.11 Cơ cấu danh mục vaccine dịch vụ năm 2015
41
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
HÌNH/
BIỂU
ĐỒ
DANH MỤC
TRANG
1.1
Sơ đồ tổ chức Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8-TP.
HCM
18
3.1
Quy trình nhập kho vaccine TCMR
39
3.2
Quy trình xuất kho vaccine TCMR
40
3.3
Quy trình mua sắm vaccine tiêm chủng dịch vụ
41
3.4
Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ % sử dụng Vaccine TCMR năm 2015
38
3.5
Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ % sử dụng Vaccine dịch vụ năm 2015
44
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và tại TP Hồ Chí
Minh nói riêng trong thời gian qua đời sống của người dân ngày càng được cải
thiện một cách đáng kể thu nhập được nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần
ngày càng cải thiện, vấn đề chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu là một đòi hỏi chính
đáng và thiết yếu của người dân. Trong những năm gần đây các mục tiêu chăm
sóc sức khỏe cho người dân được Đảng và nhà nước đặt lên hàng đầu, những
bệnh viện mới cả công và tư lần lượt được hình thành với các trang thiết bị hiện
đại và kỹ thuật cao được đưa vào vận hành song song đó vấn đề về thuốc men,
vaccine sinh phẩm là một phần không thể thiếu trong công tác chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe người dân.
Sự ra đời của vaccine là thành tựu vĩ đại của lịch sử y học mà các nhà
khoa học đã nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao trong
công tác phòng bệnh. Chính điều đó đã thúc đẩy nền y học thế giới ngày càng
phát triển mạnh, nhiều loại vaccine lần lượt được phát minh đã làm thay đổi hiệu
quả tình hình sức khỏe của con người.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân nói chung và
việc tiêm vaccine phòng một số bệnh truyền nhiễm nói riêng Bộ Y Tế giao trách
nhiệm cho Trung Tâm Y Tế Dự Phòng từ tuyến tỉnh đến các tuyến cơ sở phải
theo sát mục tiêu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là hướng đi đúng đắn cho việc
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các thế hệ mai sau.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị nhưng
Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Các hoạt động về truyền thông nhằm đẩy
lùi dịch bệnh, công tác tiêm chủng, khám chữa bệnh cho người dân luôn được
ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe của Quận 8 nhắc nhở và thường xuyên đôn đốc.
Các chỉ số về sức khỏe luôn được cải thiện khống chế được các loại dịch không
2
để xảy ra các loại lớn trên địa bàn của Quận, Cơ sở vật chất, thuốc men của các
Trạm Y tế phường trên địa bàn dần được đầu tư dàn trãi theo tiêu chí quốc gia
về y tế phường xã giai đoạn 2011-2020[1]. Các hoạt động truyền thông phổ biến
về các vấn đề sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh BHYT, đưa trẻ
đến các cơ sở y tế hoặc trường học để được thực hiện việc tiêm phòng luôn được
thực hiện thường xuyên, qua đó nhận thấy công tác dược tại đơn vị từ khâu
chuẩn bị thuốc men cho việc phòng và chữa bệnh đến việc sử dụng luôn được
đảm bảo an toàn, hợp lý.
Hiện nay, tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 chưa có nghiên cứu,
đánh giá nào cụ thể về tình hình sử dụng thuốc và vaccine, do đó để góp phần có
một cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động này tại đơn vị, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Khảo sát danh mục thuốc và vaccine được sử dụng tại Trung Tâm Y
Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015” với các mục tiêu sau :
1. Khảo sát thuốc sử dụng theo chương trình mục tiêu y tế quốc gia, viện
trợ tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015.
2. Khảo sát hoạt động sử dụng vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng
và vaccine dịch vụ tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015.
Từ đó đưa ra một số đề xuất góp phần sử dụng thuốc và vaccine tại Trung
Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 ngày càng hợp lý và an toàn hơn.
3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1.Tình hình sử dụng thuốc theo chương trình mục tiêu Y Tế Quốc Gia
1.1.1. Khái quát về chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
Chương trình TCMR:
Định nghĩa vaccine: Là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả
năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh[12].
Trong nhiều năm qua, với những nỗ lực không ngừng của ngành y tế công
tác y tế dự phòng đã đạt được nhiều tiến bộ về các tổ chức, hệ thống cũng như
các thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực, các chương trình tiêm chủng
phòng bệnh bằng các loại vaccine đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc,
từ đồng bằng đến vùng cao, hải đảo đã làm cho tỷ lệ các bệnh truyền truyền
nhiễm thường gặp giảm đáng kể vì được chủng ngừa đúng cách.
Sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất và ít
tốn kém nhất hiện nay có rất nhiều bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng
vaccine, tại Việt Nam sử dụng vaccine bằng hình thức tự nguyện và được nhà
nước chi trả thông qua chương trình TCMR.
Hàng năm Nhà nước cấp kinh phí đầy đủ để mua vaccine sử dụng cho trẻ
em và phụ nữ mang thai là đối tượng của Chương trình tiêm chủng mở rộng
Quốc gia. Các vaccine sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc
gia đã được triển khai trên toàn quốc cho hơn 1,5 triệu trẻ, thực tế qua triển khai
tiêm chủng mở rộng hơn 30 năm qua với hàng trăm triệu mũi tiêm đã minh
chứng tính an toàn của vaccine và hiệu quả phòng bệnh đã làm thay đổi cơ cấu
bệnh tật ở trẻ em Việt Nam[19].
Thời gian qua, các vaccine sản xuất trong nước sử dụng trong Chương
trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã góp phần bảo vệ trẻ hiệu quả khỏi các
bệnh truyền nhiễm.Việt Nam đã sản xuất được 10 loại vaccine sử dụng trong
Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia và đến nay, Chương trình tiêm
4
chủng mở rộng Quốc gia tại Việt Nam đã triển khai 12 loại vaccine phòng bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có 10 loại vaccine do Việt Nam sản xuất trong
nước. Đó là vắc xin phòng các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm
gan B, sởi, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn. Với các vaccine sản xuất trong
nước được sử dụng trong tiêm chủng mở rộng từ năm 1985 đến nay, Việt Nam
đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm
2005. Các bệnh truyền nhiễm khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
Quốc gia như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, sởi đã giảm từ hàng trăm đến
hàng nghìn lần so với thời kỳ trước khi triển khai tiêm chủng[19].
Chương trình sức khỏe tâm thần:
Cũng như chương trình TCMR năm 1998 Dự án Bảo vệ sức khỏe Tâm
thần cộng đồng (BVSKTT) được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia phòng
chống một số bệnh xã hội – bệnh dịch nguy hiểm HIV & AIDS, nay thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Từ khi đi vào hoạt động Dự án đã xây
dựng mô hình về quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại
cộng đồng, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau tuy có lúc vẫn thiếu hụt nguồn
kinh phí cho dự án tuy nhiên việc triển khai dự án chăm sóc cho người bị rối
loạn tâm thần được triển khai rộng khắp từ việc xây dựng mạng lưới, triển khai
mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khoẻ tâm thần với các nội dung chăm
sóc sức khoẻ khác của trạm y tế xã, phường.
Phát hiện, quản lý và điều trị người bệnh kịp thời để họ sớm trở về
sống hoà nhập với cộng đồng đó là mục tiêu thiêng liêng của dự án mà nhà nước
đề ra.
Qua 12 năm triển khai, đến nay mạng lưới chuyên khoa tâm thần phủ khắp
từ trung ương đến địa phương (63 tỉnh, thành), tỷ lệ người bệnh tâm thần được
quản lý, điều trị chiếm trên 70% [16]. Các hoạt động của dự án như: khám sàng
lọc phát hiện bệnh nhân mới, khám và cấp phát thuốc điều trị ngoại trú hàng
5
tháng cho bệnh nhân tâm thần tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa
đều kịp thời, giúp họ nhanh chóng ổn định, đỡ tốn kém về kinh tế khi điều trị
bệnh. Chuyên môn cán bộ y tế cơ sở qua dự án được tập huấn, đào tạo nâng cao
kiến thức tâm thần và tay nghề ngày một vững vàng.
Dự án BVSKTT cộng đồng đã thực sự có hiệu quả tích cực đi vào đời
sống của nhân dân, nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các cấp chính
quyền. Tỷ lệ người bệnh ổn định, sống hòa nhập với cộng đồng, không tái phát
đi viện tăng lên từng năm. Gia đình người bệnh giảm gánh nặng về kinh tế trong
điều trị và các hành vi gây rối của bệnh tâm thần[16] .
Chương trình phòng chống sốt rét :
Khái niệm: Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh
trùng Plasmodium ở người gây nên. Bệnh lây theo đường máu, chủ yếu là do
muỗi Anopheles truyền. Có 5 loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho
người: Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae,
Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi. Ở nước ta bệnh lưu hành chủ yếu
vùng rừng, đồi, núi, ven biển nước lợ, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng chủ yếu
vào mùa mưa[2].
Định nghĩa về cas bệnh:
Cas bệnh lâm sàng: Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng điển hình hoặc
sốt không điển hình mà không được xét nghiệm máu hoặc kết quả xét nghiệm
âm tính nhưng có 4 đặc điểm sau: Hiện đang sốt (trên 37,5°C) hoặc có sốt trong
3 ngày gần đây, không giải thích được nguyên nhân gây sốt khác, đang ở hoặc
qua lại vùng sốt rét trong vòng 9 tháng trở lại điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp
ứng tốt trong vòng 03 ngày[12].
Phác đồ điều trị bệnh sốt rét :
6
Bảng 1.1.Thuốc sốt rét theo nhóm người bệnh và chủng loại ký sinh trùng sốt
rét.
Nhóm
người
bệnh
Sốt rét lâm
sàng
Sốt rét
doP.falciparu
m
Sốt rét
doP.vivax/P.o
vale
Sốt rét
doP.malariae/
P.knowlesi
Sốt rét
nhiễm phối
hợp
cóP.falcipar
um
Dưới 3
tuổi
DHA-PPQ(1) DHA-PPQ(1)
Chloroquin
Chloroquin DHA-PPQ(1)
Từ 3
tuổi trởlên
DHA-PPQ(1)
DHA-
PPQ(1)+Primaq
uin
Chloroquin
+Primaquin
Chloroquin
DHA-
PPQ(1)+Prim
aquin
Phụ nữ có
thai trong
3 tháng
Quinin +
Clindamycin
Quinin +
Clindamycin
Chloroquin
Chloroquin
Quinin +
Clindamycin
Phụ nữ có
thai trên 3
tháng
DHA-PPQ(1) DHA-PPQ(1)
Chloroquin
Chloroquin DHA-PPQ(1)
Chú thích: (1) DHA(Dihydroartemisinin)-PPQ(Piperaquin phosphat): biệt
dược là CVArtecan, Arterakine[2].
Tại Việt Nam định kỳ hàng năm Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4
được tổ chức thực hiện tại các địa phương, triển khai các hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe và phát động biện pháp phòng chống sốt rét can thiệp.
Năm 2014 mặc dù kinh phí CTMTQG phòng chống sốt rét giảm 40% (từ
95 tỷ năm 2013 xuống còn 56 tỷ năm 2014), toàn quốc có 27.868 bệnh nhân sốt
7
rét giảm 21,29% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó có 15.752 ca có ký sinh
trùng giảm 8,03%, tử vong 6 trường hợp[17]. Mặc dù hiện nay công tác phòng
chống sốt rét tại nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể và đang chuyển
chiến lược từ phòng chống sốt rét sang chiến lược loại trừ sốt rét nhưng những
yếu tố nguy cơ đang còn tiềm ẩn, việc kháng thuốc của ký sinh trùng và kháng
hóa chất của muỗi đã đe dọa các thành quả trong thời gian gần đây nên bệnh sốt
rét có thể quay trở lại bất cứ lúc nào, bất kỳ ở đâu nếu chúng ta không cảnh giác,
mang tính chủ quan, lơ là, cắt giảm các nguồn lực, không đầu tư tiếp tục để xây
dựng các điều kiện bền vững nhằm duy trì thành quả lâu dài.
Với thông điệp “Đầu tư cho tương lai – Đánh bại sốt rét” là mục tiêu tiếp
thêm sinh lực cho hành động chống lại sốt rét, việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị
sớm đúng phác đồ, ngủ màn thường xuyên và triển khai đồng bộ các biện pháp
can thiệp tích cực để đánh bại sốt rét.Với phương châm: trách nhiệm phòng
chống sốt rét là trách nhiệm của mỗi người chúng ta và của toàn xã hội, để đánh
bại sốt rét thì chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa cho hôm nay và cho tương lai .
Chương trình Phòng chống Lao quốc gia:
Khái niệm về bệnh lao phổi : Lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn
lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ
phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và
là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Chẩn đoán lao phổi:
Lâm sàng:
– Toàn thân: Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân.
– Cơ năng: Ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở.
– Thực thể: Nghe phổi có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ,….).
Cận lâm sàng:
8
– Soi đờm trực tiếp tìm AFB: Tất cả những người có triệu chứng nghi lao phải
được xét nghiệm đờm ít nhất 2 mẫu, tốt nhất là 3 mẫu: 1 mẫu tại chỗ khi đến
khám, 1 mẫu buổi sáng sớm sau ngủ dậy và mẫu thứ 3 lấy tại chỗ khi đem mẫu
đờm buổi sáng đến phòng xét nghiệm.
– Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao: Nuôi cấy trong môi trường đặc cho kết quả sau 6-8
tuần. Nuôi cấy trong môi trường lỏng (MGIT, BATEC) cho kết quả khoảng 10
ngày.
– Xquang phổi chuẩn: Hình ảnh trên phim Xquang gợi ý lao phổi tiến triển là
thâm nhiễm, nốt, xơ hang, có thể co kéo ở 1/2 trên của phế trường, có thể 1 bên
hoặc 2 bên. Ở người có HIV, hình ảnh Xquang phổi ít thấy hình hang, tổn
thương khoảng kẽ nhiều hơn và có thể ở vùng thấp của phổi[3] .
Việt Nam bắt đầu triển khai các hoạt động chống lao từ năm 1957 với
việc thành lập Viện Chống Lao Trung ương (nay là Bệnh viện Phổi Trung ương).
Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1986. Chiến
lược về điều trị có kiểm soát trực tiếp được áp dụng từ năm 1992.Việt Nam xếp
thứ 12 trong số 22 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Tổ chức Y
tế Thế giới ước tính Việt Nam có khoảng 180.000 ca bệnh lao mỗi năm
(199/100.000 dân).Việt Nam cũng nằm trong nhóm 27 quốc gia có gánh nặng
bệnh lao kháng đa thuốc (MDR-TB) cao chiếm khoảng 85% số ca bệnh lao
kháng thuốc ước tính trên toàn cầu (3.500 ca lao kháng đa thuốc/năm)[20].
Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Từ những năm đầu của thế kỷ 21 công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại
VN bao gồm công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình
đã và đang từng bước thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam cũng đã
có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao tiếp cận sức khỏe sinh sản cho tất cả mọi
người bao gồm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình,
tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, xây dựng các chương
9
trình, chính sách và pháp luật về sức khỏe sinh sản và quyền, cũng như cung cấp
các dịch vụ có chất lượng tới người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn thương.
Độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, bao
gồm cả các dịch vụ lồng ghép trong kế hoạch hóa gia đình đã được mở rộng.
Chất lượng dịch vụ bao gồm cả dịch vụ về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh
đã được cải thiện rõ rệt.
Chủ động phối hợp với các nhà cung cấp viễn thông tư nhân để chủ động
cung cấp thông tin cho thanh thiếu niên và thanh niên chưa lập gia đình, cải thiện
sự hợp tác giữa các cơ sở công và tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ thân
thiện và các biện pháp phòng tránh thai, xây dựng các chính sách riêng cho sức
khỏe tình dục/sức khỏe sinh sản và tăng cường cơ chế hợp tác đa ngành trên lĩnh
vực sức khỏe tình dục/sức khỏe sinh sản của thanh niên, đẩy mạnh sự tham gia
của thanh thiếu niên trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các dịch vụ về
sức khỏe tình dục/sức khỏe sinh sản và các can thiệp.
Xây dựng chiến lược toàn diện quốc gia và các chính sách về phòng,
chống và kiểm soát bệnh ung thư sinh sản, tăng cường hệ thống y tế, cải thiện
các mối liên kết và lồng ghép vấn đề HIV với sức khỏe tình dục/sức khỏe sinh
sản và kế hoạch hóa gia đình trong các chính sách, các chương trình và các dịch
vụ ở tất cả các cấp, hoàn thiện các chính sách và biện pháp can thiệp cho thích
hợp về mặt văn hóa, đảm bảo cung cấp dịch vụ sức khỏe tình dục/sức khỏe sinh
sản và kế hoạch hóa gia đình có chất lượng, mang lại sự tin tưởng, hài lòng cho
người dân.
Chương trình Vitamin A:
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức
phận trong cơ thể như vai trò tăng trưởng, chức năng thị giác, bảo vệ biểu mô,
miễn dịch cơ thể….
Những nguy cơ khi thiếu vitamin A
10
Làm trẻ em chậm lớn, nhất là ở những trẻ nhỏ.
Giảm sức đề kháng cơ thể đối với bệnh tật, trẻ dễ bị nhiễm trùng nhiễm
khuẩn nặng, đặc biệt là các nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa và
sởi. Nhiễm trùng vitamin A là một vòng luẩn quẩn bệnh lý dẫn tới nguy cơ tử
vong cao.
Ở mức độ thiếu vitamin A nặng sẽ gây nên các tổn thương ở mắt, gọi là
bệnh “Khô mắt”, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả mù vĩnh
viễn.
Đối tượng và liều uống: (loại viên nang vitamin A 200.000 đơn vị quốc tế)
Uống theo đợt chiến dịch, mỗi năm hai đợt cho trẻ 6-36 tháng tuổi:
Từ 6-12 tháng tuổi: uống nửa viên/6 tháng uống một lần
Từ 13-36 tháng tuổi: uống 1 viên/6 tháng uống một lần
Uống thường xuyên không theo chiến dịch và chỉ uống một lần:
+ Bà mẹ sau khi sinh con: uống 1 viên
+ Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A (Sởi, tiêu chảy
kéo dài, viêm hô hấp cấp, suy dinh dưỡng nặng): Dưới 1 tuổi uống nửa viên.
Trên 1 tuổi uống 1 viên.
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ cho uống 50.000 đơn vị (khoảng 2
giọt).
1.1.2. Khái quát về hoạt động sử dụng thuốc theo chương trình mục tiêu y tế
quốc gia, viện trợ năm 2015 tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8
TP.HCM năm 2015.
Chương trình Phòng chống Lao quốc gia:
Hàng quý khoa dược kết hợp cùng khoa Lao tiến hành lĩnh thuốc theo
bảng phân phối của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch hoặc lĩnh đột xuất khi có yêu
cầu, sau đó bộ phận dược tiến hành phân chia về các Trạm y tế phường và giữ lại
phần nhiều để khám chữa bệnh tại khoa Lao.
11
Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản (Hay Kế hoạch hóa gia đình):
Được phân phối bởi Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản của
TP.HCM hàng quý Khoa dược-VTTBYT tiến hành dự trù rồi sau đó lĩnh về sau
đó phân chia cho khoa CSSKSS và 16 Trạm y tế phường.
Chương trình sức khỏe Tâm thần:
Được cấp phát bởi bệnh viện Tâm Thần TP.HCM và được khoa dược
trung tâm lĩnh theo dự trù của đơn vị thường vào ngày 5-10 tây hàng tháng việc
bảo quản và cấp phát theo đúng quy định theo thông tư 19/2014[4], Sau khi lĩnh
về được kiểm nhập dưới sự chứng kiến của hội đồng kiểm nhập thuốc tại đơn vị
sau đó tiến hành phân chia cho 16 TYT phường và giữ lại một phần để điều trị
cho các bệnh nhân tuyến quận.
Chương trình phòng chống sốt rét :
Được cấp phát bởi Trung tâm phòng chống Sốt rét – Ký sinh trùng – côn
trùng TP. HCM theo phân bổ từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho 24
Quận, huyện sau đó Khoa dược-vttbyt tiến hành lĩnh về phân phối cho bệnh
viện Quận 8, phòng khám đa khoa Xóm Củi, phòng khám đa khoa Rạch Cát và
16 Trạm y tế phường.
Chương trình Vitamin A:
Được lĩnh tại Trung tâm Dinh Dưỡng TPHCM theo phân bổ dựa trên số
trẻ quản lý tại địa phương, khoa tiến hành lĩnh về sau đó cấp phát cho khoa Sức
khỏe trẻ em rồi thực hiện chiến dịch cho uống vitamin A ở 16 phường trong
toàn quận 8, hoạt động này được diễn ra 6 tháng một lần.
Chương trình ARV:
Được phân phối bởi Uỷ Ban PC AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh thông
qua các công ty dược phẩm giao đến tận khoa Tham Vấn và Hỗ Trợ Cộng Đồng
rồi từ đây có một bộ phận dược tiếp nhận theo đúng quy trình và tiến hành phân
chia một phần lớn giữ lại tại khoa để điều trị cho bệnh nhân và một phần phân
12
phát về các Trạm y tế phường để cho các bệnh nhân đến lĩnh. Chương trình này
cũng dành một phần kinh phí để tiến hành mua sữa để cấp cho các bà mẹ mang
thai bị nhiễm ARV và những bé được sinh ra bởi những bệnh nhân này cho đến
khi bé được 3 tuổi, hoạt động cấp phát sữa này thực hiện bởi khoa dược tại trung
tâm.
Chương trình thuốc methadone:
Được cấp phát bởi UBPC AIDS căn cứ theo báo cáo và dự trù của đơn vị.
Đối với thuốc này thì từ khâu bảo quản đến việc cấp phát cho bệnh nhân phải
được theo dõi thật chặt chẽ dưới sự giám sát của các thiết bị ghi hình vì đây là
thuốc có tính chất gây nghiện do đó việc quản lý và sử dụng phải tuân theo
thông tư 19/2014/TT-BYT về Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng
tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc[4] và thông tư 14/2015/TT-BYT về quản
lý thuốc Methadone[5]. Hàng ngày các bệnh nhân đến cơ sở điều trị để uống
trực tiếp dưới sự giám sát của các nhân viên y tế.
Chương trình thuốc nhiễm trùng cơ hội:
Được sự tài trợ bởi dự án của các tổ chức phi chính phủ được phân phối
bởi UBPC Aids và được giao đến tận khoa tham vấn và hỗ trợ cộng đồng của
quận sau đó bộ phận dược tại đây cấp phát theo toa đúng quy định theo quyết
định 04/2008/QĐ-BYT[6] và năm 2016 thực hiện theo thông tư 05/2016 của Bộ
Y Tế[7].
1.2. Tình hình sử dụng vaccine theo chương trình tiêm chủng mở rộng và
vaccine dịch vụ tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận 8 TP.HCM năm 2015.
1.2.1. Vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng:
Được lĩnh tại TTYTDP TP. Hồ Chí Minh hàng tháng và đột xuất khi có
yêu cầu việc đi lĩnh được giao cho 2 thành viên tại khoa dược và khoa KSDB
đảm nhận công tác lĩnh vaccine được thực hiện nghiêm ngặt theo kế hoạch vận
13
chuyển vaccine hàng năm được đề ra tại đơn vị và tuyệt đối tuân theo thông tư
12/2014/TT-BYT về hướng dẫn quản lý sử dụng vaccine trong tiêm chủng[8].
Các loại vaccine TCMR thực hiện tại đơn vị.
Bảng 1.2. Danh mục vaccine trong chương trình TCMR.
STT
Tên
Vaccine
Chỉ định/Phòng bệnh
Liều lượng
1
Viêm gan B
Phòng virus viêm gan B
0,5ml
2
BCG
Phòng bệnh Lao
0,1ml
3
DTC
Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván
0,5ml
4
Sabin(OPV)
Phòng bại liệt
Giọt
5
Sởi
Phòng bệnh sởi
0,5ml
6
VAT
Phòng bệnh uốn ván
0,5ml
7
VNNB B
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Trẻ 1-3 tuổi: 0,5ml
Trẻ ˃ 3 tuổi : 1ml
8
Quinvaxem
Bạch hầu/Ho gà/Uốn ván/Viêm
gan B/viêm não do hib
0,5ml
9
Sởi-Rubella
Phòng Sởi-Rubella
0,5ml
1.2.2. Vaccine tiêm chủng dịch vụ:
Vaccine dịch vụ được mua theo nhu cầu sử dụng tại đơn vị, hàng năm hội
đồng thuốc và điều trị đơn vị tiến hành họp và thống nhất danh mục vaccine sử
dụng trong năm do khoa dược đề xuất sau đó tiến hành trình SYT TP.HCM phê
duyệt rồi tiến hành mua theo đúng các quy định hiện hành[11],[13],[14].
Nhận định từ các năm 2014 trở về sau tình hình mua vaccine dịch vụ để sử
dụng luôn thiếu và yếu. Có lẽ đây cũng là tình hình chung tại các đơn vị có tiêm
chủng vaccine dịch vụ vì các nhà sản xuất nước ngoài không sản xuất hoặc các
nhà phân phối không nhập về được vì nhiều lý do khác nhau có thể kể đến như
14
các nhà nhập khẩu tại VN không ước lượng được tình hình dịch bệnh hoặc ở các
quốc gia khác thì một số loại vaccine dịch vụ đã được chính phủ đưa vào sử
dụng như một loại vaccine TCMR do đó các nhà sản xuất ưu tiên phân phối cho
các quốc gia trên do đó tình hình thiếu hụt vaccine dịch vụ tại VN luôn diễn ra
nghiêm trọng.
Mặc khác do tâm lý của các bậc phụ huynh khi có xảy ra dịch thì họ mới
mang con đi tiêm phòng do đó xảy ra tình trạng thiếu hụt vaccine nghiêm trọng
hay có thể kể đến là khi có xảy ra một vài cas tai biến được đăng trên báo đài
mà chưa rõ nguyên nhân thì lập tức họ quay lưng lại ngay và cho rằng vaccine
TCMR tại VN là vaccine không an toàn với tâm lý “của cho là của rẻ” do đó
gây nên tình trạng quá tải cho vaccine dịch vụ.
Mặc khác chúng ta phải nhìn nhận lại rằng công tác truyền thông còn bộc
lộ nhiều yếu kém, hạn chế không chủ động trong công tác tuyên truyền rộng rãi
và thường xuyên.
Hơn thế nữa khi xảy ra một sự cố đáng tiếc nào đó trong công tác tiêm
chủng mà chưa được xác nhận nguyên nhân thì các thông tin truyền thông báo
chí luôn đưa các tin như là một tin nóng thời sự mang tính quốc gia lên các mặt
báo giấy và các loại thông tin truyền thông hiện đại hiện có gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến công tác tiêm chủng nói riêng và ngành y tế VN nói chung.
Một số loại vaccine dịch vụ thường dùng trong các cơ sở y tế dự phòng.
Bảng 1.3. Một số loại vaccine dịch vụ thường dùng trong các cơ sở y tế
dự phòng.
STT
Tên Vaccine
Chỉ định
1
Verorab 0,5ml
Ngừa bệnh Dại
2
Varivax 0,5ml
Ngừa Thủy đậu
3
Engerix B 0.5ml
Ngừa viêm gan B cho trẻ em